Quy mô sản xuất của Công ty là lớn, các đơn vị sản xuất kinh doanh lại bị phân tán, do đó không tránh khỏi sự sơ xuất trong hoạt động quản lý. Điều này xuất phát từ cơ sở và thiết bị thông tin chưa được tối ưu, chưa có mạng lưới giám sát, kiểm tra quy về một mối một cách thường xuyên, liên tục. Cơ cấu tổ chức của Công ty theo kiểu trực tuyến chức năng. Cho nên mặc dù nó phát huy được tính năng động, sáng tạo song không tránh khỏi sự chồng chéo, nhiều khi là quá tải đối với các phòng ban tại một số thời điểm.
110 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3220 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt kim trên thị trường nội địa của Công ty Dệt May Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính gồm có: Nhà máy sợi, nhà máy dệt, nhà máy may.
- Các nhà máy phụ trợ gồm có: Nhà máy động lực, nhà máy điện, nhà máy cơ khí.
- Các bộ phận phục vụ sản xuất gồm có: Các kho bông xơ, kho thành phẩm và bộ phận vận chuyển.
Các nhà máy sợi
Kho thành phẩm sợi
Kho bông xơ
Các nhà máy dệt
Kho thành phẩm dệt
Các nhà máy may
Kho thành phẩm may
Trung tâm cơ khí hoá tự động
Bộ phận vận chuyển
Sơ đồ 2.1: Kết cấu sản xuất của Công ty Dệt May Hà Nội
1.3. Đặc điểm về lao động
Công ty dệt may Hà Nội có một đội ngũ cán bộ công nhân viên mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng, đủ sức thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của công ty.
Về mặt số lượng lao động của công ty không ngừng phát triển để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Từ một nhà máy chỉ có hơn 1700 công nhân viên tính đến thời điểm này số công nhân viên của công ty đã lên đến gần 5500 người.
Về chất lượng lao động: Tất cả các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật đều có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp. Hầu hết các công nhân đều có trình độ tay nghề tương đối cao, bậc thợ trung bình trong toàn công ty là 4/7.
Bảng cơ cấu lao động của Hanosimex được trình bày cụ thể tại bảng 2.1. Công ty Dệt May Hà Nội có lực lượng lao động khá đông, trong đó lao động nữ chiếm đa số, khoảng 70% là lao động chính của những bộ phận sản xuất trực tiếp như: may, sợi, dệt.
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của Công ty Dệt May Hà Nội
Đơn vị: Người
Stt
Các chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
SL
TT(%)
SL
TT(%)
SL
TT(%)
A
Tổng số CBCNV
4.805
100,00
5.247
100,00
5.474
100,00
1
Lao động gián tiếp
572
11,93
585
11,15
597
10,91
2
Lao động trực tiếp
4.232
88,07
4.662
88.85
4.877
89,09
B
Phân theo khu vực
4.805
100,00
5.247
100,00
5.474
100,00
1
Khu vực Hà Nội
3.224
67,10
3.588
68,38
3.800
69,42
2
Khu vực Vinh
570
11,86
597
11,38
649
11,86
3
Khu vực Hà Đông
725
15,09
732
13,95
669
12,22
4
Khu vực Đông Mỹ
286
5,95
330
6,92
356
6,50
C
Phân theo trình độ
4.805
100,00
5.2478
100,00
5.474
100,00
1
Đại học
650
13,53
672
12,81
711
12,99
2
CĐ- Trung cấp
175
3,64
191
3,64
213
3,89
3
Công nhân
3.980
82,83
4.384
83,55
4.550
83,12
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
1.4. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Công ty Dệt May Hà Nội thực hiện chế độ quản lý theo kiểu trực tuyến-chức năng. Với kiểu tổ chức này một mặt bảo đảm chế độ một thủ trưởng, bảo đảm tính thống nhất, tính tổ chức cao, và mặt khác phát huy được các năng lực chuyên môn của các phòng chức năng, đồng thời vẫn bảo đảm được thực hiện tốt quyền làm chủ tập thể của người lao động.
