Luận văn Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bến Tre

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các bảng biểu

Danh mục các hình vẽ, đồthị

MỞ ĐẦU .1

1-Đặt vấn đề:.8

2-Mục tiêu nghiên cứu:.10

3-Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .10

4-Phương pháp nghiên cứu: .10

4.1-Phương pháp thu thập và xửlý sốliệu:.10

4.2-Thước đo hiệu quảkinh tếtrang trại .11

4.2.1- Tổng thu nhập của hoạt động kinh tếtrang trại/nông hộ(Total Revenue – TR).12

4.2.2-Lợi nhuận của hoạt động kinh tếtrang trại/nông hộ(Profit - P):.12

4.2.3-Thu nhập lao động gia đình của hoạt động kinh tếtrang trại/nông hộ

(Family Labor Income - FLI): .12

4.2.4-Tỉsuất lợi nhuận (Profit – Cost Ratio, PCR): .12

4.3-Mô hình kinh tếlượng - giải thích các biến trong mô hình và giảthiết giá trị

kỳvọng của biến độc lập: .13

CHƯƠNG I. CƠSỞLÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN.16

1.1. Các lý thuyết liên quan trong quá trình phân tích của đềtài: .16

1.1.1. Lý thuyết lợi thếkinh tếtheo qui mô: .16

1.1.2. Lý thuyết vềchuyển giao công nghệsản xuất nông nghiệp: .17

1.1.3. Mô hình Harrod- Domar.18

1.1.4. Mô hình phân phối lại cùng với tăng trưởng của World Bank: .18

1.2. Các khái niệm cơbản và xu hướng phát triển trang trại gia đình trên thếgiới: .19

1.2.1. Các khái niệm cơbản : .19

1.2.2. Xu hướng phát triển trang trại gia đình ởmột sốnước Châu Âu:.20

1.2.3. Xu hướng phát triển trang trại gia đình ởmột sốnước Châu Á:.21

1.3.Thực tiễn ởViệt Nam: .23

1.3.1. Quá trình nhận thức và lý luận phát triển kinh tếtrang trại ởViệt Nam .23

1.3.1.1 Kinh tếtrang trại và kinh tếnông hộtrong nông nghiệp nông thôn Việt Nam .23

1.3.1.2. Tính tất yếu khách quan trong việc phát triển kinh tếtrang trại ởViệt Nam: .28

1.3.1.3. Vai trò của kinh tếtrang trại trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại

hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam: .31

1.3.2. Thực tiễn phát triển kinh tếtrang trại ởViệt Nam: .32

1.3.2.1- Thực trạng phát triển kinh tếtrang trại giai đoạn trước khi có NQ

03/2000/NQ-CP:.32

1.3.2.2-Thực trạng phát triển kinh tếtrang trại giai đoạn sau khi có Nghịquyết

03/2000/NQ-CP .33

CHƯƠNG II-PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG .38

2. 1.Tổng quan tình hình kinh tếxã hội tỉnh Bến Tre:.38

2.1.1.Vịtrí địa lý và điều kiện tựnhiên:.38

2.1.2. Điều kiện kinh tếxã hội tỉnh Bến Tre:.39

2.1.3. Tổng quan vềtình hình phát triển nông nghiệp tỉnh Bến Tre:.41

2.2.Quá trình hình thành và phát triển kinh tếtrang trại tỉnh Bến Tre: .43

2.2.1- Quá trình hình thành và phát triển: .43

2.2.2. Phân tích hiệu quảphát triển kinh tếtrang trại: .45

2.2.2.1. Phân tích sơbộkết quả điều tra, khảo sát: .45

2.2.2.2. So sánh hiệu quảkinh tếcủa trang trại và nông hộ:.52

2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quảhoạt động sản xuất - kinh doanh

