MỤC LỤC
Chương I : Thuế GTGT và quản lý thu thuế GTGT đối với DN NQD trong nền kinh tế 3
1. k/n về thuế 3
2. thuế gtgt 4
II/ Vai trò của thuế GTGT 9
1. thuế GTGT đã khuyến khích đầu tư, ổn định sản xuất kinh doanh, góp phần khuyến khích xuất khẩu và bảo hộ sản xuất trong nước. 9
2. thuế GTGT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu 10
3. thuế GTGT thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện tốt viẹc hạch toán kế toán 11
III/Quản lý thuế GTGT 11
1. Nội dung quản lý thuế GTGT 11
2. Bộ máy quản lý thuế GTGT 13
3. Các nhân tố tác động tới hiệu quả quản lý thu thuế GTGT 15
Chương II: Thực trạng quản lý thu thuế GTGT đối với DN NQD trên địa bàn tỉnh Nghệ An 20
I/ Khái quát về tình hình kinh tế xã hội tren địa bàn tỉnh Nghệ An trong những năm qua 20
II/ Khái quát vè tình hình thu thuế trên địa bàn tỉnh Nghệ An 21
III/Tình hình các DN NQD trên địa bàn tỉnh Nghệ An 23
IX/ Thực trạng quản lý thu thuế GTGT đối với DN NQD trên địa bàn tỉnh Nghệ An 24
1.Tình hình công tác thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD
a. Công tác quản lý đối tượng nộp thuế 24
b. Công tác nộp tờ khai thuế 26
c. Quản lý căn cứ tính thuế 27
d. Công tác khấu trừ thuế, hoàn thuế 31
e. Quản lý thu nộp thuế 33
f. Công tác thanh tra, kiểm tra 35
2. Đánh giá công tác quản lý thu thuế 37
Chương III: Một số giải pháp tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An 44
I/ Những quan điểm cơ bản về tăng cường quản lý thu thuế 44
II/ Một số giải pháp 46
III/ Một số kiến nghị 49
Kết luận 54
56 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1801 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủ tục trước bạ tăng lên đáng kể nên số thu đạt khá. Đến ngày 31/ 12/ 2001 đã thu được 20,3 tỷ đồng đạt 145% dự toán và tăng 31% so với thực hiện năm 2000. Trong quá trình thực hiện phòng trước bạ và các chi cục đã có nhiều cố gắng như bố trí cán bộ, điều kiện làm việc, công khai bảng giá, thủ tục cần thiết khi nộp ... để đảm bảo thu kịp thời trong thời điểm đông khách, không gây phiền hà cho dân.
Thu phí, lệ phí:
Là một khoản thu chiểm tỷ trọng 12% trong tổng số thu nội địa trên địa bàn tỉnh, số thu đạt và tăng khá, vượt 34% so với dự toán.
Tuy nhiên, trong công tác quản lý vẫn còn một số tòn tại cần được chấn chỉnh và khắc phục ngay như việc kê khai phí hàng tháng của một số đơn vị thu phí chưa sát với thực tế, trích nộp chưa kịp thời, số nợ còn lớn, công tác quyết toán và kiểm tra quyết toán còn chậm.
Nguyên nhân cơ bản là do chúng ta chưa nghiêm khắc trong việc xử lý các biện pháp chế tài theo quy định như xử phạt hành chính và phạt chậm nộp tiền vào ngân sách đối với những đơn vị, tổ chức vi phạm.
Các khoản thu trên đất:
+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp và nhà đất: Năm 2001 hai khoản thu này đã không đạt dự toán (thuế sử dụng đất nông nghiệp đạt 60%, thuế sử dụng nhà đất 86%) nguyên nhân chính là do thực hiện chính sách miễn , giảm thuế cho nông dân.
+ Thu cấp quyền sử dụng đất: Từ đầu năm, ngành thuế đã phối hợp với các cơ quan tham mưu cho Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh thông báo và xử lý kịp thời những lô đất đã quy hoạch nhưng chưa nộp tiền sử dụng đất. Mặt khác trên thị trường có xu hướng tăng và nhu cầu về đất làm nhà ở của người dân ngày càng lớn nên các hộ đã nhanh chóng làm thủ tục nộp tiền, kể cả những hộ trước đây chây ỳ không chịu làm thủ tục. Do đó số thu về cấp quyền sử dụng đất tăng gấp đôi chỉ tiêu dự toán.
