Luận văn Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam

Cơ cấu lãnh thổ của Nhật Bản cũng có sự thay đổi trong thời kỳ gần đây.Ở thời kỳ đầu, đầu tư của Nhật Bản tập trung chủ yếu vào các tỉnh phía nam, đặc biệt là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu chế xuất tại Thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu với các dự án khai thác dầu khí. Đây cũng là xu thế chung của dòng FDI vào Việt Nam, đầu thập kỷ 90 các tỉnh Đông Nam Bộ chiếm gần 62% tổng FDI của cả nước.

Từ số liệu bảng 9 cho ta thấy rằng, tính đến ngày 9/10/2001 thì TP Hồ Chí Minh là địa phương có số dự án đầu tư trực tiếp nhiều nhất của Nhật Bản tại Việt Nam với 121 dự án chiếm 38,1% tổng dự án của Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam ,đứng thứ hai là Hà Nội có 65 dự án 20,5% chiếm 24,1% số vốn. Hà Nội ,Nhật Bản có khá nhiều dự án lớn như dự án liên doanh với công ty công viên nhằm xây dựng “Làng văn hoá du lịch Việt –Nhật ”với tổng số với vốn 14,425 triệu USD, khu công nghiệp Sài Đồng, dự án liên doanh sản xuất xe máy Sirius với 24,25 triệu USD, liên doanh khách sạn Nikko Hà Nội với số vốn là 58,5 triệu USD Tiếp đó là Đồng Nai có 29 dự án chiếm 9,14%, Bình Dương có 22 dự án (6,94%), Hải Phòng: 20 dự án (6,31%).

doc84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1488 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c .Chiến tranh lạnh giữa Việt Nam với một số nước khác đã chấm dứt ,hiệp định hoà bình ở Pari về vấn đề Campuchia được ký kết tháng 10 năm 1991 .Quan hệ Việt Nam –Trung Quốc được bình thường hoá vào tháng 11-1991. Sang năm 1994, lượng vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam tăng lên một cách mạnh mẽ, đánh dấu một đợt bùng nổ vốn đầu tư của Nhật Bản .Đến năm 1994 tổng số dự án của Nhật Bản đã lên 68 với tổng số vốn đăng ký là 416,5 triệu USD gần gấp hai lần tổng số vốn của những năm trước.Năm 1994,Nhật Bản trở thành nước đứng thứ 5 có số vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam sau Đài Loan, Hồng Kông, Xingapo, Hàn Quốc. Riêng năm 1995, Nhật Bản có 50 dự án với số vốn đầu tư 1.303,2 triệu USD ,nâng tổng số vốn đầu tư lên 1719,7 triệu USD với 118 dự án. Năm 1995, Nhật Bản đã vươn lên đứng hàng thứ 3 trong số các nước đầu tư trực tiếp vào Việt Nam sau Đài Loan,Hồng Kông.Đợt bùng nổ vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản có nhiều nguyên nhân: Thứ nhất: một tong những nguyên nhân quan trọng nhất là Việt Nam đã đạt được nhiều thành côngtrong vấn đề quan hệ đối ngoại với các nước khác.Đặc biệt đáng chú ý là việc Mỹ xoá bỏ lệnh cấm vạn Việt Nam (2-1994) và việc Việt Nam ra nhập ASEAN vào tháng 7-1995.Hai sự kiện này đã đưa Việt Nam bước vào quá trìnhquốc tế hoá nền kinh tế ,hội nhập với thế giớivà khu vực. Thứ hai: Việt Nam đã cải thiện được rất lớn môi trường đầu tư nói chung .Sau hơn 10 năm thực hiện công cuộc đổi mớinền kinh tế ,kế hoạch 5 năm từ 1986-1995, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn ,có ý nghĩa quan trọng .