MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TH¬ƯƠNG MẠI 4
1.1 Hoạt động kinh doanh tín dụng và những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại. 4
1.1.1 Hoạt động kinh doanh tín dụng của Ngân hàng thương mại 4
1.1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng 4
1.1.1.2 Đặc trưng và vai trò của tín dụng ngân hàng 6
1.1.2 Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng của NHTM. 8
1.1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng 9
1.1.2.2 Đặc điểm rủi ro tín dụng 10
1.1.2.3 Dấu hiệu rủi ro tín dụng 11
1.1.2.4 Hậu quả rủi ro tín dụng 12
1.1.2.5 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng 14
1.2 Nguyên nhân rủi ro tín dụng và biện pháp phòng ngừa, hạn chế 16
1.2.1 Nguyên nhân rủi ro tín dụng 16
1.2.1.1 Nguyên nhân khách quan 17
1.2.1.2 Nguyên nhân chủ quan 20
1.2.2 Biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng 23
1.2.2.1 Xây dựng các nguyên tắc và điều kiện đảm bảo tín dụng. 23
1.2.2.2 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng 24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH HÀ TÂY 30
2.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà Tây 30
2.1.1 Môi trường kinh doanh của NHĐT&PT Chi nhánh tỉnh Hà Tây 30
2.1.1.1 Một số đặc điểm kinh tế của Hà Tây 30
2.1.1.2 Thực trạng hoạt động tín dụng của các Tổ chức tín dụng trên địa bàn. 32
2.1.1.3 Mảng thị trường ngân hàng hướng tới 34
2.1.2 Khái quát về hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà Tây 35
2.1.2.1 Khái quát chung về chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà Tây 35
2.1.2.2 Khái quát về hoạt động kinh doanh tại chi nhánh. 38
2.2 Thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHĐT&PT Hà tây. 44
2.2.1 Tình hình hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà tây 44
2.2.2 Thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà Tây 46
2.2.2.1 Thực trạng chung về rủi ro tín dụng thông qua diễn biến NQH. 44
2.2.2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng thể hiện qua NQH phân theo loại tín dụng 47
2.2.2.3 Rủi ro tín dụng phân theo ngành kinh tế 48
2.2.2.4 Rủi ro tín dụng phân theo thành phần kinh tế 50
2.2.2.5 Rủi ro tín dụng thể hiện qua NQH phân theo thời gian quá hạn 50
2.2.2.6 Rủi ro tín dụng thể hiện qua NQH phân theo tính chất tiền tệ 51
2.2.2.7 Rủi ro tín dụng phân theo tài sản bảo đảm trong cho vay 52
2.2.2.8 Trích dự phòng rủi ro tín dụng. 53
2.2.2.9 Rủi ro tín dụng được phản ánh qua nợ xấu: 54
2.3 Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng và các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây. 55
2.3.1 Đánh giá chung về rủi ro tín dụng tại chi nhánh 55
2.3.2 Những yếu tố dẫn đến nợ quá hạn tại Chi nhánh 56
2.3.2.1 Từ phía khách hàng 56
2.3.2.2 Từ phía ngân hàng 56
2.3.3 Thực tế phòng ngừa, rủi ro tín dụng và các biện pháp xử lý của Chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà Tây khi xuất hiện rủi ro tín dụng 56
2.3.3.1 Thực tế phòng ngừa rủi ro tín dụng ở Chi nhánh. 56
2.3.3.2 Biện pháp xử lý các khoản rủi ro tín dụng 60
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH HÀ TÂY 63
3.1 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của chi nhánh NHĐT&PT Hà tây 63
3.1.1 Định hướng chung 63
3.1.2 Một số chỉ tiêu cụ thể của chi nhánh phấn đấu đạt năm 2006 64
3.2 Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà tây. 65
3.2.1 Phân tích khách hàng thường xuyên và chủ động 66
3.2.2 Nâng cao chất lượng thẩm định 68
3.2.3 Thực hiện đúng quy trình tín dụng 68
3.2.4 Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các loại dịch vụ 69
3.2.5. Thường xuyên chăm lo đến khách hàng 70
3.2.6 Nâng cao hiệu quả công tác thông tin phòng ngừa rủi ro, dự báo rủi ro tiềm ẩn. 71
3.2.7 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ 72
3.2.8 Thực hiện bảo hiểm tín dụng. 72
3.2.9 Khai thác có hiệu quả thông tin trong hoạt động tín dụng 74
3.2.10 Phát huy vai trò tư vấn của chi nhánh. 75
3.2.11 Tăng cường công tác đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. 75
3.2.12 Xây dựng các hệ thống tín dụng 76
3.3 Một số kiến nghị 78
3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ 78
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 82
3.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam 83
3.3.4. Đối với Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Tây 84
KẾT LUẬN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
91 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1503 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h nghiệp.
