MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU. 1
CHƯƠNG 1: TOÅNG QUAN VEÀ THÒ TRÖÔØNG GAÏO THEÁ GIÔÙI. 5
1.1 Giới thiệu chung vềthịtrường gạo thếgiới. 5
1.2 Các nước nhập khẩu gạo chủyếu trên thếgiới. 6
1.3 Các nước xuất khẩu gạo trên thếgiới. 10
1.4 Chủng loại gạo xuất khẩu trên thếgiới. 14
1.5 Đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng đến thịtrường xuất nhập khẩu gạo trên thếgiới. 15
CHƯƠNG 2: HIEÄN TRAÏNG THÒ TRÖÔØNG XUAÁT KHAÅU GAÏO VIEÄT NAM18
2.1 Tình hình xuất khẩu gạo trong thời gian qua. 18
2.1.1 Vềsốlượng. 18
2.1.2 Vềchất lượng. 19
2.1.3 Thịtrường. 20
2.1.4 Giá xuất khẩu. 21
2.2 Các yếu tốtác động đến tình hình xuất khẩu gạo ởViệt Nam. 21
2.2.1 Khâu sản xuất. 21
2.2.1.1 Giống. 21
2.2.1.2 Điều kiện tựnhiên. 22
2.2.1.3 Công nghệ. 23
2.2.1.4 Máy móc thiết bịcho khâu chếbiến. 23
2.2.1.5 Vềnguồn nhân lực. 24
2.2.1.6 Quy mô tổchức sản xuất. 24
2.2.2 Khâu tiêu thụ. 25
2.2.2.1 Vềthịtrường và tổchức nghiên cứu thịtrường. 25
2.2.2.2 Nghiên cứu đối thủcạnh tranh. 26
2.2.2.3 Vềthực hiện các hoạt động marketing. 27
2.2.3 Chính sách điều hành, quản lý xuất khẩu gạo của nhà nước. 29
2.2.3.1 Chính sách đối với nông dân. 29
2.2.3.2 Chính sách đối với doanh nghiệp xuất khẩu. 29
2.2.3.3 Chính sách về đầu tưkhoa học-công nghệ. 30
2.2.3.4 Chính sách phát triển cơsởhạtầng cho ngành chếbiến gạo xuất khẩu. 31
2.2.4 Đánh giá chung. 31
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁTTRIỂN THỊTRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO
VIỆT NAM ĐẾN 2010. 33
3.1 Quan điểm, định hướng, mục tiêu xuất khẩu gạo của Việt Nam. 35
3.1.1 Quan điểm. 35
3.1.2 Những định hướng chủyếu trong sản xuất và xuất khẩu gạo. 36
3.1.3 Mục tiêu sản xuất, xuất khẩu. 37
3.2 Một sốgiải pháp phát triển thịtrường xuất khẩu gạo. 37
3.2.1 Giải pháp hoàn thiện hoạt động cung ứng nguyên liệu. 37
3.2.2Giải pháp hoàn thiện hoạt động sản xuất chếbiến. 40
3.2.3 Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing. 42
3.2.3.1 Hoàn thiện tổchức nghiên cứu thịtrường. 42
3.2.3.2 Hoàn thiện các hoạt động marketing. 45
3.2.4 Giải pháp vềnguồn nhân lực. 52
3.2.5 Giải pháp vềvốn. 53
3.2.6 Giải pháp vềchính sách vĩmô của nhà nước. 54
3.2.6.1 Xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo
của Việt Nam. 54
3.2.6.2 Hoàn thiện chính sách, cơchếquản lý xuất khẩu. 54
3.2.6.3 Hỗtrợvềtài chính - tiền tệcho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. 55
3.2.6.4 Hỗtrợcủa nhà nước thông qua chính sách giá:. 55
3.3 Một sốkiến nghị đối với Chính phủvà các ngành chức năng. 56
KEÁT LUAÄN. 57
58 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2246 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng đến chất lượng hạt gạo và góp phần
tăng tỷ lệ thu hồi sau thu hoạch.
- Đối với khâu thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch với một loạt các công
đoạn như gặt, đập (tuốt), phơi (sấy), phân loại, làm sạch, vận chuyển, bảo quản, xay
xát chế biến, kho bảo quản,... nhìn chung Việt Nam không thua kém các nước trong
khu vực. Vấn đề là ở chổ các công đoạn này chưa được tổ chức, kết nối lại thành
một quy trình hoàn chỉnh khép kín để sản phẩm từ đồng ruộng được quan tâm phân
loại, áp dụng các công nghệ bảo quản trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.
