Luận văn Một số giải pháp nhằm tố chức ttót công tác thanh toán và quản lý công nợ trong hoạt động kinh doanh của Công ty Dịch vụ và Thương mại - TSC

Các chỉ tiêu chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đều. Chi phí bán hàng tăng 652.685.499(đ) với tốc độ 34,60%; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 239.375.410(đ) với tốc độ 21,69%. Đây là các khoản chi phí thường xuyên bỏ ra phục vụ cho các hoạt động xuất khẩu hàng hoá, bán vé máy bay, tổ chức cho các đoàn doanh nghiệp đi khảo sát như: chi phí cho quảng cáo, trưng bày hàng mẫu, chi phí về nhiên liệu, các chi phí sửa chữa thường xuyên, chi phí cho bảo quản hàng hoá, chi phí cho tiếp khách, bưu điện phí, lương v.v. Tuy vậy, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty vẫn tăng 61.058.010(đ) với tốc độ 39,71% năm 2003 so với năm 2002.

 

doc96 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1493 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm tố chức ttót công tác thanh toán và quản lý công nợ trong hoạt động kinh doanh của Công ty Dịch vụ và Thương mại - TSC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dáng gọn nhẹ..., công ty quyết định phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường Nhật bản. trong những năm 1996 đối năm 1998, mặt hàng của công ty ngày càng được mở rộng hơn với những sản phẩm sơn mài cốt gỗ và cốt tre, khảm tai, hàng thổ cẩm.... Việc phát triển mặt hàng thủ công mỹ nghệ đã làm cho doanh thu của TSC không ngừng được nâng cao. Ngoài ra TSC còn thực hiện một số các hoạt động như: Cung cấp các dịch vụ để tổ chức các hội chợ triển làm trong và ngoài nước, các hội nghị , hội thảo thương mại, trưng bày hàng mẫu hoặc các hoạt động có tính chất tương tự. Cung cấp trụ sở làm việc, phương tiền đi lại, trang thiết bị vàlao động cần thiết cho hoạt động các công ty nước ngoài tại Việt nam. Kinh doanh các tư liệu tiêu dùng và tư liệu sản xuất. Kinh doanh các dịch vụ khác có tính chất thương mại theo yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. Để tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh của mình TSC mở các tài khoản tiển mặt tại Việt nam và ngoại tệ ở các ngân hàng: ngân hàng Ngoại thương Việtnam chi nhánh tại Hà nội, ngân hàng Chingfon và ngân hàng EXIM bank. Tổ chức bộ máy quản lý và mạng lưới kinh doanh của công ty TSCT TSC là một doanh nghiệp trực thuộc VCCI và được thành lập theo mô hình tổ chức công ty tại văn bản 283/CP của Chính phủ, trụ sở chính đặt tại 33 – Bà Triệu – Hà nội. Trong thời gian 15 năm hoạt động, công ty đã tạo được cơ cấu tổ chức quản lý và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách khoa học, nghiêm túc và phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Điều này có được một phần nhờ sự điều chỉnh nhân sự một cách hợp lý, với một bộ máy cơ cấu tinh giản, gọn nhẹ quan tâm đến nhiều trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công nhân viên hơn là số lượng người lao động nhiều hay ít. Hiện nay, tỏng số lao động thường xuyên tại trụ sở công ty là 72 trong đó có 63 người đã thuộc biên chế. Toàn công ty có khoảng 92% số nhân viên đạt trình độ đại học và trên đại học, 5 lái xe không có trình độ đại học, số còn lại tất cả đều đang theo học tiếp nhằm hoàn thành mục tiêu đại học hoá 100% cán bộ công nhân viên của TSC. Đứng đầu Công ty là