Tình hình chi ngân sách xã được phản ánh tổng hợp qua biểu số 6. Qua số liệu ở biểu số 6 ta thấy, chi ngân sách xã tỉnh Thái bình trong những năm qua có chiều hướng tăng nhanh theo đà phát triển kinh tế-xã hội trong tỉnh cũng như cả nước. Chi ngân sách xã năm 1999 đạt 115.952.796 ngàn đồng bằng 112,2% so với dự toán. Chi ngân sách xã năm 2000 đạt 129.883.204 ngàn đồng tăng 12% so với năm 1999 tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 13.930.408 ngàn đồng và bằng 109,7% so với dự toán. Năm 2001 tổng chi ngân sách xã là 193.704.416 ngàn đồng tăng 35,5% so với dự toán chi và bằng 149,1% so với năm 2000. Sở dĩ tốc độ chi ngân sách xã ngày càng tăng là do nhiều khoản chi ở xã có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây. Việc ban hành nhiều chế độ chính sách của Trung ương cũng như địa phương, giao cho xã thực hiện chế độ sinh hoạt phí tăng lương theo Nghị định 09/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ trưởng xóm, thôn, y tế. đặc biệt là chi sinh hoạt phí và bảo hiểm cho đội ngũ cán bộ xã
67 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1577 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Ngân sách xã ở Thái bình trong điều kiện hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm 1999-2001: Sau 5 năm triển khai thi hành Luật ngân sách Nhà nước và 4 năm thực hiện củng cố, tăng cường công tác quản lý tài chính ngân sách xã, theo tinh thần nghị quyết số 06 của Tỉnh uỷ Thái bình; tuy gặp nhiều khó khăn nhưng tình hình quản lý ngân sách xã ở Thái bình đã đạt được những thành tựu nhất định. Nhờ cơ chế phân cấp ổn định nhiệm vụ thu-chi ngân sách các xã đã chủ động khai thác phát huy thế mạnh trong công tác quản lý, hạn chế tình trạng trông chờ ỷ lại cấp trên. Ngân sách xã phối hợp cùng ngân sách các cấp về cơ bản đã hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn trong tỉnh. Để thấy được những thành tựu đã đạt được và những hạn chế trong quản lý thu-chi ngân sách xã ở Thái bình trong những năm gần đây, ta cùng phân tích tình hình quản lý ngân sách xã trong tỉnh; qua đó tìm ra những nguyên nhân tác động đến tình hình đó nhằm đưa ra những giải pháp tăng cường công tác quản lý ngân sách xã trong điều kiện tỉnh Thái bình hiện nay.
2.2.1. Quản lý thu ngân sách xã: Về thu ngân sách xã của Thái Bình được phản ánh qua bảng tổng hợp
3 năm (1999- 2001) như sau: (Biểu số 1) Qua số liệu ở bảng 1, ta thấy tổng thu ngân sách xã qua 3 năm không ngừng gia tăng. Việc thực hiện thu đã chấp hành theo đúng dự toán ngân sách được giao, tuy nhiên tình hình thực hiện lại đạt cao hơn dự toán duyệt như năm 1999 thu ngân sách xã đạt 118.845.150 ngàn động, đạt 159%so với dự toán ; năm 2000 thu ngân sách xã đạt 133.447.380 ngàn đồng, đạt 155% so với dự toán; năm 2001 thu ngân sách xã đạt 186,4% so với dự toán duyệt. Điều đó chứng tỏ mặc dù khâu lập hầu hết các xã đã dựa vào tình hình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và các văn cứ luật cho phép để xây dựng, công tác lập đã đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công bằng, đúng trình tự quy định. Nhưng chất lượng của dự toán chưa cao, điều đó có thể do dự toán chưa bao quát hết nguồn thu, chưa sát thực tế. Vẫn còn một số xã khi lập dự toán chưa bám sát mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Trong khi đó một số khoản thu còn không có trong dự toán được duyệt hoặc dự toán phản ánh quá thấp so với thực tế đạt được như thu kết dư ngân sách năm trước và đặc biệt là thu đong góp của nhân dân chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng thu ngân sách.
