Luận văn Một số giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội- TOCONTAP Ha Noi

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

Chương I. Cơ sử lý luận về phát triển thị trường xuất khẩu

hàng thủ công mỹ nghệ . 3

I.Tổng quan về thị trường xuất khẩu hàng hoá 3

1.Tầm quan trọng của xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân . 3

2. Khái niệm thị trường xuất khẩu. 4

2.1.Khái niệm . 4

2.2.Phân loại . 6

3. Các yếu tố cấu thành thị trường xuất khẩu . 9

3.1.Cung . 10

3.2.Cầu. 10

3.3. Giá cả . 11

4.Vai trò của thị trường xuất khẩu đối với doanh nghiệp . 12

II. Hàng thủ công mỹ nghệ và vai trò của nó trong nền kinh tế

quốc dân. 13

1.Đặc điểm hàng thủ công mỹ nghệ. 13

2.Vai trò hàng thủ công mỹ nghệ trong nền kinh tế quốc dân. 14

III. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển thị trường 15

1.Các yếu tố khách quan. 15

2.Các yếu tố chủ quan. 18

IV. Một số mô hình marketing áp dụng cho việc nghiên cứu các

biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu. 21

1. Phân đoạn thị trường quốc tế. 21

2. Lựa chọn thị trường . 23

3. Tiếp cận thị trường 24 V. Tình hình thị trường hàng thủ công mỹ nghệ thế giới 26

1.Tình hình cung của hàng thủ công mỹ nghệ trên thế giới . 26

2.Tình hình cầu của hàng thủ công mỹ nghệ trên thế giới. 28

Chương II : Nghiên cứu thực trạng thị trường xuất khẩu hàng

thủ công mỹ nghệ. 30

I. Khái quát chung về Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội. 30

1.Quá trình phát triển của Công ty TOCOTAP Hà Nội. 30

2.Chức năng của công ty. 31

3. Bộ máy quản lý của công ty . 32

4.Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. 36

4.1.Vốn kinh doanh và cơ sở vật chất của công ty. 36

4.2.Tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty. 37

4.3.Các chỉ tiêu kinh doanh của Công ty. 47

II. Phân tích thực trạng thị trường xuất khẩu hàng thủ công

mỹ nghệ của công ty TOCONTAP hiện nay. 52

1.Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty. 53

2.Thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ theo nước. 54

III.Đánh giá. 58

1.Ưu điểm 58

2. Những tồn tại 59

Chương III: Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu

hàng thủ công mỹ nghệ 62

I. Quan điểm phát triển thị trường xuất khẩu. 62

1. Sự cần thiết phải phát triển thị trường cho công ty 62

2. Nội dung phát triển thị trường xuất khẩu 63

2.1 Phát triển thị trường theo chiểu rộng 63

2.2 Phát triển thị trường theo chiều sâu 64

II. Dự báo nhu hàng thủ công mỹ nghệ của thế giới 66

1. Thị trường Mỹ 66

2. Thị trường EU 66

3. Thị trường Nam Mỹ 67

4. Thị trường Nhật 67

5. Thị trường Hàn Quốc,Đài loan ,Hồng Kông, Trung Quốc 68

III. Phân tích mục tiêu phát triển thị trường xuất khẩu

thủ công mỹ nghệ của công ty TOCONTAP. 68

IV. Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ

công mỹ nghệ ở công ty TOCONTAP 70

1. Nghiên cứu, tìm kiếm thị trường 70

2. Xây dựng chính sách phát triển thị trường 74

3. Phân bổ ngân sách thoả đáng cho công tác phát triển

thị trường 76

4. Tổ chức tốt công tác tạo nguồn và thu mua hàng. 76

5. Đẩy mạnh các nhu cầu xúc tiến, hổn hợp. 78

6. Đào tạo cán bộ nâng cao năng lực về nghiệp vụ. 80

7. Một số kiến nghị với nhà nước về khuyến khích

xuất khẩu thủ công mỹ nghệ 81

7.1. Hổ trợ các đơn vị sản xuất kinh doanh hàng

thủ công mỹ nghệ về dịch vụ xúc tiến, khuyếch trương 81

7.2. Một số hỗ trợ khác 81

7.3. Cung ứng nguyên liệu phát triển sản xuất hàng thủ

công mỹ nghệ 82

7.4. Hoàn thiện cơ chế quản lý 83

Kết luận 84

Tài liệu tham khảo 85

 

 

