MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 6
PHẦN 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN 9
I. Phân loại đất và đặc điểm đất đô thị 9
1. Phân loại đất đô thị 9
2. Đặc điểm đất đô thị nước ta và những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý sử dụng đất đô thị 10
2.1. Mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu 10
2.2. Đan xen nhiều hình thức và chủ thể sử dụng đất 11
2.3. Tình trạng sử dụng đất không theo quy hoạch 11
II. Quản lý sử dụng đất đô thị 12
1. Điều tra, khảo sát, lập bản đồ địa chính 12
2. Quy hoạch xây dựng đô thị và lập kế hoạch sử dụng đất đô thị 12
2.1. Quy hoạch xây dựng đô thị 12
2.2. Lập kế hoạch và phân phối đất đai xây dựng đô thị 13
3. Giao đất, cho thuê đất 16
3.1 Giao đất 16
3.2. Thuê đất. 17
4. Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị 18
4.1. Nghĩa vụ đăng ký quyền sử dụng đất của các chủ sử dụng đất 18
4.2. Xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất đô thị 19
5. Chuyển quyền sử dụng đất đô thị 20
5.1. Thẩm quyền và thủ tục chuyển quyền sử dụng đất 21
5.2. Những điều kiện được chuyển quyền, chuyển quyền sử dụng đất đô thị 22
6. Thu hồi đất và đền bù khi thu hồi đất đô thị 22
6.1. Thu hồi đất xây dựng và phát triển đô thị 22
6.2. Đền bù thu hồi đất đô thị 23
7. Thanh tra, giải quyết tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về đô thị 24
7.1. Những nội dung tranh chấp về đất đai đô thị 24
7.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai 25
PHẦN 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI Ở THÀNH PHỐ HẠ LONG 26
I. Tổng quan về thành phố Hạ Long 26
1. Thực trạng phát triển kinh tế 26
2. Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn 26
2.1. Thực trạng phát triển đô thị 26
2.2. Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn 29
3. Dân số và lao động 30
3.1. Dân số, mật độ dân số 30
3.2. Lao động và việc làm 30
3.3. Thu nhập và mức sống 30
4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội gây áp lực đối với đất đai 31
4.1. Thuận lợi 31
4.2. Những hạn chế 32
4.3. áp lực đối với đất đai 32
II. Tình hình quản lý đất đai 34
1. Thời kỳ trước Luật đất đai năm 1993 34
2. Thời kỳ sau Luật đất đai năm 1993 đến nay 35
2.1. Tình hình hoạt động của bộ máy quản lý sử dụng đất đai của thành phố Hạ Long 35
2.2. Quản lý đất đai theo địa giới hành chính 37
2.3. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 37
2.4. Tình hình giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất 38
2.4.1. Tình hình giao đất, cho thuê đất 38
2.4.2. Thu hồi đất 40
2.5. Điều tra khảo sát, đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính 40
2.6. Đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 41
2.6.1 Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 41
2.6.2. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai 45
2.7. Công tác thanh tra đất đai, giải quyết tranh chấp, khiếu nại trong sử dụng đất. 45
2.7.1. Công tác thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất đai 45
2.7.2 Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai 46
III. Hiện trạng sử dụng đất đai 47
1. Đất nông nghiệp 48
2. Đất lâm nghiệp có rừng 49
3. Đất chuyên dùng 49
3.1. Đất xây dựng: 50
3.2. Đất giao thông: 50
3.3. Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng 51
3.4. Đất di tích lịch sử văn hoá 51
3.5. Đất quốc phòng, an ninh 52
3.6. Đất khai thác khoáng sản 52
3.7. Đất làm nguyên vật liệu xây dựng 52
3.8. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 52
3.9. Đất chuyên dùng khác 53
4. Đất ở 53
4.1. Đất ở đô thị 53
4.2. Đất ở nông thôn 53
5. Đất chưa sử dụng 53
IV. Biến động đất đai 53
1. Biến động tổng quỹ đất đai 54
2. Biến động sử dụng các loại đất 55
2.1. Đất nông nghiệp 55
2.2. Đất lâm nghiệp có rừng 55
2.3. Đất chuyên dùng 56
2.4. Đất ở 57
2.5. Đất chưa sử dụng 57
V. Nhận xét chung về tình hình quản lý, sử dụng và biến động đất đai 58
PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI Ở THÀNH PHỐ HẠ LONG 61
I. Tiềm năng sử dụng đất đai 61
