Luận văn Một số giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2009 – 2015

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA DNN&V VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM 3

1. ĐẶC ĐIỂM CỦA DNN&V: 3

1.1. Khái niệm DNN&V: 3

1.2. Đặc điểm của DNN&V: 4

1.2.1. Về vốn kinh doanh: 5

1.2.2. Về tổ chức quản lý doanh nghiệp và người lao động: 6

1.2.3. Về công nghệ: 7

1.2.4. Về lĩnh vực hoạt động: 8

1.2.5. Về địa bàn hoạt động: 8

2. VAI TRÒ CỦA DNN&V VỚI PHÁT TRIỂN KT – XH Ở VIỆT NAM. 10

2.1. DNN&V đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của cả nước. 10

2.2. Góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 11

2.3. Đóng góp vào ngân sách nhà nước. 12

2.4. DNN&V góp phần giải quyết việc làm, giảm áp lực về thất nghiệp. 12

2.5. DNN&V làm đối tác liên kết làm tăng sức mạnh của các doanh nghiệp lớn: 13

3. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DNN&V: 14

3.1. Ưu, nhược điểm của DNN&V: 14

3.1.1. Ưu điểm: 14

3.1.2. Hạn chế, tồn tại: 15

3.2. Các nhân tố tác động đến DNN&V: 16

3.2.1. Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. 16

3.2.2. Môi trường pháp lý và các chính sách vĩ mô. 17

4. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN DNN&V Ở VIỆT NAM. 19

4.1. Sự phát triển về số lượng các DNN&V ở Việt Nam. 20

4.2. Sự phát triển của DNN&V phân theo nguồn vốn, lao động và ngành nghề kinh doanh. 21

5. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DNN&V Ở MỘT SỐ TỈNH. 26

5.1. Chính sách phát triển DNN&V ở tỉnh Đồng Nai: 26

5.2. Chính sách phát triển DNN&V của tỉnh Bình Dương. 29

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DNN&V TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2001- 2008. 31

1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH PHÚ THỌ: 31

1.1. Đặc điểm tự nhiên, vị trí địa lý. 31

1.1.1. Vị trí địa lý: 31

1.1.2. Khí hậu: 32

1.1.3. Đặc điểm địa hình: 32

1.2. Tình hình KT – XH của tỉnh: 32

1.2.1. Về tăng trưởng kinh tế: 32

1.2.2. Về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: 34

1.2.3. Về chuyển dịch cơ cấu lao động: 35

1.2.4. Về đầu tư phát triển: 36

2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DNN&V Ở TỈNH PHÚ THỌ: 38

2.1. Quá trình hình thành và sự phát triển về số lượng của các DNN&V. 38

2.2. Tình hình giải thể, phá sản và chuyển đổi hình thức sở hữu của các DNN&V Phú Thọ trong giai đoạn 2001 – 2008: 39

2.3. Sự phát triển DNN&V theo loại hình doanh nghiệp. 40

2.4. Thực trạng về vốn của các DNN&V. 41

2.4.1. Số lượng DNN&V theo quy mô vốn đăng ký. 41

2.4.2. Vốn TB của các DNN&V: 44

2.4.3. Về cơ cấu vốn. 46

2.5. Thực trạng về nguồn nhân lực của các DNN&V. 46

2.5.1. Số lượng lao động trong các DNN&V. 46

2.5.2. Chất lượng nguồn nhân lực: 47

2.6. Sự phát triển DNN&V theo cơ cấu ngành. 48

2.7. Sự phân bố DNN&V trên địa bàn tỉnh. 50

2.8. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNN&V. 51

3. THỰC TRẠNG VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC DNN&V: 52

3.1. Thực trạng về môi trường kinh doanh: 52

3.1.1. Môi trường hành chính, pháp lý. 52

3.1.2. Thực trạng môi trường kinh tế. 54

3.1.3. Thực trạng các chính sách vĩ mô đối với DNN&V Phú Thọ. 55

3.1.4. Thực trạng về môi trường công nghệ. 58

3.2. Thực trạng về hoạt động của thị trường. 59

4. ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN DNN&V Ở TỈNH PHÚ THỌ. 61

4.1. Đóng góp của DNN&V với sự phát triển kinh tế xã hội Tỉnh Phú Thọ. 61

4.1.1. Đóng góp về mặt kinh tế. 61

4.1.2. Đóng góp về mặt xã hội. 63

4.2. Một số tồn tại, hạn chế trong quá trình phát triển DNN&V. 63

4.2.1. Một số tồn tại, hạn chế: 63

4.2.2. Một số nguyên nhân chủ yếu: 66

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DNN&V TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 69

