Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến năm 2010

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Mục lục

Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt

Danh mục các bảng

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC XUẤT

KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TIỀN GIANG . 3

1.2 VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤTKHẨU ĐỐI VỚI CÁC DOANH

NGHIỆP VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ TIỀN GIANG NÓI RIÊNG . 4

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾNNĂNG LỰC XUẤT KHẨU CỦA

CÁC DOANH NGHIỆP TIỀN GIANG . 5

1.3.1 Các nhân tố tác động thuận lợi. 5

1.3.2 Các nhân tố tác động không thuận lợi đến khả năng xuất khẩu . 9

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CỦA

CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG. 18

2.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA TỈNH TIỀN GIANG. 18

2.1.1 Về kim ngạch xuất khẩu. 18

2.1.2 Về cơ cấu hàng xuất khẩu. 22

2.1.3 Về thị trường xuất khẩu . 24

2.2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH

NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG . 26

2.2.1 Đối tượng khảo sát. 26

2.2.2 Tình hình kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp. 27

2.2.3 Các giải pháp mà các doanh nghiệp đề xuất để đẩy mạnh xuất khẩu. 30

2.2.4 Các kiến nghịcủa doanh nghiệp đối với các cấp có thẩm quyền để

đẩy mạnh xuất khẩu . 31

2.3. PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ NGUY CƠ

TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CỦA CÁC

DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG . 31

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT

KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN

GIANG ĐẾN NĂM 2010 . 38

3.1 MỤC TIÊU - QUAN ĐIỂM ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG

LỰC XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2010 . 38

3.1.1 Mục tiêu của các giải pháp. 38

3.1.2 Quan điểm đề xuất giải pháp . 39

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CỦA

CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG . 40

3.2.1 Thực hiện liên doanh,liên kết giữa các doanh nghiệp cùng ngành

trong Tỉnh và các tỉnh lân cận để tạo ra các doanh nghiệp lớn hoặc

chuỗi các doanh nghiệp. 40

3.2.2 Tăng cường vốn để đầutư công nghệ mới, hiện đại hóa trang thiết

bị, mở rộng quy mô kinh doanh. 41

3.2.3 Đẩy mạnh công tác tiếp thị ở thị trường nước ngoài; tổ chức bộ

phận chuyên trách về marketing. 43

3.2.4 Nâng cao năng lựccạnh tranh của các sản phẩm xuấtkhẩu. 44

3.2.5 Thực hiện hợp đồng sản xuất – tiêu thụ hàng nông sản, thủy sản

với các hộ dân, các hợp tácxã . 46

3.3 KIẾN NGHỊ. 47

KẾT LUẬN .51

pdf76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1566 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thấp so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và so với cả nước. Tỷ trọng hàng thủy sản trong kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Tiền Giang có xu hướng giảm: năm 1995 là 20,35%, năm 2000 là 18,26% và năm 2003 chỉ là 12,68%. Thủy sản xuất khẩu của Tiền Giang chủ yếu là hàng sơ chế đông lạnh, tỷ lệ hàng chế biến có tăng qua các năm nhưng không đáng kể. Bên cạnh đó, giá thủy sản có xu hướng giảm trong các năm qua làm ảnh hưởng không ít đến kim ngạch xuất khẩu. Năm 2002 giá xuất khẩu thủy sản giảm từ 20 - 30% so với năm 2001 [13]. Đến năm 2003 giá thủy sản có tăng nhưng vẫn còn ở mức thấp. Bên cạnh đó, do làm ăn