Trường THPT Chuyên Sơn La tổ chức hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi theo phương thức động viên giáo viên và học sinh theo phương thức: giáo viên dạy phát hiện và tự bồi dưỡng cho học sinh – ở những năm đầu mới thành lập. Lúc đầu chú trọng vào 2 môn Văn và Toán. Cùng với sự phát triển nhà trường, công tác này cũng được tổ chức theo quy trình dần dần. Đến nay nhà trường đã có 8 môn chuyên là: Văn, Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh. Phương thức quản lý hoạt động này về cơ bản là cấp tổ chuyên môn: giáo viên dạy phát hiện và tự bồi dưỡng, tổ chuyên môn tổ chức thi tuyển chọn đội tuyển dự thi cấp tỉnh - vẫn là tổ chuyên môn tự bồi dưỡng; khi Sở Giáo dục& Đào tạo thành lập đội tuyển cấp quốc gia, nhà trường mới tổ chức ôn luyện và bồi dưỡng tập trung. Hoạt động này về cơ bản là quản lý theo phương thức động viên và thi đua giữa các tổ chuyên môn.
111 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3097 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng những học sinh có năng khiếu, tạo tiền đề cho sự nghiệp bồi dưỡng nhân tài, là một nhiệm vụ cơ bản mà cơ sở giáo dục chính thực hiện là nhà trường THPT Chuyên.
Như vậy trường THPT Chuyên Sơn La có một vị trí rất quan trọng trong hệ thống giáo dục đào tạo của tỉnh. Xét về phương diện chính trị thì Nhà trường là đơn vị duy nhất làm một trong ba nhiệm vụ quan trọng của toàn bộ hệ thống đó là tạo nguồn cán bộ chủ chốt có trình độ cao cho tỉnh trong tương lai. Xét về phương diện xã hội thì sự phát triển nhà trường đang là một tiêu chí quan trọng đánh giá sức mạnh của giáo dục của một tỉnh, bởi vì thành tích thi học sinh giỏi quốc gia đang là một tiêu chí quan trọng trong so sánh sự phát triển giáo dục. Xét về phương diện chuyên môn thì đây là trường phổ thông duy nhất trong tỉnh bắt buộc phải xây dựng chương trình dạy học; tập dượt, bồi dưỡng và rèn luyện khả năng nghiên cứu khoa học cho học sinh, đó là dấu ấn chuyên nghiệp trong nhà trường phổ thông chuyên.
2- Thực trạng về công tác quản lý của hiệu trưởng trường THPT Chuyên Sơn La.
2.1. Phương pháp điều tra thực trạng.
Các phương pháp dùng để điều tra thực trạng:
+ Điều tra qua phiếu hỏi:
- Đối tượng: giáo viên trực tiếp giảng dạy của nhà trường, các chuyên viên, cán bộ lãnh đạo Sở Giáo dục - Đào tạo Sơn La.
- Mẫu hỏi: Dùng phiếu trưng cầu ý kiến.
- Nội dung những vấn đề sẽ hỏi: các nội dung quản lý với các mức độ cần thiết hay đạt được có sẵn. Tất cả các nội dung đều nhằm mục đích đánh giá đúng thực trạng về các vấn đề sau:
.) Nhận thức của giáo viên, cán bộ về chức năng và nhiệm vụ quản lý của hiệu trưởng.
.) Đánh giá được thực trạng của các chức năng quản lý đã thực hiện được.
+ Hồi cứu, tham khảo, tra cứu các tài liệu đánh giá về chất lượng giáo dục của trường THPT Chuyên Sơn La, của Sở Giáo dục đào tạo Sơn La đánh giá về chất lượng giáo dục của nhà trường. Đối chiếu với lý luận, với thực tế của một số trường chuyên đã được nghiên cứu thực tế; tìm những điểm hợp lý, chưa hợp lý trong quản lý của hiệu trưởng nhà trường trong việc nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường.
