Luận văn Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu nhóm hàng mây tre đan tại công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội (TOCONTAP)

Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bất cứ một mặt hàng nào muốn tiêu thụ được phải có thị trường. Thị trường sẽ là nhịp cầu để trao đổi, mua bán hàng hoá. Thị trường sẽ quyết định số lượng, chất lượng và giá cả hàng hóa.

Sản phẩm mây tre đan là sản phẩm luôn gắn với thị trường. Tuy nhiên, phát hiện nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của từng thị trường, trong từng thời gian, đối với từng chủng loại sản phẩm và nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu thị hiếu đó lại là một công việc đầy khó khăn phức tạp, đòi hỏi phải năng động, sáng tạo, nhạy bén, có khi tốn nhiều công sức và chi phí nhất là lúc khởi đầu trong hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu.

 

doc138 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1604 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu nhóm hàng mây tre đan tại công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội (TOCONTAP), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Mặt hàng dệt may giảm mạnh trong năm 2002 chỉ đạt 86.700 USD chiếm 1,3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Mặt hàng mây tre đan- thủ công mỹ nghệ có tăng nhẹ so với năm 2001, song kim ngạch vẫn còn nhỏ bé chỉ đạt 220.000USD chiếm 3,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Hai nhóm mặt hàng tương đối ổn định qua các năm vẫn là chổi sơn và văn phòng phẩm. Mặt hàng chổi quét sơn đạt kim ngạch 310.000 USD, bằng 125% so với kế hoạch và chiếm 53% tổng kim ngạch xuất khẩu. Mặt hàng văn phòng phẩm đạt 1.000.000 USD, bằng 100% kế hoạch và chiếm 17,1% tổng kim ngạch. Năm 2002 có sự trở lại của một số thị trường xuất khẩu mặt hàng cao xu của Công ty, đưa kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này tăng nhanh, đạt 832.200 USD, chiếm 14,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. TOCONTAP vẫn tập trung một phần vào thị trường Irắc, chủ yếu là hai nhóm sản phẩm quạt điện và văn phòng phẩm. Nhưng hiện tại, việc xuất khẩu sang Irắc rất bấp bênh, không chắc chắn, lãi không cao, dễ gặp rủi ro vì tình hình bất ổn định về chính trị, chiến tranh luôn đe doạ nên Công ty chỉ dám xuất khẩu ở mức cầm trừng. Do vậy, xuất khẩu năm 2002 của Công ty giảm, chỉ bằng 50% kim ngạch xuất khẩu năm 2001. Kim ngạch thực hiện của các phòng xuất nhập khẩu trong năm 2002 không có biến chuyển lớn. Ngoài những phòng hoàn thành và vượt chỉ tiêu được giao như phòng xuất nhập khẩu số 2, số 3, số 8 và xí nghiệp TOCAN, còn có những phòng nhiều năm không hoàn thành kế hoạch như phòng xuất nhập khẩu số 1, số 6, số 7 và hai chi nhánh tại Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh. Công tác kho vận lưu chữ và bảo quản hàng hoá xuất khẩu của Công ty trong thời gian qua cũng không thực hiện và tận dụng tốt không gian kho, trong nhiều năm phòng kho vận đã không hoàn thành kế hoạch đề ra. Do kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Công ty không ổn định qua các năm, nên tốc độ tăng trưởng của các nhóm hàng cũng rất biến động, rất khó có thể nhận biết được mức độ tăng giảm, hay xu hướng xuất khẩu của các nhóm hàng này trong các năm tới. Mức độ biến động kim ngạch xuất khẩu cho thấy thị trường của Công ty cũng không ổn định, Công ty TOCONTAP chưa thực chủ động trong công tác thị trường và xuất khẩu hàng hoá Bảng 7 : Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của công ty TOCONTAP qua các năm Đơn vị : Nghìn USD Stt Năm 1999 2000 2001 2002 Chỉ tiêu Mặt hàng Kim ngạch XK Kim ngạch XK (%)Tốc độ tăng trưởng Kim ngạch XK (%)Tốc độ tăng trưởng Kim ngạch XK (%)Tốc độ tăng trưởng 1 Chổi quét sơn 2.230 2.468 10,7 2.840 15,1 3.100 9,2 2 Nông lâm thuỷ sản 700 29 - 96 116,34 310 172,5 48,2 3 Mây tre mỹ nghệ 500 152 - 70 182,8 20,3 220 20,4 4 Cao xu 134 528 294 37,92 - 93 832,2 2090 Nguồn : Phòng tổng hợp TOCONTAP. Trong nhóm các hàng hoá xuất khẩu chủ lực. Mặt hàng chổi quét sơn luôn đạt tốc độ tăng trưởng ổn định, trung bình qua các năm là 11,7%. Mặt hàng cao xu có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm cao đạt 763%. Nhưng kim ngạch xuất khẩu khởi điểm của mặt hàng cao xu lại thấp. Trong thời gian tới mặt hàng cao xu rất có triển vọng xuất khẩu, đóng góp không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu của Công ty nếu Công ty chú trọng khai thác triệt để khả năng xuất khẩu và thị trường của mình. Mặt hàng mây tre đan mỹ nghệ có tốc độ tăng trưởng -70% năm 2000. Đây là năm Công ty có mức xuất khẩu mây tre đan thấp nhất từ trước tới nay. Năm 2001 mức tăng trưởng kim ngạch mây tre đan đạt 20,3%, năm 2002 đạt 20,4%, đây là dấu hiệu cho sự khởi động lại thị trường xuất khẩu mây tre đan của Công ty. Tuy nhiên mức tăng trưởng trên còn thấp. Để đạt được mức kim ngạch cao như những năm 1987, 1988, Công ty TOCONTAP cần phải có một chiến lược kinh doanh cụ thể và kế hoạch đồng bộ. Công ty TOCONTAP luôn hoàn thành và vượt chỉ tiêu Bộ Thương mại giao về Tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, đối với từng nhóm mặt hàng chủ lực xuất khẩu của Công ty, hàng năm lại liên tục có những mặt hàng không hoàn thành kế hoạch xuất khẩu do Công ty đề ra. Nhìn chung, trong các năm qua Công ty vẫn tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu, củng cố lại khu vực thị trường truyền thống. Ngoài những thị trường quen thuộc như Achentina, Canada, Nhật, Pháp, Đức, Malaisia. Công ty đã khai thác mở rộng thị trường sang Anh, Bungari, Thổ Nhĩ Kỳ, Aicập và một số thị trường Nam Mỹ…Năm 2002 Công ty được Bộ thương mại thưởng xuất khẩu vượt kế hoạch, là 250 triệu đồng, đây là một sự khích lệ hữu hiệu làm đòn bẩy để thúc đẩy công tác xuất khẩu của Công ty trong thời gian tới. 2. Thực trạng xuất khẩu nhóm hàng mây tre đan của công ty TOCONTAP trong những năm qua. 2.1. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng mây tre đan trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty TOCONTAP qua các năm. Đối với Công ty xuất nhập khẩu Tạp phẩm Hà Nội - TOCONTAP, hoạt động kinh doanh xuất khẩu nhóm hàng mây tre đan mỹ nghệ góp phần quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty, qua đó, thu nhập của cán bộ công nhân viên trong Công ty được cải thiện, khoản nộp vào ngân sách Nhà nước cũng được tăng lên, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương và giúp tăng thu nhập cho người dân, tăng thu ngoại tệ cho đất nước. Về kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre đan của Công ty TOCONTAP. Bảng 8: Kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre đan của công ty từ năm 1987 – 2002 Đơn vị : Nghìn USD Năm Kim ngạch xuất khẩu Tốc độ phát triển (%) 1987 3.000 – 16 1988 3.210 7,0 1989 2.900 – 10 1990 2.599 – 