MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan . i
Lời cảm ơn . ii
MỤC LỤC . iii
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt . v
Danh mục các bảng biểu . vi
Danh mục đồ thị . vii
Danh mục sơ đồ . vii
Mở đầu .1
1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài . 2
3. Phạm vi và thời gian nghiên cứu . 2
4. Đóng góp mới của đề tài . 3
Chương 1:
Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 4
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế bền vững trong
hệ thống nông nghiệp . 4
1.1.1 Cơ sở lý luận . 4
1.1.2 Cơ sở thực tiễn . 10
1.2 Phương pháp nghiên cứu . 18
1.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu . 18
1.2.2. Phương pháp thống kê . 18
1.2.3. Phương pháp đánh giá nông thôn nhanh (RRA) và phương
pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) . 19
1.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích . 20
Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế trong hệ thống nông
nghiệp huyện đồng hỷ - tỉnh thái nguyên 24
2.1. Đặc điểm của huyện Đồng hỷ – tỉnh thá i nguyên . 24
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên . 24
2.1.2 Đặc điểm kinh tế – xã hội . 31
2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển nông nghiệp trên
địa bàn huyện Đồng Hỷ . 42
2.2.Thực trạng phát triển kinh tế trong hệ thống nông nghiệp trên địa
bàn huyện đồng hỷ . 44
2.2.1 Quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Đồng Hỷ tỉnh
Thái Nguyên .44
2.2.2 Quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững ở huyện
Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên . 46
2.2.3. Một số hệ thống trong hệ thống nông nghiệp . 48
2.2.4. Khảo sát một số hệ thống nông nghiệp chính ở huyện . 53
2.2.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế trong từng hệ thống . 59
2.2.6.Tính bền vững trong từng hệ thống . 64
2.3. Những trở ngại chủ yếu trong phát triển kinh tế bền vững trong
hệ thống nông nghiệp . 67
Chương 3: Các giải pháp nhằm phát triển kinh tế bền vững
trong hệ thống nông nghiệp huyện đồng hỷ tỉnh Thái Nguyên 68
3.1 Quan điểm - phương hướng - mục tiêu . 68
3.1.1 Quan điểm phát triển kinh tế bền vững . 68
3.1.2 Mục tiêu phát triển kinh tế bền vững . 70
3.1.3 Phương hướng phát triển kinh tế bền vững . 73
3.2. Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế bền vững trong hệ
thống nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên. 73
3.3.1 Những giải pháp chung cho các hệ thống 73
3.3.2. Những giải pháp riêng cho từng hệ thống . 77
Kết luận và kiến nghị .
Danh mục Tài liệu tham khảo .
Phiếu điều tra .
98 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2406 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế bền vững trong hệ thống nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất nông lâm nghiệp, do
đó cần có một chế độ canh tác hợp lý trên đất dốc mới bảo vệ xói mòn đất,
đây là yếu tố cần thiết để phát triển kinh tế bền vững trong hệ thống nông
nghiệp.
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Tình hình dân số và dân tộc
Mật độ dân số ở huyện Đồng Hỷ tính đến thời điểm năm 2006 là 270
người/km
2
, trong đó có độ chênh lệch về mật độ giữa các xã khá cao, cao nhất
là ở thị trấn Chùa Hang 3.090 người/km
2
trong khi ở xã Văn Lăng chỉ có 70
người/ km
2
, xã Cây Thị là 77 người/ km
2
. Vấn đề phân bố dân số không đồng
đều tạo khó khăn trong quá trình phát triển, khai thác của huyện. Các xã ven
đô mật độ dân số lớn, vấn đề giải quyết việc làm rất cấp bách, còn ở các xã
miền núi có mật độ dân số thấp không đủ lao động để khai thác tiềm năng tự
nhiên. Đây là một thách thức đối với các nhà hoạch định chính sách của
huyện trong những năm tới để điều hoà dân số và lao động giữa các vùng cho
hợp lý.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 32 -
Với tổng dân số đến năm 2006 là 124.426 người,năm 2007 là 126.453
người gồm nhiều dân tộc khác nhau với cơ cấu và số lượng thể hiện ở bảng
dưới đây:
Bảng 2.3. Cơ cấu dân số của huyện Đồng Hỷ năm 2006 – 2007
Năm
Chỉ tiêu
2006 2007
Tổng dân số
Trong đó:
124.426 126.453
Kinh 78.705 80.440
Sán rìu 16.659 16.522
Nùng 15.927 16.680
Dao 5.726 5.520
Tày 2.861 3.151
Sán chay 2.202 2.010
H’ Mông 2.214 2.018
Dân tộc khác 132 112
Tổng số hộ 28.850 29.866
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Đồng Hỷ
Qua bảng ta thấy dân tộc ở huyện Đồng Hỷ rất phong phú về số lượng,
rất chênh lệch giữa các dân tộc, ngoài dân tộc Kinh chiếm 63,61% còn phải
kể đến dân tộc khác, Nùng chiếm 13,2%, dân tộc Dao chiếm 4,4%, dân tộc
Tày chiếm 2,5 %, dân tộc H’Mông chiếm 1,6%, còn lại là các dân tộc khác.
