MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Chương I: Những vấn đề cơ bản về công tác quản lý đô thị và bảo tồn tôn tạo, phát huy giá trị lịch sử văn hoá khu phố cổ Hà Nội 3
I. Những vấn đề chung về đô thị và công tác quản lý đô thị 3
1. Đô thị 3
2. Công tác quản lý đô thị 4
2.1. Quản lý đô thị 4
2.2. Mục đích vai trò, đối tượng của quản lý đô thị 5
2.3. Những nội dung chủ yếu của công tác quản lý đô thị 6
2.4. Các nguyên tắc của công tác quản lý đô thị: 9
2.5. Các phương pháp cơ bản trong công tác quản lý đô thị: 11
II. Bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử văn hoá khu Phố Cổ 11
1. Khái niệm về Phố Cổ và di sản văn hoá: 11
2. Giá trị lịch sử, giá trị văn hoá Phố Cổ: 12
3. Tính tất yếu và ý nghĩa của công tác bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị văn hoá lịch sử khu Phố Cổ: 14
Chương 2: Thực trạng về tình hình công tác quản lý đô thị và phát huy giá trị lịch sử văn hoá Phố cổ Hà Nội 18
I. Tình hình chung về khu Phố Cổ Hà Nội. 18
1. Đặc điểm và giá trị của khu Phố Cổ Hà Nội: 18
1.1. Giá trị lịch sử khu Phố Cổ 18
1.2. Giá trị văn hoá 18
1.3. Giá trị kiến trúc 19
2. Tình hình kinh tế – xã hội: 21
3. Tình hình bảo tồn, tôn tạo các di tích có giá trị lịch sử, văn hoá, kiến trúc trong khu Phố Cổ Hà Nội: 21
II. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý đô thị ở khu Phố Cổ Hà Nội 26
1. Công tác địa chính 26
1.1 Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở 26
1.2. Công tác cấp phép xây dựng: 28
1.3. Công tác quản lý trật tự xây dựng: 29
2. Công tác quản lý giao thông tĩnh, công trình cải tạo hành lang giao thông và giải phóng mặt bằng: 30
3. Công tác phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch gắn liền với tuyến phố văn minh thương mại đô thị 32
4. Công tác bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử văn hoá Phố Cổ Hà Nội 36
5. Công tác vệ sinh môi trường: 38
III. Những hạn chế của công tác quản lý đô thị ở khu Phố Cổ Hà Nội 39
1. Công tác quản lý trật tự xây dựng: 40
2. Công tác quản lý giao thông tĩnh: 42
3. Công tác Giải phóng mặt bằng: 44
4. Công tác bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử văn hoá Phố Cổ Hà Nội: 44
5. Công tác Trật tự đô thị- Vệ sinh môi trường: 45
6. Nguyên nhân của những tồn tại trên 46
6.1. Nguyên nhân chủ quan 46
6.2. Nguyên nhân khách quan 46
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và phát huy giá trị lịch sử văn hoá Phố Cổ Hà Nội. 47
I. Cơ sở của các giải pháp 47
1. Cơ sở lý luận 47
2. Cơ sở pháp lý 48
3. Cơ sở thực tiễn của khu Phố Cổ Hà Nội: 50
II. Mục tiêu, yêu cầu và các nhiệm vụ tăng cường công tác quản lý và phát huy giá trị lịch sử văn hoá khu Phố Cổ Hà Nội 51
1. Mục tiêu tổng thể (2005- 2010) 51
2. Phương hướng, nhiệm vụ cụ thể trong năm 2005 52
2.1. Công tác quản lý xây dựng 52
2.2. Công tác quản lý nhà đất 52
2.3. Công tác quản lý trật tự đô thị - vệ sinh môi trường 52
3. Những nhiệm vụ chủ yếu 53
4. Yêu cầu 55
5. Tiến độ thực hiện 55
5.1. Năm 2005 55
5.2. Giai đoạn 2006- 2008 56
5.3. Giai đoạn 2009 - 2010 56
III. Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý đô thị nhằm phát huy giá trị lịch sử văn hoá khu Phố Cổ Hà Nội 56
1. Tăng cường công tác quản lý khu Phố Cổ Hà Nội 56
1.1. Về hạ tầng đô thị 56
1.2. Về công tác quản lý trật tự xây dựng 57
1.3. Công tác giải phóng mặt bằng: 58
