MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Phần I 2
Cơ sở lý luận chung về Marketing và vai trò của nó đối với các doanh 2
nghiệp sản xuất-kinh doanh.
1.Marketing ở một công ty sản xuất kinh doanh 2
2.Mục tiêu của chiến lược Marketing 6
3.Phân tích môi trường Marketing của công ty 7
4.Những công cụ chủ yếu của Marketing-mix 12
Phần II 20
Giới thiệu và đánh giá hiệu quả hoạt động sản-xuất kinh doanh ở xí 20
nghiệp Vật liệu cách điện HP
1.Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp Vật liệu cách điện HP 20
2.Đánh giá hiệu quả sản xuất-kinh doanh của xí nghiệp Vật liệu cách điện HP 30
3.Phân tích hiệu quả kinh doanh 44
4.Đánh giá tổng hợp về tình hình hoạt động marketing của xí nghiệp trong 53
thời gian qua
Nhận xét chung 56
Phần III 57
Các biện pháp nhằm nâng cao công tác quản trị marketing ở xí nghiệp 57
Vật liệu cách điện HP
1.Tổ chức marketing của xí nghiệp đối với các mặt hàng sản xuất-kinh doanh 57
2. Công việc nghiên cứu thị trường 58
3. Hoạch định chiến lược marketing đối với sản phẩm VLCĐ ở xí nghiệp 60
VLCĐ HP
4. Các chính sách marketing-mix 63
5. Tổ chức thực hiện chiến lược chung và các chính sách bộ phận 65
6. Kiến nghị với nhà nước 66
Kết luận 67
Tài liệu tham khảo 69
70 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1603 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động Marketing ở Xí nghiệp Vật liệu cách điện Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước, sản phẩm cáp bọc có khối lượng sản xuất lớn nhất, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị sản lượng của phân xưởng. Sang năm 1997, sản phẩm cáp bọc cách điện không đáp ứng được nhu cầu thị trường vì công nghệ lạc hậu. Do đó từ năm 1997 phân xưởng này chủ yếu sản xuất sào cách điện với quy trình công nghệ sản xuất đơn giản.
Quy trình công nghệ sản xuất sào cách điện:
Gia công giắc co
Nấu nhựa
CắT GIấY
QUéT nhựa VàO GIấY
qUấN ốNG
tẩM SấY
Lắp ráp
Nhập kho
Đóng gói
Thí nghiệm điện
- Nguyên liệu chính: Nhựa Bakêtít, giấy cách điện, sắt thép làm rắc co.
- Nguyên vật liệu phụ: Chủ yếu là cồn.
* Phân xưởng phụ: là phân xưởng cơ điện có nhiệm vụ về mặt kỹ thuật cho 2 phân xưởng chính. Có trách nhiệm duy trì, bảo dưỡng sửa chữa trang thiết bị phục vụ sản xuất.
Chế tạo mới các loại khuôn mẫu khi có đơn đặt hàng sản phẩm mới, chế tạo rắc co sào lắp cho sào cách điện. Đồng thời lo điện nước cho toàn xí nghiệp để các đơn vị hoạt động ổn định.
Ngoài ra xí nghiệp thành lập 1 tổ chức sản xuất trực thuộc phòng kỹ thuật công nghệ an toàn. Tổ này đảm nhiệm việc sản xuất các sản phẩm mới, sản xuất những sản phẩm đơn chiếc, số lượng ít, thử nghiệm các sáng kiến đề tài công nghệ mới. Khi đã đạt yêu cầu về mọi mặt và cần sản xuất ở quy mô lớn hơn sẽ được chuyển sang cho 2 phân xưởng chính trên.
1.2.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của xí nghiệp.
Bộ máy tổ chức và quản lý kinh doanh của xí nghiệp dựa trên mô hình trực tuyến chức năng.
Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của xí nghiệp
Giám đốc
PGĐ kỹ thuật
PGĐ kinh doanh
Trưởng Phòng HC
TRưởng phòng kt
Trưởng phòng KT-TC
Phòng KT-KH
quản đốc PX cơ điện
Quản đốc PX Cao su
Quản đốc PX SƠN nhựa
Chi nhánh VP đại diện tại HN, ĐN, Tp HCM
các cửa hàng đại lý
Ú
: Trực tuyến
: Chức năng
Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận:
- Giám đốc xí nghiệp: Là người lãnh đạo cao nhất của xí nghiệp có nhiệm vụ chủ yếu:
+ Chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty và Nhà nước về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
+ Tổ chức bộ máy quản lý, lựa chọn CBCNV dưới quyền theo đúng chính sách pháp luật của Nhà nước.
+ Xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh của xí nghiệp và triển khai thực hiện các phương án đó.
+ Chịu trách nhiệm về côn việc, đời sống vật chất tinh thần và mọi quyền lợi hợp pháp của CBCNV trong xí nghiệp.
- Phó giám đốc kinh doanh: Là người có trách nhiệm sau giám đốc về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, trực tiếp điều hành phòng kinh tế kế hoạch. Phó giám đốc có trách nhiệm tham mưu và giúp giám đốc điều hành các công việc theo sự phân công của giám đốc.
- Phó giám đốc kỹ thuật: Phụ trách kỹ thuật công nghệ của xí nghiệp.
- Phòng kinh tế kế hoạch: có nhiệm vụ.
+ Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
+ Điều độ sản xuất
+ Quản lý hàng hoá, vật tư của xí nghiệp
+ Cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất
+ Tiêu thụ sản phẩm.
- Phòng tổ chức hành chính có chức năng:
+ Quản lý nhân sự toàn xí nghiệp
+ Thực hiện các chính sách xã hội.
+ Công tác đào tạo, thi đua, khen thưởng
+ Công tác hành chính, đời sống CBCNV
- Phòng kỹ thuật công nghệ - An toàn có nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu, xây dựng quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
+ Thiết kế, chế tạo các sản phẩm mới.
+ Kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng
+ Theo dõi sáng kiến, kiểm tra an toàn lao động cho con người và thiết bị.
- Phòng kế toán - Tài chính:
+ Quản lý tài sản , vật tư, tiền vốn của xí nghiệp.
+ Lập kế hoạch tài chính hàng tháng, hàng kỳ theo kế hoạch sản xuất.
+ Tính toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, lập báo cáo tài chính kịp thời, chính xác theo quy định của Nhà nước.
* Ưu điểm:
Từng nhân viên được gắn bó vào những hoạt động chuyên biệt. từ đó cho phép họ tích luỹ được kinh nghiệm phát huy năng lực sở trường để thực hiện công việc có hiệu quả cao. Các máy móc thiết bị chuyên dùng được sử dụng hết công suất đảm bảo tiết kiệm trong mua sắm sử dụng thiết bị và bố trí lao động.
Nhà quản trị trực tiếp thu nhận thông tin từ các phòng ban, các đơn vị để kịp thời xử lý. Vì vậy nhiệm vụ của nhà quản trị là hết sức nặng nề đòi hỏi phải tính toán bao quát, tính phối hợp rất cao giữa các bộ phận kể cả trong bộ phận lãnh đạo.
1.3. Một số kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp:
Trong các năm qua, thị trường các sản phẩm truyền thống của Xí nghiệp có rất nhiều biến động không thuận lợi, các mặt hàng cách điện như găng, sào,ủng ... chịu sự cạnh tranh không lành mạnh từ các kênh nhập ngoại phi mậu dịch. Một số khách hàng lớn (như Công ty điện lực I) vẫn mua sản phẩm truyền thống này của xí nghiệp đã chuyển sang ký hợp đồng cung ứng dài hạn với các công ty TNHH nhập hàng Đài Loan, Trung Quốc về bán .
Mặt hàng bảo vệ công tơ composite từ chỗ tiêu thụ mạnh các năm trước đã chậm lại do có nhiều đơn vị khác tham gia cạnh tranh và công ty điện lực I đã chỉ đạo các điện lực trực thuộc mua hàng tập chung từ các hợp đồng của công ty.
Trong tình hình đó, xí nghiệp đã phải tập chung phát triển thị trường, đẩy mạnh việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm BHLĐ trong và ngoài ngành điện một mặt kiên trì giữ vững mối quan hệ bạn hàng trong các công ty điện để SXKD các loại hộp COMPOSITE và các sản phẩm truyền thống, đồng thời tăng cường quản lý sản xuất, chú trọng cải tiến kỹ thuật và nâng cao chất lượng sản phẩm
Phần thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, nhiều năm qua xí nghiệp đã liên tục hoàn thành và vượt chỉ tiêu nhà nước giao cho với kết quả năm sau cao hơn năm trước từ 15- 20%.Thông qua bảng kết quả SXKD (1999- 2000) dưới đây sẽ phản ánh cụ thể những thành tích của xí nghiệp
Qua bảng tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh năm 1999 - 2000 xí nghiệp ta thấy chỉ tiêu doanh thu sản xuất kinh doanh chính không ngừng tăng lên .