Những quyết định quản lý do các phòng ban chức năng đề xuất sẽ được Tổng giám đốc xem xét. Các quyết định được thực hiện từ cấp trên xuống cấp dưới theo tuyến đã xác định. Trong công ty các phòng ban chức năng có trách nhiệm tham mưu cho toàn bộ hệ thống trực tuyến nhưng không có quyền ra quyết định, mệnh lệnh cho các thành viên hay các bộ phận sản xuất.
Với cơ cấu tổ chức này, sẽ có sự toàn quyền quyết định trong điều hành, mệnh lệnh được tập trung vào một người lãnh đạo, tránh được tình trạng phân tán quyền hành. Song nó cũng có những nhược điểm là người lãnh đạo phải thường xuyên giải quyết mối quan hệ giữa các bộ phận chức năng. Cán bộ lãnh đạo phải là người có trình độ học vấn cao cũng như nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh của Công ty. Các quyết định đưa ra phải dựa trên cơ sở thực tế của Công ty cũng như những kiến thức và kinh nghiệm mà họ đã tích luỹ được.
Các bộ phận quản lý trong Công ty chịu trách nhiệm về tiêu thụ sản phẩm là Ban Giám Đốc, Phòng xuất nhập khẩu, Phòng kế hoạch thị trường, Phòng thương mại. Chức năng, nhiệm vụ của một số bộ phận đó là:
- Phòng xuất nhập khẩu: tìm kiếm khách hàng trong và ngoài nước, nghiên cứu, đánh giá thị trường, bạn hàng.
- Phòng kế hoạch thị trường: xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác marketing, tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
- Phòng thương mại: nghiên cứu, dự đoán sự phát triển của thị trường đặc biệt là các loại sản phẩm may mặc, sản phẩm dệt kim, tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty được thể hiện ở sơ đồ 2.2:
2. Tình hình tài chính của Công ty
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2005
Năm 2006
I. Khả năng thanh toán
1. Khả năng thanh toán nhanh
Lần
0,51
0,63
2. Khả năng t.toán hiện hành
Lần
1,31
1,35
II. Cơ cấu TS và nguồn vốn
1. Cơ cấu tài sản
- TSCĐ/ Tổng TS
%
0,476
0,532
- TSLĐ/ Tổng TS
%
0,524
0,477
2. Cơ cấu nguồn vốn
- Nợ phải trả/ Tổng NV
%
0,762
0,741
- Nguồn vốn CSH/ Tổng NV
%
0,238
0,282
- Tài trợ dài hạn
%
0,552
0,644
III. Năng lực sinh lời
1. Tỷ suất LN sau thuế/ DT
Đồng
0,0024
0,0025
2. Tỷ suất LN sau thuế/Tổng TS
Đồng
0,0023
0,00361
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Từ bảng 2.2, ta thấy hầu hết các chỉ tiêu của Công ty đều có xu hướng tăng lên. Các chỉ tiêu như khả năng thanh toán, khả năng thanh toán hiện hành của Công ty đều tăng lên ở năm 2006 so với năm 2005. Như chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh năm 2005 mới chỉ là 0,51 lần nhưng đến năm 2006 đã tăng lên 0,63 lần. Chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành, năm 2005 là 1,31 lần thì đến năm 2006 là 1,35 lần, điều này cho thấy tiềm lực về tài sản của Công ty không ngừng tăng lên. Bên cạnh đó thì các chỉ tiêu khác như TSCĐ/Tổng TS hay NV CSH/Tổng NV cũng tăng 0,238% lên 0,282%. Trong khi đó thì nợ phải trả của Công ty có xu hướng giảm, cơ cấu TSLĐ/Tổng TS giảm, điều này cho thấy tài sản lưu động của Công ty đang bị giảm đi hoặc do cơ cấu tài sản tăng lên. Công ty cũng cần theo dõi một cách thường xuyên và kịp thời nguyên nhân của hiện tượng này. Còn chỉ tiêu nợ phải trả/Tổng NV giảm đi thì là một việc tốt cần phát huy tiếp trong những kỳ sau.
Nhìn chung, Công ty Dệt May Hà Nội đã quản lý và sử dụng vốn chưa được hiệu quả điều này được thể hiện ở tỷ số nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn là thấp. Tỷ suất lợi nhuận tuy có tăng nhưng không đáng kể.