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1601 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội- TOCONTAP Ha Noi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m, trong đó xuất khẩu là 5,954 triệu USD/năm, nhập khẩu là 18,691 triệu USD/năm tốc độ tăng bình quân của kim ngạch xuất nhập khẩu là 11,05%/năm. Năm 1997, mặc dù nền kinh tế Châu á lâm vào khủng hoảng nặng nề đã gây Công ty ra rất nhiều khó khăn cho Công ty , nhưng cán bộ Công ty tiếp tục phát huy khả năng của mình , nhặt nhanh từng lô hàng nhỏ , đặc biệt là cơ chế khoán kinh doanh cho các phòng ban đã giúp kim ngạch xuất nhập khẩu năm 1997 của Công ty đạt 25,555 triệu USD tăng 46% so với kim ngạch năm 1996 là 17,51 triệu USD. Trong đó , kim ngạch xuất khẩu đạt 4,999 triệu USD chủ yếu là do tăng cường xuất khẩu chổi quét sơn, mỳ sợi và nhập khẩu đạt 20,556 triệu USD . Năm 1998, tình hình kinh tế thế giới vẫn rất ảm đạm đặc biệt là các thị trường truyền thống Nhật, Hàn Quốc ,Nga ... mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn giảm từ 4,999 triệu USD năm 1997 xuống còn 3,575 triệu USD năm 1998 giảm 28,5%. Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu vẫn tăng 23% , do vậy kim ngạch xuất nhập khẩu vẫn tăng 12,9% đạt 28,862 triệu USD. Năm 1999, Công ty tiếp tục xây Công ty dựng chiến lược bạn hàng và mặt hàng trong và ngoài nước ổn định . Công ty đã mở thêm được một số thị trường mới như hàng thủ công mỹ nghệ sang Italia, cao su và dụng cụ gia đình sang Achentina, cao su sang Hàn Quốc . Kim ngạch xuất khẩu đã tăng lại đạt 4,543 triệu USD tăng 27% so với năm 1998 gần bằng kim ngạch năm1997. Đặc biệt về nhập khẩu, do nghị định 57/CP được ban hành cho phép các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được phép xuất nhập khẩu trực tiếp với nước ngoài , dẫn đến hầu hết các khách hàng xuất nhập khẩu uỷ thác qua Công ty rút về tự kinh doanh, làm kim ngạch nhập khẩu giảm mạnh chỉ đạt 12,238 triệu USD giảm 52% so với năm 1998. Sự giảm sút của nhập khẩu đã làm cho kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty năm 1999 giảm 42,3% so với năm 1998 đạt 16,681 triệu USD . Năm 2000, Công ty đã đem hàng hoá chào bán ở Brazil,Chi Lê, urugoay, irăc... và là một trong những doanh nghiệp đầu tiên xuất khẩu được hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Mỹ. Tuy vậy, Công ty chưa phát triển mạnh bởi sự bấp bênh và cạnh tranh về giá ở cả trong nước và ngoài nước nhất là với Trung Quốc , nên năm 2000 kim ngạch xuất khẩu của Công ty tăng không đáng kể 7% so với năm 1999, đạt 4,875 triệu USD . Nhập khẩu đã có dấu hiệu phục hồi sau nghị định 59/CP đạt 16,202 tăng 33% so với năm 1999. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty năm 2000 tăng 26,3% so với năm 1999, đạt 21,077 triệu USD. Sự phục hồi kim ngạch xuất nhập khẩu đã khẳng định Công ty đã có chiến lược đúng đắn khi chính sách kinh tế nhà nước thay đổi , giữ vững vai trò của Công ty trong nền kinh tế. Năm 2001, Đây là năm rất khó khăn của nền kinh tế thế giới. Sự suy thoái kinh tế của các nền kinh tế hàng đầu thế giới Mỹ sau vụ khủng bố 11/9, Nhật, và nhiều nước khác. Mặc dù thế, kim ngạch xuất nhập khẩu vẫn đạt mức kỉ lục trong một thập kỉ qua 31,052 triệu USD tăng 47,3% so với năm 2000, nhất là về xuất khẩu tăng 141,5% so với năm 2000 đạt 11,777 triệu USD chiếm 38% kim ngạch xuất nhập khẩu đã khẳng định việc đẩy mạnh xuất khẩu của Công ty là đúng đắn phù hợp với thời cuộc kinh doanh hiện tại. Kim ngạch nhập khẩu của Công ty cũng tăng đáng kể 19% so với năm 2000, đạt 19,275 triệu USD. Qua phân tích tình hình kinh doanh của Công ty trong năm năm gần đây nhất đã thể hiện hình thức kinh doanh Công ty vẫn chủ yếu là kinh doanh nhập khẩu phục vụ cho tiêu dùng và sản xuất trong nước. Nhưng kể từ khi nghị định 57/CP ra đời nhập khẩu uỷ thác , là hình thức kimh doanh chủ yếu của Công ty , đã giảm sút nghiêm trọng, bắt buộc Công ty phải chuyển hướng tập trung phát triển kinh doanh xuất khẩu để tận dụng chính sách khuyến khích xuất khẩu của nhà nước ,nhờ đó mà năm 2001 kim ngạch xuất nhập khẩu đạt mức kỉ lục từ sau khi Liên Xô và Đông âu tan rã. Điều này Công ty đã khẳng định chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với tình hình hiện tại. Để hiểu rõ hơn nữa về thực trạng kinh doanh xuất khẩu của Công ty , ta sẽ nghiên cứu chi tiết hơn tình hình xuất khẩu trong năm năm qua của Công ty. Tình hình xuất khẩu : Nếu như trước năm 1991 Công ty luôn là đơn vị xuất siêu với tỷ trọng XK/NK từ 3- 3,6 lần thì trong những năm gần đây , xu hướng nhập siêu thể hiện rõ nét. Không chỉ vậy, kim ngạch xuất khẩu còn ở mức thấp và không ổn định. Nếu như năm 1992 xuất khẩu toàn Công ty đạt 11,457 triệu USD thì đến năm 1994 còn 5,545 triệu USD, tiếp tục giảm xuống còn 3,425 triệu USD năm 1995 và bắt đầu có xu hướng tăng lại vào năm 1996 đạt 4,792 triệu USD. trong các năm sau, tình hình xuất khẩu có khả quan hơn nhưng chưa ổn định do nhiều yếu tố khách quan từ ngoài tác động. Bảng 2: Tình hình xuất khẩu theo mặt hàng trong năm năm 1997-2001. Đơn vị: 1000 USD. Mặt hàng 1997 1998 1999 2000 2001 giá trị % giá trị % Giá trị % giá trị % giá trị % Tổng KN 4.999 100 3.575 100 4.543 100 4875 100 11.760 100 gia công 364 7,3 146 4,0 36 0,8 65 1,3 1.839 15,6 Mậu dịch 4.635 92,7 3.429 96,0 4.507 99,2 4.810 98,7 9.921 84,4 Tự doanh 1. 986,43 42,8 1.959,41 57,1 3.610,21 80,1 4.581,92 95,3 9.672,55 97,9 Uỷ thác 2.648,57 57,2 1.468,59 42,9 895,79 19,9 278,08 4,7 248,45 2,1 Giày dép 64,64 1,3 1,65 0 May mặc 675,12 13,5 879,36 24,6 475,04 10,5 65,85 1,4 223,85 1,9 Thủ công mỹ nghệ 628,07 12,6 585,34 16,4 219,31 4,8 144,27 3,0 217,27 1,9 Cao su 144,16 2,9 134,03 2,9 528,03 10,8 37,91 0,3 Mì ăn lion 1.525,06 30,5 371,75 10,4 4,94 0,1 63,96 0,5 Cà phê 341 6,8 Chổi quét sơn 1.204,65 24,1 1.433,23 40,1 2.220,73 48,9 2.468,37 50,6 2.840,12 24,2 Nông sản 416,39 8,3 303,67 8,5 470,34 10,4 23,96 0,5 17,10 0,2 Văn phòng phẩm 1.006,22 22,1 1.500 30,8 2.000 17 hàng# 17,33 0,4 139,58 2,8 6.359,79 54 Nguồn Phòng tài chính kế toán Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty ta thấy tỉ trọng hàng gia công ngày càng giảm từ chiếm 7,3% kim ngạch xuất khẩu năm 1997 xuống chỉ còn 0,8% kim ngạch xuất khẩu năm 1999. Hàng gia công của Công ty những năm gần đây chủ yếu là hàng may mặc nên chịu sự cạnh tranh rất mạnh của hàng Trung Quốc và các nước trong khu vực Đông nam á ,vì thế Công ty đã dần bị mất thị trường này. Tuy nhiên, sang năm 2001 tỷ trọng hàng gia công đã tăng lên đang kể chiếm 15,6% kim ngạch xuất khẩu bằng 1.839 nghìn USD. Để có được kết quả này Công ty đã chủ động mở rộng gia công sang mặt hàng văn phòng phẩm và đã đạt được thành công, đạt 1.800 nghìn USD chiếm 97,8% giá trị hàng gia công. Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội là một công ty kinh doanh thương mại nên hàng mậu dịch chiếm phần chính, năm 1999 chiếm 99,2% kim ngạch xuất khẩu. Chỉ riêng năm 1998, do tình hình kinh tế của các thị trường truyền thống của Công ty như Nhật, Nga, Hàn Quốc... gặp nhiều khó khăn đã làm kim ngạch xuất khẩu của Công ty giảm 26% so với năm 1997, còn lại kim ngạch xuất khẩu của Công ty luôn tăng trưởng đều đặn. Đặc biệt năm 2001 giá trị của hàng mậu dịch đã có bước nhảy vọt tăng 106%.Trong hàng mậu dịch có hai loại hình kinh doanh gồm tự doanh và uỷ thác. Năm 1997, hàng xuất khẩu uỷu thác chiếm phần lớn trong