nông nghiệp trong khu vực điều tra: .53

CHƯƠNG III. HỆTHỐNG CÁC GIẢI PHÁP .59

3.1.Cơsởcủa việc xây dựng giải pháp .59

3.1.1.Tính tất yếu của việc phát triển mô hình kinh tếtrang trại .59

3.1.2. Quan điểm và định hướng phát triển kinh tếtrang trại .60

3.2. Nội dung các giải pháp: .61

3.2.1. Các vấn đềcụthểcần xem xét sau kết quảphân tích, đánh giá:.61

3.2.2. Gợi ý giải pháp: .62

KẾT LUẬN .60

Tài liệu tham khảo 62

Phụlục 1 .63

Phụlục 2 .64

Phụlục 3 .65

pdf82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2766 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rại, so với năm 2001 tăng 52713 trang trại (+86,4%), so với năm 2004 tăng 2898 trang trại (+2,5%). Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là những vùng có nhiều đất đai, mặt nước thuận lợi để mở rộng qui mô trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản là những vùng tập trung số lượng trang trại nhiều nhất. Ba vùng này có 80077 trang trại, chiếm 70,4%. Riêng Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 54.425 trang trại chiếm gần 50% số trang trại cả nước. Loại hình sản xuất của trang trại ngày càng đa dạng và có sự chuyển dịch về cơ cấu theo hướng giảm tỷ trọng các trang trại trồng cây hàng năm và cây lâu năm và tăng tỷ trọng các loại trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất kinh doanh tổng hợp. Trang trại sử dụng ngày càng nhiều ruộng đất, dấu hiệu tích tụ ruộng đất - điều kiện tiên quyết cho nền sản xuất lớn nông nghiệp. Tại thời điểm 01/7/2006, diện tích đất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản do các trang trại đang sử dụng là 663,5 nghìn ha, tăng 290,3 nghìn ha so năm 2001 (bình quân 1 trang trại sử dụng 5,8 ha). Trong cơ cấu đất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trang trại đang sử dụng năm 2006, đất trồng cây hàng năm chiếm tỷ trọng lớn nhất với 286,4 nghìn ha (43,2%); đất trồng cây lâu năm 148 nghìn ha (22,3%); đất lâm nghiệp 94,7 nghìn ha (14,3%) và đất nuôi trồng thuỷ sản 134,4 nghìn ha (20,2%). Diện tích đất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản bình quân 1 trang trại cao nhất là ở vùng Tây Bắc 9,82 ha, Đông Bắc 8,87 ha, Bắc Trung Bộ 7 ha, chủ yếu là do các vùng này có nhiều trang trại lâm nghiệp (tiêu chí qui định từ 10 ha trở lên). Đặc điểm đất đai của các trang trại là đất sản xuất liền bờ, liền khoảnh, qui mô lớn nên rất thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất, bảo vệ, vận chuyển sản phẩm và nhất là cơ giới hoá, thủy lợi hoá, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Kinh tế trang trại phát triển góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Tại thời điểm 01/7/2006, các trang trại đã sử dụng 395,9 nghìn lao động làm việc thường xuyên, gấp 1,7 lần so năm 2001; trong đó lao động của hộ chủ trang trại là 291,6 nghìn người, chiếm 73,6% tổng số lao động, còn lại là lao động thuê mướn. Do tính chất thời vụ của sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản nên ngoài lao động thuê mướn thường xuyên, các trang trại còn thuê mướn lao động thời vụ. Những trang trại trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản sử dụng nhiều lao động thường xuyên nhất. Thu nhập bình quân 1 lao động làm việc thường xuyên của trang trại là 17,5 triệu đồng/năm cao gấp trên 2 lần so lao động khu vực nông thôn. Tuy nhiên, lao động làm việc trong trang trại chủ yếu vẫn là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo chỉ có khả năng đảm nhiệm những công việc giản đơn như làm đất, trồng cây, chăn dắt gia súc, gia cầm, chế biến thức ăn,…; có rất ít lao động đảm nhiệm các khâu yêu cầu trình độ kỹ thuật như điều khiển máy móc, chọn giống cây, con, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, mua vật tư, bán sản phẩm,… Điều đó đang