Hiện nay công ty có hai phương thức kinh doanh sau:
- Tạm nhập tái xuất: Công ty tiến hành nhập khẩu sản phẩm nông sản từ nước ngoài theo đơn đặt hàng của khách hàng, sau đó tiến hành xuất khẩu. Hình thức này chỉ được sử dụng khi khách hàng của công ty có nhu cầu và đặt hàng, công ty tiến hành tìm nguồn hàng cung ứng chứ không chủ động chào hàng và tìm nguồn cung ứng nên thị trường loại này không ổn định, mang tính manh mún, nhỏ lẻ.
- Tự doanh: Đây là phương thức kinh doanh chủ yếu của công ty. Hàng năm tỷ lệ hình thức kinh doanh này đóng góp vào tổng doanh thu công ty chiếm 80% trở lên và ngày càng cao. Trái ngược với hình thức kinh doanh trên, trong hình thức kinh doanh này công ty chủ động tìm, chào hàng cho các khách hàng truyền thống cũng như các khách hàng mới, đồng thời chủ động tìm nguồn hàng cung ứng. Nên hình thức này đảm bảo cho cả khách hàng và công ty trong việc kí kết và thực hiện hợp đồng. Hình thức xuất khẩu truyền thống của công ty là xuất khẩu trực tiếp thông qua L/C.
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1698 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản tai công ty chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và ngoại ngữ cho cán bộ, công nhân viên công ty. Với hơn 300 cán bộ công nhân viên thường trực trong đó hơn 100 cán bộ tốt nghiệp đại học, và 200 cán bộ công nhân viên còn lại tốt nghiệp cao đẳng và trung cấp. Lực lượng cán bộ công nhân viên công ty đủ khả năng để hoàn thành các mục tiêu kinh doanh mà ban giám đốc đưa ra. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ trong công ty có trình độ tốt, nhiệt tình, hăng hái, sáng tạo và có tính trách nhiệm cao trong lao động sản xuất. Chính vì điều này đã làm nên danh tiếng của Công ty chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải dương trong những năm qua.
1.3. Cách thức và phương pháp quản lý.
Công ty tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến trức năng. Các bộ phận hoạt động dưới sự điều hành trực tiếp của người phụ trách của mình.
Đối với các phòng nghiệp vụ, công ty tiến hành giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cho từng phòng theo kế hoạch để thực hiện giao nộp đúng hạn, đúng tháng, quý, kỳ. Các phòng nghiệp vụ có khả năng kinh doanh cao nhất, có hiệu quả nhất thì sẽ được hưởng lương với mức cao nhất đúng với khả năng của mình. Chính điều này đã khuyến khích các phòng kinh doanh hoạt động tích cức hơn.
Đối với lao động quản lý, công ty tiến hành thực hiện chế độ một thủ trưởng, đồng thời khuyến khích phát huy tính năng động khả năng của cán bộ công nhân viên,nâng cao trình độ quản lý nghiệp vụ.
Với mô hình quản lý hai chi nhánh bao gồm một xí nghiệp, ba trạm chế biến , phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp áp dụng chế độ hạch toán nội bộ, căn cứ vào quy chế của công ty để hoạt động và quản lý. Với các chi nhánh, văn phòng đại diện thì công ty trích lương từ doanh thu của chi nhánh, văn phòng đó.
Bên cạnh đó, nhằm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, công ty đã áp dụng nhiều hình thức khuyến khích như tiền thưởng do hoàn thành tốt công việc, có sáng tạo trong hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
2. Đặc điểm thị trường của công ty.
