MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương I: Thực trạng kinh doanh và sức cạnh tranh của khách sạn Hồ Gươm 2
I. Kinh doanh khách sạn và đặc điểm cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn 2
1. Đặc điểm kinh doanh khách sạn 2
2. Đặc điểm cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn 3
3. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn 4
II. Khái quát chung về khách sạn Hồ Gươm 6
1. Quá trình hình thành và phát triển 6
2. Sơ đồ bộ máy tổ chức 7
3. Chức năng nhiệm vụ phòng ban 8
4. Ngành nghề kinh doanh 9
5. Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2000 - 2002) 10
III. Môi trường và chính sách cạnh tranh của khách sạn Hồ Gươm 14
1. Thị trường kinh doanh của khách sạn 14
2. Đối thủ cạnh tranh 15
3. Mô hình cạnh tranh 16
4. Thực trạng việc sử dụng chính sách cạnh tranh 16
IV. Đánh giá sức cạnh tranh của khách sạn Hồ Gươm 18
1. Thị phần 16
Chương II: Một số giải pháp nâng cao sức cạnh tranh tại khách sạn Hồ Gươm 23
1. Tăng cường đầu tư cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn, nâng cao tiện nghi cho khách 23
2. Nâng cao và phát triển các loại dịch vụ trong khách sạn 25
3. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn người lao động 27
4. Tăng cường hơn nữa công tác quảng cáo xúc tiến cho hoạt động của khách sạn 28
Kết luận 30
Tài liệu tham khảo 31
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1672 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của khách sạn Hồ Gươm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quy của nhân viên khách sạn, tổ chức bảo quản phương liền đi lại, hướng dẫn khách tới bộ phận chuyên trách theo yêu cầu.
+ Bộ phận điện nước:
Đây là bộ phận ít người nhất nhiệm vụ chính là phụ trách việc vận hành, hoại động của cơ sở vật chất trong khách sạn, gồm: Hệ thống điện, các đồ dùng trang thiết bị trong khách sạn.
+ Bộ phận bếp :
Tổ này gồm hai bộ phận bếp và bàn. Tuy tách ra nhưng 2 bộ phận này liên quan chặt chẽ với nhau, hoạt động thống nhất. Nhiệm vụ duy nhất là phục vụ ăn uống cho khách thuê phòng và đặt tiệc trong khách sạn. Bộ phận bếp sẽ đảm nhiệm việc chế biến thức ăn và bộ phận bàn sẽ mang lên cho khách.
Mỗi bộ phận, Phòng ban có tổ trưởng, chịu trách nhiệm chung về công việc của tổ - bộ phận, giải quyết mối quan hệ giữa các bộ phận - cá nhân trong tổ, giám sát thúc đẩy công tác chuyên môn của toàn bộ thành viên.
4. Ngành nghề kinh doanh:
Công ty Cổ phần Du lịch Hồ Gươm có nhiều danh mục ngành nghề kinh doanh đã đăng ký nhưng chủ yếu kinh doanh Khách sạn Hồ Gươm với 2 ngành nghề chính là:
- Kinh doanh cơ sở lưu trú cho khách trong và ngoài nước.
- Sản xuất chế biến và tiêu thụ các mặt hàng ăn uống.
5. Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2000-2002) :
- Doanh thu trong năm (2000 - 2002)
Bảng 1: Doanh thu theo mặt hàng của công ty năm(2000-2002)
(Đơn vị: triệu đồng)
TT
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
DT
So với 2000
DT
So với 2001
TĐ
%
TĐ
%
1
Dịch vụ lưu trú
2154
2459
305
114,5
3031
572
123,26
2
Dịch vụ ăn uống
1929
1774
-155
91,96
2528
754
142,5
3
Dịch vụ khác
346
386
40
111,56
333
-53
86,28
4
Tổng DT
4429
4619
5892
(Nguồn: phòng tài chính – kế toán)
Nhận xét: Tổng doanh thu trong 3 năm tăng dần, đặc biệt năm 2002 doanh thu cho thuê phòng và hàng ăn uống tăng cao hơn hẳn so với năm 2000 và năm 200 1 . Tổng doanh thu năm 2002 tăng cao do Việt Nam được đánh giá là môi trường kinh tế chính trị ổn định nhất trong khu vực dẫn tới sự khởi sắc trong thị trường du lịch. Tuy nhiên, năm 2001 doanh thu mặt hàng ăn uống giảm so với năm 2000 là do chủ trương tiết kiệm trong việc tổ chức hội họp, cưới hỏi. Doanh thu mặt hàng khác giảm do việc giảm giá các dịch vụ bổ xung như viễn thông.
