MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ,
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ EU
1.1 KHÁI NIỆM VỀ ĐẦU TƯ, ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1
1.1.1 Khái niệm về đầu tư 1
1.1.2 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài 1
1.1.3 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài . 2
1.1.4 Những tác động tích cực của ĐTTTNN 4
1.2 GIỚI THIỆU VỀ EU VÀ CÁC MNC EU . 12
1.2.1 Giới thiệu về EU và quan hệ Việt Nam và EU . 12
1.2.2 Giới thiệu về MNC EU . 13
1.4 MỘT SỐ KINH NGHIỆM THU HÚT VỐN ĐTTTNN 15
1.4.1 Kinh nghiệm củaTrung quốc . 15
1.4.2 Kinh nghiệm của mộtvài nước ASEAN . 16
1.4.3 Những bài học kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứucác nước đối với Việt Nam . 18
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC THU HÚT ĐTTTNN
TỪ EU TRONG THỜI GIAN QUA TẠI TP.HCM
2.1 TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA TP.HCM 20
2.1.1 Tình hình xã hội Tp.HCM . 20
2.1.2 Tình hình kinh tế Tp.HCM và vai trò của kinh tế thành phố trong
nền kinh tế Việt Nam . 21
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU HÚT VỐN ĐTTTNN TỪ EU TẠI
TP.HCM TRONG THỜI GIAN QUA . 23
2.2.1 Tổng quan về ĐTTTNN tại Tp.HCM . 23
2.2.2 Thực trạng công tác thu hút đầu tư của EU tại Tp.HCM trong thời gian qua . 26
2.3 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TỪ ĐTTTNN CỦA EU TẠITP.HCM 36
2.3.1 Xét về khía cạnhxã hội . 36
2.3.2 Xét về khía cạnhkinh tế 37
2.4 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ VẤN ĐỀ THU HÚT VỐN ĐTTTNN TỪ EU
VÀO TP.HCM . 42
2.4.1 Các dự án đầu tư từ EU vào Tp.HCM phần lớn là các dự án vừa vànhỏ 42
2.4.2 Thành phố đã thu hút ĐTTTNN từ EU vào hầu hết các lĩnh vựckinh tế xã hội . 43
2.4.3 Thành phố đã tạo dựng môi trường đầu tư bằng việc thu hút đầu tư và
mở rộng mạnh mẽ các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệcao . 44
2.5 MỘT SỐ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG LÀM CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG
THU HÚT VỐN ĐTTNN TỪ EU VÀO TP.HCM . 44
2.5.1 Kinh tế thị trường ở Tp.HCM còn ở trình độ thấp . 44
2.5.2 Các đối tác Việt Nam còn ở trình độ thấp . 45
2.5.3 Kết cấu kỹ thuật hạ tầng chưa thực sự phát triển . 46
2.5.4 Sự cạnh tranh giữa các địa phương trong nước và giữa Việt Nam so với
các nước trong khu vực 46
2.5.5 Cơ chế quản lý còn bất cập 47
2.5.6 Chi phí kinh doanh còn cao và thiếu các ngành công nghiệp phụtrợ . 48
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 49
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN
ĐTTTNN TỪ EU TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM
3.1 QUAN ĐIỂM ĐỀ XUẤT VÀ CƠ SỞ ĐỀ XUẤT . 50
3.1.1 Quan điểm đề xuất . 50
3.1.2 Cơ sở đề xuất . 51
3.3 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC . 54
3.3.1 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách vềĐTTTNN . 54
3.3.2 Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước . 55
3.3.3 Đẩy mạnh vận động xúc tiến đầu tư cấp Nhà nước . 56
3.3.4 Xây dựng chiến lược thu hút đầu tư . 57
3.3.5 Một số kiến nghị khác . 58
3.4 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI TP.HCM . 58
3.4.1 Tạo lập đối tác đầu tư của thành phố . 58
3.4.2 Hoàn thiện, đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực
quản lý của thành phố 60
3.4.3 Đẩy mạnh vận động,xúc tiến đầu tư cấp thành phố . 64
3.4.4 Phát triển nguồnnhân lực . 66
3.4.5 Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật . 67
3.4.6 Một số giải pháp khác 69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 70
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
81 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1885 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU tại Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
å sản xuất của Pháp với 17,8 triệu USD được đánh giá tốt
do đạt các tiêu chuẩn quốc tế GMP và ISO –9002. Các dự án còn lại chỉ là những
dự án nhỏ như dạy tiếng Anh, Pháp, phim hoạt hình, huấn luyện hàng hải, đào tạo
lập trình…
Ngành công nghiệp chiếm 46,75% tổng vốn tại thành phố, chiếm 23,54%
vốn đầu tư và công nghiệp của EU tại Việt Nam. Tỷ trọng này cao hơn tỷ trong
công nghiệp trong FDI của thành phố (45,83% tổng vốn đầu tư). Qui mô vốn bình
quân của một dự án công nghiệp của EU tại thành phố là 9,3 triệu USD cao hơn
qui mô bình quân 1 dự án công nghiệp FDI là 5,2 triệu USD. Điều này chứng tỏ
tiềm năng về công nghiệp và về vốn của các nước thành viên EU là rất lớn.