III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM DỆT KIM TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA HANOSIMEX
1. Phân tích kết quả tiêu thụ của Công ty
Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động. Điều này cũng gây ra cho Công ty một số khó khăn. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể thì nền kinh tế thế giới giai đoạn hiện nay đã đạt mức tăng trưởng khá ổn định. Trong môi trường đó, nền kinh tế Việt Nam cũng phát triển và tăng trưởng khá mạnh. Khi đời sống của con người từng bước được nâng cao thì nhu cầu tiêu dùng cũng ngày càng đa dạng và phức tạp. Họ không chỉ dừng ở ăn no mặc ấm mà điều họ quan tâm hơn đó là ăn ngon mặc đẹp. Chính vì thế mà thị trường hàng may mặc ngày càng trở nên phong phú và đa dạng, các sản phẩm may mặc giờ đây trở thành mặt hàng được nhiều người quan tâm. Chất lượng, mẫu mã, màu sắc của sản phẩm là những yếu tố vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự thành công của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh. Hiểu rõ vấn đề này nên Công ty đã không ngừng nghiên cứu nhu cầu cũng như thị hiếu của người tiêu dùng, đề ra các biện pháp để tối thiểu hoá chi phí, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, màu sắc của sản phẩm. Nhờ vậy mà Công ty đã thu được những thành tựu đáng kể thể hiện ở kết quả tiêu thụ hàng hóa. Sau đây là một số chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2004-2006:
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2004-2006
Đơn vị: triệu đồng
Các chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch 05/04
Chênh lệch 06/05
Mức
Tỷ lệ %
Mức
Tỷ lệ %
Doanh thu
668.459
863.727
1.104.141
195.268
29,21
240.414
27,83
Giá vốn
572.127
756.983
968.136
184.856
32,31
211.153
27,89
Lợi nhuận gộp
96.332
106.744
136.005
10.412
10,81
29.261
27,41
Chi phí QL & BH
46.792
51.824
66.248
5.031
10,75
14.425
27,83
LN trước thuế
49.540
54.920
69.757
5.381
10,86
14.836
27,01
Thuế TNDN
13.871
15.378
19.532
1.507
10,86
4.154
27,01
LN sau thuế
35.669
39.542
50.225
3.874
10,86
10.682
27,01
TNBQ(đ/ng/th)
1.116.044
1.225.000
1.350.000
108.956
9,76
125.000
10,20
Nguồn: Phòng kế toán tài chính
Qua số liệu trên bảng 2.3, ta thấy doanh thu của Công ty hàng năm đều tăng lên đặc biệt là năm 2005 so với năm 2004 là 29,21%. Năm 2004, doanh thu chỉ đạt 668.459 triệu đồng thì đến năm 2005 đã là 863.727 triệu đồng, tăng lên 195.628 triệu đồng tương đương 29,21%. Cùng với sự tăng lên của doanh thu thì lợi nhuận của Công ty hàng năm cũng tăng theo. Nhưng lợi nhuận của Công ty tăng mạnh ở năm 2006 trong khi doanh thu không tăng nhiều. Điều này là do Công ty đã giảm được chi phí sản xuất kinh doanh do đầu tư công nghệ mới nên năng suất tăng lên. Kết quả này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang được cải thiện. Tuy nhiên, Công ty cần xem xét và có những biện pháp kích thích tiêu dùng để tiếp tục tăng tổng doanh thu lên cao hơn nữa. Lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng lên đáng kể, năm 2006 so với năm 2005 tăng lên 10.682 triệu cao hơn rất nhiều so với năm 2005/2004 là 3.874 triệu. Chính vì thế mà đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty không ngừng được nâng cao, thu nhập bình quân của người lao động ngày càng tăng. Quy mô sản xuất ngày càng phát triển và mở rộng. Có được kết quả như ngày hôm nay chính là nhờ sự phấn đấu của toàn bộ đội ngũ lãnh đạo, cán bộ công nhân viên của công ty cũng như sự giúp đỡ hỗ trợ của nhà nước trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
Ta thấy doanh thu của Công ty không ngừng tăng lên trong từng năm. Đặc biệt là năm 2005 so với năm 2004 doanh thu tăng lên khá cao. Đến năm 2006, doanh thu và lợi nhuận vẫn tăng lên so với năm trước nhưng doanh thu có chiều hướng tăng chậm, bên cạnh đó thì lợi nhuận lại tăng khá cao, đây là một dấu hiệu rất đáng mừng vì điều đó cho thấy hiệu quả sản xuất và kinh doanh của Công ty là rất tốt. Có thể đây là do vấn đề tổ chức tiêu thụ sản phẩm của Công ty chưa tốt hoặc do trên thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện nên vấn đề tiêu thụ sản phẩm của Công ty gặp khó khăn, nhưng đổi lại thì Công ty đã mạnh dạn đầu tư công nghệ mới vào sản xuất nên không ngừng nâng cao được năng xuất và hiệu quả trong kinh doanh.