Mức độ tổn thất trong khâu thu hoạch chiếm tỷ lệ khoảng từ 13%-16% trong
tổng sản lượng thu hoạch. Nếu như sắp tới có thể giảm được tổn thất sau thu hoạch
xuống dưới 12% thì sẽ tận thu thêm một lượng thóc đáng kể, tới khoảng 850.000
tấn và tương đương với 135.000 ha canh tác lúa.
Thực tế đó cho thấy, việc giải quyết công nghệ trong sản xuất và sau thu hoạch
đang là điều bức xúc nhằm sớm khắc phục tình trạng mất mùa trong nhà, giảm được
mức tổn thất cả về số lượng lẫn chất lượng, nâng cao cả giá trị kinh tế và giá trị dinh
dưỡng của sản phẩm.
2.2.1.4. Máy móc thiết bị cho khâu chế biến.
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ chế biến và bảo quản xuất khẩu cũng như hệ
thống nhà máy xay xát và đánh bóng gạo xuất khẩu những năm gần đây đã được cải
- 24 -
tiến, nhiều kỹ thuật sản xuất hiện đại đã được đưa vào sử dụng mặc dù vẫn còn ít.
Số lượng nhà máy với kho tàng có sức chứa trên 20.000 tấn và năng lực chế biến
trên 1.000 tấn/ngày/một nhà máy chưa nhiều. Tuy nhiên, việc đầu tư mang tính chất
tự phát, riêng lẻ, thiếu đồng bộ. Trong khi đó, các xí nghiệp có năng suất nhỏ và sức
chứa thấp thì có rất nhiều. Đây là nguyên nhân làm cho bộ máy cồng kềnh, tính
đồng bộ của sản phẩm thấp dẫn đến hiệu quả kinh doanh kém. Thông thường, một
tàu gạo 25.000-30.000 tấn vào lấy gạo ở Việt Nam phải cần ít nhất là 3 nhà xuất
khẩu cung cấp và thời gian làm hàng phải vào khoảng từ 18 dến 22 ngày.
2.2.1.5. Về nguồn nhân lực.
Là một nước nông nghiệp lâu đời cho nên Việt nam có lợi thế rất lớn về nguồn
nhân lực, cả về số lượng lẫn chất lượng. Một phần lớn dân cư sống ở khu vực nông
thôn và sinh sống bằng nghề trồng lúa nên người dân có nhiều kinh nghiệm sản xuất
lúa gạo kết hợp với tính sáng tạo, cần cù siêng năng, chịu khó học hỏi của người
dân Việt Nam.
Tuy nhiên, có sự phát triển không đồng đều về trình độ giữa khu vực đô thị và
nông thôn nên đa phần dân cư ở khu vực nông thôn có trình độ dân trí thấp. Đây là
một lực cản rất lớn khi áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và sử dụng các thiết bị
sản xuất hiện đại. Bên cạnh đó, các ngành công nghiệp khác đang phát triển đã thu
hút một lượng đáng kể lực lượng lao động trẻ nông thôn và có trình độ học vấn dẫn
đến nguy cơ về thiếu hụt lao động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là có thể xảy
ra trong tương lai.
2.2.1.6. Quy mô tổ chức sản xuất.
Theo số liệu tổng điều tra nông nghiệp do Tổng cục Thống kê công bố vào
cuối năm 2004 thì vùng đồng bằng sông Hồng có 99,3% số hộ nông nghiệp có quy
mô đất nông nghiệp dưới 1 ha; trong đó 91,7% có quy mô từ 0,2 đến dưới 0,5 ha và
chủ yếu là đất lúa. Với quy mô này, nông dân trồng lúa chỉ có thể duy trì tình trạng
sản xuất phân tán, kỹ thuật thủ công, tự cung tự cấp là chủ yếu. Tỷ suất lúa hàng
hóa tuy có cao hơn trước nhưng chưa nhiều, rất khó khăn cho hoạt động thu gom,
- 25 -
chế biến, xuất khẩu. Chính vì vậy, dù đã có quy hoạch 300.000 ha lúa xuất khẩu
nhưng đến nay hạt gạo vùng này vẫn chưa vươn tới được thị trường ngoài nước và
nếu có thì cũng chỉ qua con đường tiểu ngạch. Thậm chí, ngay tại vùng đồng bằng
sông Cửu Long, mặc dù chiếm tới trên 95% lượng gạo xuất khẩu cả nước trong
những năm qua nhưng nhược điểm trên vẫn chưa được khắc phục. Toàn vùng có
1.700 trang trại trồng lúa hàng hóa nhưng quy mô đất lúa bình quân 1 trang trại từ
3-5 ha chỉ chiếm gần 60%, trong đó chỉ có 4,9% trang trại là có quy mô trên 10 ha.