Trong công nghiệp, lĩnh vực công nghiệp nặng chiếm tỷ trong lớn nhất 49,66%
(455,85 triệu USD), công nghiệp thực phẩm chiếm 20,8% (19,07 triệu USD), xây
dựng chiếm 19,85% (182,21 triệu USD) và công nghiệp nhẹ chiếm 9,69% (89,14
triệu USD), cơ cấu này cũng tương đương với cơ cấu trong công nghiệp của EU tại
Việt Nam chỉ khác tại Tp.HCM không có công nghiệp dầu khí.
Nông, lâm nghiệp có 13 dự án, tổng vốn đầu tư 37,87 triệu USD chiếm
1,93% về tổng vốn đầu tư EU tại Tp.HCM và 8,86% tổng vốn FDI của EU tại
Việt Nam về nông, lâm nghiệp. Các dự án này chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực sản
- 37 -
xuất các sản phẩm từ gỗ như thủ công mỹ nghệ, mộc, sản phẩm trang trí nội thất
từ gỗ…
Bảng 2.9: FDI tại Tp.HCM (tính tới ngày 31/12/2004)
Ngành Số dự án Tổng vốn (1.000 USD)
Công nghiệp 1.088 5.644.057
Nông, Lâm nghiệp 11 51.309
Dịch vụ 545 6.619.261
Tổng cộng 1.644 12.314.627
Nguồn: Cục thống kê Tp.HCM
Nếu so sánh cơ cấu FDI từ EU tại Tp.HCM theo ngành với toàn bộ FDI tại
Tp.HCM theo ngành thì thấy tương đương, thậm chí nông lâm nghiệp còn nhỏ hơn
của EU (0,42% tổng vốn đầu tư). Cơ cấu này nằm trong sự tính toán của thành
phố về kêu gọi vốn đầu tư, thành phố đang chú trọng phát triển dịch vụ, phát triển
những ngành công nghệ cao sử dụng nhiều chất xám, nhường những dự án thâm
dụng lao động, những dự án cần sử dụng nhiều diện tích đất sang các tỉnh lân cận,
tạo hiệu ứng lan toả trong thu hút ĐTTTNN tại khu vực phía Nam.
2.2.2.3 Xét theo hình thức đầu tư
Bảng 2.10: FDI EU tại Tp.HCM (tính tới ngày 31/12/2004)
(Chỉ tính dự án còn hiệu lực)
Loại hình
Số
dự án
Tỷ lệ trọng tổng
số dự án (%)
Vốn đầu tư
(1000.USD)
Tỷ lệ trọng tổng
vốn đầu tư (%)
BOT 1 0,54 145.000 7,36
Hợp tác kinh doanh 7 3,80 616.446 31,30
Liên doanh 51 28,26 305.681 15,52
100% vốn nước ngoài 124 67,39 902.072 45,81
Tổng cộng 183 100 1.969.199 100
Nguồn: Cục FDI – Bộ kế hoạch và Đầu tư
Hình thức ĐTTTNN từ EU tại địa bàn Tp.HCM chủ yếu là hình thức 100%
- 38 -
vốn nước ngoài với 124 dự án, chiếm tỷ lệ 67,39% số dự án và 45,81% về tổng
vốn đăng ký. Hình thức 100% vốn nước ngoài này ngày càng được các nhà đầu tư
từ các nước EU lựa chọn, trong năm 2004 có 25 dự án thì có tới 20 dự án lựa chọn
hình thức 100% vốn nước ngoài. Xu hướng này cũng phù hợp với xu hướng của
các dự án ĐTTTNN tại Tp.HCM trong những năm gần đây. Trong năm 2004 tổng
FDI tại Tp.HCM là 460,65 triệu USD thì hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm
69,48% vốn đăng ký và năm 2003 là 86,66%. Tuy nhiên xét về tổng thể đến
31/12/2004 thì hình thức Liên doanh lại chiếm phần lớn hơn với 48,16% tổng số
vốn còn 100% vốn nước ngoài là 40,51%.