Tổ Điện toán: Lưu giữ các chứng từ sổ sách kế toán trên máy tính, hỗ trợ phòng kế toán trong việc in và lập các bảng cân đối kế toán.
Phòng Kiểm tra, Kiểm soát nội bộ: Thực hiện các công việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện công việc ở các phòng ban.
Phòng Tổ chức hành chính: Bố trí tổ chức nhân sự và các công việc hành chính khác như các hoạt động, phong trào thi đua...
Tổ Thẩm định và quản lý dự án: Xem xét, kiểm tra, xác định tính khả thi và độ an toàn của các dự án trước khi thực hiện.
2.1.2.2 Khái quát về hoạt động kinh doanh tại chi nhánh.
Để có thế thấy được kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, ta xem kết quả kinh doanh qua 2 năm sau:
BẢNG 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Đơn vị: Triệu đồng
STT
CHỈ TIÊU
Năm 2004
Năm 2005
So sánh
Số tiền
TL %
1
Tổng Doanh thu
93 208
114 668
21 460
23
2
Tổng Chi phí
69 189
92 477
23 288
33,65
3
Lợi nhuận trước thuế
24 019
22 191
-1 828
-7,6
4
Lợi nhuận sau thuế
17 293,68
15 977,52
-1316,16
-7,6
(Nguồn: Phòng KH&NV chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà Tây)
Qua bảng trên ta thấy mặc dù doanh thu năm 2005 tăng lên 21.460 triệu đồng, chi phí cũng tăng lên 23.288 triệu đồng so với năm 2004 nhưng tỷ lệ tăng của doanh thu nhỏ hơn tỷ lệ tăng của chi phí. Nguyên nhân chi phí tăng cao là do ngân hàng bắt đầu phải trích dự phòng rủi ro tín dụng theo quyết định 493, làm quỹ dự phòng rủi ro tăng. Điều này đã làm cho lợi nhuận của Ngân hàng giảm chỉ còn 22.191 triệu đồng so với 24.019 triệu đồng của năm 2004.
Để có thể hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ta xem xét các hoạt động chủ yếu sau:
a) Huy động vốn:
Chi nhánh NHĐT&PT Hà Tây nhiều năm liền đạt danh hiệu chi nhánh hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao. Trong mấy năm gần đây chi nhánh đã phải cạnh tranh cùng với các tổ chức tín dụng khác trên cùng địa bàn.
Năm 2005 vừa qua tuy chi nhánh gặp nhiều trở ngại trong kinh doanh: sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đối thủ (nhất là từ khi Ngân hàng nhà đồng bằng sông Cửu Long mở chi nhánh tại Hà Tây), những biến động không lường trước của nền kinh tế... nhưng chi nhánh vẫn giữ vững được thành tích trong hoạt động kinh doanh của mình. Ta có thể thấy hoạt động huy động vốn của chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà Tây qua bảng sau:
Bảng 3: Khái quát về hoạt động huy động vốn tại chi nhánh.
Đơn vị: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Số tiền
TT (%)
Số tiền
TT (%)
Số tiền
TT (%)
Tổng nguồn vốn
-Nguồn tự huy động
+ TG của TCKT
+ TG của dân cư
+ Phát hành GTCG
- Nguồn vốn khác
1 205 408
1 077 700
288 100
646 558
143 042
127 708
100
89,4
23,9
53,6
11,9
10,6
1 311 199
1 120 454
274 038
710 961
135 455
190 745
100
85,4
21
54,2
10,3
14,5
1 512 145
1 320 010
332 672
901 615
85 723
192 135
100
87,3
22
59,6
5,7
12,7
Thị phần huy động vốn
24%
24%
22%
Nguồn vốn huy động bình quân năm
932 415
1 040 284
1 100 568
(Nguồn: Phòng KH&NV chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà Tây)
Qua bảng tổng kết kinh doanh 3 năm ta thấy:
Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng trưởng và ổn định, đây là điều kiện cần cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đến 31/12/2005 nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 1.320.010 triệu đồng (trong khi số lượng lao động của Chi nhánh so với tổng số lao động của các ngân hàng trên địa bàn chỉ chiếm 6%), tăng 17,8% so với năm 2004, tăng 22,5% so với năm 2003 và chiếm 22% tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh.