thua lỗ Công ty thủy sản Tiền Giang phải giải thể, Công ty TNHH Sông Tiền và các doanh nghiệp chế biến thủy sản mới đi vào hoạt động thì lại gặp khó khăn do thiếu nguyên liệu. Về hàng công nghiệp xuất khẩu đã có sự tăng trưởng khá nhanh và ổn định so với tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Trong thời kỳ 1995-2000 tăng bình quân 45,75% (so với 19,39% tổng kim ngạch) và thời kỳ 2001-2003 tăng 16,56% (so với giảm 0,71% của tổng kim ngạch của tỉnh) đưa tỷ trọng của nhóm hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp xuất khẩu tăng từ 9,56% năm 1995 lên 26,05% năm 2000 và 42,15% vào năm 2003. Nguyên nhân chính dẫn đến sự biến động kim ngạch xuất khẩu trên là do sự biến động của số lượng hàng xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu của tỉnh Tiền Giang các năm qua khôngï ổn định. Các mặt hàng giảm mạnh nhất là tôm đông lạnh, dầu dừa, than gáo dừa (xem bảng số 10). 30 Bảng 10: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh Tiền Giang Mặt hàng ĐVT 1995 2000 2003 Gạo Tấn 98.111 269.241 222.553 Tấm Tấn 753 14.460 14.400 Đồ hộp Tấn 936 606 1.962 Tôm đông lạnh Tấn 1.712 1.480 151 Nghêu đông Tấn 321 2.465 2.061 Dầu dừa Tấn 2.480 8.265 265 Xơ dừa Tấn 146 1.565 Than gáo dừa Tấn 1.683 2.580 275 Bia Ngàn lít 679 456 968 Hàng may mặc Ngàn cái - 4.006 6.888 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang năm 2003). 2.1.3 Về thị trường xuất khẩu: Nghiên cứu thị trường xuất khẩu của Tiền Giang từ năm 1995 đến nay cho thấy thị trường xuất khẩu của tỉnh phát triển theo hướng ưu tiên các thị trường trực tiếp, giảm thị trường trung gian, tập trung phát triển thị trường truyền thống, mở ra được một số thị trường mới (xem bảng số 11). 31 Bảng 11: Thị trường xuất khẩu của tỉnh Tiền Giang ĐVT: % 1995 2000 2003 1. Châu Âu Trong đó: - Pháp - Đức - Hà Lan - Anh - Thụy Sỹ - Bỉ - Ba Lan - Nga - Tây Ban Nha - Italia - Czech 6,06 2,85 0,08 2,92 - - 0,21 - - - - - 31,04 1,51 3,07 4,21 8,66 1,24 2,86 4,37 2,00 0,80 0,87 - 26,34 0,28 3,96 1,16 3,63 1,08 4,66 - 0,05 1,01 4,49 1,05 2. Châu Á Trong đó: - ASEAN - Trung Quốc - Hongkong - Nhật - Hàn Quốc - Taiwan 91,62 16,92 21,95 49,60 2,93 0,22 - 52,37 19,75 11,05 1,37 2,31 2,42 2,14 21,57 1,25 0,71 0,29 3,31 2,19 0,77 3. Châu Mỹ Trong đó: - Mỹ - 3,93 3,10 31,66 30,25 4. Khác 2,32 12,66 20,43 (Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của Sở Thương mại - Du lịch tỉnh Tiền Giang và tính toán) 32 Năm 1995 thị trường xuất khẩu chủ yếu của tỉnh Tiền Giang là các thị trường trung gian. Các thị trường này chiếm tỷ trọng rất lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Tỉnh: thị trường Hongkong chiếm 49,60%, Trung Quốc 21,95%, các nước Asean chiếm 16,92%. Khả năng giao dịch với các thị trường lớn như Nhật, Châu Âu rất hạn chế. Thị trường Nhật chiếm 2,93% và thị trường Châu Âu chiếm 6,06% kim ngạch xuất khẩu của Tỉnh. Đến năm 2000 thị trường Châu Aù giảm xuống chỉ còn 52,37% trong đó thị trường trung gian Hongkong giảm mạnh nhất (chỉ còn 1,37%), thị trường Trung Quốc còn 11,05%. Trong giai đoạn này thị trường Châu Âu tăng trưởng rất nhanh, một số doanh nghiệp bắt đầu thâm nhập thị trường Mỹ. Xu hướng tích cực này tiếp tục phát triển: năm 2003 thị trường Châu Âu chiếm 26,34%, Mỹ 30,25%, Châu Phi và Châu Uùc chiếm 20,43%, Châu Aù chỉ còn chiếm 21,57%. 