Luận văn Một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước đối với Tổng công ty 91 ở Việt Nam

* Phân cấp mạnh mẽ việc quản lý Nhà nước đối với Tổng công ty 91

Theo điều lệ mẫu Tổng công ty Nhà nước ( NĐ 39-CP) quy định: Đối với Tổng công ty 91, đại diện sở hữu của Nhà nước bao gồm Chính phủ và Chính phủ uỷ quyền cho Bộ Tài chính, Bộ quản lý ngành, các Bộ quản lý tổng hợp và chức năng làm đại diện quyền chủ sở hữu.

Theo quy định trên thì các Tổng công ty 91 trực thuộc Chính phủ, nhưng trên thực tế, các Tổng công ty 91 chịu sự quản lý của quá nhiều Bộ ( qua nhiều cửa), tăng thêm nhiều mối quan hệ nên giải quyết công ciệc cụ thể của các Tổng công ty thường bị chậm chễ kéo dài.

Để khắc phục tình trạng nêu trên Nhà nước không nên gom đầu mối quản lý Nhà nước đối với các Tổng công ty 91 dẫn đến mọi việc đều đưa lên văn phòng Chính phủ, nhưng cũng không uỷ quyền cho các Bộ quản lý chuyên ngành, quản lý theo kiểu trước đây.

 

doc62 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2188 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước đối với Tổng công ty 91 ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường,…Nhiều Tổng công ty chưa thực sự giúp đỡ các doanh nghiệp thành viên phát triển , mối quan hệ giữa Tổng công ty và các đơn vị thành viên chưa gắn bó chặt chẽ trong một thể thống nhất. Đa số các doanh nghiệp thành viên được thành lập theo Nghị định 388/HĐBT từ trước khi Tổng công ty được thành lập, vẫn tiếp tục sử dụng số vốn và lợi nhuận do mình làm ra, trừ một khoản trích nộp vào quỹ khấu hao cơ bản và lợi nhuận sau thuế để thành lập quỹ tập trung. Vì thế, việc Tổng công ty giao vốn cho các đơn vị thành viên chỉ là hình thức vì giao lại chính số vốn mà doanh nghiệp thành viên đang quản lý và sử dụng; Tổng công ty rất khó điều chỉnh vốn của các doanh nghiệp thành viên như luật doanh nghiệp Nhà nước quy định. Việc tồn tại cơ chế trích quỹ tập trung lên Tổng công ty từ các đơn vị thành viên vẫn mang dáng dấp của một liên hợp xí nghiệp. Quan hệ giữa các thành viên với nhau chưa đổi mới thực sự, hầu hết các doanh nghiệp thành viên đều thành lập trước khi Tổng công ty ra đời, đã quen với cơ chế được giao quyền hoạt động độc lập, trong khi các Tổng công ty sau khi thành lập lại chưa kiên quyết tổ chức, sắp xếp lại theo một tổng thể và cơ bản theo một mô hình mới đối với các đơn vị thành viên, làm cho tổ chức của Tổng công ty còn nhiều chồng chéo, chưa phát huy hết sức mạnh của một tổ chức doanh nghiệp lớn, những doanh nghiệp thành viên đang hoạt động thuận lợi bị gò bó khi hoạt động trong tổ chức của Tổng công ty. * Bốn là, mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc. Chức năng quản lý của Hội dồng quản trị và chức năng điều hành của Tổng giám đốc chưa được quy định rõ ràng. Chính điều này đã gây không ít những khó khăn cho cả Hội đồng quản trị và cả Tổng giám đốc. Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc do cùng một cấp đề nghị, cùng một cấp quyết định bổ nhiệm, cùng ký nhận vốn được Nhà nước giao cho nên không xác định được rành mạch trách nhiệm , quyền hạn cũng như địa vị pháp lý của mỗi chức danh này. Kết quả là , cá nhân giữ vai trò quyết định, có nơi Chủ tịch Hội đồng quản trị can thiệp vào vai trò điều hành của Tổng giám đốc, làm lu mờ vai trò của Tổng giám đốc. Ngược lại có nơi Tổng giám đốc xem nhẹ vai trò của Chủ tịch Hội đồng quản trị. Chức năng quản lý của Hội đồng quản trị, chức năng điều hành của Tổng giám đốc, chức năng quản lý của các Bộ, UBND tỉnh, thành phố chưa được quy định rõ ràng. Do đó có tình trạng Tổng giám đốc ỷ lại, dựa dẫm vào Hội đồng quản trị hoặc xem nhẹ Hội đồng quản trị. Mặt khác cơ quan quản lý Nhà nước còn can thiệp vào các quyền hạn đã được phân cấp cho Tổng công ty về quản lý cán bộ về quyết định dự án đầu tư hoặc các biện pháp bổ sung điều hoà vốn * Năm là, các Tổng công ty 91 hầu như không tiến hành sắp xếp các đơn vị thành viên ngoại trừ một số bộ phận của đơn vị thành viên và một số rất ít doanh nghiệp thành viên thực hiện cổ phần hoá và giải thể ( trong các Tổng công ty 91 số doanh nghiệp cổ phần hoá chỉ chiếm 3,1% số doanh nghiệp giải thể và phá sản chiếm 0,3%) Phương án sắp xếp của các Tổng công ty 91 chưa thật tích cực, chưa quan tâm đến việc cơ cấu lại, sắp xếp lại Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổng công ty và các đơn vị thành viên. Đồng thời còn có tâm lý ngại chuyển số lượng lớn doanh nghiệp thành viên sang hình thức sở hữu khác vì theo luật hiện hành thì các công ty cổ phần không thuộc diện Tổng công ty quản lý. * Sáu là, nhiều Tổng công ty thiếu cán bộ có năng lực về kinh doanh thích hợp để bố trí đúng vị trí, đặc biệt là vị trí Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc. Việc bố trí cán bộ chủ chốt của một số Tổng công ty ( Chủ tịch Hội đồng quản trị , Tổng giám đốc ) có trường hợp chưa thật hợp lý, lựa chọn những cán bộ còn thiếu kinh nghiệm hoặc chưa am hiểu sâu sắc ngành kinh tế - kỹ thuật , có trường hợp bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo Tổng công ty tuổi cao chủ yếu là để giải quyết chính sách. Trình độ giữa Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc chênh lệnh nhau nên khó phối hợp, khó thuyết phục lẫn nhau và chưa thuyết phục được các doanh nghiệp thành viên, nhất là các đơn vị thành viên có giám đốc có trình độ khá. Tuy đội ngũ lãnh đạo của doanh nghiệp, đặc biệt là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, giám đốc có tính quyết định đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước nhưng cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm và đào tạo, bồi dưỡng chậm đổi mới. Chưa thực hiện được cơ chế " Giám đốc do Hội đồng quản trị tuyển chọn và ký hợp đồng với sự chấp thuận của cơ quan hành chính có thẩm quyền" ( Nghị quyết Hội Nghị Trung ương lần thứ tư, khoá VIII). Cho đến nay không ít những giám đốc không đủ năng lực, trình độ quản lý, cũng như phẩm chất đạo đức. Trình độ của một bộ phận không ít người quản lý điều hành doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ chế thị trường. Tuy nhiên việc thay thế các giám đốc này là một việc rất khó khăn. Chính vì những nhược điểm này nên các Tổng công ty 91 ty đạt được nhiều tiến bộ nhưng so với tiêu thức của một Tập đoàn kinh tế mạnh thì còn một khoảng cách khá xa. II. Thực trạng quản lý Nhà nước đối với các Tổng công ty 91 ở việt nam 1. Những kết quả đạt được : - Hoạt động quản lý Nhà nước đối với các Tổng công ty 91 ở Việt Nam trong thời gian qua phần nào đã phát huy được hiệu lực và hiệu quả thể hiện qua sự lớn mạnh, phát triển của các Tổng công ty. - Đã phân định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các Tổng công ty và chức năng đại diện của chủ sở