đặt ra yêu cầu cấp bách đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cho khu vực nông nghiệp, nông thôn. Qui mô vốn sản xuất, kinh doanh của trang trại tăng nhanh do các chủ trang trại tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất, thâm canh cây trồng vật nuôi. Tại thời điểm 01/7/2006, tổng vốn sản xuất, kinh doanh của các trang trại là 29320,1 tỷ đồng, bình quân một trang trại 257,8 triệu đồng, tăng 122,7 triệu đồng so năm 2001 (+90,8%). Vốn sản xuất, kinh doanh bình quân 1 trang trại cao nhất là vùng Đông Nam Bộ 575,5 triệu đồng (tăng 341,6 triệu đồng so năm 2001) do chủ yếu trang trại trồng cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, tiếp đến là Tây Nguyên 279,6 triệu đồng (+100,7 triệu đồng); Đồng bằng sông Cửu Long 206,6 triệu đồng (+135,2 triệu đồng); Đồng bằng sông Hồng 200,9 triệu đồng (+94,3 triệu đồng); Tây Bắc 200 triệu đồng (+90,5 triệu đồng); Đông Bắc 192,1 triệu đồng (+107,2 triệu đồng); thấp nhất là Duyên hải Nam Trung Bộ 144,4 triệu đồng do chủ yếu trang trại trồng cây hàng năm cần ít vốn hơn. Những tỉnh có vốn sản xuất, kinh doanh bình quân 1 trang trại từ 500 triệu đồng trở lên là: Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu. Kinh tế trang trại phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá ngày càng lớn, gắn với thị trường. Tổng thu sản xuất, kinh doanh của các trang trại năm 2006 đạt 19826 tỷ đồng, gấp 3,6 lần năm 2001, bình quân 174,9 triệu đồng 1 trang trại, gấp 1,9 lần so năm 2001. Tổng thu sản xuất, kinh doanh bình quân 1 trang trại cao nhất là vùng Đông Nam Bộ 221 triệu đồng; Đồng bằng sông Hồng 193 triệu đồng; Đồng bằng sông Cửu Long 181 triệu đồng; Tây Nguyên 148,6 triệu đồng; Đông Bắc 139 triệu đồng; Duyên hải Nam Trung Bộ 112 triệu đồng; Tây Bắc 100 triệu đồng và thấp nhất là Bắc Trung Bộ 105 triệu đồng. Giá trị sản phẩm và dịch vụ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản bán ra năm 2006 là 18031 tỷ đồng, gấp 3,6 lần so năm 2001, bình quân 1 trang trại 159 triệu đồng gấp 1,9 lần, tỷ suất hàng hoá là 95,2%. Các vùng có tỷ suất hàng hoá cao là: Đông Nam Bộ 98,2%, Duyên hải Nam Trung Bộ 98,1%, Tây Nguyên 96,2%, Đồng bằng sông Hồng 95,6%, thấp nhất là Tây Bắc 89,8%. Thu nhập trước thuế của các trang trại năm 2006 đạt 6979 tỷ đồng gấp 3,5 lần so năm 2001, tỷ lệ thu nhập trước thuế so tổng thu là 35,2% (giảm 0,2% so năm 2001). Thu nhập trước thuế bình quân 1 trang trại 61,4 triệu đồng gấp 1,9 lần so năm 2001. Tỷ lệ thu nhập trước thuế so tổng thu sản xuất, kinh doanh của trang trại cũng có sự chênh lệch lớn giữa các vùng do chịu ảnh hưởng của loại hình sản xuất và hiệu quả của sản xuất, kinh doanh: cao nhất là Tây Bắc 47,1%, Tây Nguyên 43,4%, Đông Nam Bộ 38,6%, thấp nhất là Đồng bằng sông Hồng 24,6%. * Giai đoạn từ cuối năm 2006 đến 2007: - Đến cuối năm 2007 cả nước có 116.062 trang trại, gấp hai lần số trang trại năm 2000 (55.852 trang trại), trong đó khu vực ĐBSCL chiếm tỉ lệ cao nhất với 51.540 trang trại (chiếm 44,4% tổng số trang trại trong cả nước). Về loại hình sản xuất của trang trại thì trang trại trồng trọt nông nghiệp hiện chiếm tỉ lệ cao nhất, với 55.889 trang trại (chiếm tỉ lệ 48,2% tổng số các loại hình trang trại). Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, nhìn chung cơ cấu các loại hình trang trại đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng trang trại nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi, giảm tỉ trọng trang trại trồng trọt nông nghiệp. Năm 2007, bình quân đất đai của mỗi trang trại là 4,6ha, với nhiều nguồn gốc khác nhau: nhà nước cấp, nhận khoán, đấu thầu, sang nhượng…; số lao động bình quân 5,6 lao động/trang trại, trong đó lao động của chủ trang trại chiếm tỉ lệ khoảng 44%, còn lại là thuê ngoài; vốn đầu tư của trang trại bình quân 285 triệu đồng/trang trại, trong đó vốn chủ trang trại chiếm 68%, vốn vay ngân hàng 25% và vốn khác 7%. Tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra bình quân 165 triệu đồng/trang trại, trong đó loại hình trang trại có giá trị hàng hóa cao nhất là trang trại chăn nuôi đạt bình quân 221 triệu đồng/trang trại, cá biệt có trang trại trên 400 triệu đồng. Nhìn chung, sau 7 năm thực hiện Nghị quyết số 03/CP của Chính phủ về phát triển kinh tế trang trại, những kết quả đạt được của kinh tế trang trại đã góp phần vào tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, cải thiện và nâng cao đời sống của nông dân. Tuy nhiên, kinh tế trang trại phát triển còn chưa ổn định, thiếu bền vững và bộc lộ những non yếu; trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chính sách, giải pháp đúng đắn đã ban hành; đồng thời, có sự tổng kết đầy đủ và toàn diện về phát triển kinh tế trang trại, từ đó có chủ trương và hoàn thiện chính sách và giải pháp huy động hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại hơn nữa, góp phần vào việc phát triển nông nghiệp, nông thôn trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. CHƯƠNG II-PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG 2. 1.Tổng quan tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre: 2.1.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên: Bến Tre là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là: 2.360 km2, được hình thành bởi cù lao An Hoá, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ mà thành (gồm sông Tiền dài 83 km, sông Ba Lai 59 km, sông Hàm Luông 71 km, sông Cổ Chiên 82 km). Địa hình của Bến Tre bằng phẳng, rải rác những giồng cát xen kẽ với ruộng vườn, không có rừng cây lớn, chỉ có một số rừng chồi và những dải rừng ngập mặn ở ven biển và các cửa sông. Phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền, phía nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía tây giáp tỉnh Vĩnh Long, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên, phía đông giáp biển Đông, với chiều dài bờ biển là 65 km. Những con sông lớn nối từ biển Đông qua các cửa sông chính (cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên), ngược về phía thượng nguồn đến tận Campuchia; cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt khoảng 6.000 km đan vào nhau chở nặng phù sa chảy khắp ba dải cù lao là một lợi thế của Bến Tre trong phát triển giao thông thủy, hệ thống thủy lợi, phát triển kinh tế biển, kinh tế vườn, trao đổi hàng hoá với các tỉnh lân cận. Song song với giao thông thủy, ở Bến Tre, hệ thống giao thông đường bộ cũng có một vị trí rất đặc biệt. Thị xã Bến Tre nối liền với thành phố Hồ Chí Minh (qua Tiền Giang, Long An) dài 86 km. Quốc lộ 60 từ phà Rạch Miễu qua thị xã Bến Tre, qua sông Hàm Luông, thị trấn Mỏ Cày, đến phà Cổ Chiên, sang tỉnh Trà Vinh. Quốc lộ 57 từ thị trấn Mỏ Cày, qua thị trấn Chợ Lách đến phà Đình Khao sang Vĩnh Long. Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng lại nằm ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới, nên nhiệt độ cao, ít biến đổi trong năm, nhiệt độ trung bình hằng năm từ 26oC – 27oC. Lượng bức xạ khá dồi dào, trung bình đạt tới 160kcal/cm2. Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1.250 mm - 1.500 mm. Trong mùa khô, lượng mưa vào khoảng 2% đến 6% tổng lượng mưa cả năm. Với vị trí nằm tiếp giáp với biển Đông, nhưng Bến Tre ít chịu ảnh hưởng của bão, vì nằm ngoài vĩ độ thấp. Ngoài ra, nhờ có gió đất liền, nên biên độ dao động ngày đêm giữa các khu vực bị giảm bớt. Tỉnh Bến Tre chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau và gió mùa tây nam từ tháng 5 đến tháng 11, giữa 2 mùa gió tây nam và đông bắc là 2 thời kỳ chuyển tiếp có hướng gió thay đổi vào các tháng 11 và tháng 4 tạo nên 2 mùa rõ rệt. Mùa gió đông bắc là thời kỳ khô hạn, mùa gió tây nam là thời kỳ mưa ẩm. Khí hậu Bến Tre cũng cho thấy thích hợp với nhiều loại cây trồng. ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm thuận lợi cho sự quang hợp và phát dục của cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, ngoài thuận lợi trên, Bến Tre cũng gặp những khó khăn do thời tiết nóng ẩm nên thường có nạn sâu bệnh, dịch bệnh, và nấm mốc phát sinh, phát triển quanh năm. Trở ngại đáng kể trong nông nghiệp là vào mùa khô, lượng nước từ thượng nguồn đổ về giảm nhiều và gió chướng mạnh đưa nước biển sâu vào nội địa, làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng đối với các huyện gần phía biển và ven biển. 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre: Hình 2.1. Bản đồ địa lý tỉnh Bến Tre Dân số toàn tỉnh là 1.354.112 người, mật độ dân số 574 người/km2. Dân số ở thành thị chiếm khoảng 9,78%, còn lại 90,22% sống ở nông thôn. Nguồn lao động là 911.857 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 880.294 người, 31.563 người ngoài độ tuổi lao động có tham gia lao động. Lao động làm việc trong nông nghiệp là 511.254 người chiếm 56,07% nguồn lao động. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2001 – 2007 tăng bình quân 9,78%. Cơ cấu kinh tế chuyển dần theo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp, xây dựng – dịch vụ và giảm dần tỉ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Tuy nhiên giá trị tuyệt đối của tổng sản phẩm ngành nông - lâm - thủy sản vẫn tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của ngành nông - lâm - thủy sản trong giai đoạn này là 5,17%. 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Đồ thị 2.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Bến Tre giai đoạn 2001 - 2007 Nguồn: Niên giám thống kê, năm 2007, Cục thống kê Bến Tre Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp giảm dần (năm 2006 là 53,99%, năm 2007 còn 51,84%), khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ tăng dần qua các năm (khu vực công nghiệp, xây dựng từ 16,34% tăng lên 17,6% và thương mại dịch vụ tăng từ 29,67% lên 30,56% năm 2007). Nền kinh tế của tỉnh vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2007 đạt 10,87%. GDP bình quân đầu người đạt 9,2 triệu đồng/người. So với năm 2006, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 5,95%, giá trị sản xuất công nghiệp-xây dựng tăng 19,55%, giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng 12,23%, Tổng kim ngạch xuất khẩu 134 triệu USD, thu ngân sách trên địa bàn 588,96 tỷ đồng, Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 7.149 tỷ đồng. Tỷ suất sinh giảm 0,2%o, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm còn 21,5%, đạt 4,57 bác sĩ/vạn dân. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 13%, tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch hợp vệ sinh là 75%, tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 92,2%, tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 33,43%, tạo và giải quyết việc làm cho 31.546 lao động. Vốn đầu tư toàn xã hội năm 2007 ước đạt 7.148,75 tỷ đồng, tăng 21,2%. 2.1.3. Tổng quan về tình hình phát triển nông nghiệp tỉnh Bến Tre: Nhìn chung do hệ thống canh tác chưa được đầu tư đồng bộ nên nền nông nghiệp của Tỉnh còn bấp bênh, chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết và chế độ thủy văn, cũng như thị trường và giá cả. Mặt khác, do vị trí địa lý kinh tế của Tỉnh còn ở thế "cù lao", bị ngăn cách về giao thông thủy bộ, mức độ giao lưu chưa cao và việc huy động nguồn lực từ bên ngoài còn hạn chế. Nền kinh tế Tỉnh trong các năm gần đây phát triển tuy khá nhanh so với một số tỉnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhưng chưa đủ làm động lực phát triển cho những năm sắp tới. Bình quân đất nông nghiệp/người nông nghiệp là 1.486 m2, trong đó có 421 m2 đất cây hàng năm, 700 m2 đất cây lâu năm, 298 m2 đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản, thuộc vào loại thấp so với bình quân của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nhìn chung, nhóm đất nông nghiệp còn khá lớn, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu diện tích đất tự nhiên (77%), tuy nhiên do mật độ dân số nông thôn cao nên các chỉ số đất nông nghiệp/đầu người chỉ vào mức độ thấp. Bảng 2.1 - Tình hình phát triển nông nghiệp tỉnh Bến Tre giai đoạn 2003 - 2007 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị sản xuất nông nghiệp (triệu đồng) 2.973.327 3.044.436 3.225.278 3.289.405 3.365.479 Chỉ số phát triển % 105,85 102,39 105,94 101,99 102,31 Giá trị sản xuất chăn nuôi (triệu đồng) 503.718 549.910 601.602 646.096 657.441 Chỉ số phát triển % 111,93 109,317 109,40 107,40 101,76 Chiếm tỉ trọng % 16,94 18,06 18,65 19,64 19,53 Tổng đàn heo/tỉnh (con) 312.113 315.396 299.830 325.834 303.450 Chỉ số phát triển % 108,19% 101,05% 95,06% 108,67% 93,13% Xếp hạng trong khu vực Đồng bằng sụng Cửu Long 4/12 7/13 5/13 7/13 7/13 Nguồn: Niên giám thống kê, 2007, Cục thống kê Bến Tre, giá so sánh năm 1994 Kinh tế vườn (dừa, cây ăn trái) và kinh tế biển (nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản) là hai mũi nhọn của nông nghiệp Bến Tre. Ngành chăn nuôi phát triển với tốc độ khá cao (6,05%/năm), chiếm bình quân 18,31% trong cơ cấu kinh tế sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Các sản phẩm chính theo thứ tự là heo, đại gia súc và gia cầm. Các sản phẩm chăn nuôi quan trọng khác là dê và ong mật. Chăn nuôi heo là ngành chăn nuôi truyền thống của nông dân tỉnh Bến Tre, tuy nhiên trong những năm gần đây khu vực chăn nuôi heo phát triển không ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân thấp chỉ đạt 1,22%/năm. Nguyên nhân chính là do giá cả biến động – giá thức ăn tăng nhưng giá heo hơi lại giảm, dịch bệnh xảy ra thường xuyên; thị trường đầu ra không ổn định, khả năng tiếp cận tìm kiếm thị trường kém, chất lượng thịt không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước nhập khẩu; giá thành sản phẩm cao, khả năng cạnh tranh kém… Chăn nuôi chưa có qui hoạch cụ thể nên phát triển thiếu ổn định, cơ sở hạ tầng chưa đầu tư thích đáng, các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường còn nhiều bất cập…Muốn hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, giải quyết ô nhiễm môi trường cần phải đầu tư cải tạo cơ sở chăn nuôi cũ, xây dựng hệ thống chuồng trại chăn nuôi theo quy mô công nghiệp, thay đổi đàn giống nền…Vấn đề là người chăn nuôi không đủ vốn đầu tư - việc tiếp cận với các nguồn vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng chính sách còn nhiều khó khăn, lãi suất cao, thời gian vay vốn ngắn, số lượng vốn vay chưa tương xứng với tài sản thế chấp… 2.2.Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bến Tre: 2.2.1- Quá trình hình thành và phát triển: * Theo kết quả tổng hợp từ cuộc Tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp và thủy sản ngày 01 tháng 10 năm 2001, căn cứ vào tiêu chí qui định tại Thông tư liên bộ số 69/2000/TTLB/BNN-TCTK ngày 23 tháng 06 năm 2000 của liên Bộ Nông nghiệp và PTNT và Tổng cục Thống kê toàn tỉnh có 637 trang trại. Trong đó có 2 trang trại cây lâu năm, 8 trang trại chăn nuôi và 627 trang trại nuôi trồng thủy sản. Tuy mới hình thành và phát triển, nhưng mô hình kinh tế trang trại đã góp phần tích cực vào việc sử dụng vốn một cách có hiệu quả, tổng số vốn toàn tỉnh là 141 tỉ đồng. Vốn đầu tư bình quân một trang trại là 221,4 triệu đồng. Trang trại có vốn đầu tư