Bản sắc dân tộc đa dạng, trình độ dân trí các dân tộc, các vùng rất khác
biệt, đây là vấn đề cần quan tâm để xây dựng chiến lược phát triển kinh tế -
XH phù hợp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 33 -
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Năm 2006 Năm 2007
Biểu đồ 2: Dân số và dân tộc huyện
Đồng Hỷ năm 2006 - 2007
Kinh Sán rìu Nùng Dao
Tày Sán chay H’ Mông Dân tộc khác
Lực lượng lao động hiện tại của huyện là 67.119 người song chủ yếu là
lao động phổ thông, chưa qua đào tạo, chất lượng lao động còn thấp, vì vậy
cần có giải pháp để nâng cao trình độ cho người lao động. Trong tổng số lao
động của huyện thì có tới trên 71% là lao động nông - lâm nghiệp, số lao
động làm trong các ngành công nghiệp xây dựng, dịch vụ rất ít, chỉ có 19.356
người chiếm 28,84% trong tổng số lao động. Số lao động nông nghiệp bình
quân/hộ nông nghiệp là 2,49 người năm 2006 và 2,53 % năm 2007. Như vậy,
năm 2007 số lao động nông nghiệp bình quân/ hộ nông nghiệp tăng hơn năm
2006 là 0,04%.
2.1.2.2 Tình hình cơ sở hạ tầng
Nhằm đẩy nhanh sự nghiệp Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp
nông thôn theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyên Đồng Hỷ. Trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 34 -
những năm qua huyện Đồng Hỷ đã đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông
thôn, góp phần ổn định và tăng trưởng kinh tế.
Về giao thông: Tổng chiều dài đường bộ của huyện là 729,8 km trong đó
đường quốc lộ 15,5 km, đường tỉnh lộ 27 km, đường liên xã 57,5 km, đường
xã 170,9 km, đường liên xóm 403,9 km. Điều đó cho thấy hệ thống giao
thông đường bộ tại huyện tương đối phát triển, 100% các xã có đường ô tô
đến trung tâm, tuy nhiên về chất lượng nhiều tuyến đường hiện nay đã bị
xuống cấp nghiêm trọng, việc đi lại rất khó khăn.
Trong giai đoạn 2000 - 2007, thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ
huyện Đồng Hỷ, từ nhiều nguồn vốn đã cải tạo, nâng cấp và làm mới được
45,6 km đường nhựa; 20,7 km đường bê tông.
Thuỷ lợi: Toàn huyện có 169 công trình thuỷ lợi lớn nhỏ, có 49 hồ chứa
nước, trong đó có 02 hồ lớn, 58 hệ thống trạm bơm điện, 60 đập dâng. Các
công trình thuỷ lợi này đang được sử dụng tưới cho 1.568 ha lúa màu chiếm
34% tổng diện tích đất ruộng của huyện. Tuy nhiên các công trình thuỷ lợi
trong huyện đều đã qua khai thác nhiều năm, đã bị xuống cấp. Để đáp ứng đủ
nước tưới cho 2.000 ha - 2.500 ha lúa và hàng ngàn ha cây công nghiệp, cây
ăn quả và cây rau màu (kế hoạch từ năm 1999 - 2010), huyện Đồng Hỷ cần có
chủ trương đầu tư nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới các công trình thuỷ lợi
trên địa bàn.