Như thế, khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất lúa bị hạn
chế và vùng này khó có thể triển khai thực hiện quy hoạch 1 triệu ha lúa xuất khẩu
như dự kiến trong những năm tới.
2.2.2. Khâu tiêu thụ.
2.2.2.1. Về thị trường và tổ chức nghiên cứu thị trường.
Nhìn chung, thị trường xuất khẩu gạo Việt nam trong những năm qua phát
triển tốt qua các hình thức hợp đồng đàm phán song phương ở cấp chính phủ (như
hợp đồng với Cuba, Nga và với Iraq trước đây), hình thức đấu thầu quốc tế và các
thị trường thương mại khác. Tuy nhiên, vẫn còn một số thị trường lớn Việt Nam
chưa thâm nhập được, phải mua bán thông qua các tập đoàn thương mại, thương
nhân quốc tế mà điển hình là thị trường Châu Phi. Gạo xuất khẩu được bán với giá
FOB là phần lớn. Phần lớn hoạt động thương mại xuất khẩu gạo lệ thuộc vào
thương nhân nước ngoài, chưa tạo lập được kênh phân phối tại các nước tiêu thụ
gạo lớn.
Việc nghiên cứu thị trường gạo thế giới cần phải được tăng cường hơn nữa để
nắm bắt được kịp thời những thông tin cập nhật, chính xác nhằm đảm bảo hiệu quả
hơn nữa cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Nhiều năm qua, các nguồn và loại tài
liệu về thị trường gạo thế giới phục vụ hoạt động kinh doanh xuất khẩu cũng như
phục vụ cho công tác quản lý xuất khẩu và công tác nghiên cứu nhìn chung còn ít,
chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Trong khi đó, hoạt động xuất khẩu đòi hỏi phải
có những thông tin sâu rộng về thị trường để có thể theo dõi kịp thời, phải có hệ
- 26 -
thống các diễn biến cung cầu và giá cả. Do nghiên cứu thị trường bị hạn chế, chưa
có được những thông tin cần và đủ cho nên Việt Nam chưa chớp được nhanh và
chưa ứng xử kịp những diễn biến của thị trường. Mặt khác sự hiểu biết về thương
mại quốc tế, kinh nghiệm thị trường còn hạn chế nên đã để xảy ra một số vụ tranh
chấp đáng tiếc với khách hàng.
2.2.2.2. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.
Trên thị trường xuất khẩu gạo thế giới, có nhiều quốc gia tham gia xuất khẩu
gạo nhưng hai nước có thể xem là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam đó là
Thái Lan và Ấn Độ.
- Thứ nhất, Thái Lan, trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xuất khẩu gạo, Thái
Lan hoàn toàn có ưu thế hơn so với Việt Nam và gần như là đối thủ cạnh tranh trực
tiếp với Việt Nam. Do là người đi trước nên ngoài các ưu thế về chất lượng, thị
trường, bạn hàng thì hạt gạo Thái Lan còn được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ từ
phía nhà nước từ sản xuất đến tiêu thụ. Kinh doanh xuất khẩu gạo ở Thái Lan có các
điểm nổi bật như sau:
• Về sản phẩm thì bên cạnh những chủng loại gạo xuất khẩu có phẩm cấp
thông thường (theo tỷ lệ phần trăm tấm), Thái Lan còn thành công trong việc xây
dựng thị trường tiêu thụ ổn định những loại gạo đặc sản (như gạo thơm, gạo đồ,…).
Ở những thị trường chuyên tiêu thụ những loại gạo này thì hầu như chỉ có Thái Lan
cung cấp.
• Về cơ sở vật chất phục vụ chế biến gạo của Thái Lan đã vượt Việt Nam
khá nhiều. Hệ thống sản xuất chế biến của Thái Lan được trang bị khá đồng bộ từ
những lò sấy, sân phơi, kho tàng,… cho đến những thiết bị công nghệ chế biến. Hệ
thống chế biến của các nhà xuất khẩu gạo tại Thái Lan thường nằm gần cảng, tàu có
thể cập sát kho để lấy hàng, năng suất bốc dỡ từ 3.000-4.000 tấn/ngày.
• Về cơ chế điều hành giá, chính phủ Thái Lan đảm bảo giá sàn cho nông dân.
Mức giá này bằng chi phí sản xuất cộng thêm 20% lợi nhuận cho người trồng lúa.