Đây là kết quả đáng ghi nhận về công tác huy động vốn của chi nhánh. Trong đó tiền gửi của dân cư là nguồn vốn ổn định, chiếm tỷ trọng bình quân qua các năm trên 60%. Trong cơ cấu vốn huy động, chỉ tiêu phát hành giấy tờ có giá là giảm tương đối lớn. Sở dĩ có hiện tượng trên là ngân hàng trả trái phiếu, kỳ phiếu đến hạn trong năm. Thị phần huy động vốn của chi nhánh giảm 2% so với năm 2004 là do có sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác.
Nguồn vốn huy động tăng trưởng nhanh và ổn định là thế mạnh để mở rộng và phát triển đầu tư tín dụng đối với nhu cầu vốn cần thiết, hợp lý cho các thành phần kinh tế. Bên cạnh đó việc quản lý điều hành trong công tác huy động vốn phải đảm bảo an toàn, ngày càng đa dạng các hình thức, kỳ hạn, lãi suất linh hoạt và hấp dẫn đối với người gửi tiền.
Nguồn vốn huy động không những thoả mãn nhu cầu về vốn đối với sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế có quan hệ giao dịch tại chi nhánh mà còn điều chuyển một khối lượng vốn lớn về NHĐT&PT Việt Nam để điều hoà cho các chi nhánh trong cùng hệ thống.
b) Hoạt động tín dụng
Đối với mọi ngân hàng, hoạt động tín dụng là một hoạt động chủ yếu, đây chính là nguồn thu nhập chính của ngân hàng. Đây cũng là hoạt động mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng. Để có thể thấy được tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh, ta xem bảng sau:
Bảng 4: Hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà Tây.
Đơn vị: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
2003
2004
2005
Số tiền
TT (%)
Số tiền
TT (%)
Số tiền
TT (%)
Tổng doanh số cho vay
- Tín dụng thương mại
+ Ngắn hạn
+ Trung - Dài hạn
- Tín dụng CĐ- KHNN
1 288 241
1 286 029
1 057 362
228 667
2 212
100
99,8
82
18
0,2
1 327 561
1 327 561
1 096 284
231 277
-
100
100
82,5
17,5
1 474 182
1 474 182
1 253 165
221 017
-
100
100
85
5
-
Tổng doanh số thu nợ
- Tín dụng thương mại
+ Ngắn hạn
+ Trung - Dài hạn
- Tín dụng CĐ- KHNN
1 161 482
1 137 257
930 184
207 073
24 225
100
98
80
17,8
2
1 332 085
1 326 742
1 113 267
213 475
5 343
100
99,6
83,6
16
0,4
1 274 327
1 268 451
1 156 048
112 403
5 876
100
99,5
90,7
8,8
0,5
Tổng dư nợ
- Tín dụng thương mại
+ Ngắn hạn
+ Trung - Dài hạn
- Tín dụng CĐ- KHNN
874 492
804 770
423 740
381 030
69 722
100
92
48,5
43,6
8
862 529
801 575
446 688
354 887
60 954
100
93
51,8
42,3
7
1 050 207
1 003 132
550 209
452 932
47 075
100
95,5
52,4
43,1
4,5
(Nguồn: Phòng KH&NV chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà Tây)
Qua bảng trên ta thấy năm 2005 doanh số cho vay đạt 1.474.182 triệu đồng tăng so với năm 2004 là 11% (số tuyệt đối là 146.621 triệu đồng). Trong đó hoạt động tín dụng trong lĩnh vực thương mại luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và là hoạt động chính của Chi nhánh đặc biệt là trong ngắn hạn. Hiện nay, Chi nhánh chỉ cho vay trong lĩnh vực thương mại, còn cho vay chỉ định theo kế hoạch Nhà Nước thì ngân hàng đã ngừng cho vay từ năm 2000. Số cho vay tín dụng chỉ định hiện nay là do dư nợ từ trước còn lại. Về doanh số thu nợ là khá cao đặc biệt là trong ngắn hạn đã chứng tỏ chi nhánh hoạt động rất hiệu quả. Tuy nhiên, nhìn vào tổng dư nợ thì ta thấy dư nợ ngắn hạn và trung, dài hạn là không chêch lệch nhau nhiều.
Để có thể hiểu hơn về thực trạng tín dụng của Chi nhánh, ta xem xét chất lượng tín dụng của chi nhánh qua bảng sau:
Bảng 5: Một số chỉ tiêu chất lượng về hoạt động tín dụng tại chi nhánh.
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Nợ quá hạn/Tổng dư nợ
0,23
0,21
0,44
Nợ xấu/Tổng dư nợ
0.9
0,6
1,2
Tài sản có sinh lời/Nguồn vốn kinh doanh
106
116
97
Thị phần tín dụng
19
20
23
(Nguồn: Phòng KH&NV chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà Tây)
Qua bảng trên ta thấy chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà Tây đang hoạt động ngày càng ổn định và hiệu quả, luôn xứng đáng được nhận đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong nhiều năm liền. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu là tương đối nhỏ.