19,5 1991 1.753 – 33,0 1992 1.295,9 – 26,0 1993 902,551 – 23,0 1994 689,4 – 30,0 1995 345 – 50,0 1996 601,478 74,5 1997 1.000 67,0 1998 1.056,3 6,0 1999 500 – 2,7 2000 152 – 69,6 2001 182,842 20,3 2002 220 37,0 Nguồn: Phòng kế hoạch tài chính-TOCONTAP. Năm 1986 kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng mây tre đan đạt 3.200.000 USD và nếu lấy năm 1986 làm năm gốc - năm cuối cùng thực hiện theo cơ chế kế hoạch hoá tập chung thì năm 1987 kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng mây tre đan của TOCONTAP là 3.000.000USD, bằng 94% so với năm 1986. Năm 1988, Công ty XK được là 3.210.000 USD, bằng 107% so với năm trước. Năm 1988 cũng là năm Công ty đạt được mức kim ngạch xuất khẩu mây tre đan cao nhất từ trước tới nay, hoàn thành kế hoạch được giao. Năm 1999 kim ngạch xuất khẩu mây tre đan là 2.900.000 USD chỉ bằng 90% so với năm trước. Năm 1990 mây tre đan xuất khẩu đạt 2.599.000 USD, bằng 80% so với năm 1989. Sang năm 1991 do chịu ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa và Liên Xô tan rã, cùng với một loạt các nhân tố tác động khác đã làm cho hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng mây tre đan nói riêng gặp khó khăn, kim ngạch xuất khẩu liên tục bị giảm sút. Năm 1991 kim ngạch xuất khẩu mây tre đan của Công ty chỉ đạt 1.753.000 USD bằng 67% so với năm 1990. Tiếp tục từ năm 1991 đến năm 1995 kim ngạch xuất khẩu mây tre đan giảm mạnh đạt dưới 50% kế hoạch đề ra và năm sau thấp hơn năm trước, mức độ giảm trung bình hàng năm trong giai đoạn này là -32,5%, cụ thể là đến năm 1995 xuất khẩu mây tre đan chỉ đạt 345.000 USD, bằng 50% so với năm 1994 và chỉ bằng 11% so với năm 1988. Từ năm 1995 đến năm 1998 kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre đan có phần khả quan hơn. Kim ngạch luôn tăng với tốc độ tăng trưởng hàng năm trong giai đoạn này đạt 50%. Năm 1996 kim ngạch xuất khẩu thực hiện được 601.478 USD bằng 174% so với năm 1995. Năm 1997 xuất khẩu mây tre đan mỹ nghệ đạt 1.000.000 USD bằng 167% so với năm 1996. Năm 1998 kim ngạch xuất khẩu mây tre đan ổn định hơn, đạt 1.036.300 USD bằng 106% so với năm 1997. Từ năm 1999 đến nay kim ngạch xuất khẩu mây tre đan của Công ty TOCONTAP liên tục giảm mạnh, đạt mức thấp nhất từ trước tới nay vào năm 2000, kim ngạch xuất khẩu mây tre đan năm 2000 chỉ đạt 152.000 USD, bằng 30,4% so với năm 1999 và chỉ bằng 4,7% so với năm 1986. Trong hai năm 2001 và 2002 kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng mây tre đan có tăng nhẹ song vẫn ở mức thấp. Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu mây tre đan đạt 220.000 USD bằng 137% so với năm 2001 và bằng 7% so với năm 1986. Triệu RUP/ USD Hình 5 : Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng mây tre đan của công ty TOCONTAP từ năm 1987 -2002 Nhìn chung trong suốt thời kỳ năm 1986 – 2002, hoạt động xuất khẩu nhóm hàng mây tre đan của Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm giảm mạnh, quy mô xuất khẩu ngày càng nhỏ bé. Đến nay, hoạt động xuất khẩu mây tre đan của Công ty đang trong giai đoạn khó khăn nhất. Tuy có xu hướng tăng nhẹ song mức kim ngạch xuất khẩu lại rất thấp. Nguyên nhân cơ bản của hiện tượng giảm mạnh xuất khẩu mây tre đan được Công ty đưa ra là: Những năm 1990 trở lại đây, trong thời kỳ đổi mới của đất nước, Công ty đã gặp nhiều khó khăn thách thức, qua nhiều lần tách nhỏ , bạn hàng của Công ty ít dần. Đặc