Trang
Lời mở đầu 1
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung.
I. Khái niệm và vai trò của vốn đầu tư.
1. Khái niệm và vai trò của vốn đầu tư.
2. Các nguồn hình thành vốn đầu tư.
3. Nội dung của vốn đầu tư.
II. Kết cấu hạ tầng và nguồn vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng đô thị.
1. Kết cấu hạ tầng và vai trò của nó trong việc phát triển kinh tế.
1. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng đô thị.
III. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và việc phát triển kết cấu hạ tầng đô thị.
1. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
2. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đối với việc phát triển kết cấu hạ tầng đô thị.
IV. Kinh nghiệm của các nước đang phát triển trong việc thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA 3
Chương II: Thực trạng công tác thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA để phát triển kết cấu hạ tầng đô thị Thành phố Hà Nội.
I. Khái quát tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt nam.
1. Tình hình hợp tác phát triển.
2. Các đối tác tài trợ.
3. Hình thức cung cấp.
4. Tình hình cam kết.
5. Tình hình ký kết các điều ước quốc tế.
6. Tình hình giải ngân.
II. Tình hình đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị Thành phố Hà Nội.
1. Các dự án ODA phát triển kết cấu hạ tầng đô thị Thành phố Hà Nội.
2. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị Hà Nội trong những năm qua.
3. Đánh giá các lĩnh vực.
III. Thực trạng công tác thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA để phát triển kết cấu hạ tầng đô thị Thành phố Hà Nội.
1. Tình hình kinh tế xã hội
2. Tình hình hợp tác phát triển.
3. Lĩnh vực thu hút ODA.
4. Các nhà tài trợ cho Thành phố Hà Nội.
5. Tình hình thực hiện ODA
6. Đánh giá công tác thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA của Thành phố Hà Nội.
Chương III: Phương hướng và giải pháp tăng cường khả năng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA để phát triển kết cấu hạ tầng đô thị Thành phố Hà Nội.
I. Mục tiêu và phương hướng thu hút nguồn vốn ODA để phát triển kết cấu hạ tầng đô thị Thành phố Hà Nội.
1. Mục tiêu và phương hướng phát triển hạ tầng đô thị Thành phố Hà Nội
2. Định hướng thu hút các nguồn vốn ODA để phát triển kết cấu hạ tầng đô thị Thành phố Hà Nội.
II. Các giải pháp tăng cường khả năng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA để phát triển kết cấu hạ tầng đô thị Thành phố Hà Nội.
1. Hoàn thiện công tác quản lý các dự án sử dụng nguồn vốn ODA.
2. Xây dựng chiến lược thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA một cách toàn diện.
3. Tăng cường công tác kế hoạch hoá nguồn vốn ODA.
4. Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị và lập các dự án sử dụng nguồn vốn ODA.
5. Nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ quản lý.
6. Tăng cường công tác đánh giá và theo dõi dự án.
7. Cải thiện mối quan hệ giữa nhà tài trợ và phía tiếp nhận.
8. Nâng cao tốc độ giải ngân. 79
Kết luận 89
Tài liệu tham khảo 91
92 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1527 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA để phát triển kết cấu hạ tầng đô thị thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uy hoạch bảo tồn khu phố cổ Hà Nội.
Dự án này do tổ chức phát triển quốc tế Thụy Điển tài trợ với khoản viện trợ không hoàn lại là 0,23 triệu USD và đã kết thúc vào năm 1997.[12]
10. Dự án tăng cường năng lực quản lý và kế hoạch đô thị (VIE95/050).
Dự án này do UNDP tài trợ với vốn không hoàn lại, dự án này bắt đầu vào năm 1996 và kết thúc vào năm 1998.
11. Dự án tăng cường năng lực quản lý môi trường đô thị thành phố Hà Nội (VIE97/031).
Dự án này do UNDP tài trợ với vốn không hoàn lại, dự án này được ký vào tháng 4/1998 và đang trong giai đoạn triển khai.
12. Dự án phát triển cơ sở hạ tầng đô thị vùng đô thị Hà Nội (OECF).
Đây là một dự án thuộc chương trình hỗ trợ đặc biệt cho việc hình thành dự án (SAPROF) do OECF Nhật Bản thực hiện. Dự án xem xét lại toàn bộ những quy hoạch tổng thể hiện có, những quy hoạch phát triển chuyên ngành và nghiên cứu quy hoạch phát triển chung thành phố Hà Nội đến năm 2020, để từ đó thiết lập danh sách các dự án phát triển cơ sở hạ tầng đo thị thành phố Hà Nội đến năm 2020, tiến hành đánh giá và lựa chọn dự án sẽ tiến hành vay vốn nước ngoài, nhất là vốn vay từ OECF Nhật Bản. Nghiên cứu dự án được bắt đầu vào tháng 2/1998 và đã kết thúc vào tháng 7/1998. Dự án vốn vay khu vực cho thành phố Hà Nội đang được trình Chính phủ thẩm định và phê duyệt.
2. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị Hà Nội trong những năm qua.
Chuyển sang thời kỳ đổi mới tình hình đầu tư phát triển nói chung và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị nói riêng của Hà Nội trở nên không đáp ứng nhu cầu và thực tiễn phát triển của thủ đô. Vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng đô thị chủ yếu dựa vào nguồn vốn ngân sách và theo đánh giá chỉ đáp ứng được 30-40% nhu cầu đầu tư. Điều này làm cho kết cấu hạ tầng đô thị không những không tạo điều kiện cho các khu vực khác mà còn cản trở và giảm hiệu quả hoạt động của toàn bộ nền kinh tế xã hội của thủ đô Hà Nội.
Trước tình hình đó, ngày 29/8/1992 ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội khoá 11 đã thông qua chương trình số 13 CTr-TU về chính sách huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội thủ đô, chủ yếu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị.
Trong 8 năm từ 1991-1998 thực hiện nhiều phương thức và nhiều giải pháp khác nhau, trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã huy động được khối lượng vốn đáng kể. Theo số liệu báo cáo của Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội thì tổng nguồn vốn huy động được trong giai đoạn này là 83. 895 tỷ đồng, trong đó:
- Vốn huy động từ trong nước là 38.523 tỷ đồng bằng 45,9% tổng nguồn huy động.
- Vốn huy động từ nước ngoài 45.372 tỷ đồng bằng 51,4% tỏng nguồn vốn đầu tư.
Tuy nhiên, do giải ngân chậm, chưa có biện pháp và hình thức đầu tư thích hợp nên khối lượng vốn đầu tư thực hiện vào tất cả các lĩnh vực trong thời kỳ này đạt được 52015 tỷ đồng. Trong cơ cấu vốn đầu tư nguồn vốn trong nước thì ngân sách nhà nước chỉ có 7083 tỷ đồng, vốn tín dụng 11598 tỷ đồng và vốn do nhân dân, các doanh nghiệp tự đầu tư là 9952 tỷ đồng.
Như vậy, ta có thể thấy cơ cấu nguồn vốn đầu tư đã có sự chuyển biến theo hướng thị trường, phù hợp với quy luật chung và quá trình mở cửa, hội nhập. Vốn đầu tư trong nước có cơ cấu thu hẹp tỷ trọng đầu tư từ ngân sách, tăng tỷ trọng đầu tư của các doanh nghiệp và nhân dân. Trong số vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trên địa bàn Hà Nội ta thấy tỷ lệ dành cho khu vực kết cấu hạ tầng là khá cao (hơn 40%).
Cơ cấu vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trên địa bàn Hà Nội được thể hiện trên Bảng 4.
Bảng 4: Cơ cấu vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trên địa bàn Hà Nội thời kỳ 1991-1998
Đơn vị: %
Năm
Chia theo khu vực
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
Tổng số
100
100
100
100
100
100
100
100
Sản xuất dịch vụ
47,3
39,8
28,5
23,5
19,2
19,0
11,9
8,9
Hạ tầng kỹ thuật
26,8
30,5
32,6
35,9
46,2
44,5
44,9
52
Khoa học, giáo dục, y tế ,văn hoá, xã hội
25,9
29,7
38,9
40,6
34,6
36,5
43,2
40,1
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê Hà Nội 1994-1998.
Như vậy ta thấy xu hướng đầu tư của nhà nước đã rất chú ý đến lĩnh vực kết cấu hạ tầng đô thị (tỷ trọng tăng từ mức 26,8% năm 1991 lên 52% năm 1998). Khu vực kết cấu hạ tầng đô thị đang là khu vực được đầu tư nhiều nhất từ ngân sách nhà nước.
Số liệu ở Bảng 5 dưới đây cho biết cơ cấu vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước nói chung cho lĩnh vực kết cấu hạ tầng đô thị thủ đô.
Bảng 5: Vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị từ NSNN trong cơ cấu tổng vốn đầu tư trên địa bàn Hà Nội thời kỳ 1991-1998
Đơn vị: tỷ đồng
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
91-98
Tổng vốn đầu tư
467.4
649.4
690.0
480.7
638.0
990.5
1473
1652
7040.7
Cụ thể theo lĩnh vực
*Giao thông vận tải
87.0
134.5
135.3
113.5
205.2
306.0
354.4
500.4
1836.4
bưu chính viển thông
Tỉ trọng %
18.6
20.7
19.6
23.6
32.2
30.9
24.1
30.3
26.1
*Sản xuất phân phối
24.0
28.0
30.0
29.3
56.8
95.0
90.2
67.9
421.1
điện,nước.