Xét FDI EU trên phạm vi cả nước thì hình thức hợp tác kinh doanh lại là
hình thức chiếm nhiều vốn nhất 39,85% tổng vốn đăng ký.
Hình 2.5: FDI EU tại Việt Nam phân theo hình thức đầu tư (tính đến
30/11/2004)
(Chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
17,85%
39,85%
19,24%
23,06%
Hình thức BOT
Hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hình thức 100% vốn nước ngoài
Hình thức Liên doanh
Nguồn: Cục FDI - Bộ kế hoạch và Đầu tư
Ban đầu các nhà đầu tư nói chung và các nhà đầu tư từ các nước EU nói
riêng lựa chọn hình thức hợp tác kinh doanh, liên doanh là do Việt Nam mới mở
- 39 -
cửa nên các nhà đầu tư chưa biết nhiều về phong tục, tập quán, pháp luật của Việt
Nam nên họ chọn hình thức liên doanh để thích nghi dần với các phong tục, tập
quán của môi trường Việt Nam, chia sẻ rủi ro kinh doanh trong môi trường mới
và đáp ứng nhu cầu của bên Việt Nam lúc bấy giờ. Sở dĩ như vậy là do Việt Nam
muốn nâng cao trình độ quản lý của mình, kiểm soát được các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài, tuy nhiên điều này chỉ là lý thuyết và là suy nghĩ hành
chính. Bởi vì chúng ta không thể lấy quản lý hành chính để áp đặt quan hệ kinh tế
được, hơn nữa trong liên doanh các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu góp bằng
quyền sử dụng đất nên tiếng nói của phía Việt Nam nhỏ khi quyết định các vấn
đề chiến lược kinh doanh và dần dần bị loại ra khỏi công ty.
Trong những năm gần đây và xu hướng sau này, các nhà đầu tư chọn hình
thức 100% vốn nước ngoài là do xu thế nước ta ngày càng cải thiện thủ tục hành
chính, các loại hình doanh nghiệp ngày càng bình đẳng với nhau trên thương
trường và có xu hướng tiến tới một “sân chơi” chung. Luật có xu hướng không
phân biệt đối xử trong và ngoài nước nữa (sắp ban hành Luật đầu tư chung).
Xét về qui mô vốn thì hình thức hợp tác kinh doanh lại lớn hơn hình thức
liên doanh. Tuy chỉ có 7 dự án nhưng hình thức hợp tác kinh doanh lại chiếm tới
31,30% tổng vốn đăng ký. Thực ra trong hình thức này dự án của Pháp về viễn
thông đã đóng góp 615 triệu USD chiếm 99,76% tổng vốn hình thức hợp tác kinh
doanh của EU tại Tp.HCM. Sở dĩ dự án lớn như vậy lại chọn hình thức hợp tác
kinh doanh là do trong lĩnh vực dầu khí hay viễn thông, hình thức liên doanh hay
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài không được phép. Các dự án này chủ yếu về
dịch vụ (chỉ có 1 dự án thuộc công nghiệp nhẹ) và là các dự án nhỏ.
Hình thức ĐTTTNN của EU tại Tp.HCM đứng thứ hai về số lượng dự án
(28,26%) nhưng đứng thứ ba về vốn đăng ký (15,52%) là hình thức liên doanh.
Đây là hình thức được Việt Nam lựa chọn đối với một số dự án nhất thiết cần phải
- 40 -
có đối tác trong nước như những dự án mang tính chiến lược, mang tính định
hướng, đầu tàu và có ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế, xã hội của thành phố.
