MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 6
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 8
HỘ NÔNG DÂN.
I. VAI TRÒ VÀ TÍNH TẤT YẾU CỦA KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH 8
1. Khái niệm và các đặc trưng của kinh tế hộ gia đình. 8
1.1. Khái niệm về kinh tế hộ. 8
1.2. Các đặc trưng của kinh tế hộ gia đình. 8
1.2.1. Hình thức quản lý của nông hộ, nông trại ở các nước trên thế giới 9
1.2.2. Ruộng đất. 9
1.2.3. Cơ cấu sản xuất của các nông hộ, nông trại. 9
1.2.4.Vốn và tài sản của nông hộ, nông trại. 10
1.2.5. Lao động trong các nông hộ, nông trại. 10
2. Vai trò của kinh tế hộ trong nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá. 11
2.1. Hình thành đơn vị tích tụ vốn của xã hội. 12
2.2. Kinh tế nông hộ tạo công ăn việc làm cho người lao động. 12
2.3. Kinh tế nông hộ tham gia vào phân công lao động xã hội theo đơn vị
kinh tế hộ gia đình. 13
2.4. Phát triển kinh tế nông hộ góp phần đổi mới kỹ thuật sản xuất 14
3. Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại kinh tế hộ nông dân 14
II. SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG HỘ Ở NƯỚC TA VÀ NHỮNG CHỦ TRƯƠNG ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA. 16
III. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN. 20
1. Xu hướng phát triển kinh tế hộ nông dân trên thế giới 20
1.1. Xu hướng phát triển kinh tế hộ nông dân ở các nước Tây Âu- Mỹ. 20
1.2. Xu hướng phát triển kinh tế hộ nông dân ở một số nước Châu Á. 21
2. Xu hướng phát triển của kinh tế nông hộ nước ta. 22
3. Những bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế nông hộ ở nước ta. 23
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở XÃ THƯỢNG PHÙNG - HUYỆN MÈO VẠC - TỈNH HÀ GIANG 25
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ. 25
1. Điều kiện tự nhiên. 25
1.1. Vị trí địa lý. 25
1.2. Điều kiện địa hình. 26
1.3. Điều kiện thổ nhưỡng. 26
1.4. Nguồn nước 27
2. Điều kiện kinh tế- xã hội. 28
2.1. Về quỹ đất đai. 28
2.2. Tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng. 30
2.2.1. Giao thông. 30
2.2.2. Thuỷ lợi. 30
2.2.3. Y tế. 31
2.3. Lao động, dân số và cơ cấu dân tộc. 31
2.4. Văn hoá, giáo dục. 32
3. Đánh giá chung về những thuận lợi và khó khăn của xã Thượng Phùng. 33
3.1.Thuận lợi. 33
3.2. Khó khăn. 33
II. THỰC TRẠNG KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN CỦA XÃ THƯỢNG PHÙNG –
HUYỆN MÈO VẠC - TỈNH HÀ GIANG 34
1. Khái quát tình hình phát triển sản xuất nông - Lâm nghiệp của xã
trong thời gian qua. 34
2. Tình hình phát triển Kinh tế hộ nông dân của xã Thượng Phùng
- huyện Mèo Vạc -tỉnh Hà Giang . 34
2.1. Phân loại hộ nông dân 35
2.1.1. Phân loại hộ nông dân theo mức thu nhập 35
2.1.2. Phân loại hộ theo loại hình sản xuất. 35
2.2. Các điều kiện sản xuất của các hộ nông dân ở xã Thượng Phùng
- huyện Mèo Vạc - tỉnh Hà Giang 35
2.2.1. Đất đai 35
2.2.2.Về tư liệu sản xuất 36
2.2.3.Nhân khẩu lao động 37
2.2.4.Vốn sản xuất của hộ. 37
2.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ nông dân xã Thượng Phùng. 38
2.4.Trình độ tổ chức sản xuất của các nông hộ. 38
2.4.1. Kỹ thuật canh tác. 39
2.4.2. Mô hình canh tác. 39
2.4.3. Trình độ tiếp cận thị trường. 39
2.4.4. Quan hệ hợp tác giữa các nông hộ. 40
2.5. Tình hình chi tiêu và mức sống của các hộ nông dân. 40
3. Đánh giá chung. 41
3.1. Về mặt tích cực. 41
3.2. Về mặt hạn chế còn tồn tại: 42
CHƯƠNG III
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở XÃ THƯỢNG PHÙNG - HUYỆN MÈO VẠC - TỈNH HÀ GIANG THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ 44
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN CỦA XÃ THƯỢNG PHÙNG. 44
1. Quan điểm phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá. 44
2. Quan điểm phát triển kinh tế nông hộ gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. 45
3. Quan điểm phát triển kinh tế hộ nông dân phải gắn với phát huy lợi thế
so sánh về các nguồn lực tự nhiên đặc biệt là đất đai. 46
4. Quan điểm phát triển kinh tế nông hộ phải kết hợp với định canh, định cư,
phân bố lại dân cư và lao động đồng thời tạo sự bình đẳng trong phát triển
kinh tế - xã hội giữa các dân tộc. 46
II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở XÃ THƯỢNG PHÙNG - HUYỆN MÈO VẠC - TỈNH HÀ GIANG. 47
1. Phát triển sản xuất theo hướng chuyên môn hoá gắn với đa dạng hoá
sản xuất. 47