2.2. Vài nét tổng quát về thực trạng Nhà trường.
*Một số bảng biểu chung
Bảng 2. 1. Số liệu khái quát
(Tính đến năm 2005)
Tiêu chí
Chuẩn hoặc quy định
Thực trạng
Nhu cầu hoặc hướng phát triển
Số lớp học sinh
30
30
33
Số phòng học
30
30
33
Số môn chuyên
8
8
9
Phòng thực hành
8
3
8
Phòng chuyên dụng dạy học (Tin, Ngoại ngữ)
2
4
Sân bãi tập hoặc nhà đa năng
Có
Chưa có
Có
Diện tích thư viện (m2)
36,0
≥ 90
Số lượng sách (quyển)
12.836
Đầu sách trong thư viện
562
≥ 1000
Phòng họp
1
3
Phòng truyền thống + sinh hoạt chuyên môn
0+8
1+8
Máy chiếu Slide show
1
≥8
Casette + bộ video
3+2
10+8
Số lượng Ban Giám hiệu
4
4
4
Nghiệp vụ quản lý
1
4
Tỷ lệ giáo viên/lớp
3,1
1,87
3,1
Tỷ lệ GV là đảng viên (%)
42,86
70,0
GV có trình độ trên đại học (%)
1,79
25,0
GV có trình độ dưới đại học (%)
0
1,79
0
GV sử dụng Tin học (%)
46,4
80,0
GV sử dụng ngoại ngữ (%)
12,5
30,0
Trình độ LL chính trị (%)(a)
19,6
25,0
Số lượng viên chức hành chính
8
8
Trình độ viên chức (ĐH+CĐ+Trung cấp)
2+1+1
Viên chức là đảng viên (%)
37,5
Tỷ lệ đỗ Tốt nghiệp THPT (%)
100
100
100
Số lượng giải HS Giỏi quốc gia(b)
22
40
Tỷ lệ đỗ đại học + cao đẳng(%)(c)
68,3
≥ 90
Cán bộ Đoàn chuyên trách
1
0
1
Ghi chú : (a) Tính từ trung cấp trở lên
(b) Số lượng cao nhất
(c) Tính bình quân
1,87
1,23
Biểu đồ 2. 1 : Biểu diễn tỷ lệ giáo viên/ lớp.
Bảng 2. 2. Chất lượng giáo dục phổ thông
Năm học
Hạnh kiểm
học lực
tốt
khá
TB
yếu
Giỏi
KHá
TB
Yếu
2001-2002
72,8
25,2
1,9
0,1
2,6
60,2
37,0
0,2
2002-2003
74,5
23,9
1,6
0
3,8
30,7
65,5
0
2003-2004
73,3
24,3
2,3
0,1
3,5
33,6
59,1
0
2004-2005
75,7
21,6
2,6
0,1
5,7
36,8
55,9
1,6
Biểu đồ 2. 2a: Biểu diễn chất lượng Hạnh kiểm
Biểu đồ 2.2b: Biểu diễn chất lượng Học lực
Năm học
Bảng 2.3. Chất lượng giáo dục mũi nhọn
Giải QG
2000-2001
2001-2002
2002-2003
2003-2004
2004-2005
T s giải QG
15
15
21
18
31
Giải Nhất
0
0
0
0
1
Giải Nhì
1
2
0
0
5
Giải Ba
9
5
7
12
10
Giải KK
5
8
14
6
15
Dự tuyển ĐTQG
0
2
0
0
1
Đỗ ĐH&CĐ(%)
72,2
79,8
58,5
49,1
Biểu đồ 2.3: Chất lượng giải HS Giỏi quốc gia qua 5 năm
Chuyên Sơn La
LÊ HồNG Phong
Hoàng văn THụ
Số giải QG /năm*
19.2
61.1
54.2
Tỷ lệ đỗ ĐH (%)*
55.6
92.7
80.5
Tỷ lệ Học lực Giỏi*
3.9
31.2
18.3
Số lượng BGH
4
3
4
Thạc sỹ(BGH)
0
3
2
NV.Quản lý (BGH)
1
3
4
Tỷ lệ GV/lớp=(%)
1.87= 60.3
3.57=115.2
2.91=93.9
Tỷ lệ Thạc sỹ (%)
1.79
26.7
13.9
Tỷ lệ đảng viên(%)
42.86
40.0
33.3
Danh hiệu cao quý nhất đã đạt
Cờ Thi đua
UBND tỉnh
HC Độc lập
Hạng1
HC Độc lập
Hạng 3
Bảng 3. một số so sánh
Biểu đồ 3a: So sánh chất lượng học lực với một số trường bạn.
((*) là số liệu tính bình quân từ 2002 đến 2005)
Biểu đồ 3b: So sánh về BGH với trường bạn.
Biểu đồ 3 c: So sánh về đội ngũ GV với trường bạn.
