Xét về tổng thể doanh thu thuần tăng 12,51% trong khi đó các khoản giảm trừ doanh thu lại tăng đột biến 160% so với năm 2002. Với kết quả trên ta có thể kết luận tốc độ tăng của các khoản giảm trừ là rất nhanh so với tốc độ tăng tổng doanh thu và do đó làm giảm phần nào tốc độ tăng của doanh thu thuần, làm ảnh hưởng tới lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh (giảm 2,35% so với năm 2002). Điều này là do trong kỳ tiêu thụ hàng hoá đối với một số mặt hàng để hạn chế số lượng tồn kho công ty đã áp dụng chiết khấu hàng bán đối với một số mặt hàng nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán trước hạn, tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ chu chuyển hàng hoá và tốc độ vòng quay vốn đảm bảo cho việc thu hồi vốn nhanh bổ xung vào vốn lưu động đáp ứng cho việc mua hàng. Chiết khấu hàng bán thường được Công ty áp dụng cho những khách hàng khi họ mua với số lượng hàng lớn hoặc thanh toán tiền hàng.nhanh. Đây là việc nên làm đối với mỗi doanh nghiệp, nhất là đối với Công ty khi lượng hàng tồn kho là lớn.
39 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1374 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty dược phẩm TW I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huế trong kỳ
Doanh thu thuần trong kỳ
c. Tỷ suất lợi nhuận ròng vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng vốn kinh doanh tham gia trong kỳ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Tỷ suất lợi nhuận ròng vốn kinh doanh
=
Lợi nhuận sau thuế trong kỳ
Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
d. Hệ số khả năng sinh lời của vốn kinh doanh ( Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh trước thuế và lãi vay).
Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn kinh doanh không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc của vốn kinh doanh. Phương pháp này có thể đánh giá được trình độ sử dụng vốn và trình độ kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành hoặc của doanh nghiệp giữa các thời kỳ khác nhau.
Hệ số khả năng sinh lời vốn kinh doanh
=
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
e. Tỷ suất lợi nhuận ròng vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn chủ sở hữu sử dụng trong kỳ có thể đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
Tỷ suất lợi nhuận ròng vốn chủ sở hữu
=
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ
Phần ii
A. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận tại Công ty Dược phẩm TW I
I.Quá trình hình thành và phát triển.
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Dược phẩm TW I.
Công ty dược phẩm TW I là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Công ty dược Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực thương mại.
Trong thời kỳ bao cấp, Công ty có chức năng chủ yếu là dự trữ và phân phối thuốc phục vụ nhân dân.
Năm 1988,Công ty Dược phẩm cấp I được đổi tên thành Công ty Dược phẩm TW I, trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp Dược Việt Nam, Bộ Y tế.
Đến năm 1993, theo Quyết định thành lập số 408/BYT ngày 22/04/1993, Công ty Dược phẩm TW I được thành lập lại trực thuộc Tổng Công ty Dược Việt Nam (trước là liên hiệp các xí nghiệp Dược Việt Nam)
Tên giao dịch quốc tế:
Central phamarcentical company No 1
Trụ sở:
Km 6 - Đường giải phóng- Quận Thanh Xuân- Hà Nội
Điện thoại giao dịch: 04.8643327-8643312
Fax: 84-4-8641366
Tài khoản tiền Việt Nam:
710A-00602. Sở giao dịch Ngân hàng Công thương Việt Nam
Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 108263 cấp ngày 12/05/1993
Giấp phép kinh doanh xuất nhập khẩu số 1191013/GP cấp ngày 05/11/1993
Chức năng và nhiệm vụ công ty
a. Chức năng của công ty
- Trước đây, Công ty chỉ thực hiện chức năng đảm bảo cung cấp các loại thuốc thiết yếu phục vụ bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân
- Hiện nay, Công ty không chỉ đảm nhiệm việc cung cấp thuốc theo nhu cầu của khách hàng mà còn phải kinh doanh có lãi.
