Công cụ quan trọng nhất để tiến hành định vị thương hiệu là điều tra thị trường. Tuy nhiên trong mấy năm gần đây VDC chưa tiến hành một cuộc điều tra thị trường nào. Vì vậy Công ty chưa thực hiện được bước này và các bước sau đó. Vì sao như vậy ? Cho đến nay VDC vẫn chưa có chiến lược cụ thể trong việc xây dựng và phát triển hình ảnh của công ty. Thay vào đó, thương hiệu và hình ảnh của VDC được thừa nhận và biết đến qua việc phát triển dịch vụ, qua mối quan hệ công cộng và các chương trình quảng cáo. Vì vậy, tôi phải nghiên cứu thương hiệu và hình ảnh của Công ty qua chiến lược kinh doanh và quan điểm của ban lãnh đạo Công ty. Việc nghiên cứu này nhằm đưa ra thực trạng các yếu tố chủ quan của VDC trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu Công ty
103 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1615 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của Công ty Điện toán và truyền số liệu trong giai đoạn 2006-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh trong lĩnh vực phát triển phần mềm, giải pháp mạng (nội địa và quốc tế)
Kiếm soát các hoạt động quảng cáo trên Internet, cung cấp dịch vụ truyền báo và in ấn từ xa và những dịch vụ khác liên quan đến IT.
Sản phẩm và dịch vụ chính của VDC là:
Dịch vụ truyền số liệu: trao đổi dữ liệu với 150 quốc gia trên thế giới, với hệ thống truyền số liệu tương thích với nhiều loại công nghệ khác nhau. Các dịch vụ truyền số liệu bao gồm: VIETPAC, Frame Relay, IP VPN và Leased IP.
Dịch vụ VNN/Internet: Internet quay số, Internet thuê kênh riêng, thẻ Internet, ADSL, Email.
Dịch vụ điện thoại VOIP 171, 1717: điện thoại đường dài và quốc tế giá rẻ dựa trên công nghệ IP
Các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng: bao gồm dịch vụ Web và thương mại điện tử. Dịch vụ thông tin, dịch vụ trực tuyến và danh bạ điện thoại điện tử; dịch vụ đa phương tiện như phát chương trình trực tuyến; ASP và quảng cáo trực tuyến
Công nghệ thông tin và giải pháp tích hợp: phần mềm và ứng dụng, giải pháp hệ thống, thiết kế và lắp đặt mạng ...
Như vậy, danh mục sản phẩm của VDC rất phong phú và tất cả đều dựa trên nền tảng công nghệ thông tin. Trong luận văn này, tôi chỉ nghiên cứu dịch vụ VNN/Internet . Đây cũng là sản phẩm chính của VDC xét về doanh thu, hoạt động và mối quan hệ với các sản phẩm khác.
STT
Sản phẩm và dịch vụ
Doanh thu 2005
(triệu đồng)
Tỷ lệ %
1
Dịch vụ truyền số liệu
(Frame Relay, X25, truyền báo)
70.000
11,50
2
Dịch vụ VNN/Internet
450.000
73,77
3
Dịch vụ giá trị gia tăng trên Web
21.000
3,50
4
Phần mềm và giải pháp tích hợp
5.000
0,80
5
Buôn bán thiết bị
40.000
6,50
6
Khác (VOIP, ...)
24.000
3,93
Tổng cộng
610.000
100,00
Bảng 2.1: Doanh thu và tỷ lệ các sản phẩm của VDC
Cơ cấu tổ chức của Công ty:
Về bộ máy tổ chức Công ty VDC được tổ chức thành Khối Văn phòng Công ty và 03 Trung tâm tại 3 miền đất nước hoạt động trải rộng trên khắp lãnh thổ Việt Nam, cụ thể:
Trung tâm Điện toán Truyền số liệu khu vực I - VDC1 chịu trách nhiệm hoạt động, quản lý và khai thác mạng lưới, thị trường từ Hà Tĩnh trở ra (28 tỉnh thành).
