MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG LUẬN ĐIỂM CHUNG VỀ NHẬP KHẨU,LỢI NHUẬN VÀ KHẢ NĂNG TĂNG LỢI NHUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU 3
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHẬP KHẨU,LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP 3
1.1.1. Một số luận điểm cơ bản về nhập khẩu. 3
1.1.1.1)Khái niệm về hoạt động nhập khẩu 3
1.1.1.2) Đặc điểm của hoạt động kinh doanh nhập khẩu: 4
1.1.2. Các phương thức và hình thức kinh doanh nhập khẩu. 5
1.1.2.1. Phương thức nhập khẩu. 5
1.1.2.2. Hình thức nhập khẩu. 6
1.1.3.Lợi nhuận của doanh nghiệp 6
1.1.3.1 Bản chất lợi nhuận 6
1.1.3.2. Nội dung lợi nhuận của doanh nghiệp 7
1.1.3.3. Phương pháp xác định lợi nhuận của doanh nghiệp 8
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu. 9
1.1.4.1 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp . 9
1.1.4.2. Nhóm nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu tiêu thụ sản phẩm . 10
1.1.5. Nhóm nhân tố biến động giá quốc tế. 11
1.1.5.1. Tỷ giá hối đoái. 11
1.1.5.2. Hàng rào mậu dich. 13
1.1.6. Các biện pháp để gia tăng lợi nhuận của hoạt động nhập khẩu. 18
1.1.6.1.Các biện pháp điều chỉnh tỷ giá. 18
1.1.6.2. Khai thác tiềm năng sản xuất kinh doanh của công ty. 19
1.1.6.3. Mở rộng thị trường tăng doanh số bán hàng từ đó tăng lợi nhuận. 20
1.1.6.4.Sự can thiệp của chính phủ vào tỷ giá tác động đến thương mại quốc tế. 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ DETECH 21
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ DETECH. 21
2.1.1.Qúa trình hình thành và phát triển của công ty. 21
2.1.2.Chức năng và nhiệm vụ của Công ty. 24
2.1.2.1.Chức năng của công ty. 24
2.1.2.2.Nhiệm vụ. 24
2.1.3.Tình hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty. 26
2.1.4.Một số đặc điểm kinh doanh của công ty. 28
2.1.4.1.Khách hàng: 29
2.1.4.2.Nhà cung cấp . 29
2.2.PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ DETECH. 30
2.2.1.Những thuận lợi và khó khăn của công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech. 30
2.2. 1.1Thuận lợi. 30
2.2.1.2. Khó khăn . 31
2.2.2. Tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn của công ty 31
2.2.2.1. Tình hình sử dụng tài sản của công ty. 31
2.2.2.2. Tình hình sử dụng nguồn vốn của công ty . 34
2.2.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 35
2.3.1. Thực trạng tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ detech trong hai năm 2005- 2006 38
2.3.1.1.Tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận của công ty 38
2.3.2 Thực trạng tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty trong hai năm 2005- 2006. 40
2.3.2.1 Tình hình thực hiện lợi nhuận trước thuế của công ty 41
2.3.2.2. Tình hình thực hiện lợi nhuận sau thuế của công ty 47
2.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ DETECH TRONG HAI NĂM 2005- 2006 . 48
2.3.1. Các mặt đã đạt được 48
2.3.2. Các mặt còn tồn tại 49
2.4. CÁC BIỆN PHÁP GIA TĂNG LỢI NHUẬN ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ DETECH 50
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHẤN ĐẤU TĂNG LỢI NHUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ DETECH 56
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ DETECH. 56
3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU GÓP PHẦN PHẤN ĐẤU TĂNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ DETECH. 56
3.2.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty. 57
3.2.2. Tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm 58
3.2.3.Chủ động và nâng cao khả năng cạnh tranh, quảng bá và khẳng định thương hiệu của Detech trên thị trường. 61
3.2.4. Tăng cường công tác quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm. 62
3.3. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP VÀ KIẾN NGHỊ VỚI CÔNG TY. 64
3.3.1.Đánh giá tổng hợp . 64
3.3.2.một số kiến nghị với công ty. 65
KẾT LUẬN 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1613 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp tăng mức lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu tại công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ty được tiêu thụ trên khắp các tỉnh thành trên cả nước.Là công ty vừa sản xuất, vừa kinh doanh phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trong cả nước công ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ Detech đã thiết lập được hệ thống phân phối rộng khắp cả nước.Hiện nay với gần 300 đại lý trên 64 tỉnh thành cả nước công ty đã có một thị trường rông lớn ở trong nước .Các sản phẩm của công ty hiện nay đã dần đi vào đời sống của người Việt Nam.Với các chi nhánh ở Hưng Yên,Cao Bằng,TP Hồ Chí Minh đang hoạt động có hiệu quả.Công ty đã thiết lập được nhiều quan hệ với bạn hàng trong cả nước từ thành phố đến đồng bằng và các tỉnh miền núi.