giá trị hàng mậu dịch chiếm 57,25%, còn lại hàng tự doanh chỉ chiếm 42,8%. Sang năm 1998, sau khi nghị định 57/CP ra đời,đã khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp với nước ngoài . Vì vậy, gái trị hàng xuất khẩu của Công ty đã giảm sút nghiêm trọng chỉ còn 55,4% giá trị hàng xuất khẩu uỷ thác năm 1997. Đây là nguyên nhân chính làm kim ngạch xuất khẩu của Công ty năm 1998 giảm sút so với năm 1997. Nghị định 57/CP đã tác động xấu đến Công ty nhưng lại có xu hướng tốt cho nền kinh tế của quốc gia. Bởi vì, khi tỷ trọng hàng xuất khẩu uỷ thác giảm sẽ làm giảm chi phí xuất khẩu, tăng lợi nhuận cho các Công ty tăng cường sức cạnh tranh về giá cho hàng Việt Nam trước các đối thủ khác. Cho đến năm 2001, tỷ trọng hàng xuất khẩu uỷ thác của Công ty chỉ còn chiếm 2,1% kim ngạch hàng mậu dịch. Công ty coi mở rộng mặt hàng là một chiến lược phát triển nên hiện nay đã có rất nhiều mặt hàng xuất khẩu. Ta có thể nhóm chung thành mười mặt hàng đó là: Hàng giày dép, hàng may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng cao su, hàng mì ăn liền, hàng cà phê, hàng chổi quét sơn, hàng nông sản, hàng văn phòng phẩm và một số hàng khác. Trong các mặt hàng chổi quét sơn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong kim ngạch xuất nhập khẩu và phát triển tương đối ổn định trong các năm , đạt giá trị cao nhất là năm 2001 với 2.840,12 nghìn USD. Đây là kết quả của xí nghiệp TOCAN liên doanh sản xuất chổi quét sơn giữa Công ty với doanh nghiệp CANADA,Công ty chịu trách nhiệm sản xuất còn phía CANADA sẽ chịu trách nhiệm tiêu thụ toàn bộ sản phẩm. các mặt hàng truyền thống của Công ty đều có xu hướng giảm trong năm gần đây đó là hàng may mặc ,thủ công mỹ nghệ ,nông sản , cao su mì ăn liền. Riêng hàng cao su đã không thể xuất được trong năm 1998 và hàng mì ăn liền vào năm 1999 ,chủ yếu do sự cạnh tranh quyết liệt của các nước láng giềng, khiến cho Công ty không thể giữ được thị trường của mình mà buộc phải tìm kiếm thị trường mới vào những năm sau. trừ hàng nông sản và cao su vẫn có xu hướng giảm vào năm 2001, các mặt hàng truyền thống khác đã có xu hướng tăng trở lại như may mặc tăng 2,4 lần ,thủ công mỹ nghệ tăng 50,6%, mì ăn liền tăng 13 lần so với năm 2001 . Tuy nhiên vẫn chưa đạt, thậm chí thấp hơn rất nhiều so với các năm 1997,1998 chứng tỏ Công ty đang bị mất dần thị trường truyền thông của mình. Mặt hàng cà phê , giày dép cũng bị mất thị trường từ năm 1998 đến nay vẫn chưa phục hồi hay thâm nhập vào thị trường mới nào. Để bù đắp lại tất cả sự giảm sút của các mặt hàng truyền thống , từ năm 1999 Công ty đã mở rộng được một số mặt hàng mới như mặt hàng văn phòng phẩm , cót ép, dây truyền sản xuất mì sợi, bóng đèn ,rượu vang... Trong đó năm 1999, mặt hàng văn phòng phẩm lần đầu tiên giới thiệu với khách hàng đã đạt 1006,22 nghìn USD chiếm 22.1% kim ngạch xuất khẩu của Công ty chỉ đứng sau mặt hàng chổi quét sơn. Hai năm sau mỗi năm mặt hàng này tăng thêm 500 nghìn USD cho kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Đặc biệt năm 2001 mặt hàng bóng đèn xuất sang irăc lần đầu tiên đạt 6.000 nghìn USD chiếm 51% kim ngạch xuất nhập khẩu. Mặt hàng này đã tạo ra bước nhảy vọt trong kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty trong năm 2001. Điều này chứng tỏ chiến lược mở rộng thị trường, đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu của Công ty là hoàn toàn đúng đắn phù hợp với tình hình thực tế của thị trường. Phân tích tình hình xuất khẩu của Công ty sang các thị trường sẽ rõ hơn điều đó. Bảng 3: Tình hình thị trường xuất khẩu của Công ty từ năm 1997-2001. Đơn vị: 1.000 USD. Thị trường 1997 1998 1999 2000 2001 