Tỉ trọng %
5.1
4.3
4.3
6.1
8.9
9.6
6.1
4.1
6.0
*Hoạt động lợi ích
14.3
35.6
59.8
29.7
32.5
40.0
214.0
293.9
719.8
công cộng
Tỉ trọng %
3.1
5.5
8.7
6.2
5.1
4.0
14.5
17.8
10.2
Tổng khu vực HTKT
125.3
198.1
225.1
172.5
294.5
441.0
658.6
862.2
2977.3
Tỉ trọng %
26.8
30.5
32.6
35.9
46.2
44.5
44.7
52.2
42.3
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê Hà Nội 1994-1998.
Trong 8 năm 1991-1998 đầu tư cho kết cấu hạ tầng đô thị nói chung và từng lĩnh vực kết cấu hạ tầng nói riêng trên địa bàn Hà Nội đều tăng cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong tỷ vốn đầu tư từ NSNN. Nếu như vốn đầu tư từ NSNN cho Hà Nội từ năm 1991-1998 tăng 3,5 lần thì đầu tư cho kết cấu hạ tầng tăng 6,8 lần.
Tuy nhiên với mức vốn đầu tư như vậy chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu đầu tư. Trong tổng số đầu tư từ NSNN trong 8 năm 1991-1998 cho lĩnh vực kết cấu hạ tầng đô thị là 3009,8 tỷ đồng chỉ bằng 40% nhu cầu đầu tư theo kế hoạch. Phần đầu tư cho xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng đô thị mới lại càng không đáp ứng kịp tình hình phát triển thủ đô phần quan trọng của nguồn vốn dành cho việc duy trì chống xuống cấp hoặc nâng cấp những công trình đã có.
Bảng 6: Vốn đầu tư vốn địa phương cho kết cấu hạ tầng đô thị Hà Nội.
Đơn vị: tỷ đồng
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
Tổng vốn đầu tư
125
133.6
258.9
144.4
205.8
324.4
418.7
703.6
1.Giao thông vận tải
21.5
42.6
50.9
75.1
93.5
203.4
143.8
118.3
2.Trạm nước
54.7
15.5
58.9
18.9
31.0
65.7
51.8
8.6
3.Thoát nước
3.7
10.8
13.6
6.1
16.2
17.4
163.6
422.9
4.Chiếu sáng
5.7
3.3
24.8
6.0
11.1
8.6
3.0
3.2
5.Sự nghiệp nhà ở
17.2
20.2
10.2
1.17
3.46
2.9
19.0
33.1
6.Văn hoá nghệ thuật
8.7
21.2
22.9
10.2
19.9
6.2
37.1
38.0
7.Giáo dục đào tạo
7.6
12.6
17.4
9.1
6.7
13.0
39.1
54.1
8.Y tế,thể dục thể thao
6.4
7.3
60.1
17.8
23.9
7.6
24.3
25.9
Tỉ trọng ( %)
1.Giao thông vận tải
17.15
31.89
19.66
52.01
45.43
62.70
34.34
16.81
2.Trạm nước
43.62
11.60
22.75
13.09
15.06
20.25
12.37
1.22
3.Thoát nước
2.95
8.08
5.25
4.22
7.87
5.36
39.07
60.11
4.Chiếu sáng
4.55
2.47
9.58
4.16
5.39
2.65
0.72
0.45
5.Sự nghiệp nhà ở
13.72
15.12
3.94
0.81
1.68
0.89
4.54
4.70
6.Văn hoá nghệ thuật
6.94
15.87
8.85
7.06
9.67
1.91
8.86
5.40
7.Giáo dục đào tạo
6.06
9.43
6.72
6.30
3.26
4.01
9.34
7.69
8.Y tế,thể dục thể thao
5.10
5.46
23.21
12.33
11.61
2.34
5.80
3.68
Nguồn: Niêm giám thống kê Hà Nội 1994-1998.
Số liệu bảng 6 cho thấy lĩnh vực kết cấu hạ tầng đô thị Hà Nội đang là lĩnh vực được tập trung đầu tư mạnh tổng số vốn đầu tư có xu hướng tăng qua các năm: năm 1995 là khoảng 206 tỷ đồng, năm 1996 là khoảng 325 tỷ đồng đến năm 1998 là 703,6 tỷ đồng. Trong đó 4 lĩnh vực là giao thông, cấp nước, thoát nước và chiếu sáng đô thị chiếm 73,6% so với tổng vốn đầu tư địa phương (năm 1995), năm 1997 là 74,5%, và năm 1998 là 78,7%. Riêng lĩnh vực thoát nước năm 1998, vốn đầu tư đạt 422,9 tỷ đồng chiếm 60,1% tổng số vốn đầu tư. Sở dĩ vốn đầu tư cho lĩnh vực thoát nước đô thị tăng cao như vậy là do triển khai dự án thoát nước Thành phố Hà Nội giai đoạn 1 (vốn vay của OECF của Nhật Bản). Tuy nhiên đầu tư cho lĩnh vực giao thông vận tải lại giảm từ 203,4 tỷ đồng năm 1996 xuống còn 118,3 tỷ đồng năm 1998 nhưng vẫn tăng so với năm 1995. Các lĩnh vực khác đều tăng về cả quy mô lẫn tỷ trọng.