2009- 2015. 69

1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DNN&V Ở TỈNH PHÚ THỌ: 69

1.1. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN DNN&V CỦA TỈNH: 69

1.1.1. DNN&V có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển KT – XH của tỉnh Phú Thọ. 69

1.1.2. Tỉnh sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các DNN&V hoạt động. 70

1.1.3. DNN&V được ưu tiên phát triển trong các ngành mà tỉnh có lợi thế. 73

1.1.4. DNN&V được khuyến khích phát triển trong những ngành và lĩnh vực khai thác được lợi thế của DNN&V. 73

1.2. Định hướng phát triển DNN&V giai đoạn 2009 – 2015. 74

1.2.1. Định hướng về quy mô và số lượng DNN&V. 74

1.2.2. Định hướng theo cơ cấu ngành kinh tế. 76

1.2.3. Định hướng phát triển theo lãnh thổ. 78

1.2.4. Định hướng theo loại hình doanh nghiệp: 79

1.2.5. Định hướng về phát triển nguồn lực. 81

2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DNN&V Ở PHÚ THỌ. 82

2.1. Đổi mới quản lý Nhà nước đối với DNN&V Phú Thọ. 82

2.2. Khuyến khích thành lập và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội DNN&V ở Phú Thọ. 84

2.3. Hoàn thiện các chính sách vĩ mô đối với các DNN&V Phú Thọ. 87

2.3.1. Chính sách về khuyến khích thành lập các DNN&V. 87

2.3.2. Chính sách ưu đãi về vốn và tín dụng. 88

2.2.3. Chính sách đất đai 89

2.3.4. Chính sách khuyến khích cạnh tranh 89

2.3.5. Chính sách hỗ trợ về công nghệ 90

2.3.6. Chính sách phát triển nhân lực 91

2.4. Tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp lớn và DNN&V trên địa bàn tỉnh. 92

2.5. Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DNN&V Phú Thọ. 94

2.5.1. Biện pháp khai thác và mở rộng thị trường 95

2.5.2. Biện pháp đổi mới công tác quản lý trong DNN&V: 98

KẾT LUẬN 100

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

 

 

