MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA NHTM 3
1.1 Khái quát về NHTM. 3
1.1.1: Lịch sử ra đời của NHTM 3
1.1.2. Vai trò của NHTM trong nền kinh tế thị trường 5
1.1.3.1 Các nghiệp vụ thuộc tài sản nợ và vốn. 8
1.1.3.2 Nghiệp vụ tài sản Có 11
1.1.3.3 Nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ ngân hàng 14
1.1.3.4 Nghiệp vụ ngoại bảng 14
1.2 Hoạt động tài chính của NHTM 14
1.2.1 Hoạt động tài chính của NHTM 14
1.2.2. Các khoản thu nhập, chi phí của NHTM 16
1.2.2.1 Các khoản thu nhập 16
1.2.2.2 Các khoản chi phí của ngân hàng 18
1.2.3. Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận trong NHTM 22
CHƯƠNG II 27
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU, CHI TÀI CHÍNH VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA HABUBANK- CHI NHÁNH THANH QUAN 27
2.1 Một số nét về Habubank và Chi nhánh Thanh Quan 27
2.1.1 Một số nét về Habubank 27
2.1.2 Một số nét về chi nhánh Thanh Quan. 28
2.1.2.1 Môi trường kinh doanh của chi nhánh Thanh Quan 28
2.1.2.2 Chức năng của chi nhánh Thanh Quan 29
2.1.2.3 Mô hình tổ chức 30
1.2.2. Cơ chế tài chính của NHTM cổ phần Nhà Hà Nội 32
2.2 Tình hình kinh doanh của chi nhánh Thanh Quan. 33
2.2.1 Về hoạt động nguồn vốn 33
2.2.2 Hoạt động sử dụng vốn 38
2.2.3 Hoạt động kế toán ngân quỹ 44
2.2.4 Hoạt động khác 45
2.3 Thực trạng hoạt động thu nhập chi phí và xác định kết quả kinh doanh của chi nhánh Thanh Quan 47
2.3.1 Thực trạng thu nhập 47
2.3.2 Tình hình chi phí 50
2.3.3 Kết quả kinh doanh của chi nhánh Thanh Quan 53
2.3.4 Đánh giá chung về hoạt động của chi nhánh Thanh Quan 54
2.3.4.1 Những kết quả đạt được 54
2.3.4.2 Những hạn chế còn tồn tại 55
CHƯƠNG III 56
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN TĂNG THU, TIẾT KIỆM CHI PHÍ, NÂNG CAO KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI NHTM CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI- CHI NHÁNH THANH QUAN 56
3.1 Phương hướng kinh doanh chung của ngân hàng 56
3.2 Giải pháp tăng thu nhập, tiết kiệm chi phí 56
3.2.1 Giải pháp góp phần tăng thu nhập 56
3.2.2 Giải pháp góp phần tiết kiệm chi phí 56
3.2.3. Các biện pháp khác góp phần tăng thu nhập giảm chi phí 65
3.3 Kiến nghị 56
3.3.1 KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC VÀ NHNN 56
3.3.2 KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ 56
3.3.3 KIẾN NGHỊ VỚI CHI NHÁNH THANH QUAN 56
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1562 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm tăng thu nhập, tiết kiệm chi phí, nâng cao kết quả kinh doanh tại Ngân hàng cổ phần nhà Hà Nội- Chi nhánh Thanh Quan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thanh toán nhanh, an toàn và chính xác.
wPhòng tín dụng
+Quản lý hồ sơ khách hàng vay vốn kinh doanh và trực tiếp cho vay vốn.
+Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay có hiệu quả và an toàn.
+Tiếp nhận và thực hiện các chương trình dự án thuộc nguồn vốn trong nước và quốc tế, trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác Chính phủ, tổ chức và cá nhân.
+Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn,tìm nguyên nhân và có biện pháp giúp lãnh đạo chi nhánh quản lý tốt hoạt động tín dụng.
+Tổng hợp báo cáo, kiểm tra chuyên đề theo quy định.
wPhòng hành chính.
+Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh.
+Lưu trữ văn bản có liên quan đến ngân hàng, quản lý con dấu, thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa TSCĐ, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên.
+Xây dựng chương trình công tác tháng, quý của chi nhánh. thường xuyên đôn đốc việc thực hiện các chương trình đã được giám đốc chi nhánh phê duyệt.
wPhòng bảo vệ: Đảm bảo an toàn về tài sản cho chi nhánh cũng như tài sản của khách hàng.
wPhòng kiểm soát
+Kiểm tra việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh, công tác điều hành của chi nhánh.
