Suốt thời gian qua, thị xã Uông Bí đã thực hiện một chính sách chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn lực và đạt kết quả trong sản xuất kinh doanh. Thị xã đã xác định được vai trò chỉ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước, không có nghĩa là thành phần này phải chiếm tỷ trọng ngày càng lớn và phải hoạt động ở mọi lĩnh vực mà tiêu chí cơ bản là nắm được các ngành then chốt và đạt được hiệu quả cao về kinh tế xã hội. Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng đã được tạo điều kiện rất nhiều để phát triển, được hưởng nhiều sự hỗ trợ thiết thực không chỉ về vốn, môi trường kinh doanh mà quan trọng là cơ chế, chính sách từ phía thị xã. Do vậy quá trình chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế của thị xã Uông Bí đã thu được một số thành công, đảm bảo được sự đúng hướng và hợp lý như theo định hướng đã vạch ra.
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1745 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2005-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.375,1
Xã Phương Đông
2.694,8
2.841,5
3.120,1
3.315,6
Xã Phương Nam
5.240,4
5.253,8
5.293,1
5.394,5
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu phòng Thống kê thị xã.
Qua bảng 7 có thể thấy sản lượng lương thực ở khu vực nông thôn của thị xã mỗi năm đều có sự tăng lên, từ 9.132,1 tấn (2001) lên 10.085,2 tấn (2004) mặc dù diện tích trồng lúa mỗi năm đều có sự sụt giảm do đất nông nghiệp bị chuyển sang làm đất xây dựng và dịch vụ. Đạt được kết quả như thế là do đã áp dụng những biện pháp nhằm tăng năng suất cây trồng trong sản xuất nông nghiệp như: đầu tư giống có năng suất cao, phân bón, thuỷ lợi và đặc biệt là bồi dưỡng kiến thức cho nông dân các xã suốt thời gian qua. Chính sự phát triển theo chiều sâu của sản xuất đã góp phần cải thiện một cách đáng kể thu nhập của người dân, nâng cao mức sống cho những hộ nông dân còn khó khăn. Vì thế, nhiều năm qua, khu vực nông thôn của thị xã Uông Bí đã có nhiều thay đổi tích cực, GTSX tạo ra từ khu vực này không ngừng tăng lên, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo ở các vùng nông thôn, vùng sâu đã có sự giảm xuống. Người dân được tiếp cận một cách thường xuyên hơn với các phương tiện của cuộc sống: tivi, radio, báo chí, xe máy, điện thoại..., được hưởng các dịch vụ chăm sóc y tế và giáo dục nhiều hơn. Theo số liệu thống kê của thị xã, từ một số lượng máy điện thoại cố định khiêm tốn là 166 máy (2001) thì đến 2004, ở tất cả các xã phường vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, số lượng máy điện thoại cố định đã tăng lên là 685 máy. Nhờ có sự đầu tư của thị xã cho việc phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn nên sự chênh lệch về phát triển giữa khu vực này với khu vực thành thị dần được thu hẹp. Một điều đáng ghi nhận phản ánh sự thay đổi ở khu vực nông thôn là đã có sự dịch chuyển lao động từ lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp. Bảng 3 trang 31 cho ta thấy điều đó. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ở xã Thượng Yên Công tăng từ 16,19% (2003) lên 17,14% (2004), xã Phương Nam từ 6,9% (2003) lên 7,01% (2004) và xã Phương Đông từ 18,8% (2003) lên 19,01% (2004).
ở khu vực thành thị, CCKT tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp và dịch vụ. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ở khu vực này rất cao, dao động từ 50,7% đến 89,26%, tập trung chủ yếu ở 4 phường chính: Vàng Danh, Trưng Vương, Quang Trung, Thanh Sơn. Đây cũng là 4 địa bàn trọng điểm trong phát triển kinh tế của thị xã. Các khu vực này thời gian qua đã được thị xã chú trọng đầu tư xây dựng mới và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, áp dụng khoa học công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển nên đã có nhiều bước tiến lớn trong phát triển công nghiệp, mà đặc biệt là ngành dịch vụ. Thị xã chú trọng phát triển những địa bàn trọng điểm này để đưa lên thành những khu vực kinh tế năng động nhất thị xã, tạo lực đẩy và hỗ trợ các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa của thị xã phát triển. Chính vì thế, từ 2001- 2004 đã có rất nhiều các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh trên các địa bàn này: dự án khu công nghiệp Trạp Khê (Nam Khê), khu công nghiệp Yên Thanh, Liên doanh da giầy Việt Nam- Đài Loan... làm thay đổi từng ngày bộ mặt kinh tế của thị xã.