biệt là sau khi hệ thống các nước XHCN và Liên Xô tan dã, Công ty mất đi nhiều bạn hàng truyền thống, thị trường bị eo hẹp. Trong những năm qua, cơ chế quản lý mới của Nhà nước cho phép mọi thành phần kinh tế được trực tiếp xuất nhập khẩu những sản phẩm Nhà nước không cấm. Thủ tục thành lập Công ty đơn giản, không đòi hỏi nhiều về vốn kinh doanh đã tạo ra cho Công ty nhiều đối thủ cạnh tranh, lấy đi thế mạnh cuối cùng của Công ty là độc quyền cùng với các doanh nghiệp Nhà nước khác về xuất khẩu. Mặt khác, kinh tế thế giới đang trong tình trạng suy thoái, nhiều cuộc khủng hoảng liên tiếp xảy ra như: khủng hoảng tiền tệ năm 1997 trong khu vực, kinh tế Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, Đông âu suy thoái vào những năm cuối thập kỷ 90 và những năm 2000, 2001. Cùng với đó là tình hình cấm vận và chiến tranh Irắc. % tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu mây tre đan năm sau so với năm trước của công ty TOCONTAP trong giai đoạn 1986 – 2002 được thể hiện qua biểu đồ sau : Hình 6: % Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu mây tre đan của TOCONTAP từ năm 1995 đến năm 2002 Qua biểu đồ cho thấy kim ngạch thực hiện được qua các năm không ổn định, thể hiện rõ ba giai đoạn: - Giai đoạn 1 từ năm 1995 đến năm 1995 nhìn chung kim ngạch thực hiện năm sau thấp hơn năm trước. - Giai đoạn 2: Từ năm 1996 đến năm 2000. Năm 1996 kim ngạch xuất khẩu mây tre đan thực hiện được vượt trội so với năm 1995. Bắt đầu từ năm 1997 kim ngạch thực hiện lại giảm dần qua các năm và đạt mức thấp nhất vào năm 2000. - Giai đoạn 3: Từ năm 2000 đến năm 2002: Kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre đan tăng dần, năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên quy mô xuất khẩu vẫn còn nhỏ bé trong năm 2002. Tỷ trọng xuất khẩu hàng mây tre đan trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty TOCONTAP. Tỷ trọng xuất khẩu hàng mây tre đan của Công ty TOCONTAP so với tổng kim ngạch xuất khẩu thì mặt hàng này có sự thăng trầm rõ rệt. Điều này thể hiện rõ sự biến động thị trường truyền thống đã tác động sâu sắc tới hoạt động xuất khẩu nhóm hàng mây tre đan của Công ty. Bảng 9 : Tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng mây tre đan của Công ty TOCONTAP từ năm 1987 đến năm 2002 Đơn vị : Nghìn USD Năm Kim ngạch XK hàng mây tre đan Tổng kim ngạch XK Tổng kim ngạch XNK Tỷ trọng 1 (%) Tỷ trọng 2 (%) A 1 2 3 (1:3)x100 (2:3)x100 1987 3.000 16.114 60.842 18,62 26,3 1988 3.210 24.831 58.453 12,93 42,28 1989 2.900 53.637 78.337 5,4 68,47 1990 2.599,7 43.270 76.142 6 56,83 1991 1.753 28.463 36.320 6,2 78,37 1992 1.295,9 11.419 15.465 11,35 73,84 1993 902,55 6.820 12.332 13,23 55,3 1994 689,4 5.546 10.956 12,43 50,62 1995 345 3.050 8.710 11,31 35,02 1996 601,48 4.792,1 17.510 12,55 27,37 1997 1.000 5.000 25.555 20 19,59 1998 1.056 3.570 28.862 29,13 12,37 1999 500 4.543,3 16.547 11 27,45 2000 152 4.875 21.077 3,12 23,7 2001 182,8 11.777,8 31.052 1,38 37,93 2002 220 5.853,8 24.883 3,76 23,53 Nguồn: Phòng tổng hợp – TOCONTAP. * Tỷ trọng 1: kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng mây tre đan trên tổng kim ngạch xuất khẩu. * Tỷ trọng 2: Kim ngạch xuất khẩu/ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. - Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng mây tre đan cao nhất năm năm 1988 đạt 3.210.000 USD sau đó giảm dần theo thứ tự các năm 1987, 1989, 1990, 1991, 1992, 1998... và thấp nhất vào năm 2000 đạt 152.000 USD - Tổng kim ngạch xuất khẩu cao nhất là năm 1989 đạt 53.637.000 USD sau đó giảm xuống theo thứ tự các năm 1990, 1991, 1988, 1987, 1992, 1994 và thấp nhất vào năm 1993 đạt 3.050.000 USD. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu mây tre đan trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty TOCONTAP năm 1987 là 18,62%, đây là năm mặt hàng mây tre đan có tỷ trọng lớn so với các năm tiếp theo, tỷ trọng này có xu hướng giảm dần từ năm 1988 tới năm 1991, đạt mức thấp vào năm 1991 là 6,2%. Năm 1992 tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng mây tre đan trong tổng kim ngạch xuất khẩu tăng lên đạt mức 11,83% và ổn định tới năm 1996. Trong khi kim ngạch xuất khẩu mây tre đan trong giai đoạn này vẫn giảm mạnh, điều đó cho thấy kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng khác của Công ty cũng giảm mạnh. Qua đó chứng tỏ rằng tình hình kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 1992 đến 1996 gặp khó khăn, không chỉ đối với mặt hàng mây tre đan mà còn là sự suy giảm xuất khẩu của các mặt hàng khác. Trong năm 1997, 1998 kim ngạch xuất khẩu mây tre đan tăng lên cao làm cho tỷ trọng mây tre đan xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu cũng tăng lên, đạt 20% vào năm 1997 và 29,13% vào năm 1998. Sự tăng tỷ trọng này đã phản ánh tình hình kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng khác của Công ty TOCONTAP ổn định. Riêng mặt hàng mây tre đan biến động tăng mạnh. Năm 1999 tỷ trọng xuất khẩu mây tre đan trong tổng kim ngạch xuất khẩu giảm xuống chỉ đạt 11%. Trong giai đoạn 1999 - 2002 tỷ trọng trên có xu hướng giảm mạnh, mức thấp nhất vào năm 2001 đạt 1,58%. Cũng trong giai đoạn này kim ngạch xuất khẩu mây tre đan có xu hướng chung là giảm, tăng nhẹ vào năm 2001 và 2002. Điều đó cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty vẫn ổn định và tăng. Riêng mặt hàng mây tre đan và một số mặt hàng có kim ngạch thấp gặp khó khăn trong xuất khẩu. Hình 7: Tỷ trọng kim ngạch XK hàng mây tre đan so với tổng kim ngạch XK từ 1987 - 2002 của công ty TOCONTAP Năm 1987, với kim ngạch xuất khẩu của hàng mây tre đan là 3 triệu USD đã đưa mặt hàng này trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng đứng thứ hai trong Công ty TOCONTAP. Những năm 1988 đến năm 1996 ưu thế của nhóm hàng này bắt đầu giảm rõ rệt so với những nhóm hàng khác. Bảng10 ngang mặt hàng chủ yếu Bảng trên cho thấy mặt hàng mây tre đan xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của TOCONTAP trong những năm cuối thấp kỷ 80 và nhưng năm đầu thập kỷ 90. So với những mặt hàng xuất khẩu khác, mặt hàng mây tre đan có tỷ trọng lớn hơn, trừ mặt hàng chổi quét sơn là do Công ty có xí nghiệp TOCAN sản xuất - kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tương đối ổn định, tăng đều qua các năm và luôn giữ tỷ trọng lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu. Những năm gần đây một số mặt hàng xuất khẩu khác có kim ngạch vượt hẳn hàng mây tre đan như mặt hàng cao xu, mặt hàng văn phòng phẩm. Một mặt, kim ngạch xuất khẩu mây tre đan giảm mạnh những năm qua, tăng nhẹ vào năm 2001 và 2002, mặt khác, mặt hàng văn phòng phẩm, cao xu.. tăng đột biến trong bốn năm gần đây đã tạo nên một khoảng cách biệt về kim ngạch so với mặt hàng mây tre đan. Trước thực trạng xuất khẩu mặt hàng mây tre đan cho