+Kiểm tra độ chính xác của báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, việc tuân thủ nguyên tắc và chế độ của nhà nước.
1.2.2. Cơ chế tài chính của NHTM cổ phần Nhà Hà Nội
Habubank là HNTM cổ phần đầu tiên của Việt Nam với 100% vốn cổ phần do cổ đông trong nước nắm giữ. Habubank được thành lập theo quyết định số 6719-QĐ/ UB ngày 02/01/1989 của uỷ ban nhân thành phố Hà Nội. Habubank được xác định là pháp nhân kinh tế, được tự chủ về tài chính, chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình và thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN và các quy định của pháp luật. Cũng giống như các ngân hàng khác, Habubank thực hiện điều hoà vốn trong toàn hệ thống theo đó các chi nhánh thiếu vốn sẽ nhận vốn điều chuyển từ những chi nhánh thừa vốn và phải trả lãi suất điều hoà và nơi thừa vốn sẽ nhận được lãi suất điều hoà. Trụ sở chính của ngân hàng sẽ đứng ra đóng vai trò là trung tâm điều hoà vốn và thu phí điều hoà. Mức phí điều hoà vốn và lãi suất điều hoà được tổng giám đốc quy định trong từng thời kỳ, còn cách tính lãi suất thì dựa vào số dư từng tài khoản chi tiết theo phương pháp tích số như tính lãi tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng.
Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01 đến 31/12 của năm và các khoản thu chi được hạch toán hết trong năm kể cả dự thu, dự chi. Cấp chủ quản ( hội sở chính) chịu trách nhiệm hoạt động tài chính, kết quả kinh doanh của toàn hệ thống còn các đơn vị thành viên hạch toán nội bộ, chịu trách nhiệm về hoạt động tài chính và kết quả kinh doanh của đơn vị mình. Ngân hàng đã thực hiện theo cơ chế khoán tài chính đối với các đơn vị thành viên. Vào ngày 31 hàng tháng các đơn vị thành viên tổng hợp các khoản thu: thu từ hoạt động tín dụng, thu từ dịch vụ, thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối ... và tổng hợp các khoản chi như: chi phí tiền gửi , chi phí đi vay vốn, chi cho hoạt động dịch vụ, chi cho hoạt động thanh toán quốc tế, chi lương ... sau đó kế toán lập một bảng báo gửi lên cấp chủ quản. Trên cơ sở đó cấp chủ quản sẽ xác định lỗ lãi hàng tháng cho các đơn vị, nếu hoạt động lãi sẽ có thưởng, còn nếu hoạt động lỗ thì sẽ theo dõi xem đó là nguyên nhân khách quan hay chủ quan, biện pháp xử lý như thế nào. Nhưng thông thường thì hoạt động kinh doanh của Habubank là có lãi vì hoạt động quản lý ở đây rất chặt chẽ. Vào đầu các quý thì các đơn vị trực thuộc phải gửi kế hoạch về nguồn vốn, sử dụng vốn của đơn vị mình, kế hoạch này phải chi tiết tới từng khoản mục nhỏ. Đây cũng là căn cứ để cuối quý ngân hàng đánh giá chung hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Lợi nhuận của ngân hàng cũng được xác định bằng tổng thu trừ đi tổng chi. Sau khi trích 28% để nộp thuế ngân hàng sẽ phân phối và sử dụng lợi nhuận theo quy định của pháp luật, tức là trích lập vào các quỹ và sử dụng các quỹ đúng theo mục đích.
2.2 Tình hình kinh doanh của chi nhánh Thanh Quan.
2.2.1 Về hoạt động nguồn vốn
Nguồn vốn là một yếu tố vô cung quan trọng đối với mọi ngân hàng vì nếu không có nguồn vốn thì ngân hàng không thể tiến hành hoạt động kinh doanh được. Ngoài ra quy mô của nguồn vốn còn quyết định đến quy mô hoạt động kinh doanh. Chính vì lẽ đó mà bất kỳ một ngân hàng nào cũng đều tìm mọi cách để cho nguồn vốn mình tạo được là lớn nhất có thể. NHCP Nhà Hà Nội- Chi nhánh Thanh Quan cũng nằm trong số đó. Trong hơn mười lăm năm qua, ngân hàng không ngừng làm gia tăng nguồn vốn của mình bằng nhiều biện pháp. Riêng bốn năm qua tình hình nguồn vốn được tổng kết qua bảng 1.
Nhìn vào bảng trên ta thấy công tác huy động vốn của Chi nhánh Thanh Quan luôn ở trạng thái tích cực vì nguồn vốn liên tục tăng qua các năm đặc biệt là trong ba năm gần đây nhất.