Năm 2005 là một năm đầy biến động của nền kinh tế Việt Nam, năm này đã chứng kiến sự tăng giá của hàng loạt các mặt hàng thiết yếu nhưng bằng sự lãnh đạo đúng đắn cùng sự nỗ lực của nhân viên chi nhánh thị phần tín dụng của chi nhánh ngày càng tăng đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Cũng qua các bảng trên ta thấy nợ quá hạn tại chi nhánh luôn ổn định và luôn nhỏ hơn 1% (TW giao tối đa 2,5%), thị trường tín dụng ngày càng được mở rộng, khối lượng tín dụng tăng trưởng liên tục đã góp phần thúc đẩy chi nhánh ngày càng hoạt động hiệu quả, rõ ràng chi nhánh cần tiếp tục phát huy hiệu quả này. Tuy nhiên chi nhánh cũng nên có các biện pháp ngay từ bây giờ để phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng có thể xảy ra trong tương lai, khi mà chi nhánh sẽ phải tiếp xúc với nhiều khách hàng có mức rủi ro cao do sự cạnh tranh gay gắt từ các tổ chức tín dụng khác.
Để có thể thấy được khả năng phục vụ của nguồn vốn huy động đối với cho vay thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
- Hệ số sử dụng vốn huy động tại chỗ:
Bảng 6: Hệ số sử dụng vốn tại Chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà tây
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2003
31/12/2004
31/12/2005
Tổng vốn huy động
1 077 700
1 120 454
1 320 010
Tổng dư nợ
874 492
862 529
1 050 207
Hệ số sử dụng vốn
0,81
0,77
0,8
(Nguồn: Phòng KH&NV chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà Tây)
Qua bảng số liệu cho ta thấy hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà Tây tăng trưởng tương đối đều trong các năm. Có sự tăng trưởng này là do Chi nhánh đã mở rộng cho vay các thành phần kinh tế nhất là kinh tế ngoài quốc doanh.
Cùng với việc hoạt động tín dụng tăng trưởng mạnh, việc huy động vốn tại chỗ có xu hướng tăng lên trong khi dư nợ tăng nhanh. Hệ số sử dụng vốn ổn định (xấp xỉ bằng 1) cho thấy hoạt động huy động vốn đáp ứng đủ vốn đối với nhu cầu cho vay, chứng tỏ Chi nhánh hoạt động tín dụng rất hiệu quả và có tính chủ động cao trong sử dụng vốn.
c) Hoạt động khác:
Chi nhánh còn thực hiện các nghiệp vụ khác: bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, chuyển tiền....để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng. Tình hình thực hiện dịch vụ của chi nhánh được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 7: Thu phí dịch vụ tại Chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà tây
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2003
31/12/2004
31/12/2005
Tổng thu phí dịch vụ ròng
3 642
3 824
5 672
Tăng giảm so với năm trước
829
182
1 848
(Nguồn: Phòng KH&NV chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà Tây)
Qua số liệu trên ta thấy dịch vụ của chi nhánh ngày càng mở rộng. Năm 2005 tổng thu phí dịch vụ đạt 5.672 triệu đồng chiếm 25,6% lợi nhuận trước thuế, tăng so với năm 2004 là 1.848 triệu đồng (năm 2004 chỉ thu được 3.642 triệu đồng chiếm 15% lợi nhuận trước thuế). Chi nhánh đang ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình và phát triển thêm các loại sản phẩm dịch vụ mới nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn.
Ngoài ra doanh thu từ hoạt động bảo lãnh cũng mang lại nguồn thu nhập cho ngân hàng. Doanh số bảo lãnh của Chi nhánh nhiều năm liền đạt trên 1.500 tỷ đồng và thu nhập từ hoạt động này là trên 564 triệu đồng. Đây là một dịch vụ ngày càng phát triển, mang lại nguồn thu nhập lớn, đặc biệt khi Việt Nam được gia nhập WTO.
Như vậy, có thể thấy rằng chi nhánh NHĐT&PT Hà tây đang hoạt động rất có hiệu quả, nợ quá hạn chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ. Chi nhánh cần tiếp tục phát huy thành tích đạt được trong mấy năm vừa qua.