Với chủ trương này càng mở rộng thị trường,hiện nay thị trường hoạt động của công ty không chỉ được mở rộng ở trong nứoc mà còn phát triển ra nước ngoài.Công ty đã taọ dựng được mối quan hệ bạn hàng với nhiều nước, chủ yếu là các nước ASEAN,Châu Âu,Đài Loan,Trung Quốc, Mỹ,...Công ty đã từng bước mở rộng thị trường xuất nhập khẩu và có sự chuyển hướng sang một số thị trường mới,đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của công ty.
2.1.4.1.Khách hàng:
Công ty DETECH trải qua thời gian tồn tại, hoạt động và phát triển, mặc dù gặp nhiều khó khăn song Công ty vẫn đứng vững với các mặt hàng kinh doanh phong phú, đa dạng. Đến nay các mặt hàng của Công ty có khả năng thu hút khách hàng khá lớn với quy mô rộng khắp và với nhiều khách hàng khác nhau. Công ty DETECH tự hào là bạn hàng không thể thiếu được của các Bộ, nghành lớn cũng như các công ty đa quốc gia: Uỷ ban TDTT Quốc gia, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giáo dục…
Trong các lĩnh vực kinh doanh và sản xuất như: xe gắn máy, điện tử - điện lạnh…khách hàng của Công ty chủ yếu là người tiêu dùng.
Bằng nỗ lực và uy tín của mình Công ty Detech ngày càng được bạn hàng trong và ngoài nước tin tưởng.
2.1.4.2..Nhà cung cấp .
Thị trường cung cấp vốn, hàng hoá, vật tư, linh kiện, nguyên vật liệu cho Công ty rất đa dạng, có nhiều công ty có uy tín về vốn, chất lượng hàng hoá và công nghệ khoa học kỹ thuật tham gia cung ứng cho Detech, đặc biệt là các công ty nước ngoài. Tuy nhiên, Công ty luôn đặt uy tín và chất lượng lên hàng đầu, và vì thế việc lựa chọn các nhà cung cấp đảm bảo uy tín, tạo được nguồn hàng ổn định, hợp lý về giá cả, phong phú về chủng loại là điều mà DETECH hết sức quan tâm.
Từ ngày 10/08/1998, DETECH được hãng ASTRAL, một hãng chuyên sản xuất thiết bị lọc nước công nghiệp Tây Ban Nha chấp nhận là đại lý chính thức tại Việt Nam. Sau khi đã được làm đại lý cho ASTRAL, DETECH đã nhập các thiết bị và hiện luôn sẵn có hàng tại cửa hàng trưng bày số 47 Hoà Mã và kho hàng 107 Nguyễn Phong Sắc, Hà nội đáp ứng nhu cầu khách hàng đồng thời phục vụ cho việc bảo hành, bảo dưỡng thiết bị.
DETECH cũng là nhà phân phối của AZCOZON, hãng chuyên sản xuất các loại thiết bị khử trùng của Mỹ.
2.2.Phân tích và đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech.
2.2.1.Những thuận lợi và khó khăn của công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech.
2.2. 1.1Thuận lợi.
- Công ty có đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, có tinh thần đoàn kết, có trách nhiệm với công việc.
- Công ty có cơ chế hoạt động kinh doanh, cơ chế quản lý tài chính nội bộ linh hoạt, thông thoáng phù hợp với tình hình thực tế, tạo quyền chủ động cho các đơn vị cấp dưới.
- Ngành nghề kinh doanh của công ty là đa dạng từ sản xuất cho đến kinh doanh thương mại.
- Công ty đã tạo dựng được tên tuổi và uy tín trên thị trường bằng chính các sản phẩm của mình.
