Luận văn Một số giải pháp thúc đẩy phát triển kinh doanh máy tính thương hiệu Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1. CƠSỞLÝ LUẬN VỀCẠNH TRANH, HỘI NHẬP

QUỐC TẾVÀ THƯƠNG HIỆU 1

1.1. Lý thuyết vềhội nhập kinh tếquốc tế1

1.1.1. Khái niệm và các hình thức hội nhập kinh tếquốc tế1

1.1.2. Những hàng rào thương mại áp dụng trong hội nhập 2

1.1.3. Cơhội và thách thức trong hội nhập kinh tếquốc tế đối với Việt Nam 3

1.2. Lý thuyết vềLợi thếcạnh tranh quốc gia của MICHAEL PORTER 7

1.2.1. Mô hình “kim cương” 7

1.2.2. Cải thiện môi trường doanh nghiệp 10

1.2.3. Các giai đoạn tham gia cạnh tranh 11

1.2.4. Đánh giá vềmô hình “kim cương” của Porter 12

1.3. Thương hiệu và đăng ký bảo hộthương hiệu 13

1.3.1. Khái niệm 13

1.3.2. Vai trò thương hiệu và giá trịtài sản thương hiệu 13

1.3.3. Đăng ký bảo hộthương hiệu 17

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 18

CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KINH DOANH MÁY TÍNH THƯƠNG

HIỆU VIỆT NAM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ19

2.1. Hiện trạng kinh doanh máy tính thương hiệu Việt Nam 19

2.1.1. Thịtrường máy tính Việt Nam 19

2.1.2. Hiện trạng kinh doanh máy tính thương hiệu Việt Nam 24

2.2. Những ảnh hưởng của hội nhập quốc tế đến kinh doanh máy tính

thương hiệu Việt Nam 27

2.2.1. Thuếnhập khẩu và VAT 27

2.2.2. Sởhữu trí tuệ28

2.2.3. Sựquyết tâm và gia nhập mới của các máy tính thương hiệu nước ngoài 30

2.3. Phân tích SWOT kinh doanh máy tính thương hiệu Việt Nam 31

2.3.1. Những cơhội 31

2.3.2. Những nguy cơ33

2.3.3. Những điểm mạnh 34

2.3.4. Những điểm yếu 36

2.4. Kinh nghiệm phát triển của máy tính DELL 38

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 39

CHƯƠNG 3. MỘT SỐGIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN

KINH DOANH MÁY TÍNH THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM 40

3.1. Xu hướng và dựbáo thịtrường máy tính Việt Nam 40

3.2. Định hướng phát triển ngành máy tính thương hiệu Việt Nam 41

3.2.1. Định hướng sản xuất - lắp ráp của ngành 41

3.2.2. Định hướng vềcác phần mềm kèm theo máy 43

3.2.3. Định hướng phát triển thương hiệu 44

3.3. Một sốgiải pháp phát triển ngành máy tính thương hiệu Việt Nam 45

3.3.1. Xác định thịtrường mục tiêu và xây dựng chiến lược hợp lý 45

3.3.2. Hình thành những liên doanh trong ngành 47

3.3.3. Các giải pháp vềphát triển thương hiệu 48

3.4. Các kiến nghị đối với Nhà nước 52

3.4.1. Xác định cơquan có thẩm quyền chứng nhận máy tính thương hiệu

Việt Nam với những tiêu chí cụthể, minh bạch 52

3.4.2. Xây dựng lộtrình cho việc thực thi các cam kết vềsởhữu trí tuệ53

3.4.3. Một sốkiến nghịkhác 54

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 55

PHẦN KẾT LUẬN 56

Tài liệu tham khảo

Phụlục

pdf67 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1683 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp thúc đẩy phát triển kinh doanh máy tính thương hiệu Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quân đầu người của Việt Nam. Dung lượng thị trường máy tính xách tay năm 2004 khoảng 23.891 chiếc cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp với tỷ lệ tăng 23,4%. Sau thời điểm ra mắt lần đầu tiên và nhanh chóng bùng nổ trong 2 năm vừa qua. Máy tính xách tay dùng cho doanh nghiệp tăng đều trong cả năm 2004, cao nhất là vào quý 2 với tỷ lệ 22,8%. Tuy nhiên dòng máy tính xách tay dành cho người tiêu dùng giảm do sự cạnh tranh về giá của máy tính để bàn. Ba quý đầu 2004, khả năng tiêu