2. Nâng cao trình độ thâm canh sản xuất và ứng dụng tiến bộ khoa học-
kỹ thuật thông qua đẩy mạnh công tác khuyến nông. 47
3. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai và bảo vệ, cải tạo nâng cao độ
phì nhiêu của đất. 48
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ
HỘ NÔNG DÂN Ở XÃ THƯỢNG PHÙNG - HUYỆN MÈO VẠC - TỈNH HÀ GIANG. 49
1. Giải pháp về ruộng đất. 49
2. Giải pháp về vốn. 50
3. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm. 52
4. Giải pháp về công tác khuyến nông và ứng dụng khoa học kỹ thuật. 53
5. Củng cố và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn 54
5.1. Từng bước củng cố và xây dựng hệ thống giao thông nông thôn
và nội đồng. 55
5.2. Giải pháp thuỷ lợi: 56
6. Thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn. 56
7. Các giải pháp về cơ chế chính sách nhằm giúp cho các hộ nông dân
phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hoá. 58
8.nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền,UBMT Tổ quốc và
các đoàn thể nhân dân trong xã 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I/ KẾT LUẬN. 60
II/ KIẾN NGHỊ. 61
63 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2505 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân ở xã Thượng Phùng - Huyện Mèo Vạc - tỉnh Hà Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệp nông thôn phát triển, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.
Chương II: Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân ở xã thượng phùng - huyện mèo vạc - tỉnh hà giang
I. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Thượng phùng là xã vùng cao núi đá có đường biên giới dài 18,5 km giáp huyện Phú Ninh - tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, cách huyện lị Mèo Vạc là 32km, có độ cao trung bình 1.500 so với mặt nước biển .
Phía Đông giáp xã Sơn Vĩ - huyện Mèo Vạc - tỉnh Hà Giang .
Phía Tây giáp xã Pải Lủng - huyện Mèo Vạc - tỉnh Hà Giang.
Phía Nam giáp xã Pả Vi - huyện Mèo Vạc - tỉnh Hà Giang.
Xã Thượng Phùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt đó là mùa đông và mùa hè, nhiệt độ không khí trung bình năm 19,5 0C, có 5 tháng có nhiệt độ trung bình dưới 100C (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Còn về mùa mưa khá cao, song phân bố không đều, mưa lớn thường tập trung từ tháng 4 đến tháng 10. Vì vậy, việc chống xói mòn, lũ quét trong mùa mưa và giữ độ ẩm trong mùa khô là rất cần thiết. Hàng năm xã có gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau, thường gây ra lạnh, giá rét có khi nước đóng băng, tuyết kèm theo sương muối, sương mù và khan hiếm nước nghiêm trọng nên gây ảnh hưởng không tốt tới sản xuất và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh lý, sinh thái cây trồng và vật nuôi. Nhưng về mùa hè gió to kèm theo lốc và nắng hạn nên gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất và sinh hoạt. Do vậy trong công tác bố trí và tổ chức sản xuất cần có những biện pháp phòng trừ hữu hiệu như: trồng rừng, đai rừng phòng hộ, bố trí hướng và che chắn đối với nhà cửa, chuồng trại tránh gia súc, gia cầm chết trong mùa đông...
Tóm lại với điều kiện thời tiết khí hậu của xã như trên thì thích hợp cho sự phát triển một số cây lâu năm như: Chè, xa mộc, tre. cây ăn quả như: (Đào , Lê , Mận, óc chó ...), cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày và một số loại cây trồng khác chỉ gieo trồng được ở mùa mưa hoặc ở những nơi chủ động được nước tưới. Trong tương lai, xã cần phải cải tạo và xây dựng đập nước cùng hệ thống kênh mương để cung cấp nước tưới cho cây trồng, vật nuôi trong mùa khô.
1.2. Điều kiện địa hình
Thượng Phùng nằm trong cao nguyên đá của cực Bắc Tổ quốc, địa hình chủ yếu là đồi núi đá vôi chiếm 80% diện tích. Gồm các dãy núi cao từ 1000 – 1500 m, chạy theo hướng từ Tây sang Đông, thấp dần từ biên giới Trung Quốc – Việt Nam xuống thị trấn Mèo Vạc . Đồi núi chia cắt mạnh có độ dốc lớn. Phía nam là sông Nho Quế có độ cao là 1200 m ngăn giữa thị trấn Mèo Vạc với xã Thượng Phùng .
Nhìn chung với địa hình trên thì xã Thượng Phùng rất thích hợp với cây ngô, lúa nương và ruộng bậc thang và các cây trồng khác ...
1.3. Điều kiện thổ nhưỡng
Tổng hợp các tài liệu về đất đã nghiên cứu và xây dựng từ trước đến nay trên địa bàn xã Thượng Phùng có 06 loại đất chính sau:
Biểu 01: Diện tích các loại đất của xã Thượng Phùng.
