MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH
1.1 Cơ sở lý luận về cạnh tranh.trang3
1.1.1 Khái niệm về thị trường và cạnhtranh .3
1.1.2 Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường .4
1.2. Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp.5
1.2.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh .5
1.2.2 Những tiêu chí xác định năng lực cạnh tranh .5
1.2.3 Lợi thế cạnh tranh .6
1.2.4 Những yếu tố xác định lợi thế cạnh tranh .7
1.2.5 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh .7
1.3 Chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp.7
1.3.1 Khái niệm về chiến lược cạnh tranh .7
1.3.2 Quá trình xây dựng chiến lược cạnh tranh .8
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược cạnh tranh .9
1.3.4 Các chiến lược cạnh tranh .11
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
HIỆN TẠI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY SÀI GÒN
2.1 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần dệt may Sài Gòn.17
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty .17
2.1.2 Cơ cấu tổ chức .19
2.1.3 Các mặt hàng sản xuất chủ yếu .21
2.1.4 Thị trường hoạt động kinh doanh .22
2.1.5 Cácnguồn lực .25
2.1.6 Hoạt động marketing của công ty.26
2.1.7 Hình ảnh thương hiệu .29
2.2. Thực trạng năng lựccạnh tranh của công ty.30
2.2.1 Nhàcung cấp .30
2.2.2 Đối thủ cạnh tranh .31
2.2.3 Khách hàng.33
2.3 Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty.33
2.3.1 Năng lựchoạt động kinh doanh .33
2.3.2 Năng lựctổ chức quản lý .34
2.3.3 Năng lực lao động, vật tư, tài chính .35
2.3.4 Năng lực thị trường .35
2.3.5 Năng lực công nghệ.36
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAYSÀI GÒN ĐẾN NĂM 2010
3.1 Cơ sở xây dựng giải pháp.37
3.1.1 Quan điểm chung khi xây dựng giải pháp .37
3.1.2 Quan điểm phát triển của Công ty cổ phần dệt may Sài Gòn .37
3.1.3 Mục tiêu phát triển củangành dệt may Việt Nam đến 2010.37
3.1.4 Chỉ tiêu sản xuất, xuất khẩu của công ty đến 2010 .38
3.2 Phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài của công ty.39
3.2.1 Nhận dạng các cơ hội và thách thức củacông ty .39
3.2.2 Nhận dạng những điểm mạnh và điểm yếu của công ty .40
3.3 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.41
3.3.1 Nhóm giải pháp mở rộng và phát triểnthị trường .41
3.3.2 Nhóm giải pháp về vốn .51
3.3.3 Nhóm giải pháp về quản lý sản xuất kinh doanh .52
3.3.4 Nhóm giải pháp về marketing.52
3.3.5 Nhóm giải pháp về công nghệ .54
3.3.6 Nhóm giải pháp về nhân lực .54
3.4 Những kiến nghị với Chính Phủ.55
Kết luận .57
Tài liệu tham khảo
72 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2913 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dệt may Sài Gòn đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hương hiệu, Công ty cổ phần dệt may Sài Gòn đã đăng ký độc quyền thương hiệu
Texgamex cho các sản phẩm may, dệt ren của mình vào cuối năm 2000. Thương hiệu
giao dịch chung cho thị trường trong và ngoài nước vẫn là Texgamex (SaiGon Textile-
Garment Import Export Joint Stock Company).
Thương hiệu này đã được công ty đăng ký độc quyền nên các sản phẩm của công
ty xuất hiện trên thị trường đều được gắn tên Texgamex. Thương hiệu này xuất hiện cả
thị trường trong và ngoài nước.
Do công ty có được thương hiệu riêng của mình, đã giúp công ty tạo được sự
phân biệt nhất định so với các sản phẩm cùng loại, cũng chính là giúp công ty có được
lượng khách hàng trung thành, có vị trí riêng của mình trong ngành.
Thương hiệu Texgamex đã trở nên khá quen thuộc với người tiêu dùng trong
nước và nước ngoài đối với các mặt hàng dệt ren, danten; thể hiện rõ nét qua doanh số
của mặt hàng này liên tục tăng nhanh trong những năm qua. Trong khi đó, đối với các
sản phẩm may mặc, thương hiệu Texgamex chưa để lại dấu ấn đậm nét đối với người
tiêu dùng trong nước. Một phần lý do là trong thời gian qua, công ty chỉ chú trọng phát
triển sản phẩm may mặc xuất khẩu.
