MỤC LỤC
Chương I: Xuất khẩu trong định hướng phát triển kinh tế của đất nước
1.1. Khái niệm xuất khẩu và các hình thức xuất khẩu 1
1.1.1. Khái niệm xuất khẩu 1
1.1.2.Các hình thức xuất khẩu 1
1.2. Vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường 3
1.3. Vai trò của các công cụ tài chính trong thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá 6
1.3.1. Tín dụng xuất khẩu 6
1.3.2. Chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối 10
1.3.3. Trợ cấp xuất khẩu 14
1.3.4. Thuế và các ưu đãi về thuế 17
1.3.5. Phương thức thanh toán và điều kiện giao hàng 18
1.4. Đặc điểm của xuất khẩu hàng hoá trong nền kinh tế chuyển đổi ở Việt
Nam 22
Chương II: Thực trạng sử dụng các công cụ tài chính trong xuất khẩu
hàng hoá tại Công ty SX – DV & XNK Nam Hà Nội( HAPRO)
2.1. Khái quát chung về Công ty SX – DV & XNK Nam Hà Nội 25
2.1.1. Sự hình thành và phát triển 25
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty HAPRO 26
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy công ty HAPRO 27
2.1.4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong
thời gian qua 30
2.1.5. Tình hình hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty trong thời
gian qua 32
2.2. Tình hình sử dụng các công cụ tài chính trong xuất khẩu hàng hoá tại
Công ty HAPRO 35
2.2.1. Tín dụng xuất khẩu 35
2.2.2. Trợ cấp xuất khẩu 43
2.2.3. Chính sách tỷ giá hối đoái và quản lý ngoại hối 46
2.2.4. Thuế và các ưu đãi về thuế 49
2.2.5. Phương thức thanh toán và điều kiện giao hàng 51
Chương III: Một số giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả xuất khẩu
hàng hoá tại Công ty SX – DV & XNK Nam Hà Nội
3.1.Phương hướng và nhiệm vụ của Công ty trong thời gian tới 55
3.1.1. Phương hướng xuất khẩu của Đảng và Nhà nước giai đoạn
2001-2010 58
3.1.2. Phương hướng và nhiệm vụ của Công ty trong thời gian tới 56
3.2. Các giải pháp tài chính nâng cao xuất khẩu hàng hoá tại Công ty HAPRO
3.2.1. Tín dụng xuất khẩu 59
3.2.2. Trợ cấp xuất khẩu 61
3.2.3. Chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối 62
3.2.4. Chính sách thuế và các ưu đãi về thuế 64
3.2.5. Phương thức thanh toán và điều kiện giao hàng 65
3.3. Điều kiện thực hiện 67
75 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1593 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hoá tại Công ty sản xuất dịch vụ và xuất nhập khẩu Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh các phòng quản lý, phòng đối ngoại, phòng khu vực thị trường, Trung tâm xuất nhập khẩu và dịch vụ thương mại. Trong đó số phòng và trung tâm trực tiếp làm xuất nhập khẩu là 11
- Khối sản xuất gồm 5 Xí nghiệp: Xí nghiệp gốm Chu Đậu - Nam Sách- Hải Dương, Xí nghiệp Sắt mỹ nghệ- Bình Dương, Xí nghiệp Liên hiệp chế biến Thực phẩm, Xí nghiệp cà phê Sinh Thái, Xí nghiệp Toàn Thắng - Gia Lâm - Hà nội
- Khối các công ty đa sở hữu gồm 7 Công ty: Công ty cổ phần mành trúc Hapro, Công ty cổ phần thực phẩm truyền thống Hapro, Công ty cổ phần nước uống tinh khiết Hapro, Công ty cổ phần rượu vang thảo mộc Hapro, Công ty cổ phần Sứ Bát Tràng Hapro, Công ty cổ phần Simex, Công ty cổ phần Thăng Long.
Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Công ty HAPRO hoạt động sản xuất kinh doanh trên cả 3 lĩnh vực: sản xuất, dịch vụ và xuất nhập khẩu, trong đó xuất khẩu là hoạt động chủ đạo. Chức năng chính và nhiệm vụ chính của Công ty hiện nay là:
Tổ chức sản xuất, thu mua chế biến và xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng nông lâm hải sản, thủ công mỹ nghệ
Nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước.
Sản xuất–kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, rượu, chè, nước giải khát
Kinh doanh dịch vụ thương mại, du lịch, khách sạn, ăn uống…
Xây dựng và thực hiện các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật và quy định của Sở Thương mại Hà nội, đồng thời xây dựng các phương án vàa triển khai theo đúng kế hoạch, mục tiêu đặt ra của Công ty.
Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, cải tiến công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Hiện nay Công ty có hệ thống cơ sở sản xuất và mạng lưới bán hàng nội địa ở 16 Tỉnh, Thành phố trong cả nước, thiết lập được quan hệ thương mại với khách hàng quốc tế ở 53 quốc gia, giao dịch với khách hàng thuộc 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Các sản phẩm của HAPRO không chỉ được người tiêu dùng trong nước tín nhiệm mà thương hiệu HAPRO đã và đang được các doanh nhân, thương nhân trên khắp thế giới biết đến và tin cậy.
Trong 5 năm gần đây Công ty đã liên tục đạt được nhiều danh hiệu thi đua do Đảng và Nhà nước khen tặng như: năm 2002 được tặng cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2001), Bằng khen về thành tích xuất khẩu 4 năm liền (2001-2002) của hội đồng xét thưởng Nhà nước…
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty HAPRO
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý.
2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ các bộ phận
Ban Giám đốc:
Giám đốc: là người đứng đầu Công ty do Sở Thương mại bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty.
Phó Giám đốc: là người giúp việc cho Giám đốc, thay mặt Giám đốc giải quyết các vụ việc theo nguyên tắc và đảm nhiệm các công việc được
Các phòng chức năng:
Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tổ chức và thực hiện chế độ lương thưởng, công tác tuyển dụng, bố trí cán bộ. Ngoài ra phòng còn có trách nhiệm quản lý, sửa chữa cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện công tác tiếp tân.
Phòng kế toán tài chính: Có nhiệm vụ ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản, nguồn vốn và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đồng thời kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi, việc sử dụng tài sản., tiền vốn,.. .
Phòng tổng hợp: Có nhiệm vụ nghiên cứu và đề xuất với giám đốc xây dựng các chương trình phát triển ngắn hạn, dài hạn và chuyên đề đột xuất nhằm phát triển thị trường, ngành hàng, mặt hàng, thương hiệu, .. .
Phòng khu vực thị trường: Có nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát, tiếp cận thị trường, duy trì và tìm ra nguồn hàng mới, tìm kiếm khách hàng, chào bán hàng, theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu, tổ chức giao hàng, lập chứng từ thanh toán, giải quyết tranh chấp.
Phòng quảng cáo: Có nhiệm vụ xây dựng chiến lược, trực tiếp thực hiện công tác quảng cáo, tiếp thị nhằm xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá, thúc đẩy thị trường trong và ngoài nước.
Phòng đầu tư: Có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất xây dựng dự án theo định hướng sản xuất kinh doanh của công ty.
Bộ phận kinh doanh:
Phòng XNK I: Thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp đồ nhựa, hàng công nghiệp nhẹ, nông sản, dược liệu và dịch vụ xuất nhập khẩu uỷ thác
Phòng XNK II: Thực hiện xuất khẩu trực tiếp hàng thủ công mỹ nghệ và dịch vụ xuất nhập khẩu uỷ thác.
Phòng XNK III: Thực hiện xuất khẩu hàng thuê ren, may mặc, đan móc và có thể là hàng nông sản khi vào vụ.
Phòng XNK IV: Thực hiện xuất khẩu hàng nông sản và dịch vụ uỷ thácr
Trung tâm máy và thiết bị: Xây dựng quản lý phòng trưng bầy, quảng cáo, giới thiệu quy trình công nghệ, dịch vụ và chức năng tư vấn thị trường.
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua.