Đồng thời, chính phủ Thái Lan cũng có biện pháp để thực hiện giá sàn đã đề ra. Cụ
- 27 -
thể là lúc giá lúa xuống thấp, nông dân được thế chấp lúa cho ngân hàng để vay tiền
với lãi suất thấp. Trong khi đó, chính phủ lại kích cầu về tiêu thụ lúa gạo bằng cách
cho các nhà máy xay xát, các nhà xuất khẩu, hợp tác xã nông nghiệp,… vay tiền với
lãi suất thấp để mua lúa dự trữ.
- Thứ hai, Ấn Độ, đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trong thị trường gạo
cấp thấp, Ấn Độ xuất khẩu hàng năm gần 3 triệu tấn. So với Việt Nam thì Ấn Độ có
những ưu thế nhất định sau:
• Ngành xuất khẩu gạo của Ấn Độ đã hình thành khá lâu, sản xuất nông
nghiệp phát triển theo mô hình trang trại, nhiều tiến bộ kỹ thuật được áp dụng vào
công nghệ xay xát và chế biến gạo.
• Vị trí địa lý của Ấn Độ gần với khu vực các nước tiêu thụ gạo cấp thấp
hơn Thái Lan và Việt Nam nên có lợi thế về phí vận chuyển, nhất là chung biên giới
với Bangladesh, một trong những quốc gia tiêu thụ gạo lớn trên thế giới. Hoạt động
hàng hải, dịch vụ cảng biển phục vụ cho xuất khẩu của Ấn Độ cũng khá phát triển.
2.2.2.3. Về thực hiện các hoạt động marketing.
Hoạt động marketing trong lĩnh vực xuất khẩu gạo được thể hiện qua các
chiến lược sau:
- Thứ nhất, chiến lược sản phẩm. Chính sách xác định thị trường cho từng
chủng loại gạo sản phẩm vẫn chưa có, Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu
cho gạo, đa phần mẫu mã trên bao bì là của nhà phân phối nước ngoài.
Gạo xuất khẩu Việt Nam hiện nay đa phần là các loại gạo cấp trung bình và
thấp. Những doanh nghiệp xuất khẩu gạo vẫn chưa đủ khả năng và uy tín để thực
hiện và xuất khẩu các loại cao cấp như gạo 100B, gạo đồ mặc dù đây là hai loại gạo
cao cấp có giá trị thương mại cao. Vấn đề là loại gạo xuất khẩu hàng năm còn lệ
thuộc khá nhiều vào thị trường nhập khẩu. Gạo Việt Nam chưa tạo được nhiều kênh
thị trường riêng.
- Thứ hai, chiến lược giá. Giá xuất khẩu gạo Việt Nam có nhiều thay đổi theo
hướng tiếp cận dần với giá thị trường thế giới. Tuy nhiên, do chất lượng gạo chưa
- 28 -
cao nên giá bán bình quân các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn giá
gạo bình quân của Thái Lan. Nếu so sánh bình quân tất cả các loại gạo xuất khẩu thì
hàng của Việt Nam luôn thấp hơn hàng của Thái Lan khoảng 12USD-24 USD/tấn.
Các yếu tố khác như uy tín của doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam, chi phí cảng
biển Việt Nam cao, tốc độ xếp dỡ chậm, tính đồng đều một lô hàng chưa cao cũng
góp phần làm cho giá gạo Việt nam ở mức thấp.
- Thứ ba, chiến lược phân phối. Hệ thống phân phối trong nước phát triển khá
tốt với các thành phần tham gia bao gồm nông dân, hợp tác xã thương mại, bạn
hàng xáo, các nhà máy sản xuất chế biến, nhà xuất khẩu. Chính sách mở rộng mạng
lưới tư nhân, bạn hàng xáo một mặt thúc đẩy việc lưu thông lúa gạo phục vụ tiêu
dùng nội địa và cung ứng gạo xuất khẩu, một mặt là một khâu trong phân công lao
động. Tuy nhiên, việc quá lệ thuộc vào đội ngũ bạn hàng xáo sẽ có nhiều hạn chế vì
rất dễ dẫn đến tình trạng tranh mua và tranh bán, đầu cơ thao túng thị trường giá cả.
Trong khi đó, nông dân cần đầu ra tin cậy để đảm bảo tiêu thụ ổn định sản phẩm sau
khi thu hoạch với mức giá thỏa đáng cho quyền lợi của mình.