Hình 2.2 Thương hiệu của Công ty
2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công Ty Cổ Phần Dệt May Sài Gòn
2.2.1 Nhà cung cấp:
Nguồn cung ứng nhân lực:
Nguồn nhân lực của công ty được cung cấp từ các trường đại học trong nước,
chủ yếu tập trung từ các đại học phía Nam.
- Nhân lực có trình độ đại học, sau đại học được sử dụng từ các trường: đại học
bách khoa, đại học ngoại thương, đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, đại học sư
phạm kỹ thuật… Đối với nguồn nhân lực này, công ty chưa có sự phối hợp với các cơ
sở đào tạo nên chưa tạo nguồn lực ổn định cho mình.
- Nguồn nhân lực có trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật được cung cấp từ các
trường trung cấp kỹ thuật, trung tâm dạy nghề… Đặc biệt sau khi thành lập trường
trung cấp kỹ thuật nghiệp vụ Nguyễn Tất Thành, công ty chủ động đào tạo được đội
ngũ công nhân kỹ thuật phù hợp với nhu cầu của mình.
Nguồn vật lực
- Nguồn vốn đầu tư của công ty chủ yếu từ vốn vay, huy động vốn của cổ
đông, vốn khấu hao cơ bản và tự bổ sung.
- Nguyên liệu, phụ liệu: Trong thời gian qua, việc sản xuất nguyên phụ liệu
cho ngành dệt may trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước. Do đó, để có
được nguồn nguyên phụ liệu, các công ty thường phải nhập khẩu. Công ty phụ thuộc
rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu bởi vì nguồn nguyên liệu trong nước chưa
đáp ứng về chất lượng cũng như giá cả. Nguồn nguyên liệu nhập khẩu được khai thác
từ các nước có nền công nghiệp dệt may phát triển như: Đức, Pháp, Nhật, Hàn Quốc…
và các nước trong khu vực. Các mặt hàng mà công ty thường nhập về:
Sợi tổng hợp nhập về từ: Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan và các nước trong khối
Asean.
Sợi PE nhập của Đài Loan, Nhật.
Xơ Acrilic nhập của Anh, Đài Loan
Hóa chất, thuốc nhuộm nhập của: Hàn Quốc, Hong Kong, các nước trong khối
Asean, Pháp, Đức, Ý, Trung Quốc.
Bông nhập của Nhật, Úc.
Nguyên liệu, phụ liệu may nhập của: Nhật, Hàn Quốc.
Ngoài ra, công ty còn mua vải, phụ liệu may của các doanh nghiệp trong nước để
sản xuất hàng xuất khẩu. Tuy nhiên nguồn cung ứng này có tỷ trọng nhỏ trong tổng số
doanh số mua nguyên liệu, phụ liệu. Việc công ty sử dụng nguyên liệu hầu hết là nhập
khẩu nên hiệu quả kinh doanh không cao. Mục tiêu của công ty là chuyển sang sử dụng
nguyên vật liệu trong nước. Tuy nhiên để thực hiện được điều này ngoài sự nổ lực của
công ty còn cần có sự giúp đỡ của Chính Phủ cũng như ngành hóa chất và bông trong
nước.
2.2.2 Đối thủ cạnh tranh
Để có thể tồn tại và phát triển, bất cứ doanh nghiệp khi bước vào kinh doanh đều
phải xem xét, đánh giá các đối thủ cạnh tranh trực tiếp lẫn cạnh tranh gián tiếp đối với
các sản phẩm do mình sản xuất. Đặc biệt là lĩnh vực dệt may hiện có rất nhiều doanh
nghiệp đang hoạt động. Có thể phân đối thủ cạnh tranh thành 2 nhóm: đối thủ cạnh
tranh trong nước và đối thủ cạnh tranh nước ngoài.
Đối thủ cạnh tranh trong nước:
- Trong nước hiện nay tồn tại rất nhiều doanh nghiệp may với những điều
kiện thuận lợi trong công nghệ, quy trình sản xuất. Ví dụ như một số doanh nghiệp nổi
bật như: Việt Tiến (Vtec), Việt Thắng, Thắng Lợi (Vigatexco), Thái Tuấn, May 10,
May Nhà Bè, Legamex, Bigamex…
- Tồn tại và phát triển những doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài. Ưu thế với những nhãn hiệu nổi tiếng, thời trang…
- Hàng may mặc được nhập khẩu từ nhiều nước, chủ yếu từ Trung Quốc,
Hàn Quốc… cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm may mặc đa dạng, phong phú.