Bảng 7 (trang sau) cho ta thấy bức tranh toàn cảnh về tình hình phát triển kết cấu hạ tầng đô thị giai đoạn 1991-1998. Nhìn chung Hà Nội đã có những bước phát triển khá và khởi sắc rõ nét nhất từ năm 1992. Thành phố đã huy động được nhiều nguồn lực để phát triển đạt tốc độ tăng trưởng khá và liên tục trong nhiều năm. kết cấu hạ tầng đô thị được quan tâm đầu tư bằng mọi nguồn vốn nên bước đầu đã được cải thiện, bộ mặt của thủ đô đã có nhiều thay đổi: giao thông được mở rộng ra các cửa ô, hệ thống đường nội thành được cải tạo một bước, tích cực triển khai xây dựng các đường vành đai, đường nội thị, đầu tư cải tạo sửa chữa vỉa hè, ngõ phố, mở rộng một số nút giao thông quan trọng như Cửa Nam, Mai Động, Chùa Bộc, Ngã Tư Vọng... Trong 8 năm đã làm mới 53,02 km đường nội đô, rải thảm mới 3.984.400 m2 đường, lát mới 654,2 m2 vỉa hè. Hệ thống cấp nước được đầu tư phát triển, trong 8 năm đã hoàn thành xong 4 nhà máy nước, triển khai xây dựng mới nhà máy nước Gia Lâm nâng công suất 393.000 m3/ngày đêm. Hệ thống thoát nước thường xuyên được nạo vét, khai thông dòng chảy trên các tuyến kênh mương, giải quyết 97 điểm úng ngập cục bộ. Công tác trật tự vệ sinh đô thị, quản lý và bảo vệ môi trường có tiến bộ, xoá bỏ được 94 điểm chân rác trong nội thành, lượng rác thải thu gom và vận chuyển tăng lên từ 1,4 lần so với năm 1990, đưa vào sử dung 24,5 ha bãi chôn rác.
Bảng 7: Tình hình phát triển kết cấu hạ tầng đô thị Hà Nội giai đoạn 1991-1998.
Danh mục
Đơn vị
91
92
93
94
95
96
97
98
1.Cấp nước
*Số nhà máy sx nước
NM
10
11
12
12
12
13
14
14
*Trạm nước cục bộ
trạm
13
13
13
13
13
13
12
12
*Đường ống dẫn nước tăng
Km
5.4
11
9.1
7.8
1.6
15.5
40
2.4
*Tuyến ống phân phối tăng
Km
20
25
20
28
19
120
70
29
*Lượng nước bình quân ngày
1000m3
296
301
315
334
334
343
420
450
*Số giếng hiện có
Giếng
115
120
125
125
127
136
161
161
2.Thoát nước
*Kênh mương thoát nước
Km
39
39
39
39
39
38.6
39
39
*Sông thoát nước
Km
38
38
38
38
38
38.6
39
39
*Hệ thống thoát nước ngầm
Km
132
136
154
155
157
160
175
182
*Hệ thống xử lý nước thải
Ha
600
600
600
600
600
600
600
600
*Điểm giải quyết úng cục bộ
điểm
13
9
8
6
3
15
27
16
3.Đường giao thông
*Xây dựng mới
Km
3.1
8.1
4.3
2.4
0.5
10.7
13
11
*Rải thảm mới
1000m2
347
510
275
198
174
204
190
250
*Diện tích vĩa hè lát mới
1000m2
5.9
95
24
15
450
19
46
4.Đèn chiếu sáng
*Xây dựng mới
Km
28
21
35
14
4.6
30.7
20
30
*Cải tạo,nâng cấp
Km
28
27
8.9
2.5
1.6
13.7
18
7.4
*Đèn tập thể,lối xóm
Km
27
15
3.8
25
16.4
28
33
*Đèn tín hiệu giao thông
Nút
17
17
28
3
12
23
30
Nguồn : Niên giám thống kê Hà Nội 1994-1998.
3. Đánh giá các lãnh vực cụ thể.
3.1. Giao thông.
Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng nhất của miền bắc Việt nam, nơi hội tụ đầy đủ của các phương thức giao thông như đường bộ, đường sắt, đường sông, hàng không... các tuyến giao thông trong nước và quốc tế.