thụ máy tính xách tay của người tiêu dùng VN rơi vào trạng thái “lạnh” thậm chí giảm 18,6% vào quý 3. Tuy nhiên dịp mua sắm của người tiêu dùng vào cuối năm đã giúp thị trường máy tính xách tay dành cho người tiêu dùng đạt mức tăng trưởng 27% so với quý trước. Trong khi máy tính xách tay dùng cho - 28 - doanh nghiệp chiếm từ 90% đến 95% thì máy tính xách tay dành cho người tiêu dùng chỉ chiếm từ 5% đến 10% trong tất cả các quý của năm. Thị trường máy chủ: Trong quý 2 và quý 3, thị trường máy chủ giảm nhẹ từ 13% đến 15% xuất phát từ 02 nguyên nhân chính. Thứ nhất, việc triển khai chậm trễ các dự án chính phủ do chi tiêu ngân sách tại các tổng công ty lớn như Tổng công ty dầu khí, Tổng công ty bưu chính viễn thông, …, còn hạn chế. Thứ hai, tỷ giá hối đoái giữa USD/VND thay đổi đã tạo tâm lý ngần ngại cho các cơ quan khi mua máy chủ bằng ngoại tệ. Do quý 4 là thời gian triển khai các dự án bị trễ từ các quý trước nên trong quý này thị trường máy chủ tăng đột biến (dự kiến trên 100%) so với quý trước. Tuy nhu cầu của các doanh nghiệp đối với máy chủ vốn mang tính chất ổn định, nhưng cuối năm vẫn được xem là thời điểm tốt để chi tiêu hết ngân sách, nên nhu cầu mua sắm trang bị các thiết bị công nghệ thông tin thường vào cuối năm. Dù vậy nhưng so với cùng kỳ năm trước, quý 4 của 2004 vẫn thấp hơn 8,7%. Việc tăng trưởng của thị trường máy tính để bàn tập trung vào các thương hiệu mạnh như IBM, Compaq, FPT Elead, CMS,…. mặc dù đã giảm 8% thị phần so với cùng kỳ 2004 nhưng các dòng máy tính “no-name” vẫn chiếm lĩnh phần lớn thị trường nhờ vào mức giá cạnh tranh và sự linh hoạt về linh kiện lắp ráp theo yêu cầu người tiêu dùng. Nếu không xét đến yếu tố chất lượng sản phẩm, dịch vụ sau bán hàng thì giá cả là yếu tố được các nhà sản xuất, nhà bán lẻ tận dụng tối đa để thúc đẩy tiêu thụ. Giá linh kiện ngày càng giảm tạo điều kiện thuận lợi cho máy tính lắp ráp trong việc cạnh tranh giá. Với sức ép này, máy tính thương hiệu cũng giảm giá, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giá giữa máy tính thương hiệu và máy tính lắp ráp trong nước. Thị trường máy tính xách tay được chia sẻ phần lớn bới 03 thương hiệu: Acer, IBM và Toshiba. Một vài thương hiệu khác cũng bắt đầu thu hút người tiêu dùng như Sony với thế mạnh về thương hiệu và chất lượng, Benq với thế mạnh về giá cạnh tranh và kiểu dáng phong phú bắt mắt. - 29 - Ngoài yếu tố nhu cầu, giá máy tính xách tay giảm liên tục cũng được xem là một trong những lý do cơ bản thúc đẩy thị trường này tăng mạnh. Các dòng máy tính xách tay dưới 1.000 USD như Acer 799 USD, Benq 768 USD,…. Nhìn chung, thị trường máy tính Việt Nam có thể được tóm tắt với những đặc điểm sau: + Về sản phẩm: vòng đời sản phẩm ngắn do tính năng, khả năng xử lý của sản phẩm tăng với tốc độ nhanh nhưng giá lại có xu hướng giảm. + Về nhu cầu: ngày càng tăng và có tính chu kỳ, việc kinh doanh sôi động thường từ cuối quý 3 cho đến hết năm. Nhu cầu từ đối tượng khách hàng là hộ gia đình tăng mạnh. + Về cung ứng: máy tính lắp ráp trong nước chiếm hơn 70% thị phần về số lượng nhưng về giá trị chỉ khoảng trên 50%, thống trị về máy tính để bàn. Ngược lại máy tính thương hiệu nước ngoài đạt xấp xỉ 95% cả về số lượng lẫn giá trị của mảng sản phẩm máy tính xách tay và máy chủ. 2004 Máy tính thương hiệu nước ngoài Máy tính lắp ráp trong nước Tổng thể thị trường Số lượng (bộ) 63,819 215,529 279,348 Thị phần (%) 22.85% 77.15% 100.00% Giá trị (triệu USD) 55.1 127.9 183 Máy tính để bàn Thị phần (%) 30.11% 