doc111 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3283 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2009 – 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh nghiệp: Nhìn chung còn yếu kém về năng lực quản lý điều hành, đa số chưa được đào tạo cơ bản về kinh tế và quản lý. Cá biệt có những chủ doanh nghiệp chỉ có trình độ tiểu học. Một số được đào tạo nhưng chưa cơ bản, kiến thức về kinh tế thị trường, hội nhập còn nhiều hạn chế, không phù hợp với cơ chế quản lý mới. Theo khảo sát mới nhất của Sở Kế hoạch đầu tư về trình độ của chủ DNN&V: Có tới 58% chủ DNN&V có trình độ từ trung cấp trở xuống, trong đó 41% có trình độ sơ cấp và phổ thông trung học các cấp. Số chủ DNN&V tốt nghiệp đại học, cao đẳng khoảng 40%. Khả năng phân tích tài chính doanh nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Việc xác định và tính toán các chỉ tiêu hiệu quả các dự án đầu tư và chỉ tiêu hiệu quả của doanh nghiệp chưa được thực hiện một cách chính xác và khoa học. Điều này gây khó khăn cho các DNN&V trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng. Khi xây dựng và đề xuất các dự án sản xuất kinh doanh thì các dự án này chưa đủ sức thuyết phục các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Điều này đã dẫn tới một thực tế là hiện nay ở Phú Thọ vừa thiếu vốn, vừa thừa vốn. Thiếu vốn cho các DNN&V, nhưng các ngân hàng thừa vốn mà không cho vay được bởi các dự án của DN đề xuất không khả thi do năng lực hạn chế về quản lý và xây dựng dự án. 2.6. Sự phát triển DNN&V theo cơ cấu ngành. Để thuận lợi cho quá trình phân tích thực trạng phát triển DNN&V ở tỉnh Phú Thọ, cần phân chia các DNN&V thành 3 ngành NNL, CN – XD và DV. Theo số liệu của tổng cục Thống Kê Phú Thọ thì số DNN&V hoạt động trong lĩnh vực CN – XD chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp sau đó là lĩnh vực DV và sau cùng là ngành NLN. Phú Thọ là một tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản, chủng loại phong phú. Một số loại khoáng sản nổi trội được biết đến đó là Cao lanh – fenspat, đá xây dựng, nguồn cát sỏi,…Do vậy, ngành CN khá phát triển như ngành sản xuất hoá chất, phân bón; công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp dệt may, da giày,… Tỷ trọng các DNN&V hoạt động trong ngành CN- XD có xu hướng tăng trong thời gian qua. Năm 2005 có 499 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này thì đến năm 2008 con số này đã là 1.093 doanh nghiệp tăng hơn 2 lần. Tỷ trọng các DNN&V hoạt động trong lĩnh vực DV giảm nhưng số lượng tuyệt đối thì vẫn tăng lên . Năm 2005 số DNN&V hoạt động trong lĩnh vực DV là 636 DN( chiếm 54,95%) thì đến năm 2008 đã có 972 DN( chiếm 46,11%). Ngành DV là ngành thu hút nhiều DNN&V hoạt động chỉ sau ngành CN- XD. Các DN này hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực giao thông vận tải, cung cấp vật tư, tài chính ngân hàng, giáo dục y tế, du lịch,… Số lượng DNN&V hoạt động trong ngành NLN chiếm tỷ trọng thấp nhất và thay đổi không đáng kể qua các năm. Năm 2005 số DNN&V hoạt động trong lĩnh vực NLN chiếm 1,93% tổng số các DNN&V của tỉnh. Con số này tương ứng vào các năm 2006, 2007 và 2008 là 1,93%; 1,85%; 1,96% và 1,99%. Bảng 2. 12: Số lượng DNN&V hoạt động trong các ngành giai đoạn 2005-2008 Đơn vị: Doanh nghiệp Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 DN Toàn tỉnh DNN&V DN Toàn tỉnh DNN&V DN Toàn tỉnh DNN&V DN toàn tỉnh DNN&V Tổng số 1.234 1.157 1.502 1.413 1.826 1.716 2.240 2.107 Khu vực I 23 22 28 26 35 34 45 42 Khu vực II 574 499 806 714 979 882 1.169 1.093 Khu vựcIII 637 636 668 673 812 800 1026 972 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ Bảng 2. 13: Tỷ trọng các DNN&V hoạt động trong các ngành giai đoạn 2005-2008 Đơn vị: % Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 DN Toàn tỉnh DNN&V DN Toàn tỉnh DNN&V DN Toàn tình DNN&V DN Toàn tỉnh DNN&V Tổng số 100 100 100 100 100 100 100 100 Khu vực I 1,84 1,93 1,87 1,85 1,89 1,96 2,0 1,99 Khu vực II 46,53 43,12 53,66 50,54 53,64 51,4 52,2 51,90 Khu vực III 51,63 54,95 44,47 47,61 44,47 46,64 45,8 46,11 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ Qua các số liệu ta có thể thấy rằng lĩnh vực hoạt động chủ yếu của các DNN&V là ngành CN - XD, DV chứ không phải là ngành NLN. Bởi vì, các ngành này có thể mang lại hiệu quả mà vốn đầu tư ít, thời gian thu hồi vốn ngắn, dễ thay đổi mặt hàng khi có sự biến động của thị trường. 