2.2 Kết quả khảo sát năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang: 2.2.1 Đối tượng khảo sát: Bảng 12: Hình thức doanh nghiệp khảo sát Hình thức Số doanh nghiệp Tỷ trọng % 1. Doanh nghiệp Nhà nước. 2. Công ty TNHH 3. Công ty tư nhân 4. Doanh nghiệp có vốn FDI 5. HTX, tổ hợp 5 5 5 4 1 25,00 25,00 25,00 20,00 5,00 33 Bảng 13: Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp khảo sát Lĩnh vực kinh doanh Số doanh nghiệp Tỷ trọng % 1. Nông sản 2. Thủy sản 3. Công nghiệp - thủ công nghiệp 4 4 14 20,00 20,00 70,00 Bảng 14: Tiêu chuẩn quản trị chất lượng mà các doanh nghiệp đạt được Các tiêu chuẩn Số doanh nghiệp Tỷ trọng % 1. Hàng Việt Nam chất lượng cao 2. Tiêu chuẩn ISO, HACCP, … 3. Không đạt tiêu chuẩn nào 0 5 15 0 25,00 75,00 Tổng cộng 20 100 2.2.2 Tình hình kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp: Bảng 15: Cách thức doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm Cách thức xuất khẩu Số doanh nghiệp Tỷ trọng % 1. Ký hợp đồng xuất khẩu trực tiếp 2. Gia công xuất khẩu 3. Bán qua một nước thứ ba 4. Có đại lý phân phối trực tiếp 18 11 6 1 90,00 55,00 30,00 0,05 34 Bảng 16: Các cách mà doanh nghiệp có đối tác xuất khẩu Cách thức có được đối tác Số doanh nghiệp Tỷ trọng % 1. Tự tìm kiếm đối tác 2. Qua giới thiệu của cơ quan Nhà nước 3. Đối tác tự tìm đến 4. Có đại lý ở nước ngoài 5. Các cách khác 6 11 3 1 2 30,00 55,00 15,00 0,05 0,10 Bảng 17: Các phương tiện để doanh nghiệp nắm được thông tin thị trường thế giới Các phương tiện Số doanh nghiệp Tỷ trọng % 1. Internet 2. Qua báo chí trong và ngoài nước 3. Qua hiệp hội các ngành hàng 4. Khảo sát trực tiếp 5. Các phương tiện khác 8 17 5 3 2 40,00 85,00 25,00 15,00 10,00 35 Bảng 18: Doanh nghiệp đánh giá nguồn phát sinh lợi thế cạnh tranh sản phẩm Nguồn phát sinh lợi thế cạnh tranh Số doanh nghiệp Tỷ trọng % 1. Giá cả thấp 2. Chất lượng cao 3. Tính độc đáo của sản phẩm 4. Phương pháp phân phối tốt 5. Các tính cạnh tranh khác 7 12 6 0 3 35,00 60,00 30,00 0 15,00 Bảng 19: Khó khăn doanh nghiệp gặp phải khi kinh doanh trên thị trường thế giới 1-2 3-4 5-6 Mức độ quan trọng Loại khó khăn Số DN Tỷ lệ Số DN Tỷ lệ Số DN Tỷ lệ + Khó khăn vì cạnh tranh khốc liệt. + Khó khăn vì ít am hiểu thị trường thế giới. + Khó khăn tìm đối tác. + Thiếu vốn. + Thiếu kinh nghiệm kinh doanh. 9 8 12 17 5 45,00 40,00 60,00 85,00 25,00 7 11 8 1 8 35,00 55,00 40,00 0,05 40,00 4 1 0 1 7 20,00 0,05 0 0,05 35,00 36 2.2.3 Các giải pháp mà các doanh nghiệp đề xuất để đẩy mạnh xuất khẩu: Bảng 20: Các giải pháp doanh nghiệp đề xuất để nâng cao năng lực xuất khẩu 1-2 3-4 5-6 Mức độ quan trọng Loại giải pháp Số DN Tỷ lệ Số DN Tỷ lệ Số DN Tỷ lệ - Phải đổi mới công nghệ, kỹ thuật - Cần giảm giá để tăng khả năng cạnh tranh - Cần nổ lực tiếp thị tìm kiếm khách hàng - Tăng vốn và quy mô kinh doanh 7 3 13 11 35,00 15,00 65,00 55,00 9 6 7 5 45,00 30,00 35,00 25,00 4 11 0 4 20,00 55,00 0 20,00 2.2.4 Các kiến nghị của doanh nghiệp đối với các các cấp có thẩm quyền để đẩy mạnh xuất khẩu: Bảng 21: Các kiến nghị của các doanh nghiệp Yêu cầu Nhà nước Số doanh nghiệp trả lời Tỷ lệ % so với người trả lời 1. Hỗ trợ thông tin về thị trường. 2. Hỗ trợ tiếp thị triển lãm. 3. Hỗ trợ về giá xuất khẩu 4. Vay vốn để phát triển 5. Giảm thuế 20 13 5 17 3 100 65,00 25,00 85,00 15,00 37 2.