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Canada 1.204,65 24,1 1.433,23 40,0 2.220,73 48,9 2.468,37 50,6 2.171,30 18,5 Chi lê 278,87 5,6 237,72 6,6 53,19 1,2 22,12 0,5 22,51 0,2 Đức 141,93 2,8 30,72 0,9 50,07 1,1 418,42 8,6 82,60 0,7 Hungary 101,59 2,0 39,49 1,1 11,90 0,3 5,7 0,1 11,31 0,1 Đài Loan 94,38 1,9 86,56 2,4 9,15 0,2 37,21 0,8 82,38 0,7 Séc 64,40 1,3 398,41 11,1 313,65 6,9 7,92 0,2 41,40 0,4 Hàn Quốc 259,15 5,2 161,56 4,5 55,45 1,2 14,61 0,1 ểc 24,90 0,5 23,48 0,7 9,67 0,2 582,15 5,0 Pháp 21,54 0,4 27,34 0,8 1,20 0 4,43 0 Nhật 344,52 6,9 11,81 0,3 40,11 0,9 14,22 0,3 Nga 2.372,02 47,4 927,84 26 415,57 9,1 Anh 19,35 0,4 1,26 0 95,03 0,8 Tây ban nha 27,94 0,6 48,25 1,0 Bungary 44,16 0,9 11,52 0,2 Irăc 1.000 22 1.500 30,8 8.128,41 69,1 Mỹ 9,62 0,3 5,36 0,1 34,80 0,7 8,32 0,1 Achentina 150,12 3,3 156,91 3,2 37,91 0,2 í 14,73 0,3 11,60 0,1 Lào 134,94 2,8 253,74 2,2 Nước khác 186,03 5,2 203,20 4,5 4,08 0,1 212,49 1,8 Tổng 4.999 100 3.575 100 4.543 100 4.875 100 11.760 100 Nguồn: Phòng tài chính kế toán. Trong những năm vừa qua, thị trường Công ty có rất nhiều xáo động, bên cạnh những thị trường mới thâm nhập thị trường truyền thống của Công ty cũng mất dần. Công ty đã xuất khẩu hàng hoá đi khắp toàn cầu với 25 quốc gia trong năm Châu lục: Thị trường Châu Mỹ: Công ty đã đặt quan hệ kinh doanh với 4 nước : Canada, Chi Lê, Mỹ, Achentina. Kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang các thị trường này tương đối lớn. Năm 1999 và 2000, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này chiếm hơn 50% kim ngạch xuất khẩu của Công ty. với khu vực này chỉ có thị trường Canada là tương đối ổn định và giữ vững được tăng trưởng thường xuyên, nhưng năm 2001 đã bắt đầu có dấu hiệu giảm. Thị trường Chi Lê từ kim ngạch xuất khẩu đạt 278,87 nghìn USD năm 1997 xuống chỉ còn 22,51 nghìn USD năm 2001. Thị trường Mỹ và Achentina là hai thị trường mới của Công ty vào năm 1998 và 1999. Tuy nhiên năm 2001, sau vụ khủng bố 11/9, kinh tế Mỹ đã gặp khó khăn lớn nên kim ngạch xuất khẩu của Công ty vào thị trường này giảm mạnh từ 34,8 nghìn USD xuống còn 8,32 nghìn USD, thị trường Achentina cũng nhiều khó khăn do khủng hoảng nợ nên kim ngạch xuất khẩu của Công ty vào thị trường này cũng giảm mạnh từ 156,91 nghìn USD vào năm 2000 chỉ còn 37,91 nghìn USD năm 2001. Thị trường Châu á: Đây là thị trường mà Công ty xuất khẩu được sang nhiều nước nhất. Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, Lào, Cămpuchia, Trung Quốc, irăc, Singapo, Inđônêsia. Trong số các nước này irăc tuy là khách hàng mới của Công ty, chỉ bắt đầu xuất khẩu hàng sang từ năm 1999, nhưng đã chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong kim ngạch xuất nhập khẩu . Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang thị trường này là 8.128,41 nghìn USD chiếm 69,1% kim ngạch xuất khẩu trong đó mặt hàng mặt hàng bóng đèn đạt 6.128 nghìn USD hàng văn phòng phẩm 2000 nghìn USD. đây sẽ là thị trường tiềm năng lớn của Công ty vào năm 2002, khi Liên hợp quốc bãi bỏ lệnh cấm vận với nước này. Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan là ba thị trường truyền thống của Công ty. năm 1997, giá trị xuất khẩu của Công ty sang ba thị trường này chiếm 15% kim ngạch xuất khẩu của Công ty chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ và hàng may mặc. nhưng bốn năm trở lại đây kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang các thị trường này liên tục giảm, năm 2001 Công ty mất hẳn thị trường Nhật ,năm 2000 Công ty bị gián đoạn với thị trường Hàn Quốc. Đối với thị trường Đài loan, có dấu hiệu phục hồi vào năm 2001. Đây một phần là do kinh tế của những nước này những năm gần đây gặp nhiều khó