Giám đốc. Giám đốc là chủ tài khoản của công ty ở các ngân hàng, là người tổ chức điều hành mọi hoạt động của công ty theo chế độ thủ trưởng và là người chụi trách nhiệm toàn diện trước ban lãnh đạo của VCCI, trước pháp luật và toàn bộ cán bộ công nhân viên về mọi hoạt động làm ăn của công ty. Cùng giúp việc với giám đốc có hai phó giám đốc. Hiện nay, tại trụ sở có 4 trung tâm và Phòng tổng hợp kế toán tài vụ: Trung tâm Giao dịch thương mại và lữ hành quốc tế: tổ chức các hoạt động lữ hành quốc tế và nội địa, làm đại lý vé máy bay cho hãng Hàng không Việt nam Airlines và dịch vụ bán vé máy bay cho Hãng hàng không nội địa và quốc tế khác. Trung tâm xuất nhập khẩu và dịch vụ hải quan: kinh doanh xuát nhập khẩu và uỷ thác xuất nhập khẩu, làm dịch vụ thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất nhậpkhẩu, dịch vụ giao nhận và vận chuyển hàng hoá theo uỷ quyền của khách hàng. Trung tâm tư vấn đầu tư và hỗ trợ kinh doanh: cung cấp các dịch vụ thông tin kinh tế, đầu tư giúp các đối tác tìm hiểu các chính sách luật pháp để lôi kéo đầu tư cho các doanh nghiệp trong nước tìm kiếm, lựa chọn đối tác có hiệu quả. Trung tâm hợp tác nhân lực quốc tế và đào tạo: xuất khẩu lao động và chuyên gia, tổ chức và hợp tác đào tạo, học tập các kỹ năng chuyên môn ngắn hạn đáp ứng yêu cầu của Bộ Lao động và Thương binh xã hội. Phòng tổng hợp kế toán tài vụ: thu thập và xử lý cung cấp toàn bộ thông tin về tài chính của doanh nghiệp, cụ thể là xây dựng kế hoạch tiền vốn, cung ứng kịp thời tiền vốn cho toàn bộ hoạt động kinh doanh ở công ty, quản lý và giám sát việc sử dụng vốn của công ty và các đơn vị phụ thuộc. Định kỳ Phòng kế toán tài vụ lập báo cáo kế toán quyết toán của toàn công ty theo quy định của Nhà nước, trình duyệt quyết toán các báo cáo kế toán với cấp trên. Ngoài ra Công ty còn có bốn chi nhánh trong nước: Chi nhánh TSC thành phố Hồ Chí Minh Chi nhánh TSC thành phố Hải Phòng Chi nhánh TSC thành phố Đà nẵng Chi nhánh TSC Thành phố Cần Thơ. 5. Một số kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TSC hai năm 2002-2003. Bảng 1: kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TSC năm 2002-2003 STT Chỉ tiêu Mã số Năm 2002 Năm 2003 1 2 3 4 5 Tổng doanh thu 01 53.904.477.861 74.436.375.317 Các khoản phải trừ 03 0 0 1 Doanh thu thuần 10 53.904.477.861 74.436.375.317 2 Giá vốn hàng bán 11 50.760.982456 70.339.760.993 3 Lợi nhuận gộp 20 3.143.495.405 4.096.614.324 4 Chi phí bán hàng 21 1.886.338.765 2.539.024.264 5 Chi phí quản lý doanh nghiệp 22 1.103.410.380 1.342.785.790 6 Lợi nhuận từ HĐKD 30 153.746.260 214.804.270 Thu nhập từ HĐTC 31 18.963.640 20.188.801 Chi phí từ HĐTC 32 1.797.303 2.016.145 7 Lợi nhuận từ HĐTC 40 17.166.337 18.739.059 Thu nhập bất thường 41 229.818.540 244.169.901 Chi phí bất thường 42 34.881.896 42.922.916 8 Lợi nhuận bất thường 50 194.936.644 201.246.985 9 Tổng lợi nhuận trước thuế 60 365.849.241 434.790.314 10 Thuế thu nhập DN phải nộp 70 117.071.757 139.132.900 11 Lợi nhuận sau thuế 80 248.777.484 295.657.413 Qua một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TSC hai năm 2002-2003 thấy quy mô các hoạt động kinh doanh có xu hướng phát triển cụ thể là: Tổng doanh thu măm 2003 tăng 38,9% so với năm 2002, số tuyệt đối tăng 20.531.897.456 (đ). Do các khoản phải trừ là bằng 0 nên doanh thu thuần