Đặc biệt trong giai đoạn 1991-1997,tốc độ tăng GDP bình quân qua các năm là 8,2 % trong đó năm 1995 đạt tới 9,5%.Nông nghiệp hàng năm tăng 4,5% ,công nghiệp 13,5% ,kim ngạch xuất khẩu tăng 20% .Sản lượng lương thực tăng nhanh từ 21,5 triệu tấn (1990) lên 27,5 triệu tấn (1995). Những chuyển biến trên mặt trận lương thực đã góp phần quan trọng vào việc ổn định đời sống nhân dân và cải thiện cán cân xuất nhập khẩu>Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ :tỷ trọng công nghiệp và xây dựng cơ bản trong GDP đã tăng từ 22,6%(1990) lên 30,3% (1995), tỷ trọng dịch vụ từ 38,6% lên 42,5%, tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 40,6% xuống còn 36,2%.Cơ cấu các thành phần kinh tế trong GDP cũng có sự thay đổi từ quốc doanh hợp tác xã sang nền kinh tế đa thành phần Đồng thời nạn lạm phát cũng được hạn chế rất nhiều, đặc biệt đã đẩy lùi được siêu lạm phát từ 3 con số xuống còn 2 con số. Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn này cũng liên tục củng cố và hoàn thiện lại hệ thống pháp luật ,hệ thống các thủ tục hành chính trong quá trình đầu tư vào Việt Nam .Riêng luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng liên tục được điều chỉnh theo hướng ngày càng tự do thoáng đạt để thu hút vốn. Từ khi ra đời (12/1987) đến năm 1997 luật đầu tư đã được sửa đổi 3 lần vào 6/1990 , 12/1992 ,11/1996. nhìn chung môi trường đầu tư của Việt Nam trong giai đoạn này đã có sự tiến bộ đáng kể, các nhà đầu tư nói chung và Nhật Bản nói riiêng đã tin tưởng hơn về môi trường đầu tư ở Việt Nam. Thứ ba: do Nhật Bản thay đổi chính sách kinh tế đối ngoại của mình, hướng vào các nước châu á và đông nam á theo tinh thần học thuyết FUKUDA (1977). Thứ Tư: do tác động của chính nền kinh tế Nhật Bản đã làm cho việc đầu tư ra nước ngoài gia tăng mạnh mẽ. Đồng Yên tăng giá đã làm cho các công ty Nhật Bản tăng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài bởi vì sự tăng giá đồngYên hiện hành làm thay đổi triển vọng dài hạn cuả các công ty Nhật Bản, họ dự đoán rằng đồng Yên còn tăng giá cao hơn nữa và sẽ giữ vị trí một đồng tiền mạnh so với các đồng tiền khác trên thế giới. Triển vọng nói ở đây có nghĩa là giá trị tài sản tài chính và bất động sản ở nước ngoài sẽ thấp, giá thành sản xuất ở nước ngoài cũng thấp nếu tính bằng đồng Yên. Như vậy việc đồng Yên tăng giá là một trong những nguyên nhân quan trọng thúc đẩy việc gia tăng đầu tư của Nhật Bản vào châu á và Việt Nam . Thời kỳ khối lượng vốn đầu tư giảm và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á: Năm 1996, lượng vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam bắt đầu có xu hướng giảm, riêng năm 1996, Nhật Bản chỉ đầu tư vào Việt Nam 777,8triệu USD, so với năm 1995 thì rõ ràng là giảm đáng kể. đây là năm đánh dấu sự suy giảm vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam. Sang năm 1997, vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam tiếp tục giảm so với những năm trước, mặc dù có 54 dự án đầu tư vào nhưng chỉ đạt được 606triệu USD vốn đầu tư. Vốn đầu tư của bn vào Việt Nam giảm nhưng Nhật Bản vẫn là một trong những nước có khối lượng vốn đầu tư lớn vào Việt Nam, năm 1996 Nhật Bản đứng thứ tư trong số các nước đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Năm 1997, Nhật Bản đứng thứ hai vầ số dự án (sau Đài Loan: 64 dự án) và đứng thứ hai về số vốn đầu tư (sau Hồng Kông:695triệu USD). Như vậy ta có thể thấy, hiện tượng suy giảm lượng vốn đầu tư này là xu hướng chung của dòng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam. Năm 1998 là năm vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam giảm rất mạnh, chỉ có 17 dự án (đứng thứ tư về số dự án) với số vốn đầu tư là 177,5triệu USD (đứng thứ sáu về số vốn đầu tư ), chỉ bằng 31,5% về số dự án và bằng 29,3% số vốn đầu