Luận văn Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần vận tải đa quốc gia

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương I: Một số nội dung lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 3

I - Kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 3

1. Kinh doanh của doanh nghiệp 3

1.1 Khái niệm về kinh doanh 3

1.2 Vai trò của hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp 4

2. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 5

2.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh 5

2.2 Vai trò của hiệu quả kinh doanh 7

2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh 9

II – Các nhân tố quản lý ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 14

1. Các nhân tố quản lý theo quá trình 14

1.1 Chiến lược và sách lược kinh doanh 14

1.2 Tổ chức quản lý kinh doanh 17

1.3 Lãnh đạo, điều hành kinh doanh 18

1.4 Kiểm soát, kiểm tra quá trình kinh doanh 20

2. Các nhân tố quản lý lĩnh vực 21

2.1 Quản lý marketing 21

2.2 Quản lý hoạt động nghiên cứu và phát triển 25

2.3 Quản lý sản xuất 26

2.4 Quản lý tài chính 30

2.5 Quản lý nguồn nhân lực 34

2.6 Quản lý chất lượng 36

Chương II: Thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần vận tải đa quốc gia 41

I – Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần vận tải đa quốc gia 41

1. Tổng quan về Công ty cổ phần đa quốc gia 41

1.1 Giới thiệu chung. 41

1.2 Quá trình phát triển của công ty 43

1.3 Những lĩnh vực hoạt động của công ty 44

1.4 Định hướng phát triển của công ty 45

1.5. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty 47

2. Công ty cổ phần vận tải đa quốc gia 49

2.2 Ngành nghề kinh doanh 50

2.3 Chiến lược chung của công ty 51

2.3 Quá trình quản lý 52

II - Thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần vận tải đa quốc gia 53

1. Thực trạng hiệu quả kinh doanh tại công ty 53

1.1 Các chỉ tiêu đánh giá 53

1.2 Kết luận về thực trạng hiệu quả kinh doanh 55

2. Thực trạng các nhân tố quản lý ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh 56

2.1 Thực trạng nhân tố quản lý theo quá trình 56

2.2 Thực trạng các nhân tố quản lý theo lĩnh vực 60

2.3Kết luận chung về các nhân tố quản lý ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty 68

Chương III: Một số kiến nghị và giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần vận tải đa quốc gia 69