TT
loại đất
Ký hiệu
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
1
Đất phù sa sông suối
Py
25
0,74
2
Đất thung lũng tụt dốc
D
125
3,67
3
Đất đỏ nâu trên đá vôi
Fv
1.120
32,92
4
Đất vàng nhạt trên đá cát
Fq
1.028
30,22
5
Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét
Fs
1006
29,57
6
Đất mùn vàng nhạt trên núi đá cao
Hp
98
2,88
Tổng cộng:
3.402
100
Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Mèo Vạc năm 2004
- Đất phù sa sông suối (Py):
Diện tích 25 ha, chiếm 0,74% diện tích tự nhiên. Phân bố chủ yếu dọc theo sông Nho quế . Loại đất này thích hợp cho trồng rau, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
- Đất đỏ nâu trên đá vôi (Pv):
Diện tích 1.120 ha chiếm 32,92% diện tích tự nhiên đất có đá lộ đầu, đá lẫn ở nơi tầng mỏng thích hợp trồng cây lương thực như cây ngô ... cần có biện pháp chống xói mòn để sản xuất được bền lâu.
- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fp):
Diện tích 1.028 ha chiếm 30,22% diện tích tự nhiên. Phân bố chủ yếu trên địa hình gò đồi với độ cao > 600m, địa hình bị chia cắt mạnh. Loại này chủ yếu là thích hợp cho cây lâm nghiệp và cây ăn quả hoặc có thể làm nông- lâm kết hợp như một số loại cây công nghiệp ngắn ngày. Song cần chú ý biện pháp chống xói mòn.
- Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét (Fs):
Diện tích 1.006 ha chiếm 29,57 % diện tích tự nhiên. Loại này phân bố chủ yếu trên đồi núi cao cần được chú ý để trồng cây lâm nghiệp và cây dài ngày.
- Đất mùn vàng nhạt trên núi đá cao (Hp):
Diện tích 98 ha chiếm 2,88% diện tích tự nhiên. không có ý nghĩa sản xuất .
- Đất thung lũng tụt dốc (D ):
Diện tích 125 ha chiếm 3,67% diện tích tự nhiên loại đất này chủ yếu tại các thung lũng và thích hợp trồng các cây hoa mầu và lương thực...
1.4.Nguồn nước
Địa bàn xã có sông Nho Quế chảy men qua theo hướng Bắc xuống Nam, có sự khác biệt rất lớn giữa mùa mưa lũ và khô hanh nên lưu lượng dòng chảy cũng chênh nhau lớn giữa hai mùa này. Ngoài ra còn có các hệ thống suối từ trên đỉnh núi cao chảy xuống và các mạch nước ngầm trong khe núi chảy ra nên đã đáp ứng một phần nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Các sông suối của huyện Mèo Vạc nói trung và xã Thượng Phùng nói riêng có tiềm năng thuỷ điện nhất là thuỷ điện nhỏ phục vụ sinh hoạt. Tuy vậy việc khai thác nguồn nước sông Nho Quế phụ vụ sản xuất còn nhiều hạn chế vì mặt nước sông về mùa khô có độ chênh quá lớn so với vùng đất sản xuất nông nghiệp
Tóm lại, những yết tố điều kiện tự nhiên bao gồm cả những yết tố thuận lợi và khó khăn cho sự sinh trưởng của các loại cây trồng ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng ruộng đất. Song các yết tố thuận lợi là cơ bản còn các yếu tố tự nhiên cần được khắc phục để sử dụng đất có hiệu quả hơn
2. Điều kiện kinh tế- xã hội
2.1. Về quỹ đất đai
Theo bản đồ địa giới hành chính 364 và số liệu báo cáo đánh giá hiện trạng sử dụng đất của phòng Địa chính huyện Mèo Vạc thì xã Thượng Phùng có tổng diện tích tự nhiên là 3.402 ha. Trong đó: đất nông nghiệp có 673,6 ha chiếm 19,8 % diện tích tự nhiên. Đất lâm nghiệp có rừng là 252,5 ha chiếm 7,42%...
