MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIAO THÔNG ĐÔ THỊ VÀ TỔ CHỨC GIAO THÔNG CÔNG CỘNG Ở ĐÔ THỊ 10
I. Những vấn đề lý luận chung 10
II. Vận tải hành khách và tổ chức giao thông công cộng bằng xe buýt .19
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH GIAO THÔNG VÀ THỰC TRẠNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT Ở THỦ ĐÔ HÀ NỘI 31
I. Tình hình phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô Hà nội và định hướng phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn Thủ đô đến năm 2010. 31
II. Tình hình giao thông và quy hoạch phát triển giao thông ở Thủ đô Hà Nội 41
III. Đánh giá tình hình vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn Thủ đô Hà nội. 58
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT Ở HÀ NỘI 74
I. Phương hướng phát triển vận tải hành khách công cộng ở Thủ đô Hà nội 74
II. Một số giải pháp nhằm phát triển vận tải hành khách bằng xe buýt ở Thủ đô Hà nội. 80
KẾT LUẬN 94
99 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3399 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn Hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tổng cộng khoảng 770 km đường bộ các loại, chiếm khoảng 0,9% diện tích đất. Trong khi đó, mức trung bình về tỷ lệ đất dành cho giao thông đô thị ở nước phát triển là 20 -25%.
Đường đã ít lại phân bố không đều, nếu như quận Hoàn Kiếm của Hà nội có diện tích dành cho giao thông khá lý tưởng là 21-22% (cả động và tĩnh) và 2,17 km/1000 người thì tại Đống Đa chỉ đạt 2,82% và 0,61km/1000 người dân. Vì vậy nhiều tuyến đường thường xảy ra ách tắc vào các giờ cao điểm. Mật độ đường ngoại thành rất thấp, giao thông không thuận tiện dẫn đến việc tập trung dân cư vào nội đô, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tổ chức giao thông và dịch vụ xã hội.
b) Đường đô thị ngắn và hẹp.
Mặt cắt ngang đường nói chung là hẹp, khả năng mở rộng đường nội thị rất khó khăn do công tác giải phóng mặt bằng. Vỉa hè bị chiếm dụng để xe hoặc buôn bán, không còn chỗ cho người đi bộ.
Theo thống kê thì ở Hà nội chỉ có 20% đường trục chính, còn lại số đường có chiều dài nhỏ hơn 500 m chiếm 69,6%. Lòng đương hẹp có chiều rộng 7-11m, chiếm 88%, chỉ có 12% đường có chiều rộng trên 12m. Các trục hướng tâm và đường vành đai đều chưa được xây dựng đồng bộ, quy mô và tính chất kỹ thuật không đồng nhất.
c) Nhiều các giao cắt trong thành phố đồng mức, kể cả giao cắt đường sắt với đường bộ.
Mạng lưới đường bộ có nhiều giao cắt (khu vực phía trong vành đai II: bình quân 380m có một giao cắt). Các nút giao thông quan trọng hiện tại đều là nút đồng mức. Một số nút đang được xây dựng dưới dạng giao cắt trực thông khác mức. Việc sử dụng đèn tín hiệu giao thông hoặc bố trí các đảo tròn tại các ngã tư không đáp ứng được năng lực thông qua, gây ùn tắc.
d) Hệ thống giao thông tĩnh thiếu, gây cản trở và rối loạn giao thông.
Trong số 580 giao cắt ở Hà nội, số giao cắt cần đèn tín hiệu giao thông khoảng từ 168- 200 điểm, hiện nay mới lắp đặt được khoảng 100 nút giao thông. Vì vậy, tại các giao cắt mà chưa lắp đặt đèn tín hiệu thường xảy ra xung đột luồng phương tiện giao thông vào giờ cao điểm.
e) Đường phát triển không theo kịp với sự gia tăng của các phương tiện cơ giới đường bộ.
Mặc dù đã được thành phố và Chính phủ quan tâm đầu tư, nhiều dự án nâng cấp, cải tạo, mở rộng mạng lưới đường bộ ở Hà nội nhưng tốc độ xây dựng vẫn không theo kịp tốc độ gia tăng của các phương tiện cơ giới đường bộ ( xe máy, xe con) với mức tăng trưởng hàng năm 10-15%. Do vậy tình trạng tắc giao thông cục bộ và lan toả vẫn thường xảy ra và có xu hướng gia tăng.
f) Khâu tổ chức quản lý giao thông kém làm giảm sút công xuất của đường.