Đặc biệt là giới trẻ có tâm lý chuộng hàng ngoại nhập.
- Ngoài ra còn có các mặt hàng do tư nhân thiết kế, sản xuất cũng thu hút
được lượng khách hàng nhất định.
Đối thủ cạnh tranh nước ngoài
Trên thị trường thế giới, dệt may Việt Nam phải đối mặt với nhiều đối thủ
cạnh tranh, trong đó có một số đối thủ cạnh tranh nổi bật như sau:
Trung Quốc: là đối thủ cạnh tranh lớn nhất, là cường quốc xuất khẩu hàng dệt
may lớn nhất thế giới. Ngành dệt may Trung Quốc tăng từ 10 tỷ USD (năm 1990) lên
đến 50 tỷ USD (năm 2005). Và theo cuộc khảo sát của Goldman Sachs Group Inc, thị
phần của dệt may Trung Quốc trên thị trường thế giới sẽ tăng lên đến 17% vào năm
2003 và đạt mức 50% vào năm 2007. Sở dĩ dệt may Trung Quốc nhanh chóng chiếm
lĩnh thị trường thế giới là do Trung Quốc có những điều kiện hết sức thuận lợi:
- nguyên liệu dồi dào
- nhân công lành nghề và đội ngũ nhân viên kỹ thuật giỏi
- thiết bị được thường xuyên đổi mới nhờ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- cơ sở hạ tầng tốt
- chi phí lao động thuộc hàng thấp nhất thế giới
- có nhiều trung tâm thời trang nổi tiếng như Hàng Châu…
Ấn Độ: là một quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn trên thế giới. Thị trường
chính của Ấn Độ là ở Mỹ, Canada và EU. Các doanh nghiệp dệt may của Ấn Độ đã
đầu tư khoảng 700 triệu USD mua thiết bị, xây dựng nhà xưởng nhằm tăng sản lượng
và chất lượng hàng dệt may. Ước tính xuất khẩu dệt may của Ấn Độ sẽ tăng từ 10 tỷ
USD năm 2003 lên đến 50 tỷ USD vào năm 2010. Tương tự Trung Quốc, Ấn Độ cũng
có những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mình như: cơ sở sản xuất rộng,
nguyên liệu đầy đủ và là nước xuất khẩu vải bông lớn thứ ba của thế giới (sau Mỹ và
Trung Quốc).
Ý : là quốc gia xuất khẩu quần áo lớn thứ hai sau Trung Quốc. Tại Ý, ngành dệt
may là một trong những ngành quan trọng của nền kinh tế. Vào năm 2003, ngành dệt
may Ý đã tuyển dụng 570000 nhân công, chiếm 1/3 tổng số nhân công dệt may được
tuyển trong toàn khối EU, thu nhập đạt doanh thu 43,1 tỷ Euro, xuất khẩu đạt 26,3 tỷ
Euro.
Các đối thủ cạnh tranh khác: ngoài những đối thủ lớn, trên thị trường vẫn tồn tại
những quốc gia xuất khẩu dệt may khác như Srilanka, Bangladesh, Indonesia… cũng
luôn được sự trợ giúp của các quốc gia lớn. Đặc biệt sau thảm họa sóng thần vừa qua,
các nước này được EU bãi bỏ thuế nhập khẩu khẩu đối với mặt hàng dệt may. Với
những ưu đãi này góp phần tạo cho đối thủ cạnh tranh của Việt Nam có sức cạnh tranh
mạnh mẽ hơn.
2.2.3 Khách hàng của công ty:
- Đối với thị trường trong nước, khách hàng của công ty rất đa dạng. Với chiến
lược phân biệt giá của mình, sản phẩm của công ty được sử dụng rộng rãi từ những
khách hàng có thu nhập cao cho đến những khách hàng thu nhập thấp. Tuy nhiên công
ty vẫn tập trung chủ yếu ở đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình. Công ty hiện
tại vẫn tiếp tục khai thác thị trường trong nước, vì thị trường này đang mở ra nhiều cơ
hội phát triển cho công ty.