Bảng 2: Doanh thu theo thị trường của công ty năm(2000-2002)
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
DT
So với 2000
DT
So với 2001
TĐ
%
TĐ
%
Khách quốc tế
- Thuê phòng
1507
1721
214
114,2
2121
400
123,24
- ăn uống
385
354
-31
91,94
505
151
142,6
- Dịch vụ khác
242
270
28
111,57
233
-37
86,29
Khách nội địa
- Thuê phòng
647
738
91
114,06
910
172
123,3
- ăn uống
1544
1420
-124
91,96
2023
603
142,46
- Dịch vụ khác
104
116
12
111,53
100
-16
86,2
Tổng doanh thu
4429
4619
5892
Nhân xét: Doanh thu phòng nghỉ và dịch vụ bổ sung cho khách quốc tế chiếm tỷ trọng lớn (70%) doanh thu hai' mặt hàng này. Do khách quốc tế là nguồn khách chính của khách sạn và thanh toán ở mức giá cao. Khách quốc tế cũng sử dụng dịch vụ bổ sung nhiều hơn như dịch vụ viễn thông đặc biệt là điện thoại quốc tế… Khách nội địa chiếm tỷ trọng nhỏ hơn, thanh toán ở mức giá thấp, sử dụng tiết kiệm các dịch vụ bổ sung nên doanh số bán"hai mặt hàng này thấp.
Doanh thu mặt hàng ăn uống cho khách nội địa chiếm 80% tỷ trọng do nhà hàng nhận phục vụ hội nghị hội thảo, tiệc cưới, tiệc gia đình và cơ quan, trong khi khách quốc tế rất hạn chế ăn uống tại khách sạn, đa số chỉ ăn bữa sáng tại khách sạn và số ít ăn trưa, ăn tối.
- Chi phí trong năm (2000 – 2002)
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ têu
2000
2001
2002
Nguyên liệu phục vụ nhà hàng
900
910
1200
Điện
240
240
260
Nước sạch
40
40
50
Viễn thông
120
110
100
Hoá chất tẩy rửa
20
25
30
Vật dụng khác
40
55
85
Tổng thuế
526,85
517,4
898,85
Lương nhân viên
960
974
1185
Khấu hao TSCĐ
460
712
800
Chi phí khác
90,15
365,6
501,15
Tổng
2937
33237
4310
(Nguồn: Phòng tài chính - kế toán công ty)
Nhân xét: Công ly áp dụng phương pháp mua theo nhu cầu và các quy tắc đảm bảo mua hàng hiệu quả nên tình hình mua hàng của Công ty tương đối tốt đảm bảo yêu cầu do đặc điểm sản phẩm của Công ty là dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nên hầu hết các mặt hàng mua vào của Công ty đều định lượng được lượng sử dụng bình quân cho một lượng khách nhất định thông qua số liệu thống kê thường xuyên. Khi có sự bất thường về lượng hàng mua .vào Ban Giám đốc có biện pháp giải quyết kịp thời khắc phục, có thể khiếu nại nếu nhà cung cấp là cơ quan nhà nước hay đề ra quy trình sử dụng đảm bảo hiệu quả tiết kiệm. Công ty luôn thực hiện đầy dủ các nguyên tắc chế độ hạch toán kế toán, chính sách thuế của nhà nước, hạch toán thuế được gắn với từng nghiệp vụ kinh doanh vì vậy đến kỳ thuế công ty đã nộp thuế đầy đủ kịp thời đáp ứng tốt yêu cầu của cơ quan thuế. Chế độ lương cho nhân viên luôn được Công ty bảo đảm một cách tết nhất. Công ty áp dụng hình thức trả lương hỗ hợp theo hiệu quả kinh doanh dựa trên hệ số bậc lương quy định trong bộ luật lao động.