Công ty SX –DV & XNK Nam Hà Nội là doanh nghiệp trực thuộc Bộ Thương mại đã có hoạt động lâu năm trên lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá, làm ăn tạo được uy tín lớn trên thị trường trong nước và quốc tế. Trong thời gian qua Công ty đã không ngừng phấn đấu vươn lên trở thành một trong nước DN Nhà nước hạng I, dẫn đầu trong khối DN của Thành phố Hà nội. Có thể thấy được tình hình phát triển sản xuất của Công ty thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1 Nguồn: tính toán theo số liệu phòng Kế toán tài chính
Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2002-2003
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2003/2002
±
%
Tổng Doanh Thu
268.168.522.389
565.797.957.732
297.629.435.343
110%
Các khoản giảm trừ
0
0
Doanh Thu thuần
268.168.522.389
565.797.957.732
297.629.435.343
110%
Giá vốn hàng bán
229.903.999.331
515.109.579.579
285.205.508.248
124%
Lợi nhuận gộp
38.264.523.058
50.688.378.153
12.423.855.095
32%
Doanh thu hoạt động tài chính
828.261.438
2.637.845.813
1.845.584.375
222%
Chi phí hoạt động tài chính
2.627.578.680
6.968.021.006
4.340.433.326
165%
Chi phí bán hàng
27.222.970.978
31.484.089.112
4.261.118.134
15.6%
Chi phí quản lý DN
7.545.457.550
13.711.065.168
6.165.607.618
81%
Lợi nhuận từ HĐSXKD
1.696.768.288
1.199.048.680
- 497.719.608
- 29%
Lợi nhuận khác
141.673.731
816.336.630
674.662.899
476%
Tổng thu nhập trước thuế
1.838.442.019
2.015.385.310
176.943.291
9.6%
Thuế TNDN
588.301.446
644.923.290
56.621.844
9.6%
Lợi nhuận sau thuế
1.250.140.573
1.370.462.020
120.321.447
9.6%
Như vậy, thông qua số liệu trên, có thể thấy kết quả kinh doanh của toàn công ty: doanh thu năm 2003 tăng hơn 110% so với năm 2002; lợi nhuận trước thuế tăng 120.321.447 đồng so với năm 2002. Công ty cần tiếp tục duy trì và phát triển tốc độ này trong các năm tiếp theo
Năm 2003 mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp khó khăn do chiến tranh I rắc và bệnh dịch SAR làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh song với ý chí quyết tâm, linh hoạt, năng động trong chuyển hướng thị trường, mặt hàng cùng với các giải phải pháp đẩy mạnh xuất khẩu theo ba hướngxc tiến thương mại- phát triển thị trường; nghiên cứu phát triển mặt hàng mới, sản phẩm mới; tạo nguồn hàng. Vì vậy, kết quả sản xuất kinh doanh XNK của công ty đạt được kết quả đáng khích lệ như trên.
2.1.5. Tình hình hoạt động xuất nhập khẩu của công ty trong thời gian qua
Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu
Mặt hàng xuất khẩu của Công ty rất đa dạng và phong phú, được chia ra làm các nhóm mặt hàng như:
- Nhóm nông sản thực phẩm: lạc, nghệ, tiêu đen, chè, gạo, tinh bột sắn, hoa hồi, hành củ tỏi, tùng hương, sắn lát, dừa sấy, da trăn, chè, tiêu, đậu xanh…
Nhóm thủ công mỹ nghệ: đồ gốm, đồ sứ: bình hoa, đồ lưu niệm, hàng mây tre, lá: giỏ, lẵng, khay mây, thảm đay
Nhóm hàng thực phẩm: rượu và thức ăn truyền thống khác…
Nhóm mặt hàng khác: nhựa
Các mặt hàng nông sản được Công ty thu mua từ nhiều nguồn khác nhau trên cả nước. Để tránh rủi ro trong bảo quản hàng hoá, sự thay đổi giá cả của thị trường sau khi phương án kinh doanh được duyệt, hợp đồng ngoại được ký kết, Công ty mới tiến hành ký hợp đồng nội với các DN trong nước để mua hàng xuất khẩu. Mặt hàng xuất khẩu thuộc phạm vi kinh doanh của phòng nghiệp vụ nào, phòng đó sẽ tiến hành công tác thu mua. Hàng hoá được thu mua chủ yếu bằng phương thức thu mua trực tiếp, hàng mua thường không nhập kho mà được vận chuyển thẳng tới cảng xuất theo hợp đồng ngoại. Các DN trong nước thường là những bạn hàng quen thuộc của công ty như: Công ty chè Mộc Châu, Công ty TNHH Ngọc Sơn… vì vậy hàng hoá xuất khẩu được đảm bảo về chất lượng, ít xảy ra tình trạng hàng mua bị trả lại.
Nhóm mặt hàng thủ công mỹ nghệ và thực phẩm truyền thống, phần lớn do các xí nghiệp của Công ty sản xuất ra như: Xí nghiêp gốm Chu Đậu, Xí nghiệp liên hiệp chế biến thực phẩm truyền thống HAPRO
Các mặt hàng này được xuất khẩu chủ yếu vào thị trường Châu á, với mặt hàng thủ công mỹ nghệ thì thị trường Nhật được coi là thị trường chính của Công ty. Các mặt hàng nông sản được xuất khẩu chủ yếu vào các thị trường như: Indonesia, Malaysia, India, Philipine, Pakistan, Germany, Turkey … Đây đều là những thị trường quen thuộc của Công ty trong thời gian qua.