1.4. Công tác quản lý giao thông tĩnh, phát triển TM - DV - DL gắn với tuyến phố văn minh, tuyến phố đi bộ : 59
2. Công tác bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hoá khu Phố Cổ Hà Nội 61
3. Công tác tuyên truyền 63
IV. Kiến nghị 63
Kết luận 65
Tài liệu tham khảo 68
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2694 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý đô thị nhằm bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử, văn hoá khu Phố Cổ Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hồ sơ
2. Đã cấp
98 GP với diện tích sàn xây dựng = 13813,82m2
118 GP với diện tích sàn xây dựng= 12326,42m2
92 GP với diện tích sàn xây dựng = 9337,3m2
3.Còn lại
7 hồ sơ
5 hồ sơ
3 hồ sơ
(Báo cáo công tác CPXD phòng ĐCNĐ- ĐT quận Hoàn Kiếm)
Qua bảng trên ta thấy công tác cấp phép xây dựng luôn đảm bảo đúng quy trình và thời hạn theo quy định, nhanh chóng thụ lý hồ sơ và cấp phép cho những hồ sơ đủ điều kiện để tạo mọi thuận lợi cho nhân dân. Công tác giám sát sau khi cấp phép xây dựng cũng đã dần dần đi vào nề nếp đã làm giảm các vụ khiếu nại trong xây dựng, còn các hồ sơ không đủ điều kiện cấp phép (có thể do dân làm thủ tục các hồ sơ chưa đủ, thiếu sót giấy tờ hoặc do trong quá trình thụ lý hồ sơ để cấp phép xảy ra hiện tượng đơn từ khiếu nại của các hộ dân liền kề với chủ hộ, cũng có thể do sai diện tích trong bản vẽ kỹ thuật, hoặc do công trình đang năm trong quy hoạch cần được bảo tồn...) thì phòng Địa chính Nhà đất và đô thị nhanh chóng gửi lại hồ sơ xuống phường và dân để kịp thời hoàn thành.
1.3. Công tác quản lý trật tự xây dựng:
Do tiến độ tích cực của công tác cấp Giấy chứng nhận và cấp phép xây dựng cho nên công tác quản lý trật tự xây dựng cũng có những chuyển biến tích cực, UBND quận đã chỉ đạo kiện toàn về mặt tổ chức cán bộ trật tự xây dựng quận và tổ quản lý trật tự xây dựng các phường bao gồm cả 10 phường thuộc phạm vi Phố Cổ triển khai thực hiện Luật đất đai và xử lý vi phạm hành chính trong quản lý đất đai, xây dựng và triển khai quy trình kiểm tra, xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng trên địa bàn, tập trung giải quyết các đơn thư khiếu nại về xây dựng nhà đất. Do đó số vụ việc vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn khu Phố Cổ đã giảm hẳn qua các năm, nhiều vụ việc tồn đọng về tranh chấp, khiếu nại được tập trung giải quyết dứt điểm. Kết quả đạt được qua các năm như sau:
Bảng 4: Kết quả đạt được của công tác quản lý TTXD qua các năm(2002- 2004)
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Tổng số biên bản vi phạm
103
80
75
1.Sai phép
77
64
60
2.Trái phép
25
16
15
3.Không phép
1
0
0
(Báo cáo phòng Thanh tra quận Hoàn Kiếm)
Ta thấy các công trình xây dựng sai phép và trái phép đã được hạn chế qua các năm, không còn tồn tại các công trình xây dựng không phép. Các công trình xây dựng vi phạm trên chủ yếu là ở các lớp nhà trong, ở những diện tích phụ và sai ở quy mô, độ cao, số tầng, mật độ, hình thức kiến trúc mặt tiền và chủng loại vật liệu xây dựng… mà không có trường hợp nào vi phạm nghiêm trọng. Các cấp chính quyền quản lý trật tự xây dựng trong khu Phố Cổ đã kiên quyết xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm đó nên đã hạn chế được rất nhiều việc xây dựng tuỳ tiện ảnh hưởng đến kiến trúc, cảnh quan và công tác quản lý bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị lịch sử văn hoá khu Phố Cổ Hà Nội.