III. Tình hình các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An có tất cả 808 doanh nghiệp được cấp mã số thuế gồm các ngành sản xuất 136 đơn vị, ngành xây dựng 109 đơn vị, ngành vận tải 35 đơn vị, ngành thương nghiệp 398 đơn vị, còn lại các ngành khác (130 đơn vị).
Với 808 doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An, lực lượng lao động trong hợp đồng là 68.950 nhưng chỉ có khoảng 800 tỷ đồng vốn sản xuất kinh doanh. Trong đó vốn tập trung chủ yếu ở các Công ty thách nhiệm hữu hạn với số vốn là 407. 270 triệu đồng vốn điều lệ với số lao động là 8340, còn doanh nghiệp tư nhân có số vốn là 94. 436 triệu đồng, với tổng số lao động là 3. 260.
Theo đánh giá và quyết toán thuế có đến 70% doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ăn có hiệu quả nhưng vì quy mô vốn nhỏ, số lượng ít, nên số nộp vào Ngân Sách Nhà nước chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số thu.
Từ khi luật doanh nghiệp ra đời và áp dụng từ năm 2000 đến nay số doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng lên đáng kể, bình quân năm 2000 - 2001 số này đăng ký khoảng 250 doanh nghiệp mỗi năm chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, còn trước năm 2000 số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với 2 năm trước đây.
Nhìn chung các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An đều có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý chưa cao, ý thức pháp luật dần được nâng lên qua các năm. Do đó hàng hoá khó có thể cạnh tranh với các hàng hoá trong cả nước và trên thế giới. Đây là vấn đề bức xúc cần tập trung xem xét để tìm hướng đi thích hợp, để Nghệ An có một nền kinh tế phát triển vững chắc.
IV. Thực trạng công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
1. Tình hình công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
a. Quản lý đối tượng nộp thuế.
Điều 12 luật thuế giá trị gia tăng quy định: Cơ sở kinh doanh kể cả cơ sở trực thuộc của cơ sở đó phải đăng ký nộp thuế với cơ quan trực tiếp quản lý với hướng dẫn của cơ quan thuế. Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập, thời gian đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng chậm nhất là mười ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Như vậy, theo quy định của pháp luật tất cả các đối tượng muốn ra hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải đăng ký kinh doanh và đăng ký nộp thuế. Qua đó cơ quan thuế có thể nắm được số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn và cơ cấu ngành nghề kinh doanh. Đây là công việc đầu tiên, có ý nghĩa với nguồn thu Ngân Sách sau này và công tác kiểm tra tình hình kinh doanh, nộp thuế của doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý đối tượng nộp thuế, ngay từ đầu mỗi năm Cục thuế đã triển khai công tác kê khai, đăng ký cấp mã số thuế. Công tác cấp mã số thuế là yêu cầu bắt buộc và cần thiết đối với tất cả các đối tượng nộp thuế; việc cấp mã số thuế nhằm mục đích: Các cách và hiện đại hoá công tác quản lý hành chính về thuế nâng cao hiệu quả quản lý. Mặt khác việc cấp mã số đối tượng nộp thuế còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh và đảm bảo các quyền lợi cho đối tượng nộp thuế: kết quả đến nay, Cục thuế Nghệ An đã tổ chúc hương dẫn cho cơ sở kinh doanh kê khai và cấp mã số thuế cho 808 doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Cụ thể :
Tổng số: 808 doanh nghiệp
Trong đó
- Ngành sản xuất : 136
- Ngành xây dựng : 109
- Ngành thương nghiệp : 369
- Ngành vận tải : 35
- Ngành khác : 130
Trong số 808 doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh, có 269 doanh nghiệp do cục thuế trực tiếp quản lý, giảm so với năm 2000 là 50 doanh nghiệp do có một số doanh nghiệp cuối năm 2000 được chuyển xuống cho chi cục quản lý và một số doanh nghiệp mới được thành lập cũng giao cho chi cục quản lý trên địa bàn mình. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chủ yếu tập trung nhiều nhất ở ngành thương mại, dịch vụ chiếm 49% trong tổng số doanh nghiệp. Còn ngành sản xuất chỉ chiếm có 16,83% đay là tỷ lệ tương đối nhỏ bé.
