Mục lục. 1
Mở đầu. 3
PHẦN I. TIÊU THỤ SẢN PHẨM - NHIỆM VỤ QUAN TRỌNG HÀNG ĐẦU CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I. Quan niệm và vai trò của tiêu thụ sản phẩm. 5
1. Các quan niệm. 5
2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm. 6
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm. 7
1. Các nhân tố về cầu. 7
2. Các nhân tố về cung. 8
3. Các nhân tố khác thuộc môi trường vĩ mô. 11
III. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm. 13
1. Sản lượng tiêu thụ sản phẩm. 13
2. Doanh thu tiêu thụ. 13
3. Tổng doanh thu. 13
4. Các khoản giảm trừ và thuế đầu ra. 13
5. Kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm từ thị trường. 14
6. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ chung. 14
7. Hệ số chi phí phục vụ bán hàng. 14
8. Số vòng quay vốn tồn kho. 15
9. Kỳ thu tiền bình quân. 15
10. Số vòng quay toàn vốn. 15
11. Chỉ số doanh lợi tiêu thụ. 16
12. Số vòng quay vốn lưu động. 16
13. Thời gian của một vòng luân chuyển. 16
14. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động. 16
IV. Nội dung của tiêu thụ sản phẩm. 16
1. Nghiên cứu thị trường. 17
2. Hoạch định chiến lược tiêu thụ sản phẩm. 19
3. Tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm. 26
4. Đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm. 27
V. Đặc điểm về sản phẩm giầy. 28
PHẦN II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY GIẦY THƯỢNG ĐÌNH
I. Khái quát về Công ty giầy Thượng Đình. 31
1. Quá trình hình thành và phát triển công ty. 31
2. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty có ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm.
33
II. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm ở Công ty giầy Thượng Đình. 41
1. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 03 năm qua. 41
2. Phân tích tình hình thị trường. 46
2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm chung toàn công ty. 46
2.2. Phân tích tình hình doanh thu tiêu thụ sản phẩm chung. 49
2.3. Phân tích tình hình lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm chung. 52
2.4. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm trên các thị trường. 54
2.5. Phân tích tình hình tiêu thụ theo mùa vụ. 56
III. Đánh giá chung về hoạt động tiêu thụ. 58
1. Ưu điểm. 58
2. Nhược điểm. 62
PHẦN III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY GIẦY THƯỢNG ĐÌNH
I. Tăng cường quản lý bằng công cụ kế hoạch. 66
II. Thành lập bộ phân chuyên trách Marketing. 71
III. Tìm kiếm và phân tích các phân đoạn thị trường. 75
IV. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho người lao động, nhân viên hoạt động tiêu thụ.
78
V. Nâng cao phương thức tiêu thụ sản phẩm và tăng cường các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.
80
Kết luận. 84
Tài liệu tham khảo. 85
84 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1816 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ tại Công ty giầy Thượng Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng việc lựa chọn và xác định các biện pháp tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức kỹ thuật và các biện pháp khác để tác động một cách có hệ thống đến tập thể người lao động, thông qua họ tác động đến các yếu tố vật chất của sản xuất.
Bộ máy quản lý của công ty đứng đầu là Giám đốc chịu sự giám sát của Hội đồng công ty. Giám đốc là người đại diện cho Nhà nước và cán bộ công nhân viên chức quản lý công ty theo chế độ một thủ trưởng có quyền quyết định việc điều hánh công ty theo kế hoạch, chính sách, pháp luật của Nhà nước và Đại hôi công nhân viên chức công ty.
Giám đốc có quyền tổ chức bộ máy quản lý sao cho gọn nhẹ, phù hợp với trách nhiệm sản xuất kinh doanh trong công ty. Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể người lao động về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Giám đốc có hai cánh tay giúp việc đắc lực là hai phó Giám đốc và một Kế toán trưởng.