2.2.1.2. Khó khăn .
- Việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mai thế giới WTO cũng là một thách thức lớn đối với công ty do phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài có công nghệ tiến tiến và vốn lớn. Kéo theo một loạt các thay đổi trong cơ chế chính sách của nhà nước bước đầu gây khó khăn cho các doanh nghiệp .Các doanh nghiệp phải tìm hiểu thông tin đồng thời đưa ra các giải pháp thích hợp để giúp công ty thích nghi với những thay đổi này. Bên cạnh đó là sự gia tăng sức ép cạnh tranh từ các công ty nước ngoài khi Việt Nam gia nhập WTO cũng tác động không nhỏ tới hoạt động của các doanh nghiệp. Những khó khăn trên đòi hỏi doanh nghiệp phải có những nỗ lực rất lớn, nhạy bén voi sự biến động của thi trừơng moíư giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
- Thị trường trong nước có nhiều biến động phức tạp, nhất là mặt hàng xe đạp xe máy trong khi thị trường nước ngoài của công ty hầu như không có. Việc tiêu thụ vật tư cũng gặp nhiều khó khăn do thị trường không ổn định. Giá cả giảm liên tục do cạnh tranh.
2.2.2. Tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn của công ty
Khi tiến hành xem xét tình hình hoạt động của một doanh nghiệp, ta không thể không xét đến tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp đó. Bởi bất kỳ doanh nghiệp nào để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều cần phải có vốn. Vốn được coi là tiền trong lĩnh vực kinh doanh góp phần đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vấn đề ở chỗ phải quản lý và sử dụng chúng thế nào để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Xuất phát từ đặc điểm trên, ta đi vào xem xét tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn để hiểu về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech.
2.2.2.1. Tình hình sử dụng tài sản của công ty.
Công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech có đặc điểm sản xuất kinh doanh là thiên về kinh doanh thương mại và dịch vụ, cho nên ta dễ dàng nhận thấy cơ cấu tài sản của công ty nghiêng về phần tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Cụ thể như sau:
Qua nghiên cứu chi tiết cơ cấu tài sản của công ty ở bảng sau, ta thấy:
BẢNG 1: CƠ CẤU TÀI SẢN
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng
số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
%
A. TSLĐ & ĐTNH
19495089721
90,01
14254262414
81,80
-5240827307
-26,88
1. Tiền
1132372433
5,81
993371805
6,97
-139000628
-12,28
2. Các khoản phải thu
5003658089
25,67
6262409896
43,93
1258751807
25,16
3. Hàng tồn kho
4234584141
21,72
5051651139
35,44
817066998
19,30
4. TSLĐ khác
7652263058
39,25
1946829574
13,66
-5705433484
-74,56
5. Chi sự nghiệp
1472212000
7,55
0
0,00
-1472212000
-100,00
B. TSCĐ & ĐTDH
2163779071
9,99
3171608658
18,20
1007829587
46,58
1. TSCĐ
2117852120
97,88
2955377395
93,18
837525275
39,55
2. Chi phí XDCB dở dang
45926951
2,12
216231263
6,82
170304312
370,82
Tổng tài sản
21658868792
100,00
17425871072
100,00
-4232997720
-19,54
( nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2006)
Thứ nhất: Tổng tài sản của công ty năm 2006 giảm so với năm 2005 là 4.232.997.720 đồng với tỷ lệ giảm là 19,54%. Sở dĩ có sự giảm sút như trên là do bộ phận tài sản lưu động của công ty năm 2002 giảm so với năm 2005. Cụ thể là năm 2002, lượng tài sản lưu động giảm 5.240.827.307 đồng tương ứng giảm 26,88%. Nguyên nhân của việc giảm tài sản lưu động này là do lượng vốn bằng tiền của công ty giảm. So với năm 2005, năm 2006 bộ phận này giảm tới 139.000.628 đồng (giảm 12,28%). Tuy sự giảm bộ phận này chỉ có ý nghĩa tại thời điểm đánh giá, song điều này cho thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2006 là kém hơn so với năm 2005. Bên cạnh đó, bộ phận tài sản khác và chi sự nghiệp cũng đều giảm. Đối với tài sản lưu động khác, ta thấy năm 2006 bộ phận này giảm tới 5.705.433.484 đồng (giảm 74,56%) so với năm 2005. Giảm nhiều nhất là chi sự nghiệp, đây là bộ phận giảm tới 100%. Khác với các khoản trên, năm 2006 là năm gia tăng các khoản phải thu và hàng tồn kho của công ty. Thật vậy, lượng hàng tồn kho của công ty tăng mạnh từ 4.234.584.141 đồng năm 2005 lên 5.051.651.139 đồng năm 2006 với tỷ lệ tăng là 19,3%. Tuy nhiên ta có thể giải thích nguyên nhân của hiện tượng này là do trước ngày 31/12/2006 công ty vừa nhập về số lượng lớn vật tư, xe máy chưa kịp đưa ra tiêu thụ. Khác với lượng hàng tồn kho, các khoản phải thu của công ty tăng lên chứng tỏ việc tổ chức công tác thanh toán của công ty chưa tốt, khả năng thu hồi vốn chậm dẫn tới tình trạng vốn của công ty bị các đối tác chiếm dụng khá lớn. Ta có thể thấy năm 2006 các khoản phải thu của công ty tăng lên rất nhiều, tăng tới 1.258.751.807 đồng (tăng 25,16%).