Hệ thống thông tin về đăng ký mã số thuế đã đem lại hiệu quả tích trong quả lý thu thuế: thống nhất thu về đối tượng nộp thuế, tăng cường công tác quản lý, thông qua mã số thuế để đối chiếu thông tin về đối tượng nộp thuế trên địa bàn và cả nước, tạo điều kiện kiểm tra, phát hiện các trường hợp vi phạm.
Trong công tác quản lý đối tương nộp thuế thì quả lý các doanh nghiệp nghi kinh doanh cũng có vai trò quan trọng bởi nó liên quan tới việc xét miễn giảm thuế hoặc không phải nộp thuế nếu nghỉ luôn để có các kế hoạch, dự toán tính thuế của cục thuế. Qua thực tế cho thấy, các doanh nghiệp nghỉ kinh doanh với các lý do:
+ Nghỉ kinh doanh để chuyển hướng kinh doanh.
+ Nghỉ kinh doanh để sát nhập, chia tách.
+ Nghỉ kinh doanh do điều kiện sản xuất kinh doanh gặp khó khăn.
+ Nghỉ hay tạm nghỉ vì một số nguyên nhân khác.
Qua công tác kiểm tra cho thấy có khoảng mười doanh nghiệp nghỉ kinh doanh nhưng không báo cáo lên phòng ngoài quốc doanh dẫn đến tình trạng để lưu lạc mã số thuế gây khó khăn cho việc quản lý đối tượng nộp thuế hoặc có trường hợp báo nghỉ kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh để trốn lậu thuế, số này chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số doanh nghiệp xin phép nghỉ.
b. Công tác nộp tờ khai thuế.
Tờ khai thuế, chứng từ nộp là căn cứ quan trọng để đối tượng nộp thuế nộp tiền vào kho bạc Nhà nước. Vì vậy, công tác kiểm tra tờ khai thuế sau đó đưa ra thông báo thuế cho đối tượng nộp thuế sẽ quyết định đế số thu Ngân Sách.
Điều13 luật thuế giá trị gia tăng quy định: “Cơ sở kinh doanh phải kê khai thuế giá trị gia tăng từng tháng và nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế trong vòng mười ngày đầu của tháng tiếp theo ... cơ sở kinh doanh phải kê khai đầy đủ, đúng mẫu tờ khai thuế và chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khai thuế ”.
Như vậy, trong vòng mười ngày đầu tháng tiếp theo các doanh nghiệp phải gửi tờ khai tính thuế giá trị gia tăng của tháng trước liền kề cho Cục thuế kèm theo bàng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra theo mẫu quy định. Qua thực tế tại Cục thuế Nghệ An thì có 80% doanh nghiệp nộp đúng hạn tức là từ một đến mười ngày đầu tháng sau vào năm 2000 nhưng đến năm 2001số lượng tờ khai nộp đúng quy định là 84%, như vậy việc chấp hành kê khai, tính thuế giá trị gia tăng của đơn vị đã đi vào nề nếp.
Khi tiếp nhận tờ khai, cán bộ thuế tiến hành kiểm tra phát hiện những sai sót trên tờ khai. Những sai sót thường mắc là:
- Việc áp dụng thuế suất sai, tính toán sai.
- Có sự chênh lệch giữa tờ khai và bảng kê.
- Khai thiếu chỉ tiêu hoặc sai mẫu tờ khai.
Trong thời gian đầu chất lượng tờ khai còn chưa cao, do việc tập hợp hoá đơn lên bảng kê chưa kịp thời, do đó phản ánh số thuế đầu ra, đầu vào thiếu chính xác. Cục thuế đã có các biện pháp kịp thời uốn nắn để chỉ đạo các doanh nghiệp, do đó đến nay chất lượng tờ khai tăng lê rõ rệt, số thuế đầu ra, đầu vào được khấu trừ và số thuế phải nộp chính xác hơn, là cơ sở cho cơ quan thuế kiểm tra và thông báo nộp thuế cho đơn vị hàng tháng đúng kỳ hạn, đơn vị hoàn toàn chủ động trong việc kê khai tính thuế và nộp thuế theo thông báo.