2. Công tác quản lý giao thông tĩnh, công trình cải tạo hành lang giao thông và giải phóng mặt bằng:
* Công tác quản lý giao thông tĩnh:
Thực hiện Quyết định số 07/1998/QĐ- UB ngày 5/5/1998 của UBND Thành phố về việc quản lý dịch vụ trông giữ xe đạp xe máy trên địa bàn Hà Nội; Quyết định số 63/2003/QĐ-UB ngày 14/5/2003 quy định quản lý và sử dụng vỉa hè lòng đường trên địa bàn Thành phố Hà Nội; Đề án số 791/ĐA- UB ngày 6/8/2001 của UBND quận Hoàn Kiếm về việc tăng cường quản lý, sắp xếp các điểm trông giữ xe đạp, xe máy trên địa bàn Hoàn Kiếm thì UBND các phường phạm vi Phố Cổ cũng đã phối hợp với Công ty khai thác điểm đỗ xe của Sở Giao thông công chính kiểm tra, có quy hoạch sắp xếp điểm trông giữ xe đạp, xe máy và đã triển khai thực hiện và đạt kết quả qua các năm như sau:
+ Năm 2002 : 72 điểm
+ Năm 2003 : 34 điểm
+ Năm 2004 : 68 điểm
Đặc biệt trong năm 2004 vừa qua đã phối hợp chặt chẽ với công ty khai thác điểm đỗ, UBND 10 phường đã cấp đổi gần 70 giấy phép cho các điểm trông giữ xe đạp, xe máy, trong đó có các điểm phục vụ tuyến phố văn minh thương mại và tuyến phố đi bộ. Việc triển khai thực hiện và thu được những kết quả khả thi trong việc bố trí các điểm trông giữ phương tiện giao thông đã góp phần quan trọng trong việc giữ vững trật tự đô thị, đường thông hè thoáng, giải toả ách tắc giao thông, bảo vệ cảnh quan đường phố. Không những thế hàng tháng, hàng quý các phường phối hợp với các ngành Thanh tra giao thông công chính, Tài chính tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm minh các điểm trông giữ không thực hiện theo đúng quy định như: không sử dụng vé tài chính, không niêm yết giá, để xe lấn chiếm không còn chỗ cho người đi bộ, đã xử lý 938 vụ, phạt 18.860.000đ.
Liên ngành công an thành phố, thanh tra giao thông công chính cùng lực lượng thanh tra UBND các phường đã đưa ra các giải pháp hợp lý nhằm phục vụ cho tuyến phố văn minh thương mại cũng như tuyến phố đi bộ, giải toả vi phạm trật tự giao thông đô thị tạo các phường Hàng Buồm, Hàng Bồ, Cửa Đông…do tình trạng lấn chiếm vỉa hè kinh doanh buôn bán, làm bục bệ, cầu dẫn xe, mái che, mái vẩy gây cản trở giao thông và mất mỹ quan đô thị.
* Công tác giải phóng mặt bằng:
Công tác giải phóng mặt bằng tuy còn rất nhiều khó khăn cần phải giải quyết nhưng trước mắt cũng đã đạt được một số kết quả khả thi góp phần vào bảo vệ giữ gìn các giá trị văn hoá lịch sử khu Phố Cổ liên quan đến việc dãn dân ra khỏi các khuôn viên trường học, các khu di tích, đình chùa hay di chuyển các hộ dân sống trong những ngôi nhà cổ có kiến trúc nghệ thuật cần được bảo tồn tôn tạo, hay những ngôi nhà quá cổ đang có nguy cơ sập gây nguy hiểm cho người dân. Cụ thể kết quả đạt được thể hiện:
+ Căn cứ vào công văn số 3256/UB- NNĐC ngày 20/10/2003 của UBND Thành phố Hà Nội về việc: Di dời các hộ dân ở trong khuôn viên đất trường học trên địa bàn Thành phố và công văn số 12/UB-NNĐC ngày 6/1/2004 của UBND Thành phố Hà Nội về việc bố trí căn hộ tái định cư phục vụ di chuyển các hộ dân trong trường học; Căn cứ vào kết quả khảo sát thực tế các cán bộ của phòng Địa chính và Nhà đất đô thị quận đã xác định cụ thể số hộ, tên chủ hộ, vị trí, diện tích nhà đất họ đang sử dụng, cụ thể :
1. Trường THCS Ngô Sỹ Liên : 1 hộ ; diện tích: 24m2
2. Trường THCS Thanh Quan : 1 hộ ; diện tích: 44m2
3. TT GDTX Nguyễn Văn Tố : 3 hộ ; diện tích: 134m2
4. Trường tiểu học Phúc Tân : 2 hộ ; diện tích: 100m2
5. Trường tiểu học Hồng Hà : 1 hộ ; diện tích: 12m2
6. Trường tiểu học Trưng Vương : 2 hộ ; diện tích: 65m2 .
Tổng số 10 hộ nằm trong khuôn viên trường học (tổng diện tích 379m2) đã làm ảnh hưởng không ít đến cảnh quan cũng như trật tự của môI trường sư phạm nên UBND Thành phố đã ra quyết định thu hồi toàn bộ diện tích trên để UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với các chính quyền địa phương tổ chức di dời các hộ dân về khu tái định cư được UBND Thành phố bố trí, nhanh chóng ổn định cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày.