- Đối với thị trường nước ngoài, khách hàng của công ty tập trung chủ yếu ở EU
(Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ, Ý) và các nước Châu Á. Trước xu thế hội nhập quốc tế
và đường lối phát triển quan hệ ngoại giao theo hướng đa phương hóa đa dạng hóa các
mối quan hệ của Chính Phủ, vẫn tiếp tục mở ra cho công ty nhiều cơ hội tìm kiếm, khai
thác và phát triển nhiều thị trường mới trên thế giới.
2.3 Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dệt may
Sài Gòn
2.3.1 Năng lực hoạt động kinh doanh
Xem bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm như sau:
Bảng 2.5 Bảng kết quả kinh doanh qua các năm
Đvt: 1000 đồng
Chỉ tiêu 2002 2003 2004
Doanh thu
Vốn cổ phần thường
Lợi nhuận sau thuế
Số lao động (người)
Thu nhập b/p người/tháng
Tỷ suất ROE (%)
72.795.174
32.531.996
1.022.258
1271
1250
3,14
68.544.124
32.531.996
988.087
1348
1375
3,03
70.298.970
32.531.996
1.068.831
1475
1420
3,28
(Nguồn: Phòng tài vụ)
Qua bảng 2.5 cho các nhận xét sau:
- Hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm ổn định, đạt hiệu quả. Tỷ suất
sinh lợi trên vốn cổ phần thường (ROE) ổn định và được nâng cao cho thấy việc sử
dụng vốn cổ phần của công ty tốt.
- Thu nhập người lao động được đảm bảo, ổn định được đời sống.
2.3.2 Năng lực tổ chức, quản lý
Điểm mạnh:
- Ban giám đốc của công ty có nhiều kinh nghiệm trong ngành dệt may và được
đào tạo chính quy, có trình độ đại học và sau đại học.
- Bộ máy quản lý gọn nhẹ (thực hiện theo Nghị Định 41 khi thực hiện cổ phần
hóa) giảm nhẹ chi phí quản lý.
- Bộ máy quản lý tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng nên công tác quản lý
được thực hiện cách nhanh chóng.
Điểm yếu:
- Các nhà quản lý phòng ban có trình độ đại học, sau đại học vẫn còn thiếu, nhất
là những nhà quản lý có kinh nghiệm trong ngành dệt may.
- Nhân viên kinh doanh xuất khẩu chưa có nhiều kinh nghiệm trong đàm phán với
khách hàng, nên đôi khi hợp đồng xuất khẩu còn hạn chế trong quy ước giao nhận.
2.3.3 Năng lực lao động, vật tư, tài chính:
Điểm mạnh:
- Có đội ngũ lao động đã qua đào tạo, tốt nghiệp từ các trường có uy tín. Lao
động trực tiếp có trình độ thành thạo tay nghề tương đối tốt.
- Lao động thâm niên trong công ty cao, nhanh nhẹn trong việc xử lý có hiệu quả
các tình huống phát sinh.
- Có nguồn cung cấp vật tư, nguyên liệu ổn định.
- Nguồn vốn có thể được huy động từ các cổ đông, được vay ưu đãi từ các ngân
hàng.
Điểm yếu:
- Nguồn lao động không ổn định.
- Nguyên liệu chủ yếu được nhập khẩu nên không chủ động được giá nguyên liệu.
- Nguồn vốn huy động chưa đáp ứng được nhu cầu vốn.
2.3.4 Năng lực thị trường:
Điểm mạnh:
- Thị trường xuất khẩu đa dạng, sản phẩm có mặt tại các thị trường lớn.
- Thị trường nguyên liệu cũng phong phú, có được từ nhiều nguồn khác nhau, ổn
định trong tạo nguồn vào.
- Có được khách hàng lớn, giá trị hợp đồng cao.
Điểm yếu:
- Nguyên liệu ổn định nhưng do nhập khẩu nên giá thành cao, làm tăng chi phí
sản xuất, dẫn đến giá thành sản phẩm cao.
- Thị phần ở thị trường trong nước chưa cao. Lý do là sản phẩm may mặc chưa đủ
sức cạnh tranh với các công ty khác.
- Sản phẩm xuất khẩu tập trung vào các cat nóng như cat 332 (tất) cat 342 (váy
chất liệu cotton)… dẫn đến sự cạnh tranh mạnh mẽ tại thị trường Mỹ.
2.3.5 Năng lực công nghệ:
Điểm mạnh:
- Hệ thống máy móc đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu sản xuất của công ty.
- Tiếp tục đầu tư đổi mới máy móc, tạo thành quy trình sản xuất hiện đại hơn,
năng suất cao hơn.