Bảng 1: Tình hình nguồn vốn của chi nhánh
Năm
Tổng nguồn vốn
Chênh lệch qua các năm
Số tuyệt đối(tr đ)
Số tương đối(%)
2001
133867
-
-
2002
61086
27219
20.33%
2003
201904
40818
25.34%
2004
269892
67988
33.67%
Nguồn: Báo cáo các chỉ tiêu cơ bản các năm 2001,2002,2003,2004
Cụ thể năm 2002 tăng 27219 triệu đồng so với năm 2001 tương đương với 20.33%. Mặc dù mức tăng chưa cao song đo cũng là kết quả rất đáng khích lệ đối với toàn thể cán bộ công nhân viên của chi nhánh. Bởi lẽ tuổi đời của Habubank còn rất trẻ và bản thân chi nhánh Thanh Quan mới được nâng cấp từ phòng giao dịch từ năm 2001. Như thế, thời gian để toàn bộ ngân hàng Habubank nói chung cũng như chi nhánh Thanh Quan nói riêng tạo tên tuổi, uy tín trên thị trường là ngắn ngủi nên quy mô nguồn vốn cũng như tốc độ tăng trưởng nguồn vốn còn thấp không chứng tỏ đây là ngân hàng yếu kém. Sang đến năm 2003 quy mô nguồn vốn đạt 201904 triệu đồng tăng hơn so với năm 2002 là 40818 triệu đồng, về số tương đối tăng 25034%. Năm 2003 nền kinh tế đất nước tăng trưởng ở mức độ cao( hơn 7%/ năm) là một điều kiện thuận lợi để toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng như chi nhánh nâng nguồn vốn của mình lên. Riêng với chi nhánh Thanh Quan thì ngoài điều kiện khách trên, bản thân chi nhánh cũng tự tìm ra các biện pháp để làm tăng nguồn vốn huy động như: nâng cao trình độ của nhân viên, đổi mới phong cách làm việc, tìm chiến lược Marketing phù hợp... Nhờ đó đến năm 2004 quy mô nguồn vốn tăng hơn so với năm 2003 là 33.67% tương đương với 67988 triệu đồng. Với quy mô và tốc độ tăng trưởng như trên đã tạo điều kiện cho chi nhánh có thêm nguồn vốn để hoạt động, từ đó tạo ra nguồn thu lớn hơn. Để xem xét kỹ hơn về nguồn vốn ta có thể sắp xếp nguồn vốn theo tiêu chí cơ cấu vốn như bảng 2. Nhìn vào bảng ta thấy trong tổng nguồn vốn của chi nhánh thì vốn huy động chiếm một tỷ trọng rất lớn lần lượt qua các năm 2002, 2003, 2004 là
Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh
Chỉ tiêu
31/12/2002
31/21/2003
31/12/2004
Chênh lệch
Giá trị
(trđ)
Tỷtrọng
(%)
Giá trị
(trđ)
Tỷtrọng
(%)
Giá trị
(trđ)
Tỷ trọng
(%)
2003so 2002
2004so
2003
Tổng nguồn vốn
161086
100%
201904
100%
269892
100%
+40818
+67988
1 Vốn huy động
132396
82.19%
161220
79.85%
208327
77.19%
+28824
+47107
- Nội tệ
105849
65.71%
141353
70.01%
186898
69.25%
+35504
+45546
- Ngoại tệ quy đổi
26547
16.48%
19.867
9.84%
21429
7.94%
-6680
+1562
2 Nguồn uỷ thác đầu tư
0
0%
8480
4.2%
16463
6.1%
+8480
+7983
3 Vay TCTD khác
28690
17.81%
32204
15.95%
45099
16.71%
+3514
+12895
Nguồn: Bảng tổng kết tài sản các năm 2002, 2003, 2004
82.19%, 79.85%, 77.19%. Tỷ trọng nguồn vốn huy động giảm do hai nguyên nhân, nguyên nhân thứ nhất là do tỷ trọng nguồn uỷ thác đầu tư tăng và nguyên nhân thứ hai là do nguồn vốn đi vay cũng tăng lên. Đối với biến động tăng nguồn vốn uỷ thác thì ta hoàn toàn có thể chấp nhận được vì không phải bất kỳ một ngân hàng nào cũng nhận được nguồn vốn này. Nguời uỷ thác bao giờ cũng quan tâm đến uy tín của ngân hàng đó trên thị trường tiền tệ. Cho nên khi nguồn uỷ thác năm 2004 tăng +7983 triệu đồng so với năm 2003 góp phần chứng tỏ được ngân hàng đã xây dựng được thương hiệu của mình. Tuy nhiên, tỷ trọng nguồn vốn vay các TCTD khác cũng tăng lên làm cho giá trị tăng theo, năm 2003 tăng hơn so với 2002 là 3514 triệu đồng tương đương với 12.25%, năm 2004 tăng hơn so với năm 2003 là 40.04%. So với các nguồn hình thành khác thì đây là nguồn vốn có chi phí cao nhất, mà tính ổn định của nó cũng