Cho đến nay trong hệ thống NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương đã có gần 900 tài khoản bao gồm cả tài khoản cá nhân và tài khoản của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Mặc dù khối lượng thu chi tiền mặt tăng cao (cả nội và ngoại tệ) định biên cán bộ làm ngân quỹ có hạn, nạn tiền giả lớn, song công tác ngân quỹ được lãnh đạo đặc biệt quan tâm, các cán bộ thừa hành nhiệm vụ thực hiện nghiêm túc nên không để xẩy ra sai phạm, thiếu quỹ. Trong quá trình thu chi tiền mặt toàn chi nhánh đã phát hiện và thu giữ 4.650 tờ bạc giả với số tiền 272,7 triệu đồng tăng 102,7 triệu so với năm 2003. Trong năm đã trả tiền thừa cho khách hàng 805 món, số tiền là 262 triệu đồng, tăng 4 triệu so với năm 2003. Qua đó đã tạo được lòng tin, uy tín đối với khách hàng.
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1592 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vốn làm cho hoạt động bị gián đoạn, có khi bị ngừng lại dẫn đến thua lỗ, thu nhập của nhân viên bị giảm sút, họ sẽ không có đủ điều kiện công tác tốt, không thể cống hiến hết mình cho cơ quan được, đây lại càng là nguyên nhân làm cho hoạt động của ngân hàng đi hết khó khăn này đến khó khăn khác. Nếu không có một quyết định bình tĩnh, đúng đắn sẽ làm cho ngân hàng đi vào thế bế tắc, dẫn đến phá sản ngân hàng. Vì vậy việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là một việc làm cần thiết và cấp bách đối với các NHTM.
2. Đối với nền kinh tế.
Có nhà kinh tế đã từng nói, nếu nền kinh tế là một cơ thể sống thì hệ thống ngân hàng được coi là mạch máu. Khi rủi ro tín dụng xảy ra nó không chỉ thiệt hại cho bản thân, mà còn để lại hậu quả vô cùng to lớn đối với nền kinh tế. Có thể chu kỳ kinh tế bị biến đổi, lạm phát gia tăng, hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ do không có đủ vốn,.... Ngoài ra do thu nhập của chính những cán bộ ngân hàng bị giảm nên nhu cầu tiêu dùng cũng giảm theo làm cho một phần hàng hoá bị ứ đọng chẳng hạn.
Trên đây chỉ là nêu điển hình một số thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra, còn muôn vàn những vấn đề mà chúng ta không thể liệt kê được, như ảnh hưởng đến sự an nguy của nền chính trị xã hội, nền giáo dục, y tế quốc phòng...Vậy nên các NHTM, các chủ thể của nền kinh tế, tất cả hãy nâng cao tinh thần trách nhiệm, chấp hành đúng các quy định của pháp luật để hạn chế tối đa nhất những rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng. Góp phần vào sự ổn định và phát triển của toàn xã hội.
Chương II
Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hải dương
I- khái quát chung về chi nhánh NHNo&ptnt tỉnh hải dương
1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương
Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương tiền thân là Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Hải Hưng, được thành lập theo quyết định số 57/NH-QĐ ngày 1/7/1988, và là một đơn vị trực thuộc NHNoVN
Trải qua 4 lần đổi tên và chia tách nhằm đáp ứng các nhiệm vụ kinh tế- chính trị của mỗi giai đoạn từ 01/06/1998 đến nay Ngân hàng chính thức được gọi là NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương theo quyết định số 595/ QĐ- NHNo- 02 ngày 16/12/1996 của tổng giám đốc NHNo&PTNTVN, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của NHNo&PTNTVN thực hiện cơ bản những nhiệm vụ kinh tế, chính trị tại địa phương: đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế nói chung, phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới nói riêng, với các chức năng chủ yếu như: Huy động vốn, hoạt động tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán ngân quỹ, và kinh doanh các dịch vụ Ngân hàng khác,.......