Trung tâm Điện toán Truyền số liệu khu vực II - VDC2 chịu trách nhiệm hoạt động, quản lý và khai thác mạng lưới, thị trường từ Ninh Thuận trở vào (23 tỉnh thành)
Trung tâm Điện toán Truyền số liệu khu vực III - VDC3 chịu trách nhiệm hoạt động, quản lý và khai thác mạng lưới, thị trường từ Quảng Bình đến Khánh Hoà và Tây Nguyên (13 tỉnh thành).
Về bộ máy chức năng giúp việc cho giám đốc, Công ty VDC có 15 phòng ban tại văn phòng Công ty, trong đó có các chức năng giúp việc chính như kinh doanh, tổ chức lao động, kế hoạch, kế toán tài chính, kỹ thuật điều hành, đầu tư phát triển, quản lý tin học, ... các phòng, ban còn lại cũng trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất do giám đốc Công ty chỉ đạo như phòng Tích hợp hệ thống, báo điện tử, phòng dịch vụ trực tuyến,...Trong đó, chức năng quản lý các hoạt động marketing chung của toàn Công ty được giao cho phòng Kinh doanh Công ty (tham khảo bảng 2.2).
Bảng 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty VDC
Nguồn lực con người
Thẩm quyền quyết định số lượng, chất lượng lao động: hàng năm TCT phê duyệt số lao động định biên của Công ty trên cơ sở các đề xuất của Công ty và kế hoạch SXKD.
Công ty VDC có khoảng 1.000 cán bộ công nhân viên trên phạm vi toàn quốc. Trình độ lao động của Công ty ở mức tương đối cao. Tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm tới 88,4%, đây là đặc điểm của một công ty hoạt động trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin. Số lao động trung cấp, sơ cấp chiếm 11,6% chủ yếu nằm ở các đài truyền báo, nơi tính chất công việc đơn giản và ít thay đổi.
Công ty VDC có thể coi là công ty trẻ nếu xét theo cơ cấu tuổi của lao động. Độ tuổi lao động từ 30 tới 40 tuổi chiếm tới 40% và dưới 30 tuổi là 36% và dưới 30 tuổi chiếm đến 50%. Đây là mức tỷ lệ hợp lý cho một công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin.
Tiêu thức
Số lượng
Tỷ lệ %
Phân loại lao động theo trình độ:
1000
Đại học trên đại học
884
88,4%
Trung cấp, Sơ cấp
116
11,6%
Phân loại theo tính chất công việc
1000
Lao động quản lý
170
17%
Lao động sản xuất
732
73.2%
Lao động phụ trợ
98
9,8%
Phân loại theo độ tuổi
1000
>40
140
14%
30
360
36%
<30
500
50%
Bảng 2.3. Cơ cấu lao động của Công ty VDC – Nguồn Phòng TCLĐ - VDC
Về trang thiết bị:
VDC có các điều kiện cơ sở vật chất khá tốt: mạng Internet (VNN), truyền số liệu quốc gia (Vietpac) được VNPT giao cho Công ty quản lý và khai thác. Đây cũng là thế mạnh của VDC đối với các đối thủ cạnh tranh.
Quan hệ quốc tế:
VDC cũng có nhiều mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực truyền số liệu, Internet, cung cấp giải pháp và thiết bị với nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn trên thế giới như Telstra, HongKong Telecom, MCI WorldCom, KDD, NTT, Singapore Telecom, Compaq, IBM, HP cũng như các đối tác trong nước như HiPT, USV ...
2.2.1.2. Quan hệ của VDC đối với VNPT và các đơn vị thành viên khác:
VDC là đơn vị hạch toán phụ thuộc đối với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Theo cơ chế hiện nay, VDC hoạt động theo cơ chế Kế hoạch được giao với VNPT, theo đó hàng năm VNPT sẽ giao cho VDC các chỉ tiêu như doanh thu, sản lượng, chi phí, vốn đầu tư (bao gồm cả phần phân cấp cho đơn vị và nguồn đầu tư tập trung), tiền lương, lợi nhuận, lao động, chi phí Marketing… VDC cũng có thể được cấp thêm các kinh phí trên từ nguồn của VNPT trong trường hợp đặc biệt.
Công tác giá cước đã được VNPT phân cấp cho VDC phần nào tạo thế chủ động trong kinh doanh.