Mặc dù ở khâu lập dự toán còn nhiều bất cập, song việc thực hiện thu ngân sách những năm qua liên tục gia tăng là điều không thể phủ nhận. Năm 1999 tổng thu ngân sách xã là 118.845.150 ngàn đồng, năm 2000 tổng thu ngân sách xã đạt 133.447.380 ngàn đồng tăng 12,2% so với năm 1999; năm 2001 tổng thu ngân sách xã đạt 201.208.000 ngàn đồng, vượt dự toán đề ra là 93.288.000 ngàn đồng tương ứng với 86,4%. Đồng thời thu ngân sách năm 2001 tăng 50,7% so với năm 2000 tương ứng với 67.760.620 ngàn đồng. Tổng thu ngân sách xã tăng lên như vậy là do nhiều khoản thu tại xã đã tăng lên, điều đó được thể hiện qua những khoản thu sau:
Qua số liệu ở biểu số 1 ta thấy số thu của ngân sách xã tăng lên chủ yếu là do nguồn thu tại xã tăng. Có được kết quả đó là do các xã đã chủ động khai thác các nguồn thu mới phát sinh trên địa bàn và các khoản thu khác không được bao quát trong dự toán thu ngân sách xã. Các khoản thu như phí, lệ phí, quỹ đất 5% và hoa lợi công sản đều vượt dự toán đề ra ở mức tương đối cao. Trong khi đó các khoản thu từ đóng góp của nhân dân và thu kết dư ngân sách xã năm trước không có trong dự toán lại cũng tăng lên so với các năm trước. Ngoài các khoản thu trên, còn lại được đưa vào khoản thu khác của ngân sách xã, khoản thu này mặc dù có được phản ánh trong dự toán nhưng khi thực hiện lại đạt ở mức rất cao và không ngừng tăng lên qua các năm như năm 1999 tăng 198% so với dự toán, năm 2000 tăng 53%, năm 2001 tăng 269% so với dự toán. Điều này xảy ra là do việc lập dự toán của các xã chưa bao quát hết được các khoản thu, còn có tình trạng coi thường những khoản thu nhỏ nên không phản ánh chúng vào trong dự toán. Bên cạnh đó còn có những khoản thu khác như thu vay để trả nợ từ nguồn của chính phủ và thu hồi sau kết luận thanh tra tại các xã. Những khoản thu có tỷ trọng lớn như quỹ đất công ích và thu từ hoa lợi công sản vẫn được quản lý và khai thác tốt. Tuy nhiên những khoản thu này cũng có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2000 thu từ quỹ đất 5% và hoa lợi công sản đạt 22.200.178 ngàn đồng bằng 97,5% so với năm 1999 và năm 2001 đạt 21.774.812 ngàn đồng bằng 98% so với năm 2000. Có điều này là do giá thóc tính thu trong năm giảm và do thay đổi cơ chế quản lý đất đai làm số lượng đất công ích giảm xuống nên giảm thu từ quỹ đất công ích. Ngoài ra các khoản thu như phí, lệ phí, thuế môn bài... vẫn là những khoản thu ổn định qua các năm.
* Đối với các khoản thu điều tiết được phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%): Đây là những khoản thu mà Nhà nước phân chia một phần cho xã để đảm bảo nhu cầu chi tiêu thường xuyên của xã. Những khoản thu này được Nhà nước phân chia tỷ lệ phần trăm ổn định từ 3 đến 5 năm nhằm giúp ngân sách xã chủ động trong điều hành thu-chi. Nhìn chung các khoản thu này trong những năm qua có xu hướng giảm cả tỷ trọng và số lượng. Năm 1999 các khoản thu này đạt 15.093.334 ngàn đồng đạt 98,8% so với dự toán. Năm 2000 các khoản thu này đạt 13.738.166 ngàn đồng đạt 91% so với năm 1999 và bằng 93,49%so với dự toán được duyệt; năm 2001 các khoản thu này chỉ đạt 7.755.855 ngàn đồng bằng 56,9% so với dự toán năm và chỉ bằng 56,4% so với năm 2000. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do năm 2001 tỉnh Thái bình thực hiện Nghị quyết số 05/2001/NQ-CP ngày 24/5/2001 của Chính phủ về việc bổ xung một số giải pháp điều hành kế hoạch kinh tế năm 2001 và thông tư số 41/2001/TT-BTC ngày 12/6/2001 của Bộ Tài chính về hướng dẫn bổ xung việc miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 2001. Việc giảm 50% thuế sử dụng đất nông nghiệp cho tất cả các hộ sử dụng đất nông nghiệp và miễn toàn bộ cho những hộ được coi là nghèo đã làm cho khoản thu phân chia giảm đi và thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 2001 chỉ đạt 4.540.959 ngàn đồng bằng 43,7% so với dự toán năm và bằng 43,4% so với năm trước. Đây là khoản thu có tỷ trọng lớn nhất trong tổng số các khoản thu điều tiết năm 2000 chiếm 76%, năm 2001 chiếm 58,5%. Bên cạnh đó thuế nhà đất cũng giảm dần qua các năm, hàng năm chỉ đạt khoảng 86% so với năm trước. Một nguyên nhân nữa cũng dẫn đến tình trạng này là do giá thóc tính thuế sử dụng đất nông nghiệp trong năm giảm 150 đồng/kg so với giá giao dự toán đầu năm. Mặc dù thuế chuyển quyền sử dụng đất tăng lên rất cao là 272% so với năm 2000 và 351,7% so với dự toán năm 2001 nhưng khoản thu này chiếm tỷ trọng quá nhỏ trong tổng số các khoản thu điều tiết. Trong năm tới các khoản thu này vẫn tiếp tục giảm do Nghị quyết 05 của Chính phủ vẫn được thực thi trong tỉnh ta và trong tương lai khoản thu này có thể sẽ được tăng lên do việc sửa đổi một số điều luật của ngân sách Nhà nước nhằm điều chỉnh tỷ lệ điều tiết cho ngân sách cấp xã mà đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ XI- Quốc hội khoá X.
* Về khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên: Từ khi luật ngân sách Nhà nước được triển khai thực hiện, tổng số thu bổ xung từ ngân sách cấp trên của ngân sách xã ngày càng tăng lên và giữ vai trò quan trọng trong tổng thu ngân sách xã. Nếu trước khi thực hiện luật ngân sách Nhà nước có 231/285 xã còn phải nhận trợ cấp chi thường xuyên thì đến nay cả tỉnh chỉ có thị trấn Hưng Hà là tự cân đối được thu-chi ngân sách, còn lại các xã thì nguồn thu tại xã chỉ đáp ứng được một phần nhiệm vụ chi thường xuyên. Năm 1999 tổng thu bổ sung từ ngân sách cấp trên là 29.732.469 ngàn đồng bằng 118,9% so với dự toán, năm 2000, tổng số bổ sung từ ngân sách cấp trên là 41.003.487 ngàn đồng bằng 151,7% so với dự toán và tăng 37,9% so với năm 1999. Năm 2001, tổng số thu bổ sung từ ngân sách cấp trên là 56.746.203 ngàn đồng đạt 113,5% so với dự toán và tăng 38,4% so với năm 2000. Nhìn chung khoản thu này hàng năm đều tăng với tốc độ ổn định và tương đối cao. Số thu trợ cấp thiếu chi thường xuyên tăng lên trong những năm qua là do những năm qua Đảng và Nhà nước đã tập trung cho củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy chính quyền cơ sở, bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững chắc từ cơ sở. Chính vì lẽ đó chính phủ đã ban hành các nghị định về chế độ đãi ngộ cho cán bộ xã tăng cả chế độ được hưởng và số cán bộ xã, mức được hưởng. Đồng thời thực hiện chủ trương trên UBND tỉnh đã ban hành một số văn bản quy định hướng dẫn bổ sung thêm một số chế độ cho cán bộ xã như: cho bí thư, xóm trưởng, bí thư, tổ trưởng tổ dân phố, cán bộ y tế cơ sở, bưu tá xã. Nhằm bảo đảm nhiệm vụ chi của ngân sách xã nhất là nhu cầu chi cho cán bộ xã UBND tỉnh đã tăng trợ cấp bảo đảm cân đối cho các xã để các xã có điều kiện thực hiện các nhiệm vụ chính trị kinh tế xã hội của địa phương.
Do thời gian thực tập và thâm nhập thực tế còn hạn chế nên không thể phân tích hết toàn bộ mọi khoản thu của ngân sách xã. Vì vậy để thấy rõ về công tác quản lý thu ngân sách xã của Thái bình trong thời gian qua. Sau đây sẽ phân tích sâu hơn về một số khoản thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu ngân sách xã như: thu từ phí, lệ phí; thu từ quỹ đất 5% và hoa lợi công sản và thu từ đóng góp của nhân dân...