Trong giai đoạn 2000 - 2007, thực hiện chủ trương kiến cố hoá kênh
mương của Nhà nước, huyện đã chỉ đạo xây dựng, nâng cấp sửa chữa nhiều
công trình thuỷ lợi. Đến năm 2007, đã kiên cố hoá được 147,915 km kênh
mương, xây dựng mới hồ Trại Đèo (xã Tân Lợi), hồ Kim Cương (xã Cây
Thị), trạm bơm điện Mỹ Hoà (xã Cây Thị), trạm bơm Tân Yên (xã Hoà Bình),
trạm bơm Linh Nham (xã Hoá Thượng), trạm bơm dầu Đèo Khế (xã Khe Mo)
v.v… và rất nhiều các phai đập nhỏ khác, tăng dần diện tích được tưới chủ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 35 -
động bằng công trình thuỷ lợi, từng bước góp phần ổn định và phát triển sản
xuất nông nghiệp.
Điện nông thôn: Đồng Hỷ nằm trong hệ thống lưới điện Miền Bắc, có
sáu tuyến lưới 35 KV và 4 tuyến 6 KV. Số trạm biến áp toàn huyện là 49
trạm. Đến nay 20/20 xã, thị trấn trong huyện có điện lưới quốc gia, trong đó:
hai xã vùng cao xã Văn Lăng, Tân Long, hai xã vùng đặc biệt khó khăn Hợp
Tiến, Cây Thị lưới điện đã đáp ứng 80% số hộ toàn xã.
Thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông: Toàn huyện có 20/20 xã, thị
trấn có điểm bưu điện- văn hoá xã, năm 2007 số máy điện thoại hiện có trên
toàn huyện là 4.768 máy, tăng 3.582 máy so với năm 2000, đạt bình quân 15
máy điện thoại trên 1000 dân. Công tác phát hành báo chí đã được thực hiện
tốt, 100% số xã trong huyện có báo đọc hàng ngày.
Giáo dục: Đến năm 2007, toàn huyện có 47 trường phổ thông, trong đó
có 02 trường phổ thông trung học, 20 trường trung học cơ sở và 25 trường
tiểu học. Với tổng số giáo viên phổ thông là 1.353 giáo viên đạt bình quân 19
học sinh/ 01 giáo viên, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường đạt 97%. Toàn
huyện có 22 trường mầm non (261 lớp mẫu giáo).
Trong giai đoạn 2000 - 2007, thực hiện chủ trương kiên cố hoá trường
học, toàn huyện có 20/20 xã, thị trấn có trường học cao tầng.
Y tế: Đến năm 2007, toàn huyện có 01 bệnh viện, 02 phòng khám khu
vực và 20 trạm y tế xã, với 185 giường bệnh đạt tỷ lệ 16 giường bệnh/ 10.000
dân và 60 bác sỹ đạt tỷ lệ 05 bác sỹ/ 10.000 dân. Năm 2004, đã khám chữa
bệnh cho 48.029/42.000 lượt người.
Trong những năm qua, công tác dân số và gia đình đã được các cấp, các
ngành và các địa phương quan tâm nên đã thu được nhiều kết quả. Tỷ lệ sinh
trên toàn địa bàn đạt dưới mức sinh thay thế, cùng với tỷ lệ sinh thấp, chất
lượng dân số đã được nâng lên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 36 -
Văn hoá thông tin, thể dục thể thao: tiếp tục thực hiện cuộc vận động
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đã thu được kết quả: Đến
cuối năm 2007, có 18.443 hộ đạt gia đình văn hoá, 115 khu dân cư đạt khu
dân cư tiên tiến, 61 làng được công nhận làng văn hoá, 120 cơ quan đạt cơ
quan văn hoá, toàn huyện có 158 nhà văn hoá.
Đài truyền thanh huyện đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền thông tin,
đến năm 2007 toàn huyện có 285 cụm loa truyền thanh đã góp phần phổ biến,
tuyên truyền các chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như của các cấp uỷ
Đảng và chính quyền địa phương đến nhân dân.
2.1.2.3. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu
* Giá trị, cơ cấu một số ngành
Huyện Đồng Hỷ là một huyện thuần nông, có trên 70% lao động làm
nông nghiệp, việc sản xuất nông nghiệp của huyện mang tính tự cấp, sản
phẩm hàng hoá tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp thuộc tỉnh và Trung
ương.
Qua bảng ta thấy năm 2007 giá trị sản xuất nông lâm nghiệp đạt 457.095
triệu đồng bình quân cao hơn năm 2006 là 107.474 triệu đồng (hay tăng
30,74%), giá trị sản xuất của ngành công nghiệp - xây dựng tăng 35.032 triệu
đồng (hay tăng 57,02%) và của ngành dịch vụ tăng 206.890 triệu đồng. Tốc
độ tăng trưởng kinh tế tăng từ 13% (năm 2006) lên 13,5 % (năm 2007).