2.7. Sự phân bố DNN&V trên địa bàn tỉnh. Cùng với việc tăng nhanh số lượng các doanh nghiệp nói chung và DNN&V nói riêng do thành lập mới trên địa bàn tỉnh là sự phân bố không đồng đều, phần lớn các doanh nghiệp tập trung ở những nơi có điều kiện KT - XH phát triển. Trong giai đoạn 2001 – 2008, trên địa bàn tỉnh có 1839 DNN&V thành lập mới. Sự phân bố các DN này trên địa bàn tỉnh như sau: Thành phố Việt Trì chiếm 53,89% ( 991 DN), thị xã Phú Thọ 5,17% ( 95 DN), huyện Phù Ninh 7,78% ( 143 DN), huyện Lâm Thao 6,74% ( 124 DN), huyện Thanh Sơn 5,55% ( 102 DN), huyện Đoan Hùng 5,93% (109 DN), các huyện còn lại chỉ chiếm 14,95% ( 275 DN). Bảng 2. 14: Số lượng DNN&V ĐKKD giai đoạn 2001 – 2008 phân bố theo địa bàn Đơn vị: Doanh nghiệp Năm Địa bàn 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng Thành phố Việt Trì 50 82 99 124 125 155 149 207 991 Thị xã Phú Thọ 9 5 10 13 11 15 12 20 95 H. Phù Ninh 11 8 12 19 13 17 29 34 143 H.Lâm Thao 6 9 9 22 19 12 24 23 124 H. Thanh Sơn 10 10 15 13 5 11 14 24 102 H. Đoan Hùng 4 7 8 15 15 9 24 27 109 Các Huyện còn lại 19 23 27 35 27 37 51 56 275 Nguồn: Tính toán theo số liệu của sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ. 2.8. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNN&V. Bảng số liệu dưới đây là kết quả điều tra của Cục Thống kê Phú Thọ về kết quả hoạt động SXKD của các DN nói chung và các DNN&V nói riêng. Bảng 2. 15: Kết quả sản xuất kinh doanh của các DNN&V giai đoạn 2005 – 2007 Đơn vị: Doanh nghiệp. Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số DN lãi Số DN lỗ Số DN lãi Số DN lỗ Số DN lãi Số DN lỗ DN toàn tỉnh 1.065 169 1.314 188 1.598 228 DNN&V 1.016 141 1.241 172 1.508 208 - Khu vực I 22 0 25 2 27 6 - Khu vực II 439 60 628 86 768 114 - Khu vực III 555 81 588 84 712 88 Nguồn: Cục Thống kê Phú Thọ. Qua bảng trên ta thấy, Năm 2005 trong 1157 DNN&V hoạt động trên địa bàn tỉnh có 1016 DN hoạt động có lãi chiếm 87,8% số DNN&V còn lại 12,2% ( tương đương 141 DN) bị thua lỗ. Qua thời gian số lượng DNN&V hoạt động ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, tỉ lệ các DN hoạt động có lãi( lỗ) thay đổi không đáng kể. Năm 2006, số lượng các DNN&V có lãi là 1241 DN( chiếm 87,83%) và năm 2007 con số tương ứng là 1508 DN( chiếm 87,87%). Qua đây ta thấy, phần lớn các DNN&V trên địa bàn tỉnh hoạt động có hiệu quả, bên cạnh đó vẫn còn một số doanh nghiệp hoạt động không có lãi. Một trong các lý do hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này chưa cao là do trình độ của chủ doanh nghiệp và tay nghề của đội ngũ lao động còn thấp. 3. THỰC TRẠNG VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC DNN&V: 3.1. Thực trạng về môi trường kinh doanh: 3.1.1. Môi trường hành chính, pháp lý. Luật doanh nghiệp (1999) ra đời đã mở ra cơ hội và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và DNN&V Phú Thọ nói riêng gia nhập thị trường. Trước khi có Luật doanh nghiệp, các DNN&V đăng ký thành lập phải trải qua nhiều khâu, nhiều cửa với chi phí thành lập cao, thời gian chờ đợi lâu, nay chỉ cần qua một cơ quan duy nhất đó là Sở kế hoạch Đầu tư để được cấp giấy phép ĐKKD và thành lập doanh nghiệp. Bên cạnh những mặt tích cực trên, môi trường hành chính - pháp lý ở Phú Thọ vẫn còn những tồn tại gây cản trở cho hoạt động của các DNN&V. Cụ thể: - Thứ nhất, thủ tục báo cáo định kỳ vẫn còn gây nhiều phiền toái cho các doanh nghiệp nói chung, DNN&V nói riêng. DNNN vẫn phải báo cáo theo quý, năm và phải nộp cho nhiều cơ quan Nhà nước khác nhau, bao gồm cả các cơ quan quản lý Nhà nước và các cơ quan thống kê. Tổng thể DNN&V phải nộp báo cáo định kỳ tới 5 cơ quan Nhà nước, bao gồm: Cơ quan Thuế, Tài chính, Thống kê, cơ quan Nhà nước cấp trên, cơ quan ĐKKD. - Thứ hai, việc thanh tra, kiểm tra hoạt động các DNN&V một cách chồng chéo, làm mất thời gian và gây phiền hà cho các DNN&V. Điều này gây khó khăn cho hoạt động và gây mất lòng tin đối với các DNN&V, đặc biệt là các DNNQD. - Thứ ba, thủ tục vay vốn, thủ tục thế chấp rườm rà đang là một lực cản trong quá trình tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của DNN&V. Các DNN&V Phú Thọ trước kia thế chấp ngân hàng chỉ sử dụng sổ đỏ, có xác nhận của phòng quản lý đất đai của phường và công chứng, nhưng nay lại phải có thêm xác nhận của