Các phòng quản ký thu của Cục thuế tăng cường công tác kiểm tra, xử lý tờ khai theo đúng quy định, kịp thời uốn nắn, bổ sung cho đơn vị những sai sót, sai lệch về trình tự kê khai, đến nay 100% doanh nghiệp đều chủ động kê khai hoạt động phát sinh của mình.
c. Công tác quản lý căn cứ tính thuế.
Để thực hiện tốt công tác quản lý thu thuế không những phải quản lý chặt chẽ đối tượng nộp thuế mà còn phải xác định chính xác doanh thu, mức thuế theo ngành nghề, loại hình kinh doanh và từng loại sản phẩm riêng biệt. Bởi không xác định chính xác căn cứ tính thuế (bao gồm thuế suất và giá tính thuế) thì sẽ gây mất công bằng xã hội.
Trước hết chúng ta bàn về thuế suất:
Nhưng chúng ta đã biết từ nhày 1/ 1/ 1999 luật thuế giá trị gia tăng được áp dụng thay thế luật doanh thu; thuế giá trị gia tăng chỉ có bốn mức thuế suất là 0%, 5%, 10%, 20% thay vì mười một mức thuế suất doanh thu từ 0% đến 30% là một bước giảm bớt đáng kể sự phức tạp và tính trùng lặp. Đây là luật thuế tiến bộ nhất hiện nay và đơn giản dễ thực hiện hơn.
Tuy nhiên, việc định ra thuế suất khác nhau lại dựa trên tính năng công dụng của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế. Do vậy việc xác định thuế suất đối với từng mặt hàng, dịch vụ khó khăn, phức tạp. Tiêu chí để phân biệt mục đích sử dụng của hàng hoá, dịch vụ là rất phức tạp, dẫn đến tình trạng cùng một mặt hàng nhưng có thể áp dụng các mức thuế suất khác nhau. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện trong lĩnh vực thuế giữa cơ quan thuế và đối tượng nộp thuế trong thời gian gần đây. Ví dụ: thuế suất 5% - 10% vừa phân biệt theo nguyên vật liệu trong kết cấu hàng hoá, vừa theo công dụng đã gây khó khăn trong giải thích vận dụng, điển hình là hàng cơ khí tiêu dùng (10%) và có khi dùng cho sản xuất (5%) hoặc đối với hoá chất cơ bản thuế suất 5% còn hoá chất thông thường là 10%, vậy tiêu thức nào để phân biệt.
Với việc quy định bốn mức thuế suất chênh lệch nhau tương đối lớn (5%) so với thuế doanh thu trước đây; hậu quả là do nhiều ngành được nộp thuế giá trị gia tăng thấp hơn thuế doanh thu nên làm ăn thuận lợi hơn; nhưng còn nhiều ngành nghề gặp khó khăn do phải nộp thuế giá trị gia tăng cao hơn thuế doanh thu. Để giải quyết kho khăn trước mắt cho đối tượng nộp thuế; điều 28 luật thuế giá trị gia tăng cũng như nghị quyết 18/ 1998/ NQ/ QH 10 về dự toán Ngân Sách Nhà nước năm 1999 cho phép giảm thuế trong trường hợp doanh nghiệp bị lỗ do thực hiện luật thuế giá trị gia tăng nhưng số giảm không quá số thuế phải nộp. Năm 2002 số trường hợp được miễn không còn nữa, bởi đây chỉ là biện pháp tháo gỡ tình thế khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện luật thuế mới còn về lâu dài doanh nghiệp phải tự tổ chức sản xuất kinh doanh có lãi và hơn thế nữa thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu do người tiêu dùng chịu chứ không phải doanh nghiệp chịu.
Có doanh nghiệp thuế suất giá trị gia tăng vật tư, nguyên liệu đầu vào là 10% nhưng thuế suất thuế giá trị gia tăng hàng hoá đầu ra chỉ có 5%, có loại 10% ... (do cùng loại vật tư, nguyên liệu nhưng sản xuất ra nhiều loại hàng hoá khác nhau) dẫn đến rất khó khăn trong việc hoạch toán.
- Giá tính thuế: Giá tính thuế ghi ttrên hoá đơn là trọng tâm quản lý căn cứ tính thuế.