69.89% 100.00% Số lượng (bộ) 22,904 987 23,891 Thị phần (%) 95.87% 4.13% 100.00% Giá trị (triệu USD) 39.5 1.7 41.2 Máy tính xách tay Thị phần (%) 95.87% 4.13% 100.00% Số lượng (bộ) 6,185 509 6,694 Thị phần (%) 92.40% 7.60% 100.00% Giá trị (triệu USD) 25.5 1.2 26.7 Máy chủ Thị phần (%) 95.51% 4.49% 100.00% Số lượng (bộ) 92,908 217,025 309,933 Thị phần (%) 29.98% 70.02% 100.00% Giá trị (triệu USD) 120.1 130.8 250.9 Tổng cộng Thị phần (%) 47.87% 52.13% 100.00% Bảng 4. Thị trường máy tính Việt Nam 2004 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu IDG 2004) - 30 - 2.1.2. Hiện trạng kinh doanh máy tính thương hiệu Việt Nam: 2.1.2.1. Khái niệm: Thế nào là máy tính thương hiệu Việt Nam, trong khi hầu như toàn bộ linh kiện, cụm linh kiện đều được sản xuất từ nước ngoài là một vần đề đã và đang được tranh cãi. Các doanh nghiệp sản xuất - lắp ráp máy tính đều có chung quan điểm rằng, thương hiệu là sự cam kết lâu dài về chất lượng sản phẩm, trong đó có tính ổn định và tương thích giữa các linh kiện, dịch vụ bảo hành chu đáo. Để đảm bảo chất lượng, các doanh nghiệp sử dụng các cụm linh kiện có chất lượng cao, có uy tín, cấu trúc máy đồng bộ, … và sản phẩm cuối cùng phải qua một quá trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt. Máy tính thương hiệu Việt Nam là loại máy tính do người Việt Nam xây dựng nên, là một quá trình xây dựng sản phẩm mang tính lâu dài và nghiêm túc, có cam kết và có trách nhiệm, đảm bảo sản phẩm có chất lượng và có những giá trị cộng thêm như độ ổn định, tính tin cậy và dịch vụ hậu mãi. 2.1.2.2. Sự ra đời của máy tính thương hiệu Việt Nam: Thị trường máy tính Việt Nam phát triển qua 03 giai đoạn sau: - Giai đoạn 1: sự thống trị của máy tính thương hiệu nước ngoài từ đầu những năm 1990 trở về trước. - Giai đoạn 2: sự xuất hiện các cửa hàng lắp ráp, kinh doanh máy tính nhỏ lẻ vào đầu những năm 1990. Các cửa hàng chủ yếu là kinh doanh thuần túy với mục tiêu thấp, ngắn hạn, chưa chú trọng đến thương hiệu. - Giai đoạn 3: sự hình thành và phát triển của các thương hiệu máy tính Việt Nam bắt đầu từ 1998. Các doanh nghiệp có sự đầu tư vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ sau bán hàng, có chiến lược xây dựng thương hiệu của riêng mình. Máy nhập nguyên chiếc chất lượng tốt, nhưng giá quá cao so với thu nhập người Việt Nam. Hơn nữa, với tốc độ cải tiến nhanh của kỹ thuật, công nghệ phần cứng thì việc sử dụng máy nhập ngoại hoàn toàn với giá cao là lãng phí. Ngoài ra, dịch vụ bảo hành không được đáp ứng nhanh. - 31 - Máy tính lắp ráp no-name tại Việt Nam đã xuất hiện và chiếm phần lớn thị trường với ưu thế giá rẻ và cấu hình linh hoạt theo yêu cầu người tiêu dùng. Nhưng hạn chế của nó là chất lượng sản phẩm chưa ổn định, dịch vụ sau bán hàng chưa đảm bảo. Để khắc phục những hạn chế trên của máy tính thương hiệu nước ngoài và máy tính lắp ráp no-name trong nước, máy tính thương hiệu Việt Nam với chất lượng đảm bảo, giá cả vừa phải đã ra đời và dần khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Một khía cạnh không kém phần quan trọng của máy tính Việt Nam là uy tín của thương hiệu đối với người sử dụng thông qua chương trình hậu mãi tốt, tận tình. 2.1.2.3. Hiện trạng kinh doanh máy tính thương hiệu Việt Nam: Đến nay ước chừng có khoảng 30 doanh nghiệp tham gia sản xuất - lắp ráp máy tính thương hiệu Việt, hơn 11 doanh nghiệp có chứng nhận ISO 9001 so với 5 doanh nghiệp năm 2002 (CMS, FPT ELEAD, Mekong Green, VTB, T&H). Một số doanh nghiệp đã đầu tư dây chuyền lắp