- Kết quả hoạt động kinh doanh:
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ têu
2000
2001
2002
Doanh thu
4429
4619
5892
Chi phí
2937
3237
4310
Lợi nhuận
829
1382
1582
(Nguồn: Phòng tài chính - kế toán công ty)
Nhận xét: Chi phí ở bảng trên thể hiện tất cả các khoản chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp như chi phí nguyên vật liệu hàng hóa đã sử dụng vào sản SXKD, khấu hao TSCĐ, tiền lương, đào lạo, dịch vụ thuê ngoài, kinh phí công đoàn, trích nộp BHXH, BHYT và chi phí hưởng hoa hồng, khuyến mại...
Kinh doanh khách sạn đòi hỏi cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị máy móc phải luôn đạt tiêu chuẩn phục vụ khách vì vậy chi phí mua ngoài rất tốn kém như sửa chữa TSCĐ nhằm duy trì khôi phục tài sản cố định: Sơn vôi, nâng cấp nội ngoại thất, sửa chữa thay mới trang thiết bị và các dịch vụ kỹ thuật.
Lợi nhuận = Tống doanh thu - Tổng chi phí
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty luôn quan tâm đồng thời 2 yếu tố doanh thu và chi phí. Công ty áp dụng triệt để các biện pháp tăng doanh thu kết hợp giảm thiểu chi phí. Nên Công ly đã đạt được mục tiêu lợi nhuận ổn định. Cổ tức hàng năm đều tăng đạt trên 10% năm trở lên.
III. Môi trường và chính sách cạnh tranh của khách sạn Hồ Gươm
1. Thị trường kinh doanh của khách sạn:
Khách sạn Hồ Gươm là một khách sạn có quy mô vốn ít, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa hiện đại, thiếu đồng bộ do đó sản phẩm dịch vụ cung cấp ra thị trường không nhiều. Sản phẩm chủ yếu của khách sạn là:
- Kinh doanh lưu trú
- Kinh doanh dịch vụ ăn uống trong khách sạn.
- Cung cấp một số dịch vụ cho khách lưu trú tại khách sạn như: Giặt là, thư tín, điện thoại, fax, vé máy bay.
Số lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp ra thị trường như vậy là không nhiều và chưa thực sự phù hợp với đối lượng khách mà khách sạn đang phục vụ. Bên cạch đó chất lượnsg sản phẩm của khách sạn chưa cao. Chưa tạo được nhiều khác biệt, dấu ấn trong tâm trí khách hàng. Với cơ sở vật chất kỹ thuật và tình trạng cung ra thị trường như vậy, khách sạn không hướng lới những đối tượng khách hàng lớn có mức thanh toán cao, có nhu cầu đòi hỏi tiện nghi sang trọng. Khách lưu trú của khách sạn hiện nay là khách nước ngoài làm việc tại Việt Nam trong một thời gian tương đối ngắn về số làm việc trong lĩnh vực y tế, các dự án về nâng cao sức khoẻ cộng đồng, cá hội hoạt động phi chính phủ. Với đối tượng khách như vậy thì họ không đòi hỏi tiện nghi quá sang trọng, mà họ muốn có một nới nghỉ ngơi yên tĩnh, thân quen và nhiều dịch vụ bổ sung phù hợp với những chuyến công tác của mình. Đây là đối tượng khách chính của khách sạn, vì khách sạn đã có một nền tảng quan hệ từ lâu đối với loại khách này. Do đặc điểm của khách hàng là như vậy nên họ có mức chi tiêu thấp và trung bình cho các dịch vụ trong khách sạn, thời gian lưu trú không quá thất thường.
Trong giai đoạn hiện nay, với sự bùng nổ về kinh doanh khách sạn, cung vượt quá cầu khách sạn Hồ Gươm cũng gặp phải một số khó khăn nhất định lượng hoạt động kinh doanh của mình.
2. Đối thủ cạnh tranh
Cạnh tranh là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường. Có thể nói thị trường là vũ đài cạnh tranh, là nơi gặp gỡ các đối thủ cạnh tranh. Trong phạm vi cả nước cũng như ở thủ đô Hà Nội số lượng khách sạn mọc lên ngày càng nhiều, lượng sản phẩm dịch vụ bán ra trên thị trường ngày càng nhiều với đủ loại giá cả và chất lượng khác nhau, điều đó làm cho tính cạnh tranh ngày càng gay gắt. Mỗi
doanh nghiệp kinh doanh khách sạn với quy mô khác nhau trên mỗi đoạn thị trường khác nhau thì có các đối thủ cạnh tranh khác nhau. Khách sạn Hồ Gươm cũng nằm trong tình trạng đó, cũng có những đối thủ cạnh tranh trực tiếp và đối thủ cạnh tranh gián tiếp ngay trên địa bàn Hà Nội, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp kinh doanh khách sạn.