hữu đối với các Tổng công ty theo các cấp độ khác nhau, giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc của của các Tổng công ty. - Đã có sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước đối với các Tổng công ty, hạn chế được hiện tượng trùng lặp, chồng chéo trong quản lý. - Đã tăng cường quyền tự chủ kinh doanh cho các Tổng công ty - Đã giảm bớt được một số quyền hạn, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản đối với các Tổng công ty 91 bằng cách chuyển giao cho Bộ tài chính và Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc của các Tổng công ty. 2. Những mặt tồn tại * Việc triển khai thực hiện chủ chương về việc thành lập các Tổng công ty 91 chưa tuân thủ đúng chính sách và cơ chế quản lý của Nhà nước. Theo Quyết định số 91/TTg ngày 7 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ, việc thành lập Tổng công ty 91 là thí điểm. Nhưng thực tế việc thành lập các Tổng công ty được tiến hành một cách ồ ạt, tràn lan, không tuân thủ theo quy định của Luật doanh nghiệp Nhà nước và quyết định nói trên. Trong vòng hơn một năm đã thành lập 18 Tổng công ty 91 trên phạm vi cả nước, trong đó có 8 Tổng công ty (chiếm 44%) không đủ vốn điều lệ 1000 tỷ đồng như quy định tại Quyết định số 91/TTg. Mặt khác, các đơn vị thành viên được đưa vào Tổng công ty không theo tinh thần tự nguyện, mà theo quyết định hành chính của cấp trên. Những việc đó đã làm sai lệch, méo mó chủ chương đúng đắn của Chính phủ và đã trực tiếp gây khó khăn cho các Tổng công ty 91 trong quá trình sản xuất kinh doanh, trong quản lý và điều hành. * Cơ chế chính sách, cơ chế quản lý chưa đồng bộ và chưa hoàn thiện - Theo Luật doanh nghiệp Nhà nước và theo Quyết định số 91/TTg thì Tổng công ty và hầu hết các đơn vị thành viên hạch toán độc lập. Như vậy pháp nhân nằm trong pháp nhân, điều đó là không hợp lý, cụ thể: Các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty đều là những doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo Nghị định số 388/HĐBT( có tính chất pháp lý cao hơn quyết định của Thủ tướng Chính phủ) trước khi Tổng công ty 91 được thành lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu và tài sản riêng. Các doanh nghiệp thành viên này vẫn sử dụng lợi nhuận mà mình làm ra. Việc giao vốn cho các đơn vị thành viên chỉ là hình thức, chưa mang đầy đủ ý nghĩa của việc giao và nhận vốn một cách chặt chẽ, khoa học với đầy đủ tính chất pháp lý của nó. Vì, chính Tổng công ty giao lại vốn, tài sản…mà chính doanh nghiệp đó sang quản lý và sử dụng. Tổng công ty 91 chưa có đủ yếu tố pháp lý và khả năng để thực hiện vai trò điều tiết các hoạt động của các đơn vị thành viên, nhất là điều tiết tài sản, vốn trong nội bộ của Tổng công ty như theo Luật doanh nghiệp quy định. - Theo quy định của Luật doanh nghiệp Nhà nước và Nghị định số 39/CP, ngày 27 tháng 6 năm 1995 của Chính phủ việc ban hành điều lệ mẫu và hoạt động của Tổng công ty Nhà nước thì Hội đồng quản trị là đại diện sở hữu của Nhà nước tại doanh nghiệp Nhà nước , thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ở Tổng công ty; Tổng giám đốc có chức năng điều hành, có trách nhiệm sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo phương án được Hội đồng quản trị phê duyệt. Đó là hai phạm trù khác nhau, có tính độc lập theo một phạm vi nhất định, nhưng lại có chủ chương thí