1. Khái quát về tiềm năng đất đai 61
2. Tiềm năng đất đai để phát triển các ngành 62
2.1. Phát triển công nghiệp 62
2.2. Tiềm năng đất đai để phát triển du lịch 63
2.3. Tiềm năng đất đai phát triển nông nghiệp 63
2.4. Tiềm năng đất đai phát triển lâm nghiệp 64
2.5. Tiềm năng đất đai phát triển, xây dựng, mở rộng đô thị và các khu dân cư nông thôn. 65
II. Quan điểm khai thác sử dụng đất 65
III. Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý sử dụng đất đai ở thành phố Hạ Long 67
1. Giải pháp về quản lý công tác lập và xét duyệt quy hoạch 67
1.1. Quy hoạch 67
1.2. Huy động vốn để thực hiện quy hoạch 69
1.3. Tổ chức thực hiện 70
2. Giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức bộ máy năng lực đội ngũ cán bộ quản lý tài nguyên môi trường thành phố Hạ Long 70
2.1. Về tổ chức bộ máy 71
2.2. Về đào tạo bồi dưỡng cán bộ 72
2.3. Rèn luyện cán bộ làm công tác quản lý TNMT 73
3. Giải pháp thực hiện các chính sách 73
3.1. Chính sách sử dụng tiết kiệm đất 73
3.2. Giải pháp sử dụng đất nông nghiệp 74
3.3. Chính sách và biện pháp sử dụng hợp lý các loại đất mang tính đặc thù 74
3.4. Chính sách áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ vào khai thác sử dụng đất 74
3.5. Chính sách bảo vệ môi trường sinh thái 74
3.6. Chính sách tạo nguồn vốn từ đất 75
4. Giải pháp hoàn thiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 75
4.1. Đối với phường, xã: 75
4.2. Phòng Địa chính đô thị thành phố 76
4.3. Chi cục thuế thành phố 77
4.4. Phòng tài chính kế hoạch 77
IV. Kiến nghị 78
KẾT LUẬN 79
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1503 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động quản lý sử dụng đất ở thành phố Hạ Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quản lý sử dụng đất đai của thành phố Hạ Long
Từ khi có Luật đất đai năm 1993, công tác quản lý đất đai của thành phố đã dần dần đi vào nề nếp. Hệ thống tổ chức ngành địa chính được hình thành và kiện toàn từ thành phố đến cơ sở. Phòng địa chính thành phố, xã, phường đều có những cán bộ quản lý địa chính chuyên trách được bồi dưỡng, đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai có những bước chuyển biến tích cực góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
Hệ thống quản lý địa chính của thành phố Hạ Long bao gồm hai cấp quản lý: cấp thành phố, Phòng Địa chính đô thị thành phố trực tiếp các quản lý lĩnh vực địa chính đô thị và cấp phường, xã. Hiện nay, đội ngũ cán bộ làm công tác địa chính của thành phố có 37 đồng chí trong đó có 25 đồng chí đại học các loại, 9 trung cấp, 1 sơ cấp.
-Tại Phòng Địa chính đô thị thành phố có 17 đồng chí trong đó có 14 đại học, 2 trung cấp, 1 sơ cấp, 14 đảng viên.
- Tại phường, xã có 20 đồng chí trong đó có 11 đại học, 9 trung cấp.
Nhìn chung với đội ngũ như hiện nay về số lượng và chất lượng là tương đối tốt. Nếu không có yêu cầu nhiệm vụ cần tập trung cấp bách thì với lực lượng trên là đủ. Nhưng với nhiệm vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong năm tới và tăng cường kiện toàn hồ sơ địa chính thì lượng trên là còn thiếu về cán bộ và thiếu về đầu tư kinh phí và trang thiết bị cần phải được tăng cường.
Với chức năng là một phòng tham nưu giúp việc cho UBND thành phố quản lý Nhà nước về đất đai. Trong những năm qua Phòng đã có nhiều nỗ lực biết phối hợp, hợp tác với UBND các phường, xã, các Phòng ban chức năng như : Tài chính kế hoạch, Thanh tra xây dựng, Ban đền bù GPMB, Chi cục thuế... của thành phố và đã tranh thủ sự chỉ đạo, hướng dẫn của ngành dọc, Phòng Địa chính đô thị đã giúp UBND thành phố thực hiện được cơ bản nội dung quản lý mà Luật quy định đưa công tác quản lý đất đai của thành phố dần tường bước đi vào nề nếp đạt được những kết quả đáng kể.
Tuy nhiên, so với yêu cầu trước mắt nhiệm vụ của phòng hết sức nặng nề và còn nhiều tồn tại:
- Nhiệm vụ cấp giâý chứng nhận quyền sử dung đất còn gấp 30 lần kết quả đã giải quyết năm 2001 mà đòi hỏi phải giải quyết cấp bách trong thời gian tới. Cụ thể nhu cầu cấp giấy bằng 21.300 giấy.