phòng tài nguyên môi trường quận, huyện. Mặc dù rất cần vốn nhưng doanh nghiệp bắt buộc vẫn phải đợi thêm 7 ngày nữa để chuyển hồ sơ từ xã, phường lên huyện, thành thị. Theo thống kê của Sở kế hoạch - Đầu tư Phú Thọ, tính đến cuối năm 2007, chỉ có 65% số DNN&V Phú Thọ được vay vốn ngân hàng. Đây là khó khăn lớn trong điều kiện đa số các DNN&V Phú Thọ có quy mô vốn nhỏ. Ngoài ra, giống như các địa phương khác, chính sách tín dụng ở Phú Thọ vẫn còn sự phân biệt, gây thiệt thòi cho DNN&V. Đó là trường hợp DNNN vay vốn đầu tư khi gặp rủi ro sẽ được xem giảm cả lãi và vốn gốc, còn DNN&V khi vay đã phải ký hợp đồng tín dụng lãi suất cao nhưng nếu gặp rủi ro bất khả kháng thì vẫn phải trả đủ mức lãi suất đó. Các DNN&V đã dùng tài sản của mình để thế chấp Ngân hàng, nhưng cũng chỉ được vay tối đa 50% tổng giá trị tài sản. Đó là thiệt thòi lớn đối với các DNN&V, làm cho các DN này thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.1.2. Thực trạng môi trường kinh tế. Từ năm 2001- 2008, sau khi Luật doanh nghiệp được ban hành và đi vào thực tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Phú Thọ vào loại cao trong nước, với tốc độ tăng trưởng bình quân là gần 10% năm, so với các tỉnh, thành lân cận như: Hà Nội 9,3%, Thái Nguyên 7,5%, Hà Tây 7,8%. Cơ cấu kinh tế của tỉnh năm 2008 như sau: nông nghiệp, lâm nghiệp 26%, công nghiệp, xây dựng 38,7%, thương mại, dịch vụ 35,3%. Đồng thời cơ cấu kinh tế của Phú Thọ vẫn đang tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH. - Các DNN&V thường có quy mô nhỏ, hầu hết các doanh nghiệp này còn gặp khó khăn về thị trường, thiếu vốn, trang thiết bị còn thô sơ, năng lực quản lý lãnh đạo của chủ doanh nghiệp còn yếu,…Qua những khó khăn trên, từng doanh nghiệp không tự giải quyết được, hoặc giải quyết không triệt để và hiệu quả còn thấp. Do vậy cần phải có một tổ chức thay mặt, đại diện cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh, để tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh nhằm trợ giúp các doanh nghiệp trong việc giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng các doanh nghiệp để ổn định và từng bước phát triển. Xuất phát từ điều đó, Hiệp hội DNN&V tỉnh Phú Thọ được thành lập, đánh dấu một bước phát triển lớn cho các DNN&V tỉnh Phú Thọ. - Hiệp hội DNN&V tỉnh Phú Thọ là một tổ chức xã hội nghề nghiệp trên cơ sở tự nguyện tham gia của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, các nhà quản lý trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.Hiệp hội là nơi tập hợp, đoàn kết và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp người sử dụng lao động ở tỉnh Phú Thọ nhằm mục đích hỗ trợ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ và cả nước. Tuy nhiên, các hình thức hỗ trợ của hiệp hội đối với các DNN&V thành viên hiện vẫn còn đơn giản, chưa hỗ trợ nhiều cho các doanh nghiệp. - Tập quán tiêu dùng của người Việt Nam nói chung người dân Phú Thọ nói riêng thích tiêu dùng ngoại nhập. Đối với người có thu nhập cao thì đó là các hàng nhập khẩu chất lượng cao từ Nhật Bản, Hàn Quốc... còn đối với những người có thu nhập trung bình và thấp thì đó là các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, mà đa số là hàng nhập lậu giá rẻ. Đây là thách thức lớn đối với các DNN&V Phú Thọ vì những sản phẩm này cạnh tranh chính với sản phẩm của các DNN&V. - Khi Việt Nam gia nhập WTO, các DNN&V có những thuận lợi lớn như mở rộng thị trường xuất, nhập khẩu, nâng cao vị thế trong thương mại quốc tế, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, tiếp thu khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại. WTO cũng tạo ra động lực cho cải cách và phát triển kinh tế trong nước. Các DNN&V Phú Thọ cũng đã có những sự chuẩn bị cần thiết trong những năm vừa qua để có thể cạnh tranh khi Việt nam chính thức gia nhập WTO như: Đầu tư cải tạo cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị công nghệ của nước ngoài. Nhiều chủ doanh nghiệp NQD đã chủ động đi thăm quan, học hỏi kinh nghiệm SXKD ở một số nước tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên, phần lớn các DNN&V Phú Thọ vẫn còn thiếu và yếu kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, trình độ ngoại ngữ, tin học, nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp, cơ sở hạ tầng cho SXKD còn lạc hậu, công tác cải cách hành chính vẫn còn những hạn chế, bất cập. 3.1.3. Thực trạng các chính sách vĩ mô đối với DNN&V Phú Thọ. Trong phần Môi trường hành chính - pháp lý cho các DNN&V Phú Thọ, đã đề cập nhiều nội dung về các thủ tục hành chính, các quy định pháp lý đối với các DNN&V của tỉnh. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay Phú Thọ vẫn có các chính sách kinh tế vĩ mô riêng biệt để thực hiện chiến lược phát triển doanh nghiệp của tỉnh nói chung và DNN&V nói riêng. Thứ nhất, thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư (quỹ Khuyến công): Quỹ này có chức năng và nhiệm vụ tạo điều kiện tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. - Tư vấn khởi tạo DNN&V, hỗ trợ cho các DNN&V chọn lựa các ngành nghề, lĩnh vực đăng ký kinh doanh. - Tư vấn về pháp luật, đặc biệt là pháp luật quốc tế khi các DNN&V tham gia vào thị trường thế giới. - Tư vấn về thị trường, cung cấp thông tin giới thiệu thị trường. Tuy nhiên các thông tin chi tiết và cụ thể về các thị trường nước ngoài vẫn chưa có. - Tư vấn về công nghệ: Hỗ trợ cho các DNN&V tỉnh trong việc lựa chọn công nghệ phù hợp với đặc điểm riêng từng ngành nghề, từng doanh nghiệp. Thứ hai, các chính sách hỗ trợ hiện hành. - Chính sách hỗ trợ về vốn: Việc đánh giá, thẩm định các dự án của DNN&V làm cơ sở cho vay vốn tại các ngân hàng còn mang nặng tính hành chính, đồng thời các tổ chức tín dụng rất khắt khe trong việc đánh giá tài sản thế chấp. Điều đó gây nên tình trạng ngân hàng thì ứ đọng, không cho vay được vốn, còn các DNN&V thì thiếu vốn. Đồng thời, các ngân hàng, tổ chức tín dụng chưa thực hiện tốt việc giám sát, tư vấn cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện các dự án đã thẩm định, để cùng nhau tháo gỡ những vướng mắc và giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong thực hiện dự án. - Chính sách thuế: Hiện nay, Phú Thọ đã và đang vận dụng chính sách thuế của Chính Phủ theo đúng đặc thù riêng của tỉnh. Các chính sách áp dụng từng loại thuế cho từng đối tượng chịu thuế, kèm theo chế độ miễn giảm, hoặc giãn thu... đã tác động mạnh đến việc phát triển DNN&V ở Phú Thọ. Ngoài ra hàng năm Cục thuế tổ chức tập huấn, tuyên truyền phổ biến những chính sách về thuế kịp thời cho các DNN&V; hỗ trợ doanh nghiệp thực thi luật thuế một cách nghiêm chỉnh, đồng thời không gây khó khăn cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, chính sách thuế vẫn còn nhiều bất cập, mục đích chủ yếu vẫn là tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước trong ngắn hạn, chưa chú trọng vào việc nuôi dưỡng và tạo nguồn thu trong tương lai cho ngân sách Nhà nước. Hiện thuế suất GTGT vẫn còn nhiều mức thuế suất khác nhau và nhìn chung còn tương đối cao. Thuế thu nhập còn ở mức 28% tương đối cao so với các nước trong khu vực như: Singapore, Thái Lan... Tuy nhiên, mức thuế TNDN đã giảm xuống còn 25% vào đầu năm 2009. - Chính sách đất đai và khuyến khích đầu tư: Phú Thọ đã quy định rõ ràng đối với từng loại đất nông nghiệp, phi nông nghiệp, theo quy hoạch tổng thể của Phú Thọ. Có mức thuế ưu đãi đối với các DNN&V khi thuê đất làm trụ sở, xây dựng nhà xưởng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra các khu công nghiệp của Phú Thọ cũng có những chính sách ưu đãi riêng cho các doanh nghiệp nói chung và DNN&V nói riêng. - Về cơ sở hạ tầng: Phú Thọ là địa phương có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối khá (ngoại trừ hạ tầng giao thông đường bộ), Hệ thống đường bộ, đường sắt nối với Hà Nội và các tỉnh lân cận; Hệ thống thông tin liên lạc, đường điện, mạng lưới cấp thoát nước tương đối thuận tiện... Tuy nhiên, việc xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật vẫn còn chưa theo kịp với yêu cầu của quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của địa phương. Cước phí chi trả cho dịch vụ viễn thông vẫn vào loại cao. Intenet là một kênh thông tin mới, nhanh và phổ biến trong giao dịch phục vụ thu thập thông tin, nhưng giá cả và chất lượng của loại hình dịch vụ này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. - Chính sách về đào tạo nhân lực: Phú Thọ so với các địa phương khác có thuận lợi hơn về nguồn nhân lực vì nhiều lý do: Thứ nhất, trên địa bàn tỉnh có 05 trường Đại Học, Cao đẳng, trên 20 trường Trung học chuyên ngiệp và dạy nghề tương. Thứ hai, các trung tâm đào tạo và trung tâm xúc tiến, giới thiệu việc