*/ Nhận xét:
- Về cơ sở vật chất: Trường THPT Chuyên Sơn La có tương đối đầy đủ phòng học, chỗ ngồi cho học sinh học tập một ca. Điều này thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động vào buổi chiều. Nhà trường đã có một số phòng thí nghiệm, thực hành bộ môn và một số phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc tổ chức dạy học và bước đầu đã sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Song nếu so với yêu cầu thì mới đáp ứng được một phần nhỏ của yêu cầu tổ chức dạy học đối với học sinh chuyên. Đặc biệt là thiếu sân chơi, bãi tập và thiếu phòng đọc, phòng thí nghiệm tập dượt nghiên cứu khoa học. Các phương tiện khác còn thiếu nhiều so với yêu cầu và các trường bạn, trong đó có một tỷ lệ hỏng hóc đáng kể không khắc phục được. Phương tiện kỹ thuật dạy học là vấn đề cần được nâng cấp.
- Về nguồn lực con người:
+ Ban Giám hiệu có số lượng đầy đủ theo quy định song trình độ nghiệp vụ quản lý chưa đạt yêu cầu (mới có 1 được học lớp nghiệp vụ quản lý – bảng 4).
+ Đội ngũ giáo viên thiếu nhiều về số lượng (biểu 3.1); đây là điều ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức hoạt động dạy – học và chất lượng của nhà trường. Mặt khác trình độ chuyên môn còn hạn chế (còn giáo viên chưa đạt chuẩn, số có trình độ cao học ít). Tuy nhiên đội ngũ GV nhà trường có ý thức phấn đấu tốt.
+ Đội ngũ cán bộ hành chính phục vụ tương đối đầy đủ, đáp ứng yêu cầu phục vụ sự nghiệp giáo dục của nhà trường.
- Về chất lượng giáo dục:
+ Chất lượng giáo dục phổ thông đại trà chúng tôi nhận thấy: trường THPT Chuyên Sơn La trong 5 năm gần đây đều đỗ tốt nghiệp THPT với tỷ lệ 100% như rất nhiều trường chuyên khác được nghiên cứu và được tiếp nhận thông tin qua các kênh báo chí, truyền hình.
Tuy nhiên nếu nghiên cứu kỹ thì thấy:
Về tỷ lệ xếp loại hạnh kiểm trung bình của học sinh trong nhà trường vẫn là con số đáng kể, không giảm mà còn có xu hướng tăng, đặc biệt là vẫn còn tỷ lệ hạnh kiểm yếu (bảng 3. 2 – biểu 3. 2a).
Về học lực của học sinh nhà trường đạt được thể hiện ở mức quá thấp. Tỷ lệ học sinh xếp loại giỏi về học lực chỉ đạt bình quân 3,9%, tỷ lệ học lực khá lại càng thấp so với các trường chuyên nói chung và tỷ lệ đầu vào (100% học lực khá ở THCS).
+ Chất lượng giáo dục mũi nhọn tuy đã từng bước được tăng lên song khi nghiên cứu cho thấy: số lượng giải quốc gia tăng không đáng kể, chất lượng giải tăng không đều, không bền vững. Tỷ lệ đỗ đại học là vấn đề cần phải quan tâm. Tỷ lệ này đang có xu hướng giảm, và so với các trường bạn thì còn quá thấp.
2.3. Thực trạng về quản lý mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục trong trường THPT Chuyên Sơn La.
2.3.1 Quản lý mục tiêu giáo dục toàn diện.
* Nhận thức của giáo viên về nội dung giáo dục đạo đức và phát triển toàn diện nhân cách học sinh.
Bảng 5.1. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về nhận thức của GV
(về quản lý mục tiêu giáo dục đạo đức, hình thành và phát triển toàn diện
nhân cách học sinh)
tt
nội dung
mức cần thiết(%)
rất cần (a)
cầnthiết
(b)
không cần (c)
1
Tuyên truyền, GD qua các huấn thị, các nội quy trong SH đầu tuần(%)
60.0
38.2
1.8
2
GD qua các chuyên đề bài giảng của GV trong giờ sinh hoạt lớp (%).
40.6
56.4
3
GD qua các buổi hội thảo, trao đổi, semina của HS (%).
25.5
74.5
4
Tổ chức cho hs hoạt động thực tiễn, hoạt động phong trào….(%).
40.0
60.0
5
Đánh giá khái quát (ĐGKQ) công tác lập kế hoạch về nội dung GD này (%).
29.1
58.2
16.7
6
(ĐGKQ) công tác tổ chức thực hiện nội dung này (%).