Việc phân luồng, phân làn chưa hợp lý, các loại xe có tốc độ khác nhau cùng đi trên một làn làm giảm tốc độ lưu thông. Sự hiểu biết luật lệ của người tham gia giao thông còn hạn chế.
Chưa có sự phố hợp tốt giữa quản lý và xây dựng các công trình giao thông và đô thị. Việc đường vừa làm xong lại đào lại còn phổ biến gây tốn kém, cản trở giao thông và ảnh hưởng tới chất lượng sử dụng đường.
g) Vận tải hành khách công cộng giảm sút đáng kể, các phương tiện vận tải cá nhân giữ vai trò chủ đạo.
Vận tải hành khách công cộng của Hà nội hiện nay đang là khâu yếu kém, trước đây Hà nội đã từng sử dụng tàu điện để vận chuyển hành khách công cộng nhưng từ cuối những năm 80, tàu điện đã được thay thế bằng xe buýt, tuy nhiên giao thông bằng xe buýt chưa phát triển, tuyến xe buýt là 0,5km/ km² ( trên thế giới là 2- 4km/ km²). Giữa các tuyến xe buýt chính bị chia cắt, thiếu sự liên thông và không thành mạng, chưa thuận tiện cho hành khách đi lại. thành phố phát triển nhanh, nhu cầu đi lại tăng cao, việc đi lại hàng ngày của người dân chủ yếu là phương tiện cá nhân và đang phát triển với tốc độ cao.
2.1.2 Thực trạng hệ thống giao thông đô thị
2.1.2.1. Mạng lưới đường bộ đô thị.
A) Mạng lưới đường giao thông đối ngoại
Nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, Thủ đô Hà nội là nơi hội tụ của các tuyến quốc lộ chiến lược quan trọng như quốc lộ 1A; quốc lộ 2; 3; 5; 6; và 32. Đây là các tuyến đường tạo ra mối liên hệ từ Hà nội đi các trung tâm dân cư, kinh tế và quốc phòng của cả nước đồng thời ngược lại cũng tạo ra sự giao lưu giữa các tỉnh thành khác trong cả nước với Hà nội. Trong thời gian gần đây, các tuyến giao thông này đã được cải tạo và nâng cấp nhằm giải toả, phân luồng giao thông cho Thủ đô từ xa, giảm áp lực quá tải cho mạng lưới giao thông đô thị Hà nội, đặc biệt trên các trục hướng tâm và cửa ô hiện nay.
Mạng lưới đường vành đai trong hệ thống giao thông đối ngoại của Hà nội hiện nay gồm có 3 tuyến đường vành đai chính, tuy nhiên theo quy hoạch tổng thể của thủ đô Hà nội tới năm 2020 đã được chính phủ phê duyệt năm 1998, đã định hướng cho mạng lưới giao thông của Thủ đô Hà nội có 4 tuyến vành đai.
- Vành đai I: có tuyến đi cơ bản từ Nguyễn Khoái- Trần Khát Chân- Đại Cồ Việt- Kim Liên- La Thành- Ô Chợ Dừa- Giảng Võ- Ngọc Khánh- Liễu Giai- Hoàng Hoa Thám.
- Vành đai II: bắt đầu từ dốc Minh Khai- Ngã Tư Vọng- Ngã Tư Sở- Đường Láng- Cầu Giấy- Bưởi- Lạc Long Quân- đê Nhật Tân- và vượt sông Hồng tại xã Phú Thượng sang xã Vĩnh Ngọc qua Đông Hội, Đông Trù, quốc lộ 5, tiếp tục vượt sông Hồng tại Vĩnh Tuy nối vào dốc Minh Khai.
- Vành đai III: bắt đầu từ Bắc Thăng Long- Nội Bài- Mai Dịch- Thanh Xuân- Pháp Vân- Sài Đồng- Cầu Đuống Mới- Ninh Hiệp- Việt Hùng rồi nối với đường Bắc Thăng Long- Nội Bài thành tuyến đường khép kín. Tuy nhiên tuyến đường vành đai này hiện vẫn chưa hình thành một tuyến liên tục, và đang bước đầu hình thành một số đoạn.
B) Mạng lưới đường giao thông đối nội.
1)Mạng lưới đường giao thông nội thành
Trong những năm qua, đặc biệt từ năm 1992, là năm bắt đầu thực quy hoạch tổng thể thủ đô Hà nội, được nhà nước phê duyệt tại quyết định số 132 CT, thành phố đã tập trung vào việc nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới hệ thống mạng lưới đường đô thị nhằm cải thiện tình giao thông của thành phố, đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng Thủ đô.