Điểm yếu: Máy móc nhập từ Trung Quốc hay hư hỏng, thường hay phải sửa
chữa, ảnh hưởng đến năng suất sản xuất.
Chương 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY SÀI GÒN ĐẾN NĂM 2010
[ \
3.1 Cơ sở xây dựng giải pháp
3.1.1 Quan điểm chung khi xây dựng giải pháp
Chúng tôi xây dựng giải pháp dựa trên một số quan điểm như sau:
- Các giải pháp được xây dựng dựa trên nguyên tắc: tận dụng được các cơ hội
phát triển, né tránh mối đe dọa, vượt qua những điểm yếu, phát huy điểm mạnh của
công ty.
- Các giải pháp được xây dựng lưu ý đến yếu tố cạnh tranh của các công ty trong
nước và nước ngoài, xu hướng hội nhập kinh tế thế giới của đất nước.
- Các giải pháp được xây dựng phải phù hợp với xu hướng phát triển chung của
ngành; phù hợp với quan điểm phát triển, mục tiêu của công ty.
- Các giải pháp phải mang tính khả thi.
3.1.2 Quan điểm phát triển của công ty
- Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn như Bắc Mỹ, Eu, Nhật
và các nước Châu Á khác. Đồng thời, phấn đấu nâng cao thị phần trong nước.
- Phát triển công ty thành công ty có quy mô lớn trong ngành dệt may trong
nước. Tích cực và chủ động hội nhập kinh tế thế giới dựa trên năng lực cạnh tranh
vững chắc của mình.
- Phát triển với mục tiêu chất lượng, hiệu quả, ổn định. Phấn đấu nâng cao thu
nhập cho người lao động.
- Hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật. Đặc biệt là ứng dụng tin học trong
công tác quản lý, tìm kiếm thông tin và khách hàng.
3.1.3 Mục tiêu phát triển của ngành dệt may Việt Nam
Theo Nghị quyết Ban Chấp Hành Trung Ương khóa VII định hướng: “Phát triển
hàng tiêu dùng xuất khẩu, đặc biệt là sản phẩm may mặc, dệt, da… chuyển nhanh từ
gia công sang tự sản xuất để xuất khẩu”. Được sự quan tâm của Chính Phủ, ngành dệt
may Việt Nam trong những năm gần đây đã có những chuyển biến đáng kể. Năm 1995,
lần đầu tiên số liệu về sản lượng của ngành dệt may Việt Nam được công bố với giá trị
xuất khẩu đạt 850 triệu USD. Năm 2001 đạt giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD và giải
quyết việc làm gần 1 triệu lao động công nghiệp. Sản phẩm ngành dệt may Việt Nam
từng bước khẳng định uy tín của mình tại các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản…
Để tạo điều kiện phát triển cho ngành dệt may Việt Nam trước xu thế hội nhập, ngày
23/4/2001 Thủ Tướng Chính Phủ đã phê duyệt quyết định 55 về Chiến lược tăng tốc
phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010 với những cơ chế ưu đãi. Mục tiêu
của chiến lược gồm: (1) tăng kim ngạch xuất khẩu lên 4-5 tỷ USD năm 2005 và đến 8-
9 tỷ USD năm 2010; (2) tổng số lao động đạt 3 triệu năm 2005 và 4 triệu người vào
năm 2010; (3) tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm lên 50% năm 2005 và 75% vào năm
2010.
Với những chính sách hỗ trợ, ngành dệt may Việt Nam vẫn tiếp tục nâng cao sức
cạnh tranh của mình trên thị trường thế giới. Kim ngạch xuất khẩu của ngành năm
2004 đạt khoảng 4,3 -4,35 tỷ USD, vượt kế hoạch khoảng 50-100 triệu USD. Và 6
tháng đầu năm 2005, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 2.05 tỷ USD, đạt khoảng 39,5% kế
hoạch năm. Do đó, trong 6 tháng cuối năm, nhiệm vụ của ngành dệt may sẽ khó khăn
hơn. Tuy nhiên với những chương trình hỗ trợ đúng hướng của Chính Phủ và triển
vọng Việt Nam gia nhập WTO trong năm nay sẽ góp phần giúp ngành dệt may hoàn
thành được kế hoạch của mình.