2.2.2.4 Xét theo nước thành viên EU đầu tư vào Tp.HCM
Đến cuối năm 2004, ĐTTTNN của EU vào Tp.HCM có 16 quốc gia, nếu
dựa trên cơ sở tổng số vốn đầu tư đăng ký của các dự án thì Pháp là quốc gia có
ĐTTTNN tại Tp.HCM lớn nhất với tổng vốn đăng ký 941.595.271 USD đạt tỷ lệ
47,82% trên tổng vốn đăng ký, kế đến là Anh với 480.811.280 USD đạt tỷ lệ
24,42% trên tổng vốn đăng ký, … và thấp nhất là Thuỵ Điển và Phần Lan, mỗi
quốc gia chỉ có 50.000 USD.
Bảng 2.11: FDI EU tại Tp.HCM (tính tới ngày 31/12/2004)
(Chỉ tính dự án còn hiệu lực)
- 41 -
STT Nước
Số dự
án
Vốn đầu tư
(1000 USD)
Qui mô bình quân
dự án (1000 USD)
Tỷ lệ trong tổng
vốn đầu tư (%)
1 Pháp 60 941.595 15.693 47,82
2 Anh 27 480.811 17.808 24,42
3 Hà Lan 24 437.009 18.209 22,19
4 Đức 20 48.845 2.442 2,48
5 Ucraina 2 16.861 8.431 0,86
6 NaUy 7 13.066 1.867 0,66
7 Luxembourg 5 11.050 2.210 0,56
8 Đan Mạch 9 6.643 738 0,34
9 Thuỵ Sỹ 7 4.247 607 0,22
10 Bỉ 11 4.006 364 0,20
11 Italia 2 1.470 735 0,07
12 Séc 2 1.400 700 0,07
13 Thổ Nhĩ Kỳ 2 1.200 600 0,06
14 Tây Ban Nha 1 554 554 0,03
15 Aùo 2 340 170 0,02
16 Thuỵ Điển 1 50 50 0,00
16 Phần Lan 1 50 50 0,00
Tổng cộng 183 1.969.199 10.761 100
Nguồn: Cục FDI – Bộ kế hoạch và Đầu tư
Như vậy, phần lớn ĐTTTNN của EU vào Tp.HCM là đầu tư của ba nước
theo thứ tự từ cao đến thấp là Pháp, Anh, Hà Lan. Vốn đầu tư của ba nước này là
1.859.415.000 USD chiếm 94,43% trên tổng số vốn của EU tại Tp.HCM. Nếu xét
theo qui mô vốn bình quân của một dự án thì Hà Lan lại đang dẫn đầu với 18,2
triệu USD/dự án, tiếp theo là Anh với 17,8 triệu USD/dự án và Pháp đứng thứ ba
với 15,7 triệu USD/dự án.
Trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam thì Pháp chiếm 35,10% trên tổng vốn
đầu tư, Hà Lan chiếm 29,38% trên tổng vốn đầu tư, Anh chiếm 19,59% trên tổng
số vốn và cũng là ba nước dẫn đầu trong các nước EU về số dự án lẫn vốn đầu tư.
- 42 -
Trong tốp năm quốc gia dẫn đầu đầu tư vào Tp.HCM thì không có quốc gia
nào thuộc EU, năm quốc gia này đều đến từ các nước Châu Á. Các nước Châu Á
đầu tư nhiều vào Tp.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung là do họ có nền văn
hoá tương đối tương đồng với Việt Nam, hơn nữa sự tăng trưởng nhanh giúp họ có
tiềm lực về vốn, công nghệ và hết sức năng động. Trong khi đó các nước EU còn
đang trong tiến trình mở rộng và hợp nhất nên các nước phải cơ cấu lại nền kinh
tế của mình và đầu tư ra ngoài khối của họ bị hạn chế do ưu tiên đầu tư trong
khối.
Việt Nam ở cạnh các nước có môi trường đầu tư hấp dẫn hơn như Trung
Quốc, Thái Lan nên Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng bị cạnh tranh gay
gắt từ các nước này trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong đó có EU.