Với tất cả những điều phân tích ở trên có thể thấy, chính sách chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ ở thị xã Uông Bí thời gian qua đã thu được những thành công nhất định, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế thị xã nói chung, các ngành và các thành phần kinh tế nói riêng. Song cũng cần phải thừa nhận, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song việc đầu tư của thị xã vào những khu vực này vẫn còn thiếu một sự qui hoạch đồng bộ và phù hợp. Vấn đề xác định đâu là những lĩnh vực cần ưu tiên phát triển, phát triển cái gì trước, phân bổ và quản lý vốn ra sao, mong muốn của người dân ở chính những khu vực đó là gì vẫn chưa được giải quyết triệt để. Thêm nữa khoảng cách giữa các vùng thời gian qua tuy đã được rút ngắn ít nhiều song vẫn còn khá chênh lệch. Cơ sở hạ tầng phục vụ sinh hoạt và sản xuất ở một số xã vùng sâu còn thiếu và yếu, công tác đầu tư vào những khu vực này tiến hành còn chậm, vì thế những khu vực này không có sức cạnh tranh phát triển với nhiều vùng khác, người dân còn nghèo. Có thể thấy số hộ nghèo của thị xã phần lớn tập trung ở khu vực nông thôn và vùng cao. Theo số liệu thống kê, số máy điện thoại cố định ở khu vực nông thôn mặc dù đã tăng lên đến 685 máy nhưng so với con số hơn 2000 máy ở khu vực thành thị thì còn khiêm tốn. Số lao động phi nông nghiệp ở khu vực thành thị cũng cao hơn ở nông thôn rất nhiều. Vì thế, thời gian tới thị xã cần phải có sự điều chỉnh kịp thời để phát triển hơn nữa khu vực nông thôn và giảm dần khoảng cách chênh lệch.
1.3. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế.
Để giải phóng sức sản xuất, động viên tối đa mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân, chính sách của Nhà nước và của tỉnh chủ trương khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế và các hình thức tổ chức kinh doanh. Quan điểm phát triển này đã được thị xã Uông Bí quán triệt và thực hiện trong suốt những năm qua. Địa bàn thị xã Uông Bí bao gồm hai khu vực chính: khu vực kinh tế trong nước (KTTN) và khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài (KT ĐTNN). Khu vực kinh tế trong nước có khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, bao gồm kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, cá thể. Các thành phần kinh tế trên địa bàn thị xã thời gian qua đã được tạo điều kiện thuận lợi, quá trình phát triển luôn theo chiều hướng tốt, phù hợp với đường lối, chính sách chuyển dịch kinh tế của thị xã. Do đó các thành phần kinh tế đều phát triển có kết quả, đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế thị xã. Đề tài sẽ đi phân tích về thực trạng phát triển và chuyển dịch của các thành phần kinh tế trên địa bàn thị xã theo hai khu vực chính: khu vực kinh tế trong nước (KTTN) và khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài (KT ĐTNN).
Bảng 8: GTSX công nghiệp phân theo thành phần kinh tế.
(Giá cố định năm 1994).
Năm
TPKT
2001
2002
2003
2004
Giá trị (tr.đ)
Cơ cấu (%)
Giá trị (tr.đ)
Cơ cấu (%)
Giá trị (tr.đ)
Cơ cấu (%)
Giá trị (tr.đ)
Cơ cấu (%)
Tổng số
891.776
100
989.871
100
1.088.858
100
1.202.329
100
Khu vực KTTN
807.057
90,5
846.340
85,5
934.240
85,8
1.029.194
85,6
-Kinh tế Nhà nước.
772.278
86,6
811.695
82,0
893.952
82,1
983.505
81,8
-Kinh tế ngoài QD.
34.779
3,9
34.645
3,5
40.288
3,7
45.689
3,8
Khu vực ĐTNN.
84.719
9,5
143.531
14,5
154.618
14,2
173.135
14,4
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu phòng Thống kê thị xã.