Tổng doanh thu sản xuất kinh doanh chính năm 1999: 5.323.789.903 tỷ đồng, đến năm 2000 đạt 5.435.066.737 tỷ đồng đạt 102% so với năm1999
Giá thành năm 2000 tăng 106% so với năm 1999 và chi phí kinh doanh năm 2000 tăng 103%so với năm 1999. Có sự tăng giá thành và chi phí này là một số vật tư nguyên liệu và dịch vụ đã tăng giá làm tác động mạnh đến chi phí sản xuất các sản phẩm , do chế độ tiền lương của nhà nước tăng tối thiểu từ 144.000đ lên 180.000đ cũng làm ảnh hưởng lớn tới đến việc tăng giá thành
Tuy nhiên, xí nghiệp đã tính toán lại giá thành, giá bán, có biện pháp quản lý chặt chẽ và tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất nên năm 2000 doanh thu của xí nghiệp đạt 8.741.499.903đ, có lãi 59.905.946đ.
Với những thành công trong SXKD, nghiên cứu chế tạo nhiều sản phẩm mới kỹ thuật cao thay thế được các sản phẩm ngoại nhập... Xí nghiệp đã được Chính phủ tặng thưởng 2 huân chương Lao động hạng 3. Đồng chí Phạm Trọng Hiệp nguyên Giám đốc xí nghiệp (1988-2000) được phong tặng Anh hùng lao động. Các sản phẩm xí nghiệp được nhiều giải thưởng, huychương vàng, bạc tại các Hội chợ Thương mại, Công nghiệp...Việt Nam hàng năm.
2. Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp Vật liệu cách điện HP
Nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng cạnh tranh mới có thể đứng vững và tồn tại được, có thể nói không có cạnh tranh thì không có hoạt động tích cực của thị trường. Thông qua cạnh tranh buộc nhà doanh nghiệp muốn tối đa hoá lợi nhuận phải có chủ trương và biện pháp thị trường đúng đắn về hiệu quả. Muốn đánh giá mức độ hiệu quả một doanh nghiệp đạt được phải đánh giá trên 2 phương diện: Kết quả sản xuất và hiệu quả kinh doanh
Kết quả sản xuất của doanh nghiệp được đánh giá trước hết mức sản lượng hay chỉ tiêu về khối lượng sản phẩm sản xuất
2.1 Kết quả sản xuất của xí nghiệp Vật liệu cách điện:
Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của doanh nghiệp là tiến hành sản xuất không ngừng năng cao hiệu quả và mở rộng sản xuất kinh doanh.Trong quá trình sản xuất ứng dụng KHKT tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm
Trong điều kiện kinh tế thị trường, để đảm bảo kinh doanh hiệu quả trước hết phải đòi hỏi việc xây dựng kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp gắn với thị trường, thị trường là cơ sở là cái quyết định vấn đề doanh nghiệp sẽ là cái gì, làm như thế nào và bao nhiêu, bởi vậy sau một thời kỳ kinh doanh cần thiết phải phân tích xem xét tình hình kết quả sản xuất
Để đánh giá kết quả sản xuất về mặt quy mô cần xem xét chỉ tiêu “giá trị tổng sản lượng". Đây là một chỉ tiêu tổng hợp được hiểu bằng tiền phản ánh toàn bộ kết quả cuối cùng về các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong một thời kỳ ( thường là một năm) bao gồm cả sản phẩm dở dang, chỉ tiêu này phản ánh một cách tổng quát và đầy đủ về thành quả lao động của doanh nghiệp, thường tính theo hai loại giá: giá so sánh và giá hiện hành
Bên cạnh chỉ tiêu: “giá trị tổng sản lượng” để biết được khả năng thoả mãn nhu cầu của thị trường về hàng hoá do doanh nghiệp sản xuất. Cần tính ra và so sánh chỉ tiêu “giá thành sản lượng hàng hoá” chỉ tiêu này phản ánh phần sản phẩm mà doanh nghiệp đã hoàn thành trong thời kỳ, đã cung cấp hoặc chuẩn bị cung cấp cho xã hội giá trị sản lượng hàng hoá cũng đượctính theo hai loại giá: giá so sánh và giá hiện hành
Việc tính các chỉ tiêu trên theo giá so sánh có tác dụng nghiên cứu, so sánh và đánh giá kết quả hoạt động sản xuất đơn thuần về mặt khối lượng sản phẩm giữa các thời kỳ với nhau. Còn tính theo giá hiện hành (thực tế) thì các chỉ tiêu trên sẽ là căn cứ để tính tổng số sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân, tích luỹ, tiêu dùng và cân đối các chỉ tiêu hàng hoá,tiền tệ của nền kinh tế quốc dân
Ngoài ra, để biết được năng lực sản xuất hàng hoá của doanh nghiệp cao hay thấp đồng thời nắm được lượng sản phẩm dở dang nhiều hay ít, khi phân tích còn có thể sử dụng thêm tỷ suất (hệ số) sản xuất hàng hoá.