khăn , năm 2001 đã có lúc nền kinh tế Nhật tăng trưởng âm, một phần nữa là do hàng Việt Nam không thể cạnh tranh với các nước khác nhất là hàng của Trung Quốc. Các nước Lào, Cămpuchia, Trung Quốc, Singapo có quan hệ kinh doanh với Công ty rất bất thường và giá trị xuất khẩu sang các thị trường này rất nhỏ, chỉ có Lào từ năm 2000, Công ty đã tổ chức liên doanh với nước bạn sản xuất mì sợi nên lượng bột mỳ xuất khẩu sang đây là tương đối ổn định và có khả năng tăng trưởng cao. Thị trường Châu Âu: Gồm 8 nước Nga,Séc, Hungary, Bungary,Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Italia. Trong đó, Nga và ba nước Đông Âu là thị trường truyền thống từ khi mới thành lập của Công ty. Hàng hoá xuất khẩu sang các nước này chủ yếu là thủ công mỹ nghệ, may mặc và nông sản. Năm 1997 giá trị hàng hoá xuất sang Nga là 2.372,02 nghìn USD ,đến năm 2000 Công ty đã mất hoàn toàn thị trường này. Công ty chỉ giữ quan hệ được liên tục với Hungary và Đức nhưng chỉ ở mức thấp. Đối với Tây Ban Nha, Anh, Pháp và Italia, hàng hoá xuất sang các thị trường này chủ yếu là thủ công mỹ nghệ , cao su, mì ăn liền ,may mặc. Tuy nhiên tỷ trọng của các thị trường nay là không lớn và có mối quan hệ rất bất thường trong những năm gần đây. Thị trường Châu Phi: Đây là thị trường rất mới mẻ nhưng cũng đầy những cơ hội cho Công ty . Công ty mới chỉ xuất được hang may mặc sang Ăngola đạt 134,46 nghìn USD và hàng thủ công mỹ nghệ sang Nam Phi đạt 7,95 nghìn USD vào năm 2001. Công ty cần phải chú trọng hơn nữa, đưa hàng đi giới thiệu ở các thị trường này. Thị trường úc: Năm 2001, công ty đã xuất được 582,15 nghìn USD mặt hàng chổi quét sơn, mặt hàng thủ công mỹ nghệ đã mất hoàn toàn thị trường này năm 1999. Qua phân tích tình hình xuất khẩu của Công ty ta thấy mặt hàng xuất khẩu của Công ty rất đa dạng và phong phú, phù hợp cho sự phát triển của một Công ty xuất nhập khẩu Tạp phẩm trước tình hình cạnh tranh hết sức gay gắt và quyết liệt hiện nay, bởi vì khi xuất khẩu nhiều loại hàng hoá sẽ phân tán được rủi ro kinh doanh, tăng khả năng thâm nhập vào các thị trường mới cho Công ty. Tuy nhiên, đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh cũng có những điểm hạn chế của nó, nhất là khi quản lý điều hành không tốt. Công ty không thể huy động mọi nguồn lực của mình vào một mặt hàng, lĩnh vực nào đó, khó có thể tập trung nghiên cứu thị trường, không có kế hoạch, chiến lược khai thác mặt hàng cụ thể, rất đến tình hình xuất khẩu không ổn định. Bên cạnh đó, Công ty cũng có một hệ thống thị trường trên khắp thế giới. Ngoài các thị trường truyền thống như: Canada, Nhật, Đông Âu, Hàn Quốc, Đài Loan, Công ty hàng năm luôn mở được thêm các thị trường mới nên thậm chí khi hàng loạt thị trường bị mất dần, Công ty vẫn có thể duy trì và có những bước nhảy vọt trong kim ngạch xuất khẩu. Số lượng thị trường nhiều nhưng giá trị xuất khẩu sang từng thị trường rất nhỏ, thiếu sự ổn định. Do vậy, Công ty cần phải xây dựng nhiều thị trường truyền thống cho mình để tạo sự ổn định trong phát triển. 4.3. Các chỉ tiêu kinh doanh của Công ty : a.Chỉ tiêu doanh thu: chỉ tiêu doanh thu là một chỉ tiêu cơ bản phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty. Doanh thu của Công ty xuất nhập khẩu Tạp phẩm Hà Nội phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ nhận uỷ thác xuất nhập khẩu. Vì vậy, doanh thu phản ánh tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty Bảng 4: Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của Công ty 5 năm 1997-2001 Đơn vị: triệu đồng Năm Doanh thu Kế hoạch Thực hiện Hoàn thành KH Tăng (giảm) 1997 72.940 142.542,7 195,4 1998 120.000 204.872,0 164,0 44 1999 90.000 104.842,0 116,5 -48,8 