Hệ thống NHNo&PTNTVN nói chung khi mới thành lập gặp muôn vàn khó khăn tưởng như không trụ nổi, lúc bấy giờ NHNo được gọi là Ngân hàng 10 nhất: Thiếu vốn nhất, đông người nhất, chi phí kinh doanh cao nhất, dư nợ thấp nhất, tổn thất rủi ro cao nhất, cơ sở vật chất lạc hậu nhất, trình độ nghiệp vụ non kém nhất, kinh doanh thua lỗ nhất, đời sống cán bộ khó khăn nhất, tín nhiệm khách hàng thấp nhất. NHNo Hải Dương cũng năm trong tình trạng chung đó. Song với đường lối và chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước, với sự quan tâm giúp đỡ của các cấp uỷ, chính quyền địa phương, sự phối hợp hỗ trợ của các ngành, các đoàn thể trong tỉnh, sự tín nhiệm của khách hàng và nhân dân, đặc biệt là các thể lệ chế độ nghiệp vụ và sự chỉ đạo có bài bản phù hợp với thực tế của NHNo&PTNTVN cùng với ý chí tự lực, tự cường của Ngân hàng. Cho đến nay, Ngân hàng đã cơ bản vượt qua khó khăn, liên tục đổi mới công nghệ, đào tạo lại cán bộ, sắp xếp lại mô hình tổ chức với 33 chi nhánh, 1 hội sở, 12 ngân hàng nông nghiệp huyện, 1 NHNo Thành Phố, 14 chi nhánh NHNo cấp III trực thuộc các chi nhánh huyện và hội sở, 5 phòng giao dịch được phân bổ rộng khắp trên toàn tỉnh, nhờ hoạt động ngày càng có hiệu quả và với phương châm gần gũi với khách hàng, Ngân hàng đã trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu được của bà con nông dân và các tổ chức kinh tế.
2- Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương.
Hiện nay Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương có tổng số cán bộ công nhân viên là 95 người (trong tổng số CB có 58 nữ, 37 nam) và được bố trí theo sơ đồ sau:
mô hình tổ chức của NHNo&PTNT Tỉnh hải dương
Ban giám đốc
Phòng hành chính
Phòng kế toán ngân quỹ
Phòng vi tính
Phòng tổ chức cán bộ
Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp
Phòng thanh toán quốc tế
Phòng thẩm định
Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ
Phòng tín dụng
Trong đó:
Ban lãnh đạo: (gồm có 1 giám đốc và 2 phó giám đốc) chịu trách nhiệm lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Phòng tín dụng: Kiểm tra, xem xét và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền. Lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao, chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh toàn tỉnh.
Phòng hành chính: Có nhiệm vụ làm công tác văn phòng, hành chính văn thư lưu trữ và phục vụ hậu cần (lễ tân) thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa TSCĐ, mua sắm công cụ lao động,......
Phòng kế toán- ngân quỹ:
- Thực hiện các nghiệp vụ kế toán ngân hàng, hạch toán tiền gửi, tiền vay, thanh toán chuyển tiền cho các đơn vị, làm nhiệm vụ hạch toán nội bộ, quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng của NHNo&PTNT trên địa bàn.
- Ngân quỹ: Có chức năng thu chi tiền mặt, đáp ứng yêu cầu tiền mặt cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, cá nhân trên địa bàn đảm bảo an toàn kho quỹ.
Phòng vi tính: Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh, xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ và tín dụng, và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Phòng tổ chức cán bộ: Có nhiệm vụ theo dõi nhân sự, xây dựng lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, công đoàn, chi nhánh trực thuộc trên địa bàn, đề xuất định mức lao động. Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, tổng hợp theo dõi thường xuyên cán bộ nhân viên được quy hoạch đào tạo.
Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp: Xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược khách hàng, tham mưu cho ban lãnh đạo về công tác nguồn vốn, cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh đối với các chi nhánh trên địa bàn.
Phòng thanh toán quốc tế: Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT NHNo&PTNTVN, các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh, ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế, các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua-bán, chuyển đổi) thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định.
Phòng thẩm định: Thu thập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng.
Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ: Xây dựng chương trình công tác năm, quỹ phù hợp với công tác kiểm tra, kiểm toán, đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngay tại hội sở và các chi nhánh phụ thuộc.
3. Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh
3.1 Hoạt động huy động vốn
Phương châm hoạt động của NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương cũng như các Ngân hàng khác là “ đi vay để cho vay”. Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương đã tự khai thác và tăng trưởng nguồn vốn để phục vụ các chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Ngoài việc thực hiện tốt các hình thức huy động vốn truyền thống Chi nhánh đã thường xuyên nghiên cứu thị trường vốn để đưa ra các sản phẩm với lãi suất phù hợp với quan hệ cung cầu, mở rộng thêm các hình thức huy động tiền gửi và đầu tư khác nhau, với nhiều kỳ hạn khác nhau, hình thức trả lãi cũng khác nhau tuỳ từng thời kỳ. Bên cạnh đó cải tiến phương thức phục vụ đối với khác hàng, mở rộng mạng lưới huy động vốn đến từng khu dân cư tập trung, tạo niềm tin và thu hút được khách hàng đến với ngân hàng gửi tiền. Do đó đã góp phần tăng trưởng nguồn vốn, tạo được cơ cấu hợp lý và điều đó được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1: Tình hình và kết quả huy động vốn.
Đơn vị:Triệu đồng VN
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
So sánh2004/2003
Số tiền
T.T
%
Số tiền
T.T %
Số tiền
Tăng (+)
Giảm (-)
Tỷ lệ %
Tăng giảm
()
Tổng vốn huy động
902.647
100
1.453.295
100
550.648
61
1- Phân theo khách hàng
TG các tổ chức kinh tế
256.420
28,4
643.321
44,3
386.901
151
TG dân cư
646.227
71,6
809.974
55,7
163.747
25,3
2- Phân theo tính chất
TG không kỳ hạn
254.844
28,2
519.422
35,7
264.578
103,8
TG có kỳ hạn
647.803
71,8
933.873
64,3
286.070
44,2
3- Phân theo loại tiền
TG nội tệ
873.432
96,7
1.334.355
91,8
460.923
52,7
TG ngoại tệ
29.215
3,3
118.940
8,2
89.725
307
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003- 2004)
Trong cơ cấu phân theo khách hàng:
Thì tiền gửi của các tổ chức kinh tế năm 2004 đạt 643.321 triệu đồng chiếm 44,3% trong tổng nguồn vốn huy động tăng 386.901 triệu đồng
(+151%) so với năm 2003.
Tiền gửi dân cư: Nguồn vốn này thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động và có mức tăng trưởng ổn định qua các năm. Qua biểu số liệu cho thấy, nguồn tiền gửi dân cư năm 2004 đạt 809.974 triệu đồng chiếm 55,7% trong tổng nguồn vốn huy động tăng 163.747 triệu (+25,3%) so với năm 2003. Sở dĩ có được kết quả như vậy, ngoài việc giữ được uy tín với khách hàng, các hình thức huy động truyền thống..... Chi nhánh đã mạnh dạn đưa ra các hình thức huy động tiết kiệm mới như: Tiết kiệm bậc thang triển khai năm 2003, tiết kiệm có thưởng triển khai năm 2004 đã giúp cho khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn hơn trong điều kiện nhiều kênh huy động vốn trên thị trường.
Nếu phân theo tính chất của huy động vốn thì tiền gửi không kỳ hạn năm 2004 đạt 519.422 triệu đồng, chiếm 35,7% trong tổng nguồn vốn, tăng 264.578 triệu đồng (+103,8%) so với cuối năm 2003. Tiền gửi có kỳ hạn đạt mức tăng 933.873 triệu đồng, chiếm 64,3% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng 286.070 triệu đồng (+44,2%) so với cuối năm 2003. Điều đó chứng tỏ chất lượng dịch vụ Ngân hàng cũng như hiệu quả kinh doanh của chi nhánh đang ngày càng được nâng lên.