Sản phẩm gạo Việt Nam trong thời gian qua chưa tạo được kênh phân phối tại
các nước nhập khẩu lớn. Việc bán hàng thường thông qua các công ty thương mại
tại nước nhập khẩu hoặc qua các tập đoàn quốc tế. Ưu điểm của nó là chi phí lưu
thông thấp, kênh phân phối có sẵn của các công ty thương mại sẽ giúp cho các
doanh nghiệp Việt Nam với năng lực tiếp cận thị trường còn kém sẽ mất ít thời gian
thâm nhập, giảm chi phí nghiên cứu kênh phân phối. Tuy nhiên, các doanh nghiệp
xuất khẩu sẽ gặp phải những bất lợi như giá xuất khẩu thấp, nhà xuất khẩu không
chủ động định giá được sản phẩm của mình trên thị trường mà mình cung cấp,
không tạo được tên tuổi của sản phẩm gạo Việt Nam do chủ yếu nhãn hiệu bao bì là
của nhà nhập khẩu, không trực tiếp tiếp cận được người tiêu dùng.
- Thứ tư, hoạt động xúc tiến thương mại. Hoạt động xúc tiến thương mại trong
lĩnh vực xuất khẩu gạo chưa thật sự phát triển ngang tầm. Các hoạt động xúc tiến
hiện nay thường là tham dự hội chợ, tham gia các đoàn chính phủ đàm phán song
phương và vẫn chưa có chương trình xúc tiến thương mại riêng cho gạo. Vai trò của
- 29 -
các tham tán chưa phát huy được là cầu nối của thị trường xuất khẩu Việt Nam với
thị trường các nước nhập khẩu.
2.2.3. Chính sách điều hành, quản lý xuất khẩu gạo của nhà nước.
2.2.3.1. Chính sách đối với nông dân.
Theo điều tra của Tổng cục Thống kê, đời sống của nông dân sản xuất lúa gạo
nói chung vẫn còn nghèo. Mặc dù đã được cải thiện song hiện nay tỷ lệ số hộ gia
đình nghèo đói vẫn còn chiếm trên dưới 20%. Đặc biệt là vùng Đồng bằng Sông
Cửu Long, vùng trọng điểm lúa số một của cả nước, mặc dù xuất khẩu gạo nhiều
song trên 30% thôn, xã chưa có đường ô tô, cơ sở vật chất còn quá thấp, mức sống
còn quá nghèo. Do vậy, nhu cầu vốn cho sản xuất vẫn đang là vấn đề nổi cộm. Do
mức thu nhập thấp, do nhu cầu vốn bức bách, nên thường nông dân buộc phải bán
lúa ngay lúc thu hoạch với giá thấp. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát
triển sản xuất lúa gạo. Chính sách cấp vốn cho hộ nông dân tuy đã được Nhà nước
quan tâm nhưng vẫn chưa đủ lực để khuyến khích sản xuất. Một loạt các chính sách
khác đối với nông dân như thuế nông nghịêp, chính sách khuyến nông, ưu đãi,...
đang đặt ra những vấn đề bức bách nhất.
Việc phân bố lợi nhuận xuất khẩu gạo giữa người nông dân trồng lúa với các
doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gạo vẫn chưa hợp lý; trong đó, phần thiệt thòi
thuộc về nông dân và Nhà nước. Tình trạng này đã có từ lâu nhưng vẫn tồn tại đến
nay dù năm 2002 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 80 về hợp đồng tiêu thụ
nông sản, trong đó trọng tâm là lúa gạo. Đã 2 năm thực hiện Quyết định 80, nhưng
kết quả đạt được trong lĩnh vực hợp đồng tiêu thụ lúa gạo ở các vùng đều rất hạn
chế, kể cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.
2.2.3.2. Chính sách đối với doanh nghiệp xuất khẩu.
Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam có thể kinh doanh trong
một môi trường rất thuận lợi. Vào tháng 4/2001, Chính phủ ban hành quy định về
việc quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá trong thời kỳ 2001-2005. Với quyết định vừa
ban hành này, cơ chế phân bổ quota và việc chỉ định các nhà xuất khẩu gạo chủ yếu
- 30 -
bị bãi bỏ, và quyền xúc tiến kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu gạo được mở ra
cho tất cả các doanh nghiệp của tất cả các lĩnh vực kinh tế đang hoạt động theo
pháp luật của Việt Nam.
Nhờ có những quy định thông thoáng như trên mà ngày nay đã có hàng trăm
doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào lĩnh vực xuất khẩu gạo ở Việt Nam; trong đó
có đến 80% là thành viên của Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Với hàng chục nhà
xuất khẩu với quy mô lớn, gần đây, Việt Nam đã công bố khối lượng xuất khẩu của
mình vào khoảng từ 3 triệu đến 4 triệu tấn gạo mỗi năm.