Về khai thác dịch vụ: VDC là chủ dịch vụ Internet, Bưu điện địa phương chịu trách nhiệm bán hàng tại địa phương mình và quyền lợi được hưởng theo cơ chế phân chia doanh thu. Quan hệ này vừa là thế mạnh nhưng đồng thời cũng là điểm yếu của VDC trong việc cung cấp dịch vụ. Tôi sẽ phân tích cụ thể nhận xét này ở phần sau.
2.2.1.3. Dịch vụ Internet của VDC:
Trên thị trường dịch vụ Internet, VDC với thương hiệu dịch vụ VNN, là nhà cung cấp dịch vụ lớn nhất trong số các ISP. Dịch vụ Internet của VDC hiện nay gồm có các hình thức cơ bản sau:
- Truy nhập gián tiếp (Internet dial-up):
Sử dụng một tài khoản (account) cùng với mật khẩu truy nhập (password) thông qua đường dây điện thoại, người sử dụng có thể truy nhập Internet với tốc độ truy nhập tối đa là 56Kbps.
Tên gọi dịch vụ:
VNN 1260: Là loại hình dịch vụ kết nối Internet gián tiếp sử dụng tài khoản với tên và mật khẩu riêng để truy nhập Internet. Việc tính cước thông qua tài khoản truy nhập mạng.
VNN 1268: Là loại hình dịch vụ kết nối Internet gián tiếp sử dụng tài khoản với tên và mật khẩu chung để truy nhập Internet trong phạm vi Việt Nam (chỉ tìm kiếm được các website tiếng Việt, không dùng được tiếng nước ngoài.) Việc tính cước thông qua số điện thoại truy nhập.
VNN 1269: Là loại hình dịch vụ kết nối Internet gián tiếp sử dụng tài khoản với tên và mật khẩu chung để truy nhập Internet trên phạm vi toàn cầu (cả website tiếng Việt và tiếng nước ngoài). Việc tính cước thông qua số điện thoại truy nhập.
VNN 1260P: Là loại hình dịch vụ kết nối Internet gián tiếp trả trước
- Truy nhập trực tiếp (Internet leasedline):
Thông qua một đường cáp trực tiếp người sử dụng có thể truy nhập Internet bằng cách kết nối trực tiếp với cổng Internet của nhà cung cấp dịch vụ (Internet port). Tốc độ truy nhập trực tiếp có thể đạt tốc độ n*64Kbps.
- Truy nhập băng rộng (broadband)
Có thể coi truy nhập băng rộng về hình thức là một trong hai hình thức trên nhưng cho phép truy nhập với tốc độ cao thông qua dây điện thoại thông thường hoặc không dây (wireless).
Tên gọi dịch vụ: MagaVNN, WifiVNN
2.2.2. Sự phát triển của VDC trong những năm qua
Từ khi thành lập, VDC luôn có một sự tăng trưởng ổn định, tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2000-2005 xấp xỉ 32.4%/năm và doanh thu của VDC năm 2006 ước tính khoảng 700 tỷ đồng và sự tăng trưởng của dịch vụ Internet được thể hiện ở số thuê bao VNN/Internet như sau
Năm
Doanh thu
(triệu đồng)
Tốc độ
tăng trưởng
2001
230.000
151%
2002
276.000
120%
2003
380.000
137%
2004
510.000
134%
2005
610.000
120%
Bảng 2.4: Tốc độ phát triển doanh thu VDC (2001-2005)
Biểu đồ 2.2a: Tăng trưởng thuê bao VNN trực tiếp 2001-2005
Biểu đồ 2.2b: Tăng trưởng thuê bao Mega VNN 2003-2005
Biểu đồ 2.2c: Tăng trưởng thuê bao VNN gián tiếp 2001-2005
Với những khả năng và kinh nghiệm trên mười lăm năm không ngừng phát triển, với tính phù hợp và hiệu quả cao trong các sản phẩm, dịch vụ của mình, Công ty đã phần nào giành được sự tin cậy của khách hàng. Các phần thưởng cao quý của nhà nước như các huân chương lao động hạng nhì, cờ khen của Bộ, các giải thưởng về dịch vụ như giải Sao vàng đất Việt, giải chứng nhận ISP dẫn đầu của tạp chí PC World bình chọn nhiều năm liên tiếp là những ghi nhận cụ thể cho các thành công và trưởng thành của VDC trong những năm qua (Xem phụ lục số 1, trang 102).