tư so với năm 1997. Nếu so sánh với năm 1995 năm có lượng vốn lớn nhất – thì khối lương vốn đầu tư năm 97 chỉ bằng 13,62% về số vốn. Theo đánh giá của những nhà chuyên môn, việc năm 1998 khối lượng vốn FDI của Nhật Bản vẫn đổ vào thị trường Việt Nam bởi lý do: các dự án dài hạn vẫn đang trog thơì gian hoạt động và đương nhiên Nhật Bản vẫn phải tiếp tục theo đuổi những dự án dó đến cùng. Lượng vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam năm 1998 giảm 70,71%so với năm 1997, trong khi đó lượng vốn FDI của Nhật Bản vào ASEAN chỉ giảm có 46% so với năm 1997. (nghiên cứu kinh tế số 272, tháng 1/2000) con số này ở Inđônêxia là 55,3% và Thái Lan là 23,4%. Sự suy giảm này cho ta thấy các nhà đầu tư Nhật Bản rất nhậy cảm với môi trường đầu tư Việt Nam. Mặc dù Thái Lan và Inđônêxia là những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất của cuộc khủng hoảng tài chinhs tiền tệ Châu á, nhưng sự suy giảm vốn ở hai thị trường này vẫn nhỏ hơn nhiều sự suy giảm vốn ở thị trường Việt Nam ,một nơi không bị ảnh hưởng nhiều bởi cuộc khủng hoảng.Điều này cho ta thấy người Nhật vẫn cho rằng Việt Nam là một thị trường có độ rủi ro cao,họ sự Việt Nam sẽ cũng bị lâm voà hiện tượng suy thoái kinh tế như các nớc khác trong khu vực . Năm 1999,lượng vố đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam còn giảm nhiều hơn ,chỉ có 13 dự án trong năm với số vốn 46,97 triệu USD, Nhật Bản đứng vị trí thứ 9 trong số các nước đầu tư vào Việt Nam. Hiện tượng giảm sút vốn đầu tư của Nhật Bản trước hết là do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ .Cuộc khủng hoảng đã làm cho nền kinh tế Nhật Bản và các nước ASEAN suy thoái nặng nề. ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á Thập kỷ 90, nền kinh tế lâm vào tình trạng dậm chân tại chỗ, cùng với nó là sự sụt giảm nhu cầu trong nước. Hy vọng phục hồi nền kinh tế của Nhật Bản chủ yếu trông cờ vào xuất khẩu, sự mất giá đồng Yên và khủng hoảng kinh tế khu vực đã hạn chế mức xuất khẩu của Nhật Bản làm cho nền kinh tế càng thêm trầm trọng. Sự phá giá của một số đồng tiền của một số nước trong khu vực Châu á đã tạo nên lợi thế xuất khẩu của khu vực này, làm cho xuất khẩu của Nhật Bản bị thu hẹp do vấp phải sự cạnh tranh gay gắt. Nhiều cơ sở sản xuất của Nhật Bản ở Inđônêxia, Thái Lan, Philippin ngừng hoạt động. Một số hãng chế tạo khác, các hãng hàng không Nhật Bản cũng phải chịu giảm bớt doanh thu nặng nề do kinh tế bấp bênh, ở Nhật Bản, tình hình kinh tế nghiêm trọng nhất là khu vực tài chính. Bởi vì từ khi thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán trong nước sụp đổ, các ngân hàng thường xuyên cung cấp vốn vay để hỗ trợ các tổ chức, công ty yếu kém với khoản vốn vay “nợ khó trả” lên tới 6.700 tỷ Yên (tương đương 620 tỷ UDS) chiếm 15% GDP tính đến đầu năm 1998. Sự đổ bể của một số công ty tài chính lớn (Ngân hàng Hokkaido Takushoku,công ty chứng khoán Yamaichi) cuối tháng 11-1997 là một hồi chuông báo động đối với các ngân hàngvề sự cho vay quá nhiều, chỉ tính đến tháng 3-1997, tổng số nợ quá hạn trong hệ thống ngân hàng Nhật Bản đã lên tới trên585.000 tỷ Yên(hơn 4.000 tỷ USD). Nợ quá hạn trên quy mô lớn đang có nguy cơ dẫn đến một cuộc khủng hoảng tín dụng trong hêi thống ngân hàng Nhật Bản ,nó đã đẩy các ngân hàng Nhật Bản vào tình trạng khó khăn .Gần 1/3 tổng số tiền cho vay ra nước nười của Nhật Bản là vào khu vực Đông Nam á và