34.5
65.5
7
(ĐGKQ) công tác chỉ đạo nội dung này (%).
43.6
56.4
8
(ĐGKQ) công tác kiểm tra đánh giá nội dung này (%).
36.4
54.6
+ Mục tiêu giáo dục của nhà trường THPT chuyên là đào tạo những học sinh phổ thông phát triển toàn diện, có khả năng độc lập, tự định hướng trong việc tự học, tự nghiên cứu... Như vậy, tổ chức các hình thức giáo dục theo nhóm để hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh là một nội dung rất cần thiết trong nhà trường phổ thông nói chung và trường chuyên nói riêng.
Học sinh trường chuyên là những học sinh có năng khiếu, có khả năng tự định hướng. Chính vì vậy phải tổ chức cho học sinh chuyên trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục là cần thiết. Với nền tảng là những ưu thế về các phẩm chất tư duy, nếu học sinh chuyên trực tiếp tham gia hoạt động nhiều sẽ giúp cho học sinh phát triển khả năng tự định hướng, khả năng độc lập trong tư duy, trong tự học và nhiều khả năng khác....Không ít giáo viên có nhận thức chưa sâu sắc về vấn đề này nên tình trạng trường chuyên biến thành “ lò luyện thi” cũng còn là vấn đề đang xảy ra ở một số nhà trường. Vấn đề này trong trường THPT Chuyên Sơn La, qua phiếu trưng cầu của 55 GV, chúng tôi thu được kết quả như bảng trên.
+ Qua bảng trên cho thấy đa số giáo viên đã có nhận thức tốt về tầm quan trọng của nội dung giáo dục đạo đức, hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu giáo dục toàn diện đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước đặt lên vị trí nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, trong chương trình Cải cách giáo dục dự thảo đã và đang cụ thể hoá, pháp chế hoá nội dung giáo dục này. Để dễ so sánh chúng tôi sử dụng phương thức tính điểm như sau: coi trọng ở mức rất cần thiết cho 3 điểm, cần thiết cho 2 điểm, không cần thiết cho -3 điểm. Với cách tính như vậy, kết quả về nhận thức của giáo viên về nội dung này thu được như sau:
Nếu sử dụng công thức như trên thì điểm bình quân là 2.38 < 2.5. Điều đó có nghĩa: nâng cao nhận thức của giáo viên về vấn đề này vẫn là cần thiết.
Về các hình thức tổ chức cho thấy: đa số giáo viên đều đánh giá cao các hình thức tổ chức cho học sinh hoạt động với nội dung nhằm giáo dục đạo đức và phát triển nhân cách học sinh. Bên cạnh đó mức độ nhận thức về sự quan trọng của nội dung giáo dục này trong khi thực hiện giờ giảng cũng được coi trọng (hàng1,2,3,4 – bảng 5.1).
Nghiên cứu nhận thức của giáo viên về các chức năng quản lý của nội dung này cũng cho thấy: giáo viên rất coi trọng việc tổ chức thực hiện và chỉ đạo nội dung này (các hàng 5,6,7,8). Song có vấn đề cần quan tâm là: tỷ lệ giáo viên nhận thức về sự không cần thiết phải lập kế hoạch cho mảng giáo dục này còn là con số đáng quan tâm. Sử dụng công thức tính điểm như trên ta được:
Mỗi giáo viên tuy có nhiệm vụ chính là giảng dạy, nhưng trong nhà trường phổ thông, giáo viên có nhiệm vụ chính quan trọng nữa là giáo dục học sinh bằng cách tổ chức cho học sinh tham gia trực tiếp vào các hoạt động giáo dục. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này đòi hỏi giáo viên phải biết về khoa học quản lý ở mức độ nhất định, bởi vì họ phải làm nhiệm vụ quản lý ở những cấp độ khác nhau. Điểm nhận thức bình quân về quản lý của giáo viên cho thấy: cần bồi dưỡng lý luận về quản lý cho đội ngũ giáo viên được càng nhiều, càng thường xuyên càng tốt.
* Đánh giá về thực hiên quản lý nội dung giáo dục này.
Về kết quả thực hiện nội dung giáo dục này chúng tôi thu được kết quả như bảng 5.2.
Để thuận tiện cho việc nghiên cứu và so sánh, chúng tôi sử dụng phương thức tính điểm thực hiện như sau: Tốt cho 3 điểm, khá cho 2 điểm, TB (trung bình) cho 1điểm, yếu cho (-3 điểm). Với công thức tính là:
Sử dụng công thức tính như trên, chúng tôi thu được kết quả như bảng 5.2.
