Luận văn Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cho công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ tỉnh Nam định (artexport Nam Định)

MỤC LỤC .1

LỜI CAM ĐOAN.5

LỜI CẢM ƠN .6

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ .7

LỜI MỞ ĐẦU .9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM

VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH

NGHIỆP.11

1.1. KHÁI NIỆM VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM

CỦA DOANH

NGHIỆP 11

1.1.1. Khái niệm và phân loại thị trường.11

1.1.2. Khái niệm về thị trường tiêu thụ sản phẩm.14

1.2. KHÁI NIỆM VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN

PHẨM .16

1.2.1. Khái niệm về phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.16

1.2.2. Nội dung của phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.16

1.2.3. Nội dung của hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.18

1.3. VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN

PHẨM ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP .23

1.4. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỊ

TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN

PHẨM .25

1.4.1. Chỉ tiêu định lượng.25

1.4.2. Chỉ tiêu định tính.28

1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỊ

TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP.28

1.5.1. Nhân tố khách quan .28

pdf109 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cho công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ tỉnh Nam định (artexport Nam Định), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mỹ nghệ 2.399 2.869 3.518 (Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường của Artexport Nam Định năm 2009- 2011) Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy kết quả tiêu thụ sản phẩm theo cơ cấu mặt hàng có sự biến động lớn. Mặt hàng mây tre mỹ nghệ là mặt hàng có đóng góp lớn vào kết quả tiêu thụ sản phẩm. Tỷ trọng doanh thu tiêu thụ của mặt hàng này trong các năm 2010, 2011 đều trên 45%. Tiếp theo là mặt hàng nông sản, với tỷ trọng tiêu thụ lần lượt là 32% và 31,4%. Mặt hàng thêu ren và hàng len là mặt hàng có tỷ trọng tiêu thụ thấp nhất, với tỷ trọng doanh thu tiêu thụ trong các năm 2010 là 17,8% và 23%. Bên cạnh đó ta cũng thấy doanh thu tiêu thu tiêu thụ các mặt hàng đều tăng lên. Tuy nhiên có mặt hàng thêu ren, doanh thu tiêu thụ của năm 2010 lại sụt giảm so với năm 2009. Điều này ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm chung của Artexport Nam Định. 2.3. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA ARTEXPORT NAM ĐỊNH (2009 – 2011) 2.3.1. Phân tích hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước của Artexport Nam Định (2009 – 2011) 2.3.1.1. Kết quả phát triển thị trường tiêu thụ trong nước của Artexport Nam Định (2009 – 2011) Thị trường miền Bắc là thị trường trọng tâm của sản phẩm nông sản. Trong các năm vừa qua, công ty đã áp dụng nhiều biện pháp để đẩy mạnh doanh thu tiêu thụ ở thị trường trường này. Đối với thị trường miền Bắc, doanh nghiệp áp dụng chính sách phát triển thị trường theo chiều sâu đối với sản phẩm nông sản. Kết quả Luận văn: Thạc sỹ QTKD Trường ĐHBK Hà Nội Học viên: Hà Thị Thu Thủy - 50 - Viện Kinh tế và quản lý của hoạt động phát triển thị trường tiêu sản phẩm nông sản được thể hiện thông qua bảng sau: Bảng 2.6. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm nông sản của Artexport Nam Định ở thị trường miền Bắc (ĐVT: tr.đồng) Tên sản phẩm Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Măng ớt 487 686 908 Tương ớt 300 312 297 Dưa chuột muối 765 835 1228 Tổng 1552 1833 2433 (Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường của Artexport Nam Định năm 2010 - 2011) Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy, sản phẩm dưa chuột muối là sản phẩm có tỉ trọng trong doanh thu cao nhất (chiếm 43,69%), và tỷ lệ tăng doanh thu tiêu thụ là cao nhất. Năm 2011, doanh thu tiêu thụ mặt hàng dưa chuột muối tăng lên so với năm 2010 là 47,07%. Tiếp theo là sản phẩm măng ớt cũng có tỷ lệ tăng mức tiêu thụ khá cao, tỷ lệ này của năm 2011 so với năm 2010 là 32,36%. Điều này cho thấy thị trường tiêu thụ miền Bắc của hai loại sản phẩm này được mở rộng. Tuy nhiên thị trường tiêu thụ của sản phẩm tương ớt lại giảm đi. Doanh thu tiêu thụ của sản phẩm này năm 2011 giảm đi so với năm 2010 là 4,81%. Trong những năm gần đây công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ tỉnh Nam Định đã không ngừng mở rộng các thị trường của mình, từ thị trường chủ yếu là Hà Nội đến các tỉnh phía Bắc và phía Nam. Thị phần của công ty được mở rộng đáng kể. Hiện nay công ty đã mở thêm nhiều chi nhánh tại các tỉnh để tăng cường quản lý và mở rộng các kênh phân phối như: Chi nhánh tại Lạng Sơn, chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, chi nhánh Vũng Tàu. Các chi nhánh này có chức năng và nhiệm vụ như một phòng kinh doanh, có thể quyết định hoạt động bán hàng cho tổng công ty và quản lý tốt hơn các kênh phân phối hỗ trợ các đại lý bán hàng tốt hơn, tiêu thụ nhanh hơn cho công ty, kích thích thị trường. Hiện nay với chính sách không ngừng mở rộng thị trường và thị phần của mình Artexport Nam Định đã Luận văn: Thạc sỹ QTKD Trường ĐHBK Hà Nội Học viên: Hà Thị Thu Thủy - 51 - Viện Kinh tế và quản lý cử thêm nhiều đoàn cán bộ thị trường đi khảo sát những thị trường mới ở trong nước, nhất là đi đặt các điểm đại lý có khả năng phân phối lớn làm đại diện cho công ty. Bảng 2.7. Bảng số lượng đại lý các loại Thị trường Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Nông sản Len, thêu ren Mây tre Nông sản Len, thêu ren Mây tre Nông sản Len, thêu ren Mây tre Hà Nội 8 2 7 10 3 7 13 3 9 Nam Định 14 3 13 18 3 13 23 5 15 Thái Bình 12 2 5 12 2 5 14 3 6 Lạng Sơn 2 1 1 2 1 1 4 1 1 Tp Hồ Chí Minh 6 4 7 8 5 7 10 5 8 Vũng Tàu 5 5 7 5 5 7 6 5 9 Tổng 47 16 40 55 19 40 70 22 48 (Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường của Artexport Nam Định năm 2009 - 2011) Bảng số liệu trên cho thấy tại các khu vực thị trường trong nước hầu hết số lượng đại lý các mặt hàng đều gia tăng. Đặc biệt là mặt hàng nông sản, số lượng đại lý tăng lên khá cao, tỷ lệ tăng lên là 45%. Tiếp theo là mặt hàng mây tre, tỷ lệ đại lý tăng lên là 20%. Trong khi đó mặt hàng thêu ren, số lượng đại lý tăng lên thấp hơn. Tỷ lệ tăng lên chỉ là 15%. Qua đó, ta thấy hầu hết các khu vực thị trường đều được mở rộng. 2.3.1.2. Hoạt động nghiên cứu thị trường Đối với khu vực thị trường trong nước, để tìm hiểu thông tin về các mặt hàng, công ty cử cán bộ của phòng kinh doanh và phòng kế hoạch thị trường đi đến các đại lý để điều tra. Để thực hiện điều tra, công ty sử dụng phương pháp bảng hỏi. Nội dung bảng hỏi do cán bộ ở phòng kế