2.2.2.6 Tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Bảng 2.12: FDI EU tại KCN – KCX Tp.HCM (tính tới ngày 31/12/2004)
ĐTTTNN
Số
dự án
Tỷ lệ trong tổng
dự án (%)
Vốn đầu tư
(1000 USD
Tỷ lệ trong tổng
vốn đầu tư (%)
Khu Chế xuất 6 3,27 12.036 0,61
Khu công nghiệp 23 12,57 187.858 9,54
Khu công nghệ cao 6 3,27 981 0,05
Tòan thành phố 183 100 1.969.199 100
Nguồn: Cục FDI – Bộ kế hoạch và Đầu tư
Tính đến hết ngày 31/12/2004 chỉ có 29 dự án của EU vào các Khu công
nghiệp, Khu chế xuất của Tp.HCM với tổng số vốn 199,89 triệu USD chiếm
10,15% tổng vốn đầu tư của EU vào Tp.HCM. Phần lớn các dự án này thuộc
ngành công nghiệp và là những dự án về sản xuất các sản phẩm công nghiệp, xây
dựng. Khu công nghệ cao của thành phố là Công viên phần mền Quang Trung thu
hút được 6 dự án với 981.000 USD, đây quả là con số còn khá khiêm tốn so với
tiềm năng của hai bên.
- 43 -
Thành phố hiện có 3 Khu chế xuất và 12 khu công nghiệp, nhưng do hạn
chế của các khu công nghiệp (kể cả khu công nghệ cao) như thường ở xa trung
tâm thành phố và đường giao thông, giá thuê đất cao, một số Khu công nghiệp
chậm triển khai hoàn thiện được cơ sở hạ tầng và công tác thu hút đầu tư, vấn đề
bảo vệ môi trường… Những yếu tố này đã không khuyến khích các nhà ĐTTTNN
nói chung và của EU nói riêng đầu tư vào Khu công nghiệp, Khu chế xuất.
2.3 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TỪ ĐTTTNN CỦA EU TẠI TP.HCM
2.3.1 Xét về khía cạnh xã hội
Có thể nói ĐTTTNN của EU vào Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói
riêng đã du nhập một luồng văn hoá mới, văn hoá Châu Aâu vào Tp.HCM. Một
nền văn hoá công nghiệp và hiện đại để hòa cùng văn hoá Việt Nam tạo nên nền
văn hoá tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó cũng khó có thể tránh khỏi những thói hư tật
xấu xâm nhập từ bên ngoài vào.
ĐTTTNN giải quyết việc làm cho nước sở tại và cụ thể là địa phương nơi
nhà đầu tư đặt nhà máy hay trụ sở giao dịch. Theo Sở lao động thương binh và xã
hội Tp.HCM, tính đến cuối năm 2004 có khoảng 310.000 người lao động đang
làm việc cho các đơn vị có vốn ĐTTTNN. Thực tế con số này còn lớn hơn rất
nhiều vì ĐTTTNN còn gián tiếp tạo ra việc làm cho hàng trăm nghìn lao động
khác thông qua quá trình xây dựng, công ty cung cấp đầu vào, đầu ra….
Các nhà ĐTTTNN đã đào tạo cán bộ nhân viên lao động Việt Nam, phần
lớn cán bộ, nhân viên qua thời gian làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài đều trưởng thành, trình độ được nâng lên, thích ứng với cơ chế thị
trường và chế độ quản lý mới, nắm bắt được những công nghệ tiên tiến, sử dụng
được những thành tựu về khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý, marketing… kỹ
năng làm việc ngày càng chuyên nghiệp. Đối với lao động trực tiếp, tay nghề
- 44 -
không ngừng được nâng cao, đặc biệt họ quen dần với phong cách lao động công
nghiệp – điều mà lao động Việt Nam hiện đang rất thiếu.
Thu nhập của các lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn
ĐTTTNN thường cao hơn các doanh nghiệp trong nước, và mức lương tối thiểu
của Nhà nước qui định. Tuy nhiên thu nhập của người lao động còn tuỳ thuợc vào
từng tính chất ngành nghề và yêu cầu kỹ thuật nghề nghiệp. Trong thực tế rất
nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường kê khai thu nhập ít hơn so
với thực tế nhằm trốn thuế thu nhập cá nhân. Do vậy các thành phần kinh tế khác
do điều kiện không bằng các dự án ĐTTTNN nên đã không thu hút được lao động
có chuyên môn và tay nghề cao về làm việc, vốn đã kém hơn nay lại càng kém
hơn do sự chảy máu chất xám này.