Tuy nhiên, việc tổ chức, điều hành xuất khẩu gạo cũng bộc lộ nhiều nhược
điểm. Kế hoạch xuất khẩu được giao từ đầu năm trong khi chưa biết kết quả sản
xuất lúa trong năm như thế nào. Do đó, kế hoạch phải liên tục được điều chỉnh.
Chẳng hạn năm 2004, kế hoạch xuất khẩu gạo ban đầu ở mức 3,5 triệu tấn, rồi sau
mới điều chỉnh lên 3,8 triệu tấn và cuối cùng tổng kết cả năm xuất khẩu 4 triệu tấn.
Tình trạng kế hoạch không gắn với quy hoạch đang là một thực tế chưa khắc phục
được. Việc dựa vào "cầu" của các khách hàng theo hợp đồng ký kết để quyết định
kế hoạch xuất khẩu gạo cả năm mà chưa tính đến khả năng "cung" là chưa hợp lý.
Đã xuất hiện tình trạng một số hợp đồng đã ký từ đầu năm với giá thấp, cuối năm
giá cao doanh nghiệp không thu mua được gạo nguyên liệu, tìm cách trì hoãn việc
giao hàng, hoặc tìm cách huỷ hợp đồng xuất khẩu gạo, dẫn đến làm giảm lòng tin
của khách hàng và thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, làm mất uy tín của
các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam nói riêng và mất uy tín của Việt Nam nói chung.
2.2.3.3. Chính sách về đầu tư khoa học-công nghệ.
Chính sách đầu tư cho khoa học công nghệ cần được chú trọng một cách toàn
diện hơn. Phải thừa nhận rằng, thành công của mặt trận nông nghiệp là thành công
mở đầu của sự nghiệp đổi mới kể từ khi Việt Nam nhanh chóng tự túc được lương
thực và bất ngờ trở thành một trong ba nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Hiện nay,
việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu gạo đang đòi hỏi nhà nước cần có chính sách
tăng cường đầu tư cho khoa học công nghệ nếu như không muốn nông nghiệp nước
- 31 -
ta bị tụt hậu xa so với thế giới và khu vực. Vậy mà trong thời gian qua, ngân sách
đầu tư cho khoa học vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
2.2.3.4. Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng cho ngành chế biến gạo xuất
khẩu.
Cơ sở hạ tầng phục vụ cho xuất khẩu gạo trong thời gian qua cũng đã được
chú trọng đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Lúa gạo sản xuất và chế
biến chủ yếu là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, còn cảng xuất khẩu gạo lớn nhất
thì lại ở thành phố Hồ Chí Minh nên chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản là rất
lớn. Trong khi đó, cảng Cần Thơ dù đã nâng cấp nhưng vẫn chưa đủ sức đảm bảo
yêu cầu xuất khẩu gạo của toàn vùng.
2.2.4. Đánh giá chung.
Hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo trong những năm qua đã đem lại nhiều
tác động tích cực đến nền kinh tế - xã hội. Nó đóng vai trò quan trọng trong nền
kinh tế Việt Nam, đó là :
- Ngành xuất khẩu gạo góp phần đem nguồn thu ngoại tệ về cho đất nước. Từ
nhiều năm qua, Việt Nam luôn nằm trong nhóm 5 nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế
giới và xuất khẩu gạo nằm trong nhóm 10 ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm từ 600 đến 900 triệu USD và phấn đấu trong
năm 2005 kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 1 tỷ USD. Kết quả xuất khẩu gạo từ năm
2000 đến 2004
Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu gạo 2001-2004
Đơn vị tính : triệu USD
2001 2002 2003 2004 Kim ngạch
Năm
Kim ngạch xuất khẩu 15.027 16.706 20.176 26.503
Kim ngạch xuất khẩu gạo 625 726 720 941
Tỷ trọng kim ngạch gạo / 4,1% 4,3% 3,6% 3,5%
- 32 -
Tổng kim ngạch
Nguồn: Trung tâm thông tin thương mại-Bộ Thương mại
Qua bảng trên cho thấy kim ngạch xuất khẩu gạo hàng năm chiếm tỷ trọng
trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ 3,5% đến 4,6%. Nhờ vào xuất
khẩu gạo, hàng năm nước ta thu về một lượng ngoại tệ đáng kể phục vụ cho nhu cầu
ngoại tệ nhập khẩu máy móc thiết bị, các loại hàng hóa Việt Nam chưa sản xuất
được, góp phần cân bằng cán cân thương mại, ổn định nền kinh tế đất nước.