Bộ máy quản lý được bố trí thành 11 phòng ban: (Sơ đồ 4)
Phòng kinh doanh-xuất nhập khẩu
Phòng kế toán-tài chính
Phòng hành chính-tổ chức
Phòng chế thử mẫu
Phòng kỹ thuật-công nghệ
Phòng kế hoạch-vật tư
Phòng thống kê-gia công
Phòng quản lý chất lượng
Phòng tiêu thụ
Phòng bảo vệ
Trạm y tế
Theo sơ đồ 3, ta có thể thấy phòng tiêu thụ chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của Phó giám đốc SX-CL, là khâu cuối cùng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Khi có một hợp đồng đặt hàng thì phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tổ chức công tác Marketing, chào hàng và ký kết hợp đồng. Phòng kế toán tài chính tổ chức các hoạt động hạch toán hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng chế độ Nhà nước. Phòng hành chính tổ chức quản lý, sắp xếp lao động và chịu trách nhiệm phân tích và ban hành đơn giá tiền lương sản phẩm. Phòng chế thử mẫu sản xuất ra mẫu đối, phòng kỹ thuật công nghệ sẽ ban hành tiêu chuẩn và định mức vật tư đối với đơn hàng. Phòng kế hoạch vật tư tổ chức mua, bán cấp phát vật tư phục vụ sản xuất. Phòng thống kê gia công xác định sản lượng gia công, tổng hợp số liệu để phân tích. Phòng quản lý chất lượng tổ chức phúc tra, kiểm nghiệm sản phẩm. Và cuối cùng là phòng tiêu thụ lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm từng tháng, quý, năm cho từng vùng và từng đại lý, tổng hợp báo cáo kết quả tiêu thụ theo số lượng, chủng loại theo quy định để giám đốc đánh giá và có quyết định về phương hướng sản xuất kinh doanh trong thời gian tiếp theo. Như vậy, phòng tiêu thụ có mối quan hệ phối hợp công tác và hỗ trợ nghiệp vụ với các phòng khác, đặc biệt là với phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, phong tiêu thụ kết hợp với phòng này để theo dõi tình hình tiêu thụ từng vùng, mở rộng thị trường, thực hiện ký kết hợp đồng tiêu thụ.
Công ty giầy Thượng Đình cũng như các doanh nghiệp khác có những phòng ban trong bộ máy quản lý, mỗi phòng ban đều có chức năng và nhiệm vụ khác nhau nhưng đều có mối quan hệ mật thiết tạo thành ba khối nghiệp vụ - kỹ thuật - đời sống. Ba khối này kết hợp chặt chẽ với nhau không thể tách rời, chúng tồn tại song song với nhau tạo thành sức mạnh tổng hợp, từ đó tạo được nhiều sản phẩm có chất lượng cao, lợi nhuận công ty ngày một tăng, đời sống công nhân ngày được cải thiện và nâng cao.
Ngoài ra, công ty còn có mối quan hệ hết sức quan trọng đó là mối quan hệ giữa các bộ phận quản lý với các phân xưởng. Mỗi phân xưởng có một quản đốc và ba phó quản đốc, tất cả số vật tư nguyên liệu đã đưa vào sản xuất của từng phân xưởng đều được phản ánh một cách chính xác đầy đủ.
2.4. Đặc điểm về lao động
Bảng 1: Tình hình lao động của công ty.
Đơn vị: Người
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
Tổng số lao động
1610
1620
1820
Lao động tăng thêm năm
60
10
200
Số công nhân trực tiếp sản xuất
Bậc 1
Bậc 2
Bậc 3
Bậc 4
Bậc 5
Bậc 6
1347
566
218
140
266
132
25
1357
560
219
141
268
132
27
1531
604
239
181
298
162
37
Đặc điểm sản xuất của công ty là sản xuất mùa vụ, lúc giáp vụ công nhân phải tăng cường lao động tập trung hoàn thành đơn hàng đúng thời hạn, hết vụ phải giảm việc. Năm 2001 lao động tăng 200 người là do kết quả của việc công ty đưa xưởng giầy thể thao vào hoạt động và đã cho sản xuất hàng loạt.
Tỷ lệ nam công nhân trong công ty chiếm 38%, nữ chiếm 62%. Tỷ lệ bình quân khối lao động hành chính chiếm 15,7%, đây là tỷ lệ cao hơn mức hợp lý đối với một doanh nghiệp sản xuất (10-15%). Trong những năm tới, công ty dự kiến sẽ tinh giảm tỷ lệ này xuống 10% cho hợp lý và hiệu quả hơn.
Công ty giầy Thượng Đình luôn đề cao vai trò của con người trong quản lý và sản xuất, luôn quan tâm đến việc hoạch định nguồn nhân lực cho từng phòng ban, phân xưởng sản xuất cũng như kế hoạch nguồn nhân lực trong toàn công ty. Ban lãnh đạo công ty rất chú trọng việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ công nhân viên đang làm việc trong công ty để đảm bảo phù hợp với nhu cầu đặt ra, chú trọng vào công tác tuyên nhân công, khích lệ tinh thần làm việc... Công ty cùng người lao động ký “Thoả ước lao động tập thể” bảo vệ quyền lợi và trách nhiệm giữa người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động. Ban hành nội quy lao động, chế độ khen thưởng, khích lệ một cách công khai và nghiêm minh, các quy định xử phạt kỷ luật, chấm dứt hợp đồng lao động, tạo ra cho người lao động ý thức kỷ luật tốt và đảm bảo đúng tinh thần của hệ thống ISO 9002 mà công ty đang áp dụng. Mức lương bình quân hiện nay là 800.000 đồng/ người/ tháng.