* Đường bộ.
Giao thông đường bộ của Hà Nội có vị trí đặc biệt quan trọng trong mạng lưới giao thông chung của cả nước, chiếm 64% khối lượng vận chuyển hàng hoá và chiếm 75% khối lượng vận chuyển hành khách qua địa bàn thủ đô(() : Niêm giám thống kê Hà Nội năm 1998
). Mạng lưới giao thông đường bộ bao gồm cả trục hướng tâm, các đường vành đai và các đương khu vực khác. Tuy nhiên mô hình mạng lưới này vẫn chưa được phát triển hoàn chỉnh, các đường trục hướng tâm và các đường vành đai vẫn chưa được xây dựng xong, quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật vẫn chưa đồng nhất, các tuyến vận tải quá cảnh nhất là vận tải hàng hoá liên tỉnh vẫn còn chạy qua Thành phố gây ra những vấn đề về môi trường và ùn tắc giao thông.
- Các đường trục hướng tâm đi vào trung tâm Thành phố được tạo thành bởi các đường Quốc lộ 1A phía Bắc và phía Nam, Quốc lộ 5, Quốc lộ 6, Quốc lộ 32, Quốc lộ 3, Quốc lộ 2 và đường cao tốc Láng-Hoà Lạc.
- Các đường vành đai: bao gồm vành đai số 1, vành đai số 2 và vành đai số 3. Trong đó, trừ một số đoạn thuộc vành đai số 1 đã được xây dựng hoàn chỉnh, còn các đoạn khác thuộc các vành đai vẫn chưa được mở rộng và xây dựng hoàn chỉnh.
- Mạng lưới đô thị: trong những năm qua Thành phố đã tập trung vào việc cải tạo xây dựng mới cho mạng lưới đường đô thị nhằm cải thiện tình hình giao thông Thành phố và đáp ứng nhu cầu phát triển.Cùng với việc nâng cấp cải tạo các tuyến đường vành đai, đường trục hướng tâm, một số đường cấp Thành phố đã được mở rộngvà xây dựng. Tuyến Liễu Giai-Ngọc Khách-Láng Trung có mặt cắt ngang rông 50m với 6 làn xe chạy, tuyến Kim Mã-Cầu Giấy rộng 33m với 6 làn xe chạy...
Theo số liệu ở Sở kế hoạch -đầu tư Hà Nội thì tổng chiều dài mạng lưới đường khoảng 1423 km, trong đó khu vực nội thành có 368 phố phường và tổng chiều dài khoảng 300 km, bình quân Hà Nội chỉ có 5,7 km đường/1 km2. Trong phạm vi Thành phố Hà Nội có khoảng 580 nút giao cắt, trong đó có khoảng 150 nút giao cắt quan trọng. Các nút giao thông ở Hà Nội đều là các nút giao thông đồng mức, hiện tại chỉ có 75 nút giao thông được lắp đèn tín hiệu kết nối với trung tâm điều khiển giao thông tại 40 Hàng Bài. Hiện tượng ách tắc giao thông thường xuyên xảy ra trên mạng lưới, đặc biệt là tại các nút giao thông trọng yếu như Ngã Tư Sở, Ngã Tư Vọng, Cầu Giấy…[13]
Thành phố hiện có khoảng 60.000 xe ô tô các loại, trên 550.000 xe máy, 1200 xe lam, 1550 xe Bông Sen, 6000 xe xích lô, 1 triệu xe đạp, trên 292 xe buýt các loại, lượng xe ô tô tăng từ 10-15% / một năm, xe máy 20-25%/ một năm, xe đạp bão hoà và có xu hướng giảm.[13]
- Giao thông công cộng: Trước sự chuyển đổi của cơ chế kinh tế, ngành vận tải hành khách công cộng gặp nhiều khó khăn, mạng lưới xe buýt bị thu hẹp hiện tại chỉ còn 14 tuyến hoạt động với sản lượng vận chuyển khoảng 6,5-7 triệu lượt hành khách/ năm. Đến năm 1998 mạng lưới vận tải hành khách công cộng được quan tâm, thành lập Công ty cổ phần xe buýt 10-10 đầu tư 60 xe hoạt động trên 6 tuyến. Như vậy hiện nay Hà Nội có khoảng 292 xe buýt các loại hoạt động trên 25 tuyến. Só lượng xe còn quá ít và kém về chủng loại chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân.[13]
* Đường sắt.