3.1.4 Chỉ tiêu sản xuất, xuất khẩu của công ty đến năm 2010
Dựa vào chiến lược phát triển của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010 và
quan điểm phát triển của mình, công ty có chiến lược phát triển đến năm 2010 với
những nội dung cơ bản như sau:
- Thị trường: tập trung phát triển thị trường trong nước hơn, tăng thị phần của
công ty khoảng 60% so với năm 2005. Đến năm 2010 phấn đấu trở thành công ty
mạnh trong ngành với sản phẩm may mặc, dệt, danten đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong
nước. Mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm ở thị trường miền trung và miền bắc.
Đối với thị trường nước ngoài, giữ vững thị trường cũ và phát triển thêm thị trường
mới như Nhật Bản, Canada, Đông Âu…
- Nâng cao quy mô hoạt động của công ty lên gấp 3 lần hiện nay. Mức tăng
trưởng bình quân hàng năm đạt khoảng 11-12%/năm. Doanh thu năm 2010 đạt khoảng
120 tỷ đồng.
- Nhân lực: Tiếp tục sắp xếp lại bộ máy quản lý theo hướng tinh giảm lao động
dôi dư, bố trí công việc phù hợp hơn với khả năng người lao động. Phấn đấu từ nay đến
năm 2010, đào tạo và thu hút được lao động có trình độ cao. Cụ thể là ít nhất có 15
người lao động có trình độ sau đại học để bố trí vào vị trí giám đốc xí nghiệp và trưởng
các bộ phận. Đồng thời, do mở rộng quy mô sản xuất, tuyển dụng thêm khoảng 500 lao
động, chủ yếu là công nhân lành nghề, nâng tổng số lao động trong công ty đạt 2000
người. Bình quân thu nhập của người lao động tăng hàng năm 11%.
- Phát triển trình độ công nghệ theo kịp các công ty dẫn đầu trong ngành dệt may
Việt Nam, và đạt công nghệ tiên tiến so với các nước trong khu vực.
3.2 Phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài của công ty
3.2.1 Nhận dạng các cơ hội và thách thức của công ty
Cơ hội:
- Thị trường trong nước rộng lớn với nhu cầu may mặc đang tăng lên. Theo dự
báo đến năm 2010, dân số Việt Nam sẽ là 100 triệu người.
- Thị trường nước ngoài đang rộng mở cho các doanh nghiệp. EU, Canada xóa bỏ
hạn ngạch cho dệt may Việt Nam; thị trường Nhật xuất khẩu phi quota; Mỹ mở rộng
thị trường nhờ vào BTA; triển vọng Việt Nam gia nhập WTO vào cuối năm 2005.
- Chính phủ có những chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư cho ngành dệt may trong
nước. Chính phủ đã có quyết định 55 về Chiến lược tăng tốc phát triển ngành dệt may
đến năm 2010 với ưu đãi về thuế, cơ chế tín dụng…
- Nguồn lao động dồi dào với giá lao động rẻ.
- EU thay đổi chính sách về nguyên tắc xuất xứ đối với hàng dệt may nhập khẩu
từ các nước Asean. Theo đó, các nước Asean có thể mua nguyên liệu của nhau để sản
xuất ra hàng dệt may thành phẩm, sau đó xuất khẩu sang EU và những sản phẩm xuất
khẩu này vẫn được coi có xuất xứ từ trong nước. Như vậy, chính sách này sẽ giúp các
doanh nghiệp Asean, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam, khả năng “chống chọi” với
hàng dệt may Trung Quốc và hưởng được ưu đãi thuế quan của EU.
Thách thức
- Cạnh tranh với doanh nghiệp của các nước thành viên WTO trên thị trường
trong và ngoài nước. Việt Nam gia nhập WTO là bước vào cuộc cạnh tranh không có
điểm dừng. Đặc biệt Trung Quốc, Ấn Độ nổi lên như là những đối thủ cạnh tranh lớn.
- Sự ưu đãi của các quốc gia lớn cho các nước chịu thảm họa sóng thần như
Bangladesh, Srilanka… góp phần tạo cho các nước xuất khẩu hàng dệt may đối thủ của
Việt Nam sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn.
- Nguồn nguyên phụ liệu trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành. Các
doanh nghiệp đều nhập khẩu nguyên phụ liệu, phải chịu chi phí cao.
- Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành. Nguồn lao động dồi dào
nhưng vẫn thiếu lao động có trình độ chuyên môn như các nhà quản lý, cán bộ kỹ thuật
công nghệ, cán bộ nghiên cứu thị trường… Ngoài ra, chi phí lao động Việt Nam đang
tăng, nên ưu thế về giá nhân công rẻ sẽ không còn.
- Yêu cầu của nước ngoài về bảo vệ môi trường của ngành dệt.
3.2.2 Nhận dạng những điểm mạnh và điểm yếu của công ty:
Qua phần 2.2 và phần 2.3 chúng tôi rút ra được những điểm mạnh và điểm yếu
của công ty như sau:
Điểm mạnh:
- Có được khách hàng tại các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu.
- Có kinh nghiệm xuất khẩu trong lĩnh vực dệt may. Từ ngày được thành lập đến
nay, công ty luôn tập trung vào hoạt động xuất khẩu nên tích lũy được kinh nghiệm.
- Ban lãnh đạo có năng lực, trình độ quản lý khá.
- Có đội ngũ công nhân được đào tạo chuyên môn.
- Có mạng lưới phân phối trong nước mạnh. Phát triển nhiều đại lý giúp sản phẩm
công ty nhanh chóng tiếp cận thị trường.
- Có hệ thống máy móc đầy đủ. Công ty có được hệ thống máy móc đầy đủ và
vẫn đang được tiếp tục đổi mới.
Điểm yếu:
- Chưa có được một thương hiệu mạnh. Thương hiệu của công ty chưa để lại dấu
ấn đậm nét trong người tiêu dùng.
- Năng lực sản xuất còn thấp so với nhiều doanh nghiệp trong ngành.
- Chi phí nguyên liệu đầu vào còn cao, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.
- Chưa có đội ngũ nghiên cứu và phát triển riêng biệt.
- Thiếu thông tin tại thị trường nước ngoài.
- Chất lượng sản phẩm may mặc chưa cao.
Trên cơ sở các cơ hội, thách thức, cũng như các điểm mạnh và điểm yếu của
Công ty cổ phần dệt may sài gòn, chúng tôi xây dựng ma trận SWOT cho công ty.
(xem phụ lục 3).
3.3 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Dệt
May Sài Gòn đến năm 2010
3.3.1 Nhóm giải pháp mở rộng và phát triển thị trường:
3.3.1.1 Đối với thị trường nước ngoài:
Trong hoạt động kinh doanh, công ty luôn có chiến lược phát triển thị trường xuất
khẩu của mình và xem đây là một chiến lược đúng đắn. Công ty luôn tập trung phát
triển sản phẩm xuất khẩu vào 3 thị trường lớn là: Nhật Bản, Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và
EU. Trước hết, để hỗ trợ giải pháp thị trường, công ty cần chuyên biệt hóa các hoạt
động: hoạt động kinh doanh, hoạt động marketing. Từ trước đến nay, các hoạt động
kinh doanh, marketing đều được thực hiện bởi bộ phận kế hoạch- thị trường nên chưa
đạt hiệu quả cao. Các hoạt động này thường bị pha lẫn vào nhau, làm cho công tác
nghiên cứu và phát triển thị trường gặp nhiều khó khăn. Do đó, công ty cần phải thành
lập 2 bộ phận riêng biệt: marketing và kinh doanh. Khi này, hoạt động marketing phải
hướng vào các vấn đề sau:
- Nhanh chóng nắm bắt thông tin thị trường nhằm giúp doanh nghiệp có những
chính sách kinh doanh đúng đắn trên từng thị trường.
- Tìm kiếm và khai thác thị trường mới
- Đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, kết hợp với các chương trình xúc tiến thương
mại của Nhà Nước để quảng bá thương hiệu, xúc tiến bán hàng…
- Nâng cao hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D).
a. Giải pháp đối với thị trường Mỹ:
- Với dân số 278 triệu người, Mỹ là một thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn
nhất của thế giới. Tổng kim ngạch nhập khẩu ước tính trong giai đoạn 2002-2005
khoảng 70 tỉ USD/năm. Vì thế đây là thị trường mục tiêu của doanh nghiệp ở nhiều
quốc gia trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam. Sự cạnh tranh diễn ra gay gắt do hầu
hết chính phủ các quốc gia đều hỗ trợ doanh nghiệp của mình xuất khẩu vào Mỹ. Trong
đó, Trung Quốc nổi lên như một đối thủ cạnh tranh lớn nhất. Chỉ trong 3 tháng đầu
năm 2005, xuất khẩu của Trung Quốc vào thị trường này đã tăng 29%. Các nhà bán lẻ
hàng đầu tại Mỹ như Wal Mart cho rằng thị phần dệt may của Trung Quốc tại Mỹ sẽ
đạt 40% vào năm 2007.