Đơn vị: nghìn đồng
Trong 3 năm doanh nghiệp tăng thêm 210 chỗ làm việc mới cho người lao động, tăng thu nhập bình quân mỗi năm lên gần 100.000 đồng góp phần đảm bảo công ăn việc làm cho địa phương. Do vậy công ty có được đội ngũ những nhà quản lý, những ngời thợ có năng lực có lòng nhiệt tình và đầy trách nhiệm góp phần đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất.
Bảng 2: Bố trí lao động công ty tháng 4/ 2002.
Số TT
Đơn vị
Số lao động
Số TT
Đơn vị
Số lao động
1
Lãnh đạo công ty
10
13
Xưởng cơ năng
75
2
P. Kỹ thuật-công nghiệp
8
14
PX. Bồi cắt
78
3
P. Mẫu
32
15
PX. May giầy vải
281
4
P. Kế toán-Tài chính
12
16
X. Giầy thể thao
430
5
P. Kinh doanh XNK
12
17
PX. Cán
119
6
P. Quản lý chất lượng
31
18
PX Gò
548
7
P. Kế hoạch vật tư
38
8
P. Hành chinh tổ chức
55
9
P. Tiêu thụ
33
10
P. Thống kê gia công
19
11
P. Bảo vệ
32
12
Trạm y tế
7
Tổng lao động hành chính
289
Tổng lao động trực tiếp
1.531
Tổng cộng: 1.820 lao động
Tỷ lệ lao động hành chính =
Thượng Đình là một Công ty có uy tín trên thị trường, có lực lượng cán bộ công nhân viên đông đảo có trình độ đại học và công nhân có trình độ tay nghề cao. Đây là một lợi thế trong hoạt động tiêu thụ của Công ty đồng thời đó cũng là nhân tố chủ yếu dẫn đến sự thành công của Công ty. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm sẽ được thực hiện khoa học, hợp lý và có hiệu quả cao khi được thực hiện bởi những nhân viên có trình độ đại học, có tình thần trách nhiệm cao. Tuy nhiên, với một lực lượng cán bộ công nhân viên đòi hỏi Công ty phải có chính sách đãi ngộ, trả lương phù hợp. Bên cạnh đó hàng năm Công ty cần phải có chính sách đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao chuyên môn tay nghề cán bộ công nhân viên.
2.5. Đặc điểm về nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu mà Công ty sử dụng hầu hất được sản xuất trong nước: vải các loại, cao su, hoá chất,... Với đặc tính không hao mòn, không đổ vỡ khi vận chuyển do đó rất thuận lợi khi vận chuyển, ký kết hợp đồng cung ứng, mặt khác chính việc sử dụng nguyên vật liệu chủ yếu trong nước giúp cho ngành công nghiệp Việt Nam cùng phát triển. Đây là một lợi thế của công ty khi tiến hành đầu tư sản xuất vì nguyên liệu trong nước rất có sẵn là một lợi thế mạnh sản xuất của Việt Nam hiện nay.
Bảng 3: Tình hình nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.
NVL chính
Đ.Vị
Địnhmức KT/ 1 đôi
SL mua năm 2001
Nơi mua
Xăng công nghệ
Lít
0,02
600.000
Công ty hoá dầu
Bột CaCO3
Kg
0,24
1.400.000
Công ty Ba nhất
Dầu hoá dẻo
-
0,023
60.000
Công ty hoá chất vật liệu
Cao su
-
0,18
600.000
Quảng Bình, ĐakLak
Vải bạt các loại
Mét
0,25
1.400.000
Công ty dệt 19-5, Công ty dệt Vĩnh Phú
Vải phin
-
0,05
600.000
Chỉ may
-
30
150.000.000
Công ty chỉ Phong Phú
Nguyên vật liệu được mua theo định mức kỹ thuật và theo kế hoạch sản xuất cụ thể của các mã giầy. Đối với những đơn hàng cầu kỳ, cao cấp đòi hỏi nguyên vật liệu phải thật tốt mà trong nước không sản xuất được (giả da, nhựa tổng hợp, hoá chất, keo....thì công ty sẽ nhập khẩu từ các nhà cung ứng quen thuộc hiện nay, như:
RENEW Co., _ Hàn Quốc
FOOTECH _Hong Kong
GOLDLN STEP ITER Co _ Thái Lan
Và nhiều công ty khác có khả năng cung ứng tốt với giá cả hợp lý, chất lượng bảo đảm.