3. Công tác phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch gắn liền với tuyến phố văn minh thương mại đô thị
Quận Hoàn Kiếm được coi là trung tâm của Thành phố, các phường trong quận đang triển khai thật tốt công tác quản lý đô thị để quận thực sự trở thành trung tâm Thương mại- Dịch vụ- Du lịch (TM -DV- DL) của Thành phố. Và Phố Cổ đóng góp rất lớn vào việc phát triển TM- DV- DL bởi Phố Cổ có những điều kiện rất tốt và quan trọng cho sự phát triển, bao gồm 36 phố phường hoạt động kinh doanh buôn bán sầm uất, nhiều di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh thu hút khách tham quan trong và ngoài nước. Đặc biệt trong năm 2004 vừa qua đã triển khai tuyến phố văn minh đô thị, tuyến phố đi bộ Hàng Đào- Đồng Xuân và thu được những kết quả rất khả quan :
+ Tuyến phố đi bộ được chính thức khai trương vào ngày 1/10/2004 chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Thủ đô, với việc lựa chọn tuyến phố Hàng Đào- Hàng Ngang- Hàng Đường- Đồng Xuân là nhằm mục tiêu tôn vinh giá trị di sản, đi bộ trong không gian văn hoá, không gian đặc hữu của Phố Cổ Hà Nội. Tuyến phố đi bộ đã được triển khai vào các tối thứ 6, 7, và chủ nhật hằng tuần. Tuyến phố được hình thành nên người dân trong khu Phố Cổ cũng như khách du lịch trong và ngoài nước có điều kiện tham quan tìm hiểu, khám phá những nét văn hoá truyền thống của Thủ đô. Điều này được coi là thiết yếu vì nơi đây có nhiều di tích văn hoá vật thể và phi vật thể cần được trân trọng, hình thành tuyến phố đi bộ còn có thể tạo thêm tiềm năng về du lịch cho Hà Nội nói chung và cho Phố Cổ nói riêng. Khách du lịch trong và ngoài nước sẽ đổ về đây nhiều hơn, vì thế việc kinh doanh buôn bán của các thương nhân có nhiều điều kiện phát triển hơn. Không chỉ có vậy, khi tuyến phố đi bộ đầu tiên đã đi vào hoạt động, bao gồm phố Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường và Đồng Xuân đã góp phần phát triển dịch vụ đêm cho Phố Cổ với quy mô và nội dung phong phú của các hoạt động văn hoá văn nghệ dân gian, ẩm thực, trưng bày các sản phẩm văn hoá, chợ đêm Đồng Xuân với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, lụa tơ tằm...và đặc biệt là các món ăn nổi tiếng của người Tràng An,...từ đó thúc đẩy phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, các mặt hàng trong kinh doanh dịch vụ, các mặt hàng lâu đời mà nếp kinh doanh xưa đã có. Dạng chợ đêm du lịch vừa phù hợp với nhu cầu của người dân khu Phố Cổ lại vừa thu hút khách du lịch. Những con phố quanh chợ Đồng Xuân sẽ có thêm những quầy hàng lưu động bán thức ăn nhanh, đặc sản của các địa phương Miền Bắc, quà lưu niệm. Tiếp đó là các tour dạo phố ban đêm, sự lạ thường êm dịu của đêm Hà Nội với khu Phố Cổ chìm dần trong giấc ngủ, không một tiếng động với mặt Hồ Gươm sẫm đen, một thoáng hoa sữa nồng nàn…tất cả đều làm nên nét quyến rũ rất riêng của ban đêm Hà Nội mà thu hút không ít sự cảm nhận của du khách đã tới Phố Cổ. Không chỉ có thế nguồn hấp dẫn vô tận đối với du khách trong nước và quốc tế trong đêm Hà Nội là các nghệ thuật biểu diễn mang đậm truyền thống của cả dân tộc Việt Nam cả ba miền được hội tụ về đây như: nghệ thuật múa rối nước, nghệ thuật chèo, tuồng, cải lương, kịch nói, hát ca trù, nhạc giao hưởng, thính phòng, tân nhạc…Rồi kế đến là các hình thức giải trí ban đêm tại các quán bar với các hình thức kinh doanh hết sức phong phú, quán nào cũng tự khẳng định mình bằng phong cách phục vụ, chất lượng dịch vụ và phong cách nội thất. Thưởng thức các món ăn đêm của Hà Nội lại là một thú đặc biệt khác, số lượng phong phú của các nhà hàng cùng với sự đa dạng của các nguyên liệu, cách thức chế biến các món ăn…luôn đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách. Các du khách từng du lịch tại khu Phố Cổ thì không thể quên được một mảng trong nghệ thuật ẩm thực dân gian của Phố Cổ Hà Nội, đó là những món ăn được bán rong hay được bày bán ở các vỉa hè vào ban đêm, chính những tiếng rao hàng đêm đấy đã tạo nên sức hấp dẫn lạ kỳ, không thể quên và từng làm nao lòng người xa xứ nhớ về cố hương, là nét văn hoá đặc trưng của Hà Nội nói chung và của Phố Cổ nói riêng. Nói tới du lịch đêm Phố Cổ thì không thể nào không nhắc đến những lễ hội ban đêm đặc sắc của thủ đô diễn ra tại trung tâm khu Phố Cổ mà không phải nơi nào cũng có được, đó là Đêm Giao Thừa, Đêm Giáng Sinh, Đêm Trung Thu…khi đó du khách có thể thức trắng đêm hoà trong những dòng người đông đảo trên khắp phố phường Hà Nội cũng như tất cả các nẻo đường trong khu Phố Cổ để hân hoan chào đón, để vừa được thưởng thức một cái gì đó rất hiện đại, sôi động nhưng vẫn ẩn chứa trong đó một nét rất truyền thống và dân gian.