Các dự án ĐTTTNN nói chung và từ EU nói riêng đã góp vào tiếng nói
chung trong việc đầy mạnh cải cách thủ tục hành chính và tác phong làm việc các
cơ quan quản lý cũng có những điều chỉnh theo hướng khoa học, phù hợp với xu
thế hiện đại trên thế giới.
ĐTTTNN từ EU đã góp phần trong công tác xã hội, từ thiện của thành phố
như xây nhà tình nghĩa, nhà tình thương, ủng hộ quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến
học…
Nhà đầu tư thường chỉ quan tâm tới lợi nhuận mà họ đạt được khi tiến hành
đầu tư nên họ bất chấp nguồn tài nguyên kiệt quệ, môi trường bị ô nhiễm, mất
cân đối trong quy hoạch (đôi khi theo yêu cầu của nhà đầu tư), mất cân đối trong
phân bổ dân cư đặc biệt là khu công nghiệp, khu chế xuất nơi có nhiều lao động.
2.3.2 Xét về khía cạnh kinh tế.
2.3.2.1 Đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của thành phố.
- 45 -
Bảng 2.13: Tình hình xuất khẩu của khu vực FDI từ EU tại Tp.HCM
Năm
Tổng doanh
thu (USD)
Doanh thu
xuất khẩu
(USD)
Tỷ lệ xuất khẩu so
với doanh thu (%)
1996 161.476.292 23.755.270 14,71
1997 184.474.001 41.222.675 22,35
1998 194.855.408 44.191.701 22,68
1999 282.912.649 47.166.624 16,67
2000 482.323.771 71.112.130 14,74
2001 483.507.436 145.051.659 30,00
2002 667.007.689 97.351.426 14,60
2003 517.530.224 48.215.718 9,32
Nguồn: Cục FDI – Bộ kế hoạch và Đầu tư
Doanh thu của các dự án FDI từ EU trên địa bàn Tp.HCM tăng liên tục
trong những năm qua, chỉ có năm 2003 giảm so với năm 2002 nhưng vẫn lớn hơn
năm 2001 đã đóng góp tích cực vào việc cải thiện cán cân thanh toán của thành
phố và ngày càng giữ vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của thành phố.
Tuy nhiên tỷ lệ xuất khẩu trong doanh thu của khu vực này lại không ổn định, sau
khi tăng từ năm 1996 là 14,71% đến năm 2001 là 30% và giảm xuống còn 9,32%
vào năm 2003.
Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực ĐTTTNN trong kim ngạch xuất khẩu của
thành phố ngày càng tăng, năm 2000 là 17,49% thì đến năm 2003 là 22,32%. Tỷ
trọng xuất khẩu các dự án FDI từ EU so với các dự án FDI tại Tp.HCM thấp, năm
2000 là 6,35%, năm 2001 là 12,93%, năm 2002 là 7,57% và năm 2003 là 2,96%.
Như vậy các dự án FDI từ EU vào thành phố vẫn tiêu thụ tại nội địa nhiều hơn so
với xuất khẩu và so với phần qui định khi cấp giấy phép. Tình hình này đã gây
không ít khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi phải đối đầu với với cuộc
cạnh tranh và không tạo được nguồn thu ngoại tệ để góp phần cân đối ngoại tệ
- 46 -
trong phạm vi cả nước. Những sản phẩm có tỷ lệ xuất khẩu cao chủ yếu là những
sản phẩm gia công, lắp ráp như may mặc (Mountech Company Ltd của Đức), thủ
công mỹ nghệ (Design International của Pháp), điện tử… cho nên giá trị gia tăng
là rất ít. Những dự án này chủ yếu nhập khẩu các yếu tố đầu vào rồi gia công, lắp
ráp… sau đó xuất khẩu ra nước ngoài nên bị phụ thuộc vào thị trường nước ngoài
rất lớn kể cả đầu vào và đầu ra. Chúng ta vẫn chỉ là bán sức lao động là chủ yếu
chứ hàm lượng công nghệ hay chất xám còn rất ít.