hoạch thị trường xây dựng. Nội dung bao gồm các câu hỏi tìm hiểu thái độ của khách hàng về chất lượng, giá cả, các dịch vụ Luận văn: Thạc sỹ QTKD Trường ĐHBK Hà Nội Học viên: Hà Thị Thu Thủy - 52 - Viện Kinh tế và quản lý vận chuyển,... của công ty. Cụ thể, trong năm 2011, công ty đã tiến hành điều tra các đại lý ở Nam Định, Thái Bình, Lạng Sơn. Chi phí cho 1 cuộc điều tra bao gồm: + Chi phí chuẩn bị bảng hỏi: 1.000.000đ + Chi phí đi lại, ăn ở cho đoàn đi điều tra: 200.000đ (tăng thêm 500.000 với mỗi 30km) + Chi phí phụ cấp cho cán bộ điều tra (2 cán bộ/đoàn): 100.000/đại lý + Chi phí quà khuyến mãi cho đại lý: 50.000đ/đại lý Bảng 2.8. Tình hình điều tra thị trường ở một số địa phương Địa phương Số đại lý Số đại lý được điều tra Tỷ lệ (%) Nam Định 7 7 100 Thái Bình 5 4 80 Lạng Sơn 3 2 67 Tổng 15 13 87 (Nguồn: phòng kế hoạch thị trường của Artexport Nam Định năm 2011) Như vậy, với tỷ lệ từ 67% trở lên, tỷ lệ số đại lý được điều tra ở các địa phương này là khá cao. Nhờ vậy, công ty có được thông tin khá đầy đủ về thị trường ở các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Lạng Sơn. Từ đó giúp cho việc đánh giá thị trường chuẩn xác hơn, tạo ra sự chuyển biến tích cực trên thị trường giúp doanh số bán hàng của công ty ngày một tăng. 2.3.1.3. Các hoạt động xúc tiến thương mại Trong những năm gần đây Artexport Nam Định đã chú trọng hơn tới việc xúc tiến thương mại, phát triển thị trường đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Điều đó thể hiện ở bảng chi phí cho các chương trình quảng cáo - khuyến mại thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Luận văn: Thạc sỹ QTKD Trường ĐHBK Hà Nội Học viên: Hà Thị Thu Thủy - 53 - Viện Kinh tế và quản lý Bảng 2.9.Thống kê chi phí quảng cáo- khuyến mại năm 2011 STT Nội dung chi phí Tổng chi phí (đồng) 1 Báo chí 114.398.400 2 Đài phát thanh 178.805.240 3 Hội chợ triển lãm 262.244.029 4 Tài trợ 106.243.485 Tổng chi phí 661.691.154 (Nguồn: Phòng Kế hoạch – thị trường của Artexport Nam Định năm 2011) Theo bảng trên ta thấy chi phí dành cho quảng cáo khá cao so với tổng chi phí dành cho hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại. Chi phí dành cho hoạt động quảng cáo trên đài phát thanh và báo chí chỉ là 293.203.640 đồng, chiếm 44%. Tuy nhiên, hoạt động quảng cáo mới chỉ dừng lại ở việc quảng cáo trên báo chí và đài phát thanh, trong khi đó, quảng cáo trên truyền hình hay Internet vẫn chưa được công ty lưu ý. Trong thời gian tới, công ty cần chú trọng hơn vào hoạt động quảng cáo để nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm, nhằm mục tiêu phát triển thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên bên cạnh đó, Artexport Nam Định lại khá tích cực tham gia các hội chợ triển lãm thương mại. Trong các năm 2009 – 2011, công ty đã tham gia các hội chợ triển lãm thương mại sau: - Hội chợ xuân 2009 ở Nam Định (18/1/2010 – 24/1/2009) - Hội chợ xuân 2010 ở Nam Định (6/2/2010 – 13/2/2010) - Hội chợ xuân 2011 ở Nam Định ( 23/1/2011 – 30/1/2011) - Hội chợ làng nghề 2011 ở Thái Bình ( 18/6/2011 – 26/6/2011) Như vậy, công ty tham gia khá tích cực và đều đặn các hội chợ. Tuy nhiên, phạm vi tham gia còn khá hẹp, công ty nên tham gia hội chợ ở nhiều địa phương khác nữa để mở rộng thị trường tiêu thụ của mình. Luận văn: Thạc sỹ QTKD Trường ĐHBK Hà Nội Học viên: Hà Thị Thu Thủy - 54 - Viện Kinh