- Công ty là một đơn vị kinh doanh độc lập có quan hệ hợp đồng với các đơn vị, tổ chức khác, vừa giúp Bộ Y tế và Tổng Công ty Dược Việt Nam trong việc tổ chức và chỉ đạo các mạng lưới lưu thông, phân phối thuốc men.
- Chức năng chủ yếu của Công ty là kinh doanh thuốc, mua thuốc và bán lại thuốc cho khách hàng.
Nhiệm vụ của công ty
- Trích nộp để hình thành các quỹ tập trung của Tổng Công ty theo quyết định của điều lệ và quy chế tài chính của Công ty
- Có nghĩa vụ nhận vốn để đảm bảo cho sự phát triển vào việc sử dụng vốn có hiệu quả, thực hiện quyết định của Tổng Công ty về điều chỉnh vốn và nguồn lực phù hợp với các nhiệm vụ của Công ty
+ Công ty có nhiệm vụ quản lý hoạt động kinh doanh sau:
- Đăng ký kinh doanh và đăng ký đúng ngành nghề đã đăng ký, thực hiện các quyết định của Nhà nước và chịu trách nhiệm với Tổng Công ty về kết quả hoạt động của Công ty
- Đổi mới hiện đại hoá công nghệ và phương thức quản lý sử dụng, sử dụng thu nhập từ việc chuyển nhượng tài sản để tái đầu tư, đổi mới thiết bị công nghệ
- Thực hiện nghĩa vụ với người lao động, như chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, điều kiện sống của người lao động theo đúng quy định của Bộ luật lao động.
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ theo quy định của Tổng Công ty và chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo.
Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu
Mặt hàng kinh doanh:
- Dược phẩm (Tân dược, Đông dược)
- Nguyên liệu, hoá chất, phụ liệu để sản xuất thuốc phòng và chữa bệnh.
- Tinh dầu, hương liệu, Mỹ phẩm, dụng cụ Y tế thông thường, một số máy móc thiết bị Y tế, sản phẩm vệ sinh, sản phẩm dinh dưỡng Y tế.
- Bông, băng, gạc, các loại hoá chất xét nghiệp và kiểm nghiệm trong nghành.
4.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
a. Tổ chức bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý kinh doanh của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Theo mô hình này toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đều chịu sự quản lý thống nhất của Ban giám đốc.
Giám đốc Công ty là người quản lý và chịu trách nhiệm chung về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Ban giám đốc có chức năng và nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo hoạt động kinh doanh của Công ty, hệ thống các phòng ban và quản lý kinh doanh theo từng mặt hoạt động.
Cơ cấu tổ chức của Công ty thể hiện qua sơ đồ sau:b. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
- Giám đốc: Là người đứng đâù Công ty, chịu trách nhiệm điều hành chung về mọi hoạt động của Công ty. Là người đại diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty trước pháp luật và cơ quan chủ quản. Do vậy, Giám đốc phải xác định mục tiêu, nhiệm vụ và phải xác định được phương hướng, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
- Phó giám đốc: Là người giúp Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước pháp luật và ban Giám đốc về nhiệm vụ được giao.
- Phòng hành chính tổ chức: Có nhiệm vụ sắp xếp lao động, lập kế hoạch tiền lương, tuyển nhân viên mới, đào tạo cán bộ nhân viên cũ, lập kế hoạch mua sắm trang bị máy móc thiết bị cho hoạt động của các phòng ban.
- Phòng kế toán nghiệp vụ: Lập kế hoạch theo dõi việc thực hiện kế hoạch mua bán hàng hoá các hợp đồng kinh doanh đã ký kết theo kế hoạch hàng tháng, quý, đã được Giám đốc duyệt.
- Phòng kỹ thuật kiểm nghiệm: Theo dõi kiểm tra chất lượng hàng hóa, kiểm nghiệm hàng hóa xuất, nhập, khẩu đảm bảo chất lượng thuốc theo đúng quy định của ngành Y tế, tổ chức công tác bảo hộ lao động, kỹ thuật an toàn lao động.