thấy, ưu thế xuất khẩu nhóm hàng này của Công ty TOCONTAP giảm tới mức thấp nhất. Thị trường xuất khẩu của Công ty ngày một nhỏ lại, quy mô xuất khẩu nhỏ, công tác xúc tiến, khôi phục thị trường truyền thống diễn ra chậm, các thị trường mới thâm nhập chỉ đạt kim ngạch thấp. Do đó mặt hàng xuất khẩu mây tre đan rất khó khôi phục lại vị trí của nó nếu Công ty TOCONTAP không có một chiến lược thúc đẩy xuất khẩu cụ thể đối với mặt hàng này. 2.2. Cơ cấu mặt hàng mây tre đan xuất khẩu của Công ty. Hàng mây tre đan là mặt hàng truyền thống của dân tộc. Qua thời gian, với đôi bàn tay khéo léo của mình, các nghệ nhân, thợ thủ công đã sáng tạo ra những sản phẩm độc đáo mang đậm đà bản sắc dân tộc. Hàng mây tre đan của nước ta đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, được bạn bè ngoài nước quan tâm và tin dùng. Đặc điểm nổi bật của hàng mây tre đan xuất khẩu là tính nghệ thuật, mỹ thuật cao, đẹp, bền và rất tinh tế. Người tiêu dùng quốc tế đã nhàm chán với những bộ bàn ghế gỗ, nhựa... có kích thước lớn, thô, lạnh lùng. Trong khi đó, họ lại tìm thấy vẻ trang nhã, mảnh mai, thanh thoát và lịch sự của các bộ bàn ghế, các giỏ, lẵng hoa, các vật trang trí nội thất bằng song mây, tre, nứa...Các mặt hàng này ngày càng đẹp, tinh xảo và đã chiếm được chỗ đứng trên thị trường quốc tế. * Phân tích mẫu mã mặt hàng mây tre đan. Hàng mây tre đan có thể nói là mặt hàng thể hiện rõ nét nhất "Hàng hoá bán ra phải phù hợp với nhu cầu và chỉ có thể bán ra cho khách hàng cần nó". Về mẫu mã, mặt hàng này không thể sản xuất hàng loạt rồi để đó, muốn bán đến lúc nào thì bán, mà phải theo đơn đặt hàng mẫu mã cụ thể mà khách hàng yêu cầu. Ví dụ: cũng là một loại giỏ mây, nhưng khách hàng có thể yêu cầu loại đan, tết, bện với kích thước to, nhỏ khác nhau tuỳ theo sở thích Những năm 70, mẫu mã của hàng mây tre đan rất nghèo nàn, đơn điệu, độ tinh xảo còn thấp. Từ những năm 80 trở lại đây, do yêu cầu xuất khẩu và thị hiếu của thị trường, công ty TOCONTAP luôn thay đổi mẫu mã, hàng năm có khoảng 30% mẫu mã mới tung ra thị trường, được khách hàng hoan nghênh và ưa chuộng. Đến nay đã có khoảng 2000 mẫu mã khác nhau từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp, từ hàng dùng một lần hay thời gian ngắn, đến hàng dùng nhiều lần, thời gian dài, từ thô sơ đến dạng mỹ thuật như ,đĩa, khay, hộp lẵng, bàn ghế, con giống, làn, giỏ... * Về mầu sắc, nguyên liệu hàng mây tre đan. Hàng mây tre đan rất phong phú và đa dạng về mẫu mã mầu sắc cũng như nguyên liệu cấu thành sản phẩm. Mầu sắc hàng mây tre đan chủ yếu là mầu tự nhiên, ngoài ra có thể có quang dầu, hun khói, hay điểm thêm mầu sắc khác theo yêu cầu của thị trường. Nguyên liệu của hàng mây tre đan chủ yếu là mây tre, nứa, giang, guột, cói, lá buông...Các nguyên liệu này có sẵn, mềm, dẻo, dai, song cũng rất cứng và chắc bởi nó được dùng khi không quá non cũng không quá già. Như vậy mặt hàng mây tre đan xuất khẩu hiện nay ở công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm TOCONTAP đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã và hình thức. Có thể chia thành mấy nhóm chính sau: + Nhóm 1: Các sản phẩm nội thất gồm bàn ghế, giường, tủ được làm chủ yếu từ nguyên liệu song, mây, guột, có kết phối với gỗ để làm tăng thêm độ bền và tính thẩm mỹ. Loại này chiếm khoảng 15% kim ngạch xuất khẩu của hàng mây tre. Nhóm này đem lại lợi nhuận tương đối cao vì sản xuất đơn giản, nguyên