Bảng 5.2. Tổng hợp kết quả nghiên cứu thực hiện
(về quản lý mục tiêu giáo dục đạo đức, hình thành và phát triển nhân cách học sinh)
tt
nội dung
mức
độ
thực
hiện
điểm
Tốt
(a)
khá
(b)
TB
(c)
yếu
(d)
(e)
1
Tuyên truyền, GD qua các huấn thị, các nội quy trong SH đầu tuần(%)
56.4
30.9
12.7
2.44
2
GD qua các chuyên đề bài giảng của GV trong giờ sinh hoạt lớp (%).
40.0
36.4
23.6
2.16
3
GD qua các buổi hội thảo, trao đổi, semina của HS (%).
25.5
43.6
30.9
1.95
4
Tổ chức cho hs hoạt động thực tiễn, hoạt động phong trào….(%).
25.5
47.3
27.2
1.98
5
Đánh giá khái quát (ĐGKQ) công tác lập kế hoạch về nội dung GD này (%).
30.9
50.9
18.2
2.13
6
(ĐGKQ) công tác tổ chức thực hiện nội dung này (%).
34.5
56.4
9.1
2.25
7
(ĐGKQ) công tác chỉ đạo ND này (%).
38.2
54.5
7.3
2.31
8
(ĐGKQ) công tác kiểm tra đánh giá .
30.9
54.5
5.6
2.07
+ Qua bảng đánh giá của giáo viên nhà trường ta thấy việc tổ chức thực hiện nội dung giáo dục này của nhà trường theo phương thức tuyên truyền, huấn thị... qua các giờ chào cờ đầu tuần và thực hiện qua bài giảng là ở mức độ khá, còn các hình thức tổ chức cho học sinh hoạt động là chỉ ở mức trung bình khá ( có điểm bình quân <2.0). Đây là vấn đề đáng quan tâm và rất cần tìm giải pháp cho vấn đề này.
+ Bảng 5.2 cho thấy kết quả đánh giá của giáo viên về 4 chức năng quản lý của hiệu trưởng trong hoạt động quản lý về nội dung giáo dục này cũng cho thấy: không có chức năng nào thực hiện được ở mức thật tốt (). Nếu so sánh với mức độ nhận thức của GV về mức cần thiết, ta thấy nhà trường thực hiện các chức năng quản lý nội dung này chưa đáp ứng mong muốn của giáo viên (so sánh các hàng 5,6,7,8 của 2 bảng 5.1 và 5.2).
2.3.2 Quản lý chương trình dạy học trên lớp.
* Nhận thứccủa GV về nội dung quản lý chương trình Dạy-Học trên lớp.
Bảng 6.1. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về nhận thức
(về quản lý chương trình Dạy - Học )
tt
nội dung
mức cần thiết(%)
Điểm
rấtcần
(a)
cần
(b)
không
cần (c)
(d)
1
Thực hiện PPCT do Bộ GD quy định với các môn không chuyên.
67.3
32.7
0
2.67
2
Xây dựng PPCT môn chuyên.
58.2
41.8
0
2.58
3
Xây dựng chương trình và PPCT bồi dưỡng hs giỏi .
87.3
12.7
0
2.87
4
Xây dựng chương trình dạy thêm
27.3
69.1
3.6
2.09
5
Xây dựng chương trình đổi mới PP dạy
78.2
21.8
0
2.78
6
(ĐGKQ) công tác lập kế hoạch về nội dung quản lý này.
67.3
32.7
0
2.67
7
(ĐGKQ) công tác tổ chức thực hiện nội dung quản lý này.
61.8
38.2
0
2.62
8
(ĐGKQ) công tác chỉ đạo nội dung quản lý này.
63.6
36.4
0
2.64
9
(ĐGKQ) công tác kiểm tra đánh giá
56.4
43.6
0
2.56
(Điểm bình quân ở cột (d) được áp dụng theo công thức tính:
)
+ Đa số giáo viên có nhận thức tương đối tốt về tầm quan trọng trong việc lựa chọn phân phối chương trình. Thực tế ở các nhà trường chuyên, được phép lựa chọn phân phối chương trình của môn chuyên, và phải xây dựng phân phối chương trình giảng dạy để đảm bảo số tiết dạy của môn chuyên tăng từ 150% đến 200% so với đại trà và được lựa chọn một trong 3 cách sau:
- Dựa trên chương trình phổ thông đại trà, bổ xung nâng cao một số nội dung theo hướng dẫn. ( Trường Thpt Chuyên Sơn La đang theo cách này).