* Đối thủ cạnh tranh trực tiếp:
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là những khách sạn tư nhân có quy mô nhỏ trên địa bàn Hà Nội. Đặc biệt là ngay cạnh địa điểm khu vực khách sạn Hồ Gươm có một số khách sạn như khách sạn Trâu vàng, Bảo khánh, Phú gia. . . nên đây mới là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của khách sạn. Các khách sạn này là khách sạn tư nhân có quy mô nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật không hiện đại. Họ cung cấp ra thị trường một loạt các dịch vụ như dịch vụ lưu trú, karaoke, các dịch vụ bổ sung như giặt là, thư tín, fax . . .Nhìn chung đối tượng khách hàng của các khách sạn này là loại khách vãng lai, khách du lịch theo đoàn, có mức chi tiêu thấp.
* Đối thủ cạnh tranh gián tiếp:
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp là tất cả những khách sạn, nhà hàng nằm ở khu vực quận Hoàn Kiếm. Những nhà hàng, khách sạn này, đa phần có quy mô nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật đơn giản. Điểm mạnh của loại hình kinh doanh này là quy mô nhỏ do một người làm chủ, họ chỉ cần thuê một số ít nhân viên phục vụ, chi phí đầu tư thấp nên họ có thể chủ động trong quá trình kinh doanh, giá thành thấp, dễ thích nghi với nhu cầu của khách. Nhưng bên cạnh đó là điểm yếu của loại hình này là trình độ và chất lượng phục vụ thấp, không có khả năng phục vụ được số lượng khách đông, và khó tính.
3. Mô hình cạnh tranh.
Hiện nay khách sạn Hồ Gươm đang sử dụng mô hình cạnh tranh tập trung hay còn gọi là trọng tâm hóa. Công ty đang tập trung chú trọng vào việc phục vụ
một mảng thị trường cụ thể. Mảng thị trường này là khách trong và ngoài nước làm việc tại Hà Nội có thu nhập trung bình và tương đối thấp. Mô hình cạnh tranh này giúp khách sạn xác định rõ được khách hàng mục tiêu.
- ưu điểm của mô hình cạnh tranh này: Sử dụng mô hình cạnh tranh này đã giúp khách sạn rất nhiều trong việc tìm kiếm nguồn khách và giới thiệu các dịch vụ của khách sạn.
- Nhược điểm : Việc sử dụng mô hình cạnh tranh này cũng gặp một số hạn chế như phụ thuộc quá nhiều vào đối một đối tượng khách hàng, chưa thu hút được nhiều đối tượng khách hàng khác.
4.Thực trạng việc sử dụng chính sách cạnh tranh.
* Chính sách sản phẩm :
Có thể nói rằng số lượng sản phẩm dịch vụ mà khách sạn đang cung cấp chưa thoả mãn nhu cầu của khách và phù hợp với tập khách hàng mà khách sạn đang kinh doanh. Để cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của khách, khách sạn xây dựng chính sách sản phẩm đa dạng bao gồm các dịch vụ cơ bản như lưu trú, đi lại ăn uống, và các dịch vụ bổ sung như giặt là, đặt vé may bay, thuê xe . . .Tuy nhiên việc sử dụng chính sách sản phẩm của khách sạn còn một số hạn chế:
- Các dịch vụ vui chơi giải trí trong khách sạn hầu như không có. Điều này bị hạn chế bởi diện tích kinh doanh của khách sạn được bố trí chưa hợp lý.
- Các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm riêng biệt để khách hàng nhận biết và phân biệt sản phẩm dịch vụ của khách sạn với các đối thủ cạnh tranh là chưa có.
- Việc nghiên cứu đưa ra những sản phẩm mới hầu như là không được làm. Bởi vì các sản phẩm dịch vụ mà khách sạn đang cung cấp được hình thành từ khi khách sạn mới đi vào hoạt động.