làm đã góp phần rất lớn cho việc đầu tư công nghệ mới, nguồn nhân lực cả về số lượng lẫn chất lượng đảm bảo nhu cầu của các DNN&V. Thứ ba, về khoảng cách, Phú Thọ gần với Thủ đô Hà Nội giao thông thuận tiện là lợi thế để thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao. Ngoài ra, tỉnh cũng có những chính sách ưu tiên về đất đai và dành nhiều hỗ trợ khác cho các trường Đại học, Cao đẳng và trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh. 3.1.4. Thực trạng về môi trường công nghệ. Phú Thọ chưa có số liệu đầy đủ về công nghệ máy móc thiết bị đang được sử dụng trong các DNN&V. Tuy nhiên, qua số liệu điều tra cho thấy: Phần lớn các DNN&V Phú Thọ đang phải sử dụng công nghệ lạc hậu so với các công nghệ trên thế giới trung bình từ 2-3 thế hệ. Đặc biệt, có doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân trong khu vực II vẫn chưa sử dụng máy móc thiết bị từ thời những năm 1960. Trình độ cơ giới hoá của DNN&V Phú Thọ còn ở mức thấp. Khoảng trên 50% máy móc thiết bị trong các DNN&V ở khu vực II có trước 1990, chỉ khoảng trên 40% là trang bị máy móc thế hệ sau 1990. Thực trạng về công nghệ trong các DNN&V Phú Thọ cũng có sự khác biệt giữa các loại hình sở hữu. Việc giá trị mua sắm máy móc thiết bị thấp, thời gian sử dụng ngắn điều kiện mua sắm dễ dàng đã làm cho các DNNQD có điều kiện tốt hơn trong việc trang bị máy móc, công nghệ mới. Về các yếu tố đầu vào của các DNN&V ở Phú Thọ. Phần lớn các DNN&V Phú Thọ sử dụng yếu tố đầu vào tại địa phương, với tỷ trọng 80%, đầu vào từ địa phương khác là 15%, đầu vào nhập khẩu chỉ 5%. Tỷ lệ này cũng khác nhau giữa các ngành, lĩnh vực kinh tế. Nông, lâm nghiệp sử dụng nguyên vật liệu của địa phương chiếm hơn 90%, trong khi đó ngành giầy da, may mặc sử dụng đến 90% nguyên vật liệu nhập khẩu. 3.2. Thực trạng về hoạt động của thị trường. Trong những năm vừa qua với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và liên tục, thu nhập của người dân tỉnh được nâng lên làm cho thị trường địa phương đối với sản phẩm của DNN&V mở rộng. Đây là cơ hội thị trường lớn cho các DNN&V Phú Thọ. Ngoài ra, Phú Thọ còn có thị trường tiềm năng cho các DNN&V tỉnh, đó là việc mở rộng về số lượng và quy mô của các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Như đã phân tích ở trên, vai trò của DNN&V chính là vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn trên địa bàn. Cho nên với sự mở rộng này, các DNN&V Phú Thọ có cơ hội để gia nhập thị trường, mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Điều này cũng là lý do giải thích cho sự tăng lên nhanh chóng về số lượng DNN&V Phú Thọ trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, các DNN&V Phú Thọ cũng đang gặp phải sự cạnh tranh gây gắt từ các DNN&V từ các địa phương khác và đặc biệt là từ hàng hoá nhập lậu từ Trung Quốc. Sự cạnh tranh gay gắt này ở trên thị trường khiến cho các doanh nghiệp này phải tìm cách nâng cao khả năng cạnh tranh của mình và mở rộng sang các thị trường khác. Về thị trường xuất khẩu và thị trường ở các địa phương khác: Hiện nay đa số các DNN&V Phú Thọ rất thiết hụt thông tin về thị trường, cũng như trình độ phân tích và xử lý thông tin về thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Các kênh thông tin thị trường chính của DNN&V lại chủ yếu qua các nguồn, các kênh không chính thống và thông qua mối quan hệ quen biết. Điều này đã dẫn tới một thực tế là các DNN&V tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị trường bằng thiết lập các mối quan hệ xã hội với các quan chức trong cơ quan chức năng có thẩm quyền hoạch định chính sách, cung cấp thông tin và có khả năng can thiệp vào các doanh nghiệp trong hoạt động đấu thầu. Đa số các DNN&V Phú Thọ không có bộ phận chuyên trách về Marketing, việc này chủ yếu là do Giám đốc doanh nghiệp thực hiện, còn nhân viên trong doanh nghiệp chỉ là những người thừa hành, không chủ động trong tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm thị trường. Qua điều tra hơn 70% các DNN&V chưa có bộ phận chuyên trách về Marketing, trên 80% các DNN&V chưa xây dựng được biểu tượng cho riêng mình để quảng bá trên thị trường. Chi phí cho hoạt động tìm kiếm thị trường, quảng bá sản phẩm còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí doanh nghiệp. Điều này cho thấy các DNN&V chưa thực sự quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm. Hoạt