2.6. Đặc điểm về máy móc thiết bị
Máy móc thiết bị là một trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, và đây cũng là những yếu tố cơ bản cấu thành nên giá thành sản phẩm qua việc tính khấu hao....
Thiết bị máy móc trong một dây chuyền sản xuất khép kín được chia thành các nhóm:
Nhóm máy móc thiết bị phục vụ bồi, cắt.
Nhóm máy móc thiết bị cán, luyện, ép đế.
Nhóm máy móc thiết bị may.
Nhóm máy móc thiết bị gò ráp và các thiết bị khác.
Bảng 4: Tình hình máy móc thiết bị.
TT
Tên máy móc
thiết bị
Mã số
Đ.vị tính
S.lượng
Nơi lắp đặt
1.
Nồi hơi Nhật
NT
Nồi
01
Xưởng cơ năng
2.
Máy nén khí
NK
Máy
03
”
3.
Máy phóng mẫu
PM
Máy
01
P. chế thử mẫu
4.
Máy bồi vải
BV
Máy
03
PX bồi tráng
5.
Máy khuấy keo
KK
Máy
07
”
6.
Máy cán ra hình 6’’
CRH
Máy
01
PX Cán
7.
Máy đùn viền
CRH
Máy
02
”
8.
Nồi hấp
NH
Nồi
08
PX Gò
9.
Băng chuyền gò
BT
Chuyền
07
”
10.
Máy cắt dập thuỷ lực
CD
Máy
25
PX Cắt
11.
Máy may công nghiệp
MM
Máy
975
PX May
Công ty đã và đang tiến hành các hoạt động đầu tư để trang bị mới.
Năm 1992, công ty đã đầu tư mới 3 dây chuyền sản xuất giầy vải khép kín với trang thiết bị công nghệ hiện đại của Đài Loan.
Tháng 04/ 1995, công ty ký hợp đồng nhập dây chuyên sản xuất giầy thể thao của Hàn Quốc sản xuất năm 1994 theo công nghệ của CHLB Đức.
Ngoài ra, hàng năm công ty còn đầu tư hàng chục tỷ đồng Việt Nam để trang bị, bổ xung thiết bị mới nhằm tăng năng lực sản xuất. Năm 1996, 1997, 250.000 USD đã được đầu tư mua các máy muts và for mũi, máy zichzac, máy khâu chuyên dụng..., làm cho dây chuyền sản xuất ngày càng hoàn chỉnh. Tuy nhiên, trong những năm tới để đáp ứng được nhu cầu thị trường và đẩy mạnh phát triển sản xuất, công ty ngoài việc đầu tư mới phải tiến hành khai thác tối đa công suất máy móc thiết bị hiện có, nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư bỏ ra. Một số loại máy móc thiết bị chính ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm và kết quả sản xuất của công ty.
2.7. Đặc điểm về kênh phân phối của Công ty giầy Thượng Đình Nhìn chung, hệ thống kênh phân phối mà Công ty giầy Thượng Đình đang áp dụng hiện nay khá phù hợp với đặc tính sản phẩm cũng như khả năng của công ty. Giầy là loại sản phẩm có thể để lâu và không bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển vì vậy áp dụng kênh dài là khá hợp lý. Đối với dạng kênh này do có quan hệ mua bán theo từng khâu nên tổ chức kênh tương đối chặt chẽ. Đồng thời nó giúp cho công ty quay vòng vốn nhanh, khả năng thoả mãn nhu cầu thị trường lớn.
II. phân tích Tình hình tiêu thụ sản phẩm ở Công ty giầy Thượng Đình
1. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm vừa qua
Trong cơ chế thị trường, để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần phải năng động, nhạy bén, theo sát những biến động của thời cuộc và thoả mãn ngày càng tốt hơn các nhu cầu của thị trường. Khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải quán triệt phương châm đó là: trong kinh doanh phải hạch toán kinh tế, phải đảm bảo lấy thu bù chi và có lãi. Trong quá trình trưởng thành và phát triển, Công ty giầy Thượng Đình đã trải qua những bước thăng trầm nhưng vẫn luôn trung thành với phương châm chủ đạo trên và đang bước đi những bước đi vững chắc trên con đường đã lựa chọn.Những năm qua, công ty đã đạt được kết quả sản xuất kinh doanh rất đáng khích lệ và góp phần khẳng định vị thế của mình trong ngành công nghiệp sản xuất giầy. Những kết quả đó được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 5: Tình hình sản xuất và tiêu thụ của công ty trong 3 năm qua.