2.1. Thị trường đầu vào của doanh nghiệp.
Là một doanh nghiệp hoạt động chế biến xuất khẩu nông sản phẩm , có truyền thống và uy tín nên mặt hàng chủ yếu của doanh nghiệp là lĩnh vực nông sản kết hợp thêm một số lĩnh vực có liên quan như gạo các loại, hạt tiêu, vừng đen, hành chiên, bột sắn, tỏi, lợn sữa, dưa chuột muối, ớt muối ..., thị trường đầu vào của doanh nghiệp bao gồm hầu hết các vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi trên toàn quốc nhưng chủ yếu là các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ như: Hải dương, Thái bình, Hưng yên, Nam định, Ninh bình... Với phương pháp chủ yếu là: công ty đầu tư sản xuất - thu mua - chế biến
2.2. Thị trường đầu ra của doanh nghiệp.
Thị trường đầu ra của doanh nghiệp được chia thành 3 nhóm thị trường chính ( theo địa lý ) mà cụ thể là:
Thị trường Đông Bắc á: Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông, Singapo, Malaixia... Nhóm thị trường này chủ yếu nhập khẩu các sản phẩm là hàng nông sản. Đây là nhóm khách hàng truyền thống của doanh nghiệp. Phương trâm của doanh nghiệp với thị trường này là: Giữ nguyên giá thành sản phẩm đồng thời nâng cao chất lượng.
Thị trường Châu âu: Cộng hoà liên bang Đức, Tây Ban Nha, Cộng hoà Séc, Liên bang Nga.... Đây là thị trường mới giầu tiềm năng nhưng cũng nhiều thách thức. Nên phương trâm của doanh nghiệp là: Đa dạng hoá mặt hàng, giữ vững chất lượng sản phẩm.
Thị trường úc: thị trường này nhập khẩu chủ yếu là hàng nông sản. Đây là một thị trường mới có nhiều tín hiệu khả quan cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. úc là một thị trường rộng lớn, có nhu cầu lớn về hàng nông sản vì thế việc chinh phục được thị trường này là một vấn đề mà doanh nghiệp đang hết sức quan tâm. Chiến lược của công ty đối với thị trường này là: đa dạng hoá mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm.
3. Đặc điểm về các lĩnh vực kinh doanh và phương thức kinh doanh của công ty.
3.1. Các lĩnh vực kinh doanh.
Hiện nay, công ty đang tham gia trong các lĩnh vực kinh doanh sau:
- Kinh doanh xuất khẩu:
+ Công ty xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ yếu của các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như: hành, lạc, khoai môn, vừng đen, gạo nếp, dưa chuột, ớt, tỏi, lợn sữa... thông qua việc thu mua hàng nông sản từ các doanh nghiệp địa phương rồi xuất khẩu.
+ Hàng thủ công mỹ nghệ, hàng mây tre đan, hàng cói, sành sứ...
- Chế biến xuất khẩu:
Công ty nhận hạt giống của các khách hàng Nhật Bản, Đài Loan, giao cho nông dân trồng, chăm sóc đồng thời hỗ trợ cho họ kĩ thuật, vốn... Khi đến vụ thu hoạch, công ty tiến hành thu mua của nông dân những sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Sau đó công ty chế biến theo các phơng pháp như muối ( Da chuột muối, ớt muối...), chiên dầu ( hành, khoai môn... )... rồi xuất khẩu các sản phẩm này cho khách hàng.
3.2. Phương thức kinh doanh.
Hiện nay công ty có hai phương thức kinh doanh sau:
- Tạm nhập tái xuất: Công ty tiến hành nhập khẩu sản phẩm nông sản từ nước ngoài theo đơn đặt hàng của khách hàng, sau đó tiến hành xuất khẩu. Hình thức này chỉ được sử dụng khi khách hàng của công ty có nhu cầu và đặt hàng, công ty tiến hành tìm nguồn hàng cung ứng chứ không chủ động chào hàng và tìm nguồn cung ứng nên thị trường loại này không ổn định, mang tính manh mún, nhỏ lẻ.
- Tự doanh: Đây là phương thức kinh doanh chủ yếu của công ty. Hàng năm tỷ lệ hình thức kinh doanh này đóng góp vào tổng doanh thu công ty chiếm 80% trở lên và ngày càng cao. Trái ngược với hình thức kinh doanh trên, trong hình thức kinh doanh này công ty chủ động tìm, chào hàng cho các khách hàng truyền thống cũng như các khách hàng mới, đồng thời chủ động tìm nguồn hàng cung ứng. Nên hình thức này đảm bảo cho cả khách hàng và công ty trong việc kí kết và thực hiện hợp đồng. Hình thức xuất khẩu truyền thống của công ty là xuất khẩu trực tiếp thông qua L/C.