Tỷ suất (hệ số) sản xuất hàng hoá
=
Giá trị sản lượng hàng hoá
Giá trị tổng sản lượng
Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp so sánh (so sánh trực tiếp và so sánh liên hệ). Cụ thể:
* So sánh trực tiếp (giản đơn)
Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch giá trị tổng sản lượng
=
Giá trị tổng sản lượng thực tế (G1)
x
100
Giá trị tổng sản lượng kế hoạch (G0)
Hay mức tuyệt đối D G = G1 - G0
* So sánh liên hệ:
Việc so sánh trực tiếp, giản đơn như trên chưa cho phép đánh giá chính xác kết quả sản xuất. Do vậy, khi so sánh cần liên hệ kết quả đạt được với chi phí sản xuất mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ.
Tỉ lệ % hoàn thành kế hoạch giá trị tổng sản lượng (liên h ệ với chi phí sản xuất )
=
Giá trị tổng sản lượng thực tế (G1)
Giá trị tổng sản lượng KH (G0)
x
Chi phí SXTT (C1)
Chi phí SXKH (C0)
Hay mức tuyệt đối (của số biến động tương đối)
D G = G1 - G0 x
Dựa vào những lý luận trên với tình hình thực tế tại xí nghiệp Vật liệu cách điện ta có bảng phân tích và đánh giá kết quả sản xuất của xí nghiệp năm 1999.
Bảng 1: Đánh giá kết quả sản xuất:
Chỉ tiêu
Kế hoạch
Thực tế
% so KH
1. Giá trị tổng sản lượng
4.000.000.000
5.959.186.653
148,98%
2. Giá trị sản lượng hàng hoá
3.980.216.287
5.939.402.940
149,22%
3. Tổng chi phí sản xuất
2.003.741.000
1.585.477.923
79,10%
4. Tỷ suất sản xuất hàng hoá
0,995
0,997
100,20%
Bảng trên cho thấy xí nghiệp đã hoàn thành vượt mức kế hoạch trên tất cả các chỉ tiêu. Trong đó giá trị tổng sản lượng đạt 148,98% (vượt 1.959.186.653đ) giá trị sản lượng hàng hoá đạt 149, 22%. Do đó làm tỷ suất sản xuất hàng hoá vượt 20% so với kế hoạch làm tăng số vòng quay của vốn lưu động.