+ Việc xây dựng các tuyến phố văn minh đô thị không những làm giảm tình trạng vứt rác ra vỉa hè lòng đường, hầu như không còn tình trạng để mái che, mái vẩy, để xe đạp, xe máy lấn chiếm lòng đường vỉa hè, nhiều tuyến phố đã được nâng cấp, cải tạo vỉa hè, đường dây điện, cây xanh; hệ thống thoát nước được nâng cấp chỉnh trang.....mặt khác nó còn thực sự mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, đường thông hè thoáng, an ninh trật tự được đảm bảo, tạo tâm lý yên tâm cho khách hàng, khách tham quan du lịch, tạo điều kiện cho các chủ cửa hàng mở rộng hoạt động kinh doanh buôn bán nên thu hút được nhiều khách tham quan, mua sắm hơn.
+ Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ, hàng Việt Nam chất lượng cao, điện máy, hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch,...các hoạt động kinh doanh này đã thúc đẩy TM- DV- DL phát triển mạnh mẽ, tăng doanh thu cho người dân Phố Cổ góp phần nâng cao đời sống nhân dân đồng thời cũng làm tăng nguồn tài chính cho quận.
Không cuồng nhiệt, sôi động, ồn ã như đêm của các thành phố hiện đại khác, không kín đáo, e lệ, rụt rè như đêm xứ Huế, đêm Phố Cổ Hà Nội có một nét rất riêng, một sức quyến rũ lạ thường đối với du khách với những dịch vụ đêm cũng rất riêng…tất cả các việc làm đó một mặt vừa phát triển về TM- DV- DL, một mặt vừa bảo tồn những nét đẹp của giá trị truyền thống dân tộc lại vừa quảng bá cho du khách trong và ngoài nước biết đến những bản sắc riêng của người Tràng An, của linh hồn dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên, để đảm bảo cho các tuyến phố đi bộ và tuyến phố văn minh thương mại phát huy hết vai trò tích cực của mình, vừa tạo thêm sức sống cảnh quan cho đô thị, mang lại những lợi ích kinh tế không nhỏ, tạo ra những sản phẩm du lịch về đêm nhằm hấp dẫn khách du lịch...các ngành liên quan cũng như UBND các phường ở Phố Cổ đã phối hợp chặt chẽ đưa ra các quy định rõ: du lịch đêm phải là một môi trường lành mạnh, đòi hỏi những nơi có các sản phẩm du lịch đêm phải có một sự quản lý chặt chẽ, một tình trạng an ninh tốt, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và ý thức của nhân dân trong khu phố cổ; Các hàng hoá kinh doanh trên tuyến phố đi bộ phải đảm bảo chất lượng, các hộ kinh doanh phải đảm bảo các tiêu chí văn minh thương mại theo quy định của Thành phố. Tại phố Hàng Đào, Hàng Đường, Đồng Xuân bố trí các hộ dân và doanh nghiệp tổ chức kinh doanh thường xuyên. Tuyến phố Hàng Ngang giao cho trung tâm hỗ trợ quảng cáo Hà Nội để tổ chức hội chợ thường xuyên cho các doanh nghiệp để càng tạo thêm sức hút cho tuyến phố đi bộ. Phương thức sắp xếp kinh doanh là ưu tiên cho các hộ dân trong phố, trong phường, các hộ tại các phố lân cận và các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh có thương hiệu nổi tiếng, các mặt hàng truyền thống của Hà Nội. Tại lòng đường trên các tuyến phố đi bộ bố trí sắp xếp các sạp hàng kinh doanh các mặt hàng phục vụ khách du lịch, các sạp này được thiết kế di động, tháo lắp dễ dàng theo mẫu quy định. Trong thời gian tuyến phố đi bộ hoạt động sẽ không tổ chức bán hàng ăn uống tại các tuyến phố trên mà chỉ được bày bán tại khu vực kinh doanh ăn uống trong khuôn viên chợ Đồng Xuân. Có như thế thì sự hoạt động của tuyến phố đi bộ cũng như tuyến phố văn minh thương mại mới thực sự đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao, để du khách ngày càng thêm yêu mến Hà Nội, đến Hà Nội không thể không đến khu Phố Cổ, không thể quên những nét đẹp từ không gian cảnh quan đến con người nơi đây.