2. Phân tích chi tiết kết quả tiêu thụ theo sản phẩm
Công ty Dệt May Hà Nội có bốn chủng loại sản phẩm chủ yếu có sản lượng tiêu thụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng tiêu thụ của toàn Công ty. Đó là các sản phẩm thuộc chủng loại mặt hàng sợi đơn các loại, các sản phẩm dệt kim, các sản phẩm vải bò Denim và các sản phẩm may bằng vải bò Denim. Trong đó doanh thu sản phẩm dệt kim và sản phẩm sợi chiếm hơn 70% trong tổng doanh thu của Công ty hàng năm. Để hiểu rõ hơn về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty, chúng ta sẽ theo dõi tình hình tiêu thụ một số sản phẩm chính của Công ty trong một số năm gần đây, kết quả cụ thể được trình bày trong bảng 2.4:
Bảng 2.4: Kết quả tiêu thụ một số sản phẩm chính của Công ty
Mặt hàng
ĐVT
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
So sánh 05/04 (%)
So sánh 06/05 (%)
Số
lượng
Giá trị (tr.đ)
Số lượng
Giá trị (tr.đ)
Số lượng
Giá trị (tr.đ)
Số lượng
Giá trị
Số lượng
Giá trị
Sợi
Tấn
15.969
238.027
18.190
297.440
20.864
371.800
113,90
124,96
114,70
125,00
SP dệt kim
1000 sp
7.460
275.821
7.982
310.457
8.420
342.125
106,99
112,55
105,48
110,20
Vải Denim
1000 m
5.172
120.996
6.960
149.400
9.465
188.244
134,57
123,47
135,99
126,00
SP Denim
1000 sp
690
27.638
717
35.628
782
45.468
103,91
128,90
109,06
127,61
Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường
Qua bảng 2.4, ta thấy tình hình tiêu thụ của Hanosimex năm sau đều tăng so với năm trước. Tốc độ tăng cả về số lượng và giá trị là khá cao nhưng tốc độ tăng về giá trị của hầu hết các mặt hàng là cao hơn tốc độ tăng về số lượng. Điều này chứng tỏ các mặt hàng của Công ty đã tạo được uy tín, có chỗ đứng trên thị trường và giá cả sản phẩm đang có chiều hướng tăng nhẹ. Điều đó được thể hiện như: năm 2005 so với năm 2004, sản phẩm sợi số lượng tăng 113,90% nhưng giá trị lại tăng 124,96%, sản phẩm dệt kim số lượng tăng 106,99% nhưng giá trị tăng 112,55%, sản phẩm Denim số lượng tăng 103,91% còn giá trị lại tăng đến 128,90%. Và đến năm 2006, thì số lượng và giá trị các mặt hàng vẫn tăng lên, chỉ có sản phẩm dệt kim đang có xu hướng giảm nhẹ so với tốc độ tăng của 2005/2004. Nhưng xét trên tất cả các mặt hàng thì cả số lượng và giá trị đều tăng lên. Sản phẩm dệt kim giá trị năm 2006/2005 tăng 110,20%, các sản phẩm Denim cũng tăng lên 127,61%. Đây là kết quả đáng khích lệ Công ty cần tiếp tục phát huy kết quả này.
Đối với sản phẩm sợi, do sản phẩm của Công ty có chất lượng cao nên các Công ty làm hàng dệt may xuất khẩu đến với công ty là chủ yếu, đặc biệt là các công ty trong TP Hồ Chí Minh. Các nhà máy dệt may trong Công ty cũng tiêu thụ một lượng không nhỏ. Thị trường xuất khẩu mặc dù thấp hơn nhưng cũng đóng vai trò quan trọng và tăng đều hàng năm.