kém. Các ngân hàng chỉ coi đây là nguồn huy động cuối cùng khi không thể huy động từ các nguồn khác và cũng không muốn bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Kế hoạch trong tương lai của chi nhánh là tăng quy mô nguồn vốn bằng việc nâng cao tỷ trọng cũng như quy mô của nguồn vốn huy động và giảm giá trị các khoản vay từ các TCTD. Trong cơ cấu của nguồn vốn thì vốn từ huy động là nguồn vốn được chú ý nhất vì đây là nguồn vốn lâu dài và ổn định nhất của ngân hàng, là nguồn vốn chính để thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Để xem xét kỹ hơn về tính ổn định của vốn huy động ta có thể phân nguồn vốn huy động theo tiêu chí kỳ hạn như sau:
Chỉ tiêu
31/12/2002
31/12/2003
31/12/2004
Chênh lệch
Giá trị
(trđ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(trđ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(trđ)
Tỷ trọng
(%)
2003
so
2002
2004
so
2003
1Vốn huy động
132396
100
161220
100
208327
100
+28824
+47107
aNội tệ
105849
79.95
141353
87.68
186898
89.71
+35504
+45546
- KKH
16827
12.71
24988
15.5
32646
15.67
+8161
+7658
-TGTK =<12 th
86390
60.72
100018
62.04
137085
65.8
+19628
+37067
TGTK
> 12 th
8632
6.52
16347
10.14
17167
8.24
+7715
+820
b Ngoại tệ quy đổi
26547
20.05
19867
12.32
21429
10.29
-6680
+1562
-KKH
3985
3.01
8402
5.21
8642
4.15
+4417
+240
TGTK
=< 12 th
10473
7.91
7256
4.5
5998
2.88
-3217
-1258
TGTK > 12 th
12089
9.13
4209
2.61
6789
3.26
-7880
+2580
Bảng 3: Quy mô vốn huy động tại chi nhánh
Nguồn: Báo cáo kinh doanh năm 2002, 2003, 2004
Nhìn vào bảng ta thấy đồng nội tệ chiếm một tỷ trọng cao và liên tục tăng qua các năm: năm 2002 là 79.95%, năm 2003 là 87.68%, năm 2004 là 89.71%. Song song với tỷ trọng tăng thì quy mô cũng tăng theo, năm 2003 tăng so với năm 2002 là 28824 triệu đồng, năm 2004 tăng so với 2003 là 47107 triệu đồng. Trong những yếu tố cấu thành khoản mục đồng nội tệ thì loại tiền gửi không kỳ hạn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ (chưa đến 20% ) mà đây được đánh giá là nguồn vốn huy động rẻ nhất của các ngân hàng. Mặc dù số dư của khoản mục này luôn biến đổi song không bao giờ có tình trạng tổng số dư loại tiền này trên tài khoản bằng không. Vì thế mà quy mô của loại tiền này càng lớn thì ngân hàng càng có điều kiện để sử dụng vốn với chi phí rẻ. Ngoài ra quy mô cũng như số tài khoản loại này còn cho phép ta đánh giá khách hàng của chi nhánh này chủ yếu là cá nhân hay tổ chức kinh tế vì thường là cá nhân gửi tiết kiệm còn các tổ chức kinh tế gửi loại tiền không kỳ hạn để hưởng các tiện ích do ngân hàng cung cấp. Xu hướng hiện nay của các ngân hàng là nâng quy mô cũng như tỷ trọng của nguồn này ở mức tối đa có thể. Bản thân chi nhánh Thanh Quan cũng nên cung cấp nhiều tiện ích cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ hơn nữa để có thể thu hút thêm nguồn vốn này.
Đối với giá tri nội tệ loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn nhỏ hơn 12 tháng chiếm một tỷ lệ cao và có xu hướng tăng lên. Tỷ trọng này qua các năm 2002, 2003, 2004 lần lượt là 60.72%, 62.04%. Tỷ trọng tăng cũng làm quy mô tăng theo năm 2003 tăng hơn năm 2002 19628 triệu đồng, năm 2004 tăng hơn so với năm 2003 là 37067 triệu đồng. Chi phí để huy động nguồn tiền này cao hơn so với chi phí để huy động loại tiền gửi không kỳ hạn, tuy nhiên do chủ động được thời gian nên ngân hàng sẽ xây dựng được phương án đầu tư hiệu quả hơn. Tuy nhiên trong tương lai chi nhánh nên tăng tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn và giảm tỷ trọng này.