- Nghiệp vụ cơ bản quản lý địa chính là việc lập và quản lý hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin địa chính, đây và đang là khâu tồn tại của Phòng, cần phải được tăng cường khắc phục trong thời gian tới.
- Xác định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của phòng địa chính đô thị tới nay không còn phù hợp với Luật đất đai năm 2003, Thông tư hướng dẫn số 01 của liên Bộ nội vụ - Tài nguyên môi trường. Về tổ chức bộ máy của Phòng tài nguyên môi trường ở các cấp vừa trùng vừa thiếu dẫn đến sự chỉ đạo chuyên ngành giữa các cấp thiếu sự thống nhất, hợp tác giữa các cấp.
- Với đội ngũ cán bộ địa chính của phòng và phường, xã trước nhiệm vụ yêu cầu cấp bách như hiện tại vẫn đang thiếu và yếu về số lượng và chất lượng, nhất là đối với đội ngũ cán bộ phường, xã.
Đội ngũ cán bộ phường, xã là lực lượng trợ thủ đắc lực của Phòng quản lý địa chính đô thị thành phố trong quá trình triển khai thực hiện các nghiệp vụ quản lý. Hàng năm đội ngũ này được tăng cường. Sau năm 2002 hầu như các phường, xã đều được tăng biên chế thành 2 cán bộ quản lý địa chính đô thị. Trong gần 40 cán bộ có 9 kỹ sư còn lại là trung cấp. Việc quản lý điều hành sử dụng của lãnh đạo UBND phường, xã những năm qua nhiều nơi chưa đúng mức, sử dụng cán bộ địa chính vào những việc khác không đúng nghiệp vụ. Nên nghiệp vụ chính không sâu, nhiều nhiệm vụ chính thì không thực hiện được. Tồn tại trên, một phần do sự phối hợp quản lý giữa UBND phường, xã với Phòng địa chính đô thị còn chưa chắt chẽ như quy định (Thông tư 470 của Tổng Cục địa chính), đội ngũ quản lý địa chính chất lượng không cao. Cần phải nâng cao đội ngũ cán bộ làm công tác địa chính này.
2.2. Quản lý đất đai theo địa giới hành chính
Thực hiện chỉ thị 364/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), địa giới hành chính của thành phố và các phường, xã được khoanh định cắm mốc giới cố định ngoài thực địa, lập hồ sơ về ranh giới hành chính đã giao cho UBND các cấp quản lý với 18 phường, xã.
Thực hiện quyết định số 51/2001/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ, về việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Hạ Long. UBND thành phố đã tiếp nhận bàn giao 2 xã Đại Yên, Việt Hưng của huyện Hoành Bồ để quản lý và xây dựng đinh hướng quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quản lý và sử dụng đất đai. Hiện nay thành phố có 20 phường, xã.
2.3. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là một trong những nội dung quan trọng nhằm khai thác và sử dụng đất đai một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Tuy đã được đề cập, song đến nay do khó khăn về ngân sách, nhân lực, kỹ thuật nên các phường, xã trong thành phố vẫn chưa được lập quy hoạch sử dụng đất đai.
- Năm 2002 thành phố đã được Chính phủ quyết định nâng cấp lên thành đô thị loại II. Cùng với việc thực hiện điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch chung của thành phố Hạ Long đến năm 2020, là cơ sở để triển khai các đồ án quy hoạch chi tiết thuộc nhiều ngành, nhiều lĩnh vực thu hút nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước của thành phố.
- Đối với công tác quy hoạch, kế hoạch hoá việc sử dụng đất ngày càng đòi hỏi phải được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên đến nay thành phố vẫn là một trong ba đơn vị cuối cùng trong toàn tỉnh chưa duyệt quy hoạch sử dụng đất, làm cơ sở tiến hành quy hoạch sử dụng đất cấp xã theo kế hoạch tỉnh giao.
2.4. Tình hình giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất
2.4.1. Tình hình giao đất, cho thuê đất
Diện tích đất đai trên địa bàn thành phố Hạ Long tính đến ngày 31/10/2003 đã giao, cho thuê phân theo các đối tượng sử dụng là: 17.134,35 ha chiếm 77% diện tích đất thành phố. Các thành phần kinh tế khác nhau được giao và cho thuê các loại đất, cụ thể như sau:
- Hộ gia đình cá nhân:
Hộ gia đình, cá nhân được giao 6.594,46 ha chiếm 38,48% diện tích đất đã giao và cho thuê. Bao gồm:
Đất nông nghiệp 2.146,39 ha, trong đó đất trồng lúa 274,74 ha, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 1.174,66 ha, đất trồng cây lâu năm 222,97 ha...
Đất lâm nghiệp có rừng được giao 2.303,21 ha, trong đó rừng tự nhiên 78,98 ha, rừng trồng 2.224,23 ha.