Bảng 2.2 Nguồn: tính toán theo số liệu phòng Kê toán tài chính
Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng
Đơn vị tính : USD
STT
Mặt hàng
KNXK 2002
KNXK 2003
2003/2002
±
%
1
Lạc nhân
3.622.244,94
4.371.176,27
748.951,33
21.6%
2
Gạo
827.386,76
1.821.887,94
994.501,18
120%
3
Hàng TCMN
4.016.353,74
5.874.070,60
1.857.716,86
46%
4
Chè
942.924,77
431.488,00
- 529.436,77
- 56%
5
Mây tre lá
1.265.224,19
837.741,40
- 427.502,79
- 33%
6
Hạt tiêu
3.255.084,45
2.620.756,00
- 634.328,45
- 20%
7
Dừa sấy khô
102.000,00
187.632,25
85.632,25
71%
8
Các mặt hàng khác
1.335.842,15
8.282.017,54
3.635.319,39
272%
Tổng
15.385.081,00
24.224.770,00
8.389.689
57%
Qua số liệu trên có thể thấy tỷ trọng kinh doanh xuất khẩu của hàng thủ công mỹ nghệ và nông sản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Từ đó có thể khẳng định mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty là thủ công mỹ nghệ và nông sản. Năm 2003, hàng thủ công mỹ nghệ chiếm 24% trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, hàng nông sản chiếm 42% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Đây cũng là những mặt hàng chủ lực của Công ty trong thời gian tới.
Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu
Mặt hàng nhập khẩu của Công ty gồm:
Nguyên liệu sản xuất: phôi thép, thép lá cán nguội, thép lá cán nóng…
Máy móc phụ tùng, dây chuyền sản xuất.
Hàng tiêu dùng, hương liệu…
Các mặt hàng này được nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau như: Nhật, Thái lan, Indonesia, Malaysia… Cũng giống như hàng xuất, hợp đồng nhập khẩu chỉ được thực hiện khi hợp đồng nội đã được ký kết giữa Công ty và bạn hàng trong nước.
Như vậy thông qua bảng kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng có thể thấy rằng Công ty có kim ngạch xuất khẩu cao và ổn định, thị trường xuất khẩu đa dạng. Đây là một trong những thuận lợi của Công ty vì với thị trường đa dạng Công ty có thể tránh được rủi ro do những biến động từ một thị trường
Tuy nhiên cũng có thể thấy là giá trị xuất khẩu của Công ty ở một số thị trường còn thấp so với tiềm năng như thị trường Mỹ. Mặc dù hiệp định thương mại Việt – Mỹ đã được ký kết từ 2000 tạo ra nhiều cơ hội cho các DN Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ nhưng kim ngạch xuất khẩu của Công ty vào thị trường này không tăng đáng kể. Trong năm 2003 mới chỉ xuất khẩu sang Mỹ 10 lô hàng với tổng giá trị là 147.202,38 USD chiếm 6% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Khả năng thích ứng với một số biến động của thị trường đối với một số mặt hàng còn thấp, điển hình là mặt hàng: chè, tiêu đen,..trong năm 2003 đã giảm từ 20-50% so với năm 2002.
2.2. Tình hình sử dụng các công cụ tài chính trong xuất khẩu hàng hoá tại Công ty HAPRO
2.2.1. Tín dụng xuất khẩu
Với chính sách khuyến khích xuất khẩu của Đảng và Nhà nước trong hoạt động kinh doanh của mình nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng Công ty HAPRO đã nhận được sự quan tâm hỗ trợ của các Bộ, Ban, Ngành, giúp Công ty thực hiện tốt những mục tiêu đã đề ra. Cụ thể là:
Được hỗ trợ lãi suất tiền vay đầu tư theo dự án của UBND Thành phố Hà nội.