Hoá đơn chứng từ và sổ sách kế toán là điều kiện cơ bản để thực hiện luật thuế giá trị gia tăng, đó là căn cứ để xây dựng giá trị gia tăng ở từng khâu tính thuế, xác định số thuế đầu ra, thuế đầu vào khấu trừ và số thuế phải nộp. Đây là vấn đề tập trung nhiều sự quan tâm nhất của các nhà quản lý hiện nay; là vấn đề nóng bỏng không của riêng ai. Việc quản lý sử dụng hoá đơn, chứng từ là điều kiện thuận lợi để quản lý chặt chẽ các khoản chi phí tính thuế, là cơ sở để đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh và là thước đo chất lượng quản lý thu thuế giá trị gia tăng ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Quản lý sử dụng hoá đơn bán hàng thống nhất, đầy đủ có ý nghĩa quan trọng đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế. Nó tái hoạt động tích cực góp phần thiết lập trật tự kỷ cương trong công tác quản lý tài chính và lành mạnh trong các quan hệ kinh tế - xã hội ... Đảm bảo quyền lợi người kinh doanh công bằng, hợp lý cho Ngân Sách Nhà nước và mở rộng lưu thông hàng hoá trên thị trường theo các quy định của Nhà nước. Quản lý hoá đơn, chứng từ sẽ thúc đẩy công tác hoạch toán, kế toán vừ thúc đẩy thực hiện mua hàng, bán hàng hoá có hoá đơn chứng từ hợp pháp.
Đến nay, toàn tỉnh có 808 doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong đó có 269 doanh nghiệp do cục trục tiếp quản lý đã kê khai đăng ký nộp thuế.
Việc quản lý và sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng tại các doanh nghiệp trong tỉnh hầu hết các doanh nghiệp thực hiện ghi chép và quản lý tốt. Công tác quản lý ấn chỉ đã có nhiều tiến bộ, góp phần đáng kể vào công tác quản lý thu thuế của ngành, hàng tháng đã có kế hoạch nhận ấn chỉ và in các tài liệu, sổ sách biểu mẫu kịp thời, đầy đủ phục vụ tốt công tác quản lý và thu phòng quản lý đối chiếu hoá đơn, trả lời kịp thời cho tỉnh bạn được 3.750 số hoá đơn.
Tuy vậy, vẫn còn một số doanh nghiệp việc quản lý và sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng chưa chặt chẽ.
Hiện nay, các doanh nghiệp đã dùng các thủ đoạn sai trái về hoá đơn chứng từ làm căn cứ tính thuế như:
+ Hiện tương ghi tiền hàng và tiền thuế giá trị gia tăng thể hiện ở trên một nhỏ hơn trên hai. Rải rác vẫn còn xảy ra: số tiền ghi ở trên hai lớn hơn rất nhiều lần so với trên một để trốn thuế, đây là vấn đề thường xuyên gặp ở các doanh nghiệp. Qua công tác xác minh các doanh nghiệp của Nghệ An đi mua hàng ở địa phương khác đã phát hiện 34 số không đúng, với số tiền chênh lệch là 179. 000. 000 đồng trong hai năm 2000 và 2001 (trong đó năm 2000 có 21trường hợp với số tiền chênh lệch là 133. 000. 000 đồng, năm 2001 có 13 trường hợp với số tiền chênh lệch là 46. 000. 000 đồng).
Số hoá đơn xác minh của các cơ quan thuế gửi đến: năm 2000 có 7 doanh nghiệp đề nghị xác minh là 164 số, có 164 số đúng. Năm 2001 đề nghị xác minh của 14 doanh nghiệp là 189 số, có 181 số đúng, 08 số không đúng vói số tiền thuế giá trị gia tăng, chênh lệch là 19. 000. 000 đồng .
+ Giá ghi trong hoá đơn bán hàng thấp hơn giá thực tế để trốn thuế: chủ yếu ở các doanh nghiệp hoạt động ở lỉnh vực thương mại, dịch vụ, ăn uống bán hàng chủ yếu cho nghười tiêu dùng, giá cả phản ánh trên hoá đơn chưa chưa đúng với giá thực tế, rõ nét nhất là ở các doanh nghiệp kinh doanh xe máy và doanh nghiệp bán hàng nhập khẩu.