- Xuất khẩu gạo góp phần ổn định công ăn việc làm, tăng tích lũy và cải thiện
cho người lao động trong khu vực sản xuất nông nghiệp
Qua việc phát triển thị trường xuất khẩu gạo đã kích thích và thúc đẩy năng
lực sản xuất nông nghiệp, góp phần khai thông nhanh đầu ra cho sản phẩm thóc của
nông dân ở thời vụ thu hoạch giữ giá ổn định thu nhập cho người nông dân theo chủ
trương nhất quán của Chính Phủ. Như vậy phát triển sản xuất và xuất khẩu gạo sẽ
góp phần ổn định công ăn việc làm của người nông dân, thu hút nhiều lao động
nông thôn vào các khâu xay xát, chế biến, kho tàng, vận chuyển.
- Bảo đảm an ninh lương thực, cung cấp nguồn lương thực 80 triệu dân. Việt
Nam là quốc gia đông dân, gạo là nguồn lương thực chính cho hơn 90% dân số, thời
gian qua tình hình phát triển sản xuất và sản lượng tăng nhanh chóng đảm bảo an
ninh lương thực của Việt Nam. Lượng xuất khẩu gạo Việt Nam chiếm tỷ trọng
13% đến 15% tổng lượng xuất khẩu thế giới đã góp phần vào bảo đảm an ninh
lương thực thế giới.
- Cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành chế chế biến thức ăn gia súc, các
ngành công nghiệp thực phẩm khác. Với lượng sản xuất thực tế hàng năm trên 32
triệu tấn lúa. Ngành sản xuất lương thực đã và sẽ là nền tảng tảng cung cấp nguyên
liệu dồi dào cho các ngành công nghiệp thực phẩm, các ngành chế biến thức ăn gia
súc.Các sản phẩm phụ từ sản xuất lúa gạo như cám, tấm, gạo lức chiếm tỷ lệ là 25-
30% đã trở thành nguồn nguyên liệu chính cho ngành chế biến thức ăn gia súc đang
- 33 -
phát triển mạnh ở Việt Nam. Ngoài ra, gạo, tấm còn là nguồn nguyên liệu quan
trọng của ngành công nghệ thực phẩm.
Trong hoạt động sản xuất khẩu gạo Việt Nam có một số thuận lợi như sau:
- Một là, về lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu gạo đã được nhà nước quan tâm và
hỗ trợ phát triển toàn diện như hỗ trợ người nông dân trong khâu sản xuất, hỗ trợ
doanh nghiệp tiếp cận thị trường, có chính sách ưu đãi về đầu tư, về chính sách
thuế. Hoạt động đối ngoại của nhà nước ta ngày một phát triển, nhiều đàm phán
song phương được ký kết mở ra cơ hội cho xuất khẩu gạo Việt Nam. Nhà nước có
chính sách quản lý và điều phối thị trường lương thực một cách uyển chuyển và
nhạy bén.
- Hai là, chất lượng gạo Việt Nam từng bước được khẳng định, đã xâm nhập
được nhiều thị trường cao cấp, các hoạt động phục vụ cho xuất khẩu gạo phát triển
nhanh, đáp ứng tốt cho nhu cầu tổ chức xuất khẩu gạo.
- Ba là, có chiến lược đầu tư kịp thời và áp dụng kịp thời những tiến bộ kỹ
thuật trong sản xuất, chế biến, bảo quản hàng hóa và tiêu thụ làm tăng năng suất,
chất lượng, giảm chi phí khai thác thị trường.
- Bốn là, thị trường tiềm năng còn khá lớn, với lộ trình gia nhập WTO xuất
hiện nhiều thị trường mới, hấp dẫn mà Việt Nam có thể thâm nhập và khai thác.
Bên cạnh những thuận lợi, thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam còn gặp phải
một số khó khăn sau:
- Một là, chất lượng gạo xuất khẩu Việt Nam còn thấp. Nguyên nhân là do
trong khâu sản xuất chỉ chạy theo số lượng mà chưa chú trọng đến nâng cao chất
lượng lúa gạo. Sản xuất lúa gạo còn mang tính nhỏ lẻ dưới dạng hộ gia đình nên
tính ổn định về chất lượng và tính đồng nhất của sản phẩm không cao. Chưa xây
dựng được những vùng nguyên liệu chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu. Hệ
thống kho tàng dự trữ quốc gia có sức chứa thấp, chỉ đủ để dự trữ đảm bảo an ninh
lương thực.