Thực hiện tín dụng hỗ trợ xuất khẩu trước và sau khi giao hàng
Vay ngắn hạn từ Quỹ hỗ trợ phát ttiển
2.2.1.1. Hỗ trợ lãi suất tiền vay đầu tư
Thực hiện chủ chương của Thành uỷ và Hội đồng nhân dân Thành phố Hà nội về việc hỗ trợ lãi suất tiền vay năm 2003 cho các DN Nhà nước trực thuộc UBND Thành phố Hà nội. Ngày 21/11/2003 UBND Thành phố Hà nội đã có quyết định số 7046/QĐ-UB về việc hỗ trợ lãi suất tiền đầu tư từ ngân sách Thành phố cho các DN thuộc Thành phố Hà nội. Theo Quyết định này các DN được hỗ trợ lãi suất với mức hỗ trợ lãi suất chênh lệch giữa lãi suất vay vốn của tổ chức tín dụng trong từng thời kỳ với lãi suất đầu tư phát triển của nhà nước tại thời điểm rút vốn vay
Trong năm 2003 Công ty HAPRO đã thực hiện rút vốn vay từ 7 hợp đồng tín dụng
Hợp đồng tín dụng số 01 ngày 16/01/2002- Dự án Xí nghiệp gốm Chu Đậu
Hợp đồng tín dụng số 01/00/NHNT ngày 11/12/2000 của Trung tâm dịch vụ Bốn Mùa.
Hợp đồng tín dụng số 01/NHNT ngày 26/10/2001 của Trung tâm dịch vụ Bốn Mùa.
Hợp đồng tín dụng số 0038/12 đầu tư mua kho hàng tại Bình Dương
Hợp đồng tín dụng số 01/2002/HĐTD cho Xí nghiệp dịch vụ kho vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu
Hợp đồng tín dụng số H.0516/1 của Xí nghiệp rượu để thu mua máy móc thiết bị
Hợp đồng tín dụng số 01/2003/HĐTD để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp thực phẩm HAPRO
Vì vậy Công ty đã được UBND Thành phố Hà nội hỗ trợ lãi suất tiền vay cho số vốn mà Công ty vay trong năm 2003 từ các hợp đồng tín dụng trên. Số tiền hỗ trợ được tính theo số dư nợ thực tế phát sinh của từng hợp đồng tín dụng phát sinh trong năm 2003. Ví dụ:
Bảng 2.3 Nguồn: tính toán theo số liệu phòng Ké toán Tài chính
:
Bảng tính hỗ trợ lãi suất tiền vay cho hợp đồng tín dụng
số 01/2003/HĐTD - năm 2003
Đơn vị tính: đồng
Tháng
Tổng dư nợ
Lãi suất thực tế
Lãi suất cố định
Lãi suất được hỗ trợ
%
tiền
%
tiền
%
tiền
01/01 – 30/01
0
0
0
0
0
0
0
02/02 - 28/02
0
0
0
0
0
0
0
01/03 – 30/04
0
0
0
0
0
0
0
01/04 - 31/05
0
0
0
0
0
0
0
01/06 - 30/06
1.000.000.000
0
0
0
0
0
0
01/07 - 30/07
1.000.000.000
0.77
5.390.000
0.4
2.800.000
0.37
2.590.000
01/08 - 31/08
1.000.000.000
0.77
7.956.667
0.4
4.133.334
0.37
3.823.333
01/09 – 30/09
1.800.000.000
0.77
9.804.667
0.4
5.093.334
0.37
4.711.333
01/10 – 31/10
1.800.000.000
0.77
13.860.000
0.4
7.200.000
0.37
6.660.000
01/11 – 30/11
5.300.000.000
0.77
25.102.000
0.4
13.040.000
0.37
12.062.000
01/12 – 21/12
7.150.000.000
0.77
45.994.666
0.4
23.893.333
0.37
22.101.333
Tổng
108.108.000
56.160.001
51.947.999
Như vậy, với hợp đồng tín dụng trên Công ty sẽ nhận được mức hỗ trợ từ phía UBND Thành phố Hà nội là: 51.947.999 đồng trong tổng số 108.108.000 đồng tiền lãi mà Công ty phải trả trong năm 2003 cho hợp đồng tín dụng trên.
Ngày 16/03/2004 Công ty HAPRO đã có công văn gửi Chi cục tài chính DN Hà nội báo cáo số liệu quyết toán hỗ trợ lãi suất tiền vay đầu tư năm 2003, kèm theo bảng tính hỗ trợ lãi suất tiền vay năm 2003 cho các hợp đồng tín dụng như sau:
bảng 2.4 Nguồn: như trên
Bảng tính hỗ trợ lãi suất tiền vay năm 2003
Đơn vị tính: đồng
Số hợp đồng
Tiền lãi thực tế
Tiền lãi cố định
Tiền lãi được hỗ trợ
HĐ số 01 ngày 16/01/2002
200.603.882
101.637.615
98.966.268
HĐ 01/00/ NHNT
227.880.579
115.500.588
112.379.994
HĐ 01/NHNT ngày 26/10/02
587.464.666
297.754.667
289.892.001
HĐ 0035/12
40.749.900
19.176.422
21.573.478
HĐ 01/2002/HĐtín dụng
147.059.136
79.491.426
67.567.710
HĐ H.0516/1
246.261.100
89.549.491
156.711.609
HĐ 01/2003/HĐtín dụng
108.108.000
56.160.001
51.947.999
Tổng thực trả đến 31/12/03
1.558.309.263
759.270.210
799.039.059
Qua số liệu trên có thể thấy trong tổng số 1.558.309.263 đồng tiền lãi phải trả cho các hợp đồng tín dụng trong năm 2003 thì Công ty được hỗ trợ 799.039.059 đồng, vì vậy số tiền lãi thực tế mà Công ty phải trả chỉ là: 759.270.210 đồng.