+ Khai khống hoá đơn đầu vào: hoá đơn là có thật nhưng hàng hoá, dịch vụ thể hiện trên hoá đơn là không có thật để doanh nghiệp đựơc hoàn thuế gây thất thu lớn Ngân Sách Nhà nước.
+ Không xuất hoá đơn bán hàng để giảm doanh thu: thường xẩy ra ở các doanh nghiệp bán lẻ bán hàng cho người tiêu dùng; bởi các đối tượng này không có thói quen lấy hoá đơn khi mua hàng.
+ Tự in hoá hoá đơn: Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp tự in hoá đơn theo đặc thù kinh doanh của mình, để làm khối lượng công việc của cơ quan thuế đồng thời nâng cao trách nhiệm, chủ động của các doanh nghiệp này. Tuy có ngững ưu việt trên nhưng thực tế cho thấy có doanh nghiệp lúc xuất hàng đi có mang hoá đơn theo sau đó quay trở về chở chuyến hàng khác vẫn mang hoá đơn đó đi nhằm trốn thuế giá trị gia tăng.
+ Căn cứ vào tờ khai thuế giá trị gia tăng và bảng kê hàng tháng của doanh nghiệp đã tổ chức đối chiếu xác minh hoá đơn mua và bán hàng của doanh nghiệp thuộc phạm vi cục quản lý, về cơ bản hoá đơn mua và bán là đúng, khớp nhưng vẫn có 03 số sai thuế chênh lệch đã phát hiện là 14.327. 000 đồng.
Việc quản lý hoá đơn của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp tư nhân là vấn đề bức xúc, có thể nói là nổi trội nhất hiên nay.
d. Công tác khấu trừ thuế giá trị gia tăng.
Các doanh nghiệp phải nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế, có nghĩa là khi tính thuế đầu ra lúc bán hàng thì được khấu trừ thuế khi mua hàng, trường hợp số thuế đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế đầu ra thì được Nhà nước hoàn lại số chênh lệch.
Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục thuế, căn cứ nội dung thông tư 93/ 1999/ TT-BTC ngày 28/ 7/ 1999 để giải quyết hoàn thuế tạo thuận lợi vệ vốn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tình hinh thực hiện như sau:
+ Năm 2000 hoàn thuế cho 28 doanh nghiệp vơi số tiền là 1.875.618. 000 đồng.
+ Năm 2001 hoàn cho 32 doanh nghiệp với số tiền được hoàn là 2.761.472. 000 đồng; trong đó đơn vị được hoàn số thuế lón là công ty thương mại Hoà Binh với số tiền là 887.882. 000 đồng .
Hoàn thuế tập trung chủ yếu giải quyết ở các doanh nghiệp xuất khẩu, sản xuất và xây dựng. Nhìn chung, các doanh nghiệp thực hiện tương đối tốt việc kê khai, hoàn thuế, nhưng cũng có không ít trường hợp lợi dụng kẽ hở của pháp luật để hoàn thuế hoặc vi phạm trong kê khai hoàn thuế.
Luật quy định: thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ đối với hàng hoá, nguyên vật liệu và dịch vụ dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá tính thuế giá trị gia tăng, thuế giá trị gia tăng phát sinh trong tháng nào thì được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế giá trị gia tăng phải nộp của tháng đó, không phân biệt xuất dùng bán ra hay tồn kho. Do đó doanh nghiệp lúc bán hàng có lúc không xuất hoá đơn mà làm trong các sổ sách kế toán là hàng tồn kho, do số thuế giá trị gia tăng đầu vào lớn hơn số thuế giá trị gia tăng đầu ra nên doanh nghiệp được hoàn thuế, là lý do dây dưa nộp chậm thuế để chiếm dụng vốn của Nhà nước, là thủ đoạn rất tinh vi làm thất thoát Ngân Sách Nhà nước. Các doanh nghiệp làm như vậy xuất phát từ nguyên lý một đồng hôm nay giá trị hơn một đồng trong tương lai và ngược lại, bởi vì động tiền có khả năng sinh lời. Chính vì vậy mà các đối tượng nộp thuế, các nhà tư vấn thuế khai thác triệt để khía cạnh này để chiếm dụng vốn Ngân Sách Nhà nước.