Bảng 8 xem xét mức độ đóng góp của các thành phần kinh tế vào tổng GTSX công nghiệp của toàn thị xã. Căn cứ vào các số liệu đã phản ánh có thể thấy khu vực kinh tế trong nước (KTTN) luôn giữ một tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng GTSX công nghiệp, từ 85% trở lên. Tuy vậy từ năm 2001 đến 2004 tỷ trọng của khu vực này có xu hướng giảm từ 90,5% (2001) còn 85,6% (2004). Trong khu vực KTTN, kinh tế Nhà nước lại chiếm tỷ trọng cao hơn rất nhiều so với kinh tế ngoài quốc doanh. Điều này được lý giải là hầu hết các cơ sở kinh doanh công nghiệp của kinh tế Nhà nước đều có vốn, qui mô lớn, công nghệ kỹ thuật cao nên mức đóng góp lớn còn các cơ sở sản xuất công nghiệp của kinh tế ngoài quốc doanh chủ yếu là các cơ sở vừa và nhỏ, qui mô, tiềm lực vốn, kỹ thuật còn hạn chế, phần lớn đều là các cơ sở khai thác vật liệu xây dựng, gia công và sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Nhưng có một điều rất đáng ghi nhận ở đây, mặc dù vẫn còn giữ một tỷ lệ khiêm tốn song kinh tế ngoài quốc doanh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Thời gian qua, GTSX công nghiệp và tỷ trọng % trong cơ cấu của thành phần này đều tăng từ 34.645 tr.đ (2002) tương ứng 3,5% lên 45.689 tr.đ (2004) tương ứng 3,8%. Trong khi đó tỷ trọng của kinh tế Nhà nước có xu hướng giảm cho dù giá trị tuyệt đối của khu vực này năm sau vẫn có cao hơn năm trước. Điều này cho thấy, kinh tế ngoài quốc doanh đã có nhiều nỗ lực phát triển vươn lên và đã đạt được một số kết quả bước đầu rất đáng khích lệ.
Đối với khu vực kinh tế ĐTNN, trong nhiều năm qua vẫn chỉ giữ một tỷ lệ đóng góp nhỏ trong cơ cấu tổng GTSX công nghiệp nhưng đã có nhiều thay đổi tích cực. Năm 2001, kinh tế ĐTNN chỉ tạo ra một GTSX là 84.719 tr.đ tương đương 9,5% thì đến 2004, mức đóng góp đã lên tới 173.135 tr.đ, tương ứng 14,4%. Có được kết quả này là do có sự tác động của nhiều yếu tố nhưng cơ bản vẫn là do có những chính sách phát triển cởi mở, thông thoáng của thị xã đã tạo điều kiện cho kinh tế ngoài quốc doanh và kinh tế ĐTNN có cơ hội kinh doanh và phát triển. Thị xã Uông Bí đã có nhiều biện pháp hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể có thể tiếp cận các nguồn vốn vay của ngân hàng, các tổ chức tín dụng, có thể tự do kinh doanh, mở rộng thị trường, hợp tác sản xuất trong khuôn khổ qui định của Nhà nước. Đồng thời thị xã cũng có nhiều biện pháp tích cực cải thiện môi trường đầu tư, cải cách hành chính nhằm tăng sức cạnh tranh, thu hút các nguồn vốn, các dự án đầu tư nước ngoài vào địa bàn thị xã, vừa góp phần giải quyết công ăn việc làm, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thời gian qua đã có nhiều dự án liên doanh chính thức đi vào hoạt động tại thị xã và tương lai sẽ có thêm nhiều khu công nghiệp mới được nhận đầu tư từ nước ngoài.
Suốt thời gian qua, thị xã Uông Bí đã thực hiện một chính sách chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn lực và đạt kết quả trong sản xuất kinh doanh. Thị xã đã xác định được vai trò chỉ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước, không có nghĩa là thành phần này phải chiếm tỷ trọng ngày càng lớn và phải hoạt động ở mọi lĩnh vực mà tiêu chí cơ bản là nắm được các ngành then chốt và đạt được hiệu quả cao về kinh tế xã hội. Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng đã được tạo điều kiện rất nhiều để phát triển, được hưởng nhiều sự hỗ trợ thiết thực không chỉ về vốn, môi trường kinh doanh mà quan trọng là cơ chế, chính sách từ phía thị xã. Do vậy quá trình chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế của thị xã Uông Bí đã thu được một số thành công, đảm bảo được sự đúng hướng và hợp lý như theo định hướng đã vạch ra.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, thị xã cần nhận rõ một số hạn chế trong thực hiện chuyển dịch. Đó là cơ cấu thành phần phát triển đúng hướng song chưa đồng đều, vẫn còn có nhiều lúng túng. Các cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh còn nhỏ lẻ, chưa tạo được những mối liên kết, hỗ trợ với nhau và với các khu vực khác. Kinh tế ĐTNN mới chỉ có trong công nghiệp song còn khiêm tốn, còn trong lĩnh vực thương mại- dịch vụ- du lịch chưa có đóng góp mặc dù thị xã có rất nhiều tiềm năng thuận lợi cho việc phát triển lĩnh vực này. Đây là những điểm cần phải xem xét trong thời gian tới.
2. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế ở thị xã Uông Bí.
2.1. Sự chuyển dịch CCKT nông, lâm, thuỷ sản.
Bảng 9: Cơ cấu GTSX ngành nông, lâm, thuỷ sản giai đoạn 2001-2004 của thị xã Uông Bí. (Giá cố định 1994).
Năm
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
Tốc độ TTBQ01-04 (%)
Giá trị (tr.đ)
Cơ cấu (%)
Giá trị (tr.đ)
Cơ cấu (%)
Giá trị (tr.đ)
Cơ cấu (%)
Giá trị (tr.đ)
Cơ cấu (%)
Tổng số
73.129
100
76.734
100
80.306
100
84.771
100
5,05
Nông nghiệp
66.779
91,32
70.099
91,35
72.894
90,77
76.395
90,12
4,59
Lâm nghiệp
4.550
6,22
4.205
5,48
4.132
5,15
3.942
4,65
-4,67
Thuỷ sản
1.800
2,46
2.430
3,17
3.280
4,08
4.434
5,23
35,05
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu phòng Thống kê thị xã.
Sự chuyển dịch CCKT nông, lâm, thuỷ sản giữ vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế của thị xã. Giá trị sản xuất toàn ngành trong 3 năm qua đã tăng, nhất là sản lượng một số loại nông sản chủ yếu tăng mạnh.
Lương thực quy thóc, tổng đàn lợn và sản lượng thịt các loại tăng nhanh. Tuy tỷ trọng nông, lâm, thuỷ sản trong giá trị sản xuất giảm dần, nhưng giá trị tuyệt đối tăng từ 73.129 tr.đ (2001) lên 84.771 tr.đ (2004). Cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực. Tổng giá trị thuỷ sản tăng dần, lâm nghiệp giảm dần. Ngành thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng cao bình quân 35,05%/năm nhưng tỷ trọng nhỏ nên chưa tạo được bước ngoặt trong tổng giá trị sản xuất trong nông- lâm- thuỷ sản. Việc đưa tỷ trọng thuỷ sản từ 2,46% (năm 2001) lên 5,23% (năm 2004) đã thể hiện sự tiến bộ của ngành thủy sản, song CCKT nông, lâm, thuỷ sản chuyển dịch còn chậm.
2.1.1. Sự chuyển dịch CCKT nông nghiệp.
Thực tế cho thấy từ năm 2001- 2004 ngành trồng trọt có giá trị tuyệt đối tăng từ 36.061 triệu đồng (năm 2001) lên 40.719 triệu đồng (năm 2004), nhưng tỷ trọng trong cơ cấu giá trị của ngành trồng trọt có giảm từ 54% (năm 2001) xuống còn 53,30% (năm 2004). Ngành chăn nuôi giá trị tuyệt đối tăng từ 30.718 triệu đồng (năm 2001) lên 35.676 triệu đồng (năm 2004), tỷ trọng trong cơ cấu giá trị tăng từ 46% (năm 2001) lên 46,70% (năm 2004).
Bảng 10: Cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp giai đoạn 2001-2004 của thị xã Uông Bí (Giá cố định 1994).
Chỉ tiêu
Năm
Tổng giá trị (tr.đ)
Trồng trọt
Chăn nuôi
Giá trị (tr.đ)
Cơ cấu (%)
Giá trị (tr.đ)
Cơ cấu (%)
2001
66.779
36.061
54,00
30.718
46,00
2002
70.099
37.713
54,80
32.386
46,20
2003
72.894
38.998
53,50
33.896
46,50
2004
76.395
40.719
53,30
35.676
46,70
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu phòng Thống kê thị xã.