4. Một số đặc điểm khác.
Những năm gần đây, công ty đã chú ý đến hoạt động nghiên cứu thị trường do nhận thức thấy được tầm quan trọng của việc nghiên cứu thị trường đặc biệt trong hoạt động xuất khẩu. Công ty đã tham gia một số hội trợ, triển lãm tiến hành trong nước cũng như nước ngoài nhằm giới thiệu công ty với các bạn hàng trong và ngoài nước. Trước đây, những công việc này không được thực hiện do thiếu kinh phí và thói quen của nền kinh tế kế hoạch để lại.
Phòng kế hoạch nghiệp vụ của công ty không còn nhiệm vụ lên kế hoạch trước và giao chỉ tiêu cho các bộ phận khác mà nó phải bám sát các hoạt động của các phòng ban để điều chỉnh các hoạt động đóm sao cho có hiêụ quả nhất.
Công ty đã áp dụng các hoạt động Marketing nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm của mình trong và ngoài nước nhằm tạo được sự quen thuộc từ phía khách hàng.
III. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương từ 1998 - 2000.
Trong 3 năm gần đây, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh mà công ty đạt được là rất khả quan. Nền kinh tế mở đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nhưng trước tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp làm công tác xuất khẩu nông sản đã đặt ra những thử thách lớn, buộc công ty phải đặt ra cho mình một chiến lược kinh doanh mới hướng vào thị trường với đầu vào và đầu ra hợp lý phù hợp với thế và lực của mình.
Với tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt xấp xỉ 12,7% năm công ty là doanh nghiệp điển hình của tỉnh Hải Dương trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá. Các mặt hàng của công ty không chỉ còn là những mặt hàng nguyên liệu nữa, đã có sự thay đổi cả về chất lẫn lượng của sản phẩm công ty.
Ban lãnh đạo của công ty đã xác định được chiến lược kinh doanh của mình trong thời gian tới là: Đa dạng hoá sản phẩm va fphương thức kinh doanh, không ngừng tận dụng và tìm kiếm thời cơ, xây dựng và củng cố thị trường truyền thống, đồng thời mở rộng thị trường tiềm năng của mình.
Biểu số 4: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chế biến nông sản thực phẩm Hải Dương.
năm
chỉ tiêu
Đơn vị tính
1998
1999
2000
Kim ngạch xuất khẩu
1000USD
3595,02
4492,74
5384
Tổng doanh thu
Tỷ đồng
80
78
86
Lợi nhuận
Triệu đồng
410
350
450
Nộp ngân sách nhà nước
Triệu đồng
300
280
360
Năm 1998, do chưa có kinh phí cho việc đầu tư mua sắm trang thiết bị dùng trong hoạt động chế biến, nhưng nhận thức được giá trị hàng nông sản qua chế biến nên công ty đã tập trung nâng cao tiến hành xuất khẩu sản phẩm qua chế biến, giảm thiểu tỷ lệ hàng chưa qua chế biến.
Trong năm 1998, tổng kim ngạch xuất khẩu được 3.595.020 USD đạt 106,5% kế hoạch năm. Trong đó, kim ngạch sản phẩm qua chế biến đạt 2.743.595 USD chiếm khoảng 82%, kim ngạch hàng nguyên liệu đạt 1.132.405 USD nghĩa là chiếm xấp xỉ 18%.
Biểu số 5a: Cơ cấu xuất khẩu hàng nông sản của công ty chế biến nông sản thực phẩm Hải Dương năm 1998.