Đất chuyên dùng 7,25 ha chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng.
Đất ở 1.317,39 ha, trong đó đất ở đô thị 1.162,74 ha, đất ở nông thôn 154,65 ha.
Đất chưa sử dụng 820,22 ha, đây là diện tích đất được giao cho các hộ gia đình, cá nhân để tiếp tục trồng rừng.
- Các tổ chức kinh tế: Đã được giao và cho thuê 6.661,37 ha chiếm 38,88% diện tích đã giao và cho thuê, bao gồm:
Đất nông nghiệp được giao 243,71 ha, trong đó đất trồng lúa 135,16 ha, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 80,87 ha...
Đất lâm nghiệp có rừng 1.689,06 ha, trong đó rừng tự nhiên 321,9 ha, rừng trồng 1.367,16 ha. Đây là diện tích đất đã giao cho lâm trường Hòn Gai để phát triển nghề rừng.
Đất chuyên dùng được giao và cho thuê 2.188,93 ha, trong đó đất xây dựng 727,86 ha, đất khai thác khoáng sản 656,91 ha...
Đất ở được giao 28,38 ha.
Đất chưa sử dụng 2.511,29 ha, trong đó đất đồi núi chưa sử dụng chiếm 2.193,08 ha, đây là đất đã giao theo Nghị định 02/CP để trồng rừng.
- Tổ chức nước ngoài và liên doanh với nước ngoài được giao và cho thuê đất 36,64 ha chủ yếu là đất xây dựng 26,64 ha và đất khai thác khoáng sản 10,0 ha.
- UBND xã quản lý sử dụng 1.605,94 ha, trong đó đất nông nghiệp 176,21 ha, đất lâm nghiệp 1.051,62 ha, đất chuyên dùng 375,45 ha, đất chưa sử dụng 22,66 ha.
- Các đối tượng khác được giao và cho thuê 2.235,94 ha chiếm 13,05%, bao gòm đất chuyên dùng 1.596,48 ha, đất lâm nghiệp có rừng 109,47 ha, đất nông nghiệp 1,76 ha, đất ở 6,13 ha và 522,1 ha đất chưa sử dụng.
- Đất chưa giao, chưa cho thuê sử dụng còn 5.115,65 ha chiếm 23% diện tích đất đai của thành phố. Chủ yếu là đất chưa sử dụng, trong đó đất có mặt nuớc chưa sử dụng 1.680,66 ha, đất đồi núi chưa sử dụng 394,25 ha, đất bằng chưa sử dụng 261,13 ha, đất chưa sử dụng khác 678,21 ha, còn lại là sông suối và núi đá không có rừng cây.
(Chi tiết xem bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất đai theo thành phần kinh tế năm 2003 ở thành phố Hạ Long)
2.4.2. Thu hồi đất
Do tồn tại của công tác quản lý đất đai trong những năm trước đây để lại, cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Việc giành đất ưu tiên cho các dự án khu công nghiệp, khu đô thị, giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật là việc làm cần thiết, thành phố đã thành lập một ban đền bù giải phóng mặt bằng thu hồi hàng trăm ha đất cần thiết để phục vụ nhu cầu phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhìn chung việc thu hồi đất diễn ra đúng chính sách, dúng chế độ được nhân dân ủng hộ. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cũng không tránh khỏi những thiếu sót cần được khắc phục.
2.5. Điều tra khảo sát, đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính
Từ năm 1997 đến hết năm 2000, được sự quan tâm của UBND tỉnh Quảng Ninh, Thành phố Hạ Long đã tổ chức đo đạc bản đồ địa chính trên địa giới hành chính của 18 phường, xã. Tài liệu đo đạc được đưa vào sử dụng kịp thời phục vụ cho công việc quản lý sử dụng đất đai và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Sau khi sát nhập hai xã Đại Yên, Việt Hưng thuộc huyện Hoành Bồ, UBND thành phố đã chủ động trích ngân sách địa phương tổ chức đo đạc tiếp khu vực đất chuyên dùng và đất dân cư để tiện việc quản lý sử dụng, năm tiếp theo đo đạc tiếp phần diện tích còn lại. Tuy nhiên việc sử dụng bản đồ địa chính chưa đạt hiệu quả cao do bản đồ chưa được chỉnh lý biến động thường xuyên, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, cần có biện pháp sử dụng hợp lý nguồn tài liệu quý giá này.
Công tác đánh giá phân hạng đất bước đầu mới phân hạng được đất nông nghiệp làm cơ sở tính thuế sử dụng đất nông nghiệp và đầu tư cho sản xuất nhưng diện tích không nhiều.