điểm Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc là một người, điều đó không phù hợp với tính khách quan trong quản lý kinh tế và trái với khoản 5 điều 13 Nghị định số 39/CP là " Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm Tổng giám đốc công ty". Việc Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc do cùng một quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cùng nhận vốn Nhà nước , cùng chịu tách nhiệm về kết quả hoạt động của Tổng công ty, đặc biệt là Chủ tịch Hội đồng quản trị không có tài sản trong doanh nhiệp nhưng có quyền thuê Tổng giám đốc. Quy định như vậy là không phù hợp với thực tế, làm lẫn lộn giữa quản lý và điều hành, phát sinh vướng mắc, chồng chéo, lúng túng trong hoạt động của Tổng công ty Nhà nước . - Luật doanh nghiệp Nhà nước và nhiều văn bản của Chính phủ muốn tạo cho doanh nghiệp Nhà nước được chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh và chủ chương cải cách hành chính của Chính phủ nhằm giảm bớt các thủ tục phiền hà cho các doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế thì nhiều quyết định của Bộ, ban ngành, địa phương lại gây cản trở, ách tắc cho hoạt động của doanh nghiệp. Các thủ tục cấp đất, vay vốn, thủ tục hải quan, thủ tục thanh lý và đánh giá tài sản cổ phần hoá…còn nhiều phiền hà, làm cho hoạt động ccủa doanh nghiệp kém linh hoạt , năng động. - Theo nghị định số 39/CP: Ban kiểm soát có 5 thành viên, trong đó có một thành viên Hội đồng quản trị làm trưởng ban theo sự phân công của Hội đồng quản trị và bốn thành viên khác do Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng , kỷ luật để thực hiện nhiệm vụ được giao. Ban kiểm soát có trách nhiệm kiểm tra, giám soát hoạt động điều hành hoạt động của Tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên Tổng công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh và chấp hành pháp luật, điều lệ của Tổng công ty, nhưng không có tư cách độc lập, do vậy Ban kiểm soát khó chủ động thực hiện nhiệm vụ khi phát hiện ra vấn đề cần giải quyết ngay vì phải đợi ý kiến của cấp trên. Đặc biệt, những vụ việc liên quan đến lãnh đạo của Tổng công ty thì việc giải quyết của ban kiểm soát càng khó khăn, phức tạp hơn. - Chủ chương của Nhà nước về thành lập Tổng công ty 91 là một chủ chương đúng nhưng chưa có bước đi thích hợp, chưa đầy đủ bao gồm về luật lệ, về cơ chế chính sách, về tổ chức cán bộ. Việc phân định chức năng quản lý Nhà nước đối với Tổng công ty 91 vẫn còn chồng chéo cơ sở. Một số chính sách chưa cụ thể, chưa rõ ràng như chủ chương hội nhập vào khu vực và thế giới, cơ chế chính sách tài chính, thuế giá trị gia tăng, không những tạo được những điều kiện thuận lợi cho các Tổng công ty tích tụ, tập trung các nguồn vốn, để hoạt động sản xuất kinh doanh, liên kết mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư đổi mới công nghệ, liên doanh, liên kết để mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường trong và ngoài nước mà còn chưa tạo được động lực mạnh mẽ để các Tổng công ty phát triển phát huy tiềm năng hiện có làm các Tổng công ty lúng túng, bị động trong sản xuất kinh doanh, thậm chí làm cho các doanh nghiệp thua lỗ. - Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, trong quản lý chất lượng sản phẩm còn buông lỏng; tình trạng buôn gian bán lậu, gian lận thương mại không giảm mà ngày càng có chiêù hướng gia