Hà Nội là một đầu mối đường sắt tập trung nhất của cả nước. Tổng chiều dài của các tuyến đường sắt chạy qua Thành phố Hà Nội khoảng 90 km, gồm các tuyến đường xuyên tâm từ ga Giáp Bát đến ga Yên Viên. Trên địa bàn Hà Nội có 13 ga đường sắt trong đó ga Hà Nội là ga lớn nhất với diện tích khoảng 2,8 ha với chiều dài là 800m. Tuyến đường sắt chạy qua khu vực nội thành dài khoảng 7 km. Với 9 vị trí giao đồng mức với các đường phố chính tuyến, đường sắt xuyên tâm này là nguyên nhân gây nên ách tắc giao thông tại các vị trí này khi tàu chạy qua.[13]
* Đường sông.
Do đặc điểm của điều kiện tự nhiên nên hoạt động giao thông đường thuỷ phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết và có tính chất theo mùa. Hiện tại vận tải đường sông Hà Nội chủ yếu phục vụ vận chuyển vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp...vận tải hành khách chiếm tỷ trọng không đáng kể.
- Các cảng sông chính: cảng Hà Nội, cảng Chương Dương, cảng Nhật Tân, cảng Khuyến Lương.
- Các tuyến vận chuyển chính: bao gồm 4 tuyến với tổng chiều dài các tuyến là 483 km.[13]
* Hàng không.
Hiện tại có 3 sân bay: sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay Gia Lâm, sân bay Bạch Mai.
Đánh giá tổng quát tình hình đầu tư giao thông đô thị Hà Nội ta thấy nổi lên những điểm sau:
Thời kỳ 1991-1998, việc đầu tư cho hệ thống giao thông vẫn giữ nguyên phương án: các trục hướng tâm mở rộng từng phần, các tuyên vành đai hình thành, nhưng đầu tư chưa dứt điểm, các tuyến khu vực đầu tư chắp vá theo nhu cầu phát triển các khu đô thị mới... Do đó, hầu hết các trục hướng tâm và các đường vành đai chưa được đầu tư mở mang ở mức độ cần thiết. Các tuyến vận tải quá cảnh, liên tỉnh chạy theo vành đai II qua khu vực gần trung tâm gây ô nhiểm, ùn tắc giao thông.
Hệ thống đường phân bổ không đồng đều dẫn đến tình trạng quận Đống Đa, Hai Bà Trưng có mật độ đường thấp so với diện tích quá lớn.
Mạng lưới đường nội đô đầu tư vừa không có tính chiến lược phát triển giao thông đô thị vừa không theo kịp quá trình đô thị hoá, tốc độ phát triển phương tiện giao thông gây nên ách tắc giao thông nhất là giờ cao điểm.
Số lượng tuyến xe buýt quá ít, chưa phát triển ở mức tối thiểu cần thiết và nối thành mạng, nên chưa thuận tiện cho hành khách.
Về hệ thống giao thông tĩnh: Do thiếu chỗ đổ nên khoảng 90% xe đổ tản mạn khắp nơi, trên vỉa hè dưới lòng đường gây nên ùn tắc giao thông, dễ xãy ra tai nạn. Công tác tổ chức giao thông tại các bến bãi chưa tốt, khi xe ra vào dễ gây ra tai nạn và ùn tắc cục bộ.
3.2. Cấp nước.
Tổng số vốn đầu tư trong 8 năm là 304,6 tỷ đồng, cộng với sự tài trợ của Chính phủ Phần Lan, Nhật Bản và WB. Chương trình cấp nước Hà Nội đã đạt được mục tiêu đề ra nâng công suất 296.000 m3/ngày/đêm năm 1991 lên 393.000 m3/ngày/đêm năm 1998. Xây dựng lắp đặt mới 423,7 km đường ống truyền dẫn và phân phối. Hệ thống cấp nước được xây dựng và cải tạo, mở rộng cả về qui mô lẫn chất lượng phục vụ.[13]
Hệ thống cáp nước Hà Nội sau nhiều năm được nhà nước ưu tiên đầu tư cải tạo, nâng cấp đã giải quết một phần khó khăn về cung cấp nước sạch, cải thiện môi trường và tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư xây dựng và phát triển thủ đô. Nhiều khu vực dịch vụ cấp nước sạch đã được cải thiện đáng kể chất lượng cung cấp, từng bước đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề sau:
Lượng nước thất thoát và thất thu lớn do việc đầu tư không đồng bộ giữa hệ thống phân phối và hệ thống cung ứng, do cơ chế quản lý chưa rõ, ý thức tiết kiệm của dân chưa cao.
Giá nước dù đã nghiên cứu, cải tiến nhưng mới chỉ đủ chi phí vận hành, bảo dưỡng ở mức thấp chưa có tích luỹ và chưa có khả năng tái đầu tư.