cao nhất là 2,2 tỉ đồng, thấp nhất là 50 triệu đồng. Trong năm 2001, mô hình kinh tế trang trại đã tạo ra giá trị sản lượng cho nền kinh tế là 84 tỉ, bình quân mỗi trang trại tạo ra giá trị sản lượng hàng hóa là 128 triệu đồng. Thu nhập bình quân mỗi trang trại 51,8 triệu đồng. Góp phần giải quyết việc làm cho 1.296 lao động. * Để thực hiện Nghị quyết 03/2000/NQ-CP, ngày 30 tháng 7 năm 2003 ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế trang trại Bến Tre từ năm 2003 đến 2010 với định hướng phát triển như sau: - Khuyến khích phát triển kinh tế hộ sản xuất nhỏ thành hộ sản xuất hàng hóa lớn làm tiền đề hình thành kinh tế trang trại; gắn việc phát triển nông nghiệp với việc giao đất, khoán rừng và phục hồi các ngành nghề truyền thống. Phát triển kinh tế trang trại với mục tiêu tạo sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. - Ưu tiên phát triển trang trại theo đúng định hướng qui hoạch sản xuất nông lâm ngư nghiệp của tỉnh, phát triển bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. * Từ ngày 18 tháng 3 năm 2004 ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã ra Quyết định số 943/2004/QĐUB Ban hành qui định về việc thực hiện một số chính sách ưu đãi đối với kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Bên cạnh đó Sở Nông nghiệp và PTNT Bến Tre đã ra văn bản về việc hướng dẫn các định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành nông nghiệp áp dụng cho kinh tế trang trại. Đến đầu năm 2007 toàn tỉnh có 3.479 trang trại với tổng vốn đầu tư 873,1 tỷ đồng. Bình quân vốn đầu tư / trang trại: 250,96 triệu đồng. Tổng số trang trại được cấp chứng nhận trong toàn tỉnh là 286 trang trại, chiếm tỉ lệ 8,22%. Triển khai hỗ trợ các trang trại theo chính sách ưu đãi của tỉnh với tổng kinh phí khoảng 350 triệu đồng. Nhìn chung, số hộ được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại đến nay còn rất thấp so với thực tế sản xuất, chủ yếu do nông dân chưa thấy rõ lợi ích của việc được công nhận trang trại nên không tích cực lập hồ sơ đăng ký, một số trang trại chăn nuôi chưa có giải pháp hữu hiệu đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường. Tỉnh đang rà soát, điều chỉnh bổ sung chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích nông dân tập trung đầu tư phát triển sản xuất qui mô trang trại. Bảng 2.2. Tình hình phát triển trang trại Bến Tre năm 2007 Loại hình trang trại Chỉ tiêu Trồng trọt Chăn nuôi Tổng hợp Thủy sản Số lượng trang trại 792 463 792 2205 Tỉ lệ tăng %(so với năm 2000) 396.00 57.88 3.52 Vốn đầu tư bình quân (triệu đồng) 169,32 187,04 642,11 290,34 Lao động thường xuyên 2.585 1.223 75 7428 Lao động bình quân/trang trại 3.26 2.64 0.09 3.37 Qui mô đất (ha) 2,08 - 0,63 2,07 Giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ 77,2 105 18,3 463,4 Thu nhập của trang trại (tỉ đồng) 40,4 24,4 3,7 127,7 Bình quân thu nhập trang trại (triệu đồng) 51,01 52,70 194,74 57,91 Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế trang trại 2007 của Sở Nông nghiệp & PTNT Bến Tre 2.2.2. Phân tích hiệu quả phát triển kinh tế trang trại: 2.2.2.1. Phân tích sơ bộ kết quả điều tra, khảo sát: Với phương pháp chọn mẫu đủ lớn số liệu thu thập được có thể ước lượng được hiệu quả của sản xuất nông nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng trong loại hình trang trại chăn nuôi ở Bến Tre. Số liệu được điều tra thu thập ở 36 xã thuộc 4 huyện: Châu Thành, Chợ Lách, Mỏ Cày, Thị Xã. Tổng số quan sát 170 hộ và trang trại, trong đó có 56 hộ và 114 trang trại. Bảng 2.3. Thống kê số mẫu điều tra theo khu vực địa giới hành chính Trong đó Tổng số quan sát Châu Thành Chợ Lách Mỏ Cày Thị Xã Bến Tre Nông hộ 56 29 10 12 5 Trang trại 114 52 13 40 9 Số xã 36 18 3 10 5 Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả, năm 