Cùng với việc ban hành Quyết định 2413/QĐ-UB của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc quy định khung giá các loại đất trong phạm vi toàn tỉnh, UBND thành phố Hạ Long xây dựng bộ giá đất làm cơ sở để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền khi giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trên địa bàn thành phố. Thực hiện Luật đất đai năm 2003 UBND tỉnh đã điều chỉnh lại giao đất, được thực hiện từ 1/1/2005.
2.6. Đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2.6.1 Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Trong những năm trước đây tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở thành phố Hạ Long rất chậm, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai và không đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng của nhân dân thực hiện các quyền của người sử dụng đất.
Thực hiện kế hoạch số 83/KH-UB của UBND tỉnh Quảng Ninh ngày 23/01/2003, từ năm 2003 UBND thành phố tập trung chỉ đạo công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố với kết quả như sau:
- Năm 2003 cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (giấy đỏ) 1.705 giấy, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2002.
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà và quyền sử dụng đất 400 giấy tăng 14% so với năm 2002.
- Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà 900 trường hợp tăng 80% so với năm 2002.
- Giao đất cho 46 dự án tổng diện tích 484,6 ha, cấp phép xây dựng 550 công trình.
Năm 2004, tính đến 20/12/2004 cấp được 7.569 giấy. Trong đó:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (giấy đỏ) là 6.823 giấy
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở là 746 giấy
Đưa tổng số giấy cấp được từ trước đến 12/2004 là 20.167 giấy. So với nhu cầu cấp 46.271 giấy (hộ) đạt 43,6%. So với kế hoạch trong năm 2004 đề ra đạt 40%, tăng 8,9%.
Bảng 2: Tổng hợp số giấy cấp của các phường, xã năm 2004
STT
Tên phường, xã
Số giấy cấp năm 2003
Số giấy cấp đến 20/12/2004
Tổng cộng
G.đỏ
G.hồng
Tổng
G.đỏ
G.hồng
Tổng
1
Bạch Đằng
41
68
109
131
114
245
354
2
Bãi Cháy
235
39
274
440
109
549
823
3
Hồng Hải
89
61
150
234
147
381
531
4
Hà Khẩu
6
4
10
277
18
395
305
5
Hà Lầm
28
2
30
177
14
191
221
6
Cao Xanh
201
18
219
339
39
378
597
7
Cao Thắng
69
28
97
253
61
314
411
8
Hồng Gai
49
36
85
255
92
347
432
9
Hồng Hà
188
21
209
276
43
319
528
10
Hà Tu
16
5
21
299
8
307
328
11
Hà Khánh
20
1
21
147
1
148
169
12
Hà Phong
2
2
4
198
2
200
204
13
Giếng Đáy
11
7
18
88
3
91
109
14
Hà Trung
8
2
10
53
1
54
64
15
Yết Kiêu
95
8
103
177
31
208
311
16
Trần Hưng Đạo
45
42
87
234
55
289
376
17
Tuần châu
4
4
65
65
69
18
Hùng Thắng
15
1
16
108
108
124
19
Đại Yên
0
1311
6
1317
1317
20
Việt Hưng
11
3
14
1303
2
1305
1319
Cộng:
1133
348
1481
6365
746
7111
8592
Số giấy tỉnh cấp:
458
Tổng cộng:
7569
(Theo số liệu thống kê của Phòng Địa chính đô thị)
* Đánh giá quá trình triển khai thực hiện:
- Ưu điểm:
+ Xác định rõ việc cấp giấy chứng nhận quyên sử dụng đất là một nhiệm vụ trọng tâm, vừa là mục tiêu, vừa là biện pháp nên đã có sự tập trung chỉ đạo kiên quyết, dứt điểm, thống nhất trong cấp Uỷ, Chính quyền từ thành phố đến cơ sở.
+ Xác định khâu đột phá là công tác tuyên truyền, quán triệt trong nhân dân để làm rõ ý nghĩa quan trọng và quyền lợi thiết thực của công dân, để từ đó mọi người tự giác chấp hành.
+ Có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các tổ chức, đoàn thể từ cấp thành phố đến cơ sở.
+ Thành phố đã có những giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy tiến độ thực hiện nhiệm vụ: Tăng cường bổ sung lực lượng cán bộ chuyên môn, cơ sở vật chất cho các phường, xã.
+ Trong công tác điều hành: thành phố đã phân cấp làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân trong công việc được giao, các cơ quan liên quan đến quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ UBND các phường, xã, phòng ban chuyên môn của thành phố không ngừng nỗ lực, bám sát chỉ đạo của thành phố đẩy nhanh tiến độ công việc được giao: Tổ chức hướng dẫn thực hiện, huy động nguồn lực trong nhân dân, không ngừng cải tiến quy trình thực hiện.