Theo đánh giá thì khu vực nội thành có tỷ lệ phục vụ cấp nước đạt 94,4% của tổng dân số nội thành, còn ngoại thành chỉ đạt 14%, nếu tính toàn bộ Thành phố thì tỷ lệ này chỉ đạt 53%. Phần còn lại vẫn phải sử dụng hệ thống củ, xuống cấp, chất lượng không đảm bảo.[13]
Công tác kế hoạch đầu tư cho ngành cấp nước thường thực hiện chủ yếu theo chương trình mục tiêu, có mặt mạnh là thực hiện dứt điểm, có tác dụng nhanh cho từng đợt đầu tư nhưng nhiều khi chưa phối hợp chặt chẽ với các khâu đầu tư khác trong toàn bộ hệ thống.
3.3 Thoát nước.
Tổng vốn đầu tư cho lĩnh vực thoát nước của thành phố đã tăng từ 3,7 tỷ đồng năm 1991 lên 163,6 tỷ đồng năm 1997 và 422,9 tỷ đồng năm 1998. Xét về tỷ trọng trong tổng số vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng đô thị (kể cả các công trình văn hoá - y tế, giáo dục) ngoại trừ năm 1998 lĩnh vực thoát nước chiếm tỷ lệ 60,1% (cao nhất so với các năm khác và cao nhất so với các lĩnh vực khác trong năm 1998)(( ): Niên giám thống kê Hà Nội năm 1998
). Sở dĩ trong năm 1998, đầu tư trong lĩnh vực thoát nước của Thành phố Hà Nội tăng cao như vậy là do việc thực hiện dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn I do Nhật Bản tài trợ.
Hệ thống thoát nước Hà Nội hiện nay được thiét kế theo chế độ tự chảy, vị trí tiêu thoát nước cuối cùng là sông Nhuệ. Do điều kiện địa hình và chế độ thuỷ văn của Hà Nội khpông thuận lợi cho thoát nước tự chảy. Chế độ thuỷ văn hoàn toàn phụ thuộc vào sông Hồng và sông Nhuệ. Sông Nhuệ hiện là nơi thoát nước chính của Thành phố, nhưng mực nước sông ngày càng bị nâng cao. Vì vậy, khi mực nước sông này lên cao thì nội thanh sẽ có nguy cơ úng ngập. Sông Hồng có khả năng thoát nước cao nhưng do mực nước sông Hồng trong năm thường cao, vì vậy muốn thoát nước ra sông này phải dùng phương án bơm cưỡng bức.
Về hệ thống cống ngầm: Thành phố hiện có 120 km cống ngầm, trong đó có 80 km được thiết kê và xây dựng từ trước năm 1945, đến nay đã quá tuổi thọ và quá tải. Cho đến nay Thành phố Hà Nội mới chỉ xây dựng thêmhơn 40 km cống ngầm trên diện tích 3000 ha nội thành mới được phát triển. Như vậy tính bình quân trên 1ha chỉ có 40 m cống ngầm, rất thấp so với các Thành phố khác trong khu vực100m/ha. Phương pháp nạo vét cống chủ yếu dựa vào thủ công nên rất khó bảo dưỡng và duy trì hệ thống cống. Lượng bùn cặn lưu theo ước tính chiếm khoảng 32% thể tích lòng cống. Phân tích hiện trạng hệ thống cống ngầm và tình hình đầu tư cải tạo, làm mới các cống ngầm ta thấy tình hình chung là hệ thống cống ngầm chưa đảm bảo yêu cầu phát triển Thành phố. Lĩnh vực này của Hà Nội chưa được nghiên cứu và đầu tư đúng mức, nhất là ở khu phố cũ, khu phố cổ và các khu phố mở rộng.[13]
Ngoài hệ thống cống ngầm, Hà Nội có hơn 38 km mương đất và hơn 36 km sông thoát nước sông Lừ, sông Tô lịch, sông Sét và Kim Ngưu. Các mương sông làm nhiệm vụ thoát nước cho các khu vực chưa có cống ngầm.
Về hồ điều hoà Hà Nội có gần 600 ha, trong đó riêng Hồ Tây là 400 ha nhưng không có chức năng điều hoà. Số diện tích hồ còn lại phân bố không đồng đều, không liên kết được với nhau để phối hợp khi cần thiết. Đặc biệt hiện nay nhiều hồ bị ô nhiểm nặng do lượng nước thải chưa qua xử lý vào hồ.
Về hệ thống xử lý nước thải: Theo điều tra chỉ có hơn 10 đơn vị có hệ thống xử lý nước thải cục bộ trước khi đổ vào hệ thống chung. Nước thải công nghiệp, bệnh viện hầu như không được xữ lý.