Biểu số 2:
Tình hình thu phí, lệ phí ở các xã qua 3 năm 1999-2001:
ĐVT: 1000đ
Nội dung
1999
2000
2001
DT
TH
DT
TH
DT
TH
Tổng thu phí, lệ phí
3880000
4927739
3980000
5993147
4.540.000
6.319.321
So sánh TH/DT(%)
126,6
150,6
139
So sánh TH năm sau/TH năm trước(%)
121,6
105,4
Qua biểu số 2 về tình hình thu phí và lệ phí của ngân sách xã, ta thấy tổng thu phí, lệ phí năm 1999 đạt 4.927.739 ngàn đồng bằng 126,6% so với dự toán, năm 2000 đạt 5.993.147 ngàn đồng bằng 150,6%so với dự toán và tăng 21,6% so với năm 1999 tương ứng với mức vượt là 1.065.408 ngàn đồng. Năm 2001 tổng thu phí, lệ phí đạt 6.319.321 ngàn đồng vượt dự toán đề ra là 39% tương ứng với mức tuyệt đối là 1.779.321 ngàn đồng và tăng so với năm trước là 5,4% tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 326.174 ngàn đồng. Qua trên ta thấy tổng thu phí, lệ phí ngày càng có chiều hướng gia tăng nhanh, khoản thu này tăng nhanh như vậy là do nhiều xã đã khai thác triệt để nguồn thu tại xã mình như thu lệ phí đò, phà, bến bãi, chợ... đặc biệt với điều kiện Thái bình là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, dân số đông, mật độ dân số ở mức cao so với các tỉnh khác nên việc họp chợ để lưu thông hàng hoá diễn ra ở hầu hết các xã trong tỉnh, một số xã đã tận dụng lợi thế của mình để mở chợ họp tất cả các ngày với quy mô lớn nên đã thu được phí chợ ở mức cao. Bên cạnh đó với đặc điểm Thái bình có nhiều con sông lớn, bé chằng chịt, chưa có điều kiện để xây dựng cầu nên đã hình thành những bến đò, phà nhằm giao lưu buôn bán hàng hoá giữa các xã ven sông và với ngoại tỉnh, tạo điều kiện cho các xã ven sông có số thu từ hoạt động này. Năm 2001 có một số địa phương thực hiện tốt nguồn thu này như: Quỳnh Phụ: 1.400.970 ngàn đồng; Thái Thuỵ: 1.029.912 ngàn đồng; Vũ Thư: 800.618 ngàn đồng. Có được điều này là do bên cạnh những yếu tố thuận lợi về mặt địa lý và cơ sở hạ tầng tốt thì cũng không thể không kể đến công tác quản lý thu tốt ở các địa phương; như việc lập kế hoạch cho khoản thu này cũng được các cán bộ tài chính xã phối hợp cũng Ban thuế và UBND xã đi sâu nghiên cứu tình hình thực tế về mọi mặt nên đã đưa ra dự toán sát với thực tế. Quá trình thực hiện cũng được kiểm tra, đôn đốc thu nộp kịp thời, đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên cũng còn một số địa phương chưa coi trọng công tác quản lý, thiếu sự đôn đốc kiểm tra, mức đấu thầu chưa phù hợp, chưa sát với thực tế, làm giảm thu cho ngân sách xã.
Những điều trên đòi hỏi các xã phải làm tốt hơn nữa công tác quản lý thu, từng bước nâng cao số thu cũng như tỷ trọng trong thu phí, lệ phí, qua đó mà nguồn thu tại xã được bảo đảm.