tăng , tệ quan liêu , cửa quyền, thiếu trách nhiệm, tham nhũng , lãng phí …trong các cơ quan Nhà nước và ở các doanh nghiệp Nhà nước là những cản trở thách thức lớn trong sản suất kinh doanh, trong hội nhập đối với các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và các Tổng công ty 91 nói riêng. * Cơ chế quản lý và mối quan hệ giữa Chính phủ ,bộ quản lý ngành với Tổng công ty 91 và các đơn vị thành viên chưa được cụ thể, rõ ràng : - Chủ trương thành lập Tổng công ty 91 nhằm bỏ Bộ chủ quản, cấp hành chính chủ quản. Quan điểm này được nêu đi, nêu lại nhiều lần qua các văn bản Nhà nước , qua hệ thống thông tin đại chúng. Nhưng Chính phủ và các cơ quan có trách nhiệm của Nhà nước chưa có hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện chủ chương, cơ chế này. Để tránh sự can thiệp không cần thiết của các cơ quan này đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và Tổng công ty 91 nói riêng thì phải sửa đổi, bổ sung quyền hạn, chức năng của cơ quan này chứ không phải chuyển các doanh nghiệp Nhà nước từ cơ quan này sang cơ quan khác quản lý. Việc làm này tạo ra nhiều nấc trung gian, trách nhiệm không rõ ràng . Trước đây, các doanh nghiệp, các Tổng công ty chỉ có cấp trên là Bộ quản lý, nay giải quyết công việc, các đơn vị nói trên phải qua nhiều cơ quan khác mới giải quyết được. Trong đó có nhiều công việc đã giao trả lại các bộ quản lý ngành giải quyết. - Đối với Tổng công ty không có một bộ nào quản lý trực tiếp mà chịu sự quản lý của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và thực hiện một số quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với Tổng công ty thì các cơ quan này chưa thực hiện đủ nội dung đã phân cấp. Mối quan hệ giữa Tổng công ty 91 với các bộ quản lý ngành hiện nay chưa xác định rõ đại diện chủ sở hữu đối với Tổng công ty, quyền làm chủ sở hữu giữa Bộ tài chính, Bộ quản lý ngành, UBND tỉnh còn nhiều vướng măc, chồng chéo, còn có quá nhiều đầu mối trong quản lý Tổng công ty. Việc thực hiện xoá bỏ quan hệ hành chính chủ quản vẫn chưa chuyển biến kịp thời với yêu cầu đổi mới, đã gây lúng túng trong việc Tổng công ty chủ động xử lý các vấn đề nảy sinh khi cần kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ. Cho nên có ý kiến cho rằng Tổng công ty nên chịu sự quản lý trực tiếp của một bộ còn hơn là chịu sự quản lý của nhiều bộ , nhiều địa phương. * Quan hệ giữa Tổng công ty 91 với các đơn vị thành viên chủ yếu theo cơ chế hành chính, chưa tạo nên sự ràng buộc về trách nhiệm và quyền lợi mà mới chỉ dùng ở tiêu thụ sản phẩm nội bộ, phê duyệt dự án đầu tư, bảo lãnh vay vốn, bổ nhiệm cán bộ. Các đơn vị thành viên cảm thấy khi giải quyết một số công việc họ phải thêm qua một cấp trung gian là Tổng công ty; mặt khác hàng tháng họ phải nộp về Tổng công ty một khoản là 0,1- 0.15% tổng doanh thu của đơn vị để nuôi bộ máy cấp trên. Việc tồn tại cơ chế trích quỹ tập trung lên Tổng công ty từ các đơn vị thành viên làm cho các công ty 91 mang dáng dấp của một liên hợp xí nghiệp. Khi các đơn vị thành viên gặp khó khăn, Tổng công ty giải quyết nhưng thường phải xin cơ chế, chính sách của Nhà nước , bản thân Tổng công ty không tự mình quyết định được. Do vậy, vai trò của Tổng công ty đối với những đơn vị thành viên bị lu mờ, thậm chí một số doanh nghiệp thành viên cho là cản trở, cho nên họ muốn hoạt động độc lập không