MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Mục lục
Danh mục các cụm từviết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đềtài
2. Mục đích của đềtài
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đềtài nghiên cứu
6. Kết cấu của luận văn
CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CƠBẢN VỀDOANH NGHIỆP NHỎVÀ VỪA
VÀ NGUỒN TÀI TRỢCHO DOANH NGHIỆP NHỎVÀ VỪA.1
1.1 Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp nhỏvà vừa.1
1.1.1 Khái niệm .1
1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏvà vừa .3
1.1.2.1 Đặc điểm vềvốn.3
1.1.2.2 Đặc điểm vềlao động.3
1.1.2.3 Đặc điểm vềcông nghệvà máy móc thiết bị.4
1.2 Nguồn tài trợcho sựphát triển của các doanh nghiệp nhỏvà vừa.4
1.2.1 Tín dụng ngân hàng.4
1.2.1.1 Tín dụng ngắn hạn tài trợcho kinh doanh .5
1.2.1.2 Tín dụng trung và dài hạn đểtài trợcho đầu tư.7
1.2.1.3 Vai trò tài trợvốn cho doanh nghiệp nhỏvà vừa của tín dụng ngân hàng .8
1.2.2 Thuê mua tài chính.10
1.2.2.1 Tổng quan vềhoạt động thuê mua tài chính .10
1.2.2.2 Vai trò tài trợvốn cho doanh nghiệp nhỏvà vừa của thuê mua tài chính . .14
1.2.3 Các quỹ đầu tư.15
1.2.4 Các nguồn tài trợkhác .19
1.3 Vai trò của doanh nghiệp nhỏvà vừa trong nền kinh tế.20
1.3.1 Đóng góp vào GDP .20
1.3.2 Đóng góp cho Ngân sách Nhà nước .20
1.3.3 Góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, các vấn đềxã hội.. .21
1.4 Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏvà vừa ởcác nước.21
Kết luận chương 1.24
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÁC NGUỒN TÀI TRỢCHO DOANH
NGHIỆP NHỎVÀ VỪA ỞVIỆT NAM.25
2.1 Các chính sách của Nhà nước vềphát triển doanh nghiệp nhỏvà vừa..25
2.2 Thực trạng các doanh nghiệp nhỏvà vừa ởViệt Nam .28
2.3 Thực trạng vềkhảnăng tiếp cận các nguồn tài trợcho phát triển
doanh nghiệp nhỏvà vừa ởViệt Nam .33
2.3.1 Thực trạng khảnăng tiếp cận nguồn tài trợtín dụng ngân hàng .33
2.3.2 Thực trạng khảnăng tiếp cận nguồn tài trợtừcho thuê tài chính .46
2.3.3 Thực trạng tiếp cận nguồn tài trợthông qua các quỹhỗtrợ, quỹ đầu tư.
2.4 Những tồn tại, khó khăn, hạn chếvà những vấn đề đặt ra.52
Kết luận chương 2.55
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐGIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖTRỢCHO SỰ
PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎVÀ VỪA.56
3.1 Định hướng phát triển các doanh nghiệp nhỏvà vừa của Nhà nước ..56
3.2 Một sốgiải pháp nâng cao khảnăng huy động vốn từcác nguồn tài trợ
cho doanh nghiệp nhỏvà vừa.58
3.2.1 Giải pháp nâng cao khảnăng huy động nguồn vốn tín dụng ngân hàng cho
doanh nghiệp nhỏvà vừa .58
3.2.1.1 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng .58
3.2.1.2 Thiết lập các cơchếphù hợp cho doanh nghiệp nhỏvà vừa .60
3.2.1.3 Giải quyết vấn đềthông tin bất cân xứng giữa ngân hàng và doanh
nghiệp nhỏvà vừa .61
3.2.2 Giải pháp phát triển tài trợvốn cho doanh nghiệp nhỏvà vừa dưới hình
thức cho thuê tài chính .62
3.2.2.1 Phát triển thịtrường cho thuê tài chính.62
3.2.2.2 Nâng cao năng lực và hiệu quảhoạt động của các công ty cho thuê tài chính .63
3.2.2.3 Nâng cao khảnăng tiếp cận các dịch vụcho thuê tài chính đối với các
doanh nghiệp nhỏvà vừa .64
3.3 Các giải pháp hỗtrợ.65
3.3.1 Giải pháp vềchính sách thuế.65
3.3.1.1 Thuếthu nhập doanh nghiệp .66
3.3.1.2 Thuếgiá trịgia tăng .67
3.3.2 Giải pháp vềphát triển thịtrường tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏvà vừa phát triển .68
3.3.3 Các giải pháp khác .69
Kết luận chương 3.72
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤLỤC
110 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1800 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp tài chính hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh nghiệp Tỷ lệ %
- Đúng nhu cầu 10,5
- Thỏa mãn ¾ nhu cầu 26,1
- Đáp ứng ½ nhu cầu 33,5
- Chỉ vay được ¼ nhu cầu 29,8
Nguồn : VCCI, 2008
Nhu cầu về vốn của DNNVV chủ yếu là vốn vay ngân hàng nhưng mức độ đáp
ứng vốn cho doanh nghiệp của ngân hàng chỉ vào khoảng 30-40%.