Đến ngày 01/01/2003 tổng số tiền vay vốn đầu tư theo dự án dư nợ tiền vay của Công ty là: 12.325.142.800 triệu đồng, tổng phát sinh thực tế trong năm 2003 là: 9.425.276.400 triệu đồng. Đến nay Công ty đã được UBND Thành phố Hà nội hỗ trợ lãi suất đầu tư cho năm 2003 là 762.421.657 đồng, Công ty đã gửi công văn tới chi cục tài chính DN Hà nội xin được hỗ trợ phần thiếu là 26.626.402 đồng.
Như vậy, tính đến thời điểm này Công ty chỉ nhận được sự hỗ trợ lãi suất từ phía UBND Thành phố Hà nội mà chưa nhận được sự hỗ trợ từ phía Quỹ Hỗ trợ phát triển cho các dự án của Công ty mà phương án tiêu thụ sản phẩm của dự án đạt kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 30% doanh thu hàng năm (dự án gốm Chu Đậu) theo như quy định của Thủ tướng chính phủ ban hành khi thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển .
2.2.1.2. Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu trước và sau khi giao hàng
Tín dụng xuất khẩu trước khi giao hàng
Để thực hiện được các hợp đồng xuất khẩu Công ty luôn cần có sự hỗ trợ rất lớn từ phía Chính phủ thông qua hình thức tín dụng hỗ trợ xuất khẩu. Hình thức hỗ trợ này ở nước ta được thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng bằng việc cho DN xuất khẩu vay với lãi suất thấp hơn so với vay kinh doanh thương mại du lịch trong nước.
Khi phương án kinh doanh của các phòng nghiệp vụ được duyệt, Công ty sẽ tiến hành làm Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ cho hợp đồng xuất khẩu hoặc viết Giấy nhận nợ nếu như sử dụng hạn mức tín dụng.
Ví dụ: Ngày 27/01/04 Công ty ký hợp đồng ngoại số 31- HNS/04 về hàng tùng hương. Để đáp ứng nhu cầu vốn cho hợp đồng này, kế toán ngân hàng sẽ làm Giấy nhận nợ số 36 của Hợp đồng tín dụng 01/HM ngày 09/01/2004 của Ngân hàng Ngoại thương Hà nội. Đây là hợp đồng tín dụng được Công ty ký kết với ngân hàng để tiến hàng thu mua hàng nông lâm, hải sản, tạp phẩm, thủ công mỹ nghệ cho xuất khẩu và nhập khẩu nguyên liệu. Lãi suất cho vay của hợp đồng tín dụng này được tính cho từng Giấy nhận nợ cố định trong thời hạn hiệu lực của Giấy nhận nợ. Nội dung của Giấy nhận nợ số 36 có thể tóm tắt như sau:
Bên vay: Công SX- DV& XNK Nam Hà Nội
Căn cứ vào hợp đồng tín dụng số 01/HM ngày09/01/2004 đề gnhị chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội cho rút số tiền :86.5000.000 đồng
Mục đích sử dụng vốn vay: mua hàng tùng hương để xuất khẩu
Chứng từ tài liệu kèm theo chứng minh mục đích sử dụng vốn vay: 01/HĐ ngoại số 31/HNS/04 và HĐ số 37/HĐMB/XNK03
Thời hạn vay 03 tháng kể từ ngày 02/04/04
Thời hạn trả nợ cuối cùng: 02/07/04
Lãi suất cho vay:0.71%/tháng/năm; lãi suất quá hạn 0.852%/tháng/năm
Chúng tôi lập Giấy nhận nợ này để Ngân hàng ghi nợ số tiền trên vào tài khoản của chúng tôi số:27000082725 và cam kết trả nợ gốc và lãi đúng hạn, thực hiện đúng các điều khoản đã ký trong hợp đồng tín dụng nêu trên.