liệu sẵn có, dễ tiêu thụ. + Nhóm 2 : Bao gồm các đồ trang trí thủ công như lẵng hoa, lục bình, làn, giỏ, chao đèn, khay, mũ du lịch...có nhiều kích cỡ, mầu sắc khác nhau được kết phối từ các loại nguyên liệu. Sản phẩm này được làm chủ yếu từ cây có sợi như mây, song, giang. Thuận lợi của nhóm hàng này là rất đa dạng , đẹp và bền bởi tính dẻo, dai, dễ uốn cong, dễ đan tết, bện của nguyên vật liệu. Đây là nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre đan, khoảng 75%. + Nhóm 3 : Các sản phẩm gia đình khác như mành trúc, mành tre, mành thô, mành lụa...Các loại chiếu mây, đũa tre, tăm và các sản phẩm phục vụ khác. Loại này đem lại lợi nhuận không cao, chiếm khoảng 10% kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre. Hình 8 : Cơ cấu mặt hàng mây tre đan xuất khẩu của Công ty TOCONTAP. * Về chất lượng, giá cả hàng mây tre đan xuất khẩu. Chất lượng hàng mây tre đan xuất khẩu đang là vần đề bất cập đối với các công ty tham gia xuất khẩu mặt hàng này và cũng là vấn đề được Nhà nước quan tâm tới. Mặt hàng mây tre đan có điểm yếu là dễ bị mốc, mọt trong điều kiện không khí ẩm. Vì thế, những lô hàng mây tre đan xuất khẩu của TOCONTAP luôn phải đảm bảo hàng khô sạch, mầu sáng, đồng đều, kích thước của mỗi sợi mây tre, của từng bộ phận trong mỗi sản phẩm là đều nhau. Đặc biệt với những hàng có sấy lưu huỳnh để chống mốc mọt và làm khô sản phẩm thì luôn đảm bảo đồng bộ và thời gian sấy hợp lý, với hàng hun khói thì mầu vàng phủ đều sản phẩm và cả lô hàng, nếu phải quang dầu bóng thì luôn dùng loại tốt, tránh bụi và các tạp chất dính vào sản phẩm. Nếu phải nhuộm mầu thì tiêu chuẩn thuốc nhuộm phải là mầu không phai. Sau đó đến khâu đóng gói cũng được yêu cầu hết sức chặt chẽ, bao bì đóng gói phải là loại các tông 5 lớp cứng, đóng đúng số lượng trong từng loại bao bì, không chèn ép, làm hỏng sản phẩm. Nếu trước kia mặt hàng mây tre đan có chất lượng cao chỉ chiếm 10%-30% trong tổng số lượng hàng mây tre đan xuất khẩu, thì đến nay mặt hàng có chất lượng cao chiếm tỷ trọng lớn trên 60%. Chính vì lý do đó mà giá hàng mây tre đan xuất khẩu của công ty trên thị trường thể giới ngày càng tăng. Nếu như năm 1994 giá hàng mây tre đan xuất khẩu trung bình mỗi mặt hàng là 0,8USD/cái và 4,5USD/bộ thì tới năm 2000 đã nâng lên khoảng 2,6USD/cái và 13,8USD/bộ. * Về kỹ thuật sản xuất mây tre đan. Kỹ thuật sản xuất hàng mây tre đan của nước ta đã đạt đến trình độ nhiều nước phải thừa nhận. Đó chính là nhờ vào đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân. Người Châu Âu luôn ngưỡng mộ những sản phẩm độc đáo này của Việt Nam. Ví dụ giá XK sản phẩm mây tre đan của Công ty căn cứ vào 2.3. Giá thu mua hàng mây tre đan xuất khẩu. Giá thu mua sản phẩm cấu tạo như sau: + Giá một sản phẩm thu mua bằng chi phí nguyên vật liệu, + chi phí tiền lương, chi phí vận chuyển nội địa, + chi phí kho bảo quản, + chi phí khác. + Giá XK hàng mây tre: Giá XK = giá thu mua + chi phí vận chuyển tới cảng bốc + chi phí vận chuyển chính + chi phí bốc, xếp, dỡ, kho bãi + chi phí bảo hiểm + chi phí lãnh sự, chi phí thuế XNK + chi phí khác. Tuỳ theo mức độ biến động các yếu tố cấu thành giá và quan hệ cung cầu mức giá luôn được điều chỉnh cho từng thời điểm. Giá cả hàng mây tre đan XK của Công Ty cũng như các Công ty Việt Nam vào loại thấp trên thị tường thế giới. Giá sản phẩm cùng tên của Việt Nam chỉ bằng 1/ 2 – 1/ 4 giá sản phẩm của các