Qua biểu đồ 3 ta thấy giá trị sản xuất ngành công nghiệp chiếm tỷ lệ cao
nhất trong 3 ngành chính ( 44,94%).
Do tổng giá trị sản xuất tăng, GDP bình quân đầu người/ năm của huyện
cũng tăng từ 6,194 triệu đồng (2006) lên 8,965 triệu đồng/ người/ năm (2007)
tức là tăng thêm 2,771 triệu đồng/ người/ năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 37 -
Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu kinh tế huyện Đồng Hỷ năm 2006 - 2007
Ngành kinh tế ĐVT Năm 2006 Năm 2007
So sánh
07/06(%)
1.Tổng giá trị sản xuất
(theo giá thực tế)
1.1.Ngành nông lâm nghiệp
1.2.Ngành công nghiệp - XD
1.3.Ngành dịch vụ
2. Giá trị gia tăng
2. 1.Ngành nông lâm nghiệp
2.2.Ngành công nghiệp - XD
2.3.Ngành dịch vụ
3. Sản lƣợng lƣơng thực
4. BQ lƣơng thực/ngƣời
5.GDP BQ/ngƣời/ năm
Trđ
Trđ
Trđ
Trđ
Trđ
Trđ
Trđ
Trđ
Tấn
Kg/người
1000đ/người
1.346.408
349.621
605.041
391.745
772.533
211.332
259.557
301.644
37.283
299,64
6.194
2.005.803
457.095
950.073
598.635
1.133.682
273.415
403.812
456.456
40.536
320,56
8.965
148,97
130,74
157,02
152,81
146,74
129,37
155,58
151,32
108,72
120,92
144,73
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Đồng Hỷ
Biểu đồ 3: Chỉ tiêu kinh tế của huyện
Đồng Hỷ năm 2006 - 2007
0
500
100
1500
2000
2500
Năm 2006 Năm 2007
Tr
iệ
u
đồ
ng
1.3.Ngành dịch vụ
1.2.Ngành công
nghiệp - XD
1.1.Ngành nông
lâm nghiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 38 -
Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện ngày
càng cao, song lại không đều giữa các ngành. Tốc độ tăng trưởng bình quân
hàng năm của các ngành nông - lâm nghiệp và công nghiệp xây dựng giai
đoạn 2000 - 2006 của huyện có tăng hơn so với toàn tỉnh, nhưng ngành dịch
vụ lại có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên, tỷ
trọn giá trị tổng sản phẩm GDP của huyện so với toàn tỉnh còn thấp
* Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp:
- Ngành trồng trọt:
Bảng 2.5: Diện tích, năng suất, sản lƣợng một số cây trồng chủ yếu
của huyện qua 2 năm 2006 - 2007
Cây trồng
chủ yếu
Năm 2006 Năm 2007
DT(ha) NS(tạ/ha) SL(tấn) DT(ha) NS(tạ/ha) SL(tấn)
Lúa 6.784,3 43,87 29.763 6.835,3 44,26 30.253
Ngô 2.251,1 33,42 7.523 2.472,4 41,59 10.282
Chè 1628,0 74,00 12.047 1.926,6 96,00 18.495
Cây ăn quả 2.979 27,7 8.252 3.000 30,2 9.060
Rau 1.019,9 145,86 14.876 1.210,8 150,00 18.162
Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện Đồng Hỷ
Về sản xuất lương thực: Diện tích năng suất, sản lượng lúa năm 2007
tăng so với năm 2006. Diện tích tăng bình quân 0,75 %, năng suất lúa tăng
bình quân 0,89% đã làm cho sản lượng lúa tăng bình quân 0,493 tấn( hay tăng
1,66 %). Bên cạnh cây lúa, cây ngô cũng là thế mạnh trong sản xuất lương
thực của huyện Đồng Hỷ. Năm 2006 năng suất bình quân 33,42 tạ / ha tăng
lên 41,59 tạ /ha năm 2007. Năm 2007 sản lượng ngô toàn huyện đạt 10,283
tấn tăng 2,76 tạ / ha ( hay tăng 36,69 %). Sản lượng lương thực bình quân đầu
người toàn huyện tăng 20,92 % (tăng từ 299,64 kg / người năm 2006 lên
320,56 kg / người năm 2007).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 39 -
Cây chè: Phát huy thế mạnh của huyện miền núi với địa hình và thổ
nhưỡng phù hợp với việc trồng cây chè. Năm 2006, tổng diện tích chè kinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 40 -
doanh toàn huyện là 1628 ha, năng suất 74 tạ/ha, sản lượng đạt 12.100 tấn.