2.2 Thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHĐT&PT Hà tây.
2.2.1 Tình hình hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà tây:
Nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu trong các nghiệp vụ tài sản có tại chi nhánh và luôn chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng tài sản có. Nhìn vào bảng số liệu sau ta sẽ thấy rõ được điều đó:
Bảng 8: Tỉ trọng dư nợ tín dụng trong tổng tài sản có tại chi nhánh
Năm
Tổng tài sản có
(triệu đồng)
Tổng dư nợ
(triệu đồng)
Tỉ trọng dư nợ tín dụng trong tổng tài sản có (%)
2003
1 159 000
874 492
75,45
2004
1 321 000
862 529
65,29
2005
1 385 476
1 050 207
75,80
(Nguồn: Phòng KH&NV chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà Tây)
Đến cuối năm 2005, tổng dư nợ tại chi nhánh đạt 1.050.207 triệu đồng. Để có thể hiểu rõ hơn về tổng dư nợ ta phân tích dư nợ cho vay tính đến 2005:
* Theo thành phần kinh tế:
+ Quốc doanh: 798 000 triệu đồng, chiếm 76 %/ Tổng dư nợ.
+ Ngoài quốc doanh: 252 000 triệu đồng, chiếm 24%/ Tổng dư nợ.
* Theo thời hạn cho vay:
+ Dư nợ ngắn hạn: 550 209 triệu đồng, chiếm 52,4%/ Tổng dư nợ.
+ Dư nợ trung, dài hạn: 500 007 triệu đồng, chiếm 47,6%/ Tổng dư nợ.
* Theo ngành kinh tế:
+ Xây dựng cơ bản: 584.965 triệu đồng, chiếm 55,7%/ Tổng dư nợ.
+ Giao thông vận tải: 128.125 triệu đồng, chiếm 12,2%/ Tổng dư nợ.
+ Công nghiệp: 238.397 triệu đồng, chiếm 22,7%/ Tổng dư nợ.
+ Ngành khác: 98.720 triệu đồng, chiếm 9,4%/ Tổng dư nợ.
* Theo tài sản đảm bảo: 632.000 triệu đồng, chiếm 60,2%/ Tổng dư nợ.
Hoạt động tín dụng tại chi nhánh thực sự đã phát huy vai trò làm đòn bẩy quan trọng, tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần: tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, khuyến khích đầu tư phát triển các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Trong dư nợ cho vay tại chi nhánh, dư nợ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn chiếm một tỉ trọng lớn ( trên 50% ) trong tổng dư nợ.
Các năm vừa qua, dư nợ tăng chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương. Bên cạnh đó chi nhánh cũng có quan hệ tốt với những khách hàng truyền thống là các tổng công ty: Tổng công ty xuất-nhập khẩu xây dựng Việt Nam, Tổng công ty xây dựng Sông Đà, Tổng công ty cơ khí....
Mới đây hệ thống NHĐT&PT đã tiến hành phát hành thẻ rút tiền tự động. Tại chi nhánh cũng mới lắp đặt các máy rút tiền. Trong định hướng kinh doanh của toàn hệ thống đầu tư nói chung và chi nhánh nói riêng đang từng bước nâng cao dư nợ trong cho vay tiêu dùng. Vì lĩnh vực này thường mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng, và thị trường này tại địa bàn Hà Tây gần như là bỏ ngỏ trong mấy năm vừa qua. Xuất phát từ đòi hỏi khách quan như vậy, chi nhánh cần gấp rút đưa ra các qui trình cụ thể cho cán bộ tín dụng có thể phục vụ nhóm khách hàng này tốt hơn.
Như vậy, có thể thấy cho vay vẫn là nghiệp vụ chính trong hoạt động kinh doanh tín dụng, các hình thức tín dụng còn đơn điệu, hoạt động dịch vụ còn nhỏ bé, sức cạnh tranh và thị phần hoạt động chậm mở rộng. Qui mô tín dụng thì hạn hẹp, cả về hình thức và đối tượng, chưa tương xứng với nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế. Trong khi nhu cầu vốn kinh doanh ngày càng tăng, khi đó ngân hàng muốn mở rộng tín dụng thì phải tăng cường huy động vốn nếu không sẽ thiếu vốn để cho vay.