chính bằng tổng doanh thu. Doanh thu TSC tăng lên chủ yếu là từ xuất khẩu hàng hoá, sau đó đến đại lý vé cho hàng Việt nam airlines và xuất khẩu lao động ra nước ngoài. Tốc độ tăng của giá vốn hàng bán chỉ cao hơn chút ít so với tốc độ tăng doanh thu (38,57% so với 38,09%) làm cho lợi nhuận gộp tăng 30,32% số tuyệt đối tăng 953.118.919 (đ). Các chỉ tiêu chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đều. Chi phí bán hàng tăng 652.685.499(đ) với tốc độ 34,60%; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 239.375.410(đ) với tốc độ 21,69%. Đây là các khoản chi phí thường xuyên bỏ ra phục vụ cho các hoạt động xuất khẩu hàng hoá, bán vé máy bay, tổ chức cho các đoàn doanh nghiệp đi khảo sát như: chi phí cho quảng cáo, trưng bày hàng mẫu, chi phí về nhiên liệu, các chi phí sửa chữa thường xuyên, chi phí cho bảo quản hàng hoá, chi phí cho tiếp khách, bưu điện phí, lương v.v... Tuy vậy, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty vẫn tăng 61.058.010(đ) với tốc độ 39,71% năm 2003 so với năm 2002. Không chỉ có lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, mà lợi nhuận từ các hoạt động tài chính và hoạt động bất thường cũng tăng, tuy nhiên tốc độ tăng không cao bằng hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng 9,16%, còn lợi nhuận bất thường tăng 3,24% năm 2003 so với năm 2002. Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước về thuế thu nhập daonh nghiệp. Năm 2003 khoản này tăng 18,84% so với năm 2002. Tóm lại trong hai năm 2002-2003, Công ty Dịch vụ và Thương mại –TSC đã thể hiện công ăn việc làm phát đạt của mình qua sự tăng trưởng cụ thể của các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận làm cho mức thu nhập bình quân toàn Công ty tăng lên, ngày càng nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. nhưng tốc tăng của chi phí vẫn cao ảnh hưởng tới việc tối đa hoá sức tăng lợi nhuận. Cần có biện pháp phù hợp nhằm giảm bớt chi phí của doanh nghiệp, thúc đẩy hơn nữa hoạt động kinh doanh của công ty, đưa TSC trở thành công ty hàng đầu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty TSC Bảng 2: tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty TSC năm 2002-2003 Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 1 2 3 Tài sản A. TSLĐ & ĐTNH 13.442.775.899 19.479.311.258 I. Tiền 1.070.514.626 819.369.994 II. Các khoản ĐTTC ngắn hạn III. Các khoản phải thu 10.792.145.759 11.828.493.039 IV. Hàng tồn kho 1.210.395.100 6.405.342.374 V. TSLĐ khác 369.720.414 426.105.851 VI. Chi phí sự nghiệp B. TSCĐ & ĐTDH 1.397.125.583 933.369.263 I. TSCĐ 817.727.569 353.722.360 II. Các khoản ĐTTC dài hạn 60.000.000 60.000.000 III. CPXDCB dở dang IV. Các khoản ký quỹ, ký cước dài hạn 519.398.01 519.646.903 Tổng cộng Tài sản 14.839.901.482 20.412.680.521 Nguồn vốn A. Nợ phải trả 8.582.278.724 14.475.258.226 I. Nợ ngắn hạn 8.321.219.480 14.386.364.256 II. Nợ dài hạn III. Nợ khác 261.059.244 88.893.970 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 6.257.622.758 5.937.422.295 I. Nguồn vốn quỹ 6.257.622.758 5.937.422.295 II. Nguồn kinh phí Tổng cộng nguồn vốn 14.839.901.482 20.412.680.521 Tổng tài sản (tổng nguồn vốn) của công ty TSC năm 2003 tăng 37,55% so với năm 2002, số tuyệt đối tăng 5.572.779.039 (đ) tromh đó: Xét về phần tài sản: Tài sản tăng chủ yếu do TSLĐ & ĐTNH năm 