- Phòng xuất nhập khẩu: Có chức năng xuất nhập khẩu hàng hoá và chịu trách nhiệp toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của Công ty, thường xuyên nắm bắt tình hình tồn kho để điều chỉnh kế hoạch mua và bán thuốc xuất nhập khẩu.
- Phòng kế toán tài vụ: Xây dựng kế hoạch tài chính trong năm, tổ chức và thực hiện công tác kế toán, quyết toán tài chính năm, giám sát và quản lý việc sử dụng tiền vốn, tài sản của Công ty. Theo dõi thu hồi công nợ, thanh toán tiền hàng, quản lý vật tư, tài sản hàng hóa, theo dõi quá trình chi tiết và xác định kết quả kế hoạch của Công ty.
- Phòng điều vận: Có nhiệm vụ điều động và quản lý phương tiện vận tải chuyển và giao nhận hàng hoá theo kế hoạch vận chuyển của phòng kế hoạch nghiệp vụ.
- Phòng bảo vệ: Tổ chức lực lượng bảo vệ, bảo đảm an toàn các kho hàng, cửa hàng, văn phòng làm việc của công ty, tổ chức lực lượng tự vệ phòng cháy chữa cháy.
- Phân xưởng: Làm nhiệm vụ ra bán lẻ và sản xuất một số mặt hàng, bổ xung vào một số mặt hàng kinh doanh, tạo thêm công ăn và việc làm cho công nhân viên.
- Cửa hàng: Có nhiệm vụ giới thiệu và bán buôn, bán lẻ hàng.
5.Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Dược phẩm TW I
a. Tổ chức bộ máy kế toán.
- Phòng kế toán tài vụ: Có chức năng thu thập, xử lý và cung cấp các số liệu, các thông tin về công tác tài chính kế toán, giúp Giám đốc quản lý hiệu quả tài sản, tiền vốn
- Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc, tổ chức bộ máy kế toán phân công trách nhiệm và công việc cho từng kế toán viên, là người thực hiện chính sách chế độ tài chính cũng như việc chịu trách nhiệm các quan hệ tài chính đối với các đơn vị Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ đối với công tác tài chính của Công ty.
- Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ lập báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính.
- Kế toán tiền gửi ngân hàng, tiền vay: Căn cứ vào sổ phụ của Ngân hàng, hàng tháng ghi báo Nợ, báo Có cho các tài khoản có liên quan, theo dõi số dư để phát hành séc, uỷ nhiệm chi và trả khế ước đến hạn.
- Kế toán thanh toán với người mua: Theo dõi các khoản phải thu của khách hàng, tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của đơn vị.
- Kế toán thanh toán với người bán: Theo dõi phần tình hình thanh toán với người bán và tình hình thanh toán tiền cho người bán, theo dõi hàng nhập kho.
- Kế toán kho hàng: Theo dõi hàng nhập, xuất, tồn kho hàng ngày thu nhận phiếu xuất nhập tại kho đối chiếu thẻ kho cuối tháng vào sổ chi tiết tồn kho.
-Kế toán tài sản cố định kiêm thống kê: Theo dõi nguyên vật liệu, công cụ lao động nhỏ, theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ.
- Kế toán theo dõi cửa hàng: Theo dõi tình hình hàng hoá tài chính, công nợ của cửa hàng, cuối tháng lập báo cáo kết quả kinh doanh của cửa hàng cho kế toán trưởng và Giám đốc.
-Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu, chi tiền mặt hàng ngày căn cứ vào phiếu thu, chi chịu trách nhiệm về quản lý tiền mặt của Công ty.