Hạ tầng đường bộ ở trung tâm Hà nội gồm 326 phố và các đường phố hiện tại đều ngắn và hẹp, chất lượng mặt đường từ trung bình đến xấu. Mạng lưới đường bao gồm cả một vài đường hướng tâm cho cả giao thông trong thành phố và giao thông qúa cảnh. Các vành đai hiện nay không thực hiện được chức năng cần có vì bị ngắt quãng hoặc không đủ chiều rộng, trừ một số con đường xây dựng gần đây có mặt cắt ngang đường tương đối rộng còn hầu hết là rất hẹp ( cả lòng đường và vỉa hè ). Đặc biệt là đường phố cổ có chiều rộng từ 6m- 8m, phố cũ đạt từ 12m-18m. Khoảng cách tới ngã ba, ngã tư ở phố cổ đạt từ 50m- 100m, phố cũ từ 200m-400m dẫn tới tốc độ xe chạy chỉ đạt từ 17,7 – 27,7km/h. Tại các khu phố này đều có lưu lượng xe lớn ( lại là giao thông hỗn hợp, bao gồm cả xe thô sơ, xích lô, ô tô, xe máy và một lưu lượng xe đạp lớn). Tất cả các vị trí giao cắt nhău trong thành phố bao gồm đường sắt với đường bộ kể cả các trục đường bộ trục chính; giao cắt giữa các đường bộ trục chính đều là các nút giao cắt đồng mức.
Về cơ bản, hiện nay các tuyến trục hướng tâm chính mà nằm sâu trong đô thị đều đã được mở rộng, cụ thể:
- Đoạn Giải Phóng, đoạn Văn Điển – Kim Liên, mặt cắt ngang đã được mở rộng tới 38,5m với 4- 6 làn xe cơ giới, mỗi bên đường đều có làn xe dành cho xe thô sơ rồng từ 5- 6m.
- Đường Nguyễn Trãi, mặt cắt ngang rộng từ 50- 60m với 6 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ ở 2 bên đường.
- Đoạn đường 32: Cầu Giấy- Thăng Long có mặt cắt ngang rộng 33m với 6 làn xe chạy.
- Đường Nguyễn Văn Cừ với mặt cắt ngang đảm bảo cho 4 làn xe chạy liên tục và 2 làn xe thô sơ ở 2 bên đường.
Cùng với sự mở rộng các đường đô thị hướng tâm, thành phố đã mở rộng và xây dựng một số tuyến đường cấp thành phố trong khu vực nội thành nhằm tăng khả năng lưu thông trên các trục giao thông chính, dần tạo thành các tuyến đường “khung”. Đó là: tuyến Liễu Giai- Ngọc Khành với mặt cắt ngang rộng 50m, 6 làn xe chạy; tuyến Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt – Kim Liên có mặt cắt ngang 50-54 m gồm 4 làn xe cơ giới và 4 làn xe thô sơ; tuyến Yên Phụ- đê Nhật Tân với mặt cắt ngang đảm bảo cho 4-6 làn xe; tuyến Kim Mã - Cầu Giấy với mặt cắt ngang rộng 33m với 6 làn xe; tuyến Hoàng Quốc Việt có mặt cắt ngang rộng 50 m với 6 làn xe cơ giới và dự trữ cho đường sắt nội đô.
Nhìn chung hệ thống đường giao thông đô thị Hà nội trong nhiều năm qua đã được cải thiện đáng kể, nhiều tuyến đường được xây dựng mới và nâng cấp, cải tạo. Tuy nhiên tình trạng quá tải ở các mạng lưới đường giao thông còn thường xuyên xảy ra. Mạng lưới đường giao thông thành phố tuy có cấu trúc hợp lý bao gồm các loại đường hướng tâm, vành đai nhưng thiếu các đường chuyển tiếp, bề ngang hẹp, nhiều nút giao, chức năng lẫn lộn, chưa đạt được tiêu chuẩn quốc tế, không an toàn (thiếu cầu vượt, cầu chui, đường cho khách bộ hành qua đường, các nút chỉ giao cắt đồng mức, thiếu đèn tín hiệu). Chất lượng đường thì từ khá đến tốt chỉ có một vài đường phố có chất lượng kém.