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
1999
2000
2001
1
Giá trị sản xuất CN
Tỷ đồng
90,00
95,15
104,50
2
Sản lượng
Triệu đôi
3,909
4,046
4,150
3
Doanh thu
Tỷ đồng
127,88
107,50
117
4
Kim ngạch xuất khẩu
Triệu USD
6,36
4,31
5,2
5
Nộp ngân sách
Tỷ đồng
2,31
1,574
1,035
6
Lợi nhuận
Triệu đồng
1.304
1.430
1.450
7
Đầu tư phát triển
Triệu đồng
2.560
3.640
4.000
8
Tổng số lao động
Người
1.610
1.620
1820
9
Thu nhập bình quân
Nghìn đồng
740
750
790
10
Thuế, các khoản giảm trừ DT
Triệu đồng
2.410
1.946
1.505
11
Tồn kho
Triệu đồng
1.900
3.223
3.455
12
Phải thu khách hàng
Triệu đồng
21.900
22.854
23.080
13
Chi phí bán hàng
Triệu đồng
1570
1900
2545
14
Vốn chung
Triệu đồng
13824
15
Vốn lưu động
Triệu đồng
38849
31987
30533
Về kim ngạch xuất khẩu
Bảng 5a
Đơn vị: Triệu USD
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2000/1999
2001/2000
Ch.lệch
%
Ch.lệch
%
Kim ngạch XK
6,36
4,31
5,2
-2,05
68
0,89
120
Qua số liệu bảng (5a) ta thấy: kim ngạch xuất khẩu năm 2000 giảm so với năm 1999 là 2,05 triệu USD hay 32%, còn kim ngạch xuất khẩu năm 2001 tăng so với năm 2000 là 0,89 triệu USD hay 20% nhưng vẫn thấp hơn năm 1999 là do trong năm 2000 và 2001 thị trường của ngành da giầy có nhiều biến động, công ty đã chủ động điều chỉnh phương thức sản xuất kinh doanh bằng cách phát triển gia công sản phẩm và đẩy mạnh tiêu thụ nội địa.
Về doanh thu:
Bảng 5b
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2000/1999
2001/2000
Ch.lệch
%
Ch.lệch
%
Doanh thu
127.880
107.490
117.000
-20.390
84
9.510
109
Nhìn vào doanh thu các năm ta thấy rằng: qua các năm từ 1999 - 2001 công ty đều đạt được mức doanh thu lớn hơn 100 tỷ đồng/ năm. Đặc biệt năm 200 đã đạt được mức doanh thu là 117 tỷ đồng (đây cũng chính là năm công ty tiêu thụ được những sản phẩm nhất, đạt 4,150 triệu đôi). So với năm 1999 doanh thu năm 2000 giảm là: 20390 triệu đồng hay 16%, do năm 2000 công ty triển khai đa dạng hoá phương thức sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm, kết hợp linh hoạt với các phương thức vừa gia công vừa mua nguyên liệu bán thành phẩm, vừa gia công từng công đoạn. Doanh thu năm 2001 tăng so với năm 2000 là: 9510 triệu đồng tương ứng 9%, do hoạt động sản xuất của công ty đã đi vào ổn định hơn, công ty đã và đang tận dụng và phát huy được năng lực của mình.
Các khoản giảm trừ và thuế đầu ra
Bảng 5c
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2000/1999
2001/2000
Ch.lệch
%
Ch.lệch
%
Các khoản giảm trừ và thuế đầu ra
2.410
1.946
1.505
-464
80,75
-441
77,34
Nhìn bảng ta ta thấy: chỉ tiêu các khoản giảm trừ và thuế đầu ra của công ty giảm qua hàng năm, cụ thể: năm 2000 giảm so với 1999 là 464 triệu hay 19,25%. Năm 2001 giảm so với năm 2000 là 441 triệu đồng hay 22,66% là do: từ năm 2000 trở đi, công ty được hoàn thuế VAT, nhưng mặc dù vậy cũng chứng tỏ công ty đã đóng góp không nhỏ vào ngân sách Nhà nước, góp phần thúc đẩy công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế....