2.2.2 Thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà Tây:
2.2.2.1 Thực trạng chung về rủi ro tín dụng thông qua diễn biến NQH.
Trước tiên để có thể nhìn nhận khái quát thực trạng đầu tiên của rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà Tây, chúng ta có thể xem xét diễn biến khối lượng và tỷ lệ NQH trong 3 năm gần đây ở bảng số liệu sau:
Bảng 9: Thực trạng rủi ro tín dụng thể hiện qua NQH chung
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Tổng dư nợ
874 492
862 529
1 050 207
NQH
2 033
1 817
4 597
Tỷ lệ NQH ( %)
0,23
0,21
0,44
Tăng giảm NQH so với năm trước
1 132
-216
2 780
Tốc độ tăng giảm NQH so với năm trước (%)
0,15
-0,025
0,32
(Nguồn: Phòng KH&NV chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà Tây)
Qua bảng trên, ta thấy tỷ lệ NQH có xu hướng tăng đặc biệt là năm 2005 đã tăng gấp đôi so với năm 2004 là 2.780 triệu đồng và tăng 0,32%, mặc dù trước đó năm 2004 NQH đã giảm so với năm 2003 là 0,025% với số tuyệt đối là 216 triệu đồng. Để hiểu rõ hơn về thực trạng rủi ro tín dụng thông qua biểu hiện diễn biến NQH tại Chi nhánh luận văn phân tích NQH theo những khía cạnh được trình bày tại phần sau.
2.2.2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng thể hiện qua NQH phân theo loại tín dụng
Nếu xem xét thực trạng rủi ro tín dụng thông qua diễn biến NQH phân theo loại tín dụng, có thể thấy rõ hơn ở bảng sau:
Bảng 10:Thực trạng rủi ro tín dụng thể hiện qua NQH phân loại tín dụng
Đơn vị: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
2003
2004
2005
Số tiền
TT (%)
Số tiền
TT (%)
Số tiền
TT (%)
Tổng số nợ quá hạn
2 033
100
1 817
100
4 597
100
-Tín dụng thương mại
+ Ngắn hạn
1 330
65,4
1 565
86
1 516
32,97
+Trung, dài hạn
266
13,1
252
13,9
811
17,64
- Tín dụng chỉ định
-
-
-
-
2 270
49,39
(Nguồn: Phòng KH&NV chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà Tây)
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy NQH tăng tập trung nhiều ở nợ ngắn hạn. Ta thấy rõ điều này trong năm 2003 là 65,4% và năm 2004là 86% trong tổng số NQH. Nhưng đến cuối năm 2005 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm 32,97% trong tổng số NQH, giảm hơn nhiều so với năm 2004. Việc NQH tăng là do xuất hiện nợ quá hạn theo tín dụng chỉ định là 2.270 triệu đồng chiếm phần lớn trong tổng số nợ quá hạn (49,39%), mặc dù Ngân hàng đã ngừng cho vay tín dụng theo chỉ định từ năm 2000 nhưng do vẫn còn dư nợ từ trước. Năm 2005 NQH ngắn hạn giảm 49 triệu đồng nhưng NQH trung và dài hạn lại tăng 2.829 trđ (gồn cả NQH tín dụng chỉ định). Nếu không tín đến tín dụng chỉ định thì năm 2005 tăng 559 trđ so với năm 2004. Vì NQH trung, dài hạn chủ yếu tập trung ở các dự án cho vay chỉ định và kế hoạch Nhà nước, các dự án trên không phát huy hiệu quả, không trả được nợ và phải chuyển NQH.
Bảng 11: Thực trạng rủi ro tín dụng thể hiện qua tốc độ gia tăng
NQH theo thời gian
Chỉ tiêu
2004
2005
Tốc độ gia tăng NQH ngắn hạn với năm trước ( %)
17,7
-3,1
Tốc độ gia tăng NQH trung dài hạn với năm trước ( %)
-5,3
222
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy tốc độ gia tăng NQH ngắn hạn có xu hướng giảm đi nhưng tốc độ gia tăng NQH trung dài hạn có xu hướng tăng nhanh, tốc độ tăng ở 3 con số. Thực trạng tín dụng trong NQH trung và dài hạn bắt đầu có vấn đề và bộc lộ những rủi ro tiềm ẩn nhất là trong tín dụng chỉ định và theo kế hoạch nhà nước.
2.2.2.3 Rủi ro tín dụng phân theo ngành kinh tế
Trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của các đối tượng khách hàng, trong mỗi giai đoạn thì mức độ rủi ro tín dụng đối với từng ngành kinh tế có khác nhau. Điều này cũng thấy rõ thực trạng ở Chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà Tây, qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 12: Thực trạng rủi ro tín dụng thể hiện qua NQH phân theo
ngành kinh tế
Đơn vị: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
2003
2004
2004
Số tiền
TT %
Số tiền
TT%
Số tiền
TT %
Tổng NQH
2 033
100
1 817
100
4 597
100
Lĩnh vực công nghiệp
712
35
645
35,5
1 397
30,2
Lĩnh vực xây dựng cơ bản
1 036
50,9
912
50,2
2 683
58,4
Lĩnh vực giao thông vận tải
183
9
155
8,5
309
6,7
Lĩnh vực khác
102
5,1
105
5,8
208
4,51
(Nguồn: Phòng KH&NV chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà Tây)
Bảng phân tích số liệu trên cho ta thấy NQH tăng chủ yếu tập trung trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng đặc biệt là xây dựng cơ bản. Năm 2003 và năm 2004 nhìn chung tỷ trọng của các lĩnh vực kinh tế là khá ổn định. Nhưng năm 2005 đã có sự thay đổi: lĩnh vực xây dựng cơ bản tăng 1.771 triệu đồng, tỷ lệ 194% còn tỷ trọng cũng tăng lên 8,2% so với năm 2004. Các lĩnh vực khác NQH đều tăng nhưng tỷ trọng thì lại giảm xuống. Trong lĩnh vực công nghiệp tỷ lệ NQH tăng nhanh do một số dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp không phát huy hiệu quả như: Nhà máy gốm xây dựng Cẩm Thanh Công ty cổ phần Đại Thanh VIGLACER,...