* Thu quỹ đất 5% và hoa lợi công sản:
Biểu số 3:
Tình hình thu quỹ đất 5% và hoa lợi công sản ở các xã:
ĐVT: 1000 đ
nội dung
1999
2000
2001
DT
TH
DT
TH
DT
TH
Tổng thu :
17412000
22772352
17372000
22200178
16920000
21774812
So sánh TH/DT(%)
130,8
127,8
128,6
So sánh TH năm sau so với năm trước (%)
97,5
98
Qua biểu số 3 ta thấy tổng số thu từ quỹ đất công ích 5% và hoa lợi công sản năm 1999 là 22.772.352 ngàn đồng bằng 130,8% so với dự toán, năm 2000 là 22.200.178 ngàn đồng bằng 127,8% so với dự toán và bằng 97,5% so với năm 1999, với lượng giảm tuyệt đối là 572.174 ngàn đồng. Năm 2001, tổng thu từ quỹ đất 5% và hoa lợi công sản là 21.774.812 ngàn đồng, bằng 128,6% so với dự toán đặt ra và bằng 98% so với năm 2000. Qua đó ta thấy năm 2001 thực hiện so với dự toán tăng 28,6% tương ứng mức tăng tuyệt đối là 4.852.812 ngàn đồng mà năm 2001 so với năm 2000 thì thực hiện lại giảm 2%. Đây là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách xã chiếm 15,8% tổng số các khoản thu 100% và chiếm 10,8% trong tổng số thu ngân sách xã năm 2001. Việc giảm thu qua các năm nguyên nhân là Trong năm việc tính giá thóc để thu giảm 150 đ/kg nên có thể làm giảm giá trị so với năm trước, việc thực hiện chế độ kiểm kê lại đất làm giảm đất công ích tại các xã. Một số xã còn tổ chức đấu thầu nhiều năm thu tiền một lần vào những năm trước làm giảm thu những năm sau. Tuy nhiên một số địa phương đã khai thác tiềm năng đất đai, lao động, mặt nước ao hồ tốt nên hàng năm vẫn giữ vững mức thu cao như huyện Quỳnh Phụ thu 4.256.640 ngàn đồng, bình quân 112.016,8 ngàn đồng/ 1 xã; huyện Hưng Hà thu 3.478.669 ngàn đồng bình quân 102.313,8 ngàn đồng/ 1 xã; huyện Tiền Hải thu 3.288.429 ngàn đồng, bình quân 93.955 ngàn đồng/ 1 xã... Mặc dù vậy số địa phương thu cao ở khoản này không nhiều mà chủ yếu là các xã đó có nhiều đất công ích và hoa lợi công sản nên có số thu cao.
Nhìn vào biểu số 4 ta thấy một số xã có số thu cao ở các huyện như Tiền Hải, Quỳnh Phụ, Hưng Hà đó là : Đông Hải: 398.452 ngàn đồng; Nam Phú: 252.218 ngàn đồng, Đông Long: 234.273 ngàn đồng (Tiền Hải); Quỳnh Ngọc: 289.380 ngàn đồng, An Mỹ 233.554 ngàn đồng, An Bài: 226.300 ngàn đồng, Đồng Tiến: 225.863 ngàn đồng (Quỳnh Phụ). Bên cạnh đó cũng có một số xã không có thu như thị trấn Đông Hưng và Quỳnh Phụ. Có điều đó ngoài yếu tố ưu đãi về tự nhiên, đất đai rộng còn phải kể đến công tác quản lý quỹ đất công ích và hoa lợi công sản đã tác động rất lớn đến khoản thu này. Đây là một khoản thu lớn, ổn định lâu dài, vì vậy chính quyền cấp xã cần quan tâm hơn nữa để quỹ đất công ích không bị bỏ trống, gây lãng phí, làm giảm thu cho ngân sách xã.
* Thu đóng góp của nhân dân:
Biểu số 5: Tình hình đóng góp của nhân dân cho ngân sách xã
ĐVT:1000đ
Nội dung
1999
2000
2001
DT
TH
DT
TH
DT
TH
Tổng thu nhân dân đóng góp
_
6135000
_
13440435
_
24870644
So sánh TH/DT(%)
_
_
_
SO sánh TH năm sau với năm trước (%)
219
185
Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, trong thời gian qua ngân sách xã tại Thái bình đã nâng cao tinh thần tự lực tự cường dựa vào sức dân, tích cực khai thác tiềm năng tại chỗ, tại cơ sở làm nguồn thu này không ngừng tăng lên qua các năm. Đây là chủ trương hết sức đúng đắn và có ý nghĩa thiết thực nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng của chính phủ đã được cấp uỷ, chính quyền xã thực hiện tốt dự toán, biện pháp tổ chức thực hiện, tổ chức lấy ý kiến của nhân dân về mức đóng góp, đối tượng thu, phương thức thu và thời gian thu.