Sơ đồ bộ máy kế toán ở Công ty Dược phẩm TW I
Kế toán trưởng
Kế toán quản lý hàng hoá
Kế toán tổng hợp
Kế toán
thanh toán với người mua
Kế toán TSCĐ thống kê
Kế toán ngân hàng
Kế toán thanh toán với người bán
Kế toán các cửa hàng
Kế toán
quỹ
Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty
a. Niên độ kế toán tính từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm.
b. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Nghìn đồng
c. Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung
d. Phương pháp kế toán tài sản cố định
Nguyên tắc đánh giá TSCĐ theo giá mua
e. Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
Phương pháp xác định hàng tồn kho cuối kỳ theo giá bình quân
Phương pháp xác định hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
B. tình hình thực hiện lợi nhuận tại công ty dược phẩm TW i
I. Tình hình thực hiện lợi nhuận tại Công ty Dược phẩm TW I
Những kết quả Công ty đã đạt được trong 2 năm 2002 và năm 2003.
Như chúng ta đã biết, mỗi một doanh nghiệp muốn hình thành, vận hành và phát triển thì điều kiện đầu tiên doanh nghiệp đó phải có một số vốn kinh doanh nhất định. Do đó, trước khi xem xét tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Dược phẩm TW I trong 2 năm qua, chúng ta hãy xem xét một số chỉ tiêu trong hệ thống Bảng cân đối kế toán thông qua hai chỉ tiêu lớn là tài sản và nguồn vốn đảm bảo cho Công ty hoạt động trong 2 năm 2002 và năm 20003.
Ta biết rằng, bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó. Đây là một báo cáo tài chính có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh và quan hệ quản lý với doanh nghiệp. Qua đó, giúp cho các nhà phân tích đánh giá được khả năng thanh toán, khả năng cân bằng tài chính và khả năng cân đối vốn của doanh nghiệp.
Từ số liệu bảng 1, ta phân tích và đánh giá một số chỉ tiêu như sau:
-Về tài sản:
Trong năm 2003 tổng tài sản của Công ty là 180.570.806 (nđ), so với năm 2002 thì tài sản của Công ty năm 2003 tăng lên nhiều, với mức tăng là 22.707.796(nđ), trong khi tổng tài sản năm 2002 chỉ là 157.863.010(nđ). Cơ cấu tài sản cũng có sự thay đổi: tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2002 là 146.575.207(nđ), tương ứng chiến 92,85% trong tổng tài sản, năm 2003 tăng lên 169.382.818(nđ), tương ứng chiếm 93,8%, mức tăng năm 2003 so với 2002 là: 22.807.611(nđ). Mặt khác, ta biết rằng tài sản của Công ty được hình thành bởi tài sản lưu động và tài sản cố định. Nhìn vào bảng trên ta thấy rằng trong khi tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng lên thì tài sản cố định và đầu tư dài hạn lại có xu hướng giảm, cụ thể tài sản cố định và đầu tư dài hạn năm 2002 là 11.287.803(nđ),, chiếm 7,15%, năm 2003 giảm còn 11.187.988(nđ), chiếm 6,2% trong tổng tài sản, mức giảm so với năm 2002 là 99.815(nđ).
Xét về mặt cơ cấu vốn ta thấy có sự chênh lệch rất lớn giữa tỷ trọng vốn lưu động và vốn cố định, xu hướng này nhìn chung là phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, không vì thế mà Công ty xem nhẹ việc đầu tư vốn vào TSCĐ, mà cần có một cơ cấu vốn hợp lý, tương xứng với quy mô của Công ty.
- Về nguồn vốn: Được hình thành từ hai nguồn đó là nguồn vốn huy động từ bên ngoài và nguồn vốn chủ sở hữu. Cơ cấu nguồn vốn cũng có sự thay đổi lớn trong 2 năm. Nguồn vốn huy động từ bên ngoài năm 2002 là 112.056.061(nđ), chiếm 70,98% so với tổng nguồn vốn, năm 2003 là 132.003.128(nđ),chiếm 73,11%, tăng 2,13% so với năm 2002, mức chênh lệch so với năm 2002 là 19.947.067(nđ).