ráp máy tính hiện đại như VTB, CMS, FPT Elead, - thể hiện rõ quyết tâm xây dựng tên tuổi của máy tính thương hiệu Việt Nam. Không có con số thống kê cụ thể nhưng ước chừng thị phần của máy tính thương hiệu Việt Nam chiếm gần 15% - 20% thị trường máy tính cả nước năm 2004 so với khoảng 10% năm 2003. Các nhà sản xuất máy tính thương hiệu Việt Nam cạnh tranh mạnh mẽ bằng việc lắp ráp và cung cấp máy tính giá rẻ cho người tiêu dùng, máy tính Thánh Gióng chủ yếu dành cho thanh niên. Sự cạnh tranh này không chỉ giúp các nhà sản xuất máy tính thương hiệu Việt Nam mở rộng thị phần của chính họ mà còn góp phần mở rộng thị phần nội địa so với máy tính nhập khẩu của các nhà sản xuất máy tính đa quốc gia. Với chiến dịch “Máy tính giá rẻ cho cộng đồng”, Việt Nam đang chứng tỏ nỗ lực nâng cao mặt bằng kiến thức về CNTT, đặc biệt trong giới thanh niên, được coi là một đòn bẩy để phát triển ngành CNTT của đất nước. Top 5 Máy tính thương hiệu Việt Nam hàng đầu qua các năm do tạp chí PC World tổ chức hàng năm là CMS, FPT Elead, Mekong Green, Robo và T&H. Tuy - 32 - nhiên, có sự cách biệt khá lớn giữa 02 thương hiệu hàng đầu là CMS và FPT Elead với các thương hiệu còn lại và vị trí qua các năm có sự thay đổi như sau: 2004 2003 2002 STT Doanh nghiệp Doanh số (triệu USD) Thứ hạng Doanh số (triệu USD) Thứ hạng Doanh số (triệu USD) Thứ hạng 1 CMS 9.50 2 7.47 1 5.00 1 2 FPT Elead 11.50 1 5.14 2 2.00 2 3 Mekong Green 4.04 3 2.08 3 1.70 4 4 Robo 2.99 4 1.97 4 1.80 3 5 T&H 1.95 5 1.91 5 1.70 5 Bảng 5. Top 5 Máy tính thương hiệu Việt Nam (Nguồn: Báo cáo CNTT hàng năm của Hội tin học Tp. Hồ Chí Minh) Hai đầu tàu trong ngành máy tính thương hiệu Việt là FPT Elead và CMS với tốc độ tăng trưởng khá nhanh: năm 2004 CMS tăng trưởng 27.2% so với 2003, doanh số cao hơn 2 lần so lới doanh số của doanh nghiệp liền sau. Đặc biệt FPT Elead là một thương hiệu “sinh sau đẻ muộn” trong ngành (cuối năm 2002) nhưng với chính sách đầu tư rõ ràng đã có tăng trưởng vượt bậc: tăng trưởng gần 124% năm 2004 để vượt lên vị trí dẫn đầu so với vị trí thứ 2 trong 02 năm liền 2002 và 2003. Sự phát triển của các doanh nghiệp tham gia sản xuất – lắp ráp máy tính thương hiệu Việt không đồng đều. Ngoài FPT Elead và CMS có doanh số cao xấp xỉ và trên 10 triệu USD, chỉ có 03 doanh nghiệp có doanh số xấp xỉ và trên 2 triệu USD, còn lại dưới 2 triệu USD mỗi năm. Điều đáng ghi nhận là ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia xây dựng máy tính thương hiệu Việt Nam xuất phát từ những đơn vị lắp ráp máy tính nhỏ lẻ như Công ty Đầu tư & Phát triển Công nghệ Tin học Nguyễn Hoàng với thương hiệu Vi-bird, Công ty Cổ phần Máy tính và Truyền thông CÔNG NGHỆ XANH với thương hiệu Greentek, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Long Vũ với thương hiệu “LV”,… Máy tính thương hiệu Việt Nam đã dần khẳng định được vị trí của mình trên thị trường máy tính với những thành công bước đầu: giá cả cạnh tranh (rẻ hơn máy ngoại 20-30%), chất lượng ngày càng ổn định, hệ thống dịch vụ bảo hành rộng khắp và nhanh chóng, đạt được sự nhận biết và niềm tin nhất định của người sử dụng. - 33 - Bên cạnh những thành công nhất định, máy tính thương hiệu Việt Nam vẫn gặp phải các vấn đề như chất lượng không ổn định, giá cả chưa thật sự cạnh tranh, dịch vụ sau bán hàng chưa chu đáo, … Trong một thời gian dài các doanh nghiệp đã có sự vận động để thành lập Hiệp hội máy tính Việt Nam với mục tiêu và hành động: xây dựng ngành máy tính thương hiệu Việt Nam chất lượng cao, xây dựng