DNNVV hiện nay khó tiếp cận với vốn tín dụng ngân hàng, một số khó khăn
được tổng hợp như sau :
Bảng 2.3 Những khó khăn khi tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng
Khó khăn Tỷ lệ %
- Lãi suất vay cao 73,8
- Thiếu tài sản thế chấp 29,6
- Vướng mắc về thủ tục hành chính 23,7
- Khó khăn về lập phương án kinh doanh 19,1
Nguồn : VCCI, 2008
Trong những khó khăn mà DNNVV gặp phải khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng
ngân hàng thì khó khăn do lãi suất vay cao chiếm tỷ lệ đáng kể 73,8%. Doanh
nghiệp hoạt động phải có lãi trên 20% mới đủ trả lãi vay cho ngân hàng đã là
một vấn đề hết sức khó khăn chưa kể đến phần lợi nhuận đủ để trang trãi các chi
phí khác của doanh nghiệp.
50
Bảng 2.4 Lãi suất cho vay phổ biến hiện nay của khối ngân hàng (%/năm)
Loại tiền Ngắn hạn Trung và dài hạn
VND 20,00 20,50 Nhóm NHTM Nhà nước
USD 8,24 8,94
VND 20,20 20,50 Nhóm NHTM Cổ phần
USD 9,59 10,09
Nguồn : NHNN, 2008
Về phía các ngân hàng ngày càng có các chính sách mở rộng tín dụng cho khách
hàng, dư nợ tín dụng ngân hàng tăng qua các năm.
Biểu đồ 2.2 Tổng dư nợ tín dụng ngân hàng từ năm 2005-2008
175,727
226,336
577,850
397,172
109,777
175,643
256,727
299,472
-
100,000
200,000
300,000
400,000
500,000
600,000
700,000
2005 2006 2007 7 tháng/2008
Năm
Tỷ đồng
Tổng dư nợ tín dụng
Dư nợ của DNNVV
Nguồn: NHNN, 2008
Theo báo cáo của NHNN, tháng 07/2008, dư nợ cho vay nền kinh tế ước tăng
18,36% so với thời điểm cuối năm 2007. Theo báo cáo mới nhất từ 6 NHTM
Nhà nước, 31 NHTM Cổ phần, 33 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân
hàng liên doanh cho biết, đến nay tổng số doanh nghiệp đang còn quan hệ tín
dụng với ngân hàng 163.673 doanh nghiệp, chiếm trên 50% số DNNVV với tổng
nguồn vốn kinh doanh là 482.092 tỷ. Trong các DNNVV hiện đang có quan hệ
tín dụng với các NHTM, 23% số doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu
51
quả, 73,2% DNNVV hoạt động trung bình và 3,8% doanh nghiệp gặp khó khăn
trong đó có 1,42% doanh nghiệp có khả năng mất vốn.
Trong 7 tháng đầu năm 2008, doanh số cho vay của các NHTM đối với DNNVV
là 289.100 tỷ đồng. Trong đó, khối NHTM Nhà nước là 141.816 tỷ đồng chiếm
47,7%, khối NHTM Cổ phần là 139.837 tỷ đồng chiếm 47,07%, khối ngân hàng
liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 7.446 tỷ đồng, chiếm 2,5%.
Dư nợ cho vay DNNVV đến 31/07/2008 của các NHTM đạt 299.472 tỷ đồng
chiếm 27,3% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, tăng 16,65% so với 31/12/2007 và
tăng 70,5% so với 31/12/2006. Trong đó, cho vay ngắn hạn chiếm 73,05%, cho
vay trung dài hạn chiếm 26,95%.
Bảng 2.5 Dư nợ cho vay theo ngành
Tỷ lệ %
- Nông nghiệp 5,1%
- Công nghiệp và xây dựng 38,51%
- Thương mại và dịch vụ 56,39%
Nguồn : Báo cáo NHNN, 2008
Tỷ trọng dư nợ cho vay tập trung chủ yếu ở cho ngành thương mại và dịch vụ, kế
đến là công nghiệp và xây dựng và sau cùng là dành cho nông nghiệp.