* Chính sách giá:
Khách sạn sử dụng việc định giá linh hoạt để giữ khách và thu hút thêm khách mới. Với khách quen và thường xuyên, khách sạn giảm giá từ 5% - 10% giá phòng lưu trú. Còn đối với khách vãng lai thì khách sạn để cho khách mặc cả và tuỳ vào thời gian chính vụ hay ngoài vụ và tình hình đặt phòng hiện tại mà đưa ra giá hợp lý. Ngoài ra, vào thời điểm trái vụ khách sạn có thể giảm giá 10%-15%. Dưới đây là biểu giá hiện tại khách sạn áp dụng.
Phòng loại 1
Phòng loại 2
Phòng loại 3
Khách quốc tế
35 USD
30 USD
20-25 USD
Khách nội địa
350.000 VND
300.000 VND
200.000-250.000 VND
Biểu giá hiện tại của khách sạn
* Chính sách phân phối:
Kênh phân phối mà khách sạn đang sử dụng hiện nay là kênh phân phối trực tiếp. Các sản phẩm dịch vụ của khách sạn được khách đến giao dịch và liêu thụ trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện như điện thoại, fax, do đó giảm đi các chi phí cho việc môi giới. Việc sử dụng chính sách này có hiệu quả nhất định do mối quan hệ tốt với khách hàng. Chính sách phân phối còn một số hạn chế:
- Với hệ thống kênh phân phối như hiện nay sẽ rất khó khăn cho khách sạn trong việc mở rộng thị trường, thu hút thêm khách hàng mới.
- Với chính sách này khách sạn sẽ khó phản ứng kịp thời trước những động thái của đối thủ cạnh tranh.
* Chính sách xúc tiến bán:
Trong mỗi phòng của khách sạn đều có quyển sách giới thiệu về khách sạn, về những dịch vụ mà khách sạn cung cấp để khách biết thêm những thông tin cần thiết. Các tờ rơi, tờ gấp được làm để quảng cáo trong đó nhấn mạnh nội dung giá cả của các dịch vụ mà khách sạn chào bán. Đây là hình thức quảng cáo chính của khách sạn. Bên cạnh đó khách sạn còn quảng cáo trên các tạp chí du lịch nhưng chỉ được tiến hành trong thời gian ngắn và không thường xuyên. Khách sạn đã không chú ý đến các hoạt động quảng cáo, ngân sách dành cho quảng cáo không đáng kể. Chính vì vậy mà quảng cáo không được tiến hành theo chu kỳ.
- Ưu điểm của hình thức quảng cáo này: chi phí cho quảng cáo ít, đặc biệt khách sạn tận dụng tốt mối quan hệ giữa khách sạn và khách hàng quen.
- Nhược điểm: Các hoại động xúc tiến mang tính nhỏ lẻ không được làm thành những đợt lớn do đó không gây được sự chú ý và hấp dẫn với khách. Và những hoạt động này không phong phú thể hiện ở mỗi biện pháp giảm giá. Tuy nhiên điều này cũng rất khó khắc phục bởi khách sạn có quy mô nhỏ và số lượng sản phẩm ít, tiềm lực vốn có hạn.
IV.ĐáNH GIá SứC CạNH TRANH CủA KHáCH SạN Hồ Gươm.
Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt mỗi doanh nghiệp đều phải tự cố găng để nâng cao sức cạnh tranh của mình. Để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác một cách tối nhất, khách sạn Hồ Gươm đã cố gắng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
1. Thị phần
Khách sạn Hồ Gươm kinh doanh trên đối tượng khách hàng chủ yếu là khách nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Họ đến lưu trú tại khách sạn và sử dụng một số dịch vụ mà khách sạn cung cấp. So với đối thủ cạnh tranh trực tiếp là khách sạn Phú Gia thì không ảnh hưởng nhiều tới lượng khách chính của Hồ Gươm vì đối tượng khách hàng của Phú Gia là khách du lịch theo đoàn và khách vãng lai. Khi đó khách sạn Hồ Gươm trong ba năm 2000-2002 doanh thu của năm 2001 đã tăng 0,4% so với năm 2000 doanh thu của năm 2002 lăng 27,5% so với năm 2001. Qua đó ta có thể nhận thấy rằng doanh thu năm 2002 tăng đột biến do lượng cầu về dịch vụ cưới hỏi, tiệc, hội nghị tăng cao cùng với dịch vụ lưu trú cũng tăng. Nhưng doanh thu từ các dịch vụ khác của năm 2002 giảm 13.74%, nguyên nhân chính là do dịch vụ bổ sung của khách sạn còn quá ít, chỉ bao gồm một vài dịch vụ như giặt là, thư tín, điện thoại, Internet. . . Năm 2002 do các dịch vụ viễn thông đồng loạt giảm cước dẫn tới giảm doanh thu các dịch vụ bổ sung của khách sạn. Điều này có nghĩa là khách sạn chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề đầu tư và phát triển các dịch vụ bổ sung, sức cạnh tranh của khách sạn đã được nâng lên một phần, khách sạn cần có gắng nhiều hơn nữa để giữ vững thị phần mà khách sạn đang chiếm giữ.