2.2.3. Những điểm mạnh và yếu của VDC so với đối thủ cạnh tranh
Trong suốt quá trình cung cấp dịch vụ đến nay, VDC luôn giữ vị thế chủ đạo trên thị trường Internet nhờ khá nhiều ưu thế như mạng lưới trải rộng toàn quốc, năng lực mạng lưới mạnh và ưu thế nhất so với các ISP khác, mạng lưới bán hàng toàn quốc thông qua các bưu điện địa phương...Nhưng xét về thị phần tương đối hiện nay, VDC không còn giữ được thế áp đảo như những năm đầu khai thác Internet. Điều này cho thấy áp lực cạnh tranh từ các nhà khai thác mới đã tác động tới cán cân quyền lực của các nhà cung cấp dịch vụ trên thị trường.
Trước hết hiện nay, VDC đã không còn ưu thế mã số truy nhập rút gọn trên toàn quốc duy nhất như trước nữa (thí dụ các mã truy nhập 1260, 1268, 1269).
Thứ hai, nhằm chiếm lĩnh thị trường khi dịch vụ mới ra đời, các ISP liên tục tung ra các đợt khuyến mãi với giá trị lớn và thời gian kéo dài mà chưa xét tới bài toán hiệu quả về kinh tế điều này cũng đang tác động khá mạnh tới thị phần của VDC.
Thứ ba, một số ISP thực sự có tiềm lực về mạng lưới đã bắt đầu triển khai cung cấp dịch vụ sau một thời gian triển khai đầu tư, như Công ty Viễn thông Điện lực với mạng điện quốc gia trải khắp trên hệ thống cáp quang tốc độ cao, Công ty Viễn thông quân đội (Viettel) với mạng cáp chất lượng cao sử dụng cho hệ thống quốc phòng và dân dụng.
Thứ tư, các ISP cũ cùng cung cấp dịch vụ với VDC cũng muốn phát triển hạ tầng mạng lưới để có thể lấn sang dịch vụ viễn thông, mảng dịch vụ có lợi nhuận cao hơn, nên cũng gia sức ra tăng sức mạnh trong dịch vụ Internet, như tăng dung lượng kênh quốc tế kết nối Internet, trong số này có FPT, HanoiTelecom, OCI.
Tuy nhiên, VDC vẫn còn một số lợi thế trong cạnh tranh, đó là:
Sự hỗ trợ của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) - một tổng công ty nhà nước mạnh về nhiều mặt như là vốn đầu tư; giấy phép của nhà cung cấp kết nối Internet (IXP), nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) và nhà cung cấp nội dung (ICP); sự kế thừa và hợp tác giữa các đơn vị thành viên của VNPT; mối quan hệ với các tổng công ty nhà nước khác và các phương tiện truyền thông; cũng như trong các hoạt động khác.
Năng lực đầu tư cao vào cơ sở hạ tầng mạng lưới, mua đường truyền quốc tế, hợp tác quốc tế, nghiên cứu và phát triển, vùng phủ rộng khắp Việt Nam.
Vị thế và những thuận lợi của một người đứng đầu và đi tiên phong về Internet và thị trường thông tin.
Ngoài ra, VDC cũng có những lợi thế cạnh tranh khác:
VDC có đội ngũ nhân viên trẻ, năng nổ và nhiệt tình và trình độ công nghệ cao sẵn sàng thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của công nghệ - một đặc điểm chính của ngành này. Điều này được chứng tỏ qua những giấy chứng nhận và bằng sáng chế mà VDC đã nhận được, và những sản phẩm, dịch vụ mới mà VDC liên tục cung cấp cho thị trường. Ban giám đốc luôn luôn quan tâm đến việc đào tạo và tạo động lực cho nhân viên. Kết quả là các nhân viên của VDC rất gắn bó và tự hào về công ty. Mối quan hệ giữa các đồng nghiệp rất tốt, và các nhân viên đều có tinh thần cố gắng trong công việc.