Biểu 2: Tình hình phân bố sử dụng đất đai của xã
qua 3 năm 2003-2005
các loại đất
2003
2004
2005
Số lượng (ha)
Cơ cấu (%)
Số lượng (ha)
Cơ cấu (%)
Số lượng (ha)
Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên
3.402
100
3402
100
3402
100
I.Đất nông nghiệp
1.Đất canh tác
Trong đó:
- Đất ruộng lúa
- Đất nương rẫy
- Đất trồng cây hàng năm khác
2.Đất cây lâu năm
II.Đất lâm nghiệp
1.Đất có rừng tự nhiên
2.Đất có rừng trồng
III.Đất thổ cư
IV.Đất chuyên dùng
V.Đất chưa sử dụng
Trong đó:
- Đất đồi núi chưa sử dụng
- Sông suối
- Đất đá không cây
673,6
649,6
9,5
4,8
635,3
24
252,5
231
21,5
24,7
6,4
2.444,8
898
39
1507,8
19,8
96,43
1,46
0,73
97,79
3,56
7,4
91,48
8,51
0,72
0,18
71,86
36,73
1,59
61,67
673,6
650,6
9,5
4,8
636,3
24
252,5
231
21,5
24,7
6,4
2444,8
898
39
1507,8
19,8
96,58
1,46
0,73
97,80
3,56
7,4
91,48
8,51
0,72
0,18
71,86
36,73
1,59
61,67
673,6
650,6
9,5
4,8
636,3
24
252,5
231
21,5
24,7
6,4
2444,8
898
39
1507,8
19,8
96,58
1,46
0,73
97,80
3,56
7,4
91,48
8,51
0,72
0,18
71,86
36,73
1,59
61,67
Nguồn: Niên giám Phòng thống kê huyện Mèo Vạc 2005
Qua biểu 02 ta thấy: Diện tích đất nông nghiệp chiếm bình quân khoảng 19,8 % so với tổng diện tích đất tự nhiên. Trong tổng diện tích đất nông nghiệp thì diện tích sản xuất ra lương thực (diện tích cây lương thực) là chính.
Nguyên nhân là do đặc thù riêng của vùng miền núi, diện tích có khả năng sản xuất nông nghiệp bị hạn chế. Diện tích đất nông nghiệp được ổn định trong 3 năm, riêng năm 2004 – 2005 diện tích tăng 1 ha do khai hoang làm tăng diện tích . Nhìn chung việc phân bố và sử dụng đất đai tương đối ổn định qua các năm.
Về cơ cấu các loại đất cho ta thấy đất nông nghiệp chiếm 19,8 %, đất lâm nghiệp chiếm 7,4 %, đất thổ cư 0,72 %, đất chuyên dùng 0,18 %, đất chưa sử dụng chiếm 71,86%. Đất chưa sử dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng diện tích đất tự nhiên tương đương 2.444,8 ha, trong đó đất đồi núi chưa sử dụng chiếm 36,73 % tương đương 898 ha.
2.2. Tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng
2.2.1. Giao thông
- Có đường từ trung tâm huyện vào đến xã dài 32km và thông qua cửa khẩu tiểu ngạch Xín Cái và chợ Thượng Phùng thuận tiện cho nhân dân đi lại và trao đổi hàng hoá.
- Ngoài ra còn có 8/13 xóm, bản có các tuyến đường liên thôn liên bản dài khoảng 45 km nối liền với các điểm dân cư.
Nhìn chung các tuyến đường đã phần nào đáp ứng được nhu cầu đi lại cho nhân dân. Nhưng hiện nay các tuyến đường còn rất xấu mang tính tạm thời, thời tiết khí hậu, địa hình phức tạp ... ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng. Đường giao thông mùa mưa đi lại khó khăn, khả năng mở rộng, duy tu, hạn chế về giao thông vận tải đang là trở ngại lớn đến giao lưu trao đổi hàng hoá. Song cũng cần đầu tư thêm để nâng cấp về mặt chất lượng đồng thời cần làm thêm 1 số tuyến đường giao thông nông thôn loại B phục vụ nhu cầu đi lại và phát triển sản xuất.
2.2.2. Thuỷ lợi
Những năm qua, xã đã xây dựng được một số công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất và sinh hoạt như một số kênh, mương như: Khe 30 đi xóm Xà phìn A , Khe 30 đi xóm Hầu Lùng Sán , Sín Mìn Chư đi Mỏ Cớ ... và một số kênh mương khác nhân dân tự làm bắt nước vào ruộng, nương phục vụ sản xuất. Nhưng do kinh phí hạn hẹp, chưa đầu tư thích đáng để hoàn chỉnh công trình, các công trình chủ yếu là công trình tạm, dẫn đến hiệu ích công trình không cao.
2.2.3. Y tế
Xã Thượng Phùng có 1 trạm xá với diện tích xây dựng là 135 m2 nhà lợp Prô, có 5 gian, 6 phòng (gồm phòng làm việc của các cán bộ y tế, phòng khám bệnh, phòng bán thuốc). Cán bộ y tế trực tiếp làm việc ở trạm xá có 5 người gồm 1 y sĩ, 3 y tá và 1 dược sĩ (chưa có bác sĩ). Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, thiếu thốn. Trạm mới chỉ khám và chữa một số bệnh đơn giản. Còn lại đều phải giới thiệu lên tuyến trên là chính.
Trang thiết bị và nhà cửa hiện nay đang bị xuống cấp, nhất là phòng sản. Việc này cần được sự quan tâm của xã, cùng các ngành chức năng hơn nữa, nhằm từng bước nâng cao công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân địa phương.
- Xã có 13 cán bộ y tế thôn tại tại 13 xóm, bản nhìn chung số cán bộ này yếu về trình độ và năng lực chưa đáp ứng được thực trạng hiện nay của xã. Cần phải đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên.