* Chất lượng sản phẩm dịch vụ
Đây cũng là chỉ tiêu quan trọng biểu hiện sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiện tại khách sạn đang cung cấp một lượng sản phẩm tuy không nhiều nhưng tạm phù hợp với nhu cầu đối lượng khách hàng mà khách sạn đang phục vụ. Ngoài dịch vụ lưu trú với 40 phòng được chia làm ba loại khách sạn còn có các dịch vụ bổ sung như địch vụ về du lịch, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ viễn thông giặt là... Việc doanh thu và lợi nhuận của khách sạn tăng lên có thể cho thấy chất lượng sản phẩm dịch vụ của khách sạn đã được nâng cao hơn. Nhưng bên cạnh đó còn có những hạn chế mà khách sạn cán khắc phục, những lời phàn nàn của khách về chất lượng sản phẩm dịch vụ. Chủ yếu là sự không hài lòng về trình độ giao tiếp của đội ngũ nhân viên. Họ cho rằng họ mất nhiều thời gian để nói về những yêu cầu của mình mà nhân viên giao tiếp không hiểu. Những lời phàn nàn xuất phát từ bộ phận bar nhà hàng. Trong tương lai chắc chắn khách sạn phải giải quyết tình trạng này nhưng hiện tại khách sạn vẫn chưa có biện pháp gì cụ thể. Từ những thống kê trên ban lãnh đạo khách sạn đi đến nhận xét chất lượng sản phẩm dịch vụ chưa thực sự tạo ra sức hút đối vơi du khách, dịch vụ bổ sung còn chưa phát triển nhưng những sản phẩm mà khách sạn đưa ra đã đáp ứng được phần nào nhu cầu thị hiếu của khách và điều đó tạo ưu thế cho khách sạn nâng cao khả năng cạnh tranh của mình so với đối thủ cạnh tranh. Trong điều kiện hiện nay khi mà cạnh tranh trên thị trường có xu hướng chuyển từ giá sang chất lượng thì yếu tố này cần phải được khách sạn quan lâm nhiều hơn nữa.
Cơ sở vật chất kỹ thuật :
Cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những nguồn lực tạo ra và cung cấp sản phẩm nếu thiếu yếu tố này thị sẽ không diễn ra hoạt động sản xuất kinh doanh. Khách sạn hoạt động kinh doanh lưu trú là chủ yếu, vì vậy các phòng trong khách sạn được trang bị khá đầy đủ, tạo rất nhiều thuận lợi cho khách lưu trú. Dưới đây là bảng thể hiện trang thiết bị trong phòng nghỉ của khách sạn.
Chỉ tiêu
Phòng loại 1
Phòng loại 2
Phòng loại 3
Loại phòng
Đôi
Đôi
Đôi
Số lượng phòng
5
12
23
Diện tích phòng
25 m2
20 m2
20 m2
Ban công
Có
Có
Không
Thảm trải phòng
Có
Có
Có
Rèm che cửa
Có
Có
Có
Số lượng giường
2
2
2
Máy điều hòa
Có
Có
Có
Quạt gió
Có
Có
Có
Ti vi
Có
Có
Có
Điện thoại
Có
Có
Có
Tủ quần áo
Có
Có
Có
Đèn chiếu sáng
Có
Có
Có
Nhà vệ sinh:
- Bồn tắm
Có
Có
Không
- Vòi hoa sen
Có
Có
Có
- Bình nóng lạnh
Có
Có
Có
- Lavabo
Có
Có
Có
Khăn tắm, xà phòng, kem đánh răng, bàn chải, lược
Có
Có
Có
Trang thiết bị trong phòng nghỉ của khách sạn
Cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn không hiện đại, nhiều trang thiết bị trong phòng cần được thay thế song vì điều kiện nên chưa được thay do đó làm giảm sức cạnh tranh của khách sạn. Vì vậy khách sạn cần có hướng giải quyết kịp thời để nâng cao sức cạnh tranh cho khách sạn.