Nếu như năm 2006 ở công ty bộ phận tài sản lưu động giảm thì ngược lại bộ phận tài sản cố định và đầu tư dài hạn lại tăng đáng kể so với năm 2005. Cụ thể là năm 2006, công ty đã đầu tư thêm vào làm bộ phận này tăng thêm 46,58% (1007829587 đồng).Trong đó ta có thể thấy tài sản cố định tăng 39,55% (837.525.275 đồng), chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng 170.304.312 đồng (370,82%). Sự gia tăng này chứng tỏ công ty đã chú trọng hơn vào công tác đổi mới trang thiết bị, nhà xưởng…Hy vọng điều này sẽ giúp cho công ty làm tốt hơn nữa công tác sản xuất kinh doanh của mình.
Một điều có thể thấy là tuy bộ phận tài sản cố định và đầu tư dài hạn có tăng song tổng tài sản của công ty không vì thế mà không giảm, điều này cho thấy công ty có sự giảm sút về quy mô.
Thứ hai: Về cơ cấu tài sản: Ta thấy rất rõ là trong hai năm 2005- 2006 cơ cấu tài sản của công ty đều nghiêng về phần tài sản lưu động (năm 2005 bộ phận này chiếm 90,01%, năm 2006 chiếm 81,80%). Trong cơ cấu của tài sản lưu động ta thấy sự thay đổi lớn nhất trong hai năm là: trong khi năm 2005 lượng tài sản lưu động khác chiếm tỷ trọng lớn nhất (39,25%) thì sang năm 2006, lượng tài sản này chỉ còn chiếm 13,66%, thay vào đó các khoản phải thu tăng lên chiếm tỷ trọng cao nhất (43,93%). Cơ cấu trong tài sản cố định và đầu tư dài hạn không có sự thay đổi lớn đáng kể.
2.2.2.2. Tình hình sử dụng nguồn vốn của công ty .
Đối với mỗi doanh nghiệp, việc phân tích tình hình sử dụng nguồn vốn sẽ giúp cho các nhà đầu tư, đối tác, bạn hàng…có cái nhìn đúng đắn về cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Điều này là rất quan trọng với cả công ty lẫn các đơn vị quan tâm đến,bởi lẽ nó giúp cho các đơn vị đó đưa ra quyết định có nên đầu tư hay cộng tác với doanh nghiệp nữa không. Bởi lẽ khi doanh nghiệp có cơ cấu nguồn vốn nghiêng quá nhiều về bên nợ thì chứng tỏ doanh nghiệp đó không an toàn về mặt tài chính và ngược lại.
Công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech , việc phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng rất cần thiết. Qua bảng 2 (cơ cấu nguồn vốn) ta thấy:
Công ty Cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ Detech có vốn pháp định 25 tỷ VNĐ, doanh số trung bình của 3 năm 2004 ,2005,2006 là 298 tỷ đồng.