động còn mang tính chụp giựt, chưa có chiến lựơc phát triển dài hạn. Để mở rộng được thị trường, đòi hỏi các doanh nghiệp phải mở chi nhánh, văn phòng đại diện hay đến tìm kiếm thị trường ở các địa phương khác. Có nhiều DNN&V Phú Thọ đã thành công trong việc bán sản phẩm, đặt các mối quan hệ giao thương với các doanh nghiệp ở địa phương khác, đặt biệt là các tỉnh, thành lân cận như: Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình... ngoài ra đã có một số doanh nghiệp mạnh dạn mở văn phòng đến tận các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên số lượng DNN&V Phú Thọ đặt các chi nhánh ở nước ngoài gần như không đáng kể. Trong việc mở rộng thị trường của các DNN&V vẫn còn rất nhiều khó khăn, như thiếu thông tin về thị trường, khả năng phân tích và phán đoán thị trường của doanh nghiệp còn yếu, thiếu vốn cho việc tìm kiếm thị trường, tìm kiếm cơ hội cạnh tranh ở các thị trường khác, đặc biệt là thị trường xuất khẩu. 4. ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN DNN&V Ở TỈNH PHÚ THỌ. 4.1. Đóng góp của DNN&V với sự phát triển kinh tế xã hội Tỉnh Phú Thọ. 4.1.1. Đóng góp về mặt kinh tế. Sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng và quy mô của DNN&V Phú Thọ đã đóng góp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và liên tục của tỉnh trong giai đoạn vừa qua. Bình quân trong 5 năm, từ 2001-2005 và 3 năm đầu(2006-2008) của kế hoạch 5 năm (2006-2010) tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Phú Thọ đạt gần 10%. Trong đó có đóng góp của các DNN&V tỉnh với tốc độ tăng về số lượng doanh nghiệp là trên 20%/năm, đưa số lượng DNN&V từ gần 400 doanh nghiệp lên đến 2107 doanh nghiệp vào năm 2008. Sự phát triển của các DNN&V Phú Thọ đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH – HĐH. Năm 2001, cơ cấu kinh tế của tỉnh là: NLN 35%; CN - XD 34%, DV 31% trong GDP của tỉnh. Thế nhưng đến năm 2008, cơ cấu ngành kinh tế đã là: NLN 26%; CN - XD 38,7%; DV là 35,3%. Lao động trong khu vực NLN đang có xu hướng giảm. Đóng góp vào quá trình dịch chuyển cơ cấu nhanh này chính là vai trò của các DNN&V. Các DNN&V mới thành lập chủ yếu hoạt động trong khu vực CN - XD và DV, làm tăng đóng góp của hai ngành này trong GDP của tỉnh, đồng thời các DN này cũng giải quyết việc làm cho một số lượng lớn lao động nông thôn. Phát triển DNN&V góp phần tạo nguồn ngân sách cho tỉnh. Các doanh nghiệp nói chung và DNN&V nói riêng có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Tổng số thu nộp ngân sách Nhà nước của khu vực DNN&V ở Phú Thọ đang có xu hướng tăng lên trong thời gian gần đây. Trong 5 năm ( 2001 – 2005), các DNN&V đã đóng góp 231 tỷ đồng vào ngân sách của tỉnh chiếm 11% tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh. Con số này tiếp tục có xu hướng tăng nhanh qua các năm, năm 2007 các DNN&V đóng góp được 82,5 tỷ đồng trong tổng thu ngân sách của tỉnh( 809 tỷ đồng),chiếm tỷ trọng 10,19%. Riêng 6 tháng đầu năm 2008 tổng thu ngân sách của các DNN&V trên địa bàn đạt gần 55 tỷ đồng chiếm 10,5% tổng thu ngân sách của tỉnh. Phát triển các DNN&V Phú Thọ góp phần vào việc giải phóng các nguồn lực, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tại địa phương. Như đã phân tích ở trên, các DNN&V Phú Thọ trong đó phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ, với quy mô lao động bình quân chỉ khoảng 30 người/ doanh nghiệp, quy mô vốn khoảng trên 2 tỷ đồng. Các doanh nghiệp này huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong gia đình, các hộ kinh doanh cũng như giải quyết việc làm tại chỗ cho một bộ phận người lao động. Đây là đóng góp lớn của các DNN&V Phú Thọ bởi vì khi các doanh nghiệp lớn không phát huy được những nội dung này, Phú Thọ chưa có thị trường chứng khoán để huy động vốn nhàn rỗi vào các hoạt động kinh tế thì chính các DNN&V đã thực hiện được vai trò này. Phát triển DNN&V Phú Thọ đã góp phần khuyến khích phát triển tất cả các thành phần kinh tế, đặc biệt là các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Ngoài ra, sự phát triển của các DNN&V đã tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa các loại hình doanh nghiệp trong các lĩnh vực. Đặc biệt là mối quan hệ giữa các doanh nghiệp lớn với các DNN&V của địa phương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21330.doc
Tài liệu liên quan