Trong mục đồng nội tệ thì loại tiền gửi tiết kiệm trên 12 tháng chiếm tỷ trọng nhỏ nhất. Tuy nhiên tỷ trọng này khá ổn định qua các năm, năm 2002 là 6832 triệu đồng, năm 2003 là 16347 triệu đồng, năm 2004 là 17167 triệu đồng. Xét về lãi suất huy động thì loại này có lãi suất cao nhất tuy nhiên không vì thế mà các ngân hàng không huy động. Theo nguyên tắc quản lý tài sản thì huy động kỳ hạn nào thì được cho vay kỳ hạn đó ngoại trừ được lấy không quá 30% loại tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Như thế nếu không huy động loại tiết kiệm có kỳ hạn dài thì chi nhánh sẽ thiếu vốn cho vay trung và dài hạn mà nhu cầu tín dụng của khách hàng loại vốn này là lớn nhất. Do vậy chi nhánh vẫn phải tiêp tục duy trì nguồn huy động thời hạn này đồng thời thúc đẩy cho vay, đầu tư trung và dài hạn để tránh lãng phí nguồn vốn.
Tỷ trọng đồng nội tệ tăng lên đã làm cho tỷ trọng đồng ngoại tệ giảm đi, năm 2002 giá trị huy động vốn bằng ngoại tệ quy đổi là 20.05%, năm 2003 là 12.32%, năm 2004 là 10.29%. Điều này cũng phù hợp với xu thế phát triển chung bởi vì năm 2001,2002 dấu ấn của tình trạng đola hoá vẫn còn vương lại, sang đến các năm tiếp theo do NHNN có những chính sách tích cực nên người dân đã lấy lại được niềm tin vào đồng nội tệ. Vì vậy mà quy mô tiền gửi bằng nội tệ tăng lên còn quy mô của tiền gửi bằng ngoại tệ có xu hướng giảm đi. Trong cơ cấu của nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ (đã được quy đổi) thì nhìn chung rỷ trọng của tiền gửi không kỳ hạn rất nhỏ, khách hàng chủ yếu gửi có kỳ hạn với mục đích hưởng lãi suất. Đây là điều kiện thuận lợi để chi nhánh Thanh Quan cải thiện tình hình thiếu ngoại tệ cho vay và tài trợ xuất nhập khẩu.
Qua phân tích ở trên ta thấy tình hình huy động vốn của chi nhánh nhìn chung là tôt, tuy nhiên cũng còn một số vấn đề cần được khắc phục.
2.2.2 Hoạt động sử dụng vốn
Xét về điều kiện khách quan, khi nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao thì đồng nghĩa với nó là nhu cầu sử dụng vốn tăng lên. Đây là một thuận lợi lớn để chi nhánh tiến hành mở rộng tín dụng.. Ngoài ra, yếu tố pháp luật cũng vô cùng quan trọng bởi nó là một trong những nhân tố của môi trường vĩ mô sẽ tạo động lực thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển. Hiện nay hành lang pháp lý nói chung cũng như của riêng ngành ngân hàng đã được cải thiện vừa sát với tình hình thực tế vừa quy củ hơn. Và như thế, các ngân hàng có một cơ chế rõ ràng để hoạt động mà không sợ vi phạm pháp luật.
Xét trên phương diện chủ quan, trong thời gian qua toàn bộ ngân hàng chi nhánh Thanh Quan đã đưa ra nhiều biệp pháp hữu hiệu. Một mặt chi nhánh vừa đa dạng hoá loại hình cho vay và khách hàng vay, mặt khác lại đơn giản hoá thủ tục cho vay. Khi khách hàng có nhu cầu vay đến ngân hàng họ sẽ được phục vụ với thời gian nhanh nhất và không còn cảm thấy quá phiền toái với nhiều loại giấy tờ. Theo thời gian, tiếng tốt đồn xa bản thân khách hàng lại giới thiệu những người quen biết của họ đến với Habubank, đến với chi nhánh Thanh Quan. Nhờ thế mà mức dư nợ tín dụng của chi nhánh liên tục tăng lên. Bảng thể hiện rõ hơn.