- Đối với nguồn vốn chủ sở hữu:
Qua bảng 1, ta thấy tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong 2 năm là nhỏ và có xu hướng giảm. Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2002 là 45.806.949(nđ), chiếm 29,02%, năm 2003 là 48.567.678(nđ), chiếm 26,89% trong tổng nguồn vốn. Nhìn chung, nếu xét về giá trị tiền thì cả nguồn vốn chủ sở hữu lẫn nợ phải trả đều có xu hướng tăng, nhưng về cơ cấu nguồn vốn lại không hợp lý, điều này thể hiện ở tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu chiếm trong nguồn vốn bị giảm (từ 29,02% xuống còn 26,89%) trong khi đó tỷ trọng các khoản nợ phải trả lại tăng (từ 70,98% lên 73,11%). Điều này chứng tỏ vốn kinh doanh của Công ty chủ yếu vẫn dựa vào nguồn vốn vay là chính. Nguồn vốn vay của Công ty trong 2 năm chủ yếu là vay ngắn hạn, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn vay của Công ty. Do vậy, Công ty cần phải xác định rõ nguyên nhân để có các quyết định thích hợp trong việc tổ chức huy động vốn, tăng dần vốn chủ sở hữu, giảm dần vốn vay, giảm dần rủi ro về tài chính của Công ty. Trong quản lý vốn vay, cần đặc biệt quan tâm đến khoản vay ngắn hạn để hạn chế khoản vay quá hạn và tác động tiêu cực của nó đến hoạt động SXKD. Tuy nhiên để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty, chúng ta phải xem xét kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
2. Kết quả hoạt động kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường , để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp chỉ có sự lựa chọn duy nhất là hoạt động sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả thể hiện ở chỉ tiêu đạt được. Không nằm ngoài quy luật đó, mọi cố gắng và nỗ lực của Công ty Dược Phẩm TW I trong những năm qua là vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Dưới đây, là tình hình thực hiện lợi nhuận ở Công ty Dược phẩm TW I thông qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Đơn vị tính: 1000đ
Stt
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
2003/2002
Tỷ lệ (%)
Tăng,giảm
1
Tổng doanh thu
520.199.823
586.206.519
66.006.696
12,69
Trong đó DT hàng XK
0
0
0
0
2
Các khoản giảm trừ
645.693
1.681.907
1.036.215
160
- Chiết khấu
0
29.095
29.095
- Giảm giá hàng bán
0
0
0
0
- Giá trị hàng bị trả lại
645.692
1.652.812
1.007.120
156
3
Doanh thu thuần
519.554.130
584.524.612
64.970.482
12,51
4
Giá vốn hàng bán
486.394.807
549.860.275
63.465.468
13,05
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng
33.159.323
34.664.337
1.505.014
4,54
6
Chi phí bán hàng
18.335.594
19.608.058
1.272.464
6,94
7
Chi phí QLDN
2.573.845
3.093.796
519.951
20,2
8
L N thuần từ HDSXKD
12.249.884
11.962.483
-287.401
-2,35
9
Thu nhập từ HĐTC
648.739
935.075
286.336
44,14
10
Chi phí HĐTC
9.132.827
8.188.832
-943.995
-10,34
11
Lợi nhuận từ HĐTC
-8.484.088
-7.253.757
1.230.331
85,49
12
Thu nhập khác
728.356
750
-727.606
-99,89
13
Chi phí khác
7.023
0
-7.023
14
Lợi nhuận khác
721.333
750
-720.583
-99,9
15
Tổng lợi nhuận trước thuế
4.487.129
4.709.476
222.347
4,96
16
Thuế TNDN phải nộp
1.435.881
1.507.032
71.151
4,96
17
Thuế vốn phải nộp
563.599
0
-563.599
18
Lợi nhuận sau thuế
2.487.649
3.202.444
714.795
28,73
Qua số liệu ở bảng 4, ta thấy rằng: Doanh thu bán hàng ( Doanh thu tiêu thụ sản phẩm) năm 2002 là 520.199.823(nđ), năm 2003 là 586.206.519(nđ), tăng so với năm 2002 là 66.006.696(nđ), tương ứng tăng 12,69%. Đây là mức tăng thể hiện sự nỗ lực trong hoạt động kinh doanh và khả năng tiêu thụ hàng hoá của Công ty. Đối với doanh thu thuần năm 2003 tăng 64.970.481(nđ) so với năm 2002, tương ứng tăng 12,51%. Mặc dù doanh thu tiêu thụ hàng tăng đáng kể ở mức 66.006.696(nđ) so với năm 2002. Nhưng do các khoản giảm trừ tăng nhanh 160% so với năm 2002 đã làm giảm tốc độ tăng của doanh thu thuần nên doanh thu thuần trong năm 2003 chỉ tăng 12,51% so với năm 2002, chiếm 12,51% so với doanh thu bán hàng là 12,69%.