và quảng bá hình ảnh, uy tín sản phẩm máy tính thương hiệu Việt Nam; là đầu mối quan hệ với các dự án của chính phủ, các bộ, ban ngành và các tỉnh; là đầu mối hỗ trợ các hội viên trong quan hệ với các đối tác quốc tế, xây dựng trung tâm đảm bảo chất lượng; hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng các quy trình chất lượng ISO; đào tạo kỹ thuật cho các kỹ sư của các doanh nghiệp hội viên; phát triển hội viên. Nhưng đến nay Hiệp hội vẫn chưa ra đời và có khả năng sẽ không ra đời. Theo các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành, lý do là vì mức độ chênh lệch về quy mô, tiếng nói của các doanh nghiệp trong ngành, thêm vào đó tỷ lệ lợi nhuận của ngành này không hấp dẫn. Các doanh nghiệp hiện nay có thể chia sẻ thông tin thông qua Hội tin học Việt Nam, Hội tin học thành phồ Hồ Chí Minh. 2.2. Những ảnh hưởng của hội nhập quốc tế đến kinh doanh máy tính thương hiệu Việt Nam: 2.2.1. Thuế nhập khẩu và VAT: Ngành máy tính Việt Nam chỉ là lắp ráp những linh kiện ngoại nhập nên thuế nhập khẩu chiếm một tỷ lệ đáng kể đến giá thành sản phẩm. Thuế suất thuế nhập khẩu và VAT đối với mặt hàng máy tính và linh kiện áp dụng ở Việt Nam hiện nay khá cao so với các nước trong khu vực, là lý do để một số doanh nghiệp nhập lậu trốn thuế nhằm tạo ra khoảng chênh lệch trong giá bán so với các doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng. Theo báo cáo toàn cảnh công nghệ thông tin Việt Nam 2003, tình hình nhập lậu khá lớn thể hiện qua sự không tương xứng giữa các linh kiện thiết bị nhập về, - số lượng màn hình nhập khẩu là 350.000 chiếc nhưng ổ đĩa cứng nhập chỉ là 80.000 chiếc. Nhập lậu nhiều nhất tập trung vàp các linh kiện nhỏ, ổ cứng và ổ CD các loại. Đây là một trong những khó khăn mà các - 34 - doanh nghiệp sản xuất - lắp ráp máy tính thương hiệu Việt Nam gặp phải so với một số doanh nghiệp làm sản phẩm máy tính từ các nguồn gốc linh kiện trôi nổi. Thuế nhập khẩu (%) STT Mặt hàng Mã số Thuế Không C/O Có C/O VAT (%) MÁY BỘ 1 Bộ máy tính để bàn, máy tính xách tay, mày chủ 8471 15 10 5 LINH KIỆN MÁY TÍNH 1 Bộ nhớ (RAM/Memory), chip vi xử lý 8542 0 0 5 2 Bo mạch (mainboard) 8473 7.5 5 5 3 Vỏ máy tính (case), loa máy tính (speaker) 8473 7.5 5 5 4 Các loại card 8471 7.5 5 5 5 Ổ đĩa FDD, HDD, CD-RW, DVD 8471 7.5 5 5 6 Bàn phím (keyboard), chuột (mouse) 8471 15 10 5 7 Bộ sạc máy tính (Charger/Adapter) 8504 7.5 5 5 8 Đĩa mềm trắng (FD-Floppy Disk) 8523 7.5 5 5 9 Nguồn (power supply) 8504 0 0 5 10 Cáp máy tính (Cable) 8544 15 10 10 11 Vỏ máy tính xách tay 8471 15 10 5 12 Quạt giải nhiệt CPU 8414 15 10 5 Bảng 6. Thuế suất thuế nhập khẩu và VAT đối mới mặt hàng máy tính và linh kiện (Nguồn: Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính) Thuế suất thuế nhập khẩu của mặt hàng này của hấu hết các nước trong khu vực là 0%, chỉ tồn tại thuế VAT. Trong cam kết hội nhập, thuế suất thuế nhập khẩu sẽ giảm còn 0 - 5%. Đây là một tác động tốt do hội nhập mang lại cho các doanh nghiệp làm máy tính thương hiệu Việt Nam. Một khi thuế suất tiến về 0% thì việc nhập lậu sẽ không còn cơ sở để tồn tại, giúp giảm chênh lệch về giá giữa máy tính có thương hiệu và máy tính lắp ráp trôi nổi. Tuy nhiên, thuế suất thuế nhập khẩu giảm thì các doanh nghiệp trong nước sẽ đứng trước nguy cơ giá cả của máy tính ngoại nhập sẽ cạnh tranh hơn. 2.2.2. Sở hữu trí tuệ: Tháng 5/2005, BSA và IDC công bố báo cáo về tình hình vi phạm bản quyền phần mềm toàn cầu năm 2004. Báo cáo của BSA (Liên minh Doanh nghiệp Phần - 35 - mềm, www.bsa.org) cho biết tỷ lệ vi phạm của Việt Nam năm 2004 là 92% - giữ nguyên so với trước đó một năm, và là nước có tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm cao nhất thế giới với giá trị vi phạm 55 triệu USD, tăng 14 triệu USD so với báo cáo 2003. Tỷ lệ vi phạm chung toàn cầu là 35%, giảm 1% so với năm trước. Khu vực Tỷ lệ 2004 (%) Tỷ lệ 2003 (%) Giá trị vi phạm 2004 (triệu USD) Giá trị vi phạm 2003 (triệu USD) Vi phạm/ người 2004 (USD) Thế giới 35 36 32.695 28.794 5.12 Châu Á 53 53 7.897 7.553 2.19 Việt Nam 92 92 55 41 0.67 Bảng 7. Tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm 2004 (Nguồn: Toàn cảnh CNTT-Việt Nam 2005, HCA) Vấn đề sở hữu trí tuệ, bản quyền phần mềm liên quan đến máy tính là bản quyền hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng. Hệ điều hành được sử dụng phổ biến hiện nay là hệ điều hành Windows và các chương trình ứng dụng của Microsoft. Hệ điều hành miễn phí Linux đã ra đời nhưng chưa được sự đón nhận nồng nhiệt của người sử dụng một phần vì hệ điều hành Windows và các chương trình ứng dụng kèm theo đã trở nên phổ biến, giao diện thân quen với người sử dụng. Bên cạnh đó, theo các ý kiến của người trong ngành, các chương trình phần mềm ứng dụng được hỗ trợ bởi hệ điều hành Linux không nhiều và chưa ổn định. Hiện nay hệ điều hành Linux được cài đặt cho các máy tính thương hiệu Việt Nam xuất xưởng. Với hệ điều hành này, các doanh nghiệp một phần định hướng khách hàng sử dụng hệ điều hành miễn phí được phát triển dựa trên phần mềm mã nguồn mở, hạn chế mức độ vi phạm bản quyền của nước nhà theo định hướng của chính phủ. Nhưng mặt khác, các doanh nghiệp còn tránh được việc vi phạm bản quyền của chính doanh nghiệp mình nếu cài đặt hệ điều hành Windows chưa mua bản quyền. Nhưng vấn đề là người sử dụng chưa quen với hệ điều hành Linux, họ thường bỏ nó đi và cài đặt lại hệ điều hành Windows không bản quyền. Theo tham khảo từ một số doanh nghiệp sản xuất, chi phí bỏ ra để mua bản quyền cho một hệ điều hành Window là khá cao so với giá của một bộ máy tính. Cụ thể, giá mà Microsoft để cho các đối tác OEM tại Việt Nam là 140 USD cho hệ điều hành XP Pro và 90 USD cho XP home. Riêng giá cho dự án 47 của chính phủ là 88 - 36 - USD với số lượng khá lớn được cam kết từ chính phủ. Chi phí này xấp xỉ 20 – 30% giá trị của một bộ máy để bàn chưa bao gồm chi phí về bản quyền phần mềm. Với chi phí như vậy cộng thêm vào giá thành sản phẩm, các doanh nghiệp không thể cạnh tranh được trong điều kiện việc vi phạm bản quyền phần mềm đang phổ biến ở nước ta hiện nay. Người sử dụng chỉ tốn 6.000 – 10.000 đồng là có thể có được chương trình phần mềm đáp ứng yêu cầu. Vì vậy số lượng máy tính thương hiệu Việt Nam xuất xưởng cùng hệ điều hành Windows và các chương trình ứng dụng kèm theo là con số rất nhỏ. Theo FPT Elead, con số này chưa được 5% trên tổng số máy xuất xưởng. Trong khi đó theo kết quả khảo sát, dịch vụ cài đặt phần mềm kèm theo máy được xếp ở vị trí số 1 về tính cần thiết đối với nhóm khách hàng không am hiểu nhiều về máy tính, thường được tư vấn trong các quyết dịnh mua sắm máy tính. Đây là một thách thức đáng kể mà các doanh nghiệp làm máy tính thương hiệu Việt Nam đang phải đối đầu, đặc biệt là đối với khách hàng là người sử dụng cuối cùng. Đối tượng khách hàng này thường ít có kiến thức sâu về máy tính, về các chương trình phần mềm ứng dụng. Họ mong muốn những chương trình mà họ cần dùng được cài đặt sẵn trong máy. Điều này thì các doanh nghiệp làm máy tính