- 34 -
- Hai là, công nghệ sản xuất chế biến gạo chưa mang tính đồng bộ, hiện đại và
liên hoàn. Chưa áp dụng một cách rộng rãi cơ giới hoá, tự động hoá trong sản xuất
và chế biến gạo.
- Ba là, sản phẩm gạo xuất khẩu của Việt Nam chưa đa dạng về quy cách,
chủng loại, không có loại gạo nào nổi bật về phẩm chất để tạo nét độc đáo riêng cho
sản phẩm gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.
- Bốn là, thị trường xuất khẩu gạo vừa qua dù phát triển ổn định nhưng chưa
giữ được thế chủ động trong thị trường tiêu thụ, chưa đầu tư để tạo lập kênh phân
phối, chưa có nhãn hiệu riêng của mình. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo thì năng
lực quản lý yếu. Khả năng hiểu biết, nắm bắt, tiếp cận thị trường, năng lực bán hàng
kém cỏi, khả năng tiếp cận được các phương thức bán hàng hiện đại còn hạn chế.
Tính tổ chức, tính cộng đồng của các doanh nghiệp để bảo vệ lợi ích của mình và
của cộng đồng trong thị trường rất thấp kém.
- Năm là, nguồn lao động dồi dào nhưng thiếu đội ngũ cán bộ công nhân lành
nghề, thiếu những cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý có trình độ nên đã không đáp
ứng được nhu cầu phát triển của hoạt động xuất khẩu gạo, làm ảnh hưởng đến năng
suất, chất lượng và hiệu quả.
- Sáu là, nguồn vốn cho đầu tư, chế biến, dự trữ hàng hóa chưa đáp ứng đủ,
làm ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.
- Bảy là, công tác quản lý hành chính của nhà nước trong xuất khẩu gạo, trong
quản lý thị trường nội địa để hỗ trợ cho việc xuất khẩu gạo còn nhiều bất cập và hạn
chế.
- 35 -
ChöôngIII:MOÄT SOÁ GIAÛI PHAÙP PHAÙT TRIEÅN THÒ
TRÖÔØNG XUAÁT KHAÅU GAÏO VIEÄT NAM ÑEÁN 2010
3.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu xuất khẩu gạo của Việt Nam.
3.1.1. Quan điểm
Để các giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam được thực thi
và có hiệu quả cần quán triệt các quan điểm sau:
- Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên
nhu cầu về ngoại tệ để phục vụ cho việc nhập khẩu thiết bị và các sản phẩm trong
nước chưa sản xuất được là rất cần thiết. Do vậy, xuất khẩu gạo là một kênh quan
trọng mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho tích lũy và tiêu dùng, góp phần vào cân bằng
cán cân thương mại.
- Xuất khẩu gạo thúc đẩy sản xuất, kích thích nông dân phát triển canh tác,
khai thác lợi thế về tài nguyên đất đai, khí hậu, lao động dồi dào, kể cả tính năng
động sáng tạo của người sản xuất để tăng nhanh sản lượng thóc. Mặt khác, xuất
khẩu gạo cũng tạo thêm việc làm ở khu vực nông thôn, thu hút nhiều lao động nông
thôn vào các khâu xay xát, chế biến, kho tàng, vận chuyển,... góp phần xoá đói giảm
nghèo, cải thiện đời sống người dân, từng bước tạo tiền đề cho công nghiệp hoá
nông nghiệp và tăng cường cho an ninh lương thực quốc gia và an ninh lương thực
toàn cầu.
- Khác với các loại nông sản khác, việc xuất khẩu gạo không chỉ đặt ra mục
tiêu số lượng càng nhiều càng tốt bởi vì gạo là nhu yếu phẩm tối cần thiết trong
cuộc sống của con người Việt Nam, đó là mặt hàng rất nhạy cảm với tình hình
chính trị - xã hội của đất nước. Do đó, sản xuất và xuất khẩu gạo phải đạt tới mục
tiêu vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, vừa không ngừng tăng nguồn thu
ngoại tệ cho đất nước.
Quan điểm này yêu cầu trong sản xuất phải không ngừng tăng năng suất lúa để
tăng khả năng cung, đồng thời trong khâu xuất khẩu gạo phải đảm bảo ổn định
- 36 -
cung-cầu gạo trên thị trường nội địa. Điều cốt lõi là phải tuân thủ nguyên tắc an
ninh lương thực quốc gia để đẩy mạnh xuất khẩu gạo.
Quan điểm này cũng cho thấy sự khác nhau trong quản lý sản
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu gạo của việt nam đến năm 2010.pdf