Hiện nay, doanh số và dư nợ cho vay các DNNVV của ngành ngân hàng liên tục
tăng qua các năm. Nhiều NHTM Cổ phần đã tập trung cho vay các DNNVV lên
tới trên 70% dư nợ, một số chi nhánh của NHTM Nhà nước có dư nợ cho vay
các DNNVV đạt trên 95%. Ngân hàng ngày càng có chính sách riêng và hỗ trợ
các DNNVV thông qua việc tư vấn, làm đầu mối liên kết giữa các doanh
nghiệp,…
52
Các ngân hàng mở rộng tín dụng cho DNNVV không chỉ giúp cho DNNVV có
vốn để tiếp tục hoạt động mà còn giúp cho các ngân hàng mở rộng nguồn thu vì
hoạt động cho vay là mảng hoạt động chính của ngân hàng, tín dụng là sản phẩm
quan trọng, nguồn thu từ tín dụng chiếm từ 70-90% trong tổng thu nhập, trong
khi đó thu nhập từ hoạt động dịch vụ chỉ chiếm từ 1-22%.
Bảng 2.6 Tỷ lệ cho vay/huy động, thu nhập từ hoạt động dịch vụ ở một số
ngân hàng
Tên ngân hàng
Tỷ lệ cho vay/huy
động (%)
Tỷ trọng thu nhập
từ dịch vụ (%)
- MHB 151,5 1-2
- Habubank 129,5 12,0
- NH Đông Á 121,4 22,0
- NH NN & PTNT 115,7 3,0
- NH Quốc tế 104,5 7,0
- NH An Bình 101,0 1-2
- NH Kỹ Thương 81,9 15,0
- NH Sài gòn thương tín 79,0 8,0
- NH Á Châu 64,2 9,0
- NH Quân đội 61,3 9,0
- NH ngoại thương 10,0
- NH Đầu tư và Phát triển 8,0
Nguồn : Tổng hợp từ internet, 2008
Tỷ lệ cho vay/huy động tiền gửi ở Việt Nam hiện đang ở mức 107%, cao hơn
khá nhiều so với mức trung bình trong khu vực Châu Á là 83%. Điều này cho
thấy các ngân hàng ở Việt Nam hiện nay sử dụng hết các nguồn tiền huy động để
53
cho vay nhưng mức độ đáp ứng nhu cầu vốn cho các DNNVV vẫn chưa cao cho
thấy giữa ngân hàng và các DNNVV còn nhiều khó khăn chưa được tháo gỡ.
So với các hình thức tìm nguồn tài trợ khác thì nguồn tài trợ từ tín dụng ngân
hàng được các DNNVV biết đến nhiều nhất do số lượng các ngân hàng ở Việt
Nam trong thời gian qua đã tăng trưởng nhanh chóng về cả số lượng và quy mô,
hệ thống các chi nhánh cũng ngày càng được mở rộng.
Bảng 2.7 Số lượng ngân hàng giai đoạn từ 1991-2007
1991 1993 1995 1997 1999 2001 2005 2006 2007
NHTM Quốc doanh 4 4 4 5 5 5 5 5 5
NHTM Cổ phần 4 41 48 51 48 39 37 37 37
Chi nhánh NHNN 0 8 18 24 26 26 29 31 33
NH Liên doanh 1 3 4 4 4 4 4 5 5
Tổng số 9 56 74 84 83 74 75 78 80
Nguồn: BVSC
Bảng 2.8 Số lượng chi nhánh của các ngân hàng năm 2007
36 50 56 64 65 82 107 126 128 130
211 150 204
412
832
2000
0
500
1000
1500
2000
2500
HBB SEAB ABB EIB M B VIB EAB ACB VP TCB STB M HB VCB BIDV ICB AGRI
Ngân hàng
Số lượng CN
Nguồn: BVSC
54
* Các chính sách tín dụng của ngân hàng dành cho DNNVV hiện nay :
Về phía các ngân hàng, DNNVV là đối tượng quan tâm hàng đầu của các ngân
hàng. Nhu cầu vốn của DNNVV là rất lớn, do đó việc khơi thông dòng chảy cho
vốn qua kênh ngân hàng rất có ích, giải phóng được nguồn vốn ứ đọng của hệ
thống ngân hàng.
- Đối với ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) bên cạnh các sản phẩm
truyền thống, Vietinbank đã có 8 sản phẩm tín dụng dành riêng cho khách hàng
DNNVV cùng với hàng loạt các dịch vụ phi tài chính như đào tạo, tư vấn, giới
thiệu và hỗ trợ khách hàng tham gia các hoạt động dành cho DNNVV. Hiện tại,
DNNVV chiếm khoảng 60% tổng số khách hàng của Vietinbank với dư nợ tín
dụng chiếm khoảng 50%. Ngân hàng Công thương Việt Nam là ngân hàng Việt
Nam duy nhất được Bộ Tài Chính, Ngân hàng Nhà nước chỉ định tham gia ký
kết Biên bản ghi nhớ (MOU) với các tổ chức tài chính APEC tài trợ DNNVV và
được nhiều tổ chức quốc tế lựa chọn là đối tác thực hiện các chương trình dành
cho DNNVV.
- Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NN &
PTNT VN) cũng xác định DNNVV là nhóm khách hàng quan trọng cần được ưu
tiên. Đến 31/08/2007 dư nợ cho vay DNNVV tại ngân hàng tăng gấp 20 lần so
với năm 2001, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 100%. Dự kiến, đến
năm 2010 tổng dư nợ DNNVV chiếm 35-40% tổng dư nợ cho vay.
- Theo Ngân hàng Hồng Kông-Thượng Hải (HSBC) với tiêu chí xếp loại
DNNVV là doanh nghiệp có doanh thu dưới 10 triệu USD, có vốn từ 2 triệu
USD trở xuống thì số lượng doanh nghiệp này chiếm 35-40% trong tổng số
khách hàng công ty của HSBC.
55
- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã công bố chương trình Hỗ
trợ tín dụng cho DNNVV góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững và
đảm bảo an sinh xã hội giai đoạn 2008-2010 như sau :
+ Về tín dụng, BIDV dành riêng nguồn vốn 33.000 tỷ đồng với lãi suất hợp lý để
hỗ trợ cho chương trình tái cấu trúc nợ đối với các DNNVV vượt qua khó khăn
trong giai đoạn lạm phát cao. Theo lộ trình, năm 2008 là 3.000 tỷ đồng, 2009 là
10.000 tỷ đồng, 2010 là 20.000 tỷ đồng. Phấn đấu đến năm 2010, tổng dư nợ cho
vay đối với các DNNVV đạt 100.000 tỷ đồng, chiếm 50% tổng dư nợ cho vay
của BIDV.
+ Về dịch vụ, BIDV cung ứng các dịch vụ như tư vấn hỗ trợ lập dự án và thu xếp
vốn, tư vấn phát hành trái phiếu, niêm yết chứng khoán,…,các dịch vụ trọn gói
như tiền gửi, dịch vụ tài khoản, dịch vụ chi trả lương, các sản phẩm phái sinh,…
+ Về tái cấu trúc tài chính, BIDV tư vấn miễn phí cho các doanh nghiệp nhằm
lành mạnh hóa tình hình tài chính, quản lý dòng tiền, tăng khả năng huy động
vốn hoặc giảm chi phí vốn cho doanh nghiệp.
+ Về cơ cấu nợ, bao gồm việc gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ và cơ cấu nợ.
- Ngân hàng Kỹ Thương với khoản tài trợ 320 tỷ đồng từ IFC dành riêng cho
việc cấp vốn cho các DNNVV Việt Nam, Techcombank đã mở rộng thêm các
sản phẩm, dịch vụ mới nhằm nâng cao hơn nữa khả năng hỗ trợ, cấp vốn cho các
DNNVV, các DNNVV sẽ có dịp tiếp cận nguồn tài chính dể dàng hơn.
- Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), tháng 09/2008
cũng đã đẩy mạnh Chương trình cho vay DNNVV bằng việc dành thêm 3.000 tỷ
đồng trong kế hoạch phát triển tín dụng năm 2008. Hiện tại, tỷ trọng DNNVV
trong tổng danh mục tín dụng của Vietcombank đạt khoảng 22%.
56
Bên cạnh rất nhiều các chính sách hỗ trợ vay vốn từ phía ngân hàng cho các
DNNVV, tuy nhiên các DNNVV cũng rất khó tiếp cận với nguồn vốn này vì
ngân hàng và doanh nghiệp chưa gặp gỡ được nhau do các chính sách của ngân
hàng chưa được phổ biến đến các doanh nghiệp và các doanh nghiệp thì chưa am
hiểu về các quy trình, thủ tục của ngân hàng.
* Một số khó khăn trong quá trình DNNVV tiếp cận với nguồn vốn tín dụng
ngân hàng
Một điều tra gần đây của Tổng cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư cho thấy, chỉ có trên 32% số DNNVV có khả năng tiếp cận được với nguồn
vốn ngân hàng (chủ yếu là NHTM), trong khi đó có hơn 35% số DNNVV khó
tiếp cận và trên 32% số doanh nghiệp không có khả năng tiếp cận vốn ngân
hàng. Tỷ lệ hồ sơ vay vốn của DNNVV được ngân hàng chấp thuận cho vay chỉ
vào khoảng 30-40%. Thực trạng trên cần được xem xét từ cả hai phía : phía các
DNNVV và phía các ngân hàng.
- Khó khăn từ phía ngân hàng :
+ Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế lạm phát cao, với chính sách thắt chặt
tiền tệ của NHNN, NHNN giới hạn tăng trưởng tín dụng của các NHTM không
quá 30%, các NHTM cũng đã hạn chế cho vay hay cho vay cầm chừng.