tế và quản lý Đối với mặt hàng len và nông sản, công ty có chiến dịch mở các chương trình quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, dùng thử sản phẩm tại các chợ ở Nam Định, Thái Bình, Lạng Sơn. Cụ thể là công ty đã tiến hành được 5 chương trình giới thiệu và dùng thử sản phẩm tại các chợ ở 3 tỉnh thành này trong năm 2011. Mỗi chương trình kéo dài trong vòng 5 ngày. Chi phí cho việc tổ chức gian hàng dùng thử tại các chợ: - Chi phí thuê gian hàng: 3000.000đ - Chi phí thiết kế gian hàng: 1000.000đ - Chi phí bán hàng tại chỗ (4 nhân viên/gian hàng): 5.000.000đ - Tổng chi phí: 9.000.000/gian hàng Ngoài ra, nhận thấy, khu vực nông thôn và miền núi là thị trường tiềm năng với mặt hàng len nên công ty tích cực phát triển thị trường ở khu vực này. Chính sách mà công ty thực hiện là áp dụng mức giá cạnh tranh đối với khách hàng ở các khu vực này. Dưới đây là bảng giá về mức giá bán buôn đối với sản phẩm quần áo len của doanh nghiệp này. Bảng 2.10. Mức giá sản phẩm len (Áp dụng từ tháng 6/2011) (ĐVT: Nghìn đồng) Sản phẩm Thị trường chung Thị trường nông thôn, miền núi Áo len trẻ em số 1 32 28 Áo len trẻ em số 2 35 31 Áo len nữ dáng ngắn 90 80 Áo len nữ dáng dài 100 90 Áo khoác len 120 110 (Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường của Artexport Nam Định năm 2011) Luận văn: Thạc sỹ QTKD Trường ĐHBK Hà Nội Học viên: Hà Thị Thu Thủy - 55 - Viện Kinh tế và quản lý Như vậy để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm len đến khu vực nông thôn, Artexport Nam Định đã có chính sách giảm giá đối với các mặt hàng. Tỷ lệ giảm giá là khá cao, trung bình tỷ lệ giảm giá ở khu vực nông thôn so với các khu vực khác là 8%. Chính sách giảm giá này nhằm thu hút khách hàng mới, gia tăng lượng tiêu thụ sản phẩm. 2.3.2. Phân tích hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu của Artexport Nam Định (2009 – 2011) 2.3.2.1. Kết quả phát triển thị trường xuất khẩu của Artexport Nam Định (2009 – 2011) Đối với thị trường xuất khẩu, Artexport Nam Định tập trung phát triển theo chiều sâu. Công ty chủ yếu xuất khẩu hàng len và hàng mây tre mỹ nghệ. Các đơn hàng len của công ty phần lớn là hàng làm theo đơn đặt hàng của nước ngoài. Trong thời gian qua hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm mây tre khá hiệu quả, hiện nay thị trường xuất khẩu của công ty đã được mở rộng với gần 40 quốc gia trên khắp các Châu lục, đặc biệt là ở hai khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Tây Âu và Bắc âu. Hoạt động xuất khẩu mây tre đan trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả khả quan, đặc biệt ở thị trường châu Á. Kết quả tiêu thụ sản phẩm mây tre ở thị trường châu Á đều có tốc độ tăng khá tốt qua các năm: Bảng 2.11. Kết quả tiêu thụ sản phẩm mây tre đan ở khu vực Châu Á (ĐVT: tr.đồng) Khách hàng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Cá nhân 129 159 203 Đại lý 290 380 584 Doanh nghiệp 381 481 997 Tổng 790 1020 1784 ( Nguồn:Phòng Tài chính kế toán của Artexport Nam Định năm 2011) Luận văn: Thạc sỹ QTKD Trường ĐHBK Hà Nội Học viên: Hà Thị Thu Thủy - 56 - Viện Kinh tế và quản lý Dựa vào bảng trên ta thấy, doanh thu xuất khẩu sản phẩm mây tre đan vào khu vực châu Á có tỷ lệ tăng khá cao. Năm 2011 tăng so với năm 2010 là 74%, tức là tăng 764 triệu đồng. Đây chính là kết quả của hoạt động phát triển thị trường