4. Công tác bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử văn hoá Phố Cổ Hà Nội
Bảo tồn khu Phố Cổ là bảo tồn một cơ thể sống, vì vậy cần phải xây dựng, đề xuất cơ chế, chính sách thích hợp trên cơ sở xem xét đến điều kiện thực tế để khả thi. Nâng cao dân trí để nhân dân, nhất là những người đang sống trong khu vực Phố Cổ thấy hết giá trị của nó và trực tiếp tham gia vào công tác bảo tồn tôn tạo. Cũng cần trao đổi và làm rõ, chọn lựa khu vực được bảo tồn toàn bộ, có thể chỉ là 5, 10 tuyến phố và một số ô phố điển hình. Xác định xong cần tổ chức lập dự án và quyết tâm bảo tồn, tôn tạo để phục vụ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Các khu vực còn lại sẽ được cải tạo, phát triển theo quy hoạch, không gian hài hoà với khu bảo tồn tôn tạo. Trong quá trình triển khai thực hiện để đạt được những yêu cầu cần thiết của công tác bảo tồn tôn tạo UBND các phường Phố Cổ đã làm được một số việc cụ thể như sau:
+ Ưu tiên đầu tư kinh phí để bảo tồn tôn tạo tu bổ các di tích lịch sử như Đền Bạch Mã, Đình Thái Cam, Chùa Cầu Đông, các chùa khác và đặc biệt là gần đây đã chỉnh tu lại hai ngôi nhà cổ số 38 Hàng Đào và 87 Mã Mây (tu sửa mái ngói, những cửa gỗ, xà gồ gỗ) nhưng vẫn giữ được nguyên trang, chỉ khác chăng những nơi không gian bức bí, những khu ô nhiễm đã được thay thế bằng những "giếng trời" đầy gió và có ánh sáng, cống rãnh thoát nước ngầm và khu vệ sinh hiện đại...Tăng cường đầu tư kinh phí cải tạo nâng cấp hạ tầng cơ sở như đã hoàn thành các dự án: cải tạo hành lang giao thông khu Phố Cổ, bước đầu tổ chức thành công tuyến phố đi bộ Hàng Đào- Đông Xuân và Chợ đêm Đồng Xuân, khánh thành tượng đài Lý Thái Tổ...
+ Thường xuyên phát thanh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các giá trị lịch sử văn hoá kiến trúc của Phố Cổ, từ đó nâng cao được phần nào ý thức trân trọng bảo vệ khu Phố Cổ của mọi tầng lớp dân cư sống trong khu Phố Cổ, xã hội hoá công tác bảo tồn tôn tạo di sản...
+ Thực hiện nhanh chóng các dự án dãn dân Phố Cổ ra khỏi khuôn viên các đình đền, các khu di tích đô thị, danh lam thắng cảnh... để bảo vệ không gian và cảnh quan của các khuôn viên đó.
+ Lập danh sách các nhà cần phải được bảo tồn trong Phố Cổ để kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm không theo quy định của Thành Phố về việc bảo tồn tôn tạo, giữ lại những ngôi nhà kiến trúc cổ kính xưa, cụ thể:
Hàng Bồ : 11 nhà
Hàng Mã : 6 nhà
Hàng Gai: 12 nhà
Hàng Bông: 9 nhà
Hàng Buồm : 49 nhà
Hàng Bạc : 29 nhà
Hàng Đào : 129 nhà
Cửa Đông : 16 nhà
Đồng Xuân : 5 nhà
Lý Thái Tổ : 8 nhà
+ Hàng năm đều tổ chức các lễ hội ( hội nghề, hội làng xóm, lễ hội kỷ niệm các danh nhân...) theo quy chế quy định một mặt vừa giữ gìn bản sắc tốt đẹp các truyền thống gia đình, các nếp sống văn minh thanh lịch,...lại vừa thu hút khách du lịch thông qua các hoạt động diễn ra hàng năm như: triển lãm "Một thoáng văn hoá sinh hoạt Thăng Long-Hà Nội " tái hiện lại đồ dùng gia dụng, giới thiệu một số sinh hoạt đặc sắc của người dân Hà Thành xưa kia mà đang dần mất đi trong những ngôi nhà hiện đại như hiện nay; triền lãm tại các căn nhà di di sản có trưng bày ảnh và bản đồ của 36 phố phường xưa, mô hình Phố Cổ, ảnh sinh hoạt trước đây của người Hà Nội, những sản phẩm mỹ nghệ đặc trưng nổi tiếng của Thăng Long- Hà Nội như gốm Bát Tràng, đồng Ngũ Xá, tiện gỗ sơn son thếp vàng Tô Tịch, vàng bạc Định Công, giấy gió Nghĩa Đô, hương trầm, hương lụa, hoa giấy;... và các hoạt động văn hoá nghệ thuật hát chèo, ca trù, chầu văn, tiểu phẩm diễn tả gói bánh chưng, làm cốm, viết thư pháp chữ Hán cũng diễn ra sôi nổi.