+ Từ đầu năm 2008 đến nay, tỷ lệ lạm phát tăng cao, việc Ngân hàng Nhà nước
quy định bắt buộc các Ngân hàng thương mại mua trái phiếu chính phủ với số
tiền lớn khiến cho các Ngân hàng thương mại khan hiếm nguồn tiền, điều này đã
dẫn đến các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động vốn đáng kể trên 20% để
thu hút được nguồn vốn trong dân. Lãi suất đầu vào tăng cao như vậy dẫn đến hệ
quả của nó là lãi suất đầu ra, lãi suất cho vay của các ngân hàng cao ngất ngưỡng
cộng với các chi phí liên quan và thậm chí là siết chặt tín dụng khiến cho các
57
doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc vay vồn từ ngân hàng. Các ngân
hàng được tự chủ điều chỉnh lãi suất khiến thị trường vốn tăng cao ngất ngưỡng.
Huy động vốn với lãi suất cao cho nên lãi suất cho vay của các ngân hàng cũng
rất cao (tương đương 21% và các khoản phí khác do ngân hàng quy định) vượt
quá khả năng của các DNNVV. Trong bối cảnh hiện nay, không thể đòi hỏi một
năm 20% lợi nhuận ròng như trước, doanh nghiệp chỉ cần duy trì được, giữ được
công việc cho nhân công đã là một nổ lực lớn.
+ Hiện nay nhiều ngân hàng đã đánh giá cao khả năng phát triển của DNNVV,
tuy nhiên vẫn có khoảng cách giữa DNNVV với ngân hàng do cơ chế thế chấp,
tín chấp áp dụng đối với các DNNVV còn nhiều khó khăn và hạn chế. Số vốn
mà doanh nghiệp vay được chỉ đáp ứng được khoảng 30-40% so với nhu cầu.
+ Theo quy chế của ngân hàng các ngân hàng tạm thời không giải quyết cho vay
bằng ngoại tệ (USD), còn cho vay bằng VNĐ cũng rất hạn chế. Việc này đã tác
động rất lớn đối với các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu có nguồn thu
từ USD và thanh toán cho nhà cung cấp bằng USD. Và các doanh nghiệp trước
đây đã vay vốn ngân hàng bằng USD thì nay phải mua ngoại tệ trả nợ vay cho
ngân hàng đồng thời phải gánh chịu một mức chênh lệch tỷ giá rất lớn do các
ngân hàng bán USD cho doanh nghiệp không theo giá công bố mà theo tỷ giá
thõa thuận của ngân hàng đã đưa doanh nghiệp vào tình thế rất khó khăn. Việc
tiếp cận với nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn thì lại càng khó khăn hơn.
Để đảm bảo an toàn cho ngân hàng thì mặt khó rơi vào các doanh nghiệp đang
khát vốn đầu tư trong giai đoạn nền kinh tế lạm phát, giá cả leo thang. Vấn đề ở
đây không phải chỉ là lãi suất vay ngân hàng cao mà vấn đề là tình trạng hiện nay
các doanh nghiệp không thể tiếp cận được với nguồn vốn này vì ngân hàng
58
thường ưu tiên cho những doanh nghiệp lớn vay, chi phí bỏ ra thấp mà rủi ro
phải chịu không cao như cho DNNVV vay.
- Khó khăn từ phía DNNVV :
+ Các doanh nghiệp chưa có một hệ thống sổ sách, báo cáo tài chính rõ ràng,
minh bạch khiến cho các ngân hàng có rất ít thông tin về doanh nghiệp nên rất
khó trong việc quyết định cho vay.
+ Các DNNVV không có tài sản đảm bảo, về hình thức cho vay bằng tín chấp thì
hầu như là không thể vì đây là những doanh nghiệp nhỏ chưa tạo được thương
hiệu, uy tín trên thị trường, hoạt động kinh doanh chưa ổn định,..
+ Các DNNVV chưa có kỹ năng lập các dự án nên rất khó thuyết phục ngân
hàng cho vay.
- Hệ quả do không vay được vốn :
+ Một số các dự án đang thực hiện dựa vào nguồn vốn vay thì hiện nay đang bị
hoãn lại hoặc tạm dừng hoặc bỏ giữa chừng vì chủ đầu tư không còn đủ khả
năng gánh trả lãi vay ngân hàng. Một xu hướng khác nữa là chuyển nhượng các
dự án cho nhà đầu tư nước ngoài.
+ Do không vay được vốn ngân hàng các doanh nghiệp phải tìm đến các nguồn
khác, mà nhanh chóng và tiện lợi nhất là vay nóng các cá nhân, tổ chức khác.
Thực trạng này dẫn đến một tình trạng là hiện nay các hình thức tín dụng ngầm
đang phát triển mạnh mẽ. Mặc dù lãi suất cao nhưng không cần tài sản thế chấp
và nhanh chóng, để đáp ứng nhu cầu vốn cấp thiết cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình các DNNVV đã tìm đến các nguồn này.