Đối với các sản phẩm chính của Công ty thì các sản phẩm như vải Denim, sản phẩm Denim thì sản xuất chủ yếu phục vụ nhu cầu xuất khẩu, sản phẩm sợi thì phục vụ chủ yếu các nhu cầu nội bộ và các doanh nghiệp dệt may trong nước nên thị trường tiêu thụ khá ổn định và không có nhiều đối thủ cạnh tranh. Đối với sản phẩm dệt kim thì thị trường nội địa tiêu thụ khá nhiều, phần lớn các đại lý, cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Công ty bày bán các sản phẩm này.
3. Phân tích kết quả tiêu thụ sản phẩm dệt kim thị trường nội địa
3.1. Phân tích kết quả tiêu thụ theo loại sản phẩm dệt kim
Đối với sản phẩm dệt kim của Công ty thì ta theo dõi bảng 2.6 hiểu rõ hơn tình hình tiêu thụ của các nhóm hàng hoá của loại sản phẩm này.
Bảng 2.5: Tình hình tiêu thụ sản phẩm dệt kim của Công ty
TT
Nhóm hàng
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
So sánh 05/04 (%)
So sánh 06/05 (%)
SL 1000 sp
DT (tr.đ)
SL 1000 sp
DT (tr.đ)
SL 1000 sp
DT (tr.đ)
SL
DT
SL
DT
1
Áo Polo-shirt
3.025
101.270
3.212
120.519
3.340
137.963
106,18
119,00
103,98
114,47
2
Áo T-shirt
2.491
97.037
2.881
102.855
3.226
106.969
115,65
105,99
111,97
103,99
3
Quần áo thể thao
864
62.222
887
68.755
915
79.568
102,66
110,40
103,15
115,72
4
Quần áo dệt kim khác
1.080
15.292
1.001
18.328
939
17.625
92,68
119,85
93,80
96,16
Tổng
7.460
275.821
7.982
310.457
8.420
342.125
106,99
112,55
105,48
110,20
Nguồn: Phòng thương mại
Cơ cấu sản phẩm của Công ty Hanosimex là rất đa dạng. Nhưng cơ cấu sản phẩm dệt kim chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu, mặt khác thì các chủng loại sản phẩm này được tiêu thụ chủ yếu trên thị trường nội địa của Công ty nên chúng ta sẽ đi sâu phân tích tình hình tiêu thụ một số sản phẩm dệt kim của Công ty.
Qua bảng 2.5, kết quả tiêu thụ sản phẩm dệt kim trong giai đoạn 2004-2006, ta có thể thấy tình hình sản xuất kinh doanh hàng dệt kim của Công ty đang có xu hướng tăng nhưng chậm. Tổng doanh thu 2005 tăng lên so với năm 2004 là 112,55% về giá trị tương đương với số lượng tăng 106,99%, nhưng đến năm 2006 thì tỷ lệ này chỉ là 110,20% về giá trị và 105,48% về số lượng. Trong đó, doanh thu sản phẩm áo polo-shirt tăng 119,00%, tương đương doanh thu tăng từ 101.270 triệu đồng năm 2004, đã tăng lên 120.159 triệu đồng năm 2005 và đến năm 2006 doanh thu đã là 137.963 triệu đồng. Các sản phẩm áo T-shirt, quần áo thể thao doanh thu cũng tăng lên tương đối nhưng với tỷ lệ thấp hơn: Áo T-shirt 105,99% năm 2005 và 103,99% năm 2006; quần áo thể thao là 110,40% năm 2005 và đã lên 115,72% năm 2006. Nhưng đáng lưu ý là trong năm 2006 doanh thu của các loại quần áo dệt kim khác như: quần đùi, áo ba lỗ… cả doanh thu và số lượng đều giảm xuống, số lượng chỉ còn là 93,8% , doanh thu là 96,16% so với năm 2005. Công ty cần chủ động xem xét vấn đề này. Có thể do nguyên nhân là trên thị trường hiện nay có quá nhiều đối thủ cạnh tranh với Công ty hay do công tác phân phối sản phẩm, hoặc do mẫu mã sản phẩm không phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng… Công ty cần tiếp tục thúc đẩy hoạt động tiêu thụ các sản phẩm này vì thị trường tiêu dùng chủ yếu các sản phẩm này là thị trường trong nước.