Đây là sự chuyển dịch cơ cấu hợp lý giữa nội bộ ngành nông nghiệp. Nhưng tốc đọ chuyển dịch qua 4 năm còn chậm, chưa tạo được đột phá. Sau 3 năm, tỷ trọng trồng trọt chỉ giảm 0,7% còn chăn nuôi cũng tăng 0,7%. Điều này được giải thích bởi 3 nguyên nhân. Thứ nhất, năng suất cây trồng và hiệu quả sản xuất trong trồng trọt được cải thiện không nhiều. Mặc dù ở các vùng nông thôn đã được áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật tăng năng suất song do thiếu qui hoạch cụ thể, trình độ tiếp thu của nông dân còn hạn chế nên hiệu quả không cao. ở một số nơi, sản xuất còn tự phát, thiếu tập trung nên năng suất thấp. Thứ hai, cơ cấu vật nuôi chuyển dịch còn chậm. Các loại vật nuôi có giá trị kinh tế cao chưa được nhân ra rộng khắp, chăn nuôi chủ yếu vẫn theo hộ gia đình nên giá trị thu về toàn ngành không cao. Thứ ba, một nguyên nhân rất quan trọng là thiếu sự gắn kết giữa nông nghiệp với công nghiệp chế biến. Các cơ sở chế biến trên địa bàn phần lớn là thủ công, qui mô nhỏ, không thể đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hoá của nông nghiệp. Đây được coi là nguyên nhân chính không gây ra được những bước đột phá quan trọng trong sản xuất nông nghiệp thời gian qua. Sự chuyển dịch cụ thể ngành trồng trọt và chăn nuôi được thể hiện qua bảng 10.
2.1.1.1. Ngành trồng trọt.
Từ năm 2001 đến năm 2004 sản xuất lương thực có sự phát triển, mặc dù diện tích trồng lúa không tăng nhưng sản lượng lương thực bình quân hàng năm tăng 3,8%, năng suất lúa tăng từ 34,9 tạ/ha (2001) lên 41,2 tạ/ha (2004). Cây rau đậu phát triển mạnh, tăng cả diện tích lẫn sản lượng, và diện tích từ 406 ha (2001) lên 608 ha (2004), tăng bình quân hàng năm 14,41%. Về sản lượng từ 7.105 tấn (2001) lên 11.187 tấn (2004), tăng bình quân hàng năm 16,34%. Cây ăn quả cũng phát triển nhanh, diện tích tăng bình quân hàng năm 14,47%, diện tích cây ăn quả tăng từ 800 ha (năm 2001) lên 1200 ha (năm 2004) chủ yếu là vải, nhãn, na, xoài... Thực trạng cơ cấu cây trồng từ năm 2001 - 2004 được phản ánh trong bảng 11 cho thấy:
Trong trồng trọt đã chuyển đổi theo hướng giảm diện tích trồng cây lương thực, tăng diện tích trồng cây rau, đậu và các cây công nghiệp ngắn ngày nhưng tốc độ còn chậm. Bước đầu đã có sự chọn lựa một số cây trồng đặc sản cho sản phẩm có giá trị cao. Đang hình thành dần vùng chuyên canh rau, quả mang tính hàng hoá phục vụ cho nhu cầu thị trường.
Có một vấn đề đáng phải xem xét ở đây là mặc dù sản lượng thu hoạch của các cây công nghiệp ngắn ngày và cây hoa quả trên địa bàn khá phong phú song không có một cơ sở chế biến nào có qui mô và được đầu tư đầy đủ giải quyết đầu ra cho những sản phẩm này. Trái cây bảo quản kém, chế biến thủ công nên sức cạnh tranh thấp. Thêm vào đó, việc thiếu qui hoạch cho từng vùng cũng làm giảm hiệu quả sản xuất. Vấn đề xác định vùng nào trồng cây gì là phù hợp, trồng bao nhiêu và trồng như thế nào để tránh tình trạng không trồng thì thiếu mà trồng thì thừa còn là điều đang bị xem nhẹ.
Bảng 11: Diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng chính giai đoạn 2001-2004 của thị xã Uông Bí.
TT
Cây trồng
ĐV
2001
2002
2003
2004
Tốc độ TTBQ 01-04 (%)
I.
Tổng DTGT
Ha
4.831
4.820
4.843
4.868
0,25
II.
Tổng SLLT qui thóc.