Bảng 2: Tổng số tài khoản qua 3 năm :2004,2005và 2006
Thông số
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1.Tổng số tài khoản
21.556.760.955
127.820.461.513
168.324.808
2.Tài sản lưu động
17.156.509.301
122.709.725.869
158.876.431.332
3.Tổng tài sản nợ
21.553.760.955
127.820.461.513
168.324.808.804
4.Nợ phải trả trong kỳ
18.552.296.384
155.370.062.257
161.160.948.677
5.Nguồn vốn chủ sở hữu
3.001.464.611
12.450.399.256
7.163.860.127
6.Nguồn vốn kinh doanh
1.442.299.686
2.208.554.004
2.127.063.364
7.Nộp ngân sách nhà nước
4.590.198.595
65.466.694.806
65.462.638.685
8.Lợi nhuận
239.543.856
9.679.829.908
10.000.000.000
Các giải pháp huy động vốn:
Công ty Detech huy động vốn thông qua tín dụng với Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. Tổng số tiền tín dụng được cấp đến thời điểm này là 43 tỉ đồng. Là một Công ty có quy mô tương đối lớn và đang trên đà phát triển, Công ty Detech đã làm tăng vốn của mình lên tới hơn 108 tỉ đồng. Nguồn vốn được phân chia thành vốn tài sản cố định như nhà xưởng, nhà kho… và một phần dùng làm vốn kinh doanh.
2.2.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
Song song với việc tiến hành xem xét tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn của công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech , ta tiến hành nghiên cứu một số chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh để có cái nhìn chính xác nhất về sự hoạt động của công ty trong hai năm 2005- 2006.
Qua thực tế sản xuất kinh doanh của công ty trong hai năm gần đây:
BẢNG 3: KẾT QUẢ SẢN XUẤT- KINH DOANH CỦA CÔNG TY 2005- 2006
Đơn vị tính: đồng
STT
Chỉ tiêu
đơn vị tính
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
1
Giá trị sản xuất công nghiệp
đồng
5393108947
4514145435
-878963512
2
Tổng doanh thu (từ các hoạt động)
đồng
60600269533
47607916525
-12992353008
Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh
đồng
60154042115
47387773325
-12766268790
Doanh thu từ hoạt động tài chính
đồng
332715736
165737001
-166978735
Doanh thu từ hoạt động bất thường
đồng
113511682
54406199
-59105483
3
Tổng chi phí (từ các hoạt động)
đồng
60594884973
47597671592
-12997213381
Chi phí từ hoạt động kinh doanh
đồng
60164996879
47178490149
-12986506730
Chi phí từ hoạt động tài chính
đồng
429734267
418956443
-10777824
Chi phí từ hoạt động bất thường
đồng
153827
225000
71173
4
Nộp thuế nhập khẩu
triệu đồng
6645
929
-5716
5
Phải nộp ngân sách
triệu đồng
152
152
0
6
Bình quân lao động trong kỳ
người
86
80
-6
7
Thu nhập bình quân tháng
đồng/ người
845000
882000
37000
8
Kim ngạch xuất khẩu
USD
0
84000
84000
9
Kim ngạch nhập khẩu
USD
1950000
1701000
-249000
10
Xe đạp sản xuất và tiêu thụ
chiếc
10450
8924
-1526
11
xe máy bán được
chiếc
2759
3761
1002
12
Tổng lợi nhuận trước thuế
đồng
5384560
10244933
4860373
lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
đồng
-10954764
209283176
220237940
lợi nhuận từ hoạt động tài chính
đồng
-97018531
-253219442
-156200911
lợi nhuận từ hoạt động bất thường
đồng
113357855
54181199
-59176656
13
Tổng lợi nhuận sau thuế
đồng
3661501
6966554
3305053
- Giá trị sản xuất công nghiệp của công ty năm 2006 giảm so với năm 2005 là 878.963.512 đồng ứng với tỷ lệ giảm 25,8%. Đây là số giảm khá lớn, nguyên nhân do tình hình tiêu thụ xe đạp- mặt hàng sản xuất của công ty- gặp khó khăn khiến doanh thu mặt hàng này giảm.
- Tổng doanh thu từ các hoạt động của công ty cũng giảm, hơn nữa số giảm lại khá lớn,tới 12.992.353.008 đồng. Chỉ trong vòng có hai năm mà doanh thu của công ty giảm nhiều như vậy cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty gặp khó khăn. Doanh thu giảm cùng với việc tổng vốn của công ty cũng giảm chứng tỏ quy mô sản xuất kinh doanh của công ty bị thu hẹp.
- Thuế nhập khẩu mà công ty phải nộp nhà nước năm 2006 giảm 5.716 triệu đồng so với chủ yếu do kim ngạch nhập khẩu của công ty thấp hơn năm 2005. Thật vậy, do tình hình thị trường về mặt hàng nhập khẩu (xe máy, vật tư…) gặp khó khăn nên kim ngạch nhập khẩu của công ty năm 2006 giảm tới 249.000 USD. Kim ngạch xuất khẩu của công ty đã được cải thiện, công ty đã xuất được trị giá 84.000 USD trong năm 2006. Điều này chứng tỏ sự cố gắng không ngừng của phòng xuất nhập khẩu cũng như của công ty.