+ Trong 5 tháng vừa qua, chính sách thắt chặt tín dụng tiền tệ đã khiến 20% tổng
số DNNVV bị xóa tên, 60% các doanh nghiệp đang thoi thóp cầm cự chờ cơn
bão lạm phát đi qua. Toàn quốc có ít nhất 350.000 doanh nghiệp tư nhân có qui
59
mô vừa và nhỏ thì số doanh nghiệp đã chết hoặc ngừng hoạt động có thể ở mức
70.000 doanh nghiệp, số doanh nghiệp thoi thóp chờ chết hoặc còn hoạt động
cầm chừng vào khoảng hơn 200.000 doanh nghiệp, còn số doanh nghiệp khỏe
mạnh đứng vững trong cơn suy thoái chỉ vào khoảng trên dưới 70.000 (Nhận
định của Ông Cao Sĩ Kiêm – Chủ tịch Hiệp hội DNNVV, tháng 08/2008).
+ Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh – chuyên gia kinh tế ở Hà Nội nhận định: Tình
trạng hạn chế tín dụng khiến nhiều doanh nghiệp cạn vốn và khó duy trì hoạt
động. Lạm phát chi phí đầu vào cao gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp, chưa kể
các DNNVV chưa thể tiếp cận nguồn ngoại tệ để thực hiện hoạt động xuất nhập
khẩu. Hiện nay các doanh nghiệp đang cố gắng duy trì hoạt động, đặc biệt họ
đều có ý thức là phải duy trì công ăn việc làm cho người lao động. Nhưng một số
chuyên gia đánh giá rằng có thể vào cuối năm 2008 đầu năm 2009, lúc đó cũng
lại rất gần với Tết Âm lịch năm nay đến sớm, thì có thể một số DNNVV sẽ
không còn đủ sức để tiếp tục duy trì. (Vietnam Net, tháng 08/2008).
+ Các DNNVV hiện nay đang hoạt động cầm chừng vì chi phí sử dụng vốn quá
cao và các chi phí đầu vào khác cũng gia tăng đáng kể, chưa bao giờ tình hình
kinh doanh lại khó khăn như bây giờ.
+ Giá cả thị trường leo thang, người tiêu dùng phụ thuộc vào các doanh nghiệp,
doanh nghiệp phụ thuộc các ngân hàng, các ngân hàng phụ thuộc chính sách điều
tiết vĩ mô của Nhà nước. Do đó, sự hỗ trợ từ các chính sách từ Nhà nước là rất
cần thiết cho sự phát triển của các doanh nghiệp hiện nay mà trong đó chủ yếu là
các DNNVV.
Trong bối cảnh thị trường tín dụng chính thức có những rào cản đối với
DNNVV, các doanh nghiệp có khuynh hướng tìm nguồn tài trợ từ thị trường tín
dụng không chính thức như vay tiền của người thân, người cho vay, các nhà
60
cung cấp. Thị trường tín dụng phi chính thức có một số lợi thế như khá linh hoạt
và chi phí giao dịch thấp hơn so với thị trường tín dụng chính thức. Giao dịch
trên thị trường tín dụng không chính thức chủ yếu là dựa vào ‘lòng tin” giữa
người cho vay và người đi vay nên thường là không cần có tài sản thế chấp. Thị
trường tín dụng phi chính thức cũng có một số hạn chế, số tiền cho vay nhỏ và
ngắn hạn với chi phí cao, khả năng huy động tiền tiết kiệm và chuyển hóa thời
hạn nói chung là bị giới hạn. Thị trường tín dụng không chính thức chỉ đủ tài trợ
cho những hoạt động mua sắm tài sản có quy mô nhỏ và đầu tư nhiều lần. Nguồn
này khó có thể đáp ứng được cho yêu cầu phát triển DNNVV. Do đó, việc tiếp
cận với thị trường tín dụng chính thức được xem là cần thiết cho quá trình tăng
trưởng của các DNNVV.
2.3.2 Thực trạng khả năng tiếp cận nguồn tài trợ từ cho thuê tài chính
Trong quá trình tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng các DNNVV đã gặp
rất nhiều khó khăn, ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại cũng đã
có nhiều chính sách tích cực để mở rộng tín dụng cho DNNVV, tuy nhiên vẫn
chưa đáp ứng đủ được nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển. Hoạt động cho thuê tài
chính ra đời đã mở ra một kênh dẫn vốn mới đáp ứng cho nhu cầu vốn của các
doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNVV không có đủ điều kiện về tài sản thế chấp
để vay vốn ngân hàng.
Hoạt động CTTC hiện nay còn quá khiêm tốn trong các tổ chức tài chính tín
dụng. Dư nợ CTTC chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ tín dụng và dư
nợ trung, dài hạn, chiếm khoảng 1,2% tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế
(Nguồn: NHNN).