2003 tăng 44,91% so với năm 2002, số tuyệt đối tăng 6.035.535.359 (đ) trong khi đó TSLĐ & ĐTDH giảm 33,19%, số tuyệt đối giảm 463.756.320 (đ). Điều này là hợp lý khi tỷ trọng TSLĐ & ĐTNh lớn và tăng lên vì TSC là Công ty kinh doanh diạch vụ và thương mại. Xét về nguồn vốn: Nợ phải trả năm 2003 tăng 68,66% so với năm 2002, số tuyệt đối tăng 5.892.979.502 (đ). Còn nguồn vốn chủ sở hữu giảm 5,12% năm 2003 so với năm 2002, số tuyệt đối giảm 320.290.463 (đ). II. tình hình tổ chức công tác thanh toán tại TSC Chỉ trong 15 năm khoảng thời gian không pahỉ là dài, nên kinh tế Việt nam đã thay đổi cục diện một cách nhanh chóng và phát triển không ngừng với sự góp phần của các danh nghiệp đã tồn tại cùng hàng loạt daonh nghiệp ra đời trong thời gian này. Cái khó khăn của những doanh nghiệp ra đời trong thời kỳ đổi mới không phải ở chỗ còn mang nặng tư tưởng bao cấp – hoạt động theo kế hoạch giao nộp theo chỉ tiêu – mà là buổi trứng nước nằm trong lòng một cơ chế thị trường có chọn lọc và cạnh tranh khốc liệt. Được thành lập năm 1989, Công ty TSC không nằm ngoài con số đó. Một trongnhững thuận lợi bậc nhất cảu TSC là không đơn phương độc mã trên thương trường mà có bàn tay đỡ đầu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam vào thời kỳ non trẻ. TSC hoạt động theo phương thức hạch toán độc lập, một mặt cải tạo nguồn tài chính để bù đắp nhẵng chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh; mặt khác, hàng năm công ty còn phải trích nộp ngân sách của VCCI để VCCi có điều kiện trang trải các công tác nghiệp vụ của mình. Tất nhiên TSC được cung cấp vốn ban đầu và trong quá trình hoạt động, có thể được cấp thêm vốn khi thực sự cần thiết hoặckhi thua lỗ, khi có nhu cầu đầu tư một số lượng vốn lớn vào quy trình sản xuất – kinh doanh. Song không vì thế mà hoạt động TSC trở thành “được bao cấp” hoàn toàn trong lòng VCCI. ý thức rõ tính phức tạp và luôn biến động của môi trường kinh doanh, trong kỳ tổng kết cuối mỗi năm, TSC đồng thời đưa ra ngay kế hoạch cụ thể cho công tác thu chi tài chính cho năm mới. Kế hoạch này do một tay kế toán trưởng trực tiếp lập ra và với sự nhất trí thông qua của toàn Ban giám đốc, và kế hoạch đó được xem như định hướng cho việc thực hiện trong năm. để đảm bảo cho tình hình tài chính Công ty luôn thông suốt và an toàn, thực hiện theo kế hoạch chưa thể đủ như bao doanh nghiệp khác, TSC đặc biệt chú trọng đến công tác thanh toán và quản lý công nợ một cách chặt chẽ. Để theo dõi sát sao hoạt động kinh doanh nói chung và tình hình công nợ nói riêng, TSC có các kế toán riêng cho từng Trung tâm và có kế toán tổng hợp, kế toán tiền gửi ngân hàng, thuế... cho toàn công ty. Để linh hoạt trong quá trình thanh toán cả khâu mua và bán hàng hoá, dịch vụ, TSC áp dụng cả hai phương thức thanh toán dùng tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt. Sự chênh lệch nhiều hay ít của việc sử dụng hai phương thức thanh toán này khác nhau và phụ thuộc vào đặc thù kinh doanh của từng trung tâm. Và sự đa dạng trong việc thanh toán tại các trung tâm sẽ được cụ thể hoá qua việc xem xét tình hình thanh toán của Công ty với các đối tượng khác nhau sau đây: Tình hình thanh toán với người mua, người bán Do đặc thù tổng quát nhất của TSC là cung cấp dịch vụ và kinh doanh xuất nhập khẩu nên quan hệ côngnọ với người mua và người