Bảng 4: Quy mô dư nợ tín dụng của chi nhánh
Chỉ tiêu
31/12/2002
31/12/2003
31/12/2004
Chênh lệch
Giá trị
(tr đ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(tr đ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(tr đ )
Tỷ trọng
(%)
2003
so
2002
2004
so
2003
Tổng dư nợ
123350
100
172892
100
230415
100
+49592
+57523
1Cho vay TCKT
119649
97
149811
86.65
204193
88.62
+30162
+54382
-Nội tệ
91563
74.23
104859
60.65
147742
64.12
+13296
+42883
-Ngoại tệ
28086
23.77
44951
26.0
56451
24.5
+16865
+11500
2Cho vay TCTD
3701
3
5071
2.93
2512
1.09
+1370
- 1547
3Cho vay uỷ thác đầu tư
0
0
18013
10.42
23710
10.29
+18013
+14952
Nguồn: Báo cáo các chỉ tiêu hoạt động năm 2002, 2003, 2004
Quan sát bảng ta dễ dàng nhận ra là cho vay đối với các tổ chức kinh tế chiếm một vị ttí hết sức quan trọng. Cụ thể là đến cuối năm 2002 tổng dư nợ của thành phần này là 119649 triệu đồng chiếm 97% trong tổng dư nợ, cuối năm 2003số dư nợ là 149811 triệu đồng tương đương với 86.65%, cuối năm 2004 tổng dư nợ là 230415 triệu đồng chiếm 88.62% . Như vậy so với năm 2002 mức dư nợ của năm 2003 tăng 30162 triệu đồng, năm 2004 tăng so với năm 2003 là 54382 triệu đồng. Cho vay các TCKT là đối tượng chủ yếu mà các ngân hàng nói chung cũng như chi nhánh Thanh Quan hướng tới. Vì vậy việc duy trì tỷ trọng năm trước và mở rộng tín dụng đối với đối tượng này là mục tiêu đặt ra của chi nhánh trong tương lai. Trong khoản mục này cho vay bằng ngoại tệ chiếm một tỷ trọng nhỏ và cho vay bằng đồng nội tệ là chủ yếu. Đây là điều hoàn toàn bình thường bởi vì môi chi nhánh hoạt động kinh doanh trong môi trường nội địa, các đối tác chủ yếu là thể nhân pháp nhân Việt Nam. Mặc dù tỷ trong cho vay đối với các TCKT cao song ta không chỉ căn cứ vào đây mà đánh giá được là tốt hay xâu. Vì vậy khi phân tích chỉ tiêu này ta phải chia nó ra theo nhiều tiêu chí khác nhau và xem tình hình nợ quá hạn như thế nào cũng như tình hình thu gốc lãi ra sao.
Về mục dư nợ đối với các TCTD. Cho vay đối với các TCTD không phải là nghiệp vụ tín dụng chủ yếu của ngân hàng song hầu hết trong cơ cấu dư nợ của các ngân hàng đều có khoản mục này. Đây là khoản cho vay đối với các TCTD khác trên địa bàn để giải quyết về nhu cầu thiếu hụt tạm thời vốn trong thanh toán. Tuy nhiên chi nhánh Thanh Quan là một chi nhánh có nguồn vốn hoạt động nhỏ nên giá trị cho vay khoản này không lớn, năm 2002 cho vay đối với các TCTD chiếm 3%, sang năm 2003 và 2004 giá trị này chỉ dao động trong khoảng 1%. Cho vay đối với các TCTD, mà đặc biệt những món cho vay qua đêm có mức lãi suất rất cao song hoạt động này rất thất thường. Do vậy, không một ngân hàng nào lại chú trọng nâng cao giá trị cho vay đối với khoản mục này. Đối với chi nhánh Thanh Quan đây cũng không phải là khách hàng mục tiêu.
Dư nợ cho vay uỷ thác đầu tư có sự khởi sắc vì cuối năm 2002 số dư của mục này bằng không, nhưng sang đến cuối 2003 dư nợ đã chiếm tới 4.2% trong tổng dư nợ, năm 2004 chiếm 6.1% trong tổng dư nợ tăng 7983 triệu đồng so với năm 2003. Đây là hoạt động cho vay theo dự án của tổ chức tài chính quốc tế và chính phủ các nước. Như đã nói ở phần trên không phải bất kỳ một ngân hàng nào cũng có thể tiếp cận nguồn vốn này cho nên khi tỷ trọng này được nâng cao nó cũng chứng tỏ chi nhánh ngày càng có uy tín trên thị trường tài chính.