I - Đối với doanh nghiệp 69

1.Giải pháp về công tác lập kế hoạch 69

2.Giải pháp về cơ cấu tổ chức 70

3.Giải pháp về hoạt động lãnh đạo 71

4.Giải pháp về hoạt động kiểm tra trong tổ chức 72

5.Về công tác quản lý các lĩnh vực trong công ty 72

II - Đối với nhà nước 73

1.Đối với chính sách thuế 73

2.Chính sách về phát triển nguồn nhân lực 73

KẾT LUẬN 75

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1618 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần vận tải đa quốc gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o việc thiết kế, tổ chức, quản lý quá trình biến đổi này. Nhiệm vụ của quản lý sản xuất là thiết kế và tổ chức hệ thống sản xuất nhằm biến đổi các đầu vào thành các đầu ra sau mỗi quá trình biến đổi nhưng với một lượng lớn hơn số lượng đầu tư ban đầu. Nội dung chủ yếu của quản lý sản xuất Quản lý sản xuất với tư cách là một chức năng quản lý theo lĩnh vực bao gồm các nội dung cơ bản sau: a)Nghiên cứu và dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm Nghiên cứu và dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm là nội dung quan trọng trước tiên của quản lý sản xuất. Mục đích cơ bản của hoạt động nghiên cứu và dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm là giúp cho doanh nghiệp trả lời câu hỏi: để đáp ứng nhu cầu thị trường thì doanh nghiệp cần sản xuất sản phẩm gì? số lượng bao nhiêu? Vào thời gian nào? những đặc điểm kinh tế kĩ thuật cần có của sản phẩm là gì? Khi trả lời được những câu hỏi trên sẽ tạo cơ sở thông tin cho việc xây dựng các kế hoạch sản xuất sản phẩm và xác định năng lực sản xuất mà doanh nghiệp cần có. b)Thiết kế sản phẩm và công nghệ Những thông tin thu được từ dự báo, doanh nghiệp sẽ tiến hành lựa chọn thiết kế sản phẩm và công nghệ nhằm đảm bảo đúng những đặc tính kinh tế kĩ thuật của sản phẩm mà thị trường yêu cầu và phù hợp với khả năng sản xuất của doanh nghiệp. Do có nhiều phương án thiết kế sản phẩm và công nghệ nên phải đưa ra các tiêu thức để lựa chọn chúng. Các tiêu thức đó là: + Thiết kế sản phẩm: công việc thiết kế sản phẩm được tiến hành theo một trình tự logic nhất định với sự tham gia phối hợp của nhiều cán bộ quản lý, chuyên gia và kỹ sư trong những lĩnh vực khác nhau. Kết quả của thiết kế sản phẩm là những bản vẽ kỹ thuật, thuyết minh về cấu trúc, thành phần và những đặc điểm kinh tế - kĩ thuật của sản phẩm. Nguyên tắc cơ bản nhất của thiết kế sản phẩm là phải thiết kế sao cho người sử dụng có thể nhận biết được sản phẩm. Nguyên tắc cơ bản nhất của thiết kế sản phẩm là phải thiết kế sao cho người sử dụng có thể nhận biết được sản phẩm, hiểu được sản phẩm, biết sử dụng sản phẩm, và phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. + Thiết kế công nghệ: Thiết kế công nghệ là lựa chọn và xác định quy trình, phương pháp công nghệ chế tạo sản phẩm. Giúp doanh nghiệp trả lời câu hỏi phải sản xuất với cách thức như thế nào? Vì mỗi loại sản phẩm đều đòi hỏi phương pháp và quy trình công nghệ sản xuất tương ứng cho nên những đặc điểm của sản phẩm sẽ là căn cứ quan trọng cho thiết kế quy trình công nghệ. c)Hoạch định năng lực sản xuất và lựa chọn qui trình sản xuất phù hợp Năng lực sản xuất là công suất của máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp trong một đơn vị thời gian. Nó thường được đo bằng sản lượng đầu ra của một doanh nghiệp hoặc số lượng đơn vị đầu vào được sử dụng để tiến hành sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định. Hoạch định và lựa chọn công suất là một trong những vấn đề quan trọng nhất ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công suất quá nhỏ hoặc quá lớn đều dẫn đến những thiệt hại và lãng phí về vốn và tài sản của doanh nghiệp. Sau khi đã xác định loại sản phẩm và công nghệ chế tạo, doanh nghiệp cần lựa chọn qui trình sản xuất phù hợp và có hiệu quả đối với loại sản phẩm hoặc dịch vụ đã lựa chọn. d) Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp. Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp là tổ chức, sắp xếp, định vị về mặt không gian các phương tiện vật chất được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường. Mục tiêu của nó là xác định phương án bố trí sản xuất hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho dòng di chuyển lao động, vật liệu, sản phẩm trong quá trình sản xuất trên cơ sở tiết kiệm diện tích và thời gian di chuyển của từng yếu tố. Kết quả của quá trình này là sự hình thành nên các nơi làm việc, các phân xưởng, các bộ phận phục vụ sản xuất, dịch vụ và dây chuyền sản xuất. Lập kế hoạch các nguồn lực Lập kế hoạch các nguồn lực là việc xây dựng kế hoạch tổng hợp về khối lượng sản phẩm cần sản xuất. Trên cơ sở đó xác định nhu cầu về nguyên vật liệu, lao động và năng lực sản xuất nói chung và một cách khoa học chi tiết về mua sắm nguyên vật liệu cần thiết trong từng thời điểm, nhằm đảm bảo sản xuất diễn ra thường xuyên, liên tục với chi phí thấp nhất. Điều độ sản xuất Điều độ sản xuất là khâu tiếp theo ngay sau khi hoàn thành thiết kế hệ thống sản xuất và xây dựng kế hoạch sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của khâu này là tổ chức và chỉ đạo triển khai hệ thống sản xuất đã được thiết kế nhằm biến các mục tiêu dự kiến và kế hoạch sản xuất sản phẩm, dịch vụ thành hiện thực. Điều độ sản xuất là điều hành tiến độ sản xuất theo thời gian. Thực chất điều độ sản xuất là toàn bộ các hoạt động xây dựng lịch trình sản xuất, điều phối và phân giao công việc cho từng người, từng nhóm, từng máy và sắp xếp thứ tự các công việc ở từng nơi làm việc nhằm đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ đã xác định trong lịch trình sản xuất. Kiểm tra hệ thống sản xuất Nội dung, mục đích chủ yếu của công tác kiểm tra hệ thống sản xuất là trả lời các câu hỏi sau: + Kiểm tra quy trình công nghệ sản xuất có được chấp hành đầy đủ không? + Kiểm tra chất lượng sản phẩm có đúng với yêu cầu khi thiết kế hay không? + Kiểm tra kỳ hạn tức là xem xét tiến độ sản xuất có được thực hiện theo lịch đã đề ra hay không? + Kiểm tra năng suất xem có đạt yêu cầu theo định mức đã đề ra chưa? + Kiểm tra hàng dự trữ có ở mức hợp lý hay không? Quản lý tài chính Khái niệm Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản, quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức. Đó là quá trình tìm tòi và nghiên cứu các nguồn lực nhằm biến các lợi ích dự kiến thành hiện thực cho một khoảng thời gian đủ dài trong tương lai. Do vậy hoạt động tài chính của bất kỳ một tổ chức nào cũng đều nhằm tối đa hoá lợi nhận, tối đa hoá giá trị tổ chức và tăng trưởng, phát triển. Quản lý tài chính được hiểu là sự nghiên cứu các mối quan hệ tài chính phát sinh trong phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức để từ đó ra các quyết định tài chính nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Trong những năm qua vai trò của quản lý tài chính đã có nhiều thay đổi. Trước đây quản lý tài chính được hiểu là việc đi tìm kiếm các nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn. Gần đây, người ta đã chú ý hơn vào việc sử dụng vốn và một trong những biến chuyển quan trọng nhất của quản lý kinh doanh hiện đại là sự phân tích có hệ thống việc quản lý sự luân chuyển vốn trong cơ cấu của tổ chức. Nhờ sự triển khai các phương thức kiểm soát tài chính trong tiến trình quản lý, chức năng quản lý ngày càng trở thành quan trọng hơn, nó có thể bù đắp được những khiếm khuyết trong các lĩnh vực khác. Nếu các nỗ lực sản xuất và tiếp thị bị suy yếu thì với phương tiện quản lý tài chính thoả đáng ta có thể phục hối và tái lập