Giá trị sản xuất công nghiệp
Bảng 5d
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2000/1999
2001/2000
Ch.lệch
%
Ch.lệch
%
Giá trị SXCN
90000
95150
104500
5150
106
5300
110
Nhìn bảng trên ta thấy: giá trị sản xuất công nghiệp của công ty tăng đều qua hàng năm, cụ thể: năm 2000 tăng 5150 triệu đồng hay 6% so với năm 1999. Năm 2001 tăng 5300 triệu hay 10%, chứng tỏ quy mô sản xuất của công ty ngày càng mở rộng, các hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng và hiệu quả hơn, sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận và thị trường ngày càng được mở rộng.
Sức sinh lời của đồng vốn
Bảng 5e
Đơn vị: lần
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2000/1999
2001/2000
Ch.lệch
%
Ch.lệch
%
Tỷ suất lợi nhuận vốn
0.104
0.115
0.256
0.011
111
0.141
223
Ta thấy lợi nhuận vốn tăng đều qua hàng năm, cụ thể năm 2000 tăng 0.011 đồng lợi nhuận trên một đồng vốn (hay 11%), năm 2001 tăng 0,141 đồng lợi nhuận trên một đồng vốn (hay 123%) chứng tỏ công ty làm ăn càng ngày càng có hiệu quả, đồng vốn được sử dụng ngày càng hợp lý và được tận dụng một cách triệt để.
Hệ số chi phí phục vụ bán hàng (Hb)
Bảng 5g
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2000/1999
2001/2000
Ch.lệch
%
Ch.lệch
%
Hb
81,45
56,58
45,97
-24,87
69,47
-10,61
81,25
Qua số liệu bảng (5g) ta thấy hệ số chi phí phục vụ bán hàng năm 2000 giảm tương đối mạnh so với năm 1999 là 24,87 đồng tương ứng 30,53% và năm 2001 giảm 10,61 đồng hay 18,75% so với năm 2000. Như vậy, ta thấy rằng: Hb giảm do tốc độ tăng của chi phí bán hàng tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu, đây là một điều bất hợp lý trong công tác tiêu thụ, do vậy doanh nghiệp cần phải có biện pháp giảm chi phí một cách tối thiểu có thể mà vẫn đạt được tốc độ tăng của doanh thu như kế hoạch đã đặt ra. Ví dụ như: bỏ qua các thủ tục rườm rà, các khâu trung gian không cần thiết,.....
Số vòng quay tồn kho.
Bảng 5h
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2000/1999
2001/2000
Ch.lệch
%
Ch.lệch
%
Số vòng quay
tồn kho
67,31
33,35
33,86
-33,96
49,55
0,51
101,53
Theo số liệu bảng (5e), số vòng quay tồn kho năm năm 2000 giảm mạnh so với năm 1999 là 66,04 vòng tương ứng 50,45% do năm 2000 doanh thu giảm trong khi đó tồn kho lại tăng nhiều, gần 02 lần so với năm 1999. Trong khi đó số vòng quay tồn kho năm 2001 lại tăng so với năm 2000 là 0,51 vòng tương ứng 1,53% do doanh thu năm 2001 tăng so với doanh thu năm 2000 nhưng tốc độ tăng này tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tồn kho tương ứng qua 02 năm. Đây là dấu hiệu tốt trong công tác tiêu thụ và dự trữ của, chứng tỏ một cố gắng lớn trong hoạt động bán hàng và quản lý hàng tồn kho của công ty.
Kỳ thu tiền bình quân
Bảng 5i
Đơn vị: vòng
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2000/1999
2001/2000
Ch.lệch
%
Ch.lệch
%
Kỳ thu tiền bình quân
61,65
76,53
71,01
14,88
124,14
-5,52
92,79
Trước hết ta thấy rằng chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân qua các năm là khá lớn thể hiện chính sách thanh toán và tiêu thụ của doanh tnghiệp chưa được hợp lý. Cụ thể, năm 2000 tăng so với năm 1999 là 14,88 vòng hay tăng 24,14% do trong năm 2000 doanh thu giảm mà khoản phải thu khách hàng lại tăng. Còn năm 2001, kỳ thu tiền bình quân giảm 5,52 vòng hay 7,21% do tốc độ tăng của các khoản phải thu tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của doanh thu của năm 2000, đây là một cố gắng của doanh nghiệp để vừa thoả mãn được yêu cầu thanh toán của khách hàng vừa đạt được mục tiêu lợi nhuận đề ra.