* Giá cả:
Đây là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh và nó là yếu tố đánh vào tâm lý khách hàng, thu hút khách hàng. Khách sạn hiện đang sử dụng chính sách giá linh hoạt tạo điều kiện cho khách có nhiều sự lựa chọn và khách sạn cũng phục vụ được nhiều đối tượng khách. Hiện nay so với mức giá của khách sạn Phú Gia thì giá của khách sạn Hồ Gươm cao hơn. Khách sạn để mức giá như vậy một phần là vì những lợi thế của mình, phần nữa là để khẳng định uy tín và chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình so với khách sạn Phú Gia nhưng về lâu dài khách sạn cần phải xem xét lại để có thể thu hút nhiều hơn nữa khách hàng đến với khách sạn.
* Tài chính:
Sau 3 năm hoạt động vốn tự tích luỹ của Công ty là 417 triệu. Các chỉ tiêu tài chính của Công ty đều hoàn thành kế hoạch. Hệ thống tài chính của Công ty lành mạnh được sắp xếp hợp lý, quản lý sử dụng vốn hiệu quả và tích luỹ thêm nên công ty đảm bảo tự chủ về tài chính, đáp ứng mọi khả năng thanh toán và thanh toán nhanh, không phải vay vốn dưới mọi hình thức.
Qua đây có thể thấy khách sạn có một nguồn lực tài chính khá ổn định. Tỷ trọng vốn tập trung cao vào tài sản cố định nhưng vẫn luôn duy trì một lượng vốn lưu động đáp ứng khả năng thanh toán đầu vào của khách sạn.
* Đội ngũ công nhân viên và cán bộ quản lý:
Trong kinh doanh khách sạn nhân viên phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng vì vậy ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng dịch vụ. Tổng số lao động của khách sạn là 52 người, trong đó lao động gián tiếp là 10 người, chiếm 19,2%, lao động trực tiếp chiếm 80,7%. Trình độ cao đẳng, đại học có 8 người, các nhân viên còn lại đa số chỉ tốt nghiệp trung học hoặc đã qua một vài khóa thực hành ngắn hạn. Những nhân viên này rất hạn chế về mặt ngoại ngữ, trình độ nghiệp vụ thấp ít dược nâng cao. Đây là hạn chế rất lớn của khách sạn, nó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của khách sạn.
* Tóm lại
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình khách sạn đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như:
- Khách sạn có vị trí rất thuận lợi trong kinh doanh đó là gần Hồ Hoàn Kiếm là nơi có nhiều du khách đến thăm quan. Các dịch vụ của khách sạn nhìn chung đã phù hợp với đối tượng khách mà khách sạn kinh doanh, thêm vào đó là đội ngũ lao động nhiệt tình, đội ngũ các nhà quản trị có kinh nghiệm giải quyết tốt các tình huống xảy ra. Những chính sách của Nhà nước về phát triển ngành du lịch giúp khách sạn có môi trường kinh doanh thuận lợi, có nhiều cơ hội mở rộng sản xuất kinh doanh.
- Tuy nhiên khách sạn cũng gặp một số khó khăn như sự xuống cấp của cơ sở vật chất kỹ thuật làm cho chất lượng sản phẩm bị giảm sút, trình độ chuyên môn ngoại ngữ của đội ngũ lao động còn thấp khiến cho khách hàng không hài lòng
Trên cơ sở đó có thể nói rằng sức cạnh tranh của khách sạn Hồ Gươm còn chưa đủ cạnh để thể tin rằng nếu cạnh tranh thì khách sạn sẽ thắng. Do đó khách sạn cần khắc phục vụ những điểm yếu phát huy những thế mạnh của mình và đề ra những biện pháp thích hợp có hiệu quả để nâng cao sức cạnh tranh của khách sạn trên thị trường.