Nếu phân theo loại tiền thì qua bảng số liệu cho ta thấy công tác huy động vốn cả nội tệ và ngoại tệ đều có mức tăng trưởng rõ nét, song nhìn chung tốc độ tăng trưởng nội tệ có chiều hướng nhanh hơn so với ngoại tệ, nhưng về tỷ trọng thì nguồn vốn ngoại tệ ngày càng có vị trí nhất định trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể nếu như năm 2003 vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm 3,3% thì năm 2004 đã chiếm 8,2%, đẩy nguồn vốn huy động bằng nội tệ có tỷ trọng từ 96,7% năm 2003 xuống còn 91,8% năm 2004.
3.2 Hoạt động sử dụng vốn (hoạt động cho vay).
Đây là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng và có tác động tích cực nhất đối với nền kinh tế địa phương. Năm 2004 nhờ có nhiều chính sách áp dụng thúc đẩy hoạt động cho vay nên tổng doanh số cho vay tăng nhiều so với năm 2003 và được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2: Kết quả cho vay của Chi nhánh
Đơn vị: Triệu đồng VN
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
So sánh 2004/2003
Số tiền
T.T %
Số tiền
T.T %
Số tiền
Tăng giảm
()
Tỷ lệ %
Tăng giảm
()
1. Tổng doanh số cho vay
- Cho vay ngắn hạn
- Cho vay trung, dài hạn
1.339.337
689.809
649.528
100
51,5
48,5
1.749.384
1.064.376
685.008
100
60,8
39,2
410.047
374.567
35.480
30,6
54
5,46
2. Doanh số thu nợ
- Dsố thu nợ ngắn hạn
- Dsố thu nợ trung, dài hạn
977.628
542.114
435.514
100
55,5
44,5
1.479.622
816.135
663.487
100
55,2
44,8
501.994
274.021
227.973
51,3
50,5
52,3
3. Tổng dư nợ
- Dư nợ ngắn hạn
- Dư nợ trung, dài hạn
1.286.145
472.034
814.111
100
36,7
63,3
1.555.907
720.275
835.632
100
46,3
43,7
269.762
248.241
21.521
21
52,6
2,6
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2003-2004)
Tổng doanh số cho vay đến ngày 31/12/2004 là 1.749.384 triệu đồng, tăng 410.047 triệu so với năm 2003, tỷ lệ tăng 30,6%.
Trong đó:
Cho vay ngắn hạn năm 2004 tăng 54% so với năm 2003
Cho vay trung, dài hạn năm 2004 tăng 5,46% so với năm 2003
Doanh số thu nợ năm 2004 tăng so với năm 2003 là 501.994 triệu đồng, tỷ lệ tăng 51,3%.
Doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2004 so với năm 2003 tăng 50,5%
Doanh số thu nợ trung, dài hạn tăng 227.973 triệu đồng, tỷ lệ tăng 52,3%.
Tổng dư nợ đến ngày 31/12/2004 là 1.555.907 triệu đồng tăng so với năm 2003 là 269.762 triệu, tỷ lệ tăng 21%
Dư nợ ngắn hạn năm 2004 là 720.275 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 46,3% trong tổng dư nợ và tăng so với năm 2003 là 52,6%.
Dư nợ trung, dài hạn cũng tăng so với năm 2003 là 2,6%
Về cơ cấu dư nợ tương đối phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của địa phương. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn lớn nhưng không nhiều, đó là một kết cấu hợp lý và thuận lợi.
3.3 Các hoạt động khác
Công tác kế toán và ngân quỹ:
Cho đến nay trong hệ thống NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương đã có gần 900 tài khoản bao gồm cả tài khoản cá nhân và tài khoản của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Mặc dù khối lượng thu chi tiền mặt tăng cao (cả nội và ngoại tệ) định biên cán bộ làm ngân quỹ có hạn, nạn tiền giả lớn,… song công tác ngân quỹ được lãnh đạo đặc biệt quan tâm, các cán bộ thừa hành nhiệm vụ thực hiện nghiêm túc nên không để xẩy ra sai phạm, thiếu quỹ. Trong quá trình thu chi tiền mặt toàn chi nhánh đã phát hiện và thu giữ 4.650 tờ bạc giả với số tiền 272,7 triệu đồng tăng 102,7 triệu so với năm 2003. Trong năm đã trả tiền thừa cho khách hàng 805 món, số tiền là 262 triệu đồng, tăng 4 triệu so với năm 2003. Qua đó đã tạo được lòng tin, uy tín đối với khách hàng.