Năm 2007, tổng diện tích chè kinh doanh của toàn huyện là 1.926,6 ha, năng
suất 96 tạ / ha, sản lượng 18,5 tấn.
Cây ăn quả: Tổng diện tích cây ăn quả đến năm 2006 là 2.979 ha, sản
lượng quả đạt 9.840 tấn. Năm 2007 là 3.000 ha, sản lượng 5.278 tấn.
- Ngành chăn nuôi
Bảng 2.6. Tình hình chăn nuôi của huyện Đồng Hỷ năm 2006 - 2007
Ngành chăn nuôi Năm 2006 Năm 2007 Tăng, giảm %
Tổng đàn trâu (con) 15.578 15.789 101,35
Tổng đàn bò (con) 5.078 5.375 105,85
Tổng đàn lợn (con) 52.020 53.869 103,55
Tổng đàn gia cầm (con) 508.237 510.000 100,35
Nguồn: Phòng thống kê huyện Đồng Hỷ
Đàn lợn ngoại và lợn hướng nạc tăng nhanh đảm bảo chất lượng đã góp
phần tích cực để tích luỹ cho gia đình. Tổng đàn lợn từ 52.020 con năm 2006,
tăng lên 53.869 con năm 2007, tốc độ tăng bình quân 3,55 % / năm.
Đàn bò mới được phát triển còn đang trong thời kỳ thăm dò thị trường
tiêu thụ, tổng đàn bò từ 5.078 con năm 2006, tăng lên 5.375 con năm 2007,
tốc độ tăng bình quân 5,85 % / năm.
Đàn trâu những năm gần đây có chiều hướng tăng chậm do các nguyên
nhân sau: Đồng cỏ chăn thả thu hẹp, khâu làm đất được cơ khí hoá. Tổng đàn
trâu năm 2006 là 15.578 con đến năm 2007 tăng chậm lên 15.789 con, tăng
1,35%.
Đàn gia cầm năm 2007 là 510.000 con tăng 0,35% so với năm 2006.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 41 -
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Năm 2006 Năm 2007
Biểu đồ 6: Ngành chăn nuôi huyện
Đồng Hỷ năm 2006 - 2007
Tổng đàn trâu Tổng đàn bò
Tổng đàn lợn Tổng đàn gia cầm
Nhìn biểu đồ 6 ta thấy tỷ lệ đàn gia cầm chiếm tỷ lệ lớn nhất, tiếp đến là
đàn đàn lợn, điều này chứng tỏ người dân ở đây chủ yếu nuôi lợn và gia cầm.
Tỷ lệ đàn trâu chiếm tỷ lệ nhỏ, và ít nhất vẫn là tỷ lệ đàn bò do đồng cỏ chăn
thả hiện nay ngày càng bị thu hẹp.
Tình hình dịch bệnh cho các đàn gia súc và gia cầm trên địa bàn tuy
không xảy ra những ổ dịch lớn nhưng diễn biến cũng khá phức tạp, đòi hỏi
những nỗ lực và kiểm soát.
- Ngành lâm nghiệp: Trong những năm gần đây, sản xuất lâm nghiệp đã
được đổi mới, chuyển từ lâm nghiệp quốc doanh lấy khai thác là chính sang
lâm nghiệp xã hội, lấy lâm sinh làm gốc, đã tập trung khoanh nuôi tái sinh,
chăm sóc bảo vệ và trồng rừng giúp cho việc hạn chế xói mòn và lũ lụt, tạo
môi trường sinh thái trong lành và phát triển bền vững.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 42 -
2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển nông nghiệp
trên địa bàn huyện Đồng Hỷ
2.1.3.1. Thuận lợi
- Đồng Hỷ là huyện có vị trí địa lý liền kề với thành phố Thái Nguyên,
gần trung tâm kinh tế, văn hoá của tỉnh và gần các trường Đại học, cao đẳng,
trung học, trung tâm nghiên cứu khoa học của vùng, có điều kiện tiếp cận với
khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới để phát triển, có tiềm năng phát triển du
lịch, có hệ thống hang động, di tích lịch sử cách mạng….