ở nước ta có trên 80% là nông dân với thế mạnh sản xuất các sản phẩm nông lâm thuỷ sản nên chính sách thuế hiện hành quy định đối với các cơ sở thu mua hàng nông sản, hải sản của người dân trực tiếp sản xuất không có hoá đơn nhưng lập bảng kê theo quy định cũng được khấu trừ khống theo tỷ lệ thống nhất là 2% trên giá trị ghi trên bảng kê. Đây là hình thức trợ gía của nhà nước đối với hàng nông sản góp phần khuyến khích phát triển đồng thời tạo thuận lợi cho doanh nghiệp có điều kiện hạ giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu. Lợi dụng ưu đãi của nhà nước một số doanh nghiệp tuy mua những sản phẩm trên của tư thương nhưng sau đó vẫn lập bảng kê để được hưởng khấu trừ thuế, tạo điều trốn thuế của tư thương.
Để khuyến khích xuất khẩu, nhà nước ra quy định áp dụng mức thuế suất 0% đối với hàng xuất khẩu, đơn vị có hàng xuất khẩu không những không phải nộp thuế gía trị gia tăng mà còn đựoc hoàn lại toàn bộ số thuế đã nộp đầu vào có liên quan tới lô hàng thực tế xuất khẩu.
Với chính sách ưu đãi này đã tạo điều kiên thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu có thể nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Tuy nhiên có trường hợp, doanh nghiệp vẫn được hoàn thuế gía trị gia tăng mà hàng hoá đó lại tiêu thụ trong nước gây ra bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Sở dĩ có tình trạng trên xẩy ra là do doanh nghiệp tư thông, liên kết với hải quan, hải quan xác nhận số hàng đó đã xuất qua biên giới, sau đó doanh nghiệp lập hồ sơ xin được hoàn thuế đầu vào, khi đã có đầy đủ các thủ tục cơ quan thuế phải hoàn thuế kịp thời cho doanh nghiệp, đã gây thất thoát Ngân Sách Nhà nước với số tiên không nhỏ.
Theo thông tư số 106/ 1999/ TT - BTC hưóng dẫn cụ thể 3 trường hợp được khấu trừ thuế đầu vào:
+ Cơ sở sản xuất, chế biến, thương mại nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế mua nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa qua chế biến của người trực tiế sản xuất, khai thác không có hoá đơn nhưng có bảng kê hoặc người kinh doanh có hoá đơn bán hàng thì được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo tỷ lệ (%) tinh trên giá trị hàng hoá mua vào theo bảng kê hoặc hoá đơn .
+ Các cơ sở sản xuất, chế biến (trừ cơ sở thương mại ) nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế mua phế liệu các loại của người trực tiếp thu nhặt phế liệu không có hoá đơn phải lập bảng kê hàng mua vào hoặc mua của người kinh doanh, mua gồm có hoá đơn bán hàng thì được khấu trừ thuế đầu vào theo một tỷ lệ (%) tính trên gia trị hàng hoá mua vào theo bảng kê hoặc hoá đơn.
+ Các trường hợp khác ...
Việc khấu trừ thuế hoặc hoàn thuế đầu vào quy định tại điểm 1, 2, 3 trên đây, không áp đúng đối với trường hợp mua hàng làm nguyên liệu để sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu hoặc mua để xuất khẩu.
Để được hoàn thuế, một số doanh nghiệp xuất khẩu đã thành lập ra những công ty “ma”; công ty này chuyên lập bảng kê mua hàng hoá sau đó xuất hoá đơn giá trị gia tăng cho doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp khi xuất hàng sẽ được hoàn lại toàn bộ số thuế gía trị gia tăng đầu vào và như vậy sau một công đoạn nữa doanh nghiệp xuất khẩu vẫn được khấu trừ khống thuế giá trị gia tăng đầu vào, với tình hình này ngành thuế khó kiểm soát nổi.
e. Công tác quản lý thu nộp thuế.