Để đánh giá chính xác kết quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp cần liên hệ với tình hình chi phí, tài liệu cho thấy tốc độ tăng chi phí sản xuất là âm. Tức là chi phí sản xuất thực tế thấp hơn rất nhiều so với mức kế hoạch. Do vậy khi liên hệ với chi phí sản xuất ta thấy kết quả sản xuất doanh nghiệp đạt như sau:
D G = 5.959.186.653 - 4.000.000.000 x = 2.794.151.006
hay đạt
Điều này cho thấy xí nghiệp đã hoàn thành kế hoạch giá trị tổng sản lượng với hiệu quả rất cao. Đáng lẽ nếu như dự kiến kế hoạch trong điều kiện bình thường với chi phí là: 2.003.741.000đ đạt được khối lượng sản phẩm trị giá: 4.000.000.000đ thì với chi phí thực tế là: 1.585.477.923đ khối lượng sản phẩm chỉ đạt
= 3.165.035.647đ
Như vậy doanh nghiệp vừa tiết kiệm được khoản chi phí khá lớn lại vừa tăng được 1 khối lượng đáng kể giá trị tổng sản lượng. Điều này chứng tỏ xí nghiệp đã triệt để tận dụng khả năng mua nguyên liệu với giá hợp lý và để tiết kiệm được khoản chi phí dự trữ nguyên liệu do mua vào đúng thời vụ sản xuất và đem sản xuất luôn không có thời gian nằm trong kho . Hơn thế, mức sản lượng thực tế tăng cũng làm giảm chi phí cố định trong một đơn vị sản phẩm có tác dụng tích cực đối với việc giảm tổng chi phí
Để có kết luận chính xác hơn mức độ hiệu quả của doanh nghiệp chúng ta xem xét tình hình kinh doanh của doanh nghiệp ở phần tiếp theo
2.2 Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm :
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các chi phí sản xuất đã được tập hợp. Giá thành sản phẩm chính là phần chi phí sản xuất được tính cho 1đơn vị sản phẩm hay 1 khối lượng sản phẩm nhất định
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng phản ánh và đo lường hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh. Đồng thời chỉ tiêu giá thành còn giữ chức năng thông tin và kiểm tra về chi phí, giúp cho người quản lý có cơ sở để ra quyết định kinh doanh đúng đắn, kịp thời. Muốn hạ giá thành sản phẩm thì phải nâng cao chất lượng công tác(chất lượng công nghệ sản xuất sản phẩm, tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất...)
Phân tích giá thành sản phẩm là cách tốt nhất để biết nguyên nhân và nhân tố làm cho giá thành cao, thấp hơn mức dự kiến ban đầu, từ đó chủ doanh nghiệp ra quyết định quản lý tối ưu hơn .
Để có giải pháp đúng nhằm nâng cao hơn hiệu quả cho xí nghiệp Vật liệu cách điện chúng ta đi phân tích tình thực hiện giá thành theo bộ phận , loại sản phẩm.
Các chỉ tiêu phân tích được tính như sau:
1. Sản lượng thực tế được tính theo giá thành kế hoạch = sản lượng thực tế x giá thành kế hoạch
2. Sản lượng thực tế tính theo giá thành thực tế = sản lượng thực tế x giá thành thực tế
3. Chênh lệch so với kế hoạch:
a. Số tuyệt đối
=
Sản lượng tế tính theo giá thành thực tế
-
Sản lượng thực tế tính theo giá thành kế hoạch
b. Số tương đối
=
Số tuyệt đối
Sản lượng thực tế tính theo giá thành kế hoạch
4.Tỷ trọng trong:
a.Giá thành thực tế
=
Sản lượng tế tính theo giá thành thực tế
Tổng sản lượng thực tế tính theo giá thành thực tế
b.Số chênh lệch
=
Số tuyệt đối
Tổng số tuyệt đối
Như vậy, tổng giá thành thực tế đã giảm rất nhiều so với kế hoạch. Điều này chứng ming rằng xí nghiệp đã tiết kiệm được một khoản vốn lưu động cho việc không phải dự trữ nguyên vật liệu, tổng số lượng vốn trong sản xuất. Chính số tiền tiết kiệm được giúp xí nghiệp sản xuất nhiều sản lượng hơn, đồng thời tăng được số vòng quay sẽ phản ánh hiệu quả sử dụng vốn. Nhưng năm 2000 xí nghiệp không những không tiết kiệm được chi phí sản xuấtmà mức sản xuất thực tế còn cao hơn mức kế hoạch tới hơn 10triệu đồng. Để biết được chính xác nguyên nhân gây tình trạng trên chúng ta đi phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm của xí nghiệp trong năm 2000. Muốn phân tích được kế hoạch hạ thấp giá thành ta phải căn cứ vào 2 chỉ tiêu:
- Mức hạ giá thành: Phản ánh quy mô chi phí tiết kiệm
- Tỷ lệ hạ giá thành: Phản ánh tốc độ hạ giá thành
Để thấy được nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành, cần tiến hành qua 3 bước sau:
Bước 1: Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch
Để đánh giá chung cần tính ra và so sánh giữa kết quả đạt được với nhiệm vụ kế hoạch đặt ra trên cả 2 chỉ tiêu: Mức hạ và tỷ lệ hạ. Nếu cả hai chỉ tiêu đều hoàn thành thì kết luận đơn vị hoàn thành 1 cách toàn diện, kế hoạch hạ thấp giá thành và ngược lại hoàn thành 1 chỉ tiêu thì kết luận hoàn thành không toàn diện
Nếu ký hiệu:
qo, q1 lần lượt là số lượng sản phẩm sản xuất kỳ kế hoạch, kỳ thực tế
Z1, Zo, Z'1 lần lượt là giá thành đơn vị sản phẩm: Thực tế kỳ trước, kế hoạch này và thực tế kỳ này.