Dịch vụ chi trả kiều hối:
Năm 2004 là năm có doanh số chi trả kiều hối lớn nhất từ trước đến nay (cả nước thông qua hệ thống ngân hàng đạt 3 tỷ USD). Toàn chi nhánh có mạng lưới rộng, đối tượng chủ yếu là người lao động việt nam đi làm việc tại nước ngoài nên đã có tổng doanh số chi trả kiều hối 13.047 món (tăng 125% so với năm 2003) số tiền là 17.288 ngàn USD (tăng 242% so với năm 2003) tương đương 273 tỷ VNĐ. Bình quân mỗi ngày giao dịch có 48 món chuyển tiền từ nước ngoài về, ngày cao điểm là 180 món.
II- thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh nhno&ptnt tỉnh hải dương
1. Nhận dạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương.
Rủi ro tín dụng là một vấn đề được quan tâm đặc biệt đối với mọi ngân hàng. Một quan hệ tín dụng phát sinh, về cả phía Ngân hàng và khách hàng đều có ý thức và những biện pháp đảm bảo phòng tránh tối đa những rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên, như ta vẫn thường nói: “ Không có gì là tuyệt đối”. Rủi ro là điều không thể tránh khỏi.
Rủi ro tín dụng được thể hiện dưới các dạng: Nợ quá hạn (NQH), nợ được giãn, nợ được khoanh.
Nợ quá hạn
Là khoản vay đã đến hạn trả nợ mà khách hàng chưa trả được đúng như trong hợp đồng tín dụng, cũng không có lý do chính đáng để xin gia hạn nợ do đó phải chuyển sang nợ quá hạn. Đó là một trong ba loại rủi ro tín dụng nhưng ở mức độ thấp, có nhiều khả năng thu hồi.
Về mặt thời gian người ta chia nợ quá hạn ra thành 3 loại:
NQH dưới 6 tháng, được xếp vào loại nợ quá hạn bình thường, có nhiều khả năng thu hồi. Đây là loại nợ quá hạn thường gặp.
NQH từ 6 tháng đến 12 tháng, được gọi là nợ quá hạn có vấn đề. Khả năng thu hồi nợ khó khăn hơn, ngân hàng phải mất nhiều công sức để phân tích nguyên nhân, tìm giải pháp, tăng cường đôn đốc, kiểm tra để thu nợ.
NQH trên 12 tháng, được gọi là nợ quá hạn khó đòi. Khả năng thu hồi rất khó khăn, có nhiều phức tạp và phải bằng nhiều biện pháp kể cả phải phát mại tài sản thế chấp, các biện pháp hành chính, pháp luật mới có hy vọng thu được nợ.
Nợ được giãn
Là khoản vay đã đến hạn trả nợ nhưng khách hàng chưa trả được. NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương đã gia hạn nợ nhưng khách hàng vẫn không trả được. Vì những lý do khách quan, ngân hàng Hải Dương đã báo lên ngân hàng cấp trên và cấp trên (chính phủ) dùng quyền hạn của mình xem xét và cho phép giãn nợ.
Nợ được khoanh
Là một dạng của rủi ro tín dụng có những lý do khách quan nên được phép của chính phủ (trên cơ sở đề nghị của liên bộ: Kế hoạch đầu tư, tài chính và NHTW ) cho khoanh lại, tách ra, theo dõi riêng, tạo điều kiện cho khách hàng được tiếp tục vay vốn ngân hàng để duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh.