Đông á, trong đó vay chủ yêú bằng đồng Yên. Việc đồng Yên mất giákhông phải là điều tốt cho nền kinh tế suy yếu của Nhật Bản ,song nó có tác dụng làm giảm khó khăn tài chính chung,do vậy chỉ khi Nhật Bản khôi phục được nền kinh tế của mình thì cuộc khủng hoảng mới dễ dàng được khắc phục, các nước ASEAN mới có thể có vốn đầu tư mới. Hiện nay Nhật Bản đang phải giải quyết nhiều vấn đề hết sức khó khăn như tỷ lệ lạm phát cao ,hệ thống tài chính còn nhiều thiếu sót ,sức mua trong dân chúng giảm … Nhật Bản đã kiếm tìm nhiều giải pháp nhằm thoát khỏi tìnhtrạng suy thoái kinh tế và duy trì mức tăng trưởng kinh tế 2-3%. Tuy đã thực thi nhiều chính sách để phục hồi nền kinh tế nhưng Nhật Bản vẫn không thể đạt được mức tăng trưởng kinh tế như giai đoạn trước đây. Để thoát khỏi tình trạng xuống dốc của nền kinh tế, vừa qua chính phủ Nhật Bản đã có những quyết định kịp thời, đó là việc đưa ra chính sách kinh tế lớn .Theo các nhà phân tích kinh tế nếu chính sách và biện pháp được thực thi một cách triệt để thì nó sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy kinh tế Nhật Bản tăng trưởng và sớm thoát khỏi suy thoái cũng như cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á. Kế hoạch cái cách kinh tế bao gồm giảm chi tiêu của chính phủ, giảm thuế với tổng giá trị nên tới 16,65 nghìn tỷ Yên(xấp xỉ 127,92tỷ USD). Đây là khoản chi tiêu lớn nhất trong lịch sử nước Nhật nhằm cứu vãn nền kinh tế thoát khỏi tình trạng suy thoái nghiêm trọng .Việc cắt giảm thuế thu nhập còn nhằm mục đích kích cầu và thúc đẩy sản xuất. Mục tiêu của kế hoạch gồm 5 điểm chính: tăng chi phí cho các công trình công cộng, cắt giảm thuế cải cách thị trường tài chính, thị trường tài sảnvà hỗ ttrợ cho các nứơc Châu á đang bị khủng hoảng, việc thực hiện kế hoạch cải cách kinh tế của Nhật Bản được sự ủng hộ rất mạnh mẽ của các nước trên thế giới bởi lẽ sự phục hồi kinh tế Nhật Bản sẽ có lợi cho nền kinh tế khu vực. Do kinh tế suy thoái, nhu cầu lao động giảm, giá tăng mạnh, chỉ tiêu công cộng giảm, sự suy thoái của các kết cấu xã hội, khủng hoảng ở các công ty cùng với sự thắt chặt tín dụng (thiếu vốn) đang gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động ở một số nước trong khu vực. Sự thu hẹp về tài chính do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đã làm xẩy sinh nhiều khuynh hướng khácnhau như : vốn và quy môđầu tư nước ngoài giảm, thu nhập và các dịch vụ xã hội giảm, các nguy cơ gây ảnh hưởng đến giáo dục và ytế tăng nhanh.Tai một số nước Châu á có sự xáo chộn căn bản trật tự kinh tế - xã hội và chịu sức ép của khủng hoảng,gây khó khăn cho mục tiêu phát triển nền kinh tế đất nước . Do đó các nhà đầu tư nói chung và Nhật Bản nói riêng có phần nào lo ngại về sự mất ổn định kinh tế trong khu vực và Việt Nam ,lượng vốn đầu tư giảm là một tất nhiên . Năm 2000 ,đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam có thể khả quan hơn ,Nhật Bản đã có 19 dự án đầu tư có số vốn là 56,348 triệu USD.Mức độ đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam đã dần tâưng lên ,tuy nhiên so sánh với thời kỳ trước thì có lẽ đây mới chỉ là bước khởi đầu trở lại của quá trình đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam Khối lượng vốn FDI của Nhật Bản vào các nước ASEAN Năm 2000 ,vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam là 2751 trăm triệu Yên, đây là một con số khá lớn đối với Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế, nhưng nếu xét tổng thể khối lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thì con số này là khá nhỏ. Năm 1996 trước khi xẩy ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á mức đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam chỉ chiếm 0,2% tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp và 0,7% và Châu á.