Tất cả các hoạt động đều nhằm mục đích khơi nguồn những nét văn hoá truyền thống giản dị nhưng sâu sắc, tinh tế, mang sắc thái văn hoá riêng của đất Kinh kỳ.
5. Công tác vệ sinh môi trường:
Để tạo vẻ đẹp mỹ quan cho khu Phố Cổ, thực sự trở thành những tuyến phố, con đường xanh, sạch, thông thoáng và văn minh, UBND các phường phối hợp chặt chẽ với Xí Nghiệp môi trường Đô thị 2, Công ty công viên cây xanh tổ chức tổng vệ sinh công cộng phục vụ tuyến phố đi bộ, xung quanh hồ Hoàn Kiếm để tránh tình trạng mất vệ sinh, mất cảnh quan đô thị.
Thực hiện tốt chỉ thị 04/CT- UBTP và Kế hoạch 05/ KH - UB của UBND Thành phố Hà Nội về việc thực hiện công tác tổng vệ sinh môi trường vào các chiều thứ 6, sáng thứ 7 hàng tuần, đến nay cũng đã đi vào nề nếp thường xuyên, kết quả thực hiện trên phạm vi 10 phường Phố Cổ như sau:
Bảng 5: Kết quả thực hiện công tác vệ sinh môi trường qua các năm (2002- 2004)
Kết quả thực hiện
2002
2003
2004
1.Các phường tổ chức phát thanh thường xuyên chỉ thị 04 của UBNDTP về việc tổng VS chiều thứ 6, sáng thứ 7
100%
100%
100%
2. Số buổi phát thanh ( buổi )
6070
6070
6070
3. Tổ chức tuyên truyền lưu động ( lượt)
148
148
148
4. Lực lượng tham gia ( khối cơ quan đoàn thể, nhân dân )
( người )
167322
178174
208465
5. Khối lượng rác và đất trạt thu gom (m3 )
90579
86277
78622
Qua bảng số liệu trên ta thấy được công tác vệ sinh môi trường nhằm giúp cho khu Phố Cổ có một không gian thực sự trong lành, hè phố thông thoáng, phố phường văn minh ngày càng được thực hiện tốt hơn, mọi người đều có ý thức bảo vệ hơn. Với những nội dung tuyên truyền về mục đích của việc tham gia bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường đường phố, lợi ích mà công việc đó đem lại cho cuộc sống của mỗi con người, thực sự trở thành một khu phố góp phần xứng đáng với danh hiệu là “ Thành phố vì hoà bình” của Thủ đô Hà Nội. Số buổi phát thanh cũng như tổ chức tuyên truyền lưu động vẫn được duy trì qua các năm, còn số người tham gia ngày càng tăng chứng tỏ ý thức của người dân về vệ sinh môi trường được nâng cao, thấy được ý nghĩa, kết quả của những cuộc vận động tuyên truyền. Chính vì thế mà số lượng rác thải đã giảm rất rõ qua các năm gần đây, môi trường cũng có phần sạch sẽ hơn.
III. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÔ THỊ Ở KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI
Nhiều nghiên cứu, đồ án quy hoạch xây dựng và các dự án đầu tư tôn tạo khu Phố Cổ đã được các tổ chức cá nhân đề xuất trong thời gian qua đều không nằm ngoài mục đích tập trung giải quyết những vấn đề tồn tại của khu Phố Cổ đó là: các di sản văn hoá, lịch sử, công trình, kiến trúc có giá trị ngày càng mai một, mất dần đi những giá trị đích thực của nó, và cũng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, nhiều kết quả khả quan góp phần quan trọng vào việc bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử văn hoá khu Phố Cổ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của khu Phố Cổ nói riêng và quận Hoàn Kiếm cũng như Thành phố Hà Nội nói chung.Tuy nhiên, môi trường vật thể truyền thống cũng đang ngày càng bị biến dạng nghiêm trọng, giao thông, hệ thống cơ sở hạ tầng bị quá tải, xuống cấp, không bảo đảm cho các hoạt động của khu Phố Cổ. Tuy đã được các cấp chính quyền của quận, các phường khu Phố Cổ và nhân dân triển khai kế hoạch, tuyên truyền phổ biến, hưởng ứng tham gia các phong trào nhằm bảo vệ môi truờng nhưng tình hình ô nhiễm môi trường vẫn còn tồn đọng ở một số các khu vực mà còn đang ở mức thật sự nghiêm trọng do không gian sống, môi trường sống quá chật