Bảng 1-1: Hiện trạng đường phố nội thành Hà nội
Quận
Ba Đình
Hoàn Kiếm
Đống Đa
Tây Hồ
Cầu Giấy
Thanh Xuân
Hai Bà Trưng
Tổng số
Diện tích (km²)
9,24
5,3
9,55
24
12,04
9,1
14,65
84,0
Dân số (người)
204600
177594
232134
69000
288023
117863
317570
1206964
Mật độ dân số (ng/ km²)
22508
39465
38883
3377
32472
12909
24442
19819
Tổng chiều dài đường phố (km)
59,6
61,4
43,3
18,67
69,74
30,8
59,6
343,1
Tổng diện tích đường phố (km²)
0,785
1,032
0,64
0,205
0,97
0,67
0,989
5,25
Mật độ đường phố(km/km²)
6,45
11,6
4,53
0,8
5,8
3,4
4,06
4,08
Tỷ lệ diện tích đường phố/tổng diện tích (%)
8,5
19,5
6,7
0,91
8,0
7,4
6,7
6,15
Mật độ đường
1,2
2,17
0,75
0,56
1,23
0,64
0,82
0,9
Nguồn: Quy hoạch hệ thống giao thông Hà nội đến năm 2020, nằm trong “Điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà nội đến năm 2020” đã được thủ tướng CP phê duyệt.
2) Mạng lưới đường giao thông ngoại thành
Mạng lưới đường ngoại thành Hà nội được phân chia theo các công ty chuyên quản lý các đường quốc lộ thuộc sự quản lý của cục đường bộ Việt Nam, đường tỉnh và thành phố do Sở GTCC quản lý; còn các đường huyện thuộc phòng quản lý giao thông quận, huyện.
Mật độ đường khu vực ngoại thành Hà nội như sau:
Bảng 1-2: Mật độ đường khu vực ngoại thành
Huyện
Tổng chiều dài (km)
Dân số (người)
Diện tích (km²)
Mật độ (km/km²)
Sóc Sơn
227
224.334
313,3
0,86
Đông Anh
171
236.099
184,2
0,83
Gia Lâm
151,97
295.610
157,7
0,67
Từ Liêm
114,54
242.748
109,7
0,66
Thanh Trì
105,3
201.657
95,7
0,76
Tổng vùng
769,81
1.230.448
878,6
0,74
Nguồn: Quy hoạch hệ thống giao thông Hà nội đến năm 2020, nằm trong “Điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà nội đến năm 2020” đã được thủ tướng CP phê duyệt.
Nhìn chung mạng lưới đường khu vực ngoại thành ở trong tình trạng tồi, không thích hợp cho giao thông của các huyện. Tỷ lệ đường chưa được trải thảm trong mạng lưới đường ngoại thành chiếm tỷ lệ cao và có chất lượng tồi, đặc biệt là 3 huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Từ Liêm. Mật độ đường giao thông trên diện tích huyện rất nhỏ phản ánh đúng thực trạng hiện nay là các mạng lưới giao thông đường bộ ở ngoại thành chưa được đầu tư phát triển, cơ sở hạ tầng kỹ thuật hầu như không có.
2.1.2.2 Các phương tiện giao thông và cơ cấu các phương tiện tham gia giao thông
1. Các phương tiện tham gia giao thông Hà nội;
a) Xe hai bánh.
Xe máy: Theo kết quả điều tra từ thực tế các phương tiện tham gia giao thông trên địa bàn Thủ đô Hà nội trong những năm qua, phương tiện tham gia giao thông chủ yếu là phương tiện xe hai bánh: xe đạp và xe máy. Trong đó xe máy hiện là phương tiện phổ biến và được người dân thành phố ưa dùng bởi xe máy có ưu điểm là phương tiện cá nhân có tốc độ cao hơn xe buýt giúp người sử dụng cơ động, chủ động về thời gian và thuận tiện trong đi lại.
Hiện nay, do đời sống của nhân dân được nâng cao, giá xe máy trên thị trường lại tương đối phù hợp với thu nhập của người dân, chỉ cần đầu tư khoảng từ 12 – 16 triệu đồng là người dân có thể sở hữu một chiếc xe. Hơn nữa do mạng lưới đường giao thông ở Hà nội lại phù hợp với xe máy nên số người dân sử dụng xe máy để đi lại chiếm tới 61% trong cơ cấu đi lại bằng các phương tiện giao thông của Hà nội.