Để làm nổi bật đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam chúng ta nên đối chiếu so sánh với tổng lượng vốn đầu tư của Nhật Bản ra nước ngoài trong đó có các nước ASEAN . Theo bảng 4 ,ta thấy lượng vốn đầu tư của Nhật Bản vào các nước ASEAN giai đoạn này là rất nhỏ là 59.401 trăm triệu Yên( trong khi đó tổng lượng vốn là 619.166 trăm triệu Yên,tức là 9,5%),còn Việt Nam là 1.374 trăm triệu Yên (hay 56,348 triệu USD giai đoạn 1989-2000),chiếm 2,3% lượng vốn vào các nước ASEAN ,trong khi đó lượng vốn FDI của Nhật Bản tại Bắc Mỹ là 41,1%.Đây là một con số còn quá khiêm tốn so với tiềm lực sẵn có của các quốc gia này. Trong số các nước ASEAN thì Inđonêxia là nước nhận đầu tư của Nhật Bản lớn nhất chiếm 30,9%(18.357/59.403 trăm triệu Yên),sau là Thái Lan: 23,3%( 13,843 trăm triệu Yên ),Xingapo:19,8%(11.773 trăm triệu Yên),Malaixia:14,34%(8.522 trăm triệu Yên),Philippin:9,14%(5.432 trăm triệu Yên).Việt Nam là nước đứng ở vị trí thứ 6 trong khu ,so với các nước dẫn đầu thì đây là con số chênh lệch cũng rất nhiều, phải chăng đây là kết quả khiêm tốn, hy vọng trọng trong tương lai đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam sáng sủa hơn khi mà Việt Nam –một đất nước được coi là có môi trường đầu tư ổn định nhất hiện nay, ít chịu ảnh hưởng của những biến động thế giới. Khối lượng vốn đầu tư của Nhật Bản cũng rất nhỏ so với lượng vốn FDI chung của Việt Nam .Năm 1994, phần FDI của Nhật Bản ở thị ttrường Việt Nam là 5,5%, và tính đến hết năm 1996 chỉ đạt 11%, năm 1997: 27,6%. Bảng 4: FDI của Nhật Bản vào các nước ASEAN giai đoạn 1990-2000. Đơn vị tính:100 triệu Yên. Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 1990-2000 Brunây - - - - 15 15 - - - 2 - 32 Campuchia - - 4 1 - - - - - - - 5 Inđônêxia 1.615 1.628 2.142 952 1.808 1.548 2.720 3.085 1.378 1.024 457 18.357 Lào - - - - - - - - - - - - Malaixia 1.067 1.202 919 892 772 555 644 971 658 586 256 8.522 Myanmar 1 - - - 1 22 11 5 3 11 11 65 Philippin 383 277 210 236 683 692 630 642 485 688 506 5.432 Singapo 1.232 837 875 735 1.101 1.143 1.256 2.238 815 1.073 468 11.773 Thái Lan 1.696 1.107 849 680 749 1.196 1.581 2.291 1.755 910 1.029 13.843 Việt Nam 1 - 13 52 177 192 359 381 65 110 24 1.374 Tổng 5.995 5.051 5.012 3.584 5.306 5.363 7.201 9.613 5.159 4.404 2.751 59.403 Nguồn: Vụ quản lý dự án –Bộ kế hoạch đầu tư . Nhìn chung, khối lượng vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam gia tăng một cách mạnh mẽ, nhất là vào nửa thập kỷ 90. Mặc dù cuối thập kỷ 90 có sự giảm sút, nhưng khối lượng vốn đầu tư của Nhật Bản là một trong những nguồn lực quan trọng giúp Việt Nam phát triển kinh tế. Tuy nhiên lượng vốn còn nhỏ so với tiềm lực tài chính của Nhật Bản, so với đối tác nước ngoài khác và so với nhu cầu thị trường Việt Nam. b.Quy mô của dự án. Vấn đề cần chú ý khi bàn đến đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam đó là quy mô của dự án. Số liệu bảng 5 sẽ cho chúng ta hiểu rõ hơn điều này: Bảng 5: Quy mô dự án FDI của Nhật Bản tại Việt Nam Năm