Quy trinh quản lý thu thuế mới yêu cầu các đối tượng nộp thuế phải tự tính, tự kê khai và tự nộp thuế vào kho bạc nhà nước theo thông báo thuế. Đây là quy trình thể hiện tính chủ động và tính khách quan trung thực trong quá trình và thu nộp thuế. Cán bộ thuế có trách nhiệm đôn đốc, theo dõi các doanh nghiệp nộp thuế vào kho bạc đúng thời gian ghi trong thông báo thuế. Nếu đến thời hạn ghi trong thông báo thuế doanh nghiệp chưa nộp thuế vào kho bạc thì phòng quản lý thu gửi thông báo lần hai và tính tiền phạt nộp chậm tiền thuế và cư tiếp tục như thế. Đối tượng nộp thuế khi mang tiền đến kho bạc nộp, kho bạc sẽ viết chứng từ nộp thuế gửi cho đối tượng nộp thuế và gửi Cục thuế để thuận tiện trong việc theo dõi, kiểm tra tình hình thu nộp thuế của đối tượng nộp thuế.
Trong thời gian qua Cục Thuế Nghệ An đã đạt được những kết quả đáng mừng như: đã giảm được ra thông báo thuế lần hai, hiện tượng nợ đọng thuế giảm, được biểu hiện qua số liệu sau:
Biểu1:
Tình hình thu nộp thuế gía trị gia tăng ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Đơn vị : 1000 đồng
Năm
Số thuế ghi thu
Số thuế thực thu
Số thuế nợ đọng
Tỷ lệ nợ đọng
2000
6. 526. 269
6. 177. 898
348. 371
5.34%
2001
4. 761. 000
4. 550. 000
211. 000
4.43%
Tình hình thu nộp thuế của doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong 2 năm qua cho thấy tỷ lệ nợ đọng thuế đã giảm đi tương đối nhiều, từ 5.34% năn 2000 giảm xuống còn 4.43% năm 2000. Đây là một thực tế đáng mừng trong khâu quản lý thu nộp thuế tại Cục. Qua bảng trên ta thấy số thuế giá trị gia tăng phát sinh năm 2001 ít hơn năm 2000 do Cục quản lý là do giữa năm 2001 lại chuyển một số doanh nghiệp xuống giao cho chi Cục quản lý nên không hoàn thành được kế hoạch được giao.
Để có thể thấy rõ hơn số thuế nợ đọng tập trung vào loại hình kinh doanh nào ta xem bảng sau:
biểu 2:
Đơn vị : 1000 đồng
Loại hình
Số thuế phát sinh
Số thuế đã nộp
So sánh
Số tuyệt đối
Số tương đối
1. Công ty TNHH
4. 023. 000
3.900. 000
123.000
96, 94%
2. DN tư nhân
596. 000
508. 000
88.000
85, 23%
3. HTX.
142. 000
142. 000
0
100%
Tổng
4.761. 000
4.550. 000
21. 000
Số thu từ thuế giá trị gia tăng tương đối nhỏ trong tổng số thu đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chiếm khoảng 13%; biểu trên cho thấy tỷ lệ nợ đọng của doanh nghiệp tư nhân là lớn nhất và hợp tác xã không có số nợ đọng nào. Sơ dĩ doanh nghiệp tư nhân có số nợ đọng cao nhất là do ý thức chấp hành pháp luật của họ rất kém, sản xuất kinh doanh mang tính gia đình.
Trong năm 2001 Cục thuế phạt đối với doanh nghiệp nộp chậm với số tiền là 73. 278. 000 đồng; trong đó doanh nghiệp tư nhân 48.700. 000đồng, Công ty TNHH: 22.300. 000 đồng và hợp tác xã: 2. 200. 000 đồng.
Cục thuế luôn phấn đấu hạ thấp tỷ lệ nợ đọng thuế không để quá 5% nợ quá tháng và năm 2001 dã đạt được kết quả đó. Bên cạnh việc phấn đấu hạ thấp tỷ lệ nợ đọng Cục thuế rất chú trọng đến công thu hồi số thuế nợ đọng bằng cách kết hợp liên ngành, kết quả đã thu hồi được hơn 150 triệu đồng nợ đọng thuế giá trị gia tăng. Công tác này không chỉ tránh thất thu cho Nhà nước mà còn để các đối tượng nộp thuế thấy được tính nghiêm minh của pháp luật, qua đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các đối tượng.
f. Công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế.
Công tác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100262.doc