theo chiều sâu đối với khu vực châu Á. Hơn thế nữa, để phát triển thị trường theo tiêu thức sản phẩm, công ty liên tục nâng cao chất lượng sản phẩm, cũng như cải tiến mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm. Dưới đây là bảng thống kê về số lượng kiểu dáng một số sản phẩm mây tre: Bảng 2.12. Số lượng kiểu dáng sản phẩm mây tre (ĐVT: kiểu dáng) STT Tên sản phẩm Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1 Gối mây 4 5 9 2 Giỏ mây 8 12 17 3 Hộp đựng đồ mây 9 11 18 4 Bình hoa 12 15 17 5 Chụp đèn 3 6 9 (Nguồn: Phòng kinh doanh của Arteport Nam Định năm 2009 - 2011) Như vậy, Artexport Nam Định khá tích cực trong việc thay đổi, đa dạng hóa kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm. đây là hoạt động hết sức cần thiết đối với mục tiêu phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty. 2.3.2.2. Hoạt động nghiên cứu thị trường Hoạt động nghiên cứu thị trường do phòng kế hoạch thị trường đảm nhiệm. Đối với thị trường nước ngoài, hoạt động nghiên cứu thị trường chủ yếu là nghiên cứu thông qua các tài liệu sách báo, thu thập thông tin trên Internet và các phương tiện truyền thông khác. Nói chung các số liệu còn ít do phòng tổng hợp thực hiện mới chỉ mang tính chất chung chung, chưa nghiên cứu được cụ thể chi tiết, đặc tính, yêu cầu riêng của từng loại khách hàng. Bên cạnh đó, hàng năm doanh nghiệp cũng cử đoàn cán bộ của phòng kế hoạch thị trường đi khảo sát thị trường nước ngoài, thường là đi đến các hội chợ Luận văn: Thạc sỹ QTKD Trường ĐHBK Hà Nội Học viên: Hà Thị Thu Thủy - 57 - Viện Kinh tế và quản lý triển lãm quốc tế. Tuy nhiên, hoạt động này mới chỉ dừng lại ở một số nước châu Á như: Nhật Bản, Trung Quốc. Hơn thế nữa, do trình độ ngoại ngữ của cán bộ chưa cao nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động nghiên cứu thị trường. 2.3.2.3. Các hoạt động xúc tiến thương mại - Trong thời gian qua, doanh nghiệp chú trọng phát triển thị trường tiêu thụ theo chiều sâu đối với sản phẩm len, thêu ren ở thị trường xuất khẩu. Nguyên nhân là do ở thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp đã có sẵn một số khách hàng truyền thống. Các sản phẩm này chủ yếu là làm theo đơn đặt hàng có mẫu mã sẵn của khách hàng nước ngoài. Với thị trường nước ngoài, thì thời gian là nhân tố quan trọng nhất, nên công ty luôn cố gắng hoàn thành thời gian đúng với hợp đồng đã ký kết. Bên cạnh đó, công ty cũng có những ưu đãi thích hợp đối với khách hàng truyền thống như công ty ASG (Poslan), Intertechic (Ukraine), ZAOH anh M (Russia) ưu tiên về mặt giá cả, thời gian,... Cụ thể, chiết khấu thương mại của các công ty này thường là 15 – 17% (cao hơn mức chiết khấu là 10% với các công ty khác). - Để tiếp thị cho sản phẩm của mình, Artexport Nam Định lựa chọn phương thức là gửi catolog đến các công ty nước ngoài. Trên catalog của mình, công ty cung cấp những thông tin cần thiết từ kích cỡ, màu sắc, số lượng, bao gói, thời hạn cung cấp, giá cả, hình thức thanh toán. Số lượng catolog công ty đã gửi đến các doanh nghiệp nước ngoài trong các năm 2009 – 2011: Bảng 2.13. Số lượng catolog và chi phí gửi đến doanh nghiệp nước ngoài Khu vực Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số lượng (quyển) Chi phí (tr.đ) Số lượng (quyển) Chi phí (tr.đ) Số lượng (quyển) Chi phí (tr.