- Đất đai của huyện tương đối đa dạng, thuận lợi cho việc phát triển nông
lâm nghiệp. Tiềm năng đất đai cùng với thời tiết khí hậu thuận lợi cho việc
phát triển tập đoàn cây con phong phú, có lợi thế để phát triển một nền nông
nghiệp bền vững. Tuy nhiên khai thác lợi thế này phải biết bảo vệ, khôi phục
và phát triển, kết hợp khai thác có hiệu quả tài nguyền đất đai, khí hậu với
môi trường sinh thái.
- Có nhiều doanh nghiệp của tỉnh và trung ương đóng trên địa bàn huyện
tạo thành 3 khu công nghiệp lớn: Khu vực thị trấn Chùa Hang - Cao Ngạn,
Khu mỏ sắt Trại Cau, Khu vực phía Bắc của huyện: Tân Long, Sông Cầu,
Quang Sơn khai thác quặng sắt, chì, kẽm, vật liệu xây dựng.
- Nhân dân các dân tộc huyện Đồng Hỷ có truyền thống cách mạng, đoàn
kết, sát cánh bên nhau, khắc phục mọi khó khăn để xây dựng huyện Đồng Hỷ
thành một huyện giàu mạnh.
- Dưới sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền có biện phát thực
hiện các cơ chế của tỉnh, chính sách hỗ trợ và đầu tư sản xuất tạo điều kiện
thuận lợi cho việc mua bán và chế biến các loại nông sản trên địa bàn. Cơ sở
hạ tầng được nâng cấp xây dựng: mạng lưới giao thông nông thôn được cải
tạo tốt, thuận lợi cho lưu thông hàng hoá. Hệ thống kênh muơng kiên cố thuận
tiện cho việc phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 43 -
- Về giáo dục đào tạo, y tế, thông tin liên lạc đã và đang phát triển, đời
sống nhân dân từng bước được cải thiện.
2.1.3.2. Những khó khăn
Tập quán lạc hậu, tập tục năng nề của một số dân tộc ít người đã ảnh
hưởng trực tiếp đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Đời sống tuy đã được
cải thiện nhưng tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Kinh tế chủ yếu phát triển là thuần
nông, độc canh, tự cấp, tự túc, số lượng hàng hoá chưa nhiều, chất lượng sản
phẩm chưa cao.
Đất đai có độ dốc quá lớn, thảm rừng che phủ bị tàn phá gây sự xói mòn
làm cho đất bị bạc màu ảnh hưởng rất lớn đến chế độ thâm canh cây trồng.
Đây là một tồn tại cần được khắc phục trong những năm tới.
Áp lực của sự gia tăng dân số đòi hỏi việc làm, trình độ dân trí thấp, đội
ngũ lao động chưa thông qua đào tạo chiếm tỷ lệ khá cao, hạn chế việc tiếp
thu khoa học kỹ thuật và giảm hiểu quả lao động.
Hệ thống kế cấu hạ tầng nông thôn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển sản
xuất và đời sống nhất là các xã vùng núi, vùng sâu, vùng xa làm cho kinh tế
chậm phát triển, các vấn đề xã hội và dân tộc trở nên gay gắt.
Khả năng thu hút các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài gặp nhiều trở ngại
khó khăn, việc tích luỹ của Huyện cho đầu tư phát triển kinh tế còn hạn chế.
Thiếu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và thiếu vốn đầu tư phát triển sản
xuất là hai mối lo thường xuyên đối với các huyện miền núi.
Cơ cấu sản xuất, cơ cấu sử dụng đất đai, lao động còn nhiều bất hợp lý,
đòi hỏi có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ mới có thể phát huy hết
tiềm năng của huyện.
Trong những năm 2003 - 2004 trở lại đây, thời tiết khắc nghiệt, hạn hán
kéo dài, dịch bệnh gia súc, dịch bệnh cúm gia cầm phát sinh ở một số nơi, gây
tâm lý lo ngại và giảm hiệu quả chăn nuôi đối với một số gia đình nuôi gia
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 44 -
cầm lớn. Mặt khác, trong những năm này thị trường giá cả có nhiều biến động
nhất là một số mặt hàng sản phẩm công nghiệp như sắt thép, vật tư phục vụ
nông nghiệp như phân bón. Hàng hoá của nông dân làm ra như chè bút khô,
quả vải, quả nhãn chưa có nơi tiêu thụ ổn định.