- Trong năm 2006 này công ty đã cắt giảm bớt số lao động dôi dư, đồng thời lại quan tâm đến việc cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên công ty. Nhìn vào thu nhập bình quân năm 2006, ta thấy chỉ tiêu này tăng so với năm 2005 là 37.000 đồng /người trong một tháng. Tuy mức tăng này còn khiêm tốn song nó cũng thể hiện sự quan tâm của ban lãnh đạo tới các cán bộ công nhân viên trong công ty. Việc công ty thực hiện cắt giảm bớt số lao động dôi dư đã góp phần tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh.
- Tình hình tiêu thụ các mặt hàng chủ yếu của công ty chịu nhiều biến động từ phía thị trường. Mặt hàng xe đạp- vốn là mặt hàng truyền thống của công ty ngay từ những ngày đầu thành lập- số lượng sản xuất và tiêu thụ năm 2006 giảm so với năm 2005 tới 1526 xe. Điều này chủ yếu do tình hình thị trường về mặt hàng này hiện nay cung nhiều cầu ít, mặt khác công ty cũng chưa có sự cải tiến đáng kể nào giúp cho mặt hàng này đứng vững. Quả thật vậy, trong khi thị trường xe đạp trong nước cạnh tranh rất dữ dội với đa dạng mẫu mã, kiểu dáng, giá cả của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, thậm chí cả tư nhân làm hàng giả…thì công ty vẫn chưa có biện pháp nào hiệu quả để bảo vệ và nâng cao thương hiệu cho sản phẩm xe đạp của mình. Thực tế cho thấy để thu được lợi nhuận từ mặt hàng xe đạp này đòi hỏi công ty phải sản xuất và bán được trên 10.500 xe, bởi đây mới chỉ là điểm hoà vốn của mặt hàng này. Do đó công ty phải tích cực tìm giải pháp khắc phục vấn đề này. Bên cạnh đó, tình hình tiêu thụ xe máy trên thị trường cũng diễn biến tương đối phức tạp. Tuy vậy, bất chấp sự khó khăn từ phía thị trường, năm 2006 công ty vẫn tận dụng mọi cơ hội kinh doanh và đã tiêu thụ được một lượng xe máy tăng so với năm 2005 là 1002 xe.
- Với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty như đã trình bày ở trên ta thấy: Năm 2006 lợi nhuận của công ty đã tăng lên đạt 10.244.933 đồng so với 5.384.560 đồng năm 2005. Trong khi quy mô sản xuất bị thu hẹp mà lợi nhuận của công ty lại tăng thì đây là điều đáng mừng.Tuy nhiên, phải khẳng định rằng lợi nhuận của công ty như vậy vẫn còn quá thấp. Hy vọng với sự nỗ lực của toàn bộ các thành viên trong công ty lợi nhuận của công ty sẽ được nâng cao hơn nữa để xứng đáng với tên tuổi mà công ty đã tạo dựng trên thị trường từ bao năm nay.
2.3.1. Thực trạng tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ detech trong hai năm 2005- 2006
2.3.1.1.Tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận của công ty
Kế hoạch lợi nhuận là một chỉ tiêu rất quan trọng. Thông qua việc lập kế hoạch lợi nhuận, các doanh nghiệp sẽ có những bước đi sao cho phù hợp nhất để thực hiện lợi nhuận trong năm. Từ đó xem xét tình hình thực hiện lợi nhuận của doanh nghiệp có đạt được hay không so với kế hoạch đã đặt ra. Đối với các doanh nghiệp, kế hoạch lợi nhuận cho năm nay được đặt ra từ năm trước dựa vào tình hình thực tế năm đó.