Sau đây là kết cấu dư nợ và các dạng rủi ro tín dụng ở Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương:
Bảng 3: Các dạng rủi ro tín dụng
Đơn vị: Triệu đồng VN
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
So sánh 04/03
Số tiền
T.T %
Số tiền
T.T %
Số tiền
Tăng giảm
()
Tỷ lệ %
Tăng giảm
()
Tổng dư nợ
1.286.145
100
1.555.907
100
269.762
21
1. Nợ chưa đến hạn
1.075.063
83,6
1.330.381
85,51
255.318
23,7
2. Nợ quá hạn
7.421
0,58
12.354
0,79
4.933
66,5
3. Nợ được giãn
203.661
15,8
213.172
13,7
9.511
4,7
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2003-2004)
Qua bảng số liệu ta thấy: Tổng dư nợ năm 2004 tăng so với năm 2003 là 269.762 triệu đồng, tỷ lệ tăng 21% trong đó:
Nợ chưa đến hạn năm 2004 là 1.330.381 triệu, tăng 255.318 triệu (+23,7%) so với năm 2003 và chiếm 85,51% trong tổng dư nợ
Nợ quá hạn của Chi nhánh năm 2004 tăng nhiều so với năm 2003. NQH năm 2004 là 12.354 triệu đồng tăng 4.933 triệu (+66,5%) so với năm 2003.
Nợ được giãn là 213.172 triệu đồng, tăng 9.511 triệu, tức là tăng 4,7% so với năm 2003; Nợ giãn chiếm tỷ trọng là 13,7%.
Hiện tại Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương không còn nợ khoanh. Vì từ năm 2003 Chính phủ đã xoá nợ cho Chi nhánh.
Sở dĩ các khoản rủi ro tín dụng của Chi nhánh ngày càng tăng là do phần lớn khách hàng của Chi nhánh là các hộ nông dân vay vốn để sản xuất kinh doanh nhưng do thời tiết năm nay diễn biến phức, giá cả nhiều mặt hàng biến động ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của bà con.
2. Tình hình chung về nợ quá hạn
Nợ quá hạn của Chi nhánh được thể hiện rõ qua bảng số liệu sau:
Bảng 4: Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh
Đơn vị: Triệu đồng VN
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
So sánh 04/03
Số tiền
Tăng giảm
()
Tỷ lệ %
Tăng giảm
()
1. Tổng dư nợ
Trong đó:- Dư nợ QD
- Dư nợ NQD
1.286.145
1.823
1.284.322
1.555.907
200
1.555.707
269.762
- 1.623
271.385
21
- 89
21,1
2. Nợ quá hạn
7.421
12.354
4.933
66,5
3. Tỷ lệ nợ quá hạn
0,58
0,79
0.21%
36,2
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh)
Nhìn bảng số liệu trên cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh những năm gần đây khá cao. NQH có xu hướng phát triển. Số tiền NQH ngày một tăng và tỷ lệ NQH trên tổng dư nợ ngày càng cao. Đó là vấn đề cần được quan tâm để tìm biện pháp ngăn chặn.
3. Phân tích nợ quá hạn
3.1 Theo loại tín dụng và theo thành phần kinh tế
Bảng 5: Tình hình nợ quá hạn theo loại tín dụng và theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Triệu đồng VN
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
So sánh 04/03
Số tiền
T.T %
Số tiền
T.T %
Số tiền
Tăng giảm
()
Tỷ lệ %
Tăng giảm
()
Tổng số nợ quá hạn
7.421
100
12.354
100
4.933
66,5
1- Theo loại tín dụng
- NQH ngắn hạn
4.858
65
2.171
17,6
- 2.687
- 55
- NQH trung, dài hạn
2.563
35
10.183
82,4
7.620
297
2- Theo thành phần kinh tế
- Kinh tế quốc doanh
2.823
38
3.532
28,6
709
25
- Kinh tế ngoài QD
4.598
62
8.822
71,4
4.224
91,9
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh)
Qua bảng 5 ta thấy NQH chủ yếu tập trung vào nợ quá hạn trung, dài hạn và nợ quá hạn đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
Nếu xét theo loại tín dụng thì NQH trung, dài hạn tại Chi nhánh ngày càng tăng, còn NQH ngắn hạn có xu hướng giảm dần:
NQH ngắn hạn năm 2004 là 2.171 triệu đồng, chiếm 17,6% trong tổng NQH, giảm so với năm 2003 là 2.687 triệu đồng (-55%).