Nhưng các sản phẩm có giá trị lớn như áo Polo-shirt và áo T-shirt đang có xu hướng giảm dần, các mặt hàng như quần áo thể thao có tăng nhưng cũng không đáng kể. Để hiểu rõ hơn tình hình tiêu thụ các sản phẩm này ta theo dõi bảng cơ cấu sản phẩm theo doanh số và sản lượng dưới đây.
Bảng 2.6: Cơ cấu sản lượng và doanh thu của các sản phẩm dệt kim
STT
Nhóm hàng
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
S.lượng
(%)
D.Thu
(%)
S.lượng
(%)
D.Thu
(%)
S.lượng
(%)
D.Thu
(%)
1
Ấo polo-shirt
40,54
36,72
39,10
38,82
39,66
40,32
2
Ấo T-shirt
33,39
35,18
36,00
33,13
38,31
31,26
3
Quần áo thể thao
11,58
22,56
11,11
22,15
10,86
23,25
4
Quần áo dệt kim khác
14,49
5,54
13,79
5,9
11,17
5,17
Tổng
100
100
100
100
100
100
Nguồn: Phòng thương mại
Như vậy, mặt hàng áo Polo-shirt và áo T-shirt là hai mặt hàng chủ lực của Công ty. Hai mặt hàng này chiếm hơn 70% sản lượng và chiếm tới 71,58% doanh thu trong năm 2006. Cơ cấu doanh thu của loại sản phẩm áo Polo-shirt không ngừng tăng lên theo các năm trong tổng doanh thu của sản phẩm dệt kim như: năm 2004 sản phẩm này mới chiếm tỷ trọng 36,42% doanh thu, đến năm 2005 đã tăng lên 38,82% và đến năm 2006 thì tỷ trọng này đã là 40,32% doanh thu sản phẩm dệt may. Còn đối với sản phẩm áo T-shirt và các sản phẩm quần áo dệt kim khác thì đang có chiều hướng giảm nhẹ, số lượng áo T-shirt chỉ tăng là 105,79 % so với năm 2004, cơ cấu doanh thu cũng giảm xuống từ 35,18% năm 2004 còn 33,13% năm 2005 và đến năm 2006 thì cơ cấu doanh thu sản phẩm này chỉ còn là 31,26%; các sản phẩm quần áo dệt kim khác chỉ còn 5,17% trong cơ cấu doanh thu của sản phẩm dệt kim. Quần áo thể thao cũng có biến động trong cơ cấu nhưng không đáng kể. Với tình hình này là một điều Công ty cần quan tâm trong thời gian tới, bởi vì theo Tổng công ty Dệt May Việt Nam thì tốc độ tăng trưởng hàng dệt kim trong nước là từ 15-20%. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do mấy năm gần đây hàng dệt kim bị cạnh tranh quyết liệt cả mặt hàng trong nước và mặt hàng nước ngoài. Sản phẩm áo Polo- shirt và T-shirt là những mặt hàng rất phù hợp với với thời tiết Việt Nam nên rất được mọi người ưa chuộng, nên nhiều công ty đã tập trung sản xuất và tiêu thụ mạnh các mặt hàng này. Mặt khác, do Công ty dệt may Hà Nội chưa có chính sách hợp lý trong việc tiêu thụ trong thị trường nội địa các sản phẩm của mình, đặc biệt là không khuếch chương quảng cáo sản phẩm nên mặt hàng của công ty đang bị yếu thế so với nhiều đối thủ cạnh tranh khác.