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ trong việc nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang: *Điểm mạnh: - Tiềm năng nguồn nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu còn nhiều, chưa được khai thác đúng mức. - Lực lượng lao động tỉnh Tiền Giang khá lớn, chất lượng lao động ngày càng tăng, giá cả sức lao động rẽ tương đối. - Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh có lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh. - Các doanh nghiệp nổ lực trong việc cải tiến, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. - Chính quyền tỉnh Tiền Giang có nhiều chính sách hỗ trợ, xúc tiến hoạt động xuất khẩu. * Điểm yếu: - Các doanh nghiệp trong tỉnh còn ít, vốn ít, sức cạnh tranh yếu kém. - Không có đơn vị chuyên ngành xuất khẩu đủ mạnh để góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại, tham gia vận động đầu tư và khai thác hết khả năng phát triển xuất khẩu trên địa bàn tỉnh và khu vực nói chung. - Mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn còn là nông thủy hải sản qua sơ chế, hàm lượng kỹ thuật trong sản phẩm thấp do đó giá trị và hiệu quả kinh tế chưa cao. - Chưa tổ chức sản xuất tốt các sản phẩm hàng hóa đáp ứng được các yêu cầu về số lượng, chất lượng, thời gian thu hoạch và giá thành hạ để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. 38 - Kỹ thuật và phương tiện thu hoạch, chế biến, tồn trữ, vận chuyển lưu thông chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ xuất khẩu của địa phương, đặc biệt đối với các mặt hàng nông thủy sản tươi. - Thiếu thông tin, thiếu chuyên gia, thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu. * Cơ hội: - Quy mô nhu cầu của thị trường thế giới đối với các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh Tiền Giang còn nhiều, các doanh nghiệp chưa khai thác hết. Bên cạnh, có khả năng phát triển khách hàng mới do mở rộng quan hệ ngoại giao thương mại của Chính Phủ. - Chính Phủ Việt Nam nỗ lực hoàn thiện chiến lược và chính sách phát triển kinh tế Việt Nam, cải tiến hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp. - Hệ thống luật pháp Việt Nam ngày càng hoàn thiện, nhiều văn bản luật pháp mới ra đời để đáp ứng nhu cầu quản lý kinh tế - xã hội của Chính Phủ, bổ sung hoặc điều chỉnh cá điều khoản luật không còn phù hợp. * Nguy cơ: - Thị trường xuất khẩu tuy được mở rộng nhưng thị phần còn nhỏ, chưa ổn định và chưa có bạn hàng lớn. - Các doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh phải đương đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh mạnh, họ có ưu thế về vốn đầu tư, kinh nghiệm quản lý, có chính sách hỗ trợ của các chính phủ. - Chính sách bảo hộ mậu dịch của các nước nhập khẩu. 39 - Yêu cầu của thị trường thế giới ngày càng khắc khe về vệ sinh thực phẩm, chất lượng, mẫu mã, … Trên cơ sở các nhận định trên, chúng tôi xin nêu ma trận SWOT dưới đây (xem bảng số 22). Bảng 22: Ma trận SWOT 40 SWOT CÁC CƠ HỘI (OPPORTUNITIES) - O O1. Quy mô nhu cầu của thị trường thế giới đối với các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh Tiền Giang còn nhiều, các doanh nghiệp chưa khai thác hết. Bên cạnh, có khả năng phát triển khách hàng mới do mở rộng quan hệ ngoại giao thương mại của Chính Phủ. O2. Chính Phủ Việt Nam nỗ lực hoàn thiện chiến lược và chính sách phát triển kinh tế Việt Nam, cải tiến hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp. O3. Hệ thống luật pháp Việt Nam ngày càng hoàn thiện, nhiều văn bản luật pháp mới ra đời để đáp ứng nhu cầu quản lý kinh tế - xã hội của Chính Phủ, bổ sung hoặc điều chỉnh cá điều khoản luật không còn phù hợp. CÁC NGUY CƠ (THREATS) - T T1. Thị trường xuất khẩu tuy được mở rộng nhưng thị phần còn nhỏ, chưa ổn định và chưa có bạn hàng lớn. T2. Các doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh phải đương đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh mạnh, họ có ưu thế về vốn đầu tư, kinh nghiệm quản lý, có chính sách hỗ trợ của các chính phủ. T3. Chính sách bảo hộ mậu dịch của các nước nhập khẩu. T4. Yêu cầu của thị trường thế giới ngày càng khắc khe về vệ sinh thực phẩm, chất lượng, mẫu mã 41 CÁC ĐIỂM MẠNH (STRENGTHS) - S S1. Tiềm năng nguồn nguyên liệu thủy sản, nông sản dồi dào nhưng chưa được khai thác đúng mức. S2. Lực lượng lao động tỉnh Tiền Giang khá lớn, chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao, giá cả sức lao động rẽ tương đối. S3. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh có lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh. S4. Các doanh nghiệp nổ lực trong việc cải tiến, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. S5. Chính quyền tỉnh Tiền Giang có nhiều chính sách hỗ trợ, xúc tiến hoạt động xuất khẩu. TẬN DỤNG ĐIỂM MẠNH ĐỂ NẮM BẮT CƠ HỘI (S/O) S1/O1. Tận dụng nguồn nguyên liệu phong phú để đáp ứng nhu cầu thị trường. S2, S3/O1. Phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động và các ngành có lợi thế để tận dụng lợi thế về lao động mở rộng thị trường xuất khẩu. S4, S5/O1. Tận dụng những hỗ trợ của chính quyền cùng với nổ lực của doanh nghiệp để đẩy nhanh kim ngạch xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường thế giới. TẬN DỤNG ĐIỂM MẠNH ĐỂ HẠN CHẾ NGUY CƠ (S/T) S1, S2, S3/T2. Khai thác các lợi thế cạnh tranh của sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp. S4/T4. Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới. S5/T3. Chính phủ tích cực tham gia các tổ chức trên thế giới, đàm phán nhằm tháo bỏ hoặc hạn chế bớt những hàng rào mậu dịch thế giới. 42 CÁC ĐIỂM YẾU (WEAKNESS) - W W1. Các doanh nghiệp trong tỉnh còn ít, vốn ít, sức cạnh tranh yếu kém. W2. Không có đơn vị chuyên ngành xuất khẩu đủ mạnh góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại, tham gia vận động đầu tư và khai thác hết khả năng phát triển xuất khẩu. W3. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn còn là nông thủy hải sản qua sơ chế, hàm lượng kỹ thuật trong sản phẩm thấp do đó giá trị và hiệu quả kinh tế chưa cao. W4. Kỹ thuật và phương tiện thu hoạch, chế biến, tồn trữ, vận chuyển lưu thông chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ xuất khẩu. W5. Thiếu thông tin, thiếu chuyên gia, thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu. GIẢM ĐIỂM YẾU ĐỂ NẮM BẮT CƠ HỘI (W/O) W1, W2/O1. Liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp, kêu gọi, thu hút đầu tư thành lập các doanh nghiệp để khai thác nhu cầu thị trường. W3, W4/O1. Gia tăng mặt hàng đã qua chế biến, đầu tư chiều sâu nhằm giữ vững và nâng cao thị phần; mở rộng thị trường mới. W5/O2, O3. Tranh thủ sự ủng hộ của Chính phủ tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, thu thập thông tin thị trường quốc tế; đào tạo các chuyên gia hiểu biết sâu về thị trường, về hoạt động xuất khẩu. GIẢM ĐIỂM YẾU ĐỂ HẠN CHẾ NGUY CƠ (W/T) W1, W2, W3/T1, T2. Liên kết các doanh nghiệp cùng ngành trong Tỉnh và trong khu vực để thành lập các doanh nghiệp lớn hoặc chuỗi các doanh nghiệp; tập trung đầu tư chiều sâu tạo ra các sản phẩm độc đáo, có hàm lượng kỹ thuật cao để mở rộng thị phần với chiến lược cạnh tranh thích hợp. W5/T4. Tăng cường quản lý hệ thống thông tin môi trường kinh doanh để hiểu rõ nhu cầu thị trường thế giới, nâng cao hiệu quả kinh doanh trên thị trường quốc tế. 43 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Trong thời gian qua hoạt động