Biểu số 5b: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chế biến nông sản thực phẩm Hải Dương năm 1998.
stt
Tên sản phẩm
Đơn giá FOB USD/tấn
Khối lượng (tấn)
Kim ngạch (1000USD)
1
Lợn
Lợn hơi nguyên liệu
800
200
160
Lợn sữa đông lạnh
1660
800
1328
2
Sắn
Sắn lát khô
93
1000
93
Bột sắn
180
1000
180
3
Hành
Hành củ khô
150
500
75
Hành chiên
1000
200
200
Hành sấy
1250
300
375
4
Khoai môn
Củ tươi
350
100
35
Chiên đông lạnh
900
200
180
5
Dưa chuột
Tươi
56
300
16,8
Muối
406
600
243.600
6
ớt
Tươi
160
300
48
Muối
402
500
200.89
Sấy khô
1200
30
36
7
Gạo nếp
420
500
210
8
Vừng
971
220
214.3
9
Tổng
3595.02
Bước sang năm 1999, nhờ có một số biện pháp đúng đắn trong việc phát triển thị trường, phát triển nguồn hàng đặc biệt là việc mở rộng được thị trường xuất khẩu Hàn Quốc, Hồng Kông, Malaixia... và một số thị trường Châu Âu đây là những thị trường có sức tiêu thụ lớn đồng thời doanh nghiệp đã nhận thức được rõ hơn vai trò của việc xuất khẩu các sản phẩm qua chế biến nên khối lượng hàng cũng như kim ngạch xuất khẩu tăng tương đối lớn. Biểu hiện thông qua bảng sau:
Biểu số 6: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chế biến nông sản thực phẩm Hải Dương năm 1999.
stt
Tên sản phẩm
Đơn giá FOB USD/tấn
Khối lượng (tấn)
Kim ngạch (1000USD)
1
Lợn
Lợn hơi nguyên liệu
750
250
187.5
Lợn sữa đông lạnh
1654
904
1495
2
Sắn
Bột sắn
142
1150
163.3
3
Hành
Hành củ khô
221
430
100.190
Hành chiên
1100
300
330
Hành sấy
1225
350
428.75
4
Khoai môn
Củ tươi
330
200
66
Chiên đông lạnh
850
300
255
5
Dưa chuột
Tươi
56
500
28
Muối
336
500
168
6
ớt
Tươi
160
200
32
Muối
400
400
160
Sấy khô
1050
100
105
7
Vừng
1195
200
239
8
Gạo nếp
400
400
160
9
Lạc nhân
530
1000
530
10
Bắp cải tươi
150
300
45
Tổng
7484
4492.74
Trong năm 1999, tổng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp đạt 4.492.740 USD trong đó:
+ sản phẩm chưa qua chế biến: 618.690 USD chiếm khoảng 13.77%.
+ sản phẩm qua chế biến : 3.874.050 USD chiếm khoảng 86,23 %.
Năm 1999, do việc nhận thức đúng đắn được vai trò cũng như hiệu quả của hoạt động xuất khẩu sản phẩm qua chế biến, nên tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 11,2% so với năm 1998, đạt với kim ngạch hàng qua chế biến tăng từ khoảng 70% lên khoảng 86,33%.
Bước sang năm 2000, do chịu sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước cũng như sự cạnh tranh của doanh nghiệp nước ngoài, cùng với đó là sự giảm giá của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Tuy nhiên, việc tăng khối lượng hàng qua chế biến, cùng với sự đa dạng hoá các mặt hàng nên kim ngạch xuất khẩu và khối lượng sản phẩm xuất khẩu vẫn tăng với tốc độ khoảng 15%
stt
Tên sản phẩm
Đơn giá FOB USD/tấn
Khối lượng (tấn)
Kim ngạch (1000USD)
1
Lợn sữa đông lạnh
1667
1170
1950
2
Bột sắn
170
1000
170
3
Hành
Hành củ
550
1000
550
Hành sấy
1000
600
600
Hành chiên
900
500
450
4
Khoai môn
Củ tươi
310
200
62
Chiên đông lạnh
800
400
320
5
Dưa chuột
Tươi
60
400
24
Muối
550
1000
550
6
ớt
Tươi
150
100
15
Muối
450
500
225
Sấy khô
1000
100
100
Bột
800
50
40
7
Bắp cải
Tươi
125
200
25
Sấy khô
1200
15
18
8
Cà rốt
Tươi
170
100
17
Muối
600
200
120
9
Hoa hồi
600
30
180
10
Hạt kê vàng
400
100
40
11
Tổng
8635
5394
IV. Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương.