qua Tổng công ty. - Quan hệ giữa các đơn vị thành viên với nhau trong Tổng công ty 91 là quan hệ pháp nhân với pháp nhân trong khi quyền và nghĩa vụ của từng pháp nhân trong hệ thống lại chưa xác định cụ thể nên rất khó tạo ra quan hệ gắn kết hữu cơ trong hệ thống, cụ thể; Hầu hết các doanh nghiệp thành viên được thành lập theo Nghị định số 388/HĐBT, nhiều năm quen với nếp hoạt động độc lập trong khi Tổng công ty chưa kiên quyết sắp xếp một cách tổng thể và cơ bản theo mô hình mới đối với các đơn vị thành viên, làm cho tổ chức Tổng công ty chồng chéo, dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh ngay cả trong nội bộ Tổng công ty, nên chưa phát huy được sức mạnh của một tập đoàn kinh tế. Việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân cũng như việc đổi mới công nghệ là yêu cầu rất quan trọng nhưng các Viện ngiên cứu, trường đào tạo, bệnh viện, trung tâm khoa học, tư vấn và y tế làm chức năng đó sau khi được giao về Tổng công ty, không còn kinh phí hành chính sự nghiệp của Nhà nước cấp phát và bản thân các đơn vị này cũng chưa sử dụng tốt phần kinh phí do Tổng công ty cấp nên một số Tổng công ty coi đó là gánh nặng của đơn vị mình. * Cơ chế chính sách và đào tạo cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân lành nghề thường không đủ về số lượng, yếu về trình độ, năng lực nghiệp vụ chuyên môn, không thông thạo về công tác quản lý. Việc bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt chưa hợp lý: tuổi tác, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý giữa Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc không tương quan nên thường gây cản trở cho sự phát triển của Tổng công ty. Đội ngũ giám đốc có vai trò rất quan trọng nhưng cơ chế theo dõi, tuyển chọn và đào tạo chậm được đổi mới, chậm trẻ hoá đội ngũ cán bộ là một trở lực đối với quá trình cải cách doanh nghiệp Nhà nước nói chung và các Tổng công ty 91 nói riêng. * Cơ cấu doanh nghiệp, đa dạng hoá sở hữu, chính sách đối với người lao động chậm đổi mới đã hạn chế hoạt động và phát triển của Tổng công ty. Cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước nói chung và các Tổng công ty nói riêng chậm đổi mới, đặc biệt là cơ cấu ngành và cơ cấu sở hữu, số lượng doanh nghiệp có 100% vốn thuộc sở hữu Nhà nước còn lớn, nhưng nhỏ bé về quy mô; tốc độ tăng trưởng của các Tổng công ty không đồng đều trong từng ngành, từng lĩnh vực và giữa các vùng miền. Công nghệ, thiết bị hiện có ở các Tổng công ty quá cũ kỹ, lạc hậu, nhìn chung so với mức trung bình thế giới thấp kém vài ba thế hệ nên sản phẩm làm ra chất lượng thấp, hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh kém. Một số sản phẩm xuất ra không có thị trường tiêu thụ, bị ứ đọng. * Sự chậm chễ việc thực hiện chủ chương đa dạng hoá sở hữu và cổ phần hoá đã làm tắc nghẽn các kênh huy động vốn của xã hội là một trở ngại cho hoạt động sản xuất kinh doanh , đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và hội nhập quốc tế cho các Tổng công ty 91. * Hầu hết các cơ sở sản xuất trong quá trình đổi mới, sắp xếp đều dôi dư lao động, thiếu việc làm, không có chế độ đãi ngộ thích hợp cho công nhân nghỉ việc hoặc thôi việc khi chưa đủ tuổi về hưu, chưa đủ năm công tác, làm giảm năng suất lao động và thu nhập (vì phải chia kết quả kinh doanh trên danh sách hiện có), nhưng chưa có giải pháp cơ bản để tháo