Trong số 6 nhà cung cấp dịch vụ Internet , FPT và Viettel là những đối thủ tương đối mạnh của VDC. Hiện nay, hai đối thủ này cũng không yếu hơn VDC về mặt vốn đầu tư, về cơ sở hạ tầng cung cấp kết nối Internet nhưng công ty FPT vẫn phải thuê đường truyền của VDC nhưng các đối thủ này có thể bằng với VDC về mặt đội ngũ nhân viên, kiến thức công nghệ - kỹ thuật và những dự án được thưởng.
Về mặt năng lực marketing, VDC mạnh hơn các đối thủ khác xét trên phương diện mức độ bao phủ của dịch vụ, chất lượng dịch vụ nhưng dường như VDC yếu hơn về mặt quảng cáo và bán hàng.
Biểu đồ 2.3.So sánh thế mạnh của các đối thủ cạnh tranh
(Nguồn: Phòng KD - VDC năm 2005)
Trong đó các đỉnh tại từng trục thể hiện thế mạnh của đơn vị đó, càng xa tâm càng mạnh.
2.2.4. Chiến lược phát triển và định hướng:
VDC nhận thức rằng xu hướng toàn cầu hiện nay là hướng đến Internet. Trong đó có việc hội tụ công nghệ viễn thông, phát thanh truyền hình và Internet là xu thế tất yếu. Nhắm tới mục tiêu duy trì vị trí dẫn đầu trên thị trường Internet như là nhà cung cấp dịch vụ truyền dẫn và Internet hàng đầu tại Việt Nam, cũng như nhắm tới thị trường châu á - Thái Bình Dương, VDC đã định hướng chính sách và chiến lược kinh doanh như sau:
Đa dạng hoá và mở rộng mối quan hệ tốt và lâu dài với các đối tác, mở rộng phạm vi dịch vụ;
Phát triển mối quan hệ tốt với khách hàng, xây dựng uy tín trong suy nghĩ của khách hàng với tinh thần "uy tín và tốc độ";
Tiếp tục đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ để thoả mãn mọi nhu cầu, mọi giá cả, mọi lúc, mọi nơi;
Mở rộng dung lượng mạng lưới bằng cách áp dụng công nghệ mới để đảm bảo chất lượng dịch vụ cao, phát triển "mạng khu vực" với sự mở rộng khả năng truy cập toàn cầu, tập trung vào khu vực châu á và châu Mỹ.
Tạo lập và phát triển văn hoá VDC
Các chiến lược và nguyên lý kinh doanh này là phát biểu chính thức của công ty và được in trong tiểu sử công ty.
2.3. Xây dựng và phát triển thương hiệu Công ty VDC những năm qua:
Hiện nay do là cơ quan hạch toán phụ thuộc nên tất cả các dịch vụ và các hoạt động của VDC ra bên ngoài đều mang danh nghĩa VNPT. Nên việc xây dựng và phát triển thương hiệu riêng của VDC là chưa có. Hiện nay tập đoàn đang thực hiện chiến lược quảng bá thương hiệu VNPT rất mạnh, tuy nhiên các chiến lược phát triển các thương hiệu con như của VDC thì bản thân tập đoàn cũng chưa hướng dẫn cụ thể cho các đơn vị. Thương hiệu Công ty VDC theo đúng nghĩa thì chưa có, mới dừng lại ở chỗ thị trường cũng biết đến tên tuổi của VDC, và VDC cũng đã xây dựng đựơc uy tín hay nói cách khác là đã có hình ảnh trên thị trường.
2.3.1.Xây dựng thương hiệu VDC:
Căn cứ vào 5 bước xây dựng thương hiệu ở chương 1 chúng ta cùng xem xét các việc đã làm được và chưa làm được của Công ty như sau:
Bước 1: Xác định cấu trúc nền móng của thương hiệu:
- Các nhận biết cơ bản của thương hiệu:
Công ty đã thiết kế Logo của Công ty VDC như hình dưới đây. Nó hội tụ 3 yếu tố:
1. Là hình ảnh cách điệu của chữ D đại diện cho chữ “Data” tên của Công ty.
2. Mang hình ảnh Việt Nam.
3. Có màu sắc độc đáo – màu tím: dễ nhận ra và khó trùng với màu sắc của logo các đơn vị khác.
The Partner with your e-future
Chữ D trắng trên nền tím không những chỉ biểu tượng cho tên Công ty VDC mà nó còn có ý nghĩa khác. Nét cong bên phải tượng trưng cho những làn sóng, một đặc điểm tiêu biểu của ngành thông tin. Nét phấy bên trái là hình ảnh của chữ V, biểu tượng cho chữ Việt Nam. Toàn bộ logo của VDC như hình ảnh một chiếc máy tính, một công cụ cần thiết của ngành BCVT và CNTT, với phần trên là màn hình, và phần chữ là CPU (dạng nằm).