Chương II: MộT Số GIảI PHáP NÂNG CAO SứC CạNH
TRANH TạI KHáCH SạN Hồ GƯƠM
1. Tăng cường đầu tư cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn, nâng cao tiện nghi cho khách.
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn Hồ Gươm nằm trong tình tranh thiếu đồng bộ cần phải được kịp thời bổ sung thay thế mới các trang thiết bị. Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố rất quan trọng có khả năng làm tăng tính hữu hình cho sản phẩm khách sạn, có tác động trực tiếp đến tâm lý khách hàng góp phần hoàn thiện sự thoả mãn của họ. Dịch vụ khách sạn càng cao về chất lượng thì cơ sở vật chất kỹ thuật càng đòi hỏi phải có sự hoàn thiện tương xứng. Hiện nay cơ sở vật chất của khách sạn Hồ Gươm chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tế so với các khách sạn khác có phần kém về cơ sở vật chất. Sau hơn 12 năm đưa vào khai thác sử dụng một số trang thiết bị đã xuống cấp, hư hỏng, đặc biệt là các đồ điện, đồ gỗ trong phòng. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều lời phàn nàn từ phía khách. Theo thăm dò của một số khách hàng thì họ cho rằng khi đặt chân vào khách sạn họ làm thủ tục lấy phòng trong một quầy lễ tân quá đơn giản làm cho họ cảm thấy không tin tưởng vào các dịch vụ của khách sạn. Trang thiết bị trong phòng còn thiếu đồng bộ, hoặc đã quá cũ...
Qua đó cho thấy: để nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng khả năng thu hút khách, khách sạn Hồ Gươm cần cố gắng bổ sung trang thiết bị, hoàn thiện cơ sở vật chất của mình, quan tâm đến sự bài trí khách sạn. Có thể hiểu rằng khách hàng chịu bỏ nhiều tiền hơn để vào khách sạn thay vì vào các nhà nghỉ, nhà trọ là mong muốn có được một dịch vụ hoàn hảo. Tuy rằng "tiền nào của ấy" song nếu không làm quá được sự trông đợi của khách thì cũng phải tạo ra cho khách thấy thoả mãn với đồng tiền mà họ bỏ ra. Xuất phát từ thực tế kinh doanh của khách sạn hiện nay, để nâng cao hiệu quả kinh doanh hơn nữa khách sạn cần chú trọng về cơ sở vật chất cụ thể như:
* Đầu tư lắp mới một số trang thiết bị cho các phòng ở để đáp ứng nhu cầu của khách. ở các phòng loại 1 và loại 2 nên trang trí thêm nội thất. Ví dụ treo các bức tranh phong cảnh. . . còn ở các phòng loại 3 nên lắp thêm bồn tắm để tạo tiện nghi cho khách. Đặc biệt trong các phòng nghỉ của khách sạn hiện nay có một số chăn, ga trải giường, thảm sàn đã quá cũ cần phải được thay thế ngay. Những chăn, ga này vẫn có thể dùng được song ở khách sạn thì không nên dùng bởi vì khách chính của khách sạn là những người có thu nhập và nhu cầu không quá thấp nên sẽ gây ra sự khó chịu cho khách. Do đó cần phải thay thế những đồ vải này để tạo tiện nghi cho khách.
* Quy hoạch lại quầy lễ tân:
Quy hoạch lại quầy lễ tân đảm bảo sự bố trí tạo ra phong cách riêng cho khách sạn. Hiện tại quầy lễ tân của khách sạn nhỏ, bài trí quá đơn giản, chỉ có những ngăn tủ để số sách, và những đinh treo chìa khoá. Một vài đồng hồ chỉ giờ một số nước không hoạt động hoặc chỉ giờ không đúng.Vì quầy lễ tân là bộ mặt của khách sạn, là nơi tạo sự tin cậy cho khách do đó khách sạn cần bài trí lại quầy lễ lân. Khách sạn nên kê quầy lễ lân cho rộng hơn, điều này có thể làm được vì diện tích phòng còn rất rộng. Ngoài ra có thể bày một số loại rượu ngoại, đồ sành sứ giả cổ trên các kệ phía trong quầy, các đồng hồ chỉ giờ phải được chỉnh sữa cho đúng đặc biệt nên có đồng hồ chỉ giờ của Australia.
ưu điểm của phương pháp này: Khách sạn hoàn toàn có thể làm được điều này mà chi phí bỏ ra cũng không nhiều. Thêm vào đó khách hàng sẽ cả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của khách sạn Hồ Gươm.doc