- Hệ thống pháp luật của Mỹ chặt chẽ, phức tạp. Trong hệ thống pháp luật này,
chính phủ Mỹ vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tự do cạnh tranh để phát triển,
vừa bảo vệ quyền lợi của quốc gia mình. Trước sự thâm nhập ồ ạt của hàng dệt may
Trung Quốc, vào ngày 1/9/2005, Mỹ đã áp đặt các mức giới hạn về nhập khẩu hàng dệt
may Trung Quốc. Bộ Thương Mại Mỹ đã thông báo mặt hàng dệt may Trung Quốc
nằm trong danh sách giới hạn nhập khẩu lần này là áo lót phụ nữ (cat 352/652) và vải
sợi tổng hợp.
- Thị trường Mỹ đa dạng trong nhu cầu và thị hiếu, nhất là đối với các sản phẩm
may mặc. Thông thường hàng dệt may tại Mỹ được phân thành các phân khúc rõ rệt:
hàng “bình dân” được bán tại các cửa hàng hạ giá; hàng “trung bình” hay “cao cấp”
được bày bán tại các hệ thống bán lẻ như siêu thị hay tại các trung tâm thương mại.
Đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập trên nhiều phân
khúc thị trường khác nhau.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dệt may Sài Gòn trên thị
trường Mỹ cần áp dụng một số giải pháp sau:
- Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu những sản phẩm công ty đang có thế mạnh, đang
có khách hàng. Đồng thời, công ty bước đầu xuất khẩu những sản phẩm mới, đặc biệt
là những cat không có hạn ngạch. Mặc dù hàng dệt may Trung Quốc đang bị áp đặt
giới hạn về nhập khẩu, nhưng việc Mỹ gia tăng hạn ngạch cho Việt Nam khó xảy ra.
Do đó, công ty cần chú ý đến việc xuất khẩu những sản phẩm không có hạn ngạch.
- Đầu tư về quy trình công nghệ, các máy móc thiết bị mới để cho ra những sản
phẩm mới, phong phú, phù hợp với tính cách đa dạng của thị trường Mỹ. Thiết bị
chuyên dụng hiện đại trong thiết kế, cắt may ngày nay được sử dụng nhiều là hệ thống
CAD/CAM (Computer Added Design/ Computer Added Manufacturing). Hệ thống
này sẽ giúp công ty có được thế mạnh trong thiết kế và tạo mẫu.
- Tập trung quản lý chi phí để có những sản phẩm với giá thành hạ. Hiện nay, chi
phí sản xuất cao do 2 lý do: chính sách cải cách tiền lương của Nhà Nước để nâng cao
thu nhập cho người lao động, nguồn nguyên liệu phải nhập khẩu. Để khắc phục tình
trạng này, công ty cần phải bố trí sắp xếp lao động hợp lý trên quy trình công nghệ
nhằm nâng cao năng suất lao động, giúp người lao động tiếp cận nhanh với hệ thống
mới. Cố gắng đến năm 2010 công ty có được đội ngũ lao động tay nghề cao. Đồng
thời, công ty cần sử dụng tối đa nguồn nguyên liệu trong nước. Sở dĩ hàng Trung Quốc
thâm nhập thị trường Mỹ mạnh mẽ vì giá rất cạnh tranh. Do đó, để nâng cao sức cạnh
tranh, công ty cần sản xuất sản phẩm với giá thành hạ; đồng thời chú ý đến mẫu mã
hợp thời trang.
- Thị trường Mỹ thường xuyên sử dụng các rào cản phi thuế quan. Để khắc phục
điều này, công ty cần tiếp cận các chuẩn mực quản lý quốc tế về trách nhiệm xã hội
SA8000, hay như xây dựng những công đoạn xử lý nước thải đạt yêu cầu về quản lý
môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000. Công ty có thể liên kết với những công
ty khác trong ngành dệt may Việt Nam nhằm sản xuất những sản phẩm đạt tiêu chuẩn
của Mỹ.
- Xây dựng và phát triển thương hiệu Texgamex trên thị trường Mỹ bằng mỗi
sản phẩm xuấ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dệt may Sài Gòn đến năm 2010.pdf