2000 150.000 185.372,0 123,6 76,8 2001 170.000 286.380,0 168,5 54,5 Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Năm 1997, doanh thu thực hiện của Công ty đạt 142,5427 tỷ đồng tăng 95,4% so với kế hoạch của Công ty đề ra. So với kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty năm 1997 là 25,555 triệu USD thì mức doanh thu này rất nhỏ, nguyên nhân là do phần lớn hợp đồng của Công ty là hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu (chiếm 50,5% giá trị xuất nhập khẩu của Công ty). Nếu công ty tự doanh thì doanh thu sẽ phải là trên 300 tỷ đồng. Sang năm 1998 doanh thu của Công ty tăng 44% so với năm 1997 và đạt 164% kế hoạch đề ra. Mặc dù kim ngạch xuất nhập khẩu tăng chậm nhưng doanh thu của Công ty vẫn tăng cao là do số lượng hợp đồng uỷ thác giảm sau khi nghị định 57 CP ra đời. Đến năm 1999, doanh thu giảm tới 48,8% so với năm 1998, chỉ đạt 104,842 tỷ đồng, đây là do kim ngạch nhập khẩu của Công ty giảm mạnh chỉ còn không bằng một nửa kim ngạch nhập khẩu năm 1998, nhưng vẫn vượt kế hoạch 16,5%. Năm 2000, do kim ngạch xuất nhập khẩu phục hồi trở lại nên doanh thu đã tăng trở lại 185,372 tỷ đồng, tăng 76,8%. Sang năm 2001, doanh thu của Công ty cũng tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn năm 2000. Tuy vậy, mức doanh thu năm 2001 vẫn đạt kỷ lục trong thập kỷ qua với 286,380 tỷ đồng, cũng là mức doanh thu tương đối cao so với kim ngạch xuất nhập khẩu. Nhìn chung, trong 5 năm vừa qua, doanh thu của Công ty luôn vượt mức kế hoạch đề ra, trừ năm 1999 doanh thu giảm do ảnh hưởng của chính sách Nhà nước, còn lại các năm luôn đạt mức tăng cao. Do vậy, chiến lược kinh doanh của Công ty luôn được đảm bảo thực hiện tốt. b.Chỉ tiêu chi phí: Chi phí hoạt động kinh doanh của Công ty bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Chi phí kinh doanh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như : khối lượng hàng hoá kinh doanh, ý thức tiết kiệm chống lãng phí của cán bộ công nhân viên. Chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Do đó, giảm chi phí để tăng lợi nhuận luôn là mục đích của mọi doanh nghiệp Bảng 5: Tình hình chi phí kinh doanh của Công ty năm năm 1997- 2001 Đơn vị : triệu đồng Năm Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 Giá trị % DT Giá trị % DT Giá trị % DT Giá trị % DT Giá trị % DT CP KD 4.917 6,5 5.736,5 2,7 2.639,0 2,5 11.425 6,1 19.917 6,9 CP trực tiếp 3.911,2 4,8 4.712,1 2,2 2.096,8 2,0 9.369 5,0 17.854 6,2 CP gián tiếp 925,8 1,7 1.024,4 0,5 542,2 0,5 2.056 1,1 2.063 0,7 Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Qua bảng số liệu ta thấy, năm 1997, chi phí kinh doanh của Công ty là 4.917 triệu đồng chiếm 6,5% doanh thu ,trong đó chi phí trực tiếp 3.991,2 triệu đồng, chi phí quản lý gián tiếp 925,8 triệu đồng . Tuy nhiên trong hai năm tiếp sau1998, 1999 tỉ lệ chi phí trên doanh thu còn rất ít 2,7% và 2,5%.Sở dĩ Công ty tiết kiệm được một lượng chi phí lớn đó là nhờ hiệu quả của cơ chế khoán kinh doanh đem lại, việc khoán lãi đến từng phòng kinh doanh tức là hạch toán được thực hiện ngay ở cấp phòng. Điều này khiến các phồng phải tiết kiệm chi phí, cắt bỏ các khoản chi không cần thiết, sử dụng trang thiết bị và các dụng cụ thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất . Các cán bộ sử dụng có hiệu quả hơn trong việc sử dụng vốn, chấm dứt tình trạng sử dụng vốn lãng phí hoặc vào việc riêng. tạo cho cán bộ công nhân viên có một tinh thần chống lãng phí để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Công ty . Sang năm 2000 và 2001 do Công ty phải chi phí cho việc giới thiệu sản phẩm sang thị trường mới , thường xuyên cử cán bộ đi tham gia triển lãm sản phẩm ở nước