Công ty có thể tiến hành vay vốn ngắn hạn của ngân hàng thông qua viêc lập giấy đề nghị vay vốn kèm theo phương án trả nợ. Ví dụ để cung ứng vốn cho mua hàng TCMN xuất khẩu Công ty tiến hành vay vốn Ngân hàng Ngoại thương Hà nội bằng việc lập Giấy đề nghị vay vốn ngắn hạn kiêm phương án trả nợ với nội dung sau:
Đơn vị vay vốn: Công SX- DV& XNK Nam Hà Nội
Tóm tắt tình hình sản xuất kinh doanh năm hiện hành Đvt: đồng
+ Mặt hàng: nông, lâm,hải sản, hàng TCMN
+ Doanh số: 565.797.957.732
+ Thị trường tiêu thụ: Châu âu, Châu á, Châu Mỹ
+ Kết quả kinh doanh hiện tại: Lãi 1.370.461.991
Tóm tắt về phương án xin vay: mua TCMN xuất khẩu
Tổng nhu cầu vốn: 325.701.483
Trong đó: + Vốn tự có tham gia dự án: 43.857.183
+ Vốn vay Ngân hàng Ngoại thương Hà nội: 284.844.300
Thời hạn vay: 03 tháng
Lãi suất vay: 0.71%/tháng/năm
Khoản vay được bảo đảm bằng tín chấp.:
Hiệu quả sản xuất kinh doanh :
+ Doanh số bán: 344.3030.374
+ Tổng chi phí: 328.701.483
Giá mua: 284.844.300
Lãi vay Ngân hàng:(284.844.300x0.71%x 3tháng)= 6.067.183
Chi phí khác 37.790.000
Thuế được khấu trừ 17.469.300
+ Hiệu quả kinh doanh, lãi: 22.798.191
Thị trường, khả năng tiêu thụ và nguồn, kế hoạch trả nợ của phương án này: từ doanh thu bán hàng
Tình hình tài chính đến ngày lập phương án:
+ Nguồn vốn chủ sở hữu hoặc vốn tự có: 26.522.445.870
+ Nợ phải thu: 49.351.496.533
+Nợ phải trả: 103.658.888.252
+Giá trị hàng tồn kho: 26.847.606.849
+Nợ vay: 132.585.946.997
Như vậy, thông qua các Giấy nhận nợ và Giấy đề nghị vay vốn ta có thể khẳng định được sự ưu đãi rất lớn của Chính phủ đối với các DN kinh doanh xuất khẩu nói chung và Công ty nói riêng. Với những hợp đồng tín dụng được vay để thu mua hàng xuất khẩu Công ty HAPRO thường chỉ phải trả mức lãi suất từ 0.71 % - 0.73% thấp hơn so với mức lãi suất vay để kinh doanh thương mại dịch vụ (0.85%). Mức giao động này tuỳ thuộc vào từng ngân hàng và từng phương án kinh doanh trong từng thời kỳ.
Là một DN Nhà nước trực thuộc Bộ Thương Mại, làm ăn tạo được uy tín lớn trên thị trường nên Công ty đã có được thuận lợi trong vay vốn để thu mua hàng xuất khẩu, đối với các hợp đồng vay ngắn hạn thì đảm bảo tiền vay thường bằng tín chấp. Tuy nhiên, cũng như các DN khác, muốn vay được vốn của Ngân hàng thì Công ty phải giải trình rất cụ thể, chi tiết tình hình công nợ và hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng phương án cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của mình trong thời gian qua.
Với những sự ưu đãi đó từ phía Chính phủ, cùng với sự quan tâm giúp đỡ của các Bộ, Ban, Ngành, Công ty đã luôn đạt được những mực tiêu đề ra, hoạt động của công ty ngày càng được mở rộng cả về chiều rộng và chiều sâu.
Tín dụng xuất khẩu sau khi giao hàng
Để có nhu cầu vốn cho thu mua hàng xuất khẩu, ngoài nguồn vốn tín dụng trước khi giao hàng, Công ty đã tiến hành xin tài trợ vốn trong thanh toán hàng xuất từ các ngân hàng như: Vietcombank Hà nội, exim bank, ngân hàng Đông á… Công ty thường sử dụng hình thức tài trợ này cho những hợp đồng xuất khẩu thanh toán theo hình thức LC trả chậm nhằm sử dụng tối đa lượng vốn của mình, tránh động vốn. Như vây, trong lúc chờ thanh toán của bộ chứng từ đòi tiền, Công ty sẽ đem những giấy tờ có giá như: vận đơn, hoá đơn thương mại, hợp đồng bảo hiểm… xin ngân hàng tài trợ vốn cho mình. Đối với hình thức tín dụng này thì các ngân hàng chỉ tài trợ cho Công ty một số vốn bằng 80-90% giá trị lô hàng xuất.