Hiện nay, hàng loạt các công ty CTTC đã ra đời để đáp ứng nhu cầu tài trợ vốn
trung, dài hạn của các doanh nghiệp. Tính đến nay, đã có 13 công ty CTTC được
61
thành lập và cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam. Bao gồm: 3 công ty 100%
vốn nước ngoài, 1 công ty liên doanh giữa NHTM Việt Nam với các đối tác
nước ngoài, 8 công ty 100% vốn trong nước trực thuộc các ngân hàng, 1 công ty
100% vốn trong nước thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy VINASHIN.
Bảng 2.9 Thị phần của các Công ty CTTC tại Việt Nam từ 2004-2007
Thị phần (%)
STT Tên Công ty
2004 2005 2006 2007
01 Công ty CTTC II - ALC 2 (NH NN & PTNT) 31,5% 33,5% 36,2% 37,0%
02 Công ty CTTC I - BIDV 1 16,9% 11,4% 10,6% 9,2%
03 Công ty CTTC I - ALC 1 (NH NN & PTNT) 16,1% 15,1% 13,7% 13,2%
04 Công ty CTTC Kexim VN - KVLC 12,4% 9,2% 8,3% 7,4%
05 Công ty CTTC NH Công thương VN - ICB LEACO 8,2% 7,4% 7,1% 7,6%
06 Công ty CTTC NH Ngoại thương VN - VCB LEACO 7,8% 10,8% 11,7% 11,9%
07 Công ty CTTC Quốc tế VN – VILC 6,0% 6,2% 6,2% 5,6%
08 Công ty CTTC II - BIDV 2 5,5% 5,2% 5,1%
09 Công ty CTTC ANZ-VTRAC 1,1% 0,9% 0,6% 0,2%
10 Công ty CTTC NH SG Thương Tín - SCB LEACO - - 0,4% 1,8%
11 Công ty TNHH CTTC Quốc tế Chailease – CILC - - - 1,0%
12 Công ty TNHH CTTC NH Á Châu - ACB LEACO - - - -
13
Công ty TNHH Một Thành Viên CTTC Công nghiệp
Tàu Thủy (VINASHIN)
- - - -
Tổng 100% 100% 100% 100%
Nguồn : NHNN
Trong các công ty CTTC được thành lập, công ty CTTC ACL 1 và ACL 2 được
các doanh nghiệp biết đến nhiều nhất, các công ty CTTC còn lại chưa được biết
đến nhiều, thị phần cho thuê còn rất thấp.
62
Trong thời gian qua, ít doanh nghiệp mặn mà với dịch vụ này. Nếu ở các nước
đang phát triển, tỷ trọng của thị trường CTTC so với thị trường tín dụng vào
khoảng từ 15 đến 20% thì ở Việt Nam, tỷ lệ này chưa đạt đến 2%. Như vậy, cứ
100 doanh nghiệp thì chưa đến 2 doanh nghiệp sử dụng những tiện ích của
CTTC.
Trong năm 2007, dư nợ CTTC đã tăng trên 50% so với năm 2006. Vào khoảng
đầu năm 2008, trong bối cảnh lạm phát tăng cao, tín dụng thắt chặt, lãi suất tăng
cao, các công ty cho thuê tài chính cũng lâm vào khó khăn. Do lạm phát, các
DNNVV không mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Các hoạt động đầu tư
mở rộng quy mô nhà xưởng, trang bị mới máy móc thiết bị, đổi mới công
nghệ,…gần như tạm dừng, nên các DNNVV không còn đến với dịch vụ CTTC.
Trên thực tế, một số khó khăn đối với DNNVV khi tiếp cận với nguồn tài trợ
này là:
Hiện DNNVV chưa tham gia nhiều vào thị trường CTTC, hạn chế này ở cả từ
hai phía.
- Từ phía các Công ty cho thuê tài chính:
+ Phần lớn các công ty CTTC đều do các Ngân hàng thương mại (NHTM) thành
lập và hoạt động CTTC mang tính chất như một nghiệp vụ mới của các NHTM.
+ Qui mô về vốn của các công ty CTTC chưa thực sự lớn (vốn điều lệ trung bình
của một công ty CTTC là 150 tỷ) nên cũng chỉ có khả năng đáp ứng một phần
nhu cầu của nền kinh tế. So với ngân hàng, hoạt động của các công ty CTTC còn
non kém, chưa đủ lực cạnh tranh về vốn, nhân lực, công nghệ. Các tổ chức,
người dân cũng chỉ nghĩ đến ngân hàng trong các giao dịch tài chính. Điều này là
bất lợi lớn đối với các công ty CTTC trong huy động vốn, mở rộng tín dụng và
phát triển các dịch vụ tài chính khác.
63
+ Hoạt động quảng bá, giới thiệu dịch vụ của các công ty CTTC đến các
DNNVV còn hạn chế. Các công ty CTTC chưa quan tâm đúng mức đến việc
quảng bá, giới thiệu và chưa tích cực tìm đến các đối tác trong kinh doanh.