thương hiệu Việt Nam chính thức không thể đáp ứng được, trong khi lại không mấy khó khăn đối với các cửa hàng lắp ráp máy tính nhằm mang lại sự tiện lợi cho khách hàng. Đối tượng sử dụng máy tính cài đặt hệ điều hành có bản quyền hiện nay rất thấp, tập trung vào các doanh nghiệp lớn có vốn đầu tư nước ngoài và một số cơ quan hàng đầu của chính phủ. 2.2.3. Sự quyết tâm và gia nhập mới của các máy tính thương hiệu nước ngoài: Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, Việt Nam đã mở rộng đón nhận những máy tính thương hiệu nước ngoài hàng đầu trong lĩnh vực máy tính như HP-Compaq, IBM, Acer, Dell, Toshiba, Fujitsu, …. Các thương hiệu này đã giúp Việt Nam tiếp cận với công nghệ thông tin trong giai đoạn cuối những năm 1980. Việt Nam đã xác định ngành công nghệ thông tin (CNTT) là ngành mũi nhọn, là động lực để phát triển các ngành khác. Tốc độ phát triển thị trường CNTT - 37 - hàng năm xấp xỉ mức 30% (28,8% năm 2003 và 33% năm 2004). Trong đó, giá trị thị trường máy tính chiếm khoảng 40%, đạt 250 triệu USD trong tổng giá trị 685 triệu của thị trường CNTT 2004 nói chung, và là một thị trường hấp dẫn ở khu vực Châu Á. Với những chính sách thông thoáng hơn trong quá trình hội nhập, thuế nhập khẩu theo xu hướng giảm, máy tính thương hiệu nước ngoài sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn, là động lực để họ gia nhập vào thị trường máy tính Việt Nam mạnh hơn. Ngoài một số lượng đáng kể những thương hiệu nước ngoài nổi tiếng hiện có tại Việt Nam, đã xuất hiện thêm một số thương hiệu mới như Lenovo (Legend trước đây) của Trung Quốc, NEC của Nhật Bản, … Mục tiêu mà các thương hiệu nước ngoài nhắm vào là server, notebook và những sản phẩm công nghệ mới như Palm tích hợp tính năng của máy tính và điện thoại di động,… và hiện chiếm lĩnh thị trường này. Theo số liệu IDG (bảng 4), năm 2004 các thương hiệu máy tính nước ngoài chiếm hơn 90% cả về số lượng và giá trị của thị trường máy tính xách tay và máy chủ. Vì đây là mảng sản phẩm có tỷ lệ lợi nhuận cao mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa có khả năng tham gia vào nhiều. 2.3. Phân tích SWOT kinh doanh máy tính thương hiệu Việt Nam: 2.3.1. Những cơ hội: 1) Kinh tế Việt Nam phát triển mạnh hơn, GDP bình quân đầu người năm 2004 là 553 USD, nếu tính theo tỷ giá sức mua tương đương là 2.580 USD (năm 2000 là 2.300 USD), tạo ra nhu cầu có khả năng thanh toán về CNTT nói chung và về máy tính nói riêng tăng. Trước năm 2000, việc có được một bộ máy tính cho riêng mình là mong ước của bao người, đặc biệt là giới học sinh sinh viên. Nhưng hiện nay, với mức giá trung bình 6 – 10 triệu/ bộ máy, bên cạnh những dòng máy tính giá rẻ, việc trang bị một bộ máy tính vẫn là khoảng đầu tư cần cân nhắc nhưng nằm trong tầm tay của phần lớn người sử dụng nếu họ có nhu cầu thật sự. - 38 - Nhóm tự quyết định Nhóm được tư vấn Chi phí trang bị máy tính Số người % Số người % Không đáng kể, sẵn sàng mua khi có nhu cầu (x) 14 40.00% 23 32.86% Là khoảng đầu tư đáng kể, cần cân nhắc 21 60.00% 45 64.29% Vượt quá mức cho phép 0 0.00% 2 2.86% 35 70 Bảng 8. Ý kiến của người sử dụng về chi phí mua sắm máy tính (Nguồn: Kết quả khảo sát) 2) Định hướng CNTT và các chương trình ứng dụng CNTT của chính phủ. Theo chỉ thị 58-CT/TW: “Công nghiệp công nghệ thông tin (CNpCNTT) trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ phát triển hàng năm cao nhất so với các khu vực khác; có tỷ lệ đóng góp cho tăng trưởng GDP của cả nước ngày càng tăng.” và “Các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội đi đầu trong việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động theo phương châm bảo đảm tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả lâu dài. Tin học hóa hoạt động các cơ quan Đảng và Nhà nước là bộ phận hữu cơ quan trọng của cải cách hành chính quốc gia, là nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan nhằm tăng cường năng lực quản lý, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Các cấp ủy, tổ chức Đảng chỉ đạo khẩn trương xây dựng các hệ thống thông tin cần thiết phục vụ lợi ích công cộng của nhân dân, phục vụ sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. Sớm hoàn thiện, thường xuyên nâng cấp và sử dụng có hiệu quả mạng thông tin diện rộng của Đảng và Chính phủ.”. Từ đó tạo nhu cầu tăng về trang bị máy tính vì máy tính là phương tiện, là cơ sở hạ tầng của công nghệ thông tin. 3) Xu hướng thuế nhập khẩu và VAT sẽ giảm và tiến đến 0% trong quá trình hội nhập, chấm dứt cơ sở tồn tại của tình hình nhập lậu hiện nay, giúp giá cả máy tính thương hiệu Việt Nam cạnh tranh hơn 4) Nhận thức tiêu dùng của người dân dần thay đổi, ý thức được vai trò quan trọng của máy tính trong công việc, học tập, cập nhật thông tin toàn cầu và còn là phương tiện giải trí; tình trạng sính hàng ngoại đã có sự chuyển đổi, hướng về hàng Việt Nam chất lượng cao. - 39 - Theo khảo sát, có đến hơn 90% người hiện đã có hoặc sẽ trang bị thêm máy tính cho cá nhân, hộ gia đình ngoài máy tính ở cơ quan. Nhóm tự quyết định Nhóm được tư vấn Nhu cầu Số người % Số người % Đã hoặc sẽ trang bị 34 97.14% 64 91.43% Không trang bị 1 2.86% 6 8.57% 35 100.00% 70 100.00% Bảng 9. Nhu cầu trang bị máy tính cho cá nhân/ hộ gia đình (Nguồn: Kết quả khảo sát) 5) Sự hỗ trợ của các nhà sản xuất quốc tế đối với sự phát triển thương hiệu địa phương, điển hình nhất là các chương trình hỗ trợ của Intel về hợp tác xây dựng thương hiệu, hỗ trợ một phần chi phí quảng cáo, hợp tác cung cấp máy tính giá rẻ, hỗ trợ về kỹ thuật,…. để đôi bên cùng có lợi. 6) Xu hướng sản xuất máy tính gần thị trường tiêu thụ. Hiện nay ngành sản xuất lắp ráp máy tính đã chuyển sang giai đoạn không được xem là ngành sản xuất công nghệ cao, mà có xu hướng chuyển sang các nước đang phát triển, chuyển sang sản xuất nơi gần thị trường tiêu thụ. Các nước phát triển tập trung vào các sản phẩm mang tính tích hợp công nghệ cao hơn. 2.3.2. Những nguy cơ: 1) Nhiều vốn, trình độ quản lý chuyên nghiệp, thương hiệu mạnh, nổi tiếng và chất lượng ổn định của các doanh nghiệp máy tính thương hiệu nước ngoài. Các thương hiệu máy tính nước ngoài hiện có tại thị trường Việt Nam là các thương hiệu hàng đầu nổi tiếng trên cả thị trường quốc tế và có kinh nghiệm lâu năm hoạt động trong ngành với chiến lược phát triển toàn cầu. Những thương hiệu này đã xây dựng được niềm tin vững chắc về chất lượng ổn định đối với người sử dụng. Bên cạnh đó giá cả của những thương hiệu này ngày càng cạnh tranh để thích ứng với đặc điểm của thị trường Việt Nam. Trong điều kiện thị trường máy tính có quá nhiều sự chọn lựa như hiện nay, quyết định mua máy tính thương hiệu nước ngoài là một giải pháp an toàn đối với nhiều người có thu nhập khá. Vì họ chưa thể nhận biết thương hiệu máy tính Việt Nam nào có chất lượng tốt trong hàng trăm loại máy tính có nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfMột số giải pháp thúc đẩy phát triển kinh doanh máy tính thương hiệu Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.pdf
Tài liệu liên quan