xuất khẩu của tỉnh Tiền Giang có nhiều hạn chế: Kim ngạch xuất khẩu không ổn định và có dấu hiệu suy giảm; cơ cấu hàng xuất khẩu đa số là hàng sơ chế hoặc nguyên liệu thô hoặc hàng gia công cho nước ngoài. Kết quả khảo sát các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã cho thấy những yếu kém, khó khăn của các doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực xuất khẩu. Đa số các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu đều chưa đạt được tiêu chuẩn quản trị chất lượng nào; rất bị động trong việc tìm kiếm đối tác, tìm hiểu thông tin thị trường nước ngoài; …. Trong bối cảnh như vậy, các doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý trong Tỉnh cần nổ lực rất lớn trong việc phát huy các điểm mạnh; hạn chế các điểm yếu của Tỉnh, của các doanh nghiệp trong Tỉnh để tận dụng các cơ hội, hạn chế các nguy cơ. Có như vậy, hoạt động xuất khẩu của Tỉnh mới phát triển mạnh, trở thành một trong những động lực chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh. 44 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2010 3.1 Mục tiêu - quan điểm đề xuất giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến năm 2010: 3.1.1 Mục tiêu của các giải pháp: - Mục tiêu chung: Các doanh nghiệp phấn đấu nâng cao năng lực xuất khẩu nhằm tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp, giữ vững và không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu để tạo đầu ra ổn định, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho người lao động trong doanh nghiệp. - Mục tiêu cụ thể: Từng doanh nghiệp không ngừng cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu; tạo thị trường ổn định cho một số mặt hàng thủy sản, nông sản thực phẩm và hàng công nghiệp chủ lực của tỉnh; tăng thêm thị phần ở thị trường truyền thống, tiếp cận thị trường mới và mặt hàng xuất khẩu mới, đặc biệt là thị trường Mỹ. Theo quy hoạch của Tỉnh, tổng kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 phấn đấu đạt trên 500 triệu USD, tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 2005-2010 là 28%. Trong đó hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ chiếm 50%, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 29%; hàng nông sản chiếm 30%, tốc độ tăng bình quân hàng năm 25%; hàng thủy sản chiếm 20%, tốc độ tăng bình quân hàng năm trên 27% (xem bảng số 23). 45 Bảng 23: Các chỉ tiêu xuất khẩu thời kỳ 2005 - 2010 của tỉnh Tiền Giang Quy hoạch Các chỉ tiêu 2005 2010 Tốc độ 2004 - 2010 (%) 1. Tổng kim ngạch (Tr. USD) * Chia theo nhóm hàng: - Hàng CN – TTCN - DV - Hàng nông sản - Hàng thủy sản 2. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu (Tấn) - Gạo - Tôm đông lạnh - Nghêu đông - Mực, cá đông - Hàng may mặc (1.000 sản phẩm) 150 70 50 30 373.000 3.500 2.500 1.500 7.300 500 250 150 100 250.000 6.000 4.500 2.000 10.000 28 (Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2010) 3.1.2 Quan điểm đề xuất giải pháp: - Phát triển xuất khẩu phải đạt mục tiêu cuối cùng là hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế xã hội. Từ đó mở đường cho sản xuất phát triển, cải thiện đời sống người lao động trong doanh nghiệp và tăng tích lũy giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh. 46 - Phải lấy việc đáp ứng nhu cầu của thị trường thế giới làm mục tiêu để tổ chức sản xuất và xuất khẩu. - Tiềm năng nội tại cần phải được khai thác đầy đủ song song với việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. - Để hoạt động xuất khẩu phát triển bền vững phải chú trọng đến điều kiện tự nhiên - xã hội ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của doanh nghiệp. 