Dư NQH tăng trong lĩnh vực xây dựng do một số đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, do nguồn vốn thanh toán các công trình xây dựng từ ngân sách, việc thanh toán chậm, bố trí nhỏ giọt, công trình thi công xong nhưng chưa có vốn, đơn vị không trả nợ đúng hạn như Công ty công trình giao thông 829, Công ty xây dựng thủy lợi Hà Tây....
2.2.2.4 Rủi ro tín dụng phân theo thành phần kinh tế:
Trong xu hướng vận động và phát triển của nền kinh tế nói chung và trên địa bàn mỗi tỉnh thành phố nói riêng, thì vốn đầu tư vào mỗi thành phần kinh tế khác nhau cũng có mức độ rủi ro khác nhau. Thực tế đó cũng đúng đối với hoạt động tín dụng của Chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà Tây, qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 13: Thực trạng rủi ro tín dụng thể hiện qua NQH phân theo
thành phần kinh tế
Đơn vị: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
2003
2004
2005
Số tiền
TT %
Số tiền
TT %
Số tiền
TT %
Tổng dư NQH
2 033
100
1 817
100
4 597
100
- Kinh tế QD
1 632
80,3
1 368
75,3
3 723
81
- KT ngoài QD
401
19,7
449
24,7
874
19
(Nguồn: Phòng KH&NV chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà Tây)
Từ số liệu bảng trên ta nhận thấy rằng NQH hầu như tập trung chủ yếu trong khu vực kinh tế quốc doanh. Tình trạng NQH của khu vực kinh tế quốc doanh chiếm tỷ trọng cao trong tổng NQH (trên 70%) và điều này cũng cho thấy khu vực này hoạt động kém hiệu quả. Tuy nhiên năm 2005 NQH tăng cao tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp quốc doanh tăng 2.355 triệu đồng, tỷ lệ tăng 172% so năm 2004, đây là tỷ lệ tăng khá lớn nguyên nhân là do NQH tín dụng chỉ định. Đặc biệt NQH của kinh tế ngoài quốc doanh tăng 425 triệu đồng so với năm 2004, nhưng tỷ trọng thì lại giảm 5,7% so với năm 2004 cho thấy các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động ngày càng hiệu quả.
2.2.2.5 Rủi ro tín dụng thể hiện qua NQH phân theo thời gian quá hạn
Để có thể thấy rõ hơn thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh, luận văn phân tích thêm diễn biến NQH phân theo thời gian được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 14: Thực trạng rủi ro tín dụng thể hiện qua NQH theo thờì gian quá hạn
Đơn vị: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
2003
2004
2005
Số tiền
TT %
Số tiền
TT %
Số tiền
TT %
Tổng NQH
2 033
100
1 817
100
4 597
100
NQH đến 180 ngày
1 723
84,75
1 603
88,2
1 918
41,7
NQH từ 181 đến 360 ngày
301
14,8
202
11,14
2 644
57,5
NQH trên 360 ngày
9
0,45
12
0,66
35
0,76
(Nguồn: Phòng KH&NV chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà Tây)
Từ bảng số liệu trên ta nhận thấy NQH của doanh nghiệp tương đối nhỏ, năm 2003 và 2004 NQH tập chung chủ yếu vào loại NQH đến 180 ngày (chiếm trên 80%).
Nhưng đến năm 2005 tập trung chủ yếu vào NQH từ 181 đến 360 ngày (chiếm 57,5%) do các dự án tín dụng chỉ định không trả được nợ. Trong đó NQH trên 360 ngày có xu hướng tăng (34 triệu đồng) đây chính là số NQH khả năng mất vốn (nợ khó đòi), khả năng thu hồi thấp ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, số nợ khó đòi của Chi nhánh rất thấp càng cho thấy ngân hàng đã thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng.