hẹp trong những gia đình nhiều thế hệ, điển hình là các phố Cầu Gỗ, Hàng Buồm (phường Hàng Buồm), Hàng Hòm,Ô Quan Chưởng...Theo các nhà phân tích, nguyên nhân của các hạn chế trên là một phần do nhận thức và sự hiểu biết về khu Phố Cổ Hà Nội đối với người dân còn lơ mơ, thiếu sâu sắc và giá trị gốc đích thực của nó chưa được đánh giá đầy đủ và đúng mực. Do tác động của yếu tố thời gian, của yếu tố tự nhiên, của những hoạt động vô thức của xã hội và của con người. Thiếu thể chế và các chính sách cơ chế quản lý khu Phố Cổ hợp lý, nhằm kiểm soát sự phát triển của khu Phố Cổ một cách chặt chẽ theo quy hoạch và quy định của pháp luật. Những hạn chế trong công tác quản lý đô thị ở khu vực Phố Cổ cần phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời và hợp lý như:
1. Công tác quản lý trật tự xây dựng:
Tuy không cổ kính như phố cổ Hội An, nhưng khu Phố Cổ Hà Nội đã trở thành một phần không thể thiếu được trong đời sống đô thị Hà Nội. Khách du lịch trong và ngoài nước khi đến thăm khu Phố Cổ Hà Nội đều phải trầm trồ với vẻ đẹp của nó. Nhưng đi sâu vào trong những ngôi nhà tối tăm, chật chội ngay giữa trung tâm khu Phố Cổ ai cũng phải kêu rằng: sống ở Phố Cổ khổ quá. Trái ngược với khung cảnh sầm uất, trang hoàng rực rỡ của những ngôi nhà mặt tiền khu Phố Cổ là cảnh ồn ào bừa bộn diễn ra trong các ngõ nhỏ hẹp của khu Phố Cổ. Qua điều tra đánh giá về điều kiện sống trong khu Phố Cổ, thì 64,8% hộ dân cảm thấy tạm ổn; 14,5% chưa thoả mãn; 14,5% kêu khó khăn và chỉ có 6,2% hộ dân thoả mãn với điều kiện sống hiện tại.
Biểu 1: Đánh giá về điều kiện sống của những người dân trong Phố Cổ
Tình trạng chung của khu Phố Cổ là một số nhà có đến 5-10 hộ dân cùng sinh sống trong một diện tích qúa chật hẹp, mỗi hộ không quá 30 m2, lại có những hộ sống từ 2- 4 thế hệ. Và cũng theo báo cáo của Ban Quản Lý Phố Cổ cho biết:
Biểu 2: Tình trạng nhà ở trong khu Phố Cổ
Hiện khu Phố Cổ có 63,1% căn nhà xuống cấp ; 11,7 % nhà hư hỏng ; 5,1% nhà không đủ điều kiện sống và 20,1% nhà đã xây mới. Nỗi lo sập nhà trở thành một nỗi lo canh cánh của người dân trong Phố Cổ. Khách lạ bước vào đây không khỏi rùng mình khi thấy treo lơ lửng trên đầu mình là những giầm bê tông trơ sắt, những bức tường dọc lối đi vừa bong sạch, những mảng vôi vữa trên trần lúc nào cũng trong tình trạng “nhảy dù” vào đầu người đi qua lại. Ngõ vào đặc trưng của khu Phố Cổ, rộng nửa mét, hai người đi bộ gặp nhău phải lùi lại nhường đường, tường nhà lở tróc hết, mái ngói âm dương nhưng phần lớn đã hỏng hết, dọc theo các ngõ tối là đường điện chằng chịt dẫn vào các hộ mà điển hình là: 42 Hàng Đào, 51 Hàng Bạc, 20 Hàng Đường, 52 Hàng Buồm, 14Ô Quan Chưởng, 34 ngõ Phất Lộc- Cầu Gỗ,…). Các công trình nhà ở đã và đang xuống cấp nghiêm trọng, đời sống của nhân dân trong khu Phố Cổ gặp nhiều khó khăn, và nguy hiểm, mong muốn của người dân có được những ngôi nhà theo ý muốn càng lớn cho nên nhu cầu cải tạo sửa chữa ngày càng lớn hơn dẫn đến việc xây dựng cải tạo tuỳ tiện (sai quy mô, độ cao, số tầng, mật độ, hình thức kiến trúc mặt tiền....) phá vỡ cảnh quan công trình, không gian kiến trúc cổ cũng như làm xuống cấp nghiêm trọng các công trình hạ tầng kỹ thuật, các công trình kiến trúc cổ, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh....Chính vì vậy dẫn đến việc vẫn còn tồn tại những công trình xây dựng trái phép, sai phép và có những di tích có giá trị hàng ngày đang bị lấn chiếm xâm hại như: Đình Quán Đế, Chùa Cầu Đông, Chùa Kim Cổ ( các hộ dân liền kề đã xây dựng không
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36217.doc