2.3. Lao động, dân số và cơ cấu dân tộc
Theo số liệu của phòng thống kê huyện Mèo Vạc, dân số xã Thượng Phùng được thể hiện qua biểu số 03 dưới đây:
Biểu 3: Dân số và lao động xã Thượng Phùng ( 2003 - 2005)
chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm
2003
2004
2005
1.Dân số
Trong đó:
- Dân tộc
2.Lao động
3.Số hộ
Trong đó:
- Dân tộc
4.Số khẩu bình quân/hộ
5.Số lao động bình quân/hộ
Người
Người
Người
Hộ
Hộ
Hộ
Hộ
5.086
4.941
2.567
576
568
5,37
2,11
5.175
4.955
2.598
587
576
5,11
2,15
5.192
4.996
2.611
592
587
4,93
2,16
Nguồn số liệu: Niên giám Phòng Thống kê huyện Mèo Vạc năm 2005
Xã Thượng Phùng có 13 Xóm bản, dân cư không tập trung. Có 5 dân tộc anh em cùng chung sống đó là: Mông, Tày, Hoa, Xuồng, Lô Lô trong đó chủ yếu trong xã là dân tộc Mông chiếm 96,22% .
Qua biểu 03 ta thấy: dân số xã năm 2005 là 5.192 người trong đó dân tộc Mông có 4.996 người chiếm 96,22%. Tốc độ tăng dân số của xã năm 2005 là 2,155%. Số lao động bình quân trên hộ toàn xã có xu hướng tăng dần qua 3 năm. Xã phấn đấu từ năm 2005 trở đi sẽ giảm tỷ lệ tăng dân số xuống còn dưới 2%.
Điểm yếu của xã Thượng Phùng là trình độ dân trí và nhận thức của người lao động về các tiến bộ khoa học- kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp còn bị hạn chế, có phần nào ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của xã.
2.4. Văn hoá, giáo dục
Xã có một đội văn nghệ với 15 người thường xuyên tham gia các hoạt động phong trào văn hoá- xã hội do huyện tổ chức. Và một đội thanh niên sung kích tại 13 xóm, bản gồm 20 đoàn viên thanh niên tham gia hoạt động các phong trào do huyện và xã phát động .
Về giáo dục, xã có 1 trường phổ thông cơ sở gồm: 7 lớp cấp I và 4 lớp cấp II gồm 49 giáo viên .
Nhìn chung, phong trào văn hoá, văn nghệ giáo dục, vui chơi giải trí được thường xuyên duy trì. Hoạt động thể dục, thể thao được thường xuyên tổ chức.
3. Đánh giá chung những thuận lợi và khó khăn của xã Thượng Phùng
3.1.Thuận lợi
- Xã Thượng Phùng là xã vùng cao núi đá giáp xã Thèn Phùng - huyện Phú Ninh - Tỉnh Vân Nam -Trung Quốc, giáp cửa khẩu tiểu ngạch xã Xín Cái - huyện Mèo Vạc. Có chợ Thượng Phùng trong tương lai xẽ là cửa khẩu chính, rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu hàng hoá cho nhân dân hai nước .
- Điều kiện đất đai và khí hậu của vùng khá thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Có thể phát triển trồng rừng, cây công nghiệp và cây ăn quả... Cùng với việc chăn nuôi đại gia súc như trâu, bò, lợn theo hướng nuôi lấy thịt và hàng hoá .
3.2. Khó khăn
- Thượng Phùng là xã vùng cao núi đá, địa hình núi non hiểm trở khan hiếm nước chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên nên phần lớn đất canh tác khu trên kênh phải chờ nước trời, dẫn đến năng xuất cây trồng còn bấp bênh...
- Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất còn yếu kém, thuỷ lợi khu trên kênh chưa hoàn chỉnh, chưa đảm bảo tưới tiêu cho cây trồng, diện tích tưới chủ động còn thấp
- Hệ thống giao thông trong thôn xóm đều là đường đất, chất lượng kém gây khó khăn cho việc đi lại và vận chuyển, đặc biệt trong mùa mưa lũ đường thường xuyên bị sạt lở và ách tắc giao thông đi lại.
- Trình độ dân trí của nhân dân trong xã còn thấp, khả năng tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa đồng đều và còn nhiều hạn chế làm cho việc phát triển kinh tế - xã hội gặp rất nhiều khó khăn.
- Tính trông trờ ỷ nại của bà con vào Nhà nước còn cao, chưa chủ động trong việc phát triển kinh tế gia đình.