Theo số liệu thống kê, số lượng xe máy ở Hà nội tính đến năm 2001 là 853.085 chiếc, và đến hết năm 2002 lên tới 1.076.581 chiếc. Tốc độ tăng trưởng xe máy trong vài năm trở lại đây tăng rất nhanh, mỗi năm tăng 13%. Mặc dù trong thời gian qua Hà nội đã áp dụng giải pháp hạn chế xe máy bằng cách tạm dừng đăng ký xe trên 4 quận nội thành cũ của Hà nội, nhưng xem ra giải pháp này chỉ mang tính tạm thời và người dân vẫn dễ dàng lách luật để có được sở hữu một chiếc xe máy do đó số lượng xe máy lưu thông trên địa bàn Hà nội vẫn không giảm.
Xe đạp: số lượng xe đạp ở Hà nội có khoảng trên 1 triệu chiếc, mặc dù số lượng xe đạp hiện nay không tăng nhưng với số lượng xe hiện có thì Hà nội là nơi có số lượng xe rất lớn. Xe đạp kém xe máy ở tốc độ nhưng kinh tế do chi phí thấp trong cả đầu tư lẫn sử dụng, có thể đến bất cứ đâu trong thành phố.
Nhìn chung thì các phương tiện giao thông bằng xe hai bánh ở Hà nội chiếm vai trò chủ đạo trong cơ cấu đi lại bằng các phương tiện giao thông cá nhân. Người điều khiển xe hai bánh thường điều khiển xe theo ý cá nhân của mình không tuân thủ luật giao thông nên số vụ vi phạm giao thông chủ yếu là do người điều khiển các phương tiện này gây ra. Hơn nữa, các loại xe hai bánh có quỹ đạo chạy xe cơ động, có thể quay xe trong phạm vi hẹp, có thể lạng lách hoặc chuyển làn đột ngột nên gây nhiều khó khăn cho công tác tổ chức giao thông ở thành phố.
Sau chỉ thị 13 của CP về chấn chỉnh kỷ cương, trật tự an toàn giao thông ở Hà nội và các chính sách nhằm hạn chế phương tiện giao thông cá nhân. Tình trạng ách tắc giao thông có giảm, song do ưu điểm của loại phương tiện này với người sử dụng và sự đáp ứng còn hạn chế của các phương tiện giao thông công cộng, mạng lưới đường bộ không đáp ứng nổi nhu cầu lưu chuyển nên tình trạng ách tắc vẫn còn, đặc biệt là vào giờ cao điểm khi mà mật độ lưu thông quá lớn.
b) Ô tô con, taxi và xe buýt
Ô tô con: xu thế chung của các thành phố lớn trên thế giới là khi thu nhập của người dân tăng lên, sở hữu xe con cá nhân cũng tăng lên. Hà nội, mức độ sở hữu xe con cá nhân cũng đang bắt đầu tăng, năm 1995 số lượng xe con đăng ký hoạt động trên địa bàn Hà nội khoảng 12.580 chiếc, năm 2000 số xe con là 19999 chiếc, năm 2001 là 22184 chiếc. Tốc độ tăng xe con là 2,8%/năm.
Tuy đã có số liệu thống kê về xe con nhưng các số liệu này chưa phản ánh hết tình trạng sở hữu xe con ở Hà nội hiện nay, bởi số lượng xe con sở hữu của cá nhân và của các cơ quan, doanh nghiệp chưa được bóc tách.
Taxi: là phương tiện vận tải hành khách công cộng đã được sử dụng vài năm nay. Tuy nhiên giá cứơc đi taxi còn khá cao so với thu nhập của người dân lên loại hình này ít thu hút được nhiều hành khách. Tháng 1/2002 Hà nội đã có 20 doanh nghiệp với 1219 xe tham gia hoạt động vận tải hành khách và đến tháng 5/2003 số doanh nghiệp đã tăng lên 29 đơn vị nâng số đầu xe taxi ở Hà nội lên 2050 xe.
Xe buýt: là phương tiện vận tải hành khách công cộng đơn giản nhất, cơ động có thể thay đổi tuyến dễ dàng, tổ chức vận chuyển hành khách với khối lượng lớn, chi phí đầu tư ban đầu ít. Tuy nhiên khi động cơ hoạt động thường gây ồn và xả khí làm ô nhiễm môi trường.