2.3.2.2 Góp phần thu ngân sách của Nhà nước
Bảng 2.14: Đóng góp của FDI từ EU trong ngân sách thành phố.
Đơn vị tính: Triệu USD
Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003
Số nộp NSNN 11,13 7,99 5,34 10,83 26,48 28,91 71,50 33,42
Nguồn: CụcFDI – Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Số nộp ngân sách của khu vực có vốn đầu tư EU ngày càng tăng tuy rằng
vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu ngân sách trên địa bàn thành phố. Nếu tính
cả khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nói chung, tỷ trọng trong ngân sách của
thành phố năm 2000 là 7,03%, 2001 là 6,58%, 2002 là 7,01% và năm 2003 là
8,55% cũng đã là nhỏ so với tổng ngân sách thành phố (dưới 10%).
Phần lớn các dự án đều mới đi vào hoạt động thậm chí nhiều dự án đang
trong giai đoạn triển khai xây dựng cơ bản nên chưa có doanh thu và lợi nhuận
nhiều. Nhiều dự án còn trong thời gian miễn giảm thuế nên phần đóng góp vào
ngân sách thành phố chưa lớn.
Tuy nguồn thu này chưa cao nhưng đây sẽ là nguồn thu quan trọng của
thành phố khi các dự án ngày càng nhiều và số nộp ngân sách sẽ ngày càng lớn.
2.3.2.3 Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố.
Theo bảng 2.8 (trang 29) thì tỷ trọng đầu tư của EU vào thành phố nhiều
nhất là dịch vụ (51,32%)ï, sau đó là công nghiệp và xây dựng (46,75%) và nông,
- 47 -
lâm nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ (1,93%). Tỷ trọng này đã góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của thành phố là Dịch vụ – Công nghiệp – Nông nghiệp đúng
định hướng của thành phố đã đề ra.
2.3.2.4 Đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của thành phố.
ĐTTTNN đã đóng góp cho tăng trưởng kinh tế thành phố bằng sự duy trì
tăng trưởng của mình ở mức cao (trên 10%/năm), trong đó có ĐTTTNN từ EU.
Tuy tỷ lệ đóng góp ĐTTTNN từ EU còn khiêm tốn khoảng 3% trong GDP của
thành phố năm 2004 nhưng cùng với ĐTTTNN đóng góp cho GDP của thành phố
và tác động tích cực tới tăng trưởng chung của nền kinh tế thành phố.
Bảng 2.15: Đóng góp của khu vực FDI tại Tp.HCM.
Năm
GDP của khu vực
ĐTTTNN (tỷ đồng)
Tỷ trọng trong GDP
của Tp.HCM (%)
2000 14.717 19,40
2001 17.480 20,60
2002 20.299 21,10
2003 23.940 21,50
2004 24.989 19,00
Nguồn: Cục thống kê Tp.HCM
Xem xét trên phạm vi cả nước, đóng góp của khu vực này vào GDP đất
nước đều tiếp tục tăng qua các năm từ mức 2% GDP năm 1992 lên 7,7% năm
1997 và 9% năm 1998. Dù chưa xác định một cách chi tiết nhưng ai cũng hiểu rõ
ràng, trong 2 năm 1997-1998, sự đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
hiện có đã góp phần làm chậm lại tốc độ giảm của GDP. Bởi vì, với sự giảm sút
của ĐTTTNN từ 40-50% so với 3 năm trước của 3 năm 1997-1999, nhịp độ tăng
trưởng GDP chung của nền kinh tế Việt Nam đã giảm từ 8,8% xuống còn 5,6%
vào năm 1997 và 5% năm 1998.
- 48 -
2.3.2.5 Nâng cao trình độ công nghệ của thành phố.
Chuyển giao công nghệ là một trong những mục tiêu cơ bản của thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo thống kê của Sở Khoa học công nghệ môi
trường Tp.HCM, các dự án ĐTTTNN vào thành phố 45% có trình độ công nghệ
tiên tiến và 55% có trình độ công nghệ thế giới. ĐTTTNN đã tạo ra nhiều ngành
công nghiệp mà trước đây thành phố chưa có, mặc dù sự hiện diện của nó là để
khai thác tài nguyên và sử dụng lao động rẻ của Việt Nam nói chung theo yêu
cầu của sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất – kinh doanh trên qui mô toàn cầu của họ.