- Dựa trên chương trình chuyên ban, xây dựng bổ xung các nội dung nâng cao.
- Dựa trên chương trình và sách giáo khoa chuyên thí điểm xây dựng chương trình môn chuyên.
+ Với môn không chuyên (hàng 1 trong bảng 6.1), khi tìm hiểu, chúng tôi thấy, có nhiều GV cho rằng: Các môn cận của môn chuyên nếu chỉ theo phân phối chương trình của Bộ quy định thì chưa có tác dụng thúc đẩy môn chuyên và chưa đáp ứng nhu cầu của đối tượng học sinh khá giỏi như học sinh trường chuyên. Qua điều tra chúng tôi thấy có nhiều GV nâng cao yêu cầu đối với học sinh về môn cận chuyên. Đây cũng là vấn đề đáng lưu tâm của nhà quản lý nhằm vừa đáp ứng nhu cầu của học sinh và đảm bảo đủ tải đối với học sinh.
+ Việc nghiên cứu xây dựng phân phối chương trình môn chuyên cũng cho thấy sự chưa đồng đều trong nhận thức của GV về phân phối chương trình dạy học. Tuy nhiên kết quả điều tra cho thấy GV đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc xây dựng chương trình dạy trên lớp (hàng 1,2,3 – bảng 6.1).
+ Đối với việc nghiên cứu, xây dựng chương trình dạy thêm cho học sinh thì đa số GV cho rằng cần thiết phải xây dựng thành chương trình nhưng tỷ lệ cho rằng rất cần thiết là ít và đặc biệt có 3,6 % cho rằng không cần thiết. Kết quả đó cho thấy: với trường Chuyên Sơn La việc học thêm ở mức ôn luyện, ôn tập vẫn có vị trí quan trọng để đảm bảo mục tiêu giáo dục của nhà trường.
+ Với việc nhận thức về sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy (hàng 5 – bảng 6.1) cho thấy đây là khâu nhận thức tương đối tốt. GV có nhận thức sâu sắc nhất về vấn đề này.
+ Nhận thức về sự cần thiết của các chức năng quản lý đối với nội dung quản lý chương trình dạy học của giáo viên như bảng 6.1 đã cho thấy, GV có nhận thức tương đối tốt về các chức năng quản lý vấn đề này. ( hàng 6,7,8,9 – bảng 6.1).
* Thực hiện nội dung quản lý chương trình Dạy-Học trên lớp.
Bảng 6.2. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về thực hiện
(về quản lý chương trình Dạy - Học trên lớp)
tt
nội dung
Mức Thực Hiện(%)
Điểm
Tốt
(a)
Khá
(b)
TB
(c)
(d)
1
Thực hiện PPCT do Bộ GD quy định với các môn không chuyên.
61.8
20
0
2.25
2
Xây dựng PPCT môn chuyên.
47.3
52.7
0
2.47
3
Xây dựng chương trình và PPCT bồi dưỡng hs giỏi .
43.6
52.7
3.6
2.4
4
Xây dựng chương trình dạy thêm
34.5
34.5
30.9
2.03
5
Xây dựng chương trình đổi mới PP dạy
29.1
49.1
21.8
2.07
6
(ĐGKQ) công tác lập kế hoạch về quản lý dạy học trên lớp.
50.9
49.1
0
2.51
7
(ĐGKQ) công tác tổ chức thực hiện quản lý quản lý dạy học trên lớp.
47.3
52.7
0
2.47
8
(ĐGKQ) công tác chỉ đạo quản lý quản lý dạy học trên lớp.
50.9
49.1
0
2.51
9
(ĐGKQ) công tác kiểm tra đánh giá quản lý quản lý dạy học trên lớp.
45.5
54.5
0
2.46
Với bảng 6.2 chúng tôi sử dụng công thức tính sau để so sánh và nghiên cứu dễ dàng hơn.
(qua điều tra không thấy có phiếu đánh giá yếu, nên chúng tôi không đề cập đến bậc đánh giá này).
+ Việc thực hiện Phân phối chương trình do Bộ Giáo dục quy định được giáo viên đánh giá ở mức khá tốt, song chưa thật sự nghiêm ngặt. Như đã trình bày ở trên tình trạng giáo viên vẫn đưa chương trình nâng cao của các môn cận chuyên vào chương trình giảng dạy trên lớp đang còn đáng kể. Đòi hỏi cán bộ quản lý phải tìm giải pháp hợp lý.