lại hiệu quả cho các lĩnh vực yếu kém. Mặt khác trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không có yếu tố nào mạnh hơn yếu tố tiền tệ, vì vậy mà “ thành công của doanh nghiệp hay ngay cả sự tồn vong của nó, khả năng và ý muốn duy trì mức sản xuất và đầu tư vào tài sản cố định hay tài sản lưu động, một phần lớn được xác định bởi chính sách tài chính trong hiện tại và quá khứ”. Những nội dung cơ bản của quản lý tài chính Nội dung của quản lý tài chính về thực chất là việc thực hiện các chức năng của quản lý tài chính và nó được thể hiện cụ thể ở việc đảm bảo đủ nguồn tài chính cho tổ chức với sự hợp lý giữa nguồn tài chính dài hạn và ngắn hạn, cũng như khả năng thanh toán cao, đảm bảo huy động vốn với chi phí thấp nhất, đảm bảo cho các nguồn vốn huy động được sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả. Những nội dung chủ yếu của quản lý tài chính bao gồm: Xác định mục tiêu của quản lý tài chính Trong hoạt động của tổ chức, trong việc hoạch định và kiểm soát tài chính, vị trí của nhà quản lý là rất quan trọng vì chỉ khi có kế hoạch đúng đắn mới đảm bảo có định hướng đúng và chỉ khi có quá trình kiểm tra tài chính mới đảm bảo cho các hành động kế hoạch được thực hiện hướng đến các mục tiêu đã đặt ra một cách có hiệu quả. Do vậy, quản lý tài chính hiện đại nhằm vào những nội dung cơ bản sau: + Phân tích - hoạch định và kiểm tra tài chính + Quản lý vốn luân chuyển + Quyết định đầu tư Phân tích tài chính Phân tích tài chính thực chất là một quá trình mà nhà quản lý tài chính sử dụng các phương pháp và các công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của một tổ chức, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của tổ chức. Nội dung của phân tích tài chính: + Đọc các báo cáo tài chính: bộ phận chủ yếu của báo cáo tài chính là bảng tổng kết tài sản( bảng cân đối kế toán) và báo cáo thu nhập( báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh). Bảng cân đối kế toán cho biết tình hình tài chính vào thời điểm cuối năm. Bảng báo cáo thu nhập cho biết phương thức kinh doanh của tổ chức trong một năm và chỉ ra rằng các hoạt động kinh doanh đó đem lại lợi nhuận hay gây ra tình trạng lỗ vốn. Với những nội dung cơ bản như vậy đòi hỏi nhà quản lý phải đọc được các báo cáo tài chính để có thể đưa ra những quyết định tài chính phù hợp với vị trí của mình. + Phân tích các tỷ số tài chính: tỷ số tài chính được chia ra làm bốn loại như sau: Các tỷ số về khả năng thanh toán phản ánh khả năng trả nợ ngắn hạn của tổ chức Các tỷ số về đòn cân nợ( khả năng cân đối vốn): đòn cân nợ đuợc hiểu như là việc điều hành thông qua các khoản nợ vay( dài hạn, ngắn hạn) để khuếch đại lợi nhuận cho tổ chức. Đòn cân nợ được coi như là một chính sách tài chính có vai trò, vị trí quan trọng dùng để đo lường tỷ lệ sự góp vốn của chủ sở hữu so với số nợ. Các tỷ số về hoạt động: các tỷ số này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn của một tổ chức bao gồm: vốn cố định, vốn lưu động và tổng vốn nói chung. Bởi vì kinh tế thị trường đòi hỏi phải so sánh doanh thu tiêu thụ với việc bỏ vốn vào kinh doanh, dưới các loại tài sản khác nhau như tài sản cố định, tài sản dự trữ, các khoản thu vì giữa các yếu tố đó đòi hỏi phải có một sự cân bằng nhất định. Các tỷ số về doanh lợi: doanh lợi là kết quả của hàng loạt chính sách và quyết định của tổ chức, đánh giá khả năng quản lý của một tổ chức và là yếu tố quan trọng trong sự quan tâm của các nhà đầu tư. Hoạch định tài chính Lập kế hoạch tài chính thực chất là dự toán các khoản thu, chi của ngân sách. Trên cơ sở đó để lựa chọn các phương án hoạt động tài chính cho tương lai của tổ chức và ấn định sự kiểm soát đối với các bộ phận trong tổ chức. Việc dự toán thu chi đúng đắn và có cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn sẽ có tác dụng quan trọng đối với kế hoạch sản xuất kinh doanh của tổ chức nói chung và việc quản lý tài chính nói riêng. Kiểm tra tài chính Kiểm tra tài chính là kiểm tra bằng đồng tiền trong lĩnh vực phân phối của nguồn tài chính để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. Tổ chức kiểm tra tài chính một cách khoa học sẽ giúp cho nhà quản lý nắm chính xác và toàn diện về tình hình tài chính để điều hành và kiểm soát các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức. Qua việc phân tích kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu tài chính, phát hiện kịp thời những tồn tại trong kinh doanh để nhanh chóng đưa ra các quyết định điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với đòi hỏi của thị trường, khai thác tiềm lực của tổ chức, bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, xây dựng các dự án sản xuất kinh tế và ra các quyết định tài chính. Quản lý vốn luân chuyển Quản lý sử dụng vốn là khâu quan trọng nhất trong nội dung hoạt động của tài chính, có tính chất quyết định tới mức độ tăng trưởng hoặc suy thoái của một tổ chức. Quản lý và sử dụng vốn gồm nhiều khâu như xác định nhu cầu vốn, đầu tư, sử dụng và bảo toàn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Quyết định đầu tư tài chính Quyết định đầu tư là một hành động chủ quan, có cân nhắc của nhà quản lý trong việc bỏ vốn vào một mục tiêu kinh doanh nào đó với hy vọng là sẽ đưa lại hiệu quả kinh tế cao trong tương lai. Quản lý nguồn nhân lực Khái niệm Nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người, gồm có thể lực và trí lực. Nguồn nhân lực trong tổ chức bao gồm tất cả mọi cá nhân tham gia vào bất cứ hoạt động nào, với bất cứ vai trò nào trong tổ chức. Trước đây, việc tận dụng tiềm năng của nguồn nhân lực chủ yếu là về mặt thể lực, trong khi việc khai thác tiềm năng về mặt trí lực còn mới mẻ. Hiện nay tiềm năng về mặt trí lực của nhân lực đang ngày càng được coi trọng. Đặc trưng của nguồn nhân lực của tổ chức được thể hiện bằng các yếu tố cơ bản sau: + Số lượng nhân lực: là tổng số người được tổ chức thuê mướn, được trả công và được ghi vào danh sách nhân sự của tổ chức. + Cơ cấu tuổi nhân lực: biểu thị bằng số lượng nhân lực ở những độ tuổi khác nhau. + Chất lượng nguồn nhân lực: được thể hiện thông qua một số yếu tố chủ yếu như trạng thái sức khoẻ, trình độ văn hoá hay trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực. + Cơ cấu cấp bậc nhân lực: gồm số lượng nhân lực được phân chia từ cấp cao cho đến cấp thấp và đến những người lao động, nhân viên trong tổ chức. Cơ cấu này phản ánh các bước thăng tiến nghề nghiệp của nhân lực trong tổ chức. Quản lý nguồn nhân lực liên quan đến con người, những nhân tố xác định mối quan hệ giữa con người với tổ chức sử dụng con người đó. Quản lý nguồn nhân lực là một quá trình tuyển dụng, lựa chọn, duy trì, phát triển và toạ mọi điều kiện có lợi cho nguồn nhân lực trong một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra của tổ chức đó. Nội dung của quản lý nguồn nhân lực Quản lý nguồn nhân lực có những nội dung cơ bản sau: Lập chiến lược nguồn nhân lực: là một quá trình thiết lập hoặc lựa chọn chiến lược nguồn nhân lực và các chương trình hoặc các nguồn lực để thực hiện chiến lược đã đề ra. Định biên: là một trong những hoạt động quan trọng nhất của các nhà quản lý, bao gồm các hoạt động tuyển dụng, lựa chọn, làm hoà nhập và lưu chuyển nguồn nhân lực trong tổ chức. Phát triển nguồn nhân lực: gồm việc đánh giá sự thực hiện, đào tạo bồi dưỡng và tạo điều kiện nghề nghiệp cho nguồn nhân lực. Trả công cho người lao động: liên quan đến các khoản lương và đãi ngộ, chỉ mọi phần thưởng mà một cá nhân nhận được sau quá trình lao động của mình. Quản lý chất lượng