Tại công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ DETECH , tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận được diễn ra như sau:
Năm 2005 là năm đánh dấu sự yếu kém của công ty (có thể coi là nhất từ trước đến nay) khi lợi nhuận đạt được chỉ vẻn vẹn có 5.384.560 đồng. Nếu so với năm 2000 lợi nhuận của công ty là 14 triệu đồng, thì con số này thật quá ít ỏi, sự sụt giảm lợi nhuận này khá nguy hiểm đối với hoạt động của công ty. Tuy vậy, bất chấp sự sụt giảm về lợi nhuận năm 2005, năm 2006 công ty đề ra kế hoạch lợi nhuận là 30 triệu đồng. Kế hoạch này tuy cao so với thực tế năm trước song nếu đem so với các doanh nghiệp khác cùng ngành thì nó vẫn còn khá khiêm tốn. Sở dĩ công ty đưa ra kế hoạch lợi nhuận này chủ yếu dựa vào tình hình thực hiện lợi nhuận thực tế năm 2005 của các đơn vị trực thuộc và diễn biến nhu cầu thị trường về các mặt hàng sản xuất kinh doanh của công ty, cụ thể theo bảng 4 “Kế hoạch lợi nhuận của công ty” ta thấy như sau:
- Đối với phòng xuất nhập khẩu: công ty dự kiến phòng này sẽ thu về cho công ty 15.000.000 đồng lợi nhuận trong năm 2006. Để làm được điều này đòi hỏi doanh thu của phòng từ các mặt hàng chủ yếu như thép inốc… phải cao.
- Phòng kinh doanh vật tư: Do mặt hàng chủ yếu của phòng là thép lò xo chuyên phục vụ sản xuất là chính cho nên mục tiêu lợi nhuận không được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên trước đây vật tư nhập về chủ yếu bán cho các công ty thành viên trong liên hiệp, thì hiện nay do liên hiệp giải thể nên việc tiêu thụ trở nên khó khăn hơn, công ty buộc phải cạnh tranh nhiều hơn. Năm 2006, kế hoạch lợi nhuận cho phòng này là 5.000.000 đồng.
- Trước tình hình thực tế năm 2005 và nhận định tình hình năm 2006, công ty thấy rằng mặt hàng xe đạp hiện nay đang gặp khó khăn trong tiêu thụ. Điều này chủ yếu do nhu cầu xe đạp trên thị trường ngày càng giảm đi, trong khi đó cung về mặt hàng này lại ngày một tăng. Thị trường xe đạp hiện nay rất phong phú, đa số người tiêu dùng vẫn ưa chuộng sản phẩm của Trung Quốc, Nhật hơn vì mẫu mã, kiểu dáng và giá cả của sản phẩm. Mặt hàng xe đạp sản xuất trong nước trong đó có sản phẩm của công ty để tìm được chỗ đứng trên thị trường quả không phải dễ. Năm 2005 mặt hàng này đã không đem lại lợi nhuận cho công ty, trước thực tế đó, công ty đã không đề ra kế hoạch lãi cho phòng kinh doanh xe đạp năm 2006.
- Có thể nói, đơn vị kinh doanh thành công nhất là văn phòng. Với mặt hàng kinh doanh là nhôm, tuy công ty chưa đề ra kế hoạch lợi nhuận song đơn vị vẫn đem lại cho công ty 36.049.858 đồng lợi nhuận năm 2005.
Qua thực tế tình hình kinh doanh năm 2005 của các phòng, công ty đã giao kế hoạch lợi nhuận cho từng phòng sau đó tổng hợp thành lợi nhuận toàn công ty là 30.000.000 đồng. Tuy nhiên, trong năm 2006 công ty thực tế chỉ đạt được 10.244.933 đồng lợi nhuận, tức là thực hiện được có 35% kế hoạch đề ra. Để có cái nhìn chính xác nhất về vấn đề này ta đi sâu vào nghiên cứu tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty trong năm 2006.
b. Lợi nhuận trong mối quan hệ với chi phí – giá thành
Chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những khoản chi phí để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp. Đó là những khoản chi ra với mong muốn thu lợi về sau. Đối với các doanh nghiệp, họ đều mong muốn lợi nhuận thu về cao nhất với chi phí bỏ ra thấp nhất. Bởi vậy, vấn đề tiết kiệm hay tối thiểu hoá chi phí trong kinh doanh là mong muốn của tất cả các
2.3.2 Thực trạng tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty trong hai năm 2005- 2006.
Lợi nhuận của công ty thường được xem xét ở hai khía cạnh trước và sau khi thực hiện nghĩa vụ với nhà nước (nộp thuế thu nhập doanh nghiệp). Trên cơ sở đó, khi đi vào nghiên cứu thực trạng tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty, ta tập trung xem xét hai đối tượng là lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế.