Doanh thu thuần = Doanh thu tiêu thụ sản phẩm – Các khoản giảm trừ DT Các khoản giảm trừ tăng mạnh trong năm 2003 chủ yếu là chiết khấu hàng bán tăng 29.095(nđ), giá trị hàng bán bị trả lại tăng 1.007.120(nđ), so với sự tăng chung là 1.036.215(nđ). Mặt khác những năm gần đây, do việc đẩy mạnh công tác tiêu thụ hàng hoá nhằm thu được lợi nhuận cao hơn nên chi phí của công ty cũng có phần tăng theo, mặc dù Công ty đã có những biện pháp trong việc tiết kiệm làm giảm chi phí. Trong năm 2003 do Công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng nên chi phí bán hàng tăng 1.272.464(nđ) so với năm 2002, tương ứng tăng 6,94%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 519.951(nđ) so với năm 2002 tương ứng tăng 20,2%.
Trong khi đó mức tăng doanh thu của Công ty chỉ là 12,69%. Đây cũng là một cố gắng lớn của Công ty trong việc làm tăng lợi nhuận, tiết kiệm chi phí ở mức tối đa , bố trí hợp lý lực lượng lao động (nhân viên bán hàng) và việc sử dụng các định mức chi phí phục vụ bán hàng. Mọi cố gắng của Công ty nhằm làm giảm chi phí một cách tương đối cũng là một nhân tố quan trọng góp phần tăng lợi nhuận của Công ty.
Nhìn chung về chi phí bán hàng có tăng chút ít, nhất là chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 20,2%, nhưng song song với nó là doanh thu của Công ty cũng tăng theo. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty cần phải có nhiều biện pháp khắc phục nhằm giảm tối đa hơn nữa những khoản chi tiêu để thực hiện tối đa hoá lợi nhuận cho Công ty mình.
Nhìn vào bảng kết quả kinh doanh thì lợi nhuận thuần từ HĐSXKD giảm so với năm 2002 là 287.401(nđ), tương ứng giảm 2,35%.
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng so với năm 2002 là 1.230.331(nđ), tương ứng tăng 85,49%. Đây cũng là một cố gắng lớn của Công ty trong hoạt động tài chính góp phần làm tăng lợi nhuận chung từ hoạt động này. Tuy nhiên, lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính qua hai năm đều là âm (lỗ), tuy năm 2003 có tăng lên so với năm 2002. Các khoản đầu tư tài chính của Công ty đều là đầu tư tài chính dài hạn.
-Lợi nhuận khác thu được trong năm 2003 là không đáng kể, sang năm 2003 lợi nhuận khác đã giảm đi rất nhiều so với năm 2002 với số tiền: 720.583(nđ), tương ứng giảm 99,9%.
3. Phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty
3.1. Lợi nhuận từ hoại động sản xuất kinh doanh.
Như chúng ta đã biết, lợi nhuận là kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu của công tác quản lý. Hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động chủ đạo và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là lợi nhuận cơ bản của Công ty. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất trong lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. Vì vậy, sẽ rất thiết thực nếu chúng ta đi sâu vào phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong hai năm 2002 và 2003. Qua đó để biết được những nguyên nhân nào, nhân tố nào làm tăng hoặc giảm lợi nhuận để từ đó đưa ra các quyết định thích hợp để hạn chế loại trừ tác động cuả các nhân tố làm giảm, khai thác tác động của các nhân tố làm tăng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả ngày càng cao cho Công ty.
Bảng 5: Phân tích lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đơn vị tính:1000đ
STT
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
2003/2002
Tỷ lệ(%)
Tăng,giảm
Số tiền
Tỷ lệ so với DT
Số tiền
Tỷ lệ so với DT
1
Doanh thu thuần
519.554.130
100
584.524.612
100
64.970.482
12,51
2
Giá vốn hàng bán
496.394.807
93,62
549.860.275
94,07
63.465.468
13,05
3
Chi phí bán hàng
18.335.594
3,53
19.608.058
3,35
1.272.464
6,94
4
Chi phí QLDN
2.573.845
0,49
3.093.796
0,54
519.951
20,2
5
Lợi nhuận HĐKD
12.249.884
2,36
11.962.483
2,04
-287.401
-2,35
*Phân tích nguyên nhân:
-Doanh thu thuần tăng làm lợi nhuận tăng: 64.970.482(nđ).
-Giá vốn tăng làm lợi nhuận giảm: 63.465.468(nđ).
-Chi phí bán hàng tăng làm lợi nhuận giảm: 1.272.464(nđ).
-Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng làm lợi nhuận giảm: 519.951(nđ).
Tổng hợp 4 yếu tố làm lợi nhuận giảm: 287.401(nđ).
a. Doanh thu tiêu thụ hàng hoá ,dịch vụ.
Ta biết rằng,doanh thu tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào hai nhân tố: số lượng hàng bán và giá bán hàng hoá tiêu thụ. Mặt khác tổng doanh thu tiêu thụ lại phụ thuộc rất lớn vào doanh thu tiêu thụ của từng mặt hàng kinh doanh và được thể hiện theo công thức:
Tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá =
Với mỗi sản phẩm bán ra là một mức giá tương ứng.Từng theo từng điều kiện cụ thể mà số lượng từng mặt hàng kinh doanh trong kỳ thường có sự thay đổi(tăng, giảm), số lượng từng mặt hàng chiếm trong tổng mặt hàng kinh doanh đó chính là kết cấu sản phẩm.
Xét về mức độ, việc thay đổi kết cấu hàng hoá bán ra có thể làm tăng hoặc làm giảm lợi nhuận bán hàng của Công ty. Chẳng hạn Công ty tăng tỷ trọng bán ra những mặt hàng có mức lợi nhuận cao, giảm tỷ trọng bán ra những mặt hàng bị lỗ hoặc có mức lợi nhuận thấp thì tổng lợi nhuận sẽ tăng lên và ngược lại. Do tầm quan trọng và ảnh hưởng của nhân tố này cho nên trong những năm gần đây, nhất là trong 2 năm vừa qua vấn đề này đã được ban lãnh đạo Công ty hết sức chú ý.
Do được quan tâm đúng mức về thị trường đầu vào cũng như thị trường đầu ra mà doanh thu các mặt hàng kinh doanh đã tăng đáng kể, cụ thể theo bảng 6, doanh thu Dược phẩm tăng:47.120.277(nđ), doanh thu Mỹ phẩm tăng: 22.887.540(nđ). Bên cạnh đó doanh thu một số máy móc thiết bị Y tế, doanh thu hàng bán khác lại giảm do việc tìm thị trường đầu ra là khó hơn, hơn nữa có sự cạnh tranh trong ngành nên đã làm giảm sức mua của khách hàng đối với công ty.
Bảng 6: Doanh thu hàng bán của Công ty.