Hiện nay số lượng người đi bằng phương tiện xe buýt tăng nhanh chóng, năm 2001 vận chuyển đạt 15.6 triệu lượt hành khách, năm 2002 đạt 48.9 triệu lượt hành khách, năm 2003 đạt 152 triệu lượt hành khách. Thành phố đã bổ xung các xe buýt mới thay thế các xe buýt đã quá niên hạn sử dụng, tăng cường số lượng đầu xe buýt nâng tổng số xe buýt hoạt động năm 2002 lên 412 chiếc và đến cuối năm 2003 là 618 chiếc.
2) Số liệu về tăng trưởng phương tiện giao thông ( giai đoạn 1999- 6/2002)
- Xe ô tô tăng từ 12-15% năm
- Xe máy tăng bình quân khoảng 15% năm
- Xe đạp không tăng
3) Cơ cấu đi lại bằng phương tiện giao thông của Hà nội, 6/2002
- Xe máy 61%
- Xe con 2,8%
- Xe đạp 26%
- Đi bộ 1,5%
- Xe buýt 7 %
- Xích lô 0,5%
- Đi khác 1,2%
4) Bảng thống kê phương tiện đăng ký hoạt động trên địa bàn Hà nội
Bảng 1-3: Phương tiện đăng ký hoạt động trên địa bàn Hà nội
Năm
Xe con
Xe buýt
Xe tải
Xe máy
Xe khác
Xe không dùng
Tổng
1995
12581
2848
18096
462000
13734
10
47249
2000
19999
5052
18257
1940
0
45248
2001
22184
6643
18311
841796
2576
0
49714
2002
Tốc độ tăng
1995-2001
12%
18%
0%
13%
- 28%
1%
Nguồn: Định hướng quy hoạch phát triển hệ thống giao thông Hà nội đến năm 2020
2.1.2.3 Hiện trạng vận tải của Thủ đô Hà nội
Từ kết quả các số liệu điều tra hiện trạng vận tải năm 2003 do Tổng công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải ( TEDI ) tiến hành cho thấy số chuyến đi trong 7 quận nội thành ( Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Cầu Giấy, Tây Hồ, Thanh Xuân ) là 2852 nghìn lượt người, tương đương với 1041 triệu lượt người/năm. Số chuyến đi bình quân 1 người trong 7 quận nội thành một ngày là 2,25 lượt, trong đó các chuyến đi thường xuyên trung bình là 1,92 lần/ngày và các chuyến đi bất thường là 0,33 lần/ ngày. Cự ly các chuyến đi trung bình khoảng 4,34 km , không kể đi bộ. Đây là cự ly tương đối ngắn phù hợp với các loại phương tiện giao thông hai bánh. Điều này giải thích được vì sao các phương tiện giao thông cá nhân: xe máy, được người dân Hà nội sử dụng phổ biến
2.1.2.4 Cơ sơ hạ tầng đô thị
Về cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông vận tải đô thị, trong những năm qua cùng với việc đầu tư phát triển mạng lưới đương đô thị thì cơ sở hạ tầng giao thông cũng đã được đầu tư đáng kể; Các tuyến đường trục chính trong nội thành đều được trải thảm lại mặt đường và có chất lượng mặt đường tương đối tốt, hệ thống chiếu sáng đô thị đã được lắp đặt hầu hết trên các tuyến đường.
Tại một số nút giao thông quan trọng thành phố đã xây dựng cầu vượt như nút giao thông cầu Long Biên; cầu vượt Chương Dương, cầu vượt nút giao thông ngã tư Vọng; tổ chức phân luồng đi lại tại nút giao thông: Giải Phóng- Đại Cồ Việt-Lê Duẩn-Kim Liên... do đó mà tình trạng ùn tắc giao thông tại những nút giao thông này giảm đáng kể, tạo điều kiện thông đường cho các phương tiện lưu hành. Tuy nhiên, tình trạng đào bới đường phố để lắp đặt hạ tầng kỹ thuật đô thị vẫn còn tồn tại thể hiện mặt yếu kém trong khâu tổ chức và xây dựng hạ tầng đô thị. Điều này đã làm hạn chế tốc độ lưu thông trên đường và là một trong những nguyên nhân gây ra ùn tắc giao thông.
Dải cây xanh của thành phố hai bên đường được giao cho công ty công viên cây xanh chịu trách nhiệm quản lý. Hiện nay Hà nội được coi là thành phố có mật độ cây xanh khá lý tưởng, đảm bảo sự thông thoáng cho môi trường Hà nội. Hệ thống thoát nước của Hà nội mặc dù được giao cho công ty môi trường đô thị quản lý nhưng do đã xuống cấp nên thường xảy ra ngập úng mỗi khi mùa mưa đến.