Cũng vì lẽ này, công nghệ mà các nhà ĐTTTNN chuyển giao tuy không phải là
công nghệ hiện đại nhất của họ nhưng đối với Việt Nam nói chung và Tp.HCM
nói riêng, thậm chí đối với các nền kinh tế trong khu vực, đây vẫn là những công
nghệ tiên tiến. Công nghệ được thực hiện trong lĩnh vực viễn thông, điện tử….là
các công nghệ hiện đại, đã góp phần tạo ra bước ngoặt quan trọng trong sự phát
triển các ngành kinh tế quốc dân. Ngay cả các công nghệ sử dụng nhiều lao động
trong các ngành dệt may, giày dép, chế biến thực phẩm…. đã tương đối đồng bộ,
thuộc loại phổ cập tiên tiến trong khu vực.
Điều quan trọng hơn, những thiết bị công nghệ hiện đại từ những doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đặt ra yêu cầu cho các doanh nghiệp trong
nước phải đầu tư, phải đổi mới công nghệ để tồn tại và phát triển trong điều kiện
cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa đang ngày càng quyết liệt.
Hiện tượng khai khống thiết bị và công nghệ để tính tăng giá đầu vào,
đánh tụt giá xuất khẩu để định giá thấp đầu ra do bản thân các nhà ĐTTTNN là
kẻ chủ động nắm cả đầu ra và đầu vào đã trở nên phổ biến, gây thiệt hại về thuế
đối với Nhà nước.
- 49 -
2.4 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ VẤN ĐỀ THU HÚT VỐN ĐTTTNN TỪ EU
VÀO TP.HCM
2.4.1 Các dự án đầu tư từ EU vào Tp.HCM phần lớn là các dự án vừa và nhỏ.
Xét trên các chỉ tiêu về qui mô vốn, trình độ công nghệ, phạm vi ảnh
hưởng thị trường thế giới… thì ở Việt Nam còn quá ít các công ty xuyên quốc gia
lớn. Trong số 500 tập đoàn lớn nhất mà tạp chí Fortune (Mỹ) bình chọn hàng
năm, ở Việt Nam, cho đến nay, mới có khoảng 10% số đó có dự án đầu tư và
thiết lập các quan hệ giao thương hàng hoá - dịch vụ và công nghệ, còn ở
Tp.HCM con số này còn nhỏ hơn (khoảng 7%) trong khi ở Trung Quốc đã có tới
40% (khoảng 200 tập đoàn). Những tập đoàn lớn này do có tiềm lực hùng hậu về
tài chính, công nghệ, kinh nghiệm tổ chức điều hành… luôn hoạt động theo một
chiến lược dài hạn. Do vậy, ngay khi nền kinh tế nước đối tác gặp khó khăn, các
công ty này có thể điều chỉnh chiến lược đầu tư, giảm thực hiện tiến độ dự án cũ
và chưa triển khai các dự án mới… nhưng rất hiếm khi rút vốn, từ bỏ sự xuất hiện
của mình. Do vậy lực lượng các tập đoàn xuyên quốc gia lớn đã góp phần làm
chậm lại trình trạng đầu tư nước ngoài giảm sút tại Tp.HCM.
Bình quân mỗi dự án từ EU vào Tp.HCM thường chỉ đạt 10,7 triệu USD, do
vậy không thể là những ngành công nghệ cao đòi hỏi vốn lớn mà là các ngành
điện tử, may mặc, nông lâm hải sản chế biến, dịch vụ du lịch và khách sạn… Hiện
trạng này có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Thứ nhất, lợi thế so
sánh chủ yếu của Việt Nam và Tp.HCM là lao động rẻ, nguyên liệu rẻ và thị
trượng rộng. Những ngành sản xuất tận dụng các lợi thế này chủ yếu là những
ngành sử dụng nhiều lao động và tài nguyên vật chất nên công nghệ được chuyển
giao thường không cao. Trong điều kiện toàn cầu hoá, khi lợi thế cạnh tranh trên
thị trường quốc tế đã chuyển trọng tâm sang cho các ngành đòi hỏi có hàm lượng
cao về công nghệ và tri thức thì theo lôgic của sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế toàn
- 50 -
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 43477.pdf