Khái niệm Các chủ thể quản lý trong sứ mệnh và tiến trình quản lý của mình đều mong muốn đạt được kết quả cao nhất trong khả năng cho phép nhằm hoàn thành các mục tiêu đặt ra. Để đạt được mong muốn này thì chủ thể quản lý phải có cách quản lý đúng, phải tạo ra được các sản phẩm quản lý tốt. Đó là cách quản lý luôn luôn biết tìm ra các vấn đề và cách xử lý chúng, cái mà người ta thường gọi trong quản lý ngày nay là quản lý chất lượng. Sản phẩm quản lý thường do chủ thể quản lý gián tiếp tạo ra thông qua các tác động của họ lên đối tượng quản lý, chúng có thể là sản phẩm hữu hình hoặc vô hình. Sản phẩm hữu hình trong quản lý là những hàng hoá, những vật thể có ích chiếm dụng một khoảng thời gian nhất định với những công dụng nhất định nhằm đáp ứng một hoặc một số nhu cầu của con người, đó là những hàng hoá và vật thể có thể đem bán trên thị trường phục vụ cho khách hàng. Sản phẩm vô hình là những dịch vụ, những tiện nghi hoặc các quyết định có giá trị. Các dịch vụ là những sản phẩm không có hình dáng cụ thể nhưng người tiêu dùng nó lại có thể cảm nhận được sự hiện diện của nó khi sử dụng nó. Dịch vụ là một loại sản phẩm đặc biệt, nó có giá trị và giá trị sử dụng như các sản phẩm thông thường nhưng nó luôn gắn liền với người sản xuất ra nó. Khi đem bán nó thì người bán là người trực tiếp tạo ra nó vẫn không bị mất nó còn người sử dụng hay người mua nó thì lại đáp ứng được các nhu cầu mong đợi của mình. Các quyết định cũng là những sản phẩm không có hình dáng cụ thể mà người bị nó tác động chỉ có thể cảm nhận được sau một thời gian nhất định. Các quyết định có phạm vi tác động rất lớn, trong toàn bộ tổ chức mà nó tác động. Vậy, quản lý chất lượng là việc ấn định đúng đắn các mục tiêu phát triển bền vững của hệ thống, đề ra nhiệm vụ phải làm cho hệ thống trong từng thời kỳ và tìm ra con đường đạt tới các mục tiêu một cách có hiệu quả nhất. Nội dung của quản lý chất lượng Vòng tròn Deming là một trong những cách quản lý chất lượng đang rất được chú ý hiện nay. Sơ đồ vòng tròn chất lượng Deming Điều chình Hoạch định ( Action) ( Plan) Kiểm tra Thực hiện ( Check) ( Do) - Hoạch định chất lượng (Plan): đây là giai đoạn đầu tiên của quản lý chất lượng nhằm hình thành chiến lược chất lượng của cả hệ thống. Hoạch định chất lượng chính xác và đầy đủ sẽ giúp định hướng tốt các hoạt động tiếp theo, nó cho phép xác định mục tiêu và phương hướng phát triển chất lượng cho cả hệ thống theo một hướng thống nhất, bao gồm: + Xác lập mục tiêu chất lượng tổng quát, chính sách chất lượng mà hệ thống theo đuổi. + Xác định đối tác mà hệ thống phải làm việc, chủ thể đó sẽ tiêu dùng hoặc sử dụng sản phẩm mà hệ thống tạo ra. + Xác định nhu cầu và các đặc điểm nhu cầu của đối tác. + Phát triển các đặc điểm của sản phẩm thoả mãn nhu cầu của đối tác. + Phát triển quá trình có khả năng tạo ra các đặc điểm của sản phẩm. + Xác định trách nhiệm của từng phân hệ, từng bộ phận của hệ thống với chất lượng sản phẩm và sau đó chuyển giao các kết quả hoạch định cho các phân hệ và các bộ phận này. - Tổ chức thực hiện (Do): là quá trình điều khiển các hoạt động tác nghiệp thông qua các hoạt động, kỹ thuật, phương tiện và phương pháp cụ thể nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng yêu cầu và kế hoạch đã hoạch định. Tổ chức thực hiện có một ý nghĩa quyết định đến việc biến các kế hoạch chất lượng thành hiện thực, nó được thực hiện theo các bước như sau: + Đảm bảo mọi người, mọi bộ phận và mọi phân hệ trong hệ thống phải nhận thức được một cách đầy đủ các mục tiêu, các kế hoạch phải thực hiện của mình và ý thức được sự cần thiết của chúng. + Giải thích và hướng dẫn cho mọi người trong hệ thống biết chính xác những nhiệm vụ, kế hoạch chất lượng cụ thể cần thiết phải thực hiện. + Tổ chức những