NQH trung, dài hạn năm 2004 là 10.184 triệu so với năm 2003 tăng 7.620 triệu đồng, tỷ lệ tăng 297%
Nếu phân tích NQH theo thành phần kinh tế ta thấy NQH được tập trung vào thành phần kinh tế ngoài quốc doanh mà chủ yếu là các hộ sản xuất kinh doanh. Đó cũng là điều dễ hiểu vì dư nợ đối với thành phần này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng dư nợ.
3.2 Nợ quá hạn theo thời gian
Nợ quá hạn theo thời gian được phản ánh qua bảng số liệu sau:
Bảng 6: Nợ quá hạn phân theo thời gian
Đơn vị: Triệu đồng VN
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
So sánh 04/03
Số tiền
T.T
%
Số tiền
T.T
%
Số tiền
Tăng giảm ()
Tỷ lệ % Tăng giảm ()
Tổng số nợ quá hạn
7.421
100
12.354
100
4.933
66,5
1. NQH dưới 180 ngày
(NQH bình thường)
1.996
27
9.459
76,6
7.463
373,9
2. NQH từ 181 đến 360 ngày (NQH có vấn đề)
340
4,5
1.831
14,8
1.491
438,5
3. NQH trên 360 ngày
(NQH khó đòi)
5.085
68,5
1.064
8,6
- 4.021
- 79,1
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh)
Qua bảng số liệu ta thấy. NQH dưới 180 ngày năm 2004 là 9.459 triệu đồng, chiếm 76,6% trong tổng số NQH, tăng 7.463 triệu so với năm 2003 ( tăng 3,7 lần).
NQH từ 181 đến 360 ngày năm 2004 là 1.831 triệu đồng chiếm 14,8% tổng dư NQH, tăng 1.491 triệu đồng so với cuối năm 2003 ( tăng 4,4 lần).
NQH trên 360 ngày năm 2004 là 1.064 triệu, chiếm 8,6% dư NQH, giảm 4.021 triệu đồng so với cuối năm 2003. Đây là một dấu hiệu tích cực cho thấy Chi nhánh đã có nhiều biện pháp để đôn đốc thu hồi nợ khó đòi.
Tuy NQH khó đòi có xu hướng giảm nhưng NQH có vấn đề và NQH bình thường vẫn tăng, chiếm tỷ trọng lớn. Do đó cần phải tìm nguyên nhân để có biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro có thể xảy ra.
4. Phân tích nợ được giãn
Bảng 7: Nợ được giãn và nguyên nhân
Đơn vị: Triệu đồng VN
Nguyên nhân
Năm 2003
Năm 2004
So sánh 04/03
Số tiền
T.T %
Số tiền
T.T %
Số tiền Tăng giảm ()
Tỷ lệ % Tăng giảm
()
Tổng nợ được giãn
203.661
100
213.172
100
9.511
4,7
1. Do dự án chưa phát huy được hiệu quả
115.341
56,6
103.241
48,4
- 12.100
- 10,5
2.Do sản phẩm tiêu thụ chậm
56.208
27,6
66.208
31,1
10.000
17,6
3. Do doanh nghiệp bị thua lỗ do gặp khó khăn tạm thời
32.112
15,8
43.723
20,5
11.611
36,2
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh)
Qua bảng 7 ta thấy, tổng nợ được giãn năm 2004 là 213.172 triệu đồng, tăng 9.511 triệu so với năm 2003. Trong đó nợ được giãn do dự án chưa phát huy được hiệu quả là 103.241 triệu, giảm so với năm 2003 là 12.100 triệu đồng, tỷ lệ giảm 10,5%. Nợ được giãn do sản phẩm tiêu thụ chậm là 66.208 triệu, chiếm 31,1% trong tổng nợ được giãn và tăng so với năm 2003 là 10.000 triệu. Nợ được giãn do doanh nghiệp bị thua lỗ do gặp khó khăn tạm thời tăng 36,2% so với năm 2003.