đ) Châu Á 159 2,5 170 2,7 203 3,2 Tây Âu 380 5,6 484 7,1 584 8,4 Bắc Âu 481 7,1 897 13,2 997 14,6 Tổng 1020 15,2 1551 23 1784 26,2 (Nguồn: Phòng kinh doanh của Artexport Nam Định năm 2009 - 2011) Luận văn: Thạc sỹ QTKD Trường ĐHBK Hà Nội Học viên: Hà Thị Thu Thủy - 58 - Viện Kinh tế và quản lý Có thể nói, sử dụng catolog là một phương pháp khá thích hợp để giới thiệu sản phẩm của công ty tới khách hàng, đặc biệt là khách hàng ở xa. Thông qua catolog, khách hàng có thể biết chi tiết về các sản phẩm của công ty: kiểu dáng, thông số. Hơn nữa, chi phí cho việc in ấn catolog và gửi qua đường bưu điện lại khá thấp, phù hợp với một doanh nghiệp nhỏ như Artexport Nam Định. - Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức phân phối tiêu thụ sản phẩm của thông qua môi giới tại thị trường nước ngoài. Việc sử dụng môi giới nước ngoài làm trung gian giúp cho công ty tìm kiếm bạn hàng dễ dàng hơn do họ có nhiều kinh nghiệm và thông tin về thị trường, về khách hàng trên các thị trường đó. - Bên cạnh đó, Artexport Nam Định đã chú trọng đến dịch vụ bán hàng: dịch vụ vận chuyển: cam kết chuyển hàng đúng thời gian, đúng chất lượng và số lượng để đảm bảo uy tín của công ty với khách hàng; dịch vụ đổi trả hàng khi hàng bị hư hỏng. 2.3.3. Đánh giá tổng hợp hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty (2009 – 2011) Trong những năm gần đây công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ tỉnh Nam Định đã không ngừng mở rộng các thị trường của mình. Quy mô thị trường ngày càng mở rộng và phát triển, mức độ tiêu thụ hàng năm của thị trường không ngừng tăng trưởng. Hiện nay công ty đã mở thêm nhiều chi nhánh tại các tỉnh để tăng cường quản lý và mở rộng các kênh phân phối như: + Chi nhánh tại Lạng Sơn + Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh + Chi nhánh tại Vũng Tàu Các chi nhánh này có chức năng và nhiệm vụ như một phòng kinh doanh, có thể quyết định hoạt động bán hàng cho tổng công ty và quản lý tốt hơn các kênh phân phối hỗ trợ các đại lý bán hàng tốt hơn, tiêu thụ nhanh hơn cho công ty, kích thích thị trường. Luận văn: Thạc sỹ QTKD Trường ĐHBK Hà Nội Học viên: Hà Thị Thu Thủy - 59 - Viện Kinh tế và quản lý Ngoài ra, công ty cũng đặt thêm được mối quan hệ với một số quầy hàng ở khu vực các chợ đối với mặt hàng nông sản và mặt hàng len: - Chợ Mỹ Tho (Nam Định): 3 quầy hàng - Chợ Chợ Rồng (Nam Định): 2 quầy hàng - Chợ Bo (Thái Bình): 1 quầy hàng Thị phần của công ty ở khu vực trong nước trong 3 năm qua đã tăng đáng kể. Dưới đây là số liệu thống kê về thị phần ở khu vực trong nước của công ty Artexport Nam Định Bảng 2.14. Thị phần trong nước của Artexport Nam Định (ĐVT: %) Năm Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Thị phần 0.952 1.058 1.064 (Nguồn: phòng kế hoạch thị trường của Artexport Nam Định năm 2009 – 2011) Như vậy, trong thời gian qua, thị phần của công ty có sự gia tăng đáng kể qua các năm. Năm 2010 tăng so với năm 2009 là 11%. Năm 2011 là năm nền kinh tế trong nước có nhiều biến động, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, nhưng Artexport Nam Định vẫn cố gắng nâng mức thị phần của mình lên. Tỷ lệ tăng thị phần của năm 2011 so với năm 2010 là 0,6%. Như vậy, tuy tốc độ tăng thị phần có chậm nhưng điều đó cho thấy việc sản xuất kinh doanh của công ty vẫn đem lại hiệu quả. Trên thị trường nước ngoài, do đảm bảo được uy tín với khách hàng cũng như có các chính sách ưu đãi thích hợp nên doanh thu tiêu thụ ở khu vực này tiếp tục tăng lên qua các năm. Với chính sách phát triển thị trường theo chiều sâu, công ty tiếp tục củng cố và giữ vững mối quan hệ với các bạn hàng của mình. Có thể khẳng định, ở thị trường nước ngoài công ty có những đối tác lâu dài. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty liên tục gia tăng trong các năm vừa qua. Điều này thể hiện qua số lượng hợp đồng công ty đã ký kết với các đối tác: Luận văn: Thạc sỹ QTKD Trường ĐHBK Hà Nội Học viên: Hà Thị Thu Thủy - 60 - Viện Kinh tế và quản lý Bảng 2.15. Tình hình ký kết hợp đồng các năm 2009 – 2011 Năm Ký kết Thực hiện So sánh thực hiện với ký kết Số lượng HĐ (hợp đồng) Tổng trị giá HĐ (trđ) Số lượng HĐ (hợp đồng) Tổng trị giá HĐ (trđ) Số lượng HĐ (Hợp đồng) Tổng trị giá HĐ (%) 2009 13 136,24 10 108,97 76,92 79,88 2010 16 145,67 12 128,86 75 88,4 2011 16 195,47 16 195,47 100 100 (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Thị trường của Artexport Nam Định năm 2009 - 2011) Kết quả trên cho thấy trong 3 năm qua, hoạt động sản xuất và tiêu thụ của công ty đã diễn ra theo chiều hướng tích cực, doanh thu tiêu thụ tăng lên khá cao. Điều này chứng tỏ năng lực sản xuất của công ty ngày càng ổn định và lớn mạnh. Công ty đã đưa ra được những chính sách hợp lý. Mức tăng của doanh thu tiêu thụ có xu hướng tăng dần chứng tỏ tính hiệu quả của quá trình quản lý sản xuất kinh doanh. Do vậy, thị trường của công ty đã được mở rộng. 2.4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CỦA ARTEXPORT NAM ĐỊNH 2.4.1. Các nhân tố khách quan 2.4.1.1. Các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô - Môi trường văn hóa xã hội: Với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự thay đổi lớn về cơ cấu ngành nghề của các tầng lớp dân cư trong tỉnh Nam Định. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại, công nghiệp tăng lên, tỷ lệ lao động sản xuất nông nghiệp giảm đi. Theo thống kê của Bộ lao động, thương binh và xã hội, Tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế năm 2010 ước tính 45 triệu người. Trong đó lao động nông nghiệp và lâm nghiệp là gần 22 triệu người chiếm 48,9% tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế. Vì đặc điểm lao động trong khu vực nông nghiệp thông thường có thời gian rất nhàn rỗi. Thường một năm có 2 mùa vụ chính do đó họ có Luận văn: Thạc sỹ QTKD Trường ĐHBK Hà Nội Học viên: Hà Thị Thu Thủy - 61 - Viện Kinh tế và quản lý thể làm thêm các việc làm khác vào thời gian nhàn rỗi để có thêm thu nhập. Do đó nó rất thuận lợi cho các doanh nghiệp ngành thủ công mỹ nghệ, ngành nông sản nói chung và Artexport nói riêng có thể tận dụng lao động nhàn rỗi nông thôn để sản xuất hàng hóa với số lượng lao động lớn và chi phí thấp hơn so với các ngành khác. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng hiện nay là khách hàng có xu hướng lựa chọn những sản phẩm độc đáo, có tính thẩm mỹ và có giá trị truyền thống. Hơn nữa, sự gia tăng số lượng những khu du lịch gần gũi với thiên nhiên, hướng về truyền thống như các làng nghề, phố cổ,... nên nhu cầu về các sản phẩm thủ công mỹ nghệ cũng gia tăng. Đây là yếu tố thuận lợi cho Artexport Nam Định phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. - Môi trường chính trị pháp luật: Việt Nam nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng có nền chính trị tương đối ổn định, có sự nhất quán về các quan điểm chính sách của Đảng và nhà nước. Đó chính là những yếu tố hấp dẫn và thu hút sự đầu tư ở cả trong và ngoài nước. Trong những năm qua quan hệ quốc tế giữa Việt Nam với các nước khác trên thế giới ngày càng được mở rộng đặc biệt là sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại quốc tế WTO đã tạo cơ hội lớn cho kinh tế phát triển. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu như Artexport Nam Định thì môi trường chính trị ổn định đã giúp công ty thu hút được nhiều đơn đặt hàng từ nước ngoài và việc nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào không gặp khó khăn. Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO) chính thức vào ngày 11/1/2007. Từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới Artexport Nam Định đứng trước có các cơ hội và thách thức mới. Mức thuế xuất nhập khẩu vào nhiều thị trường trên thế giới sẽ được giảm xuống. Tuy có cơ hội lớn nhưng vẫn xen lẫn những thách thức vì nếu không nâng cao được năng lực cạnh tranh thì sẽ không cạnh tranh được với các hàng hóa của các nước trên Thế giới đặc biệt là hàng hóa của các doanh nghiệp Trung Quốc. - Môi trường kinh tế: Luận văn: Thạc sỹ QTKD Trường ĐHBK Hà Nội Học viên: Hà Thị Thu Thủy - 62 - Viện Kinh tế và quản lý Lạm phát là một yếu tố khá nhạy cảm của nền kinh tế, nó có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự gia tăng lạm phát năm 2009, 2010 cho thấy dường như Việt Nam đã đánh đổi lạm phát cho tăng trưởng và chấp nhận một mức cao nhất định để đạt được phát triển kinh tế. Lạm phát tăng cao ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế. Ngành thủ công mỹ nghệ không nằm ngoài bối cảnh đó. Dưới đây biểu diễn về tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam trong 2 năm 2009, 2010: Hình 2.4. Diễn biến CPI các năm 2009, 2010 (Nguồn: Vneconomy.vn) Bên cạnh đó, sự thay đổi của tỷ giá và lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của Artexport vì hoạt động của doanh nghiệp chủ yếu là vay vốn từ ngân hàng. Năm 2009 - 2011, Artexport Nam Định đã gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn do lãi suất quá cao. Mức lãi suất cho vay năm 2011 được đẩy lên đến mức 25 – 26%. Cũng như lãi suất, diễn biến tỷ giá năm 2010 - 2011 đầy biến động đã gây ra không ít khó khăn cho 1 doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu như Artexport Nam Định. Tỷ giá USD/VND tăng mạnh đã làm ảnh hưởng tới chi phí đầu vào của công ty. - Môi trường tự nhiên: những mặt hàng của Artexport có lợi thế là nguồn nguyên liệu chính là các sản phẩm nông nghiệp như dưa chuột, ớt, măng, tre, nứa, mây, trúc, giang, cói, vốn là thế mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu do các địa phương đã khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch và đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu dẫn đến tình trạng dần cạn kiệt hậu quả là các doanh nghiệp nói Luận văn: Thạc sỹ QTKD Trường ĐHBK Hà Nội Học viên: Hà Thị Thu Thủy - 63 - Viện Kinh tế và quản lý chung và Artexport Nam Định nói riêng phải nhập khẩu khoảng 50% mây từ Lào, Campuchia và Indonesia Do đó để thực sự tạo lợi thế về nguyên liệu cho ngành thủ công mỹ nghệ cần phải có kế hoạch khai thác và trồng nguyên vật liệu h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000271320_6379_1951889.pdf
Tài liệu liên quan