Như ta đã biết cho vay đối với các TCKT chiếm một tỷ trọng vô cùng lớn và cũng là một bộ phận luôn được sự quan tâm của các nhà ngân hàng. Trong quá trình hoạt động của mình thì những nhà quản lý luôn tiến hành phân chia lại khoản mục này theo các tiêu chí khác nhau. Nếu lấy tiêu chí phân chia là thành phần kinh tế thì ta có bảng sau:
Bảng 5: Quy mô cho vay đối với các TCKT
Chỉ tiêu
31/12/2002
31/12/2003
31/12/2004
Chênh lệch
Giá trị
( trđ )
Tỷ trọng
( %)
Giá trị
( trđ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
( trđ )
Tỷ trọng
(%)
2003
so
2002
2004
so
2003
Tồng dư nợ TCKT
119649
100
149811
100
204193
100
+30162
+54382
Dư nợ DNNN
6820
5.7
10412
6.95
20848
10.21
+3592
+10436
Dư nợ DN ngoài QD
81924
68.47
102950
68.72
123210
60.34
+21026
+20260
Dư nợ của cá nhân hộ gia đình
30905
25.83
36449
24.33
60135
29.45
+5544
+23686
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh các năm 2002, 2003, 2004
Mỗi ngân hàng có một chiến lược kinh doanh khác nhau. Riêng với Habubank cũng như chi nhánh Thanh Quan nói riêng thì khách hàng mục tiêu mà ngân hàng hướng tới là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì thế nên ta dễ dàng thấy trong tổng dư nợ đối với các TCKT thì số dư nợ đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2002 dư nợ của thành phần này là 81924 triệu đồng, năm 2003 giá trị dư nợ là 102950 triệu đồng, năm 2004 giá trị dư nợ là 123210 triệu đồng. Nếu tính chênh lệch qua các năm thì năm 2003 tăng hơn so năm 2002 là +21026 triệu đồng, năm 2004 tăng so với năm 2003 là 20260 triệu đồng. Xu hướng của chi nhánh là vừa duy trì tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vừa tăng dần tỷ trọng cho vay đối với các DNNN. Tuy nhiên để thâm nhập được vào thị trường tín dụng của các DNNN thì không phải là dễ bởi nhiều lý do trong nguyên nhân quan trọng nhất là khách hàng đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp khi đã quan hệ với ngân hàng thì rất ngại chuyển sang các ngân hàng khác. Ngoài ra thì các DNNN thường vay với một khối lượng vốn lớn trong khi đó vốn tự có của ngân hàng Habubank nhỏ, mà hoạt động cho vay bị giới hạn bởi số vốn này. Vì vậy, khách hàng cũng có tâm lý ngại đến các NHTM cổ phần và ưa thích hơn khi quan hệ với các NHTM nhà nước.
Đối tượng khách hàng nữa được coi là mục tiêu phục vụ của ngân hàng là cá nhân, hộ gia đình. Tuy giá trị của các khoản vay thường không cao song nó lại khá phù hợp với tình hình của Habubank nói chung cũng như chi nhánh Thanh Quan nói riêng. Với việc đa dạng hoá đối tượng cho vay ngân hàng vừa xây dựng được mối quan hệ trong dân chúng vừa phân tán được rủi ro tín dụng.
Trên đây ta xét hoạt động tín dụng của chi nhánh theo tiêu chí thành phần kinh tế, để có thể xem xét một cách toàn diện hơn ta lấy tiêu chí kỳ hạn để phân chia dư nợ tín dụng đối với các TCKT.
Bảng 6: Quy mô dư nợ theo kỳ hạn của các TCKT
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Chênh lệch
Giá trị
( trđ )
Tỷ trọng
( %)
Giá trị
( trđ )
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
( trđ )
Tỷ trọng
(%)
2003
so
2002
2004 so
2003
Dư nợ đối với TCKT
119649
100
149811
100
204193
100
+30162
+54382
-Ngắn hạn
83994
70.2
112703
75.23
159066
77.9
+28709
+46363
Trung hạn
23032
19.25
23520
15.7
21563
10.56
+488
-1957
-Dài hạn
12623
10.55
13858
9.07
23564
11.54
+1235
+9706
Nguồn: Báo cáo các chỉ tiêu kinh doanh năm 2002, 2003, 2004
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có vòng quay vốn ngắn vì họ không có điều kiện về vốn để có thể sản xuất kinh doanh những mặt hàng có vòng quay vốn dài. Như đã nói ở trên các doanh nghiệp vừa và nhỏ là khách hàng mục tiêu của chi nhánh, theo đó giá trị cho vay ngắn hạn của chi nhánh cũng chiếm ưu thế. Trong năm 2002 dư nợ kỳ hạn ngắn chiếm 70.2% tương đương với 83994 triệu đồng, năm 2003 số dư tăng lên 112703 triệu đồng chiếm 75.23%, năm 2004 tăng hơn so với năm 2003 là +46363 triệu đồng. Với điều kiện huy động vốn chủ yếu là là ngắn hạn cho nên tỷ trọng cho vay ngắn hạn như trên cũng là điều hợp lý. Trong cả ba năm qua thì tỷ trọng cho vay trung và dài hạn chưa đạt đến 30%, mức độ này là thấp. Mặc dù độ rủi ro của khoản cho vay trung và dài hạn được đánh giá cao hơn so với cho vay ngắn hạn song lãi suất cho vay lại cao hơn và ngân hàng sẽ giảm được chi phí thẩm định. Trong tương lai ngân hàng nên tìm cách để tăng dư nợ của loại này.
Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng, chi nhánh luôn luôn đề ra phương châm mở rộng tín dụng phải đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng. Đó là một tư tưởng hết sức đúng đắn bởi hoạt động tín dụng của ngân hàng là hoạt động hàm chứa nhiều rủi ro nhất. Nếu các nhà ngân hàng chỉ chú trọng mở rộng tín dụng mà không nâng cao chất lượng tín dụng thì về lâu dài ngân hàng không thể trụ lại trên thị trường được. Nhưng nếu ngân hàng chỉ chăm chăm bảo toàn vốn không giám mạo hiểm bỏ vốn đầu tư vào những dự án lớn thì cũng sẽ bỏ qua những cơ hội kinh doanh. ý thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng tín dụng nên các nhà quản lý tín dụng của chi nhánh Thanh Quan thường xuyên theo dõi tình hình phát vay trong tháng, tình hình thu nợ gốc và tình hình thu nợ lãi. Nhờ thế mà càng ngày số dư nợ quá hạn của chi nhánh càng được giảm thấp. Ta có thể theo dõi qua bảng sau:
Bảng 7: Quy mô nợ quá hạn tại chi nhánh
Chỉ tiêu
31/12/2002
31/12/2003
31/12/2004
Chênh lệch
Giá trị
(trđ)
Tỷ trọng
( % )
Giá trị
(trđ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(trđ)
Tỷ trọng
(%)
2003
so 2002
2004
so
2003
Tổng NQH
5468
4.57
3521
2.35
3063
1.5
-1947
-458
NQH của DNNN
179
0.15
255
0.17
1429
0.7
+76
+1174
NQH của DN ngoài QD
3829
3.2
1768
1.18
919
0.45
-2061
-849
NQH của cá nhân, hộ GĐ
1460
1.22
1498
1.0
715
0.35
+38
-783
Nguồn: Báo cáo các chỉ tiêu hoạt động trong năm 2002, 2003, 2004
Nhìn vào bảng ta thấy tỷ lệ NQH được giảm đi đáng kể qua các năm, cụ thể là năm 2002 tỷ lệ này là 4.57%, nhưng đến năm 2003 tỷ lệ này giảm đi còn 2.35% về giá trị tuyệt đối NQH năm 2003 giảm hơn so với năm 2002 là
-1947 triệu đồng, năm 2004 so với năm 2003 giảm -458 triệu đồng. Giá trị dư nợ tăng lên nhưng NQH lại có xu hướng giảm đi đã chứng tỏ được khả năng quản lý của chi nhánh ngày càng tốt hơn. Trong các yếu tố cấu nên NQH chia theo thành phần kinh tế đáng chú ý nhất là NQH của các DN ngoài quốc doanh. Tính đến thời điểm 31/12/2002 tỷ trọng NQH còn chiếm tới 3.2% thì kết thúc năm tài chính 2003 tỷ lệ này chỉ còn 1.18%, giảm -2061 triệu đồng, dựa trên nền tảng của năm 2003 sang năm 2004 chi nhánh đã giảm thêm được tỷ lệ này và giá trị cuả nó giảm 849 triệu đồng.
Để quản lý tốt được NQH chi nhánh đã phân loại NQH theo nhiều tiêu chí khác nhau để trên cơ sở đó người quản lý dễ dàng đưa ra được biện pháp thích hợp. Một cách phân loại NQH mà được chi nhánh sử dụng thường xuyên là dựa vào nguyên nhân dẫn đến các đơn vị phải gia hạn nợ. Nếu nó là nguyên nhân khách quan thì chi nhánh có thể gia hạn nợ cho khách hàng, hoặc là hoãn hạn trả lãi để cho khách hàng vượt qua được giai đo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24490.DOC