2.3.2.1 Tình hình thực hiện lợi nhuận trước thuế của công ty
BẢNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
Số tiền
%
lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
-10954764
209283176
220237940
-2010,43
lợi nhuận từ hoạt động tài chính
-97018531
-253219442
-156200911
161,00
lợi nhuận từ hoạt động bất thường
113357855
54181199
-59176656
-52,20
Tổng lợi nhuận trước thuế
5384560
10244933
4860373
90,26
Ta nhận thấy ngay một tín hiệu đáng mừng đối với công ty là tổng lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2006 tăng mạnh tới 90,26% so với năm 2005. Để xem xét chi tiết sự thay đổi đáng mừng đó ta đi vào nghiên cứu các thành phần cấu thành nên tổng lợi nhuận trước thuế. Đó là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ hoạt động bất thường.
* Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Là bộ phận có ảnh hưởng xấu nhất tới tổng lợi nhuận trước thuế của công ty. Năm 2005 bộ phận này vốn dĩ đã bị âm 97.018.531 đồng, đến năm 2006 lại còn thấp hơn nữa là âm 253.219.442 đồng. Tỷ lệ giảm qua hai năm tới 161%. Xem xét kỹ ta thấy lợi nhuận hoạt động tài chính của công ty bị âm do thu nhập không đủ bù đắp chi phí. Thu nhập từ hoạt động tài chính của công ty chủ yếu là số tiền thu về từ các khoản lãi tiền gửi và chênh lệch tỷ giá. Chi phí hoạt động tài chính chủ yếu là chi trả lãi vay ngân hàng. Nếu so với năm 2005 thì cả thu nhập lẫn chi phí hoạt động tài chính của công ty năm 2006 đều giảm, nhưng tốc độ giảm thu nhập lại lớn hơn tốc độ giảm chi phí rất nhiều. Điều này giải thích tại sao lợi nhuận từ hoạt động này của năm 2006 lại thấp đến vậy.
** Lợi nhuận từ hoạt động bất thường năm 2006 cũng giảm so với năm 2005, tỷ lệ giảm là 52,2%. ở hoạt động bất thường này, với chi phí không đáng kể (năm 2005 là 153.827 đồng, năm 2006 là 225.000 đồng) thì sự sụt giảm chủ yếu thuộc về thu nhập bất thường. Với tình hình thực tế của công ty thì khoản thu nhập bất thường chủ yếu là hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi. Ta vẫn biết rằng lợi nhuận bất thường là những khoản thu không dự tính và mang tính chất không thường xuyên. Do đó vấn đề lợi nhuận bất thường tăng giảm qua các năm là điều có thể chấp nhận được.
*** Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: Đây là bộ phận chiếm vị trí quan trọng nhất trong tổng lợi nhuận. Đó cũng chính là trọng tâm công tác quản lý lợi nhuận của công ty. Năm 2006 là năm có thể coi là khá thành công của công ty trong việc thực hiện lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Thật vậy, trong khi hoạt động kinh doanh của công ty năm 2005 là lỗ 10.954.764 đồng, thì sang năm 2006 hoạt động này đem lại cho công ty 209.283.176 đồng lợi nhuận. So sánh hai năm với nhau ta thấy tốc độ tăng này rất đáng ngạc nhiên: tới 2010% với chênh lệch là 220.237.940 đồng.Để làm rõ hơn về điều này ta đi sâu vào phân tích lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu và chi phí.
a. Lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu tiêu thụ sản phẩm.
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá dịch vụ phản ánh kết quả của hoạt động bán hàng. Đây là nguồn thu chủ yếu để công ty bù đắp chi phí và có lãi. Trong hai năm 2005- 2006 công ty đã thực hiện được doanh thu tiêu thụ như sau:
Qua bảng mức biến động doanh thu tiêu thụ sản phẩm :
BẢNG 5: MỨC BIẾN ĐỘNG DOANH THU TIÊU THỤ SẢN PHẨM
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
chênh lệch
Số tiền
%
1.Tổng doanh thu
60240682113
47481968778
-12758713335
-21,18
2.Các khoản giảm trừ
86639998
94195453
7555455
8,72
Giảm giá hàng bán
719998
322727
-397271
-55,18
Hàng bán bị trả lại
85920000
93872726
7952726
9,26
3.Doanh thu thuần
60154042115
47387773325
-12766268790
-21,22
Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2005- 2006
So với năm 2005, năm 2006 tổng doanh thu của công ty sụt giảm khá nhiều, giảm tới 21,18%
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp tăng mức lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu tại công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech.docx