Nhờ có chủ trương này mà đến nay cơ bản các xã đã hoàn thành mục tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng. Cụ thể: Nhìn vào biểu số 5 về tình hình thu đóng góp của nhân dân ta thấy: Năm 1999 huy động được 6.135.000 ngàn đồng chiếm 5% tổng thu ngân sách xã; năm 2000 huy động 13.440.435 ngàn đồng tăng 119% so với năm 1999 và chiếm 10,1% tổng thu ngân sách xã trong năm; năm 2001 huy động được 24.870.644 ngàn đồng, tăng 85% so với năm 2000 và chiếm 12,36% tổng thu ngân sách xã trong năm.
Như vậy, nguồn huy động sức đóng góp của nhân dân hàng năm liên tục tăng nhanh cả về số lượng lẫn tỷ trọng. Một số huyện có mức huy động cao như: Thái Thuỵ: 5.156.201 ngàn đồng, Kiến Xương: 4.455.878 ngàn đồng, Quỳnh Phụ: 3.781.788 ngàn đồng. Trong đó các huyện chủ yếu huy động sức đóng góp tự nguyện của nhân dân là chính và chiếm tỷ trọng cao. Với chủ trương huy động sức dân để xây dựng các công trình phúc lợi cho nên hầu hết các xã đều thực hiện công khai và quá trình thực hiện triển khai thành lập Ban quản lý công trình, Ban giám sát công trình do dân bàn và quyết định cử ra có trách nhiệm giám sát toàn diện tất cả các mặt các khâu của việc huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của dân, giám sát việc nghiệm thu, bàn giao và quyết toán công trình.
Sau khi đời sống nhân dân trong tỉnh đi vào ổn định, niềm tin của nhân dân vào các cấp lãnh đạo được củng cố thì việc huy động sức dân để cùng làm đang ngày càng có hiệu quả. Để huy động tốt được sức dân, xây dựng các công trình phúc lợi cho xã đòi hỏi các nhà quản lý tài chính xã phải hạch toán công khai cũng như có dự toán và quyết toán đầy đủ chi tiết cho từng công trình phúc lợi, qua đó để người dân thấy được ý nghĩa của những khoản đóng góp của mình; thực hiện huy động và sử dụng theo nguyên tắc: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Nhờ vậy mà nhiều xã đã huy động được cao như: Thuỵ Dương-Thái Thuỵ: 298.731 ngàn đồng, Thuỵ Hà-Thái Thuỵ: 250.372 ngàn đồng, Nam Phú- Tiền Hải: 321.720 ngàn đồng, Nam Thịnh-Tiền Hải: 197.395 ngàn đồng... Có điều này là do các xã đã biết triệt để khai thác nguồn thu, làm tốt công tác tuyên truyền đến từng người dân để họ thấy đuợc lợi ích của những khoản đóng góp của mình. Tuy nhiên vẫn có một số xã khi huy động nhân dân đóng góp không lấy ý kiến trực tiếp của nhân dân mà chủ yếu đưa ra HĐND xã quyết định và coi đó là ý kiến của nhân dân và buộc nhân dân phải thực hiện, nên đã gây bất bình trong nhân dân. Do những khoản đóng góp này không được phản ánh trong dự toán nên đã lợi dụng kẽ hở không bị kiểm tra, kiểm soát của cấp trên đã thực hiện bừa bãi gây lãng phí.
Ngoài những khoản trên có trong dự toán thu ngân sách thì hiện nay các khoản thu không có trong dự toán cũng đang ngày càng tăng nhanh. Trong điều kiện ngân sách xã chưa đủ sức để bao quát chung cho tất cả các khoản thu ở địa phương. Do vậy, đòi hỏi phải có một cơ chế để quản lý có hiệu quả các khoản thu không tên này. Năm 2001 thu khác của ngân sách xã đạt 79.602.757 ngàn đồng, tăng 139% so với năm 2000, chiếm 57,9% trong tổng số thu 100% và chiếm 39,56% trong tổng số thu ngân sách xã trong năm. Đây là những khoản thu phát sinh trên địa bàn xã đó là thu vay để trả nợ từ nguồn của chính phủ và thu hồi sau kết luận của thanh tra tại các xã. Do vậy đòi hỏi phải có những quy định phù hợp cho những khoản thu này, giúp cho công tác quản lý ngân sách xã được liên tục và thông suốt; công tác kiểm tra, kiểm soát của cấp trên phải thường xuyên, đảm bảo đúng quy định. Có như vậy công tác quản lý ngân sách xã mới sát thực tế và có nề nếp.