bán trước hết và chủ yếu tại trung tâm xuất nhập khẩu và dịch vụ thủ tục hải quan. Hàng hoá xuất nhập khẩu của trung tâm là hàng mây tređan và thủ công mỹ nghệ thường bắt nguồn từ các làng nghề như: hàng thêu từ Hải Hưng, hàng cói từ Ninh Bình, gốm từ Bát Tràng, hàng mây tređan từ Chúc Sơn (Hà Tây), hàng xương sừng từ Thường Tính, hàng lá buông từ thnàh phố Hồ Chí Minh, hàng sơn mài từ Sông Bé...Trung tâm xuất nhập khẩu của TSC gần như thay thế cho các chủ tổ hợp sản xuất tại các làng nghề – những người khó có thể đứng ra kinh doanh về mặt hàng này – loại mặt hàng chủ yếu dùng cho xuâtkhẩu. Chính sách ưu đãi có được sử dụng hay không, vì thế không phụ thuộc vào khả năng cung cầu mà phụ thuộc vào khả năng đầu tư của TSC . Nhờ có những trung tâm xuất nhập khẩu như ở TSC mà nhu cầu được xác định rõ ràng, từ đó ấn định được luôn người mua, khôí lượng hàng hoá , chất lượng , mẫu mã... theo tưng hợp đồng cụ thể.Như vậy ,có thể nói chủ yếu TSC kinh doanh theo các đơn đặt hàng, chính các đơn đặt hàng này tạo ra công ăn việc làm thu hút lực lượng lao động ở nông thôn, vì thế TSC được quyền quyết định về giá nhiều hơn và các phương pháp chiết khấu hay giảm giá, từ phía người cung cấp dành cho TSC lúc này không thành vấn đề .TSC có những tổ chức sản xuất gia công riêng cho mình, có thể nói TSC thường xuyên làm các mặt hàng mẫu rồi đem đi chào, sau khi được sự xác nhân j của khách hàng về mẫu mã, chất lượng,số lượng và ký hợp đồng, TSC cho sản xuất theo đúng các tiêu chuẩn đã đặt . Thực tế, phần chiết khấu hay giảm giá đã nằm trong đàm phánvề giá của TSC với các nhà cung cấp trong mỗi hợp đồng. Thông thường , đối với các nhà cung cấp sản phẩm từ trong nước, trung tâm xuất nhập khẩu trả tiền hàng trực tiếp cho người bán bằng tiền Việt hoặc USD và việc thanh toấn thường được thực hiên thưo từng lô hàng hay đơn đặt hàng.Còn đối với việc nhập hàng hoá từ nước ngoài hoặc quan hệ với các nhà nhập khẩu nước ngoài và khách mua trong nước , việc sủ dụng các phương thức thanh toán của trung tâm rất đa dạng: với khách tong nước m trung tâm thanh toán qua séc và uỷ nhiệm chi, với các khách ngoại quốc sử dụng phương thức thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) , thanh toán bằng phương thức chuyển tiền với các đièu kiện D/a, D/P, TTR. Các giao dịch thanh táon quốc tế của trung tâm thường được thực hiên qua VietcomBank. Để thực hiện được các giao dịch này qua ngân hàng ,cho mỗi thương vụ , trung tâm phải trả cho ngân hàng moọt số khoản phí theo quy ssịnh như:phí mở L/C, điện phí ,phí thanh toán. Hàng thủ công mỹ nghệ và mây tre đan có giá trị nhỏ,vả lại TSC tạo được uy tín và mối quan hệ khách hàng truyền thống với các nhà cung cấp nên Công ty không thuờng xuyên phải ứng trước một số tiền mang tính chất đặt cọc.Tuy nhiên, cũng phải nói rằng các trường hợp trả ngay, trả trước hay ttrả chậm đều tuỳ thuộc giữa Công ty với từng người bán khác nhau và theo từng hợp đồng.Thật vậy, chỉ có năm2002, tại trung tâm phát sinh số tiền trả trước khá lớn cho dịch vụ vận tải: 30.050.503(đ), năm 2003 con số này bằng 0 . Năm 2003, khoản trung tâm phải trả cho nhà cung cấp tăng so với năm 2002 khá lớn trong đó chủ yếu là phải trả cho nhà cung cấp hàng hoá phục vụ cho xuất nhập khẩu, sau đó đến các nhà cung cấp hàng cho xuất nhập khẩu ( sợi tơ Výeco, ôtô NTT...). Cụ thể năm 2003 số phải trả người bán là 207.386.668 (đ) , đó là số tiền trung tâm nợ các cơ sở cung cấp như tổ thêu xuất khẩu Thanh Hà, Công ty sản xuất hàng xuất khẩu Cát Đằng, Công ty sơn mài Thành Linh,Xí nghiệp mây đan xuất khảu Chúc Sơn... Trung tâm xuất nhập khẩu và dịch vụ thủ tục hải quan của TSC bán các sản phẩm của mình cho cả khách hàng truyền thống của Công ty là Nhật B ản, chính vì thế mà TSC có ba chi nhánh ở Nhật Bản đặt tại ba thành phố lớn: Osaka,Tokyo và Kobe.Riêng đối với khách hàng là Nhật Bản , TSC không bao giờ phải nghĩ đến việc làm thế nào đẻ hối thúc thanh toán hay lo lắng vì bị họ chiếm dụng vốn bất hợp pháp vì đặc tính đảm bảo của bạn hàng Nhật. Khi bạn hàng đã quen thuộc thì trách nhiệm của họ trong hợp đồng rất cao, đây là những người làm việc rất sòng phẳng và có uy tín . Tuy nhiên, không phải chỉ có bán một mình Nhật Bản, cũng do có khách hàng khác mà khoản phải thu khách hàng cua trung tâm xuất nhập khẩunăm 2003 tăng so với năm 2002 (174.086.939 (đ) năm 2003 và 70.125.750 (đ) năm 2002). Công nợ với người mua còn phát sinh đáng kể tại đại lý vé máy bay cho hãng Airlines ( thường gọi tắt là phòng vé) thuộc trung tâm giao dịch và lữ hành quốc tế. Khi bắt đầu làm đại lý cho các hãng Hàng Không Airlines, Công ty TSC phải đặt cọc một khoản cố định trong suốt quá trình làm đại lýlà 15.000 USD theo qui định chung của Airlines và các khi thanh toán ,TSC được trừ luôn hoa hồng đại lý được hưởng : hoa hồng cho vé quốc nội là3% và vé quốc ngoại là 7%.Nếu khách hàng chưa thanh toán cho Công ty ( Công ty cho nợ0 thì Công ty vẫn phải hàon trả tiền cuả số vé đã kaays theo kỳ cho Airlines, rồi mới được cấp tiếp đợt vé mới, số vé sẽ cung cấp theo nhu cầu của TSC. Khách đến mua vé nếu là khách vãng la, là các cá nhân mua lẻ, họ thường thanh toán tiền vé bằng tiền mặt và trả ngay, còn nếu là khách tập thể mua nhiều vé một lúc, có thể thanh toán bằng tiền mặt trực tiếp hoặc thanh toán bằng séc và chuyển trả thẳng vào tài khoản tiền gửi của Công ty ở ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. Thông thường Công ty cho phép số ngày trả chậm tối đa là 10 ngày dược ghi trong hợp đồng. Đối với khách hàng có nhu cầu tư vấn, Công ty áp dụng chế độ thanh toán riêng. Mỗi dự án dược ký hợp đồng đòi hỏi tốn nhiều thời gian và chi phí cho việc nghiên cứu thị trường, hoàn tất thủ tục v.v... Khách hàng sau khi ký hợp đồng phải trả trước 70% giá trị dự án. Khách hàng với loại dịch vụ này thường là người nước ngoài tìm hiểu các thông tin về thị trường và luật pháp Việt nam nên khó có thể thực hiện việc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, chủ yếu họ thanh toán cho TSC bằng séc qua ngân hàn. sau khi dự án hoàn thành, khách hàng sẽ trả nốt 30% còn lại. Như vậy qua xem xét tình hình thanh toán với người mua người bán của toàn công ty thấy séc là phương thức được sử dụng nhiều nhất trong số phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, còn L/C do hầu như chỉ có trung tâm xuất nhập khẩu sử dụng nên chiếm tỷ trọng không lớn trên tổng doanh thu bán hàng toàn công ty. Qua thống kê kết quả sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tại TSC ta thấy: Tỷ trọng thanh toán bằng séc / tổng DTBH ằ 60% Tỷ trọng thanh toán bằng L/C / tổng DTBH ằ 20% Tỷ trọng thanh toán bằng uỷ nhiệm thu / tổng DTBH ằ 