Câu khẩu hiệu (slogan) của Công ty VDC cũng chính là triết lý kinh doanh. Đó là “the partner with your e-future” – đối tác tin cậy của bạn trong kỷ nguyên thông tin. Câu khâu hiệu này khẳng định và tạo niềm tin của khách hàng vào VDC, và VDC luôn đồng hành cùng khách hàng trong kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức trong đó công nghệ thông tin và viễn thông có vai trò chủ đạo. Ngoài ra khách hàng còn biết đến VDC với triết lý “uy tín và tốc độ”, khẳng định lợi ích của khách hàng khi sử dụng dịch vụ của VDC là tốc độ cung cấp dịch vụ nhanh nhất, tốc độ truy cập dịch vụ cao nhất, tốc độ chăm sóc khách hàng tốt nhất…với uy tín cao trên thị trường.
Như vậy về cơ bản VDC đã xác định được cấu trúc của thương hiệu.
Bước 2: Định vị thương hiệu
Công cụ quan trọng nhất để tiến hành định vị thương hiệu là điều tra thị trường. Tuy nhiên trong mấy năm gần đây VDC chưa tiến hành một cuộc điều tra thị trường nào. Vì vậy Công ty chưa thực hiện được bước này và các bước sau đó. Vì sao như vậy ? Cho đến nay VDC vẫn chưa có chiến lược cụ thể trong việc xây dựng và phát triển hình ảnh của công ty. Thay vào đó, thương hiệu và hình ảnh của VDC được thừa nhận và biết đến qua việc phát triển dịch vụ, qua mối quan hệ công cộng và các chương trình quảng cáo. Vì vậy, tôi phải nghiên cứu thương hiệu và hình ảnh của Công ty qua chiến lược kinh doanh và quan điểm của ban lãnh đạo Công ty. Việc nghiên cứu này nhằm đưa ra thực trạng các yếu tố chủ quan của VDC trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu Công ty
Bước 3: Xây dựng chiến lược thương hiệu tại Công ty VDC qua chiến lược kinh doanh của Công ty
Việc xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty được thể hiện trong tầm nhìn và chiến lược kinh doanh như sau:
Tầm nhìn kinh doanh
Xuất phát từ đặc điểm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chất lượng dịch vụ và tốc độ là hai yếu tố quan trọng trong kinh doanh. Ngay từ khi thành lập năm 1989 Công ty VDC đã không ngừng cố gắng để có thể cung cấp dịch vụ dựa trên triết lý kinh doanh "Uy Tín và Tốc độ".
Hoà cùng với xu hướng tự do hoá trong nền kinh tế cũng như trong viễn thông trên thế giới và tại Việt nam, trong các năm qua VDC đã không ngừng phấn đấu thay đổi trong phương pháp và hình thức quản lý để đáp ứng được sự thay đổi, đứng vững và phát triển trên thị trường.
Năm 1999 đánh dấu việc xây dựng "Văn hoá VDC" với mục tiêu tạo động lực thúc đẩy tinh thần làm việc, tính tự chủ sáng tạo, tinh thần trách nhiệm cao... cho toàn bộ cán bộ nhân viên trong Công ty, cải thiện tinh thần thái độ phục vụ đối với khách hàng cũng như cải thiện các qui trình, qui định kinh doanh.
Sự phát triển của nền kinh tế Internet, của thương mại điện tử đã thay đổi phương thức kinh doanh truyền thống của các doanh nghiệp, ngày càng nhiều các doanh nghiệp dựa vào Internet để kinh doanh. Với phương châm kinh doanh: "Đối tác tin cậy trong kỷ nguyên công nghệ thông tin" VDC tin tưởng sẽ mang đến cho khách hàng những ý tưởng, mô hình kinh doanh thành công trong "Nền kinh tế Internet".