FDI chung tại Việt Nam FDI của Nhật Bản tại Việt Nam Dự án Vốn Vốn/dự án Dự án Vốn Vốn/dự án 1988 37 371,8 10.05 0 1989 68 562,5 8,3 1 0,6 0,6 1990 108 839 7,77 6 10,2 1,7 1991 151 1322,3 8,76 6 8 1,3 1992 197 2165 10,99 12 116,7 9,73 1993 269 2900 10,78 18 76,9 4,27 1994 343 3765,6 10,98 25 204,1 8,16 1995 411 7309 17,78 50 1303,2 26,06 1996 366 8836 24,14 56 777,8 13,89 1997 330 4500 13,64 54 606 11,2 1998 260 4058,6 15,61 17 177,5 10,4 1999 304 1566 5,15 13 46,97 3,6 2000 332 1926 5,8 9 56,348 2,97 6-2001 223 1054 4,76 Nguồn: (1) Tạp chí thị trường giá cả,tháng 7-2000. (2) Tạp chí phát triển kinh tế số 130-2001. Biểu đồ 3: Quy mô dự án FDI của Nhật Bản tại Việt Nam so với mức trung bình. Nhìn vào bảng 5 và biểu đồ 3, ta thấy quy mô một dự án đầu tư của Nhật Bản luôn nhỏ hơn nhiều so với mức chung bình. Riêng năm 1995, năm bùng nổ vốn đầu tư của Nhật Bản quy mô một dự án tăng vọt lên :26,06 triệu USD/dự án. Tuy nhiên Nhật Bản cũng có nhiều dự án có số vốn lớn như liên doanh kính asahi :125 triệu USD ,Fuitsu Việt Nam :198,8 triệu USD, liên doanh Toyota :90 triệu USD, xe máy Honda:104 triệu USD … (bảng 6) Bảng 6: Một số dự án đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam. Tên dự án Địa phương Mặt hàng sản xuất Vốn đầu tư (triệu USD ) KCN Bắc Thăng Long Hà Nội Xây dựng cơ sở hạ tầng 54 LD Toyota Việt Nam Vĩnh Phúc Xe ôtô 90 LD Sony Việt Nam Tân Bình Hàng điện tử 17 LD Thăng Long _Ton Hà Nội Xây dựng nền móng 3,5 Fuitsu Việt Nam Đồng Nai Linh kiện điện tử,máytính 198,8 Goshi Thăng Long Hà Nội Phụ tùng xe máy 13,7 LD Yamaha Co Hà Nội Lắp ráp xe gắn máy 80 Nguồn: VIR-Bộ kế hoạch và đầu tư Việt Nam . Phần lớn các dự án của Nhật Bản có quy mô vừa và nhỏ,thường là các dự án dễ thu hồi vốn và sử dụnh nhiều lao động.Các dự án của Nhật Bản có mức vốn nhỏ hơn 5 triệu USD chiếm 55,1% tổng số dự án FDI của Nhật Bản tại Việt Nam ,dự án án từ 5-10 triệu USD chiếm 19,35,dự án trên 10 triệu USD chiếm 25,65(Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản tháng 2/1999).Như vậy ta có thể thấy rằng ,người Nhật vẫn quan tâm nhiều đến nguồn lao động rẻ và nguồn tài nguyên sẵn cókkhi tham gia vào đầu tư tại Việt Nam ,và có lẽ các dự án có quy môvừa và nhỏphản ánh việc các nhà đầu tư Nhật Bản vẫn chưa thực sự tin tưởng vào sự ổn định ở thị thị trường Việt Nam.Một số nhà đầu tư Nhật Bản lại cho rằng cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn lạc hậu, trtình độ quản lý, tay nghề công nhân còn thấp do đó chưa Việt Nam chưa đủ điều kiện để tiếp nhận các dự án đầu tư có quy môlớn của Nhật Bản, thường là các dự án có công nghệ cao ,hiện đạ. Đây là vấn đề quan trọngchúng ta cần đặc biệt quan tâmtới nhằm tăng sưchấp dẫndt nước ngoài ở thị trường Việt Nam . Cơ cấu vốn đầu tư của Nhật Bản. Cơ cấu theo ngành: Nhìn chung cơ cấu vốn đầu tư của trực tiếp của nước ngoài vào một số quốc gia thờng phụ thuộc vào hai vấn đề :Thứ nhất là điều kiện tự nhiên xã hội và chính sách của nước sở tại.Thứ hai là mục đích đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.