ngoài, đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên nên chi phí kinh doanh đã chiếm phần lớn trong doanh thu của các năm trước. Đặc biệt năm 2001, chi phí kinh doanh chiếm 6,9% doanh thu bằng 19,917 tỷ đồng, chi phí quản lý gián tiếp 2,063 tỷ đồng cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Qua đây ta thấy chi phí kinh doanh của Công ty là tương đối hợp lý, tiết kiệm nhưng chi phí này còn rất thấp so với doanh thu .Công ty chưa mạnh dạn đầu tư vào sản xuất hàng xuất khẩu , đây là một trong những cách hiệu quả nhất cho việc ổn định nguồn hàng xuất khẩu cho Công ty đồng thời tăng lợi nhuận của Công ty. Ngoài ra, Công ty cũng chưa chú trọng tới đầu tư dài hạn như đào tạo cán bộ có chuyên môn cao cho mục tiêu lâu dài của Công ty. Trong những năm tới Công ty cần phải chú trọng hơn nữa vấn đề này. c. Chỉ tiêu lợi nhuận: Mặc dù trong thời gian qua tình hình kinh doanh của Công ty có nhiều biến động lớn, thể hiện qua kim ngạch xuất nhập khẩu , nhưng Công ty luôn là đơn vị kinh doanh có lãi. Bảng 6. Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty trong năm năm 1997- 2001. Đơn vị: Triệu đồng. Năm Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 Lợi nhuận 1.566,7 1.799,5 1.186,8 2.022,0 2100,0 Nộp ngân sách 16.971,8 29.969,0 22.617,8 45.888,0 33.336,0 Thuế XNK 14.491,7 26.892,1 9.865,0 15.966,0 15.910,3 Thuế VAT 10.986,0 24.374,0 11.860,0 Thuế TTĐB 913,4 1.277,4 581,0 3.829,0 3.815,7 Thuế lợi tức 705,0 809,8 379,3 647,0 670,0 Thu sử dụng vốn 861,7 989,7 806,5 1.096,6 828,0 Phải nộp khác. 2,4 252,0 Nguồn: Phồng tài chính kế toán Qua bảng số liệu ta thấy trong năm năm qua Công ty luôn giữ được mức lợi nhuận tăng đều trung bình tăng 31,8%, cao nhất năm 2001 đạt 2100 tỉ đồng, trừ năm 1999 lợi nhuận Công ty giảm 34% so với năm 1998 là do doanh thu năm 1999 giảm tới 48,8%. Tuy lợi nhuận giảm nhưng tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu vẫn tăng nhiều so với năm 1998, điều này chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của Công ty ngày càng tăng, luôn vượt mức kế hoạch đề ra. Đạt được kết quả này trong bối cảnh thị trường thế giới cạnh tranh ngày càng quyết liệt, nhiều yếu tố khó khăn khách quan tác động, trước hết là do sự cố gắng của cán bộ công nhân viên của Công ty. Nếu như năm 1997 chỉ có 60% cán bộ nghiịep vụ có hợp đồng thì đến năm 2001 vừa qua đã có 100%. Ngoài ra còn phải kể đến chính sách tiết kiệm chống lãng phí đã được quán triệt cho từng cán bộ trong Công ty , giảm được cả chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp đã góp phần tích cực trong việc nâng cao lợi nhuận . Là một doanh nghiệp nhà nước kinh doanh theo đúng pháp luật nên Công ty luôn nghiêm chỉnh chấp hành việc nộp ngân sách cho nhà nước một cách đầy đủ. năm 1997, tổng các khoản phải nộp cho ngân sách nhà nước là 16,9718 tỉ đồng dạt 109,55 kế hoạch đã đề ra. Nộp ngân sách lớn nhất năm 2000 lên tới 45,888 tỉ đồng đạt 141,6% kế hoạch, năm 2001 vừa qua Công ty cũng đã nộp ngân sách 33,336 tỉ đồng. Trong hai năm, Công ty đã đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách nhà nước. tuy nhiên, từ 1/1/1999 thuế VAT ra đời thay thế cho thuế doanh thu và tỉ lệ nộp gấp 10 lần tỉ lệ thuế doanh thu, năm 2000 riêng thuế VAT Công ty đã phải nộp là 24,374 tỉ đồng. d. Một số chỉ tiêu khác. Bảng 7: Tình hình vốn và thu nhập của Công ty . Đơn vị: triệu đồng. Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 Tổng vốn kinh doanh 45.588,8 45.648,7 45.79226. Vốn lưu động 26.627,7 26.627,7 26.627,7 26.627,7 26.627,7 Vốn cố định 18.961,1 19.0

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty XNK tạp phẩm Hà Nội- TOCONTAP Ha Noi.DOC
Tài liệu liên quan