- Những tồn tại:
+ Chính sách đất đai thay đổi liên tục: Luật đất đai thay đổi liên tục từ 1993, 1998, 2001, đến nay là Luật đất đai năm 2003 có nhiều thay đổi giá đất điều chỉnh tăng, không khuyến khích nhân dân làm giấy. Nghị định và Thông tư hướng dẫn thực hiện chậm. Đến tháng 12/2004 mới có các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật đất đai mới. Tỉnh và thành phố chưa kịp có những hướng dẫn cụ thể hoá để thực hiện.
+ Phân công trong quy trình cấp giấy còn chồng chéo: Phòng Địa chính đô thị thành phố còn làm thay các phường, xã trong nhiều khâu. (Không theo quy trình hướng dẫn tai Thông tư 1990/TT-TCĐC của Tổng cục địa chính cũ).
+ Phân công chức năng nhiệm vụ của cán bộ Phòng địa chính đô thị còn chưa hợp lý: Cán bộ quản lý theo địa bàn, một cán bộ quản lý 2 phường, xã, phải đảm nhiệm tất cả công việc quản lý Nhà nước về đất đai, như vậy sẽ không hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thiếu tính chuyên sâu. Hơn nữa, trình độ năng lực cán bộ không đồng đều. Công tác vẽ giấy còn chậm do chưa chuyên môn hoá công tác vẽ giấy (hiện nay cán bộ quản lý của Phòng địa chính đô thị tự vẽ giấy trong khi phải hoàn thành rất nhiều công việc khác nên hiệu quả chưa cao).
+ Cấp Uỷ, Chính quyền phường, xã chưa thực sự quan tâm đầu tư chỉ đạo, chưa coi trọng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là nhiệm vụ trọng tâm của Thành phố và của địa phương mình. Lãnh đạo ở một số phường, xã chưa nắm vững quy trình thực hiện, nhiệm vụ cụ thể của UBND cấp mình để triển khai thực hiện kế hoạch. Hiện nay, mới chỉ giải quyết theo các sự vụ, yêu cầu trước mắt, chưa chỉ đạo thực hiện kế hoạch một cách thường xuyên, nề nếp theo tiến độ đã đề ra.
Việc hướng dẫn kê khai đăng ký, thu thập, kiểm tra hồ sơ, tổ chức hội đồng xét duyệt, xác nhận hoàn thiện hồ sơ của các phường, xã chuyển về Phòng địa chính đô thị không được thường xuyên, duy trì nề nếp theo kế hoạch hàng tháng.
Chất lượng kiểm tra, xét duyệt của các hồ sơ của các phường, xã còn kém (không đủ hồ sơ, chứng từ để xác định tình trạng và nguồn gốc đất đai), hồ sơ không đầy đủ theo hướng dẫn nên đã phải trả lại để hoàn thiện.
Lực lượng cán bộ chuyên quản lý địa chính ở mỗi phường, xã hiện bố trí đủ mỗi phường, xã một người, song để thực hiện kế hoạch đề ra là cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên toàn địa bàn thành phố xong trong năm 2005 thì thiếu và yếu về chuyên môn nghiệp vụ, không đủ sức tham mưu giúp việc cho lãnh đạo UBND các phường, xã thực hiện đầy đủ trách nhiệm của cấp mình trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Các hộ dân khi được phổ biến hướng dẫn đã tích cực kê khai, tuy nhiên do phải thực hiện nghĩa vụ tài chính, phải hoàn thành các thủ tục và qua nhiều khâu phức tạp mất nhiều thời gian nên nhiều hộ chưa hăng hái thực hiện. Nhiều hộ kê khai không chính xác, không đủ theo yêu cầu, nhận thức về quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa đầy đủ.
+ Công tác tuyên truyền, hướng dẫn từ thành phố đến các phường, xã chưa sâu sát thực tế nên công dân nhận thức chưa đúng, chưa đủ về quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất, vì vậy chưa tích cực kê khai và kê khai không đúng theo hướng dẫn.
+ Nguồn gốc đất đai có nhiều phức tạp do việc quản lý đất đai trước đây không chặt chẽ, nhiều trường hợp mua bán trao tay trái phép không có đủ thủ tục gây khó khăn cho việc xác định nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất như ở Việt Hưng, Đại Yên.
2.6.2. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Thực hiện chỉ thị 24/1999/CT-TTg ngày 18/08/1999 của Thủ tướng Chính phủ về "Tổng kiểm kê đất đai năm 2000" và chỉ thị số 90/2000/Ct-TTg của Thủ tướng Chính phủ và kiểm kê đất đai chưa sử dụng. Toàn thành phố đã tổ chức chỉ đạo kiểm kê đất đai đạt kết quả tốt đúng theo nội dung hướng dẫn của Tổng cục địa chính. Công tác kiểm kê đất đai được thực hiện đều đặn, đầy đủ hàng năm theo Luật định.