2.2.2. Quản lý chi ngân sách xã:
Tình hình chi ngân sách xã được phản ánh tổng hợp qua biểu số 6. Qua số liệu ở biểu số 6 ta thấy, chi ngân sách xã tỉnh Thái bình trong những năm qua có chiều hướng tăng nhanh theo đà phát triển kinh tế-xã hội trong tỉnh cũng như cả nước. Chi ngân sách xã năm 1999 đạt 115.952.796 ngàn đồng bằng 112,2% so với dự toán. Chi ngân sách xã năm 2000 đạt 129.883.204 ngàn đồng tăng 12% so với năm 1999 tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 13.930.408 ngàn đồng và bằng 109,7% so với dự toán. Năm 2001 tổng chi ngân sách xã là 193.704.416 ngàn đồng tăng 35,5% so với dự toán chi và bằng 149,1% so với năm 2000. Sở dĩ tốc độ chi ngân sách xã ngày càng tăng là do nhiều khoản chi ở xã có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây. Việc ban hành nhiều chế độ chính sách của Trung ương cũng như địa phương, giao cho xã thực hiện chế độ sinh hoạt phí tăng lương theo Nghị định 09/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ trưởng xóm, thôn, y tế... đặc biệt là chi sinh hoạt phí và bảo hiểm cho đội ngũ cán bộ xã
.Nhờ đó ngân sách xã bảo đảm duy trì được các hoạt động thường xuyên, hoàn thành các nhiệm vụ chính trị trong năm. Công tác quản lý ngân sách xã có nhiều tiến bộ, các khoản chi ngân sách phát sinh được phản ảnh, ghi chép đầy đủ trong hệ thống sổ sách kế toán. Bộ máy ban tài chính xã được củng cố và kiện toàn, thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trình độ nghiệp vụ chuyên môn, bước đầu đáp ứng được nhiệm vụ công tác.
Bên cạnh đó, chi thường xuyên trong năm 2001 đạt 125.250.667 ngàn đồng bằng 116,7% dự toán năm và bằng 119,6% so với năm 2000, chiếm khoảng 65% so với tổng chi ngân sách xã . Những khoản chi này chủ yếu phục vụ cho các hoạt động của xã được đảm bảo thường xuyên, liên tục. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, kinh tế cũng như cho phát triển trong tương lai.
Từ biểu số 6 ta thấy hầu hết các khoản chi thường xuyên của ngân sách xã đều đạt, vượt dự toán đề ra và tăng lên so với năm trước. Trong khi đó nguyên tắc chi ngân sách là phải đẳm bảo chi đúng theo dự toán được duyệt nên việc tăng chi so với dự toán là điều khó chấp nhận. Điều này có thể thấy rằng quản lý khâu lập dự toán chưa tốt chưa sát thực tế, khi thực hiện chi phải thường xuyên điều chỉnh lại dự toán để duyệt quyết toán . Bên cạnh đó các khoản chi khác vượt dự toán rất cao 57,6% năm 1999; 67,3% năm 2000 và 75,2% năm 2001. Thực tế này cho thấy việc quản lý các khoản chi khác còn nhiều bất cập, đây là những khoản chi phát sinh đột xuất hay những khoản chi nhỏ mà không được bao quát hết trong dự toán duyệt. Ngoài ra việc bố trí cơ cấu các khoản chi vẫn chưa thật hợp lý như chi cho quản lý Nhà nước-Đảng-Đoàn thể còn ở mức cao. Năm 1999 chiếm 51,8% tổng chi thường xuyên và chiếm 41,5% tổng chi ngân sách xã; năm 2000 chiếm 48,6% tổng chi thường xuyên và chiếm 39,2% tổng chi ngân sách xã; năm 2001 chiếm 45,9% tổng chi thường xuyên và chiếm 29,7% tổng chi ngân sách xã. Việc phân định cơ cấu phân chia các khoản chi cho các lĩnh vực khác nhau cũng là vấn đề mà các nhà quản lý tài chính cần quan tâm là nên ưu tiên cho lĩnh vực nào cho phù hợp với tình hình của mình. Ví dụ như nên ưu tiên chi cho sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp y tế, sự nghiệp kinh tế đảm bảo cho các khoản chi này một tỷ lệ thích hợp để nâng cao tính hiệu quả cho những khoản chi này.