nước khác như :Thái Lan, Malaixia, Hồng Công... 2.4. Hệ thống phân phối của công ty TOCONTAP. Các cơ sở sản xuất Công ty TOCONTAP Trung gian nước ngoài Người tiêu dùng cuối cùng Hình 9: Kênh phân phối hiện tại của công ty TOCONTAP Các cơ sở sản xuất chế biến không thuộc Công ty, Công ty thu mua hàng hoá tại các cơ sở này và bán trực tiếp cho trung gian nước ngoài. Hiện nay, Công ty hầu như không có mạng lưới phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Với kiểu kinh doanh này chính sách phân phối của Công ty có hai nhược điểm lớn. +Hoạt động kinh doanh của Công ty phụ thuộc phần lớn các cơ sở sản xuất, chế biến, ngoài công ty do đó Công ty khó có thể kiểm soát điều khiển được. + Hoạt động XK của Công ty hầu hết phải qua trung gian nước ngoài do đó tính ổn định trong kinh doanh chưa cao, không có điều kiện tốt phát triển thị trường và hiểu biết, tiếp cận thị trường sâu hơn. Do không đưa được sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng, không nghe được sự phản ánh của khách hàng, không bám sát giá nên lợi nhuận của Công ty chỉ là một phần nhỏ. 2.5. Cơ cấu khu vực thị trường xuất khẩu mây tre đan của công ty TOCONTAP qua các năm. Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bất cứ một mặt hàng nào muốn tiêu thụ được phải có thị trường. Thị trường sẽ là nhịp cầu để trao đổi, mua bán hàng hoá. Thị trường sẽ quyết định số lượng, chất lượng và giá cả hàng hóa. Sản phẩm mây tre đan là sản phẩm luôn gắn với thị trường. Tuy nhiên, phát hiện nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của từng thị trường, trong từng thời gian, đối với từng chủng loại sản phẩm và nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu thị hiếu đó lại là một công việc đầy khó khăn phức tạp, đòi hỏi phải năng động, sáng tạo, nhạy bén, có khi tốn nhiều công sức và chi phí nhất là lúc khởi đầu trong hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu. Trải qua trên 45 năm hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty và 12 năm kinh doanh nhóm hàng mây tre đan, mặt hàng mây tre đan đã trở nên gắn bó rất quen thuộc trên 30 nước và vùng lãnh thổ trên thể giới. Một trang trắng bảng 11 thị thường Bảng trên đã chỉ ra rằng thị trường xuất khẩu hàng mây tre đan của TOCONTAP ngày càng được mở rộng theo hướng đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ thị trường, quan hệ buôn bán với các nước trên thế giới. Trên thực tế, cái khó không phải là không có thị trường mà làm sao mở rộng, duy trì và phát triển được thị trường. Vì vậy, sau đây sẽ xem xét một số thị trường có ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất khẩu hàng mây tre đan của công ty. * Thị trường Nga, các nước SNG và Đông Âu Trước đây, thị trường chính của TOCONTAP là Nga, các nước SNG và Đông Âu như Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungari, Bungari, Rumani...Đây là khu vực thị trường rộng lớn có sức tiêu thụ khổng lồ. Đặc điểm của thị trường này là không yêu cầu cao về kỹ thuật, mẫu mã hàng mây tre đan đơn giản, nhưng đẹp là có thể xuất khẩu được. Nên được xuất ồ ạt sang những thị trường này vào cuối những năm 80, đưa về cho công ty một kim ngạch lớn nhất, khoảng hơn 30 triệu Rúp. Từ sau năm 1990, tại khu vực thị trường Đông âu có những biến đổi lớn, có tính đảo lộn về chính trị và kinh tế, gây khó khăn cho việc xuất kh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 19.DOC
Tài liệu liên quan