Những khó khăn trên tác động đến các chính sách tài chính tín dụng, đến
hoạt động đầu tư vốn của các Ngân hàng trong huyện Đồng Hỷ và công tác
đầu tư vốn của Nhà nước.
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG TRONG HỆ
THỐNG NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG HỶ
2.2.1 Quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Đồng Hỷ
tỉnh Thái Nguyên
Với vị trí địa lý có thế mạnh về nông lâm nghiệp, Đồng Hỷ có nhiều
thuận lợi, nhưng cũng có nhiều thách thức đối với phát triển kinh tế, văn hoá,
xã hội và xây dựng cơ sở hạ tầng. Một trong những nhiệm vụ luôn được Đảng
và Nhà nước ta quan tâm đẩy mạnh là phát triển nông nghiệp và kinh tế theo
hướng nông nghiệp sinh thái bền vững, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp, nông thôn, ưu tiên phát triển nông nghiệp sạch, các nghề,
làng nghề truyền thống, làng nông nghiệp du lịch sinh thái và xây dựng nông
thôn mới. Hiện nay cơ cấu kinh tế của huyện Đồng Hỷ là nông - lâm nghiệp,
công nghiệp và dịch vụ. Kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu, đời sống nhân
dân còn thấp chưa sản xuất được sản phẩm hàng hoá mũi nhọn và ổn định,
kinh tế nông nghiệp còn mang tính tự cung, tự cấp. Năm 2007, tốc độ tăng
trưởng kinh tế của huyện Đồng Hỷ đạt 13,5 % trong đó sản xuất nông lâm
nghiệp đạt 22,79%, công nghiệp xây dựng cơ bản đạt 47,37%, dịch vụ đạt
29,84%. [23].
Có được kết quả như vậy là nhờ vào sự chỉ đạo sâu sát của các cấp
chính quyền và sự nỗ lực của người dân, hạ tầng nông thôn không ngừng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 45 -
được cải thiện đặc biệt là kênh mương nội đồng đã tạo điều kiện thuận lợi cho
việc hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp.
Ngành trồng trọt của huyện đã phát huy được kết quả, phát triển nông
nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất gắn với thị trường, sử dụng có hiệu quả
cơ sở hạ tầng nông thôn, các chỉ tiêu cơ bản trong lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp qua các năm đều đạt kế hoạch đề ra.[13]
Về dịch vụ sản xuất nông nghiệp: Huyện Đồng Hỷ có các cơ sở sản xuất
giống cây trồng cùng với hệ thống dịch vụ của Hợp tác xã hàng năm đã cung
ứng các giống mới cho các hộ nông dân theo đặc điểm sinh thái của các tiểu
vùng. Các dịch vụ vật tư nông nghiệp bao gồm nhiều thành phần kinh tế tham
gia, đã nhanh chóng đưa ứng dựng tiến lên khoa học kỹ thuật vào sản xuất
nông nghiệp, đặc biệt đưa các loại giống cây trồng mới, lai tạo giống và mở
rộng diện tích giống mới đã có tác động tích cực đối với việc tăng trưởng các
loại cây trồng như : lúa, ngô, chè, cây ăn quả, rau, đậu… Kỹ thuật bón phân
hữu cơ, sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học, những tiến bộ về bảo vệ thực
vật, phòng chống và chữa bệnh cho gia súc được người dân trong huyện áp
dụng nhanh chóng và hiệu quả cao. Tuy nhiên nguồn vốn đầu tư cho khâu này
còn hạn hẹp, kém sự phối hợp giữa các tổ chức sản xuất nên hiệu quả chưa
cao. Khả năng tiêu dùng của nông dân cũng có hạn do thu nhập còn thấp, chi
phí giống cao, tập quán canh tác cũ làm hạn chế việc ứng dụng các giống mới
vào sản suất nông nghiệp. Số lượng máy móc dùng cho sản xuất nông nghiệp
còn chưa đáp ứng được cho sản xuất, công cụ sử dụng phần lớn là công cụ thủ
công, khâu làm đất vẫn dựa vào sức kéo trâu bò nên năng suất và hiệu quả
chưa cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 46 -
2.2.2. Phát triển kinh tế bền vững trong hệ thống nông nghiệp ở
huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên
* Hiện nay, cơ cấu kinh tế của huyện Đồng Hỷ là nông - lâm nghiệp,
công nghiệp và dịch vụ. Kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu , đời sống nông
dân còn thấp. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Đồng Hỷ đạt
13,5% trong đó sản xuất nông lâm nghiệp đạt 22,79% ; công nghiệp - xây
dựng cơ bản 47,37% ; dịch vụ đạt 29,84%. Ngành trồng trọt của huyện đã
phát huy được kết quả, phát triển nông thôn theo hướng sản xuất gắn với thị
trường, sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng nông thôn, các chỉ tiêu cơ bản
trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp qua các năm đều đạt kế hoạch. Tình hình
sản xuất nông nghiệp theo hướng đảm bảo về sinh an toàn thực phẩm trên địa
bàn huyện đã được triển khai và thực hiện khá tốt .