1. Đặc điểm các mặt hàng nông sản mà công ty kinh doanh xuất khẩu.
Với phương trâm đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh nên mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của công ty rất đa dạng và phong phú. Lợn sữa, bột sắn, dưa chuột, ớt, hành, khoai môn là những mặt hàng chính mà công ty thường xuyên xuất khẩu với khối lượng lớn, đều đặn qua các năm. Ngoài ra còn có lạc nhân, vừng, gạo nếp, ngô, hàng rau quả tươi... là những mặt hàng vốn là thế mạnh của công ty trong hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh việc đa dạng hoá mặt hàng việc nâng cao chất lượng sản phẩm cũng được ban lãnh đạo công ty hết sức chú trọng.
Những sản phẩm của công ty phầm lớn đã là sản phẩm qua chế biến nhưng sơ chế vẫn là chủ yếu. Mặt khác, những sản phẩm trên hầu hết đều có xuất xứ tại Việt Nam.
Giá của hàng nông sản xuất khẩu chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu, thời tiết và quan trọng hơn cả là nhu cầu của thị trường thế giới. Sản phẩm của công ty chủ yếu là mặt hàng qua chế biến nhưng chỉ là chế biến thô hay là sơ chế nên giá còn thấp. Chất lượng hàng nông sản phụ thuộc rất nhiều vào công đoạn chế biến và bảo quản, đây là giai đoạn rất tốn kém. Việc chế biến và bảo quản hàng nông sản cũng rất khó khăn, đòi hỏi phải có kiến thức chuyên ngành, trình độ kĩ thuật cao, trang thiết bị kĩ thuật.
Mặt hàng nông sản còn chịu ảnh hưởng bởi tính chất thời vụ của sản phẩm. Tính chất thời vụ của sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến giá của nó trong quá trình hoạt động kinh doanh. Việc hợp đồng được ký kết đúng thời vụ sẽ làm cho việc thực hiện hợp đồng dễ dàng hơn.
Mặt hàng nông sản còn chịu sự tác động của đất, nước, nguồn nhân lực. Đây là ba điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
2. Kết quả hoạt động chế biến xuất khẩu nông sản thực phẩm của công ty.
2.1. Tình hình xuất khẩu theo mặt hàng.
Trong những năm qua, Công ty chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương đã thực hiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản đạt được một số kết quả đáng khích lệ, khách hàng ngày càng nhiều, thị trường ngày càng được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng lên nhưng quan trọng hơn cả là thương hiệu của công ty cùng với uy tín của nó đã được khách hàng biết đến. Đây là mục tiêu mà ban lãnh đạo của công ty đã đặt ra từ lâu bên cạnh mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu. Công ty đã có khả năng tạo được nguồn hàng với khối lượng lớn, đa dạng và đang mở ra hướng kinh doanh mới phù hợp với tình hình phát triển chung của kinh tế trong nước cũng như trên thế giới.
Năm 2000, tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty đạt 5.504.000 USD tăng 1.011.260 USD so với năm 1999 tức là tăng 22,508% về kim ngạch. So với năm 1998, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 1.998.980 USD nghĩa là tăng 55,6%. Đây là kết quả của sự phấn đấu không ngừng của cán bộ công nhân viên toàn công ty.
biểu số 6: Kết quả xuất khẩu của công ty chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương theo mặt hàng.