Chiến lược kinh doanh
Luôn giữ vững và phát triển mối quan hệ với khách hàng, đối tác, bạn hàng:
Phát triển và mở rộng hệ thống hỗ trợ dịch vụ (24h/24h, 7 ngày trong tuần) thống nhất trên toàn quốc thông qua số điện thoại truy nhập 1801260, các hoạt động chăm sóc khách hàng được thực hiện trên tất cả phương tiện như điện thoại, fax, email và hỗ trợ trực tuyến thông qua Website hỗ trợ khách hàng
Không ngừng phát triển đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp, tăng cường cung cấp các giải pháp tích hợp trọn gói cho khách hàng đáp ứng mọi nhu cầu, mọi khả năng chi phí, mọi nơi và mọi lúc.
Nâng cao năng lực mạng lưới thông qua việc áp dụng các công nghệ mới, đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp, xây dựng một "Hệ thống mạng khu vực" không dừng lại trong Việt nam mà mở rộng các điểm truy nhập trên thế giới tập trung vào khu vực Châu á, Mỹ.
Hoàn thiện và phát triển "Văn hóa VDC":
Xây dựng "Văn hóa VDC" là một yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công của Công ty trong thời gian qua, đây tiếp tục là một chiến lược quan trọng của Công ty nhằm tạo ra một phong cách làm việc mới - "Phong cách VDC"
Đa dạng hóa, mở rộng quan hệ với đối tác; mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ.:
Hiện nay Công ty đã có quan hệ cung cấp dịch vụ với nhiều nhà cung cấp dịch vụ quốc tế khác nhau, phạm vi cung cấp dịch vụ hơn 150 nước trên thế giới. Trong các năm tới chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ, phấn đấu trở thành nhà cung cấp dịch vụ Viễn thông có uy tín trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương.
Vai trò quyết định của các yếu tố trong kinh doanh của Công ty VDC được thể hiện trong các lĩnh vực sau:
Các lợi ích quốc gia
Sự tăng trưởng
Các lợi ích cộng đồng
Thị phần
Hiệu quả
Trong đó, thứ tự của các tiêu chuẩn giảm dần theo tầm quan trọng và tăng dần theo mục tiêu hoạt động. Điều đó có nghĩa là thậm chí nếu lợi ích quốc gia là nhiệm vụ quan trọng nhất nhưng trong thời gian tới mục tiêu hoạt động lại là hiệu quả.
Vì vậy chúng ta có thể thấy rằng thương hiệu và hình ảnh mà công ty mong muốn đạt được được thể hiện trong các văn bản chính thức là:
1, Công ty Nhà nước trực thuộc VNPT với vai trò quyết định trên thị trường Internet và công nghệ thông tin, thành công đi cùng với sự phát triển của công ty.
2, Công ty cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đa dạng với chất lượng cao, cùng với cách thức cung cấp dịch vụ có tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình của đội ngũ nhân viên giỏi, kỹ thuật cao.
3, Công ty phục vụ khách hàng bằng chất lượng và uy tín, đó là nền móng cho mối quan hệ lâu dài trong kỷ nguyên công nghệ thông tin.
Để hiểu sâu sắc về thương hiệu và hình ảnh mà một công ty muốn xây dựng trong tâm trí người tiêu dùng, tôi đã phỏng vấn trực tiếp từng người một với các nhà quản lý, các thành viên của ban giám đốc. Những câu hỏi đó bao gồm:
1, Nhiệm vụ của công ty là gì? Trong thời gian tới nhiệm vụ có thay đổi không? Nếu có thì tại sao?
2, Đối tượng thị trường mục tiêu của dịch vụ Internet của VDC là những ai?
3, Công ty làm thế nào để tự quảng cáo cho mình ở những thị trường mục tiêu?
4, Vấn đề marketing quan trọng nhất của công ty là gì?
5, Ba vấn đề truyền đạt marketing quan trọng nhất hiện nay là gì?