2.7. Công tác thanh tra đất đai, giải quyết tranh chấp, khiếu nại trong sử dụng đất.
2.7.1. Công tác thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất đai
Được thực hiện thường xuyên và kịp thời góp phần tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường công tác quản lý đất đai.
Phòng địa chính đô thị đã tham mưu cho UBND thành phố triển khai thực hiện chỉ thị 245/TTg ngày 22/04/1996 về tổ chức thực hiện một số việc cấp bách trong quản lý sử dụng đất đai của các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Kết hợp với Sở địa chính tổ chức các cuộc thanh tra ở cấp cơ sở kiểm tra ở các đơn vị kinh tế theo nội dung của Quyết định 273/QĐ-TTg ngày 12/04/2002. Qua thanh tra đã phát hiện 25 trường hợp đất không được sử dụng sau 12 tháng liên tục với diện tích 229 ha, 24 trường hợp giao đất, cho thuê đất không đúng thẩm quyền với diện tích 52,3 ha, 149 trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích được giao diện tích 6,63 ha, trong đó đã xử 87 vụ trên diện tích 3,5 ha. Và đề nghị Tỉnh xử lý theo thẩm quyền.
Các trường hợp lấn chiếm đất đai có 416 vụ, diện tích 8,4 ha, trong đó đã xử 354 vụ. Có 253 trường hợp chuyển nhượng đất trái pháp luật diện tích là 51,6 ha, đã xử lý 70 trường hợp diện tích 40,2 ha.
Các trường hợp còn lại UBND thành phố làm văn bản tiếp tục xin ý kiến cấp có thẩm quyền giải quyết.
2.7.2 Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai
Do có một thời gian dài buông lỏng quản lý Nhà nước về đất đai, hệ thống pháp luật đất đai chưa đồng bộ, các văn bản hướng dẫn luật chưa kịp thời. Trong khi đó nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng nhanh nên đã để lại cho thành phố một khối lượng lớn các đơn thư khiếu nại, tranh chấp, tố cáo vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai, đến nay đã được các cấp các ngành trong thành phố tích cực giải quyết, đảm bảo đúng pháp luật và được nhân dân đồng tình chấp thuận.
Trong những năm gần đây, được sự chỉ đạo kịp thời của UBND các cấp và sự tham mưu của các ngành chức năng nên Luật đất đai thực sự đi vào cuộc sống. Số lượng các vụ tranh chấp, khiếu nại kéo dài về đất đai đã giảm đi rõ rệt. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số vụ trong nhiều năm chưa được xử lý, trong thời gian tới cần có sự phối hợp các ngành, các cấp để giải quyết dứt điểm.
III. Hiện trạng sử dụng đất đai
Theo thống kê năm 2003, tổng diện tích đất của thành phố Hạ Long là 22.250,0 ha, được chia thành các loại đất theo mục đích sử dụng như sau:
- Đất nông gnhiệp: Diện tích 2.568,07 ha chiếm 11,54% đất toàn thành phố, chủ yếu tập trung ở khu vực phía Tây là các xã Đại Yên 1.001,29 ha, Việt Hưng 579,58 ha, Hà Khẩu 148,31 ha, Tuần Châu 104,11 ha, phía Bắc và Đông bắc Hà Khánh 263,2 ha, Hà Phong 175,49 ha...
- Đất lâm nghiệp có rừng: Tập trung nhiều ở vùng đồi núi trên địa phận các xã, phường Việt Hưng 1.314,5 ha, Đại Yên 1.216,1 ha, Hà Khánh 970,7 ha, Bãi Cháy 465,46 ha, Hà PHong 211,82 ha... với tổng diện tích 5.153,36 ha chiếm 23,16% diện tích đất thành phố, đây là tỷ lệ thấp so với tỷ lệ chung của vùng và các huyện, thị xã trong tỉnh.
- Đất chuyên dùng: Diện tích 4.204,75 ha chiếm 19% diên tích đất của thành phố, đây là tỷ lệ rất cao so với tỷ lệ chung của tỉnh và trong vùng (tỉnh 6,25%, vùng núi trung du bắc bộ > 3%).
- Đất ở: Toàn thành phố hiện có 49.524 hộ gia đình với tổng diện tích đất ở 1.351,9 ha, bình quân 273 m2/hộ.
Trong đó: + Đất ở đô thị: 1.197,25 ha.
+ Đất ở nông thôn: 154,65 ha.
Như vậy tổng diện tích đất đang sử dụng vào các mục đích nông - lâm nghiệp, đất chuyên dùng và đất ở là 8.278,08 ha chiếm 59,68% diện tích đất của thành phố.