Sản phẩm quần áo thể thao của Công ty được đánh giá là có khả năng sinh lời cao nhất và sản phẩm này đang có chiều hướng tăng trưởng cao. Năm 2005 sản lượng mặt hàng này có tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng cũng như mục tiêu mà Công ty đề ra. Mặt hàng này cũng đem lại mức tăng trưởng về doanh số cao năm 2004 sản lượng mặt hàng này chiếm 11,58% nhưng doanh số lên tới 22,56% tổng doanh thu các sản phẩm dệt kim. Công ty cần duy trì và phát triển các loại mặt hàng này, vì quần áo thể thao được nhiều người ưa chuộng bởi vì nó đem lại phong cách trẻ trung, khoẻ khoắn cho người mặc, đồng thời bộ quần áo loại này cũng rất hợp thời trang khi đi dạo phố hay mua sắm.
Một số mặt hàng quần áo dệt kim khác như quần áo lót, quần đùi, áo ba lỗ… tuy không phải là mặt hàng chủ đạo của Công ty nhưng Công ty cũng đã có thế mạnh về các loại sản phẩm này vì vậy Công ty cần chú trọng và phát triển hơn nữa, doanh thu năm 2005 loại sản phẩm này đã tăng 119,85% so với năm 2004, nhưng doanh thu mới chỉ chiếm 5-6% trong tổng doanh thu các sản phẩm dệt kim.
3.2. Phân tích kết quả tiêu thụ theo nhóm khách hàng của sản phẩm dệt kim
Sản phẩm dệt kim của Công ty là rất đa dạng và phong phú, các sản phẩm quần áo trẻ em của Công ty hiện nay cũng khá phong phú về mẫu mã cũng như kiểu dáng. Hiện nay, chủng loại quần áo phục vụ nhóm khách hàng này đang tăng dần cả về số lượng và doanh thu. Cụ thể ta theo dõi bảng 2.8 dưới đây:
Bảng 2.7: Doanh thu và sản lượng quần áo dệt kim phân theo
nhóm khách hàng
STT
Nhóm hàng
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Số lượng
1000 sp
Tỷ trọng
(%)
Số lượng
1000 sp
Tỷ trọng
(%)
Số lượng
1000 sp
Tỷ trọng
(%)
1
Quần áo trẻ em
3.573
48
4.070
51
4.462
53
2
Quần áo người lớn
3.887
52
3.911
49
3.958
47
Tổng số lượng
7.460
100
7.982
100
8.420
100
Nguồn: Phòng thương mại
STT
Nhóm hàng
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
D.Thu (tr.đ)
Tỷ trọng
(%)
D.Thu
(tr.đ)
Tỷ trọng
(%)
D.Thu
(tr.đ)
Tỷ trọng
(%)
1
Quần áo trẻ em
101.211
37
121.078
39
136.850
40
2
Quần áo người lớn
174.610
63
189.379
61
205.275
60
Tổng doanh thu
275.821
100
310.457
100
342.125
100
Nguồn: Phòng thương mại
Các sản phẩm của Công ty phân ra thành hai nhóm đối tượng phục vụ chủ yếu là người lớn và trẻ em. Trong khi hàng trẻ em Công ty đã có thế mạnh từ lâu với nhiều loại sản phẩm với đủ màu sắc, kích cỡ thì hàng người lớn đang bị cạnh tranh quyết liệt do sản phẩm này của Công ty chỉ có mặt hàng phục vụ cho khách hàng bình dân và rất đơn điệu về mẫu mã, chủng loại. Năm 2005 tỷ trọng sản phẩm dành cho trẻ em tăng lên 51% so với năm 2004 là 49% về số lượng và tỷ trọng này tăng lên cho đến năm 2006, tương đương là 53% - 47%.
Qua bảng 2.10 ta thấy sản lượng áo trẻ em của Công ty tiếp tục tăng đều trong khi đó sản lượng quần áo người lớn tăng chậm làm tỷ trọng quần áo trẻ em tăng lên từ 48% năm 2004 lên 51% năm 2005. Mặc dù doanh thu của quần áo người lớn năm 2004 vẫn chiếm 63% nhưng điều này cho thấy sản lượng quần áo dành cho người lớn đang trên đà suy giảm vì bị cạnh tranh rất gay gắt, năm 2005 chỉ còn là 61%. Công ty cần phải đa dạng hoá chủng loại quần áo này để bắt kịp với các đối thủ cạnh tranh.