2.2.2.6 Rủi ro tín dụng thể hiện qua NQH phân theo tính chất tiền tệ
Đối với bản thân mỗi khách hàng cũng như chung cho tất cả các khách hàng, thì mức độ rủi ro khi vay vốn nội tệ hay ngoại tệ cũng có sự khác nhau. Chúng ta cùng nghiên cứu thực trạng này ở Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hà Tây qua bảng số liệu sau:
Bảng 15: Thực trạng rủi ro tín dụng thể hiện qua NQH phân theo
tính chất tiền tệ tại Chi nhánh
Đơn vị: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
2003
2004
2005
Số tiền
TT %
Số tiền
TT %
Số tiền
TT %
Tổng dư NQH
2 033
100
1 817
100
4 597
100
NQH VNĐ
1 911
94
1 689
93
4 272
92,9
NQH ngoại tệ quy đổi
122
6
128
7
325
7,1
(Nguồn: Phòng KH&NV chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà Tây)
Qua bảng số liệu trên có thể thấy NQH của Chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà Tây chủ yếu là NQH VNĐ, chiếm tỷ trọng phần lớn (trên 90%), do Chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà Tây chủ yếu cho vay các khách hàng hoạt động kinh doanh trong nước, cho vay nhập khẩu hàng hóa vật liệu từ nước ngoài còn thấp. Một phần cũng do thói quen chủ yếu của khách hàng là vay bằng VNĐ nên cũng làm cho NQH ngoại tệ thấp.
Tuy nhiên NQH ngoại tệ có xu hướng ngày càng tăng do Chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà Tây đã mở rộng cho vay các khách hàng có nhu cầu vay ngoại tệ và số NQH trên chủ yếu là nợ ngắn hạn, khách hàng vay để nhập vật liệu sản xuất nhưng không hiệu quả, không có khả năng trả nợ.
2.2.2.7 Rủi ro tín dụng phân theo tài sản bảo đảm trong cho vay
Một thực tế rõ ràng trong hoạt động tín dụng ngân hàng đó là: nếu cho vay có bảo đảm bằng tài sản thì mức độ rủi ro sẽ hạn chế hơn so với không có tài sản bảo đảm. Nguyên lý này cũng đúng đối với thực tế ở Chi nhánh. Có thể thấy được tình hình thực hiện của Chi nhánh qua bảng sau:
Bảng 16: Thực trạng rủi ro tín dụng thể hiện qua NQH theo tài sản bảo đảm tại Chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà Tây
Đơn vị: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
2003
2004
2005
Số tiền
TT %
Số tiền
TT %
Số tiền
TT %
Tổng dư NQH
2 033
100
1 817
100
4 597
100
NQH có TSBĐ
1 163
57,2
1 072
59
2894
63
NQH không có TSBĐ
870
42,8
745
41
1703
37
(Nguồn: Phòng KH&NV chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà Tây)
Nhìn bảng số liệu trên cho thấy NQH phần lớn là có tài sản bảo đảm. Với số nợ trên khả năng thu hồi cao, độ rủi ro thấp, NQH trên thường nằm ở nhóm nợ ngắn hạn, cho vay vốn lưu động phục vụ sản xuất. Như vậy việc thực hiện tín dụng của Ngân hàng là rất tốt và có hiệu quả tỷ lệ NQH có TSĐB có xu hướng tăng dần. Đây là một thành công rất lớn của chi nhánh trong khi nhiều ngân hàng tỷ lệ này rất thấp.
2.2.2.8 Trích dự phòng rủi ro tín dụng.
Trích dự phòng là một biện pháp bắt buộc đối với mọi ngân hàng. Để có thể thấy được tình hình thực hiện trích dự phòng rủi ro qua bảng sau:
Bảng 17: Trích dự phòng rủi ro tại chi nhánh NHĐT&PT Hà Tây
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Số dự phòng đã trích
Dư quỹ dự phòng rủi ro
2003
2 300
4 087
2004
6 600
5 646
2005
8 300
5 969
(Nguồn: Phòng KH&NV chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà Tây)
Theo đúng qui định của pháp luật chi nhánh cũng phải trích dự phòng rủi ro cho các khoản nợ quá hạn, tuy nhiên các khoản trích dự phòng rủi ro từ năm 2004 trở về trước được thực hiện khi chưa áp dụng quyết định 493 và quyết định 127 của NHNN về sửa đổi bổ sung một số điều trong qui định 1627. Khi áp dụng qui định 127 và quyết định 493 vào kinh doanh bắt đầu từ năm 2005 thì số trích dự phòng nợ quá hạn tại chi nhánh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Hà Tây.docx