Từ năm 2000, huyện Đồng Hỷ đã triển khai áp dụng kỹ thuật trồng rau
an toàn, chè an toàn...., trong huyện đã hình thành các vùng sản xuất theo
hướng nông nghiệp an toàn, bước đầu đã sản xuất ra được các sản phẩm có
chất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường sinh thái ở
nhiều thôn xã được cải thiện tốt hơn trước. Trong đợt lấy mẫu kiểm tra chất
lượng sản phẩm của vùng sản xuất rau an toàn ở xóm Ngọc Lâm, xã Linh Sơn
huyện Đồng Hỷ đã cho kết quả là: Đối với cây cải bắp hàm lượng nitrat thấp
hơn tiêu chuẩn (không quá 500mg/kg), hàm lượng của các kim loại nặng như
Pb, As, Hg và các loại độc tố khác đều thấp hơn tiêu chuẩn quy định. Dư
lượng thuốc bảo về thực vật (BVTV), dư lượng phân vi sinh không vượt quá
ngưỡng cho phép. Đối với cây cà chua: theo quy định tiêu chuẩn hàm lượng
nitrat có trong một kg quả không vượt quá 300 mg, thực tế hàm lượng này chỉ
có dưới 215 mg. Hàm lượng kim loại nặng và dư lượng thuốc trừ sâu hầu như
không có, do được hướng dẫn phun thuốc đúng quy định. Có thể khẳng định
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 47 -
vùng sản xuất rau an toàn đã được đảm bảo về chất lượng sản phẩm theo tiêu
chuẩn, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế bền vững của huyện.
* Vấn đề nổi cộm trong môi trường nông nghiệp trong những năm qua là
sâu bệnh đối với cây trồng, nhất là cây lương thực - nguồn sống chủ yếu của
dân cư làm nông nghiệp của huyện. Sâu bệnh vẫn có những diễn biến phức
tạp trên cây lúa, cây ngô, cây chè. Vì vậy, đã làm gia tăng lượng sử dụng
thuốc trừ sâu trên địa bàn và vấn đề sản phẩm nông nghiệp sạch và an toàn
vẫn là nan giải.
* Việc phủ xanh đất trống, đồi trọc và trồng rừng trên địa bàn có chiều
hướng tốt, đã làm cho độ che phủ rừng được nâng từ 50,5% (năm 2006) lên
51,5% (năm 2007)[23], nhiều giống loài mới đã được phát hiện có giá trị về
mội trường sinh thái. Tuy vậy, hiện tượng cháy rừng và hoạt động phát nương
làm rẫy của đồng bào miền núi, nhất là đồng bào vùng cao đã làm suy giảm
chất lượng tài nguyên và suy thoái môi trường sinh học.[12]
Những nguyên nhân gây suy thoái môi trường đất là
- Do quá trình tự nhiên: Xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất ở vùng núi có địa
hình dốc, lũ lụt và ngập úng ở những khu vực thấp trũng.
- Do tác động trực tiếp từ hoạt động sản xuất của con người như tăng dân
số, tình trạng đói nghèo, kĩ thuật canh tác không hợp lý, mất rừng, chăn thả
gia súc, phát triển cơ sở hạ tầng, khai thác khoáng sản .... làm biến đổi các
tính chất lý hoá học của đất và mất đất, làm đất giảm khả năng sản xuất, nhiều
nơi phải bỏ hoang do không thể canh tác được
* Về sinh thái vệ sinh môi trường nông thôn: Chính quyền huyện đã thực
hiện nhiều dự án nâng c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế bền vững trong hệ thống nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên.pdf