Các điểm bến, bãi đỗ xe ở Hà nội hiện nay vẫn chưa được quy hoạch, các bễn, bãi đỗ xe mới chỉ hình thành một cách tạm thời và số lượng thì chưa đáp ứng được nhu cầu. Nguyên nhân chính là quỹ đất giành cho giao thông tĩnh ở Hà nội quá ít so với tiêu chuẩn giao thông đô thị.
2.2 Đánh giá quy hoạch phát triển giao thông đô thị trên địa bàn Hà nội
Thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải của Hà nội đến năm 2020 đã được thủ tướng CP phê duyệt, trong khoảng 5 năm qua; Uỷ ban nhân dân thành phố Hà nội cùng các sở ban, ngành của thành phố đã từng bước thực hiện các dự án nhằm phát triển giao thông vận tải của Thủ đô theo quy hoạch đã được duyệt.
2.2.1 Quy hoạch chung Thủ đô Hà nội
Theo quy hoạch chung của Thủ đô Hà nội đến năm 2020 thì định hướng quy hoạch không gian của Thủ đô Hà nội sẽ bao gồm thành phố trung tâm là Hà nội và các đô thị vệ tinh xung quanh và các cụm đô thị đối trọng thuộc các tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Hưng Yên với bán kính ảnh hưởng là 30- 50 km. Hướng phát triển lâu dài của thành phố Hà nội chủ yếu về phía Tây, hình thành chuỗi đô thị Miếu Môn- Xuân Mai- Hoà Lạc- Sơn Tây; phía Bắc là cụm đô thị Sóc Sơn (thuộc thành phố Hà nội)- Xuân Hoà- Đại Lải- Phúc Yên và các đô thị khách nhằm khai thác lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, giao thông và cơ sở hạ tầng.
Tuy nhiên trước mắt Hà nội đang mở rộng trung tâm thành phố về phía Tây Bắc; phía Tây Nam; và phía Bắc, trong đó ưu tiên cho đầu tư phát triển khu vực phía Bắc sông Hồng. Tại đây hình thành một khu đô thị mới bao gồm các khu vực Bắc Thăng Long- Vân Trì; Đông Anh- Cổ Loa; Gia Lâm- Sài Đồng- Yên Viên và tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư tại khu vực Nam Thăng Long.
Hiện nay thành phố Hà nội đã triển khai rất nhiều các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển các khu đô thị mới. Các khu đô thị mới của Hà nội đang có hoặc đang triển khai là khu Nam Thăng Long; Khu công nghiệp Sài Đồng- Gia Lâm; khu đô thị Linh Đàm, Định Công; khu đô thị Trung Hoà- Nhân Chính; khu đô thị mới Xuân La, Xuân Đỉnh, Nghĩa Đô và sắp tới là triển khai xây dựng khu đô thị mới Tây Hồ Tây. Mới đây nhất, thành phố Hà nội đã thiết lập thêm 2 quận mới là quận Hoàng Mai (ở phía Tây Nam) và quận Long Biên (ở phía Bắc thành phố) và hiện đang thực hiện phát triển một số khu đô thị mới làm trung tâm của 2 quận này.
Việc hình thành định hướng phát triển không gian cho vùng đô thị Hà nội bao gồm thành phố trung tâm- Thủ đô Hà nội và các đô thị xung quanh là sự lựa chọn dựa trên tính toán tránh cho Thủ đô Hà nội nguy cơ phát triển thành một thành phố quá lớn về quy mô đất đai và dân số trong tương lai đồng thời tạo ra sự phát triển hài hoà về kinh tế- xã hội giữa Hà nội với các tỉnh thành lân cận.
Theo số liệu dự báo về quy mô dân số các khu vực đô thị của Hà nội đến năm 2020 thì thấy rằng quy hoạch phát triển không gian Hà nội đã đưa ra hướng phát triển đúng đắn và khoa học. Dân số tại thành phố trung tâm Hà nội vẫn sẽ tăng nhưng tốc độ tăng chậm và số dân giao động trong khoảng 2,5 triệu dân, thay vào đó dân số tại các cụm đô thị đối trọng và đô thị vệ tinh tăng nhanh chóng và giao động trong khoảng từ 2- 2,5 triệu dân.
Bảng 1- 5: Quy mô dân số các khu vực đô thị của thành phố Hà nội
Đơn vị: 1000 người.