Stt
Thị trường
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Chưa C/B
Đã C/B
Chưa C/B
Đã C/B
Chưa C/B
Đã C/B
1
Lợn sữa
160
1328
187.5
1495
1950
3
Hành
75
575
95
758.75
550
1050
4
Khoai môn
35
180
66
255
62
320
5
Dưa chuột
16.8
243.6
28
168
24
550
6
ớt
48
236.89
32
256
15
365
7
Tổng
334.8
2563.49
408.538
2932.75
651
4235
2.2. Tình hình xuất khẩu nông sản theo thị trường.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản phẩm nói riêng, việc mở rộng thị trường vốn là vấn đề mà tất cả các doanh nghiệp đều hướng tới. Quá trình nghiên cứu thị trường, tìm kiếm thị trường là bước đảm bảo cho hoạt động kinh doanh liên tục được tái sản xuất mở rộng. Sau một số năm hoạt động xuất khẩu, đến nay công ty chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương đã có quan hệ buôn bán với mặt trên 15 quốc gia, trong đó có những quốc gia như Nhật bản, Đài loan vốn là những bạn hàng truyền thống của công ty từ những năm đầu thành lập. Hiện nay, thị trường Đông bắc á bao gồm các thị trường như: Nhật bản, Đài loan, Hàn quốc, Hồng Kông, Trung quốc và một số quốc gia khác là thị trường lớn nhất của công ty. Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty và luôn giữ ổn định ở mức ca, trong đó thị trường Nhật bản chiếm bình quân 21,3% trong 3 năm 1998 - 2000, thị trường Đài loan chiếm bình quân 20,67% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty trong 3 năm 1998 - 2000.
Biểu số 9: Tình hình xuất khẩu nông sản theo thị trường của công ty chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương theo thị trường từ 1998 – 2000.
Stt
thị trường
năm 1998
năm 1999
năm 2000
giá trị (1000USD)
tỷ lệ (%)
giá trị (1000USD)
tỷ lệ (%)
giá trị (1000USD)
tỷ lệ (%)
1
Đông bắc á
2516.514
70%
3144.918
70%
3775.8
70%
Nhật bản
754.9542
21%
943.4754
21%
1186.68
22%
Đài loan
754.9542
21%
943.4754
21%
1078.8
20%
Hàn quốc
251.6514
7%
314.4918
7%
377.58
7%
Trung quốc, Hồng Kông
503.3028
14%
628.9836
14%
755.16
14%
Thị trường khác
251.6514
7%
314.4918
7%
377.58
7%
2
Châu âu
359.502
10%
539.1288
12%
593.34
11%
3
ểc
719.004
20%
808.6932
18%
1024.86
19%
Với những nỗ lực to lớn, công ty không những đạt được các chỉ tiêu đề ra mà còn thành công trong việc tìm ra một số thị trường mới đồng thời chinh phục được họ như thị trường Hàn quốc, thị trường Hồng kông, đặc biệt là thị trường các nước Châu âu - Đây là thị trường mới, rộng lớn, giầu tiềm năng nhưng cũng không thiếu những thách thức. Thách thức về chất lượng sản phẩm, khó khăn về việc thanh toán hợp đồng, khó khăn về giải quyết trang chấp nếu xảy ra... Vượt qua những trở ngại ban đầu, hiện nay tỷ trọng của thị trường này trong kim ngạch xuất khẩu của công ty chiếm bình quân 11%. Đây là một tỷ lệ không nhỏ đánh dấu những thành công bước đầu của công ty trong quá trình chinh phục thị trường này. Với thị trường úc, đây cũng là một thị trường mới của công ty nhưng trong 3 năm từ 1998 - 2000 tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu chiếm bình quân 19%, Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường này đạt 1024860 USD chiếm 19% tổng kim ngạch xuất khẩu. Với thị trường úc, vấn đề đặt ra đối với công ty là mở rộng được thị trường, tăng cường mối quan hệ mới được thiết lập, bên cạnh đó, thị trường này còn nhiều nhu cầu nhập khẩu đối với các sản phẩm của Việt Nam.
biểu số 10: Tình hình xuất khẩu của công ty chế biến xuất khẩu nông sản thực phẩm Hải Dương theo thị trường năm 2000.