3.3. Kết quả tiêu thụ sản phẩm dệt kim theo khu vực thị trường
Bảng 2.8: Doanh thu sản phẩm dệt kim theo khu vực thị trường
TT
Khu vực
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
So sánh 05/04 (%)
So sánh 06/05 (%)
DT (tr.đ)
Tỷ trọng (%)
DT (tr.đ)
Tỷ trọng (%)
DT (tr.đ)
Tỷ trọng (%)
1
Hà Nội
210.482
76
229.738
74
256.595
75
109,15
111,69
2
Hà Đông
22.465
8
27.941
9
30.791
9
124,37
110,20
3
Vinh
28.582
10
34.150
11
34.212
10
119,48
100,18
4
Hải Phòng
9.174
3
12.418
4
13.685
4
135,36
110,20
5
TP.HCM
5.118
3
6.210
2
6.842
2
121,33
110,17
Tổng
275.821
100
310.457
100
342.125
100
112,55
110,20
Nguồn: Phòng thương mại
Theo kết quả tại bảng 2.8, ta có thể thấy doanh thu tại Hà Nội vẫn là khu vực tiêu thụ mạnh nhất của Công ty khi nó chiếm tới hơn 70% doanh số bán hàng dệt kim của Công ty. Đây là thị trường chủ yếu của Công ty trong nhiều năm qua. Tuy nhiên thị trường này đang có xu hướng chững lại ở năm 2005/2004, nhưng đã được nâng lên trong năm 2006 chiếm tỷ trọng 75%. Trong năm 2005, doanh thu tại khu vực này chỉ đạt 229.738 triệu đồng điều này làm tỷ trọng tại thị trường này của Công ty bị suy giảm từ 76% xuống còn 74%. Công ty cần tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu xem vì lý do gì mà xảy ra hiện tượng này để kịp thời đưa ra các biện pháp thay đổi thích hợp vì đây là thị trường có doanh số bán cao nhất hàng năm.
Các khu vực khác đang có xu hướng tăng. Điển hình là khu vực Hà Đông và thành phố Vinh. Đây là hai thị trường lớn thứ 2 và thứ 3 của Công ty. Trong năm 2005 doanh thu của hai khu vực này cũng có chiều hướng tăng khá lớn, tuy nhiên tỷ trọng doanh thu tại hai khu vực này chưa nhiều chỉ chiếm khoảng gần 20%. Công ty cần phải có chính sách mở rộng phân phối, thúc đẩy tiêu thụ tại hai thị trường này lên nữa vì hiện tại Công ty đã có một số nhà máy tại hai khu vực này.
Thị trường thành phố Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh là hai thị trường lớn với sức mua cao, tuy nhiên hiện tại thì sản phẩm dệt kim của Công ty cũng chỉ mới xâm nhập vào hai thị trường này. Tỷ trọng doanh số ở hai thị trường này cũng mới chỉ chiếm 6% doanh số bán. Trong những năm tới Công ty cần xây dựng kế hoạch phát triển thêm các cửa hàng giới thiệu sản phẩm hoặc mở thêm các đại lý ở hai khu vực này.
3.4. Phân tích kết quả tiêu thụ theo sản phẩm - thị trường
Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty ở các khu vực thị trường hiện nay phải kể đến chủ yếu vẫn là thị trường khu vực Hà Nội và Vinh. Các khu vực thị trường khác như Hải Phòng, TP.HCM vẫn còn là các khu vực thị trường mới đối với Công ty nhưng tiềm năng của các khu vực thị trường này là khá lớn. Cụ thể tình hình tiêu thụ trên các khu vực thị trường này được thể hiện qua bảng 2.9:
Bảng 2.9: Doanh thu các sản phẩm dệt kim theo từng thị trường
Đơn vị: triệu đồng
TT
Nhóm hàng
Hà Nội
Hà Đông
Vinh
Hải phòng
TP.HCM
2005
2006
2005
2006
2005
2006
2005
2006
2005
2006
1
Áo polo-shirt
82.750
96.818
9.779
11.552
12.635
13.251
5.709
6.325
3.292
3.894
2
Áo T-shirt
73.516
78.562
8.941
10460
10.245
11.169
4.373
4.879
2.918
2.948
3
Quần áo thể thao
48.244
57.822
5.029
5129
6.147
6.694
2.066
2.481
0
0
4
Quần áo dệt kim khác
25.228
24.393
4.192
365
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 224.doc