+ Việc nghiên cứu, xây dựng chương trình môn chuyên và chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi được giáo viên đánh giá thực hiện tốt. Tuy nhiên hiện nay đang chuẩn bị thay sách đến bậc phổ thông trung học đồng thời thực hiện chương trình phân ban, nên phải coi trọng các kinh nghiệm quản lý nội dung này.
+ ở nội dung xây dựng phân phối chương trình dạy thêm cho học sinh được giáo viên đánh giá ở mức độ trung bình khá ( đạt 2.03 điểm hàng 4 d bảng 6.2). Khi nghiên cứu bằng các phương pháp khác, chúng tôi cũng nhận thấy đây là vấn đề cần phải đưa vào nội dung quản lý quan trọng của hiệu trưởng. Trên thực tế, nhà trường Chuyên Sơn La thực hiện quản lý việc dạy thêm, học thêm là chưa chặt chẽ. Đa số các lớp học thêm, ôn thi đều do giáo viên tự mở ở nhà với sự thoả thuận giữa giáo viên và phụ huynh học sinh, nên nhà trường không thể quản lý chặt chẽ được. Từ đó việc xây dựng chương trình chắc chắn là không quản lý được sát sao.
+ Điều đặc biệt đáng lưu ý ở đây là việc tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy. So sánh hàng 5 bảng 6.1 với hàng 5 ở bảng 6.2, chúng ta thấy rõ việc tổ chức xây dựng chương trình đổi mới phương pháp giảng dạy của nhà trường chưa đáp ứng được mong mỏi của giáo viên. Nội dung này được giáo viên đánh giá thực hiện yếu nhất. Đây là vấn đề cần thiết tìm giải pháp đổi mới quản lý nhà trường nhằm đẩy nhanh tốc độ đổi mới phương pháp giảng dạy theo một chương trình có thể coi như chiến lược của nhà trường.
+ Đánh giá về mức thực hiện 4 chức năng quản lý chương trình dạy học của nhà trường, giáo viên đều đánh giá ở mức khá thể hiện ở mức điểm điểm.
Tuy nhiên trước việc thay sách giáo khoa đang đến gần, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu đổi mới quản lý chương trình dạy học trên lớp là vấn đề quan trọng của quản lý nhà trường THPT Chuyên Sơn La. Vấn đề đang được giáo viên nhà trường quan tâm, trao đổi là: nên xây dựng chương trình môn chuyên dựa trên chương trình nào; có nên đưa hoạt động dạy thêm, ôn luyện nhằm phục vụ thi tuyển sinh vào nhà trường hay không; với học sinh Sơn La thì khối lượng chương trình luyện thi học sinh giỏi là bao nhiêu... Đó là những vấn đề đòi hỏi chức năng quản lý của hiệu trưởng phải được thực hiện một cách khoa học và tốt nhất.
2.4. Thực trạng về quản lý hoạt động dạy và kiểm tra đánh giá GV
2.4.1 Quản lý hoạt động dạy.
* Nhận thức của GV về quản lý hoạt động dạy trên lớp .
Bảng 7.1. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về nhận thức
tt
nội dung
mức
cần
thiết
Điểm
(%)
rấtcần (a)
cần thiết (b)
TB (c)
1
Thực hiện Quy chế chuyên môn do Bộ GD & ĐT quy định .
81.8
18.2
0
2.82
2
Theo dõi đổi mới phương pháp dạy.
85.5
14.5
0
2.86
3
Phân công giảng dạy theo yêu cầu GV .
23.6
54.5
21.9
2.02
4
Phân công giảng dạy theo yêu cầu HS .
20
21.8
58.2
1.62
5
Phân công giảng dạy theo lớp cả khoá.
49.1
27.3
23.6
2.26
6
Phân công giảng dạy theo năng lực CM
29.1
50.9
20
2.09
7
Sử dụng đồ dùng dạy học và các thiết bị TN, phòng chuyên dụng .
58.2
41.8
0
2.58
8
Sử dụng thiết bị hiện đại vào dạy học .
65.5
34.5
0
2.66
Khi nghiên cứu về nhận thức của GV nhà trường về những nội dung bộ phận của hoạt động quản lý việc dạy của GV trên lớp, chúng tôi thu được kết quả như sau:
(xem bảng 7.1)
Ghi chú: Chúng ttôi sử dụng công thức tính điểm dưới đây để dễ so sánh
+ Qua kết quả thu được ở hàng 1; 2 bảng 7.1 cho thấy nhận thức của giáo viên về việc thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn và đổi mới phương pháp giảng dạy là tốt.