Từ tình hình trên, công ty xác định phải làm tốt công tác nghiên cứu thị trường. việc nghiên cứu tốt thị trường, tìm ra thị trường trọng điểm, thị trường tiềm năng sẽ giúp công ty có những kế hoạch xuất khẩu đúng đắn, có hiệu quả và nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Công ty đã đưa ra các chỉ tiêu về tìm kiếm thông tin, tài liệu, phân tích, và xử lý để quá trình nghiên cứu thị trường của công ty được thực hiện tốt hơn.
2.3. Tình hình xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu.
Như đã trình bầy ở trên, công ty hiện nay có 2 hình thức xuất khẩu đó là tự doanh và tạm nhập tái xuất. Trong đó, hình thức tự doanh chiếm tỷ trọng lớn, đến 80% tổng kim ngạch xuất khẩu. Hiện nay, công ty đang tìm kiếm hình thức xuất khẩu mới, phù hợp với điều kiện, thế và lực của công ty nhưng quan trọng hơn là phù hợp với đặc điểm của thị trường mà công ty tham gia hoạt động xuất khẩu.
* Hình thức xuất khẩu tự doanh: Hàng năm, hình thức này luôn chiếm tỷ lệ ổn định ở mức cao trong thị trườngổng kim ngạch xuất khẩu thường đạt 80% trở lên. Những mặt hàng chủ yếu của công ty được sử dụng hình thức này là Dưa chuột, ớt, vừng các loại, gạo nếp, hành, bột sắn, rau quả tươi. Hàng vụ, công ty tổ chức thu mua nông sản phẩm của nông dân theo đơn hàng của khách qua các đầu mối, đại lý, chân hàng của công ty trong cả nước, sơ chế theo yêu cầu rồi xuất khẩu. Hiện nay công ty đang chú trọng đầu tư trang thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động chế biến để nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động xuất khẩu.
* Hình thức tạm nhập tái xuất: Đây là hình thức xuất khẩu tạm thời, do mang tính thụ động trong cả khách hàng cũng như nguồn hàng. Hàng năm hình thức này chiếm khoảng 20% - 25% tổnh giá trị kim ngạch xuất khẩu của công ty. Với hình thức này, công ty xác định đây không phải là hình thức làm ăn lâu dài mà chỉ mang tính nhỏ lẻ, manh mún, do đó nên chưa chú trọng đúng mức. Những mặt hàng chủ yếu của phương thức kinh doanh này bao gồm: Lợn sữa, khoai môn củ tươi, hành củ tươi, tỏi củ.Thị trường chủ yếu của phương thức kinh doanh này là Trung quốc. Hầu hết các mặt hàng nhập khẩu của công ty đều từ thị trường này.
3. Phân tích hoạt động nghiệp vụ của công ty chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương trong kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản.
3.1. Hoạt động nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường xuất khẩu.
Nghiên cứu và lựa chọn thị trường xuất khẩu là khâu đầu tiên của hoạt động xuất khẩu nông sản. Nó giúp công ty đưa ra những quyết định đúng đắn nhất, có lợi nhất cho công ty trong hoạt động xuất khẩu. Việc lựa chọn được thị trường đúng, phù hợp với tiềm năng của công ty giúp cho công ty đạt được kết quả tốt nhất trong việc thực hiện hợp đồng. Cũng như các doanh nghiệp Việt Nam khác trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, công ty vẫn còn rất yếu trong hoạt động thu thập và xử lý thông tin. Đó là do công ty một phần chưa có kinh nghiệm trong quá trình thu thập thông tin, xử lý thông tin, mặt khác công ty thiếu thông tin cập nhật, chưa có sự hỗ trợ từ phía các cơ quan hữu quan.