* Nhiệm vụ kế hoạch
Mức hạ (Mo)
Tỷ lệ hạ:
(n: chủng loại sản phẩm sản xuất)
* Chênh lệch trên các chỉ tiêu:
- Mức hạ DM = M1 - M0
- Tỷ lệ hạ DT = T1 - T0
Cùng với việc so sánh cả 2 chỉ tiêu và tỷ lệ hạ trên tổng số cần đi sấu so sánh mức hạ và tỷ lệ hạ trên từng loại sản phẩm để sơ bộ biết được nguyên nhân ảnh hưởng tới mức biến động chung
Bước 2: Xác định nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến mức chênh lệch của chỉ tiêu và tỷ lệ hạ
Căn cứ vào công thức tính mức hạ tỷ lệ hạ ta thấy có 3 nhân tố ảnh hưởng tới mức hạ và tỷ lệ hạ là:
- Sản lượng sản xuất
-Cơ cấu sản phẩm
-Và giá thành đơn vị
ảnh hưởng của các nhân tố sẽ được xác định bằng phương pháp loại trừ. Đặc điểm của phương pháp này là luôn đặt đối tượng phân tích vào các trường hợp giả định khác nhau. Trong thực tế phương pháp loại trừ được sử dụng trong phân tích dưới 2 dạng:
1. Thay thế liên hoàn: là phương pháp xác định ảnh hưởng của nhân tố bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị gốc sang kỳ phân tích để xác định chỉ số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Sau đó , so sánh trị số của chỉ tiêu khi chưa có biến đổi nhân tố cần xác định sẽ tính được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó. Đặc điểm và điều kiện của thay thế liên hoàn
- Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng và xác định ảnh hưởng của chúng đến chi tiêu phân tích phải theo thứ tự từ nhân tố số lượng đến chất lượng
- Thay thế giá trị của từng nhân tố ảnh hưởng có bao nhiêu nhân tố thì thay thế bấy nhiêu lần. Giá trị của nhân tố đã thay thế giữ nguyên giá trị kỳ phân tích cho đến lần thay thế cuối cùng
Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố và so sánh với số biến động tuyệt đối của chỉ tiêu (kỳ phân tích so với kỳ gốc )
Ví dụ: Doanh thu tiêu thụ của xí nghiệp Vật liệu cách điện về sản phẩm ủng BHLĐ như sau:
Bảng 2.1: Kết quả tiêu thụ ủng BHLĐ năm 2000
Chỉ tiêu
Kỳ gốc
Kỳ phân tích
Số lượng tiêu thụ
Giá bán
Doanh thu
54.000.000
27.000
1.458.000.000.000
45.031.000
28.222
1524.826.800.000
So với kỳ gốc ( kế hoạch ) doanh thụ tiêu thụ ủng BHLĐ của xí nghiệp tăng: 1.524.826.800.000 - 1.458.000.000 = 66.862.800.000đồng
Hay đạt:
1524.826.800.000
=
104,58%
1.458.000.000.000
Là do ảnh hưởng của hai nhân tố: Số lượng tiêu thụ và giá bán đơn vị
Khi số lượng tiêu thụ thay đổi doanh thu bán hàng của xí nghiệp sẽ là :
54.031.000 x 27.000 = 1.458.837.000.000đ
ảnh hưởng của lượng hàng tiêu thụ đến doanh thu:
1.458.837.000.000 -1.458.000.000.000 = 837.000.000đ
Khi giá bán đơn vị thay đổi doanh thu bán hàng là:
54.031.000 x 28.222 = 1.524.862.800.000đ
ảnh hưởng của giá bán đến doanh thu :
1.524.826.800.000 - 1.458.837.000.000 =66.025.800.000đ
2. Số chênh lệch: Điều kiện để áp dụng của số chênh lệch cũng như thay thế liên hoàn, chỉ khác nhau ở chỗ để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì trực tiếp dùng số chênh lệch về giá trị kỳ phân tích so với kỳ gốc của nhân tố đó. ở ví dụ trên ảnh hưởng của số lượng tiêu thụ đến doanh thu được tính như sau:
(54.031.000 -54.000.000) x 27.000 = 837.000.000đ
ảnh hưởng của giá bán đến doanh thu:
(28.222 - 27.000) x 54.031.000 = 66.025.800.000đ
Do đó ta có thể xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới tìnhhình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm như sau:
- Nhân tố sản lượng sản xuất: Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi nhân tố ảnh hưởng sản xuất có quan hệ tỷ lệ thuận với mức hạ ảnh hưởng của nhân tố này được xác định trong điều kiện giả định sản lượng thực tế, cơ cấu sản lượng kế hoạch và giá thành kế hoạch. Để có cơ cấu kế hoạch, sản lượng thực tế đòi hỏi các sản phẩm đều phải được thực hiện theo cùng tỷ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch sản xuất.