II. Thực trạng kinh tế hộ nông dân của xã Thượng Phùng –Huyện Mèo Vạc – Tỉnh Hà Giang
1. Khái quát tình hình phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của xã trong thời gian qua
Đặc thù phát triển sản xuất của nhân dân các dân tộc trong xã là trồng trọt. Theo báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ xã khoá XVI ( nhiệm kỳ 2000 - 2005) thì tổng sản lượng lương thực ước đạt năm 2005 là 1.250,8 tấn so với năm 2000 tăng 48,01% (405,7 tấn); Tổng diện tích gieo trồng đạt 733,60 ha so với năm 2000 tăng 33,38% (183,6 ha); Lương thực bình quân đầu người đạt 405 kg/người/ năm so với năm 2000 tăng 27,76% (88 kg); Tổng thu nhập bình quân đầu người đạt 1.850.000đ, tăng so với năm 2000 là 24,16% (360.000đ); tỷ lệ đói nghèo tính đến tháng 12/2005 là 71,79%; số hộ có xe máy là 35 hộ. Tính đến tháng 12/2005 đàn bò có 1.213 con tăng so với năm 2000 là 15,41% (161con) , đàn lợn (không kể lợn sữa) có 1.204 con tăng so với năm 2000 là 68,86% (491con); đàn dê có 340 con tăng so với năm 2000 là 38,77 (95 con); Tỷ lệ gia súc/hộ 4,27 con/hộ; Số hộ có 10 con bò hoặc 30 con dê là 21 hộ; tỷ lệ ngói hoá là 75% (440 hộ); tỷ lệ dân dùng điện lưới quốc gia là 61 ,33% (360 hộ ); tỷ lệ dân xem truyền hình là 6,30%; tỷ lệ hộ dân được nghe đài tiếng nói Việt Nam là 60,2%; tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt 96% tăng 8,74% so với năm 2000; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 2,155% giảm 1,295% so với năm 2000.
2. Tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân của xã Thượng Phùng- huyện Mèo Vạc - tỉnh Hà Giang
Là một xã nông nghiệp có nguồn thu nhập chính là từ trồng trọt và chăn nuôi. Sự phát triển chung về các ngành nghề còn yếu. Năng suất vật nuôi cây trồng chưa cao; việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa đồng đều và còn hạn chế dẫn đến đời sông sinh hoạt của nhân dân cũng không đều nhau. Những năm gần đây tình hình phát triển khá, điều đó được thể hiện qua các tiêu thức phân loại hộ như sau:
2.1. Phân loại hộ nông dân
2.1.1. Phân loại hộ nông dân theo mức thu nhập
Biểu 04: Cơ cấu các loại hộ nông dân theo mức thu nhập
qua 2 năm ( 2004 - 2005 )
Loại hộ nông dân
Năm 2004
Năm 2005
Mức thu nhập
(tr. đ/hộ/năm)
Số hộ
(hộ)
Tỷ lệ
(%)
Số hộ
(hộ)
Tỷ lệ
(%)
Giàu
Khá
Trung bình
Nghèo
43
46
69
431
7,3
7,8
11,7
73,2
57
49
61
425
9,6
8,2
10,4
71,8
>20
10 - 15
7 - 10
< 5
Tổng số
589
100
592
100
Nguồn: Niên giám Phòng thống kê huyện Mèo Vạc năm 2005
Qua biểu 04: ta thấy số hộ giàu, khá, trung bình chiếm tỷ lệ rất ít. Tỷ lệ đói nghèo trong xã còn rất cao. Các năm tuy có giảm nhưng còn hạn chế. Năm 2005 chiếm 71,79 % so với năm 2004 giảm 1,31 %.
2.1.2. Phân loại hộ theo loại hình sản xuất
Theo điều tra kinh tế xã hội nông thôn ở xã Thượng Phùng năm 2005 thì 100% số hộ nông dân trong xã đều có nguồn thu từ nông nghiệp bao gồm : Chuyên trồng trọt là 171 chiếm 28,88 % ; Trồng trọt và chăn nuôi là 421 hộ chiếm 71,11 %. Như vậy ta có thể khẳng định phát triển kinh tế trong xã là thuần nông.
2.2. Các điều kiện sản xuất của các hộ nông dân ở xã Thượng Phùng - huyện Mèo Vạc - tỉnh Hà Giang
2.2.1. Đất đai
Theo số liệu của Phòng thống kê huyện Mèo Vạc thì diện tích đất tự nhiên toàn xã Thượng Phùng là 3.402 ha, trong đó đất nông nghiệp là 673,6 ha chiếm 19,8 % tổng diện tích đất tự nhiên (theo số liệu năm 2005), đất thổ cư là 24,7 ha chiếm 0,72 %; bình quân diện tích đất thổ cư một hộ nông dân xã Thượng Phùng là 417,23m2/1hộ.
Diện tích đất canh tác toàn xã là 650,6 ha trong đó chủ yếu là đất trồng ngô, lúa, hoa màu với 609,6 ha chiếm 93,69% tổng diện tích đất canh tác; bình quân diện tích đất canh tác tính cho một hộ là 1,1 ha/1hộ.