+ Chi phí thuê cao, nếu tính theo lãi suất ngân hàng thì lãi suất thuê tài chính cao
hơn vì lãi suất thuê tài chính còn phải cộng thêm các chi phí về lắp đặt, vận hành,
bảo hiểm,…của bên cho thuê phải bỏ ra. Mức lãi suất cho thuê hiện nay của
công ty CTTC ACL 2 là 1,75%/ tháng tương đương 21,0%/năm.
+ Các công ty CTTC hầu hết cũng là đơn vị thành viên của ngân hàng, nguồn
vốn cho vay cũng từ nguồn vốn của ngân hàng nên lãi suất cũng tương tự lãi suất
ngân hàng. Lãi suất quá cao các DNNVV không thể vay nổi.
- Từ phía các doanh nghiệp nhỏ và vừa:
+ Các DNNVV có nhu cầu vốn kinh doanh nhưng chưa tiếp cận với nguồn tín
dụng CTTC vì đây là lĩnh vực khá mới mẻ nên chưa nắm hết được những lợi thế
và ưu việt của CTTC.
+ Doanh nghiệp hiểu biết về kênh cấp vốn qua dịch vụ CTTC còn hạn chế. Theo
một khảo sát ngẫu nhiên đối với 100 doanh nghiệp thuộc các thành phần khác
nhau thì có tới 70% số doanh nghiệp được hỏi biết rất ít và chưa bao giờ tìm
hiểu, dử dụng dịch vụ CTTC, gần 20% doanh nghiệp hoàn toàn không hề biết về
dịch vụ này, thậm chí có doanh nghiệp hiểu CTTC như một hoạt động mua trả
góp, nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ bản chất cấp tín dụng của dịch vụ CTTC,
chưa thấy rõ được hiệu quả, lợi ích từ dịch vụ CTTC mang lại .(Tạp chí Kinh tế
Châu Á-Thái Bình Dương số 14, 2007)
+ Để tiếp cận được với nguồn vốn từ cho thuê tài chính, DNNVV phải có dự án
thuê tài chính khả thi, tình hình tài chính lành mạnh và có khả năng tài chính để
64
tham gia vào dự án thuê – điều kiện mà không phải DNNVV nào cũng đáp ứng
được.
+ Lợi thế của các công ty CTTC là tách quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản,
cho vay không cần tài sản thế chấp. Thì ưu thế bề dày lâu năm, mạng lưới kinh
doanh rộng khắp, sản phẩm, dịch vụ đa dạng, làm cho một bộ phận không nhỏ
các DNNVV có thói quen chỉ tìm đến ngân hàng khi có nhu cầu vốn.
+ Phương thức tài trợ thuê tài chính được các DNNVV coi như là phương thức
cuối cùng trong việc lựa chọn nguồn tài trợ kinh doanh.
Một vấn đề khác nữa đó là cơ chế, chính sách còn có nhiều rào cản như các quy
định về đăng ký lưu hành phương tiện, theo nguyên tắc, trụ sở công ty CTTC ở
đâu thì đăng ký lưu hành phương tiện lần đầu tại địa bàn đó, nhưng trên thực tế
công ty thuê phương tiện ở một nơi mà công ty CTTC lại ở một địa phương khác
cho nên mỗi lần khám lưu hành phương tiện thì công ty thuê phải mang phương
tiện đến công ty cho thuê thì rất bất tiện. Một khó khăn khác nữa là về việc đăng
ký chủ sở hữu tài sản, đối với tài sản thuê là phương tiện giao thông thì công ty
CTTC giữ bản đăng ký chính còn bên thuê giữ bản sao công chứng. Thực tế, bên
thuê sử dụng phương tiện gặp nhiều khó khăn do một số địa phương, cơ quan
chức năng không chấp nhận việc sử dụng đăng ký nói trên do chưa có văn bản
nào hướng dẫn, quy định.
2.3.3 Thực trạng tiếp cận nguồn tài trợ thông qua các chính sách hỗ trợ, quỹ
đầu tư
Theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV được
thành lập nhằm hỗ trợ cho DNNVV không có đủ điều kiện vay vốn ngân hàng.
Quỹ bảo lãnh tín dụng là một tổ chức tài chính hoạt động không vì mục tiêu lợi
nhuận. Tuy nhiên, đến nay chỉ có 3 địa phương thành lập được quỹ này. Nguyên
65
nhân, theo Bộ Tài chính là “do ngân sách eo hẹp” và các tổ chức không nhìn
thấy quyền lợi để góp vốn.
Một trong những chính sách quan trọng để trợ giúp DNNVV phát triển là việc
giúp các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn của các tổ chức tín dụng thông
qua Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV. DNNVV Việt Nam khó tiếp cận các
nguồn vốn tín dụng bởi mức độ tín nhiệm về tài chính chưa cao khiến các ngân
hàng ngần ngại khi quyết định cho vay. Với sự bảo lãnh của quỹ bả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mot so giai phap tai chinh ho tro cho su phat trien cua cac .pdf