5. Tình hình lãi treo.
ở NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương hàng tháng kế toán có nhiệm vụ tính lãi các khoản vay của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước mà Chi nhánh đã cho vay. Số tiền lãi này sẽ được kế toán phản ánh vào tài khoản 217 “ Tiền lãi cộng dồn dự thu “ của tháng đó.
Nếu đến hạn trả khách hàng trả đủ tiền lãi cho ngân hàng thì kế toán ghi:
Nợ TK: Tiền gửi của khách hàng, hoặc tiền mặt
Có TK: 217 (Số tiền lãi tính cộng dồn dự thu)
Ngược lại nếu đến hạn trả lãi cho ngân hàng nhưng khách hàng không có tiền để thanh toán cho ngân hàng thì khi đó kế toán ghi số tiền lãi đó vào tài khoản ngoại bảng 941 (Tài khoản lãi cho vay chưa thu được của khách hàng bằng đồng VN).
Vậy, lãi treo là số tiền lãi đến hạn trả nhưng khách hàng không có tiền để thanh toán cho ngân hàng. Khi đó kế toán sẽ hạch toán vào tài khoản ngoại bảng để theo dõi riêng và tiếp tục đôn đốc thu lãi. Như vậy, lãi treo thực chất là tiền lãi phải trả nhưng khách hàng chưa trả cho ngân hàng (Tiền lãi quá hạn).
Tình hình lãi treo ở NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương được phản ánh qua bảng sau:
Bảng 8: Tình hình lãi treo tại Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương.
Đơn vị: Triệu đồng VN
Thành phần
Năm 2003
Năm 2004
So sánh 04/03
Số tiền
T.T %
Số tiền
T.T %
Số tiền Tăng giảm ()
Tỷ lệ % Tăng giảm ()
Tổng lãi treo tại Chi nhánh
165
100
193
100
28
17
1. Doanh nghiệp nhà nước
28
17
42
21,8
14
50
2. Doanh nghiệp NQD
47
28
44
22,8
- 3
- 6,38
3. Cá nhân, hộ sản suất
90
55
107
55,4
17
18,9
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh)
Qua bảng số liệu (Bảng 8) ta thấy tổng số lãi treo năm 2004 là 193 triệu đồng tăng 28 triệu (+ 17%) so với năm 2003
Trong đó :
Doanh nghiệp nhà nước là 42 triệu đồng tăng so với năm 2003 là 14 triệu
(+ 50%)
- Doanh nghiệp NQD năm 2004 giảm so với năm 2003 là 3 triệu (- 6,38%)
- Cá nhân, hộ sản xuất là 107 triệu đồng chiếm 55,4% trong tổng nợ treo và tăng so với năm 2003 là 17 triệu (+ 18,9%).
Sở dĩ nợ treo của năm 2004 tăng là do khách hàng của Chi nhánh chủ yếu là các hộ sản xuất kinh doanh, nhưng do năm nay thời tiết diễn biến phức tạp, giá cả thay đổi liên tục cộng với dịch cúm gia cầm bùng phát đã ảnh hưởng đến việc trả nợ của khách hàng cho Chi nhánh.
III- kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân trong việc quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương.
1. Những kết quả đạt được trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương đã đạt những thành tích đáng khích lệ trong công tác phòng chống rủi ro tín dụng bảo đảm an toàn trong kinh doanh cụ thể là:
NHNo Hải Dương vẫn giữ được thị trường, thị phần vừa chú trọng đầu tư phát triển kinh tế hộ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời kết hợp mở rộng đầu tư tín dụng sang các thành phần kinh tế khác
Chi nhánh đã phân tích tình hình, xác định đúng hướng đầu tư, luôn đưa ra các giải pháp xử lý tình thế linh hoạt đảm bảo an toàn chất lượng và hiệu quả cao trong hoạt động tín dụng.
Công tác thẩm định các dự án vay vốn được tiến hành chặt chẽ đúng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 743.doc