- Nhân tố cơ cấu sản lượng sản xuất: Mỗi loại sản phẩm khác nhau thì có mức độ hạ và tốc độ hạ giá thành khác nhau nên khi thay đổi cơ cấu sản lượng mức hạ và tỷ lệ hạ chung cũng sẽ thay đổi ảnh hưởng của nhân tố này được xác định trong điều kiện giả định sản lượng thực tế, cơ cấu sản lượng thực tế, giá thành kế hoạch
- Nhân tố giá thành đơn vị: Đây là nhân tố có tính quyết định phản ánh thành tích của doanh nghiệp trong việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành tăng lợi nhuận
Bước 3: Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố rút ra nhân xét và kết luận Theo tài liệu về giá thành sản phẩm tại xí nghiệp Vật liệu cách điện được thực hiện vào năm 2000
Bảng 2.2: Giá thành sản phẩm kế hoạch - Thực tế
Loại sản phẩm
ĐVT
Sản lượng sản xuất
Giá thành đơn vị (đồng)
KH
TH
Năm trước
KH năm nay
TH năm nay
1. ủng BHLĐ các loại
Đôi
54.000.000
54.031.000
21.714
22.000
22.262
2. ủng cách điện cao áp
Đôi
1.000.000
1.059.000
41.472
51.500
51.412
3. ủng CĐ hạ áp chịu axit, chịu dầu
Đôi
2.000.000
2.676.000
23.669
25.550
25325
4. Găng tay cách điện cao áp
Đôi
650.000
682.000
34176
38.000
37.950
5. Găng tay cách điện hạ áp chịu a xit
Đôi
1.900.000
1.959.000
28.739
28.600
28.576
6. Thảm cách điện
Tấm
1.400.000
1.494.000
94.676
131.300
131.205
7. Thảm TDTT
m2
5.000.000
5.936.000
177.656
160.000
159.812
8. Cao su tấm chịu dầu, bản in
Tấm
200.000
224.000
73.448
77.400
77.381
9. Sào cách điện
Cái
200.000
230.000
198.549
198.700
198.652
10. Hộp Công tơ composite
Hộp
4.054.000
5.054.000
185.328
204.800
204.501
Căn vào tài liệu trên chúng ta có bảng tính toán sau:
Qua bảng trên ta thấy so với kế hoạch mức hạ giá thành sản phẩm tăng thêm:
2.415.333.200 - 1.354.460.800 = 1.060.872.400 đ
Và tỷ lệ hạ tăng lên:
63,717% - 33,119% = 30,598 (%)
Chứng tỏ doanh nghiệp đã không hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm.