Đầu tư trực tiếp Nhật Bản tại Việt Nam cũng không nằm ngoài hiện tượng này. Thời gian đầu, người Nhật quan tâm nhiều các dự án về khai thác tài nguyên thiên nhiên và dịch vụ (bảng7). Bảng 7: Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam theo ngành tính đến 1994. Chuyên ngành Số dự án Tổng vốn đầu tư (Triệu USD) Tỷ lệ vốn đầu tư (%) Tổng dự án Nhật Bản Chung Nhật Bản Công nghiệp 492 40 3.838,2 175,4 4,6 Dầu khí 25 4 1.284,9 121,4 9,4 Nông -Lâm ngiệp 75 5 385,8 7,7 2,6 Ngư nghiệp 20 60,4 G.TVT Bưu điện 21 630,8 KSạn và du lịch 104 5 1.954,1 184,4 9,4 Dịch vụ 127 12 729,6 34,6 4,7 T.chính-Ngân hàng 12 176,6 Các ngành khác 51 Tổng số 930 66 9.554,0 528,8 5,5 Nguồn:Uỷ ban hợp tác và đầu tư . Theo số liệu bảng 7, ta thấy được nguồn vốn FDI của Nhật Bản vào lĩnh vực công nghiệp chỉ chiếm 4,6% tổng vốn FDI của nước ngoài tại Việt Nam ở lĩnh vực này, và chiếm 33% vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam. Trong khi đó ở lĩnh vực khách sạn và du lịch, con số này là 9,4%và 34,9%. Lĩnh vực dịch vụ chiếm 4,7% tổng số vốn FDI của Nhật Bản tại Việt Nam. Lĩnh vực thứ hai được Nhật Bản quan tâm là khai thác dầu khí chiếm tới 9,4%. Hiện tượng này xẩy ra có thể do các nguyên nhân sau:Thứ nhất là Nhật Bản –một quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, trong khi đó lại có lợi thế về vốn và công nghệ hiện đại .Có thể nói đây là một trong những chiến lược trong chính sách phát triển kinh tế của Nhật Bản trong giai đoạn sau.Thứ hai là Việt Nam có được nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, đặc biệt là dầu khí của Việt Nam rất phù hợp với các cơ sở sản xuất điện của Nhật Bản. Trong khi đó Việt Nam mới mở cửa, điều kiện cơ sở hạ tầng còn yếu kém, trình độ quản lý và tay nghề công nhan còn thấp, chưa thể đáp ứng được với những đ thuộc lĩnhvực chế tạo máy móc thiết bị, dự án có công nghệ hiện đại.Thứ ba là Việt Nam trong thời kỳ đầu xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa ,do đó để tận thu nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nên chúng ta còn phần ít quan tâm đến việc chú ý lựa chọn dự án cho phù hợp với yêu cầu xây dựng cơ cấu kinh tế . Thời gian sau, Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, cơ sở hạ tầng đã được cải thiện nhiều, trình độ quản lý và tay nghềcông nhân được nâng cao, đồng thời chính phủ Việt Nam chú trọng phát triển các ngành sản xuất hướng vào xuất khẩu và sản xuất thay thế hàng nhập khẩu. Về phía Nhật Bản, nhằm khai thác lợi thế về nguồn nhân công nhiều và rẻ ở Việt Nam, khai thác thị trường tiềm năng của Việt Nam và khai thác lợi thế của Nhật Bản về công nghệ, vốn, Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam có chiều hướng tăng các ngành công nghiệp chế tạo. Do đó đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam có sự thay đổi lớn . Bảng 8: Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam theo ngành . (Tính đến 9/10/2001) Ngành Số dự án Tổng số vố đầu tư (USD) vốn Thực hiện (USD) Doanh thu (USD) Lao động (người) Công nghiệp nặng 128 2072242849 1118333371 5469019052 28542 Dỗu khí 1 470000000 628663260 0 270 DXhạ tầng KCN-KCX 1 53228000 23107000 10169623 128 Công nghiệp nhẹ 64 350285027 262910350 331521516 7856 C.N thực phẩm 19 133352186 108157649 243228303 2535 Nông -Lâm nghiệp 16 46934000 34662110 96454503 1260 Khách sạn –Du lịch 7 115588361 76818358 7565899 966 Dịch vụ 24 30411114 16279910 15704865 1129 XD văn phòng-căn hộ 12 166693464 136732452 51864605 351 GTVT-Bưu điện 15 478990330 77097767 102364841 871 Xây dựng 13 418572620 370494047 90841346 1106 Văn hoá-Ytế-Giáo dục 9 36385746 24803742 50930312 863 Thuỷ sản 5 20063830 16618691 39891478 2030 Tài chính –Ngân hàng 3 51000000 49200000 5588601 41 Tổng số 317 4020777572 2943878707 