3.4. Hệ thống chiếu sáng công cộng.
Theo số liệu báo cáo của Sở Giao thông công chính Hà Nội , tính đến năm 1998 tổng chiều dài tuyến đèn là 437 km chủ yếu phủ gần khắp khu vực nội thành, nội thị đạt 89% diện tích đường, ngõ xóm và khu vực công cộng.[13]
Đánh giá công tác đầu tư phát triển hệ thống chiếu sáng công cộng có thể thống nhất ở những nhận định sau :
Hệ thống chiếu sáng về cơ bản đả đáp ứng nhu v\cầu chiếu sáng trên các trục đường chính góp phần cải thiện môi trường sinh hoạt, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tăng vẻ đẹp thành phố .
Hệ thống chiếu sáng mới đảm bảo hơn 70% số đường có đèn cao áp. Nhiều khu vực công cộng và đường phố còn chưa có đèn và chưa đạt tiêu chuẩn chiếu sáng.
Cường độ chiếu sáng hiện ở mức trung bình với công suất 6 kw/km
Không đồng bộ về mặt thiết bị .
3.5. Cây xanh, công viên, mặt nước.
* Cây xanh
Mật độ cây xanh của Hà Nội vẩn ở mức trung bình, mới đạt 3m2/người tronh khi nhiều nước trên thế giới có chỉ tiêu là 5m2/người. Cây xanh của Hà Nội gồm có hai bộ phận, bộ phận thứ nhất gồm các cây bóng mát trồng dọc theo các đường phố, trong công viên và các khu tập thể . Đây là bộ phận chủ yếu tạo mật độ cây xanh cho thành phố. Bộ phận thứ hai có ý nghĩa tạo cảnh quan và kiến trúc nhiều hơn bao gồm các cây tạo cảnh, thảm cỏ trong công viên , vườn hoa và các biệt thự.[13]
* Công viên, vườn hoa .
Hà Nội hiện có 47 công viên vườn hoa, với tổng diện tích 142 ha . Cấc công viên vườn hoa của Hà Nội chủ yếu được đầu tư xây dựng trong những thời kỳ trước. Trong 8 năm 1991-1998 chủ yếu cải tạo 22 vườn hoa nhỏ, đang lập dự án đầu tư xây dựng một số công viên lớn ở các quận nội thành và vùng ven nội thành .[13]
* Mặt nước.
Hà Nội hiện có 16 hộ lớn trong khu vực nội thành. Nói chung các hồ trong nội thành Hà Nội đều ở tình trạng xấu, ngoài trừ Hồ Tây còn giữ được cảnh quan và đở bị ô nhiểm. Các hồ khác đều ở mức ô nhiểm trung bình và nặng.[13]
Đánh giá chung về quá trình đầu tư phát triển hệ thống cây xanh công viên mặt nước:
Hệ thống này được phát triển mạnh trong qúa trình xây dựng và phát triển Thành phố Hà Nội .
Các chỉ tiêu cây xanh, công viên tính trên đầy người của Hà Nội hiện nay còn rất thấp so với tiêu chuẩn Việt nam củng như thế giới.
Công tác quản lý, duy trì và khai thác kinh doanh dịch vụ ở các công viên xuống cấp nhanh chống không được đầu tư bổ xung kịp thời .
Công tác quản lý, bảo vệ và khai thác mặt nước đảm bảo chức năng điều hoà môi trường và tạo cảnh quan đô thị còn rất yếu.
3.6 Chất thải rắn.
Chất thải nói chung và chất thải rắn nói riêng của Hà Nội ngày càng được trở thành vấn đề cấp bách được các ngành các cấp và các tổ chức quốc tế quan tâm. Chỉ riêng vấn đề thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải hàng ngày đang là vấn đề khó giải quyết mà thành phố chưa có phương án triệt để và có hệ thống.
Chất thải rắn của Hà Nội bao gồm 5 loại chính: Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải bệnh viện, chất thải công nghiệp, chất thải độc hại.
Nếu tính theo tỷ lệ các loại chất thải rắn thì ta thấy chất thải rắn sinh hoạt chiếm 74,5%, chất thải công nghiệp và xây dựng là 22,1%, chất thải bệnh viện là 0,7% chất thải độc hại là 2,7%.
Tính đến năm 1998, công ty môi trường đô thị Hà Nội được trang bị 198 xe vận chuyển, trong đó 132 xe chở rác 20 xe hút phân, 30 xe rửa đường và 16 xe phục vụ hành chinh và các nhiệm vụ khác. Các xe này khá củ và lạc hậu chỉ có khoảng 70-80% số xe hoạt động.
Tổng lượng chất thải do Công ty môi trường đô thị Hà Nội thu gom trung bình của năm 98 là 3000m3/ngày. Hiện tại Thành phố Hà Nội dang duy trì việc sử lý rác thải theo phương thức sau: chôn lấp tại các bải chôn lấp Thành phố, ủ phân hữu cơ tại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12286.DOC