Theo bảng trên ta thấy mức độ ảnh hưởng của các nhân tố như sau:
* Sản lượng:
Khi sản lượng tăng, giảm đã chứng minh được tỷ lệ không thay đổi:
(TI = T0 ) không ảnh hưởng TI - T0 = 0
Mức hạ mới: MI =
403.937.020.000 x 33,19 = 13.406.669.000đ
DM (Q) = MI - M0
= 13.406.669.000 - 1.354.460.800 = 12.052.208.200đ
* Cơ cấu sản lượng:
DM (K) = 404.721.930.000 - 379.070.760.000 - 430.147.920.000 +
408.968.070.000 - 12.052.208.200 = -116.050.762.000
DT (K) = = -30,614%
* Giá thành đơn vị sản phẩm:
DM (z) = 403.937.020.000 - 404.721.930.000 = -784.910.000
DT (z) =
Tổng hợp ảnh hưởng các nhân tố:
Nhân tố
Mức hạ
Tỷ lệ hạ
Sản lượng
12.052.208.200
Cơ cấu sản lượng
- 116.050.762.000
- 30,614%
Giá thành
- 784.910.000
- 20,706%
Cộng
- 104.783.463.800
- 51,32%
Trong năm 2000 sản lượng của xí nghiệp vượt 4,177% nhưng mức hạ giá thành tăng 12.052.208.200 đồng. Điều này có nghĩa là nếu xí nghiệp không đảm bảo tiêu thụ hết số sản phẩm dôi ra thì tạo ra khó khăn lớn cho xí nghiệp
Nhân tố kết cấu sản lượng M: - 116.050.762.000
T: - 30,614%
Có ảnh hưởng tốt tới kế hoạch hạ giá thành cho xí nghiệp
Và giá thành đơn vị sản phẩm thực tế nhỏ hơn so với giá thành kế hoạch chứng tỏ xí nghiệp đã tiết kiệm được chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm một cách tối đa. Tuy nhiên giá thành thực tế năm nay vẫn lớn hơn giá thành thực tế năm trước, nguyên nhân là do một số vật tư nguyên liệu và dịch vụ đã tăng giá làm tác động mạnh đến chi phí sản xuất các sản phẩm, trong khi đó chế độ tiền lương của Nhà nước tăng tiền lương tối thiểu từ 144.000đ lên 180.000đ điều này đã ảnh hưởng lớn và làm tăng giá thành sản phẩm.
Tuy nhiên, tiêu thụ mới là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh. Thông qua tiêu thụ doanh nghiệp được thực hiện giá trị và giá trị sử dụng sản phẩm thu hồi được vốn bỏ ra, góp phần tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn đồng thời thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Sản phẩm hàng hoá chỉ được coi là tiêu thụ khi và chỉ khi doanh nghiệp đã thu được tiền hay được người mua chấp nhận trả tiền. Mà khoản đầu tiên doanh nghiệp nhận được đó chính là doanh thu và đây cũng là nội dung nghiên cứu tiếp theo của bài viết.
2.3 Doanh thu:
Doanh thu là một chỉ tiêu phản ánh kết quả thu được ban đầu của xí nghiệp do tiêu thụ sản phẩm, nó được tính dựa trên mức sản lượng tiêu thụ và giá bán.
Doanh thu = Sản lượng tiêu thụ x giá bán
Căn cứ vào tình hình tiêu thụ thực tế của xí nghiệp 2 năm qua ta có bảng tính doanh thu như sau:
Bảng 2.3: Doanh thu bán hàng
(Đơn vị tính: 1000 đ)
Năm
Loại sản phẩm
SL tiêu thụ
Giá bán
Doanh thu
Tỷ trọng
1999
1. ủng BHLĐ các loại
47.012
25,590
1.203.370
22,612%
2. ủng cách điện cao áp
916
164,730
150.893
2,835%
3. ủng CĐ hạ áp, chịu axit, chịu dầu
2.962
68,00
201.416
3,785%
4. Gang tay CĐ cao áp
686
167,846
115.143
2,163%
5. Gang tay CĐ hạ áp
1.818
65,405
118.907
2,234%
6. Thảm CĐ
1.300
188,876
245.539
4,613%
7. Thảm TDTT
2.621
191,739
502.548
9,443%
8. Cao su tấm chịu dầu, bản in
400
122,245
48.898
0,918%
9. Sào CĐ
259
358,057
92.737
1,742%
10. Hộp công tơ composite
8461
312,309
2.642.448
49,652%
Cộng
x
x
5.321899
100%
2000
1. ủng BHLĐ các loại
54.031
28,222
1.524.862
28,046%
2. ủng cách điện cao áp
1.059
127,247
134.755
2,478%
3. ủng CĐ hạ áp, chịu axit, chịu dầu
2.676
68,000
181.968
3,347%
4. Găng tay CĐ cao áp
682
170,000
115.940
2,132%
5. Ga
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1755.DOC