TT
Các khu vực đô thị
Hiện trạng
Dự báo
Năm 2005
Năm 2020
A
Thành phố trung tâm
1.312
1.725
2.500
B
Cụm đô thị đối trọng
85,0
390
1.500
1
Miếu môn- Xuân Mai- Hoà Lạc- Sơn Tây
54,0
280
1000
2
Sóc Sơn- Xuân Hoà- Đại Lải- Phúc Yên
31,0
110
500
C
Các đô thị vệ tinh
294,0
350
500
Nguồn: Điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020
2.2.2 Quy hoạch giao thông đường bộ
2.2.2.1 Hệ thống giao thông đối ngoại
Cùng với việc triển khai xây dựng các khu đô thị mới xung quanh thành phố trung tâm Hà nội thì hệ thống giao thông nối liền trung tâm thành phố với các đô thị này cũng đang được triển khai xây dựng.
Hiện nay, Hà nội đang tiếp tục hoàn thiện 3 trục tuyến đường bộ để liên thông với cụm đô thị phía Tây Miếu môn- Xuân Mai- Hoà Lạc- Sơn Tây là: trục đường Láng Hòa Lạc, được quy hoạch là tuyến đường cao tốc; tuyến đường quốc lộ 32 và tuyến đường quốc lộ 6, trong đó tuyến quốc lộ 32 hiện đang được nâng cấp và mở rộng mặt đường.
Đối với cụm đô thị phía Bắc: Sóc Sơn- Xuân Hoà- Đại Lải- Phúc Yên được liên kết với thành phố trung tâm bằng các tuyến quốc lộ 3, quốc lộ 2- đường Bắc Thăng Long- Nội Bài.
Tuyến quốc lộ 1A đoạn qua trung tâm Hà nội tại tuyến Cầu Giẽ- Pháp Vân ( ở phía Nam ) và tuyến Bắc Giang- Cầu Đuống mới ( ở phía Bắc ) đã được nâng cấp, hiện tại tình trạng ách tắc giao thông tại các tuyến này không còn tồn tại.
Về hệ thống đường vành đai:
Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà nội đến năm 2020 thì Hà nội sẽ có 4 tuyến vành đai chính, hiện nay thành phố đã hình thành được 3 tuyến vành đai xung quanh thành phố Hà nội là các tuyến vành đai I; vành đai II và vành đai III
+ Tuyến vành đai I: hiện chủ yếu đóng vai trò là tuyến đường phố chính do nằm sâu trong trung tâm thành phố. Một số đoạn đường của tuyến này đã được mở rộng với bề rộng từ 50 – 54 m như đoạn Đại Cồ Việt- Trần Khát Chân- Kim Liên. Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải của Thủ đô Hà nội thì tuyến vành đai I sẽ được chuyển đổi thành trục Đông Tây của thành phố và trục dọc theo đê Hữu Hồng.
+ Tuyến vành đai II: hiện tại đã cơ bản hoàn thành các đoạn tuyến phía Nam sông Hồng và đang đảm nhiệm là tuyến vành đai chính của Thủ đô. Tuy nhiên do tốc độ đô thị hoá của Hà nội nói chung và các khu vực xunh quanh tuyến vành đai này nên trên thực tế tuyến vành đai này đồng thời phải đảm nhiệm 2 chức năng là tuyến vành đai chính và tuyến giao thông đô thị.
+ Tuyến vành đai III: hiện nay mới bước đầu hình thành một số đoạn: từ sân bay Nội Bài- Cầu Thăng Long- đường 32 với chiều dài khoảng 17 km, bề rộng mặt cắt ngang đường từ 23- 24m và đảm nhiệm vai trò là tuyến chính nối trung tâm Hà nội với sân bay Nội Bài và nối với các tỉnh phía Tây và Tây Bắc.
+ Tuyến vành đai IV: sẽ bắt đầu từ Yên Sở- Văn Điển- Hà Đông- Cầu Thượng Cát- đường 18 ( mới ). Hiện nay tuyến này chưa được hình thành và mới chỉ nằm trong quy hoạch, tuy nhiên theo quy hoạch thì tuyến này sẽ có tổng chiều dài là 46,7 km với 4- 6 làn xe cơ giới.
2.2.2.2 Hệ thống giao thông nội thị
Hệ thống mạng lưới đường phố nội thành Hà nội đều là các tuyến đường nằm tại các khu phố
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1074.doc