12% Tỷ trọng thanh toán bằng uỷ nhiệm chi / tổng DTBH ằ 8% Tình hình thanh toán với cán bộ công nhân viên Các khoản cần thanh toán với cán bộ công nhân viên đều được TSC hoàn trả đúng thời hạn, không có tình trạng trì hoãn hoặc chậm trả cho cán bộ công nhân viên. thực chất hai năm 2002-2003, số dư trên tài khoản phải trả công nhân viên đều bằng 0 chứng tỏ công ty hoàn thành tốt việc thanh toán cho nhân viên. Đối với lương, TSC tả cho người lao động theo quy định của Nhà nước lương cơ bản mức 290.000 (đ) tuỳ theo hệ số lương, hệ số phụ cấp thu nhập và số ngày công thực tế của từng người lao động trong công ty. Ngoài ra hàng tháng cán bộ công nhân viên thường được tả thêm khoản phụ cấp, tiền thưởng,... khoản này nhiều hay ít còn phụ thuộc vào tình hình kinh doanh và lãi thu được của từng trung tâm. Tổng quỹ lương toàn công ty năm 2002 là 1.038.428.000 (đ), năm 2003 là 1.023.640.000 (đ), giảm 1,42%. Mặc dù tổng quỹ lương giảm song mức thu nhập bình quân /người/tháng năm 2003 lại tăng 10,9% so với năm 2002. Số cụ thể lương bình quân năm 2003 = 1.266.291 (đ), năm 2002 = 1.096.150 (đ). Tình hình thanh toán với ngân sách nhà nước Mặc dù là một doanh nghiệp đoàn thể song như bao loại hình doanh nghiệp khác, TSC cũng thực hiện nghĩa vụ của mình với Nhà nước bằngviệc nộp các khoản thuế, phí, lệ phí cho Ngân sách Nhà nước. Các loại thuế chủ yếu mà TSC phải nộp bao gồm thuế giá trị gia tăng phải nộp, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thu trên vốn và các loại thuế khác. Công ty nộp thuế cho Nhà nước theo hình thức chuyển khoản thường xuyên hơn là nộp tiền trực tiếp bằng tiền mặt. Khi có giấy báo nộp thuế gửi TSC, Công ty đến Ngân hàng Ngoại thương Việt nam đề nghị chuyển số tiền cần nộp từ tài khoản tiền gửi của TSC sang tài khoản người thu tiền. Tổng số thuế và các khoản phải nộp trong năm 2002 là 130.797.210 (đ), số phải nộp năm 2003 là 8.240.080.482 (đ) và năm 2003, TSC đã nộp 8.450.317.464 (đ) chiếm 100,95% tổng số thuế phải nộp trong năm. Sự hoàn thành nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước này một phần do số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khầu trừ lớn hơn số thuế giá trị gia tăng đầu ra làm cho số phải nộp trong năm 2003 là - 79.423.772 (đ) nghĩa là Công ty sẽ được Nhà nước hoàn thuế. Tình hình thanh toán các khoản phải thu, phải trả nội bộ Là một doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam, song với quy mô lớn ngang tầm với Tổng công ty, TSC đã có bốn chi nhánh và nếu chỉ kể thêm trụ sở tại 33 Bà triệu thì có bốn trung tâm trực thuộc. Các trung tâm hạch toán độc lập, có hai trung tâm được mở tài khoản riêng tại Vietcombank là trung tâm xuất nhập khẩu và trung tâm giao dịch thương mại và lữ hành quốc tế. Ngoài ra hai trung tâm hợp tác nhân lực và trung tâm tư vấn sử dụng cùng tài khoản Công ty. Chính vì thế việc thu hộ, chi hộ phát sinh thường xuyên ở Công ty dẫn đến việc phát sinh các khoản phải thu nội bộ, phải trả nội bộ. Năm 2003, khoản phải trả nội bộ là 8.063.026.091 (đ) vượt 225,81% so với năm 2002 (2.474.760.212 (đ)0, chênh lệch số tuyệt đối là 5.588.265.879 (đ), có sự chênh lệch lớn này là do việc thu hộ của Công ty lớn hơn so với chi hộ trung tâm hợp tác nhân lực quốc tế và đào tạo. Ngược lại, các khoản thu nội bộ phát sinh nhièu với trung tâm tư vấn đầu tư và