2008 Qua số liệu thu thập được từ các mẫu điều tra về giới tính, độ tuổi và trình độ học vấn, trình độ chuyên môn của chủ trang trại và nông hộ cho thấy: -Về giới tính và độ tuổi có sự khác biệt không lớn giữa chủ trang trại và nông hộ. Tuy nhiên, chủ trang trại là nam chiếm tỉ lệ cao hơn 85,84% so với 80,70%. Độ tuổi bình quân của chủ trang trại là 48, nông hộ là 47. Với độ tuổi này chủ trang trại sẽ còn đủ sức khỏe và năng lực để quản lý trang trại cũng như khả năng tiếp thu các kiến thức kỹ thuật nông nghiệp, công nghệ thông tin và kinh tế thị trường. -Trình độ học vấn bình quân, trình độ chuyên môn của chủ trang trại cao hơn so với chủ nông hộ. Trình độ học vấn bình quân của chủ nông hộ là 7,75/12 trong khi đó trình độ học vấn bình quân của chủ trang trại là 8/12. Tỉ lệ chủ trang trại có trình độ chuyên môn từ sơ cấp trở lên là 14,04% cao hơn 1,54% so với chủ nông hộ, trong đó chỉ có 1,75% chủ trang trại có trình độ từ đại học trở lên. Số liệu này cho thấy trình độ chuyên môn của nông dân và chủ trang trại ở Bến Tre còn thấp, sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Trong quá trình phát triển sản xuất để đạt lợi thế kinh tế theo quy mô trình độ thấp sẽ là một lực cản, vì khi quy mô trang trại lớn lên nếu không đủ khả năng quản lý thì sẽ làm năng suất lao động giảm đi. Trình độ thấp cũng là rào cản đối với việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi cũng như quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa sản xuất. Bảng 2.4. Thống kê giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và chuyên môn TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Nông hộ Trang trại 1 Giới tính Nam % 80,70 85,84 Nữ % 14,16 19,30 2 Độ tuổi Bình quân 47 48 3 Trình độ học vấn Bình quân 7,8 8 4 Trình độ chuyên môn Chưa đào tạo % 87.50% 85.96% Sơ cấp trở lên, trong đó: % 12.50% 14.04% Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả, năm 2008 Kết quả thống kê mô tả số liệu điều tra cho thấy những chỉ tiêu phản ánh quy mô và nguồn lực đầu vào của quá trình sản xuất của kinh tế trang trại lớn hơn nguồn lực đầu vào của kinh tế nông hộ. Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu về nguồn lực đầu vào của trang trại/nông hộ Nông hộ Trang trại Chỉ tiêu Min Giá trị nhỏ nhất Max Giá trị lớn nhất Mean Giá trị bình quân Min Giá trị nhỏ nhất Max Giá trị lớn nhất Mean Giá trị bình quân Số lần Quy mô diện tích đất nông nghiệp (ha) 0.30 6.60 3.41 0.30 28.80 8.35 2.45 Quy mô đàn (con) 25.00 97.00 27.11 20.00 450.00 91.74 3.38 Vốn đầu tư tài sản cố định (triệu đồng) 25.00 200.00 73.65 32.00 1200.00 184.41 2.50 Vốn đầu tư máy móc thiết bị (triệu đồng) 0.80 50.80 4.09 0.80 87.60 8.91 2.18 Lao động gia đình (người) 1.00 5.00 2.14 1.00 6.00 2.44 1.14 Lao động thuê thường xuyên (người) 1.00 1.00 1.00 1.00 3.00 1.42 1.42 Lao động thuê thời vụ (người) 1.00 6.00 3.10 1.00 12.00 3.61 1.17 Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả, năm 2008 * Quy mô diện tích đất nông nghiệp: - Yêu cầu của đề tài là nghiên cứu hiệu quả kinh tế trên trang trại chăn nuôi – kinh doanh tổng hợp so với nông hộ, do vậy sự chênh lệch diện tích giữa nông hộ và trang trại không lớn lắm và cũng không phải là yếu tố quyết định. Kết quả số liệu khảo sát cho thấy diện tích đất nông nghiệp bình quân của trang trại là 8,35ha, cao hơn gấp 2,45 lần so với bình quân diện tích đất của nông hộ 3,4ha. Trang trại có diện tích đất nông nghiệp cao nhất là 28,8ha, thấp nhất là 0,3ha. - Đa số diện tích đất nông nghiệp của trang trại/nông hộ điều tra đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất. Có 95,29% hộ và trang trại đã được cấp gi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPHAT TRIEN_TRANG TRAI_CHAN NUOI.pdf
Tài liệu liên quan