3.2 Một số giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang: 3.2.1 Thực hiện liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp cùng ngành trong Tỉnh và các tỉnh lân cận để tạo ra các doanh nghiệp lớn hoặc chuỗi các doanh nghiệp. Thực hiện giải pháp này, các doanh nghiệp có uy tín của Tỉnh trong từng ngành chủ động tiến hành phối hợp các doanh nghiệp lại để hỗ trợ cùng nhau phát triển, nâng cao năng lực sản xuất. Việc liên doanh, liên kết được thực hiện qua các bước sau: Bước 1: Các doanh nghiệp có uy tín của từng ngành tổ chức hội nghị đại diện các doanh nghiệp trong ngành để trình bày phương hướng liên kết các đơn vị trong Tỉnh và các doanh nghiệp ở các tỉnh lân cận trong khu vực như Bến Tre, Vĩnh Long, Long An nhằm hỗ trợ nhau phát triển. Bước 2: Lập bộ phận chuyên môn thống kê, xác định điểm mạnh, điểm yếu cụ thể của từng đơn vị trong liên doanh về vốn sản xuất; cơ sở vật chất kỹ thuật; trình độ chuyên môn quản lý; số lượng, trình độ tay nghề công nhân. Bước 3: Căn cứ vào thỏa thuận của các doanh nghiệp, các nhà quản trị của các doanh nghiệp tiến hành hoạch định chiến lược kinh doanh của liên 47 doanh. Tùy theo điểm mạnh của từng doanh nghiệp mà các doanh nghiệp trong liên doanh tiến hành kế hoạch phân chia mặt hàng chuyên môn hóa, phân chia thị trường và đề ra khung giá xuất khẩu cho các mặt hàng phù hợp với môi trường kinh doanh, tránh cạnh tranh nội bộ. Bước 4: Xây dựng cơ cấu tổ chức trong liên doanh, phân chia các bộ phận quản lý chung của liên doanh, quản lý doanh nghiệp thành viên và các khâu trong sản xuất kinh doanh. Trong việc xây dựng cơ cấu tổ chức, cần xác định rõ quyền hạn của các doanh nghiệp thành viên, phân cấp quản lý giữa các nhà quản trị các cấp và mối quan hệ giữa các doanh nghiệp, bộ phận với nhau. Bước 5: Căn cứ vào cơ cấu tổ chức và chiến lược kinh doanh của liên doanh, các nhà quản trị sẽ điều khiển, giám sát thường xuyên hoạt động thực tế của doanh nghiệp, giải quyết các mâu thuẫn nội bộ liên doanh để đảm bảo các doanh nghiệp nổ lực phát triển sản xuất kinh doanh. 3.2.2 Tăng cường vốn để đầu tư công nghệ mới, hiện đại hóa trang thiết bị, mở rộng quy mô kinh doanh: Để khắc phục tình trạng quy mô kinh doanh nhỏ bé, công nghệ lạc hậu hiện nay, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang cần phải tích cực tìm nguồn vốn để đầu tư công nghệ mới, hiện đại hóa trang thiết bị, mở rộng quy mô kinh doanh. Với nguồn vốn vay dài hạn rất hạn chế, việc tham gia các hợp đồng thuê tài chính, thuê mua, mua trả góp là giải pháp chủ yếu giúp các doanh nghiệp trên địa bàn Tiền Giang nâng cấp, đổi mới máy móc thiết bị. Các liên doanh ngành hàng sau khi thành lập sẽ là trung gian để huy động các máy móc thiết bị, nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời của các doanh nghiệp trong liên doanh cho các 48 doanh nghiệp khác vay và thực hiện hoạt động thuê mua tài chính theo các điều kiện ưu đãi hơn các tổ chức tài chính khác trong nền kinh tế. Các máy móc thiết bị của những doanh nghiệp đang thua lỗ, chuẩn bị giải thể như Công ty Thủy sản Tiền Giang, Gạo Việt Nguyên thay vì trong tình trạng lãng phí do không sử dụng như hiện nay nếu được các trung gian tài chính như thế xử lý sẽ nhan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfMột số giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến năm 2010.pdf
Tài liệu liên quan