Ví dụ : Ngày 25/01/04 để đáp ứng nhu cầu vốn cho một lô hàng nhập, công ty đã mang bộ chứng từ của hợp đồng xuất số 28-HNS/04 trị giá 25.040,00 USD đến ngân hàng Ngoại thương Hà nội (Vietcombank) để xin tài trợ thanh toán. Cán bộ Ngân hàng sẽ kiểm tra tính xác thực, hợp lý, hợp lệ… của bộ chứng từ hàng xuất cùng với phương án kinh doanh từ đó xác định tỷ lệ tài trợ cho lô hàng.
Đối với hình thức này thì tỷ lệ tài trợ thường là 80-90% giá trị lô hàng xuất. Tỷ lệ này tuỳ thuộc vào từng ngân hàng, từng phương án kinh doanh, hình thức thanh toán hàng xuất trong hợp đồng ngoại. Thường thì tỷ lệ tài trợ cho bộ chứng từ thanh toán bằng LC cao hơn là các bộ chứng từ thanh toán theo hình thức DP hay thị trường.
Với số vốn vay được từ hình thức tín dụng này, Công ty đã nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu vốn cho các hợp đồng xuất nhập khẩu tiếp theo, rút ngắn quá trình luân chuyển vốn, tăng vòng quay vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.2.1.3. Vay ngắn hạn từ Quỹ hỗ trợ phát triển
Theo Quyết định của Chính phủ về việc thành lập Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu thì Quỹ hỗ trợ phát triển (HTPT) được giao thực hiện nhiệm vụ tín dụng hỗ trợ xuất khẩu. Trong quá trình hoạt động của mình, Công ty HAPRO cũng dã nhận được sự hỗ trợ từ phía Quỹ HTPT cho các hợp đồng xuất khẩu. Ví dụ:
Ngày 13/04/04 để đáp ứng vốn cho việc thu mua hàng nông sản xuất khẩu, công ty đã gửi giấy đề nghị vay vốn tới Quỹ HTPT có một só nội dung chủ yếu sau:
Bên vay : Công ty sản xuất dịch vụ và xuất nhập khẩu Nam Hà Nội
Số tiền vay: 485.000.000 đồng
Mục đích sử dụng vốn vay: mua hàng nông sản xuất khẩu
Đảm bảo tiền vay: tiền thu từ hợp đồng 34- HNS/ 04
Các chứng từ kèm theo: hợp đồng số 34-HNS/04, phương án kinh doanh, báo cáo tài chính năm 2003 và quý I năm 2004, báo cáo nhanh tình hình tài chính hiện tại.
Thời gian vay: 3 tháng
Lãi suất cho vay: 0.36%
So với viêc vay vốn ngắn hạn từ các ngân hàng để vay được vốn ngắn hạn từ Quỹ hỗ trợ phát triển đòi hỏi sự chi tiết cụ thể hơn về tình hình tài chính, công nợ của Công ty, song với khoản vay từ Quỹ thì Công ty sẽ chỉ phải trả một mức lãi suất là 0.36% thấp hơn rất nhiều so với các hình thức tín dụng khác.
Tuy nhiên thực tế tại Công ty HAPRO, hình thức tín dụng này không nhiều . Nguyên nhân là do thời gian để hoàn tất đủ bộ hồ sơ vay vốn tại Quỹ thường dài hơn so với các ngân hàng (do cần rất nhiều chứng từ đảm bảo). Mặt khác hình thức đảm bảo tiền vay tại Quỹ thường đòi hỏi độ tin cậy cao hơn các ngân hàng. Để vay được vốn ngắn hạn từ quỹ cho hợp đồng xuất khẩu trên, theo yêu cầu của Quỹ Công ty phải đảm bảo tiền vay theo hình thức thế chấp, cầm cố tài sản cố định. Ngày 15/04/2002 tại Công ty HAPRO đại diện Quỹ HTPT Hà nội và đại diện Công ty HAPRO đã cùng nhau kiểm tra và xác định lại giá trị tài sản thế chấp, cầm cố vay vốn ngắn hạn để hỗ trợ xuất khẩu tại Chi nhánh Quỹ HTPT Hà nội. Các giấy tờ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24270.DOC