Trước kia, trong thời kỳ bao cấp, bạn hàng của công ty chỉ bao gồm các nước Đông âu, công ty tổ chức hoạt động xuất khẩu theo các chỉ tiêu mà nhà nước, trực tiếp là bộ thương mại giao. do đó công tác nghiên cứu thị trường đầu ra, marketing sản phẩm cũng như giới thiệu công ty cho các khách hàng mới không được chú trọng. Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, khi thị trường các nước Đông âu mất hẳn, việc có được các thị trường mới như Tây âu, úc, đặc biệt là thị trường Đông bắc á là vô cùng quan trọng, nó đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của công ty. Để giải quyết những khó khăn trên, công ty đã có những chính sách cụ thể, nghiêm túc trong việc nghiên cứu và tìm kiếm thị trường. Như việc chủ động tham gia các hội trợ, triển lãm về mặt hàng nông sản trong và ngoài nước đã phần nào giúp công ty giới thiệu mình với các bạn hàng trong và ngoài nước. Công ty thường xuyên tham gia các buổi hội thảo, các hội nghị chuyên đề do Bộ thương mại và các cơ quan cói liên quan tổ chức nhằm tìm kiếm các bạn hàng, nhà cung cấp trong nước.
Do đặc điểm kinh doanh của công ty là giao khoán chỉ tiêu xuất khẩu cho các phòng ban, cơ cấu tổ chức của công ty không có phòng marketinh chuyên trách đảm nhận công việc nghiên cứu, tìm kiếm thị trường nên công tác nghiên cứu, tìm kiếm thị trường của công ty chủ yếu là do Phòng kinh doanh xuất khẩu tổng hợp thực hiện. Việc nghiên cứu, mở rộng thị trường ở các phòng nghiệp vụ lại không có các nhân viên chuyên trách đảm nhận mà chủ yếu là do các trưởng phòng, phó phòng đảm nhận bằng mối quan cá nhân, uy tín của công ty và các tài liệu thu thập được.
Tuy gặp nhiều khó khăn như vậy nhưng phải kể đến một thực tté đáng khích lệ là từ năm 1997 đến nay, công ty đã mở rộng được mối quan hệ buôn bán với những thị trường lớn, giầu tiềm năng như Nhật bản, Hàn quốc, Đài loan, Trung quốc ở khu vực Đông bắc á; Tây ban nha, Đức, Pháp ở khu vựa Châu âu, và thị trường úc rộng lớn. Điều đó chứng tỏ rằng, tuy công tác tìm kiếm và nghiên cứu thị trường được thực hiện bởi các phòng nghiệp vụ nhưng đã mang lại được những kết quả đáng mừng, đã tạo ra sự chủ động trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ các sản phẩm của công ty. Việc xác định được các đối tác và mặt hàng xuất khẩu luôn tạo ra được hiệu quả cao tronh hoạt động xuất khẩu của công ty.
Tuy nhiên, việc không chuyên trong quá trình nghiên cứu và tìm kiếm thị trường xuất khẩu đôi khi bỏ lỡ hay làm mất đi những cơ hội của công ty, việc tìm kiếm bạn hàng còn mang nặng tính thụ động.
Bên cạnh việc nghiên cứu và tìm kiếm thị trường xuất khẩu, thị trường trong nước cũng cần có sự chú ý nhất định vì nó mang lại sự ổn định cao cho công ty trong việc thực hiện các đơn hàng.
3.2. Đàm phán và kí kết hợp đồng.
Sau khi xác định được mặt hàng xuất khẩu, đối tác xuất khẩu thì công việc tiếp theo trong hoạt động nghiệp vụ của công ty là tổ chức đàm phán và ký kết hợp đồng.
Các phương pháp đàm phán thường được công ty sử dụng là: Đàm phán qua điện thoại, fax, đàm phán qua thư tín, và đàm phán trực tiếp.
* Đàm phán qua điện thoại, fax: Đây là hình thức thường được áp dụng nhiều nhất, phổ biến nhất của công ty vì khách hàng của công ty hầu hết là khách hàng quen thuộc, làm ăn lâu dài, có uy tín. Khi khách hàng có nhu cầu, họ fax bản yêu cầu chào hàng cho công ty với những điều kiện cụ thể, dựa vào thực trạng của mình, công ty fax trả lời cho khách hàng về tình hình hiện tại của sản phẩm đó trên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100629.doc