chương trình đào tạo và giáo dục cung cấp đầy đủ những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết đối với việc thực hiện kế hoạch. + Cung cấp đầy đủ các nguồn lực ở những nơi và những lúc cần, thiết kế những phương tiện kỹ thuật dùng để kiểm soát chất lượng. - Kiểm tra ( check): là hoạt động theo dõi, thu thập, phát hiện và đánh giá những trục trặc, khuyết tật của quá trình, của sản phẩm, của dịch vụ được tiến hành trong mọi khâu xuyên suốt đời sống của sản phẩm. Mục đích của kiểm tra không phải là tập trung vào việc phát hiện ra những sản phẩm hỏng, mà là phát hiện những trục trặc, khuyết tật ở mọi khâu, mọi công đoạn, mọi quá trình, tìm kiếm những nguyên nhân gây ra trục trặc, khuyết tật đó để có những biện pháp ngăn chặn kịp thời. Những nhiệm vụ chủ yếu của việc kiểm soát chất lượng là: + Đánh giá tình hình thực hiện chất lượng, xác định mức độ chất lượng đạt được trong thực tế của hệ thống. + So sánh chất lượng thực tế với định mức kế hoạch để phát hiện ra sự sai lệch và đánh giá sai lệch đó trên các phương tiện kinh tế, kỹ thuật và xã hội. + Phân tích các thông tin về chất lượng để làm cơ sở cho cải tiến và khuyến khích cải tiến chất lượng. + Đồng thời tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm khắc phục những sai lệch đảm bảo thực hiện đúng những yêu cầu ban đầu hoặc thay đổi dự kiến. Sau khi thực hiện quá trình kiểm tra cần rút ra kết luận về hai vấn đề cơ bản sau: + Mức độ tuân thủ nghiêm túc kế hoạch đặt ra. + Tính chính xác, đầy đủ và khả thi của bản thân kế hoạch. Nếu một trong hai điều kiện trên mà không thoả mãn thì cần phải xác định rõ nguyên nhân để đưa ra được những hoạt động điều chỉnh khác nhau cho thích hợp. - Hoạt động điều chỉnh và cải tiến ( Action): Hoạt động này nhằm làm cho các hoạt động của hệ thống có khả năng thực hiện được những tiêu chuẩn chất lượng đề ra. Đồng thời đây cũng là hoạt động đưa chất lượng sản phẩm thích ứng với tình hình mới nhằm giảm dần khoảng cách giữa mong muốn của đối tác và thực tế chất lượng đạt được, thoả mãn những nhu cầu của đối tác ở mức cao hơn. Các bước công việc điều chỉnh và cải tiến chất lượng chủ yếu bao gồm: + Xác định những đòi hỏi cụ thể về cải tiến chất lượng để từ đó xây dựng các dự án cải tiến chất lượng phù hợp. + Cung cấp các nguồn lực cần thiết như tài chính, kỹ thuật tiên tiến, lao động có trình độ. + Động viên, đào tạo, khuyến khích các quá trình thực hiện dự án cải tiến chất lượng. Khi chỉ tiêu không đạt được thì cần phân tích để xác định sai sót ở khâu nào để tiến hành các hoạt động điều chỉnh. Thực chất của điều chỉnh là quá trình cải tiến chất lượng cho phù hợp với điều kiện môi trường kinh doanh mới của hệ thống. Quá trình cải tiến được thực hiện theo các hướng chủ yếu sau: + Áp dụng công nghệ mới. + Thay đổi quá trình làm sai sót, sản phẩm có khuyết tật. + Đa dạng hoá sản phẩm, phát triển sản phẩm mới. Chương II: Thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần vận tải đa quốc gia I – Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần vận tải đa quốc gia Công ty cổ phần vận tải đa quốc gia là một chi nhánh của Công ty cổ phần đa quốc gia được tách ra vào ngày 07/09/2006 với chức năng chính là kinh doanh dịch vụ vận tải. Do vậy, các đặc điểm chính của Công ty cổ phần vận tải đa quốc gia cũng mang các đặc điểm của Công ty cổ phần đa quốc gia. Để giới thiệu về lịch sử hình thành công ty, em xin giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần đa quốc gia với các đặc điểm chính sau: 1. Tổng quan về Công ty cổ phần đa quốc gia 1.1 Giới thiệu chung. Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐA QUỐC GIA Tên giao dịch tiếng Anh: MULTI-NATION JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: MJC.,JSC Người đại diện hợp pháp: Ông Võ Trí Dũng Chức vụ: Tổng giám đốc Trụ sở chính: Số 356 đường Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. Văn phòng giao dịch: Tầng 3 số 221B, đường Trần Đăng Ninh, phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. Điện thoại: 04-7911488/89. Fax: 04-2675858 Email: MJC@hn.vnn.vn Web: MJC.com.vn Ngành nghề kinh doanh: Xúc tiến thương mại; Dịch vụ dịch thuật; Đào tạo ngoại ngữ, tin học; Giáo dục dạy nghề: kế toán, nghiệp vụ ngoại thương, tin học, quản trị kinh doanh, tiếp thị, thư ký văn phòng, giúp việc gia đình; Sản xuất, buôn bán các sản phẩm may mặc, da giầy, cơ khí, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, bao bì; Tư vấn đầu tư, tài chính; Buôn bán máy móc, thiết bị vật tư ngành: xây dựng, công nghiệp, giao thông, môi trường, khai thác mỏ; hàng điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, trang thiết bị y tế; Đại lý kinh doanh xuất bản phẩm được phép lưu hành; Kinh doanh khách sạn, nhà hàng; Dịch vụ ăn uống, giải khát, vui chơi giải trí; Mua bán, chế biến hàng nông, lâm, thuỷ, hải sản; Dịch vụ cho thuê kho bãi, xếp dỡ, giao nhận hàng hoá; Môi giới, kinh doanh bất động sản; Xây dựng dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, san lấp mặt bằng; Tư vấn du học; Tư vấn lao động và giới thiệu việc làm; Vận chuyển hành khách và vận tải hàng hoá. Lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế; Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá; Đại lý kinh doanh dịch vụ bưu chính, viễn thông; Dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu; Xuất nhập khẩu các mặt hàng do công ty kinh doanh; Tư cách pháp nhân: Đăng ký kinh doanh số: 0103001928 Ngày cấp : 03 tháng 03 năm 2003 Cơ quan cấp: Sở kế hoạch Đầu tư Thành phố Hà Nội Vốn điều lệ: 15.000.000.000 đồng ( mười lăm tỉ đồng chẵn) 1.2 Quá trình phát triển của công ty Thành lập ngày 03/03/2003, với chiến lược kinh doanh đúng đắn và phát huy được sức mạnh của các nguồn lực, Công ty cổ phần đa quốc gia (MJC) đã liên tục phát triển, trở thành một trong những công ty cung cấp dịch vụ vận tải hàng hoá hàng đầu ở Việt Nam. Trong giai đoạn đầu, MJC tập trung vào lĩnh vực vận tải hàng hoá siêu trường, siêu trọng, phục vụ các dự án cấp quốc gia. Đến cuối năm 2005, đầu 2006, sau khi đã khẳng định được uy tín và thương hiệu trong lĩnh vực vận tải hàng hoá siêu trường, siêu trọng, MJC đã bắt đầu mở rộng đầu tư vào lĩnh vực công ích với các dự án đang triển khai như: Dự án Hệ thống “Dịch vụ 24h–NON-STOP CITY” được bắt đầu triển khai tại khu kinh tế Vũng Áng tỉnh Hà Tĩnh ngày 30/04/2006 và dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng năm 2008 với tổng số vốn đầu tư là 138.280.000.000đồng. Dự án hệ thống bãi đỗ xe ô tô ngầm và dịch vụ hỗn hợp tại các cửa ngõ Thủ đô Hà Nội. Điểm đầu tiên triển khai tại khu Đô thị mới Cầu Giấy, đường Phạm Hùng, quận Cầu Giấy. Dự án khách sạn và chung cư cao cấp tại khu đô thị mới Cầu Giấy cũng đang được công ty xúc tiến và tìm đối tác liên doanh. Hệ thống sân tập golf và dịch vụ cao cấp tại đường Phạm Hùng với diện tích trên 1ha công ty đang hoàn thiện pháp lý để đầu năm 2007 chính thức khởi công xây dựng. Về kinh doanh, năm 2005 doanh số của MJC tăng 100% so với năm 2004. Với kết quả kinh doanh đó, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên tăng từ 1.200.000đ/tháng lên 1.800.000đ/tháng. Về nhân sự, MJC luôn chú trọng đến chính sách thu hút nhân tài, phát triển nguồn nhân lực giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, tận tụy với công việc, đoàn kết thành một khối thống nhất, coi con người là yếu tố quyết định đến sự thành công của công ty. Tính đến cuối năm 2005, tổng số cán bộ và công nhân viên của công ty là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24650.DOC
Tài liệu liên quan