6515144944 47948 Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư ,Vụ quản lý dự án, ngày 9/10/2001. Theo bảng 8 ta thấy FDI của Nhật Bản đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp nhiều nhất chiếm tới 2/3 số dự án và 3/4số vốn đầu tư. Trong lĩnh vực công nghiệp chiếm hơn 65 % số dự án, 81,5% tổng số vốn đầu tư, trong đó công nghiệp nặng có nhiều dự án nhất :128 dự án chiếm hơn 40 % tổng số vốn FDI của Nhật Bản và cũng có số vốn nhiều nhất (2072242849 USD chiếm 51,5% tổng số vốn). Điều đó cũng khẳng định được Nhật Bản có ưu thế rất lớn về vốn lớn,những ngành mang hàm lượng khoa học kỹ thuật cao mà Nhật Bản đã góp phần làm nên thành công trong quá trình phát triển kinh tế, đưa Nhật Bản trở thành cường quốc về kinh tế cạnh tranh cùng với Mỹ và Tây Âu và đây cũng chính là ngành mà Việt Nam cũng rất cần khi thực hiện đường lối đổi mới kinh tế đất nước.Công nghiệp nhẹ cũng được Nhật Bản rất quan tâm, tổng số có 64 dự án, nhưng chỉ chiếm 0,13% về số vốn. Có thể nói rằng công nghiệp nhẹ tuy có nhiều dự án, nhưng quy mô của từng dự án là rất nhỏ, các dự án chỉ khai thác nguồn lao động dồi dào của Việt Nam. Ngành dịch vụ cũng được Nhật Bản đầu tư, có 24 dự án với số vốn 30441114 USD chiếm 7,5% về số dự án và 0,75% về số vốn, cũng như công nghiệp nhẹ ,quy mô của dự án cũng rất nhỏ chưa thực sự tương xứng với tiềm năng sẵn có mà Việt Nam cũng được coi là một trong những thị trường hấp dẫn cho ngành dịch vụ phát triển . Nhìn chung, đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam theo ngành được phân bố không đồng đều, có ngành thì đầu tư rất nhiều, có ngành lại được đầu tư rất ít ,chưa được Nhật Bản thực sự quan tâm, các dự án đầu tư có số vốn cũng không đồng đều. Đây thực sự là vấn đề đặt ra cho Việt Nam trong thời gian tới ,cần có điều kiện thuận lợi hơn nữa không chỉ riêng đối với các nhà đầu tư Nhật Bản mà còn đối với các nhà đầu tư nước ngoài nói chung tại Việt Nam. Cơ cấu FDI theo lãnh thổ. Cơ cấu lãnh thổ của Nhật Bản cũng có sự thay đổi trong thời kỳ gần đây.ở thời kỳ đầu, đầu tư của Nhật Bản tập trung chủ yếu vào các tỉnh phía nam, đặc biệt là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu chế xuất tại Thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu với các dự án khai thác dầu khí. Đây cũng là xu thế chung của dòng FDI vào Việt Nam, đầu thập kỷ 90 các tỉnh Đông Nam Bộ chiếm gần 62% tổng FDI của cả nước. Từ số liệu bảng 9 cho ta thấy rằng, tính đến ngày 9/10/2001 thì TP Hồ Chí Minh là địa phương có số dự án đầu tư trực tiếp nhiều nhất của Nhật Bản tại Việt Nam với 121 dự án chiếm 38,1% tổng dự án của Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam ,đứng thứ hai là Hà Nội có 65 dự án 20,5% chiếm 24,1% số vốn. Hà Nội ,Nhật Bản có khá nhiều dự án lớn như dự án liên doanh với công ty công viên nhằm xây dựng “Làng văn hoá du lịch Việt –Nhật ”với tổng số với vốn 14,425 triệu USD, khu công nghiệp Sài Đồng, dự án liên doanh sản xuất xe máy Sirius với 24,25 triệu USD, liên doanh khách sạn Nikko Hà Nội với số vốn là 58,5 triệu USD … Tiếp đó là Đồng Nai có 29 dự án chiếm 9,14%, Bình Dương có 22 dự án (6,94%), Hải Phòng: 20 dự án (6,31%). Sự chuyển biến trên đây là do các nhà đã có sự điều chỉnh chính sách, biện pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những vùng cần được đầu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100232.doc
Tài liệu liên quan