gỡ. * Mô hình tổ chức quản lý của Tổng công ty qua nhiều lần điều chỉnh nhưng một số mặt vẫn chưa phù hợp. Chủ trương xoá bỏ cấp hành chính chủ quản đối với các Tổng công ty chưa phát huy được hiệu quả, việc phân cấp ,phân quyền cũng như phối kết hợp trong quá trình quản lý còn nhiều tồn tại , vướng mắc. * Mô hình tổ chức Đảng tại Tổng công ty còn rất khác nhau, vai trò của tổ chức Đảng bộ chưa được phát huy, không ít nơi còn yếu kém. Tổ chức sinh hoạt Đảng trong các Tổng công ty hiện nay chưa được hướng dẫn thống nhất. Các Tổng công ty 91 hầu hết chưa có tổ chức Đảng cùng cấp. Hầu hết các Tổng công ty 91 mới chỉ có Đảng bộ cơ quan Tổng công ty, còn tổ chức Đảng của các đơn vị thành viên Tổng công ty thường trực thuộc Đảng bộ địa phương nơi có trụ sở chính của đơn vị. Sự chưa nhất quán thống nhất đó tạo nên khó khăn trong quản lý, đề bạt cán bộ; trong việc chỉ đạo, giáo dục ,truyền đạt đường lối chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như nội bộ ngành. 3. Nguyên nhân của những tồn tại - Tư duy lý luận về đổi mới, hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với Tổng công ty 91 ở nước ta không theo kịp với thực tiễn đang thay đổi từ khi thực hiện đổi mới hoà nhập quốc tế. + Từ những khiếm khuyến trong tư duy nhận thức dẫn đến sự thiếu quyết tâm, kiến thức trong việc củng cố, xây dựng các Tổng công ty cho tương xứng với tầm quan trọng của nó. + Thiếu những căn cứ để lựa chọn những công cụ, biện pháp , hình thức nhằm phát triển các Tổng công ty theo hướng tối ưu nhất. - ảnh hưởng nặng nề cách nghĩ, cách làm của cơ chế kế hoạch hoá tập trung tồn tại quá lâu trong điều kiện chiến tranh kéo dài, nay đã đang dần được khắc phục nhưng chưa triệt để - Việc triển khai thực hiện các chủ chương của Đảng và Nhà nước trong những năm qua chưa đồng bộ, chưa triệt để và toàn diện. - Sự yếu kém của nền kinh tế và xuất phát điểm rất thấp ở nước ta, thể hiện trong sự thấp kém, lạc hậu của kết cấu hạ tầng cuả toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung cũng như của các Tổng công ty 91 nói riêng, gây khó khăn cho hoạt động quản lý Nhà nước và hoạt động sản xuất kinh doanh của các Tổng công ty - Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý của các Tổng công ty 91 cũng như của các cơ quan quản lý Nhà nước được bổ nhiệm và hoạt động trong cơ chế cũ nay không còn thích hợp với xu thế, với yêu cầu của tình hình mới. Một bộ phận cán bộ chủ chốt khác còn yếu về năng lực, chuyên môn, không đáp ứng được yêu cầu quản lý trong điều kiện mới của nền kinh tế đất nước. Chương III: một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với các Tổng công ty 91 ở nước ta hiện nay 1. Hoàn chỉnh chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh giai đoạn 2010 có tính đến 2020. Các Tổng công ty 91 khẩn trương xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển của Tổng công ty( hoặc điều chỉnh các bản chiến lược, quy hoạch đã có cho phù hợp với tình hình mới) trên cơ sở hướng dẫn về nghiệp vụ của các bộ tổng hợp và chuyên ngành( Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thương Mại, Bộ Khoa học công nghệ và môi trường…), dựa vào các ý kiến của các nhà khoa học, quản lý và chuyên gia đầu ngành. Trong khi xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển cần dựa trên cơ sở dự báo kinh tế thế giới và khu vực, xu hướng phát triển