Để có cái nhìn sâu hơn về công tác quản lý chi ngân sách xã trong những năm qua, ta đi phân tích một số khoản chi như: Sự nghiệp giáo dục; sự nghiệp kinh tế; chi quản lý Nhà nước-Đảng-Đoàn thể; chi đầu tư phát triển để thấy rõ được những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế còn tồn taị trong quản lý tài chính ngân sách xã và đưa ra những giải pháp khắc phục.
* Đối với chi sự nghiệp giáo dục:
Biểu số 7:
Tình hình chi cho sự nghiệp giáo dục các xã ở Thái bình:
ĐVT: 1000 đồng
nội dung
1999
2000
2001
DT
TH
DT
TH
DT
TH
Tổng chi SN giáo dục:
9340000
9732685
9142000
9325592
8668000
8503727
So sánh TH/DT(%)
104.2
102
98.1
So sánh TH năm sau với năm trước(%)
95.8
91.2
Qua biểu số 7 ta thấy tình hình chi cho sự nghiệp Giáo dục ở các xã những năm qua có giảm. Năm 1999 đạt 9.732.685 ngàn đồng chiếm 10% trong tổng chi thường xuyên và chiếm 8,4% trong tổng chi ngân sách xã năm; năm 2000 tổng chi ngân sách xã cho sự nghiệp giáo dục là 9.325.592 ngàn đồng đạt 95,8% so với năm 1999 tương ứng với số giảm tuyệt đối là 407.093 ngàn đồng. Chi sự nghiệp giáo dục năm 2000 chiếm 8,9% tổng chi thường xuyên và chiếm 7,2% tổng chi ngân sách xã năm 2000. Năm 2001 tổng chi ngân sách xã cho sự nghiệp giáo dục là 8.503.727 ngàn đồng, bằng 98,1% dự toán năm và bằng 91,2% so với năm 2000. Chi cho sự nghiệp giáo dục các xã ở Thái bình khoảng 85% đến 90% là chi cho lương, sinh hoạt phí, phụ cấp và hoạt động, còn lại là chi phục vụ cho việc giảng dạy. Trong khi đó theo nghị quyết số 207/QĐ-TTg ngày 25/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp tổ chức tinh giảm biên chế hành chính sự nghiệp. Cho nên chi lương cho giáo viên cũng giảm dẫn đến tổng chi giáo dục giảm dần từ năm 1999 đến nay. Mặc dù việc chi cho sự nghiệp giáo dục giảm trong những năm qua song không vì vậy mà chất lượng đào tạo lại giảm xuống. Hàng năm số học sinh tốt nghiệp các cấp đạt 99% và số học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng và trung học dạy nghề ngày càng cao. Được sự quan tâm của Đảng, chính quyền các cấp, cùng phương châm đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển nên Nhà nước phối hợp cùng với nhân dân đẩy mạnh phong trào hiếu học đã có truyền thống từ lâu đời của Thái bình.
Nhìn chung chi cho sự nghiệp giáo dục các xã ở Thái bình thời gian qua đạt hiệu quả rất đáng khích lệ. Song vẫn còn một số khó khăn cho giáo dục như một số xã nhất là các xã ven biển do người dân còn sống phân tán, các hộ gia đình thì cần lao động phổ thông, ngân sách xã còn khó khăn nên chi cho giáo dục gặp nhiều trở ngại.
* Đối với chi cho sự nghiệp kinh tế:
Biểu số 8:
Tình hình chi cho sự nghiệp kinh tế các xã ở Thái bình
ĐVT: 1000 đồng
nội dung
1999
2000
2001
DT
TH
DT
TH
DT
TH
Tổng chi SN kinh tế:
1596000
2106776
2394000
2969331
3790000
4743637
So sánh TH/DT(%)
132
124
125
So sánh TH năm sau với năm trước(%)
140.9
159.7
Chi cho sự nghiệp kinh tế là chi cho sự phát triển kinh tế của địa phương, giúp địa phương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gfjmhkfg.doc