Đất chưa sử dụng còn 8.971,92 ha chiếm 40,32% tổng diện tích tự nhiên.
(Chi tiết xem bảng 3: Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2003 ở thành phố Hạ Long)
Bảng số 3: Hiện trạng sử dụng đất đai ở thành phố Hạ Long
Đơn vị: ha
Loại đất
Mã số
Tổng diện tích
Tổng diện tích
01
22.250,00
Đất nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm
Đất vườn tạp
Đất trồng cây lâu năm
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản
02
03
17
18
23
26
2.568,07
594,55
429,58
222,97
0
1.320,97
Đất lâm nghiệp có rừng
Rừng tự nhiên
Rừng trồng
Đất ươm cây giống
30
31
35
39
5.153,36
1.441,19
3.711,38
0,79
Đất chuyên dùng
Đất xây dựng
Đất giao thông
Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng
Đất di tích lịch sử văn hoá
Đất an ninh quốc phòng
Đất khai thác khoáng sản
Đất làm nguyên vật liệu xây dựng
Đất làm muối
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất chuyên dùng khác
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
4.204,75
923,97
588,64
695,42
24,93
1.208,61
334,06
792,28
0
49,31
300,53
Đất ở
Đất ở đô thị
Đất ở nông thôn
51
52
53
1.351,90
1.197,25
154,65
Đất chưa sử dụng
Đất bằng chưa sử dụng
Đất đồi núi chưa sử dụng
Đất có mặt nước chưa sử dụng
Sông suối
Núi đá không có rừng cây
Đất chưa sử dụng khác
54
55
56
57
58
59
60
8.971,92
402,14
3.923,40
1.682,66
1.748,33
537,07
678,32
1. Đất nông nghiệp
Với diện tích 2.568,07 ha cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp như sau:
- Đất trồng cây hàng năm: Diện tích 594,55 ha chiếm 23,15% diện tích đất nông nghiệp, bao gồm: đất lúa, lúa màu 513,3 ha, được phân bố ở các phường, xã như Đại Yên 208,22 ha, Việt Hưng 124,85 ha, Hà Phong 74,7 ha, Hà Khẩu 67,55 ha, Tuần Châu 23,83 ha, Bãi Cháy 6,26 ha, Hà Khánh 6,2 ha, Giếng Đáy 1,69 ha. đất trồng cây hàng năm khác: diện tích 81,25 ha, trong đó đất chuyên trồng rau 52,74 ha, đất trồng cây hàng năm khác còn lại 28,51 ha.
- Đất vườn tạp: Diện tích đất vườn tạp hiện có 429,58 ha chiếm 16,72% tổng diện tích đất nông nghiệp, tập trung ở các khu nông thôn và các vùng ven đô thị, hiện nay đang có xu hướng chuyển dần sang trồng cây ăn quả và đất ở.
- Đất trồng cây lâu năm: Diện tích đất trồng cây lâu năm có 222,97 ha tập trung chủ yếu ở các xã: Việt Hưng 117,94 ha, Đại Yên 75,28 ha và các phường Hà Khẩu 13,1 ha, Hà Phong 15,0 ha, Hà Lầm 1,65 ha.
- Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của thành phố là 1.320,97 ha, trong đó diện tích nuôi cá 640,33 ha, chuyên nuôi tôm 444,22 ha, và nuôi các loại thủy sản khác như nhuyễn thể, sò huyết... 236,42 ha. Diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất là xã Đại Yên 647,06 ha, Việt Hưng 227,01 ha, Hà Khánh 158,0 ha, còn lại ở một số phường, xã khác.
2. Đất lâm nghiệp có rừng
Năm 2003 diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 5.153,36 ha chiếm 23,16% diện tích đất của thành phó, bao gồm các loại rừng:
- Rừng tự nhiên: Diện tích 1.441,19 ha chiếm 27,97% diện tích đất lâm nghiệp có rừng
- Rừng trồng: Diện tích đất có rừng trồng năm 2003 hiện có 3.711,38 ha chiếm 72,02% diện tích đất lâm nghiệp có rừng
- Đấy ươm cây giống: hiện có 0,79 ha tại vườn ươm xã việt Hưng.
3. Đất chuyên dùng
Hạ Long có diện tích đất chuyên dùng khá lớn 4.204,75 ha chiếm 19% diện tích của thành phố, được sử dụng vào các mục đích như sau:
3.1. Đất xây dựng:
Diện tích đất xây dựng hiện có 923,97 ha chiếm 21,98% diện tích đất chuyên dùng, trong đó:
+ Đất xây dựng các trụ sở UBND, các cơ quan, đoàn thể, đơn vị hành chín
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34135.doc