6, Những cái tên nào dưới đây mà bạn muốn công ty mình được biết đến qua công chúng: (1) Dịch vụ VNN/Internet; (2) Dịch vụ VNN/Internet của VDC; (3) VDC là một nhà cung cấp dịch vụ Internet – ISP; (4) Dịch vụ VNN/Internet của VNPT; hoặc (5) VDC của VNPT?
7, Xin bạn hãy giải thích triết lý của công ty?
8, Công ty muốn xây dựng thương hiệu và hình ảnh như thế nào?
Bạn miêu tả hình ảnh bên ngoài của công ty như thế nào?
Bạn có thấy cần thiết phải có một sự thay đổi? Nếu có thì tại sao?
9, Liệu các hoạt động, các sản phẩm, dịch vụ và hình ảnh của công ty đã được tuyên truyền đầy đủ qua các chương trình quảng cáo và các chương trình quảng bá công cộng hiện nay chưa?
10, Điều gì làm nên sự khác biệt/độc nhất của công ty?
11, Ai là những đối thủ chính của công ty trong thị trường các dịch vụ Internet ? Điểm yếu và điểm mạnh của những đối thủ đó so với công ty?
12, Theo bạn, tại sao một số người lại chọn sản phẩm và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh của công ty bạn mà lại không chọn sử dụng sản phẩm và dịch vụ của công ty bạn?
Một nhận xét quan trọng được rút ra từ kết quả của các câu hỏi trên là có một sự khác biệt tương đối giữa quan điểm của ban giám đốc và các nhà quản lý, điều hành. Sự khác biệt này chứng tỏ rằng hình ảnh của công ty tương đối không rõ ràng và không thống nhất, thậm chí trong nội bộ.
Về nhiệm vụ của công ty, quan điểm của ban giám đốc là giống như trong các tài liệu chính thức: “duy trì và phát triển vai trò quyết định của một công ty Nhà nước trong dịch vụ truyền số liệu, Internet, các dịch vụ trên mạng và công nghệ thông tin.” Ban giám đốc cũng bổ sung một ý kiến là tạo tính cạnh tranh cho công ty làm nền tảng cho sự phát triển của công ty. Họ cũng xác định rằng những nhiệm vụ trên vẫn được duy trì cho đến khi có sự thay đổi của môi trường, và ước tính cái mốc đó sẽ là 2010. Trong khi đó, một số người lại phát biểu rằng nhiệm vụ của công ty là “Đối tác tin cậy của bạn trong kỷ nguyên công nghệ thông tin” và một số khác lại nói rằng đó là “Uy tín và Tốc độ”. Tất cả họ đểu khẳng định rằng trong thời gian tới những nhiệm vụ này sẽ không cần phải có sự thay đổi.
Về các thị trường mục tiêu của dịch vụ Internet xác định rằng có 3 nhóm thị trường mục tiêu với ưu tiên dưới đây:
Các doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình có thu nhập tương đối cao ;
Các tổ chức chính quyền và Nhà nước
Thanh, thiếu niên
Câu hỏi 3 nhận được câu trả lời tương đối thống nhất. Cách thức quan trọng nhất để giới thiệu công ty với các nhóm mục tiêu là quảng cáo (trên web, trên ti vi và các ấn bản) và các hoạt động giao tiếp công cộng (các cuộc thảo luận, các xuất bản phẩm, các mối quan hệ cộng đồng, các hoạt động vận động hành lang và tạp chí của công ty, tài trợ các cuộc thi, tổ chức các cuộc thi với qui mô toàn quốc); sau đó là xúc tiến bán hàng (tham gia các hội chợ, triển lãm) và bán hàng trực tiếp đến các khách hàng là các tổ chức.
Vấn đề marketing quan trọng duy nhất trong thời gian tới cũng được xác định rất khác nhau. Ban giám đốc thì cho rằng đó là thu hút khách hàng bằng uy tín của công ty VDC. Những ý kiến khác bao gồm:
Cung cấp dịch vụ ADSL (Internet tốc độ cao)
Thương hiệu sản phẩm/dịch vụ
Cải thiện hệ thống dịch vụ hỗ trợ khách hàng
Thị phần của VDC
Củng cố hình ảnh và uy tín của VDC
Phát triển mối quan hệ với các khách hàng
Nhận biết 3 vấn đề tuy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32636.doc