Biểu 5: Tình hình phân bố sử dụng đất nông nghiệp của xã
( 2003- 2005)
Loại đất
2003
2004
2005
Số lượng
(ha)
Cơ cấu
(%)
Số lượng (ha)
Cơ cấu
(%)
Số lượng
(ha)
Cơ cấu
(%)
Tổng diện đất nông – lâm nghiệp
926,1
100
926,1
100
926,1
100
I. Đất nông nghiệp
1. Đất canh tác
Trong đó:
- Đất ruộng lúa
- Đất nương rẫy
- Đất trồng cây hàng năm khác
2. Đất cây lâu năm
II. Đất lâm nghiệp
Đất có rừng tự nhiên
Đất có rừng trồng
673,6
649,6
9,5
4,8
635,3
24
252,5
231
21,5
72,73
96,43
1,46
0,73
97,79
3,56
27,26
91,48
8,51
673,6
650,6
9,5
4,8
636,3
24
252,5
231
21,5
72,73
96,58
1,46
0,73
97,80
3,56
27,26
91,48
8,51
673,6
650,6
9,5
4,8
636,3
24
252,5
231
21,5
72,73
96,58
1,46
0,73
97,80
3,56
27,26
91,48
8,51
Nguồn: Phòng kinh tế huyện Mèo Vạc năm 2005
2.2.2.Về tư liệu sản xuất
Nhìn chung các hộ nông dân trong xã đã tích cực chủ động mua sắm, trang bị các tư liệu sản xuất cho mình, do đặc thù vùng cao núi đá nên dụng cụ chủ yếu là cuốc, xẻng, cày, bừa cùng với sức cày kéo của trâu, bò của gia đình. Trong xã có 18 máy nghiền đá, 31 máy xay sát ngô, lúa. Tuy mức trang bị tư liệu sản xuất của các nông hộ ở xã Thượng Phùng trong những năm qua đã có bước cải thiện song nhìn chung còn thấp so với nhu cầu phát triển sản xuất .
2.2.3.Nhân khẩu lao động
Theo số liệu điều tra năm 2005, toàn xã Thượng Phùng có 5.192 nhân khẩu với 2.499 lao động; bình quân một hộ có 8,77 nhân khẩu và 4,22 lao động. Nhìn trung các hộ nghèo đều đông người, thiếu vốn và đất sản xuất.
2.2.4.Vốn sản xuất của hộ
Qua các cuộc điều tra cho thấy chỉ có khoảng 25 - 30% số nông hộ tự bảo đảm đủ vốn cho sản xuất kinh doanh, số còn lại cần vay thêm vốn. Nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay của các nông hộ ở xã là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, Ngân hàng chính sách, Quỹ xoá đói giảm nghèo của huyện, vốn theo các chương trình dự án trong đó vốn vay của ngân hàng chiếm 47 - 55% tổng số vốn vay của các hộ nông dân. Theo điều tra mới đây nhất ở xã Thượng Phùng thì 69,2% số nông hộ có nhu cầu vay vốn trong đó 100% số hộ nghèo cần vay vốn để đảm bảo sản xuất kinh doanh 13,9% số hộ khá, giàu cần vay vốn để mở rộng sản xuất. Khả năng tích luỹ vốn của các nông hộ để đầu tư tái sản xuất phụ thuộc vào kết quả và hiệu quả sản xuất trong năm và mức chi tiêu cho sinh hoạt của các nông hộ.
2.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ nông dân xã Thượng Phùng
Do đặc điểm của xã là thuần nông nên thu nhập chính của nhân dân đều từ trồng trọt và chăn nuôi. Kết quả sản xuất được biểu hiện ở thu nhập của hộ có được từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi tính cho một hộ trên một năm, theo báo cáo chính trị đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2005 -2010 thì mức thu nhập ở xã là: 1.850.000 đồng/người/năm còn thấp so với mức thu nhập bình quân toàn huyện là: 4.500.000 đồng/người /năm. Do đó tỷ lệ hộ nghèo toàn xã rất cao.
Còn hiệu quả cây trồng trong xã chủ yếu là cây ngô, lúa và đậu tương .
Trong đó:
+ Diện tích cây ngô cả năm 2005 là: 446 ha, năng suất đạt 20,35 tạ/ ha, sản lượng đạt 907,61tấn, So với năm 2004 thì năng suất tăng 7,1% sản lượng tăng 7 % .
+ Diện tích cây lúa cả năm là: 69 ha, năng suất đạt 47,39 tạ/ ha, sản lượng đạt 327 tấn, So với năm 2004 năng suất tăng 3% sản lượng tăng 3 % .
+ Diện tích cây đậu tương cả năm 2005 là: 256 ha, năng suất đạt 6,72 tạ/ha, sản lượng đạt 172 tấn, So với năm 2004 thì năng suất tăng 12% sản lượng tăng 11,97 % .
- Diện tích cây hoa mầu 8 ha trong đó:
+ Cây khoai lang diện tích 5,5 ha, năng suất đạt 11,40 tạ / ha. Sản lượng đạt 2,85 tấn.
+ Cây lanh 5,5 ha năng suất 4 tạ/ha sản lượng 2,2 tấn.
+ Rau các loại đạt 75,5 ha, năng suất 42,4 tạ/ha, sản lượng 320 tấn .
+ Đậu các loại 78 ha, năng suất 60,06 tạ / ha , Sản lượng đạt 46,85 tấn.
Từ kết quả trồng trọt như trên cho ta thấy thế mạnh về trồng trọt của xã là cây đậu tương .
Hiệu quả về chăn nuôi trong xã:
Xã xác định thế mạnh phát triển kinh tế hộ trong xã là chăn nuôi đại gia súc nhất là Bò hàng hoá và phát triển đàn ong lấy mật. Cụ thể :
+ Đàn trâu 92 con giảm so với năm 2004 là 6,12%.
+ Đàn bò 1.213 con tăng so với năm 2004 là 15,14%.