Đơn vị tính:1000đ
Stt
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
2003/2002
Tỷ lệ(%)
Tăng,giảm
1
Dược phẩm
321.022.744
368.143.021
47.120.277
14,67
2
Mỹ phẩm
89.114.302
112.001.842
22.887.540
25,68
3
Thiết bị Y tế
105.706.635
102.715.802
-2.990.833
-2,83
4
Hàng bán khác
4.356.142
3.345.854
-1.010.288
-23,19
Tổng doanh thu
520.199.823
586.206.519
66.066.696
12,69
b. Các khoản giảm trừ doanh thu
Từ các kết quả tính được ở phần trước, ta rút ra một số nhận xét sau:
Xét về tổng thể doanh thu thuần tăng 12,51% trong khi đó các khoản giảm trừ doanh thu lại tăng đột biến 160% so với năm 2002. Với kết quả trên ta có thể kết luận tốc độ tăng của các khoản giảm trừ là rất nhanh so với tốc độ tăng tổng doanh thu và do đó làm giảm phần nào tốc độ tăng của doanh thu thuần, làm ảnh hưởng tới lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh (giảm 2,35% so với năm 2002). Điều này là do trong kỳ tiêu thụ hàng hoá đối với một số mặt hàng để hạn chế số lượng tồn kho công ty đã áp dụng chiết khấu hàng bán đối với một số mặt hàng nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán trước hạn, tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ chu chuyển hàng hoá và tốc độ vòng quay vốn đảm bảo cho việc thu hồi vốn nhanh bổ xung vào vốn lưu động đáp ứng cho việc mua hàng. Chiết khấu hàng bán thường được Công ty áp dụng cho những khách hàng khi họ mua với số lượng hàng lớn hoặc thanh toán tiền hàng.nhanh. Đây là việc nên làm đối với mỗi doanh nghiệp, nhất là đối với Công ty khi lượng hàng tồn kho là lớn.
Đối với một số mặt hàng bị trả lại chủ yếu là hàng kém phẩm chất và giao nhầm hàng. Nguyên nhân là:
- Việc bảo quản kho hàng chưa được quan tâm đúng mức làm ảnh hưởng đến chất lượng hàng bán mà một trong các yếu tố đó là đặc điểm khí hậu, thời gian bảo quản…
- Khâu chuẩn bị hàng, kiểm tra chất lượng trước khi giao hàng là chưa tốt.
c. Giá vốn hàng bán.
Giá vốn hàng bán là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nó quan hệ ngược chiều với lợi nhuận trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, giá vốn hàng bán tăng sẽ làm cho lợi nhuận giảm và ngược lại.
Qua bảng 5, ta thấy giá vốn hàng bán tăng lên. Năm 2002 giá vốn hàng bán là 486.394.807(nđ), chiếm tỷ trọng 93,62% trong đó tổng doanh thu thuần đến năm 2003 là 549.860.275(nđ), chiếm 94,07% trong tổng doanh thu thuần. Năm 2003 doanh thu thuần là 584.524.612(nđ), tăng 64.970.482(nđ) so với năm 2002, tương ứng tăng 12,51%. Năm 2003 giá vốn hàng bán 2003 tăng 63.465.468(nđ) so với năm 2002, tương ứng tăng 13,05%. Để thấy rõ hơn, ta có thể so sánh chỉ tiêu giá vốn hàng bán với doanh thu thuần như sau: Nếu năm 2002 cứ 100 đồng doanh thu thuần thu về thì Công ty phải bỏ ra 93,62đ vốn, sang đến năm 2003 thì phải bỏ ra 94,07đ vốn. Như vậy, so với năm 2002 thì giá vốn hàng bán năm 2003 tăng hơn là 0,45đ. Nguyên nhân làm cho giá vốn hàng bán tăng là do:
Giá mua vào của các loại hàng hoá này là cao do việc mua đi bán lại của các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành.
Giá một số mặt hàng chưa sản xuất được trong nước thường cao
Các loại thuốc mới xuất hi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28714.doc