khoa học công nghệ và môi trường, điều kiện thương mại quốc tế, yêu cầu hội nhập vào nền kinh tế khu vưc và thế giới, tiến trình tham gia các tổ chức thương mại, kinh tế quốc tế, lợi thế so sánh của ta. Để từ đó xác định cho được chiến lược phát triển ưu tiên, chuyên ngành,sản phẩm mũi nhọn để phát triển nhanh, vững chắc. Bên cạnh đó phải lựa chọn các hướng kinh doanh đa ngành, trên cơ sở liên ngành về thị trường, công nghệ, sản phẩm cuối cùng và hiệu quả kinh tế xã hội với phương châm chuyên môn hoá sâu, hợp tác hoá rộng với mọi chủ chể kinh tế trong và ngoài nước. 2. Đẩy mạnh sắp xếp Tổng công ty theo hai nội dung dưới đây: - Sắp xếp lại Tổng công ty Nhà nước với tư cách Tổng công ty là một doanh nghiệp, kết hợp sắp xếp theo ngành, theo vùng lãnh thổ. Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lực phát triển ngành kinh tế kỹ thuật, chiến lược hội nhập và tiêu chí của tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước mà xác định ngành nào, ở đâu cần có Tổng công ty, ở đâu cần duy trì độc quyền Nhà nước , còn khu vực nào, ngành nào không đáng duy trì hoặc không đủ điều kiện phát triển Tổng công ty( nhất là sau khi đã thực hiện cổ phần hoá, chuyển đổi sở hữu, giải thể, phá sản, chuyển giao các đơn vị thành viên) thì thu gọn các Tổng công ty loại này( nhất là trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, sản xuất hàng tiêu dùng, xây dựng, .. ..), thực hiện chuyển đổi chủ sở hữu, còn lại sáp nhập các doanh nghiệp vào Tổng công ty theo cùng lĩnh vực hoạt động. Giải thể một số Tổng công ty hoạt động không hiệu quả. Sáp nhập, hợp nhất một số Tổng công ty có quy mô nhỏ theo ngành nghề và lãnh thổ. Hình thành pháp luật chống độc quyền và khuyến khích cạnh tranh trong nền kinh tế, nhằm vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng theo pháp lệnh đã ban hành. - Sắp xếp các doanh nghiệp thành viên trong nội bộ Tổng công ty. Bám sát yêu cầu Chỉ thị 20/1998/CT-TTg, Chỉ thị 15/1999/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ thực hiện phân loại và sắp xếp doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty theo tiêu chí được Chỉ thị đề ra. Trên cơ sở sắp xếp giảm bớt số lượng, các Tổng công ty hoạt động kém hiệu quả, thành lập một cách gượng ép, qua thực tế cho thấy không có điều kiện phát triển và các công ty thành viên, khắc phục tình trạng manh mún, chồng chéo, chắp nối ngành nghề, sản phẩm công ty trên vùng và lãnh thổ. 3. Xác định rõ nhiệm vụ, số lượng hợp lý các doanh nghiệp thành viên, phân định rõ chức năng kinh doanh hay công ích và cơ chế chính sách ưu đãi thích hợp đối với các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hoặc ngành nghề mũi nhọn quan trọng. Nghiên cứu tổ chức mô hình Tổng công ty theo hướng chuyên ngành, nhóm ngành, đa ngành theo chức năng như kinh doanh, công ích, vừa công ích, vừa kinh doanh. Xác định rõ hơn, cụ thể hơn vai trò, vị trí nhiệm vụ chủ yếu của từng loại mô hình Tổng công ty cần được tiếp tục phát triển. Căn cứ vào chiến lược sản xuất kinh doanh mà phát triển số lượng các đơn vị thành viên hợp lý, quy mô sản xuất kinh doanh và dịch vụ của Tổng công ty, tạo lập mối quan hệ giữa các doanh nghiệp trong nội bộ ngành và các thành phần kinh tế đảm bảo một cách hài hoà trong việc phát triển

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van - ve TCT 91.DOC
Tài liệu liên quan