+ Đàn dê 340 con tăng so với năm 2004 là 38,77%.
+ Đàn lợn (Không kể lợn sữa) 1.204 con tăng so với năm 2004 là 38,77%.
+ Đàn gia cầm 6.700 con, tăng so với năm 2004 là 11,6 %.
+ Đàn ong 357 dần, tăng so với năm 2004 là 78,50 % sản lượng mật là 3.920 lít.
2.4.Trình độ tổ chức sản xuất của các nông hộ
2.4.1. Kỹ thuật canh tác
Nhìn chung kỹ thuật canh tác của các nông hộ còn lạc hậu, sử dụng kỹ thuật thủ công tốn nhiều sức lao động. Là xã có nhiều đồi núi đá nhưng các nông hộ lại rất kém về kỹ thuật canh tác trên đất dốc. Yêu cầu đặt ra trong thời gian tới là cần đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm nhằm tạo điều kiện cho các nông hộ tiếp cận được với tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất.
2.4.2. Mô hình canh tác
Đối với cây hàng năm hiện nay ở xã đã sử dụng các công thức luân canh sau:
Luân canh 2 vụ:
+ Đó là cây ngô, lúa.
Xen canh 2 vụ:
+ Cây đậu tương.
Luân canh 1 vụ:
+ Khoai tây.
+ Khoai sọ.
Diện tích công thức luân canh 2 vụ chiếm 79,27 % tổng diện tích đất canh tác trong đó chủ yếu là: Ngô, Lúa.
. Diện tích công thức xen canh 2 vụ trồng cây đậu tương vào tổng diện tích đất canh tác Ngô, Lúa.
Diện tích công thức luân canh 1 vụ chiếm 20,73 % tổng diện tích đất canh tác, trong đó chủ yếu là trồng 1 vụ khoai lang, khoai tây, khoai sọ, đỗ đậu các loại..
Đối với cây ăn quả thì chủ yếu cây đào, mận, lê do điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi nên được bà con nông dân trong xã trồng phổ biến nhưng hiệu quả kinh tế không cao do thiếu giống, thiếu vốn, kỹ thuật và đầu ra cho sản phẩm. Trong tương lai phải được thay thế bởi mô hình vườn đồi có hiệu quả kinh tế cao hơn.
2.4.3. Trình độ tiếp cận thị trường
Thực tế hiện nay hộ nông dân rất khó khăn trong việc tiếp cận thị trường bởi một số nguyên nhân như: Thiếu thông tin, đường xá đi lại khó khăn, công tác bảo quản sản phẩm còn kém, hình thức chưa được đẹp, sản phẩm chưa đáp ứng được đòi hỏi của thị trường. Trong việc tiêu thụ sản phẩm thì thường bị các tư thương ép giá.
2.4.4. Quan hệ hợp tác giữa các nông hộ
Do xã có thuận lợi là nằm cạnh cửa khẩu tiểu ngạch xã Xín Cái - huyện Mèo Vạc và có chợ trung tâm xã nên trong thời gian qua phần nào đã tạo điều kiện cho hộ nông dân trong khâu sản xuất và khâu tiêu thụ.
2.5. Tình hình chi tiêu và mức sống của các hộ nông dân
Mức chi tiêu bình quân của một hộ nông dân toàn xã là: 9.120.500 đồng (xem biểu 06)
Biểu 06: Cơ cấu chi tiêu của các nông hộ xã Thượng Phùng năm 2005
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
Hộ gia đình
Giá trị
(đ)
Cơ cấu
(%)
Tổng chi tiêu
Chi cho SXKD
Chi cho ĐS-SH
a. Chi cho ăn uống
Trong đó:
- Lương thực
- Thực phẩm
b. Chi cho sinh hoạt
Trong đó:
- Văn hoá
- Giáo dục
- Y tế - BVSK
- May mặc
- Thắp sáng
- Sữa chữa - XD
3. Chi khác
9.120.500
1.000.000
6.534.100
5.010.100
2.459.650
2.550.450
1.524.000
0
0
325.000
530.000
135.000
534.000
1.586.400
100
10,96
76,64
76,67
49,09
51
23,32
21,32
34,77
8,85
35
17,39
Nguồn : Phòng Nội Vụ - Lao động - TB&XH huyện Mèo Vạc năm 2005
Qua biểu trên ta thấy chi tiêu cho sinh hoạt đời sống chiếm phần rất lớn trong cơ cấu chi tiêu của hộ gia đình là 76,64%; chi cho sản xuất kinh doanh chiếm khoảng 10,96% trong tổng chi.
Trong phần chi cho đời sống sinh hoạt thì phần chi cho lương thực, thực phẩm chiếm tỷ trọng khá lớn: chiếm 76,67% trong tổng chi cho đời sống sinh hoạt.
Đánh giá chung
Qua nghiên cứu thực trạng kinh tế hộ nông dân ở xã Thượng Phùng huyện Mèo vạc - tỉnh Hà Giang chúng ta có thể rút ra một số vấn đề:
3.1. Mặt tích cực
- Cơ cấu kinh tế của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 622.DOC