hỗ trợ kinh doanh xuất phát từ việc Công ty trả hộ trung tâm các chi phí liên quan đến các dự án nghiên cứu thị trưởng. Tình hình vay vốn và trả nợ Do một trong những đặc thù chính là dịch vụ nên để đảm bảo an toàn TSC khai thác tiềm năng nội bộ là chủ yếu. Tuy nhiên không thể không nói là không cso trường hợp cần vay vốn, đó là khi có nhu cầu về tiền để phòng vé hoàn trả cho hàng airlines thì chưa thu được tiền của khách hàng hoặc có dự án kinh doanh lớn từ trung tâm xuất nhập khẩu. Lúc này Công ty không cần vay ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng mà vốn cố gắng được huy động từ các cán bộ công nhân viên của chính các trung tâm có nhu cầu về vốn. Các khoản này thường là vay ngắn hạn và thời gian trả phụ thuộc trự c tiếp vào sự thoả thuận giữa các trung tâm với nhân viên và phụ thuộc vào nhiều thương vụ có sử dụng vào tiền vay đó. Cũng vậy, lãi suất vay tuỳ thuộc vào sự thoả thuận và nếu có tính lãi suât thường không vượt quá lãi suất ngân hàng. Việc huy động vốn thường xảy ra tại Phòng đại lý vé máy bay nhiều nhất, tại đây do pahỉ trả tiền cho hàng airlines theo định kỳ nên đối khi Công ty chưa thu được tiền của khách hàng gây ra tình trạng thiếu tiền bất chợt. Nhưng không phải lúc nào cũng cần thết vay vốn, việc huy động vốn chỉ xảy ra một đến hai lần trong một năm. Do có sự tính trước cho số lượng vé một đợt, cho mỗi lô hàng xuất, nhập nên các nhu cầu về tiền không phải là quá lớn và vì vậy ít ki việc huy động vốn từ cán bộ coong nhân viên chưa đủ đòi hỏi phải vay thêm bên ngoài. Năm 2002, số vay từ cán bộ công nhân viên lạ 305.421.240 (đ), năm 2003 là 91.195.875 (đ), giảm 70,14% so với năm 2003, số tuyệt đối giảm 214.225.365 (đ). Tình hình thanh toán với người lao động đi Đài loan – khách hàng trung tâm hợp tác nhân lực quốc tế và đào tạo Tình trạng thất nghiệp đang ngày càng gia tăng chủ yếu tập trung ở lực lượng lao động chưa có chuyên môn kỹ thuật và tỷ lệ thất nghiệp thường thấp hơn ở vùng nông thôn và các xa xôi heo lánh làm cho dòng di chuyển dân cư và lao động từ nông thôn ra thành thị ngàu càng lớn. Với chức năng xuát khẩu lao động là chính, trung tâm hợp tác nhân lực quốc tế và đào tạo được coi là người môi giới giúp lao động (chủ yếu là nông thôn) tìm được các việc làm phù hợp ở Đài loan và Malaysia. Là bên trung gian, TSC được hưởng số tiền theo tỷ lệ với lương người lao động hàng tháng và thu phí môi giới chuyển trả cho bên Đài loan và Malaysia. để thuận lợi cho công tác thanh toán với môi giới nước ngoài, TSC mở tài khoản tiền việt và USD ở ngân hàng ngoại thương Hà nội và ngân hàng Chinfon bằng uỷ nhiệm chi và Công ty được hưởng 12% trên lương người lao động (số lương quy định là 500$/tháng/người) theo quy định của Cuch quản lsy lao động. Định kỳ ngày 08-10 hàng tháng , phía đối tác nước ngoài sẽ chuyển tiền lương người lao động về Công ty qua ngân hàng Chinfon. Về phía người lao động, sau khi ký hợp đồng với TSC, người lao động viết giấy uỷ quyền (theo mẫu do TSC cấp) cho người nhà hàng tháng lĩnh lương. họ có thể nhận lương theo hai cách: lĩnh trực tiếp tại phòng kế toán hoặc có thể nhận qua tài khoản cá nhân tại ngân hàng địa phương và có thể lĩnh tiền Việt hoặc đô la tuỳ ý. Về phía người lao động nhân lương qua ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1323.doc
Tài liệu liên quan