+ ở hàng 3;4;5;6 cho kết quả về nhận thức và nhu cầu của giáo viên trong việc phân công giảng dạy. Qua số liệu ở bảng 7.1 cho thấy: đối với giáo viên của nhà trường thì việc phân công giảng dạy theo yêu cầu của giáo viên không phải là vấn đề ưu tiên hàng đầu mà là vấn đề phân công nên chú trọng theo lớp từ đầu đến cuối cấp học. Bên cạnh đó, việc phân công theo năng lực và nhu cầu của học sinh được giáo viên đánh giá thấp ở mức độ cần thiết. Theo lý luận của khoa học quản lý thì ở đây nổi lên vấn đề cần phải tăng cường thêm nhận thức của giáo viên về vấn đề này. Một học sinh được học nhiều giáo viên trong khoá học sẽ tiếp thu được nhiều phương pháp học tập nghiên cứu đa dạng hơn.
+ Việc sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy học vào giảng dạy được giáo viên đánh giá ở mức cần thiết rất cao, đặc biệt là sử dụng phương tiện, thiết bị hiện đại và phòng chuyên dụng vào giảng dạy ( hàng 7, 8 bảng 7.1). Đây là một nhận thức đúng đắn, chỉ cần tăng cường tầm sâu và tìm giải pháp xây dựng, trang bị đáp ứng dần nhu cầu.
* Thực hiện quản lý hoạt động dạy của GV.
Bảng 7.2. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về thực hiện
(nội dung quản lý hoạt động dạy của giáo viên trên lớp )
tt
nội dung
Mức độ thực hiện (%)
Điểm
tốt
khá
tb
yếu
1
Thực hiện Quy chế chuyên môn do Bộ GD & ĐT quy định .
61.8
38.2
0
0
2.62
2
Theo dõi việc đổi mới PP dạy.
49.1
50.9
0
0
2.49
3
Phân công giảng dạy theo yêu cầu của GV.
47.3
52.7
0
0
2.47
4
Phân công giảng dạy theo yêu cầu của HS.
21.8
50.9
21.8
5.5
1.73
5
Phân công giảng dạy theo lớp từ đầu đến cuối cấp.
49.1
29.1
21.8
0
2.27
6
Phâncông giảngdạy theo năng lực CM
25.5
49.1
25.5
0
2
7
Sử dụng đồ dùng dạy học và các thiết bị TN, phòng chuyên dụng.
43.6
52.7
3.6
0
2.4
8
Sử dụng trang thiết bị hiện đại vào dạy
18.2
29.1
30.9
21.8
0.78
Nhận xét:
Kết quả thu được ở bảng 7.2 hàng 1 cho thấy, việc thực hiện quy chế chuyên môn được thực hiện tương đối tốt. Việc theo dõi đổi mới phương pháp giảng dạy cũng được thực hiện ở mức độ khá tốt (hàng 2 bảng 7.2).
Khâu phân công giảng dạy cho giáo viên, được giáo viên đánh giá qua bảng 7.2 (các hàng 3;4;5;6) cho thấy một số điểm đáng lưu ý sau:
-Phân công giảng dạy đáp ứng khá tốt nhu cầu của giáo viên.
- Phân công giảng dạy theo năng lực của giáo viên chỉ ở mức trung bình.
- Phân công giảng dạy theo khoá học được giáo viên đánh giá thực hiện ở mức trung bình khá.
Qua 3 số liệu trên cho thấy cần thiết phải nghiên cứu khâu quản lý nội dung này.
-Việc sử dụng đồ dùng dạy học và trang thiết bị hiện đại vào giảng dạy được giáo viên đánh giá mức thực hiện ở hàng 7; 8 bảng 7.2 cho thấy: sử dụng đồ dùng dạy học tương đối khá tốt. Song việc sử dụng các trang thiết bị hiện đại vào dạy học là vấn đề cần thiết phải quan tâm của hiệu trưởng. Qua điều tra chúng tôi nhận thấy: khâu trang bị còn chậm, một số ít trang thiết bị đã được trang bị từ trước thì chất lượng kém, một phần nữa do nguyên tắc quản lý sử dụng còn cứng nhắc nên hiệu quả sử dụng khô
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La.DOC