Chỉ số doanh lợi tiêu thụ
Bảng 5k
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2000/1999
2001/2000
Ch.lệch
%
Ch.lệch
%
Chỉ số doanh lợi
0,01
0,013
0,012
0,003
130
-0,001
92,3
Với những số liệu cho như ở trên, ta thấy rằng hiệu quả sinh lời của doanh nghiệp là khá thấp. Cụ thể, chỉ số này năm 2000 tăng so năm 1999 là 0,003 tương ứng là 30% do năm 2000 doanh thu giảm nhưng lợi nhuận lại tăng so với năm 1999, nhưng còn năm 2001 chỉ số này lại giảm so với năm 2000 là 0,001 hay 7,7% là do tốc độ tăng của doanh thu tăng nhanh hơn tốc độ tăng của lợi nhuận, chứng tỏ chính sách về chi phí của doanh nghiệp còn chưa hợp lý, công ty cần xem xét lại để có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp.
Số vòng quay vốn lưu động tiêu thụ
Bảng 5m
Đơn vị: vòng
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2000/1999
2001/2000
Ch.lệch
%
Ch.lệch
%
Số vòng quay
vốn lưu động
3,29
3,36
3,83
0,07
102,13
0,47
114
Theo số liệu đã tính toán ở trên ta thấy rằng số vòng quay VLĐ tăng đều qua các năm chứng tỏ công ty sử dụng VLĐ ngày một hiệu quả, cụ thể năm 2000 tăng so với năm 1999 là 0,07 vòng tương ứng là 2,13% do tốc độ giảm của doanh thu chậm hơn tốc độ giảm của VLĐ, năm 2001 tăng so với năm 2000 là 0,47 vòng hay 14% do doanh thu tăng nhưng VLĐ lại giảm. Đây thực sự là một nỗ lực lớn của doanh nghiệp trong công tác tiêu thụ sản phẩm, quản lý VLĐ một cách hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng của VLĐ.
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động.
Bảng 5n
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2000/1999
2001/2000
Ch.lệch
%
Ch.lệch
%
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
0,304
0,297
0,26
- 0,007
97,69
-0,073
87,54
Theo số liệu đã tính toán ở trên ta thấy rằng hệ số đảm nhiệm VLĐ giảm đều qua các năm chứng tỏ công ty sử dụng VLĐ ngày một hiệu quả, cụ thể năm 2000 giảm so với năm 1999 là 0,007 đồng tương ứng là 2,31% do tốc độ giảm của doanh thu chậm hơn tốc độ giảm của VLĐ, năm 2001 tăng so với năm 2000 là 0,073 hay 12,46% do doanh thu tăng nhưng VLĐ lại giảm. Đây thực sự là một nỗ lực lớn của doanh nghiệp trong công tác tiêu thụ sản phẩm, quản lý VLĐ một cách hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng của VLĐ.
2. Phân tích tình hình tiêu thụ
2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm chung toàn công ty.
Tình hình tiêu thụ về mặt số lượng
Bảng 6: Tình hình tiêu thụ các loại sản phẩm.
Đơn vị: đôi
Sản phẩm
1999
2000
2001
2000/1999
2001/2000
Ch.lệch
%
Ch.lệch
%
Giầy Bata người lớn
2.350.941
2.039.449
2.163.245
-311.492
86,75
123.796
106,07
Giầy nam người lớn
118.546
217.184
455.119
98.638
183,21
237.935
209,55
Giầy trẻ em các loại
85.103
87.428
44.441
2.325
102,73
-42.987
50,83
Giầy nữ các loại
27.913
24.422
31.126
-3.491
87,49
6.704
127,45
Giầy thể thao
500.000
Tổng
2.582.503
2368483
3.193.931
-214.020
91,71
825.448
134,85
Qua số liệu trên ta thấy: các sản phẩm của công ty biến động không đều qua các năm, cụ thể là:
- Giầy Bata người lớn: Do nhiều nhân tố cả chủ quan lẫn khách quan tác động vào việc sản xuất mặt hàng này nên số lượng tiêu thụ năm 2000 giảm so với năm 1999 là 311.492 đôi hay 13,25%, với nhiều nhân tố thuận lợi và một sự đầu tư thích đáng do vậy đã làm số lượng tiêu thụ năm 2001 tăng hơn so với năm 2000 là 123.796 đôi hay 6,07%.
- Giầy nam người lớn: Bên cạnh mặt hàng giầy Bata mặt hàng này cũng được người tiêu dùng ưa chuộng và số lượng tiêu thụ năm 2000 tăng so với năm 1999 là 98.638 đôi hay 83,21% và năm 2001 tăng hơn so với năm 2000 là 237.935 đôi hay 109,55%. Đây là những thành công rất đáng khích lệ của công ty.
- Giầy trẻ em các loại: số lượng tiêu thụ năm 2000 tăng so với năm 1999 là 2.325 đôi hay 2,73%, còn năm 2001 lại giảm hơn so với năm 2000 là 42.987 đôi hay 49,17%. Nguyên nhân chính của sự suy giảm này là do mặt hàng giầy giầy trẻ em được rất nhiều công ty sản xuất với mẫu mã đẹp và đặc biệt là các sản phẩm giầy của Trung quốc.
- Giầy nữ các loại: số lượng tiêu thụ năm 2000 giảm so với năm 1999 là 3.491 đôi hay 12,51%, còn năm 2001 lại tăng hơn so với năm 2000 là 6.704 đôi hay 27,45%.
Nhìn một cách tổng quát thì: tổng số sản phẩm tiêu thụ năm 2000 giảm so với năm 1999 là: 214020 hay 18,29%, còn năm 2001 tăng so với năm 2000 là: 825448 hay 34,85%, không những do bởi sự tăng lên của ba loại sản phẩm trừ giầy trẻ em các loại mà còn do năm 2001 công ty đưa xưởng giầy thể thao vào hoạt động và đã cho sản xuất hàng loạt, cụ thể là 500.000 sản phẩm.
Tình hình thay đổi về mặt cơ cấu sản phẩm
Bảng 7: Cơ cấu sản phẩm của Công ty giầy Thượng Đình.
Đơn vị: %
Sản phẩm
1999
2000
2001
Giầy Bata người lớn
85,1
82,62
67,73
Giầy nam người lớn
4,29
8,80
14,25
Giầy trẻ em các loại
3,08
3,54
1,4
Giầy nữ các loại
7,53
5,04
1
Giầy thể thao
15,62
Từ bảng tiêu thụ sản phẩm qua các năm, ta nhận xét được sự thay đổi về mặt cơ cấu của sản phẩm là như sau:
- Năm 1999: giầy Bata người lớn chiếm một tỷ trọng rất cao (85,1%) còn các sản phẩm giầy khác lần lượt là: 7,53%; 4,29%; 3,08% như vậy ta có thể thấy rằng các sản phẩm giầy Bata người lớn vẫn là mặt hàng chủ lực của công ty.
- Năm 2000: tỷ trọng của các sản phẩm giầy Bata người lớn đã dần giảm xuống (tương ứng với 2,48%) cùng với các sản phẩm giầy nữ các loại giảm 2,49%. Các sản phẩm giầy nam người lớn đã dần được chú trọng đầu tư sản xuất hơn, cụ thể là đã tăng 4,51% và giầy trẻ em các loại cũng đã tăng 0,46%. Sở dĩ có sự thay đổi tỷ trọng như vậy là do năm 2000 rất nhiều loại giầy Bata Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường Việt Nam và bán với giá rẻ hơn, do vậy công ty đã có sự chuyển hướng đầu tư sản xuất sang mặt hàng giầy nam người lớn, cùng với sản phẩm giầy trẻ em vì hai mặt hàng này hứa hẹn sẽ đem lại lợi nhuận cao cho công ty.
- Năm 2001: do công ty đưa dây chuyền sản xuất giầy thể thao vào hoạt động nên về mặt con số tỷ trọng của một số sản phẩm có giảm so với các năm 1999, năm 2000 nhưng trên thực tế công ty vẫn chú trọng tập trung sản xuất mạnh mặt hàng giầy nam người lớn. Năm 2001 có một tín hiệu đáng mừng là dây chuyền giầy thể thao vừa đưa vào hoạt động đã làm mặt thao giầy thể thao chiếm một tỷ trọng rất lớn 15,62%, như vậy bên cạnh việc phát triển sản xuất các mặt hàng giầy nam người lớn, công ty cần tiếp tục đẩy mạnh việc sản xuất sản phẩm giầy thể thao vì đây là mặt hàng đang được ưa chuông trị thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài.
2.2. Phân tích doanh thu tiêu thụ sản phẩm chung toàn công ty
Tình hình tiêu thụ về mặt doanh thu
Doa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ tại Công ty giầy Thượng Đình.DOC