Tấn
14.092
14.383
15.154
15.760
3,80
1.
Cây lúa
Diện tích
Ha
3.770
3.733
3.668
3.618
-1,36
Năng suất
Tạ/ha
34,9
36,4
39,0
41,2
5,69
Sản lượng
Tấn
13.165
13.565
14.305
14.913
4,24
2.
Cây ngô
Diện tích
Ha
184
185
185
186
0,36
Năng suất
Tạ/ha
20
16,4
19
21
1,64
Sản lượng
Tấn
368
304
351,5
390,6
2,01
3.
Khoai lang
Diện tích
Ha
287
276
250
231
-6,98
Năng suất
Tạ/ha
52,3
50,2
54
56,1
2,37
Sản lượng
Tấn
1.503
1.386
1.350
1.296
-4,82
4.
Cây sắn
Diện tích
Ha
25
22
20
19
-8,74
Năng suất
Tạ/ha
70
71
71
72
0,94
Sản lượng
Tấn
175
156
142
137
-7,84
5.
Rau đậu
Diện tích
Ha
406
430
532
608
14,41
Năng suất
Tạ/ha
175
178
180
184
1,69
Sản lượng
Tấn
7.105
7.654
9.576
11.187
16,34
6.
Cây lạc
Diện tích
Ha
113
126
140
157
11,59
Năng suất
Tạ/ha
13,4
13
13,5
14
1,47
Sản lượng
Tấn
151
163,8
189
220
13,37
7.
Đậu tương
Diện tích
Ha
46
48
48
49
2,13
Năng suất
Tạ/ha
12
10,3
12
12,5
1,37
Sản lượng
Tấn
55
49,2
57,6
61,3
3,68
III.
DT cây ăn quả
Ha
800
900
1000
1200
14,47
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu phòng Thống kê thị xã.
Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tích cực, cần phải quan tâm tới công tác quy hoạch cơ cấu cây trồng cho từng vùng sinh thái để phát huy lợi thế của từng vùng nhằm ổn định phát triển cây lương thực và tăng diện tích trồng rau đậu, cây công nghiệp và cây ăn quả. Chương trình quy hoạch và định hướng cho phát triển cần quan tâm tới diện tích đất canh tác vì vùng diện tích đất canh tác là có giới hạn. Năng suất cây trồng còn tăng bằng cách tiếp tục tăng cường sự đầu tư về giống, KHKT, nhưng sự gia tăng về năng suất rất khó có thể đạt được tốc độ cao trong một thời gian dài. Tận dụng đất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đầu tư vào các dịch vụ kỹ thuật, khuyến nông để đảm bảo sự phát triển của ngành trồng trọt trong tương lai là sự lựa chọn tốt nhất thời gian tới.
2.1.1.2. Ngành chăn nuôi.
Bảng 12: Sản phẩm chủ yếu của ngành chăn nuôi giai đoạn 2001-2004.
Năm
Chỉ tiêu
ĐVT
2001
2002
2003
2004
Tốc độ TTBQ 01-04 (%)
Số lượng vật nuôi.
164.214
171.548
181.405
186.766
4,38
-Trâu
Con
2.334
1.853
1.654
1.504
-13,63
-Bò
Con
1.060
1.135
1.252
1.365
8,79
-Lợn
Con
22.370
23.370
24.170
25.128
3,95
-Dê
Con
1.200
1.400
1.596
1.811
14,7
-Gia cầm
Con
137.250
143.790
152.733
156.958
4,57
Tổng sản lượng thịt.
3.085
3.265
3.483,9
3.706,4
6,28
-Thịt trâu
Tấn
236
244
250
257
2,88
-Thịt bò
Tấn
112
122
134
148
9,74
-Thịt lợn
Tấn
2.505
2.655
2.840
3.024
6,48
-Thịt gia cầm
Tấn
10
12
14
16
16,96
- Thịt dê
Tấn
222
232
245,9
261,4
5,6
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu phòng Thống kê thị xã.
Ngành chăn nuôi thời kỳ 2001- 2004 phát triển khá, GTSX tăng bình quân 5,11%/năm; số lượng vật nuôi tăng bình quân 4,38%/năm, sản lượng thịt tăng 6,28%/năm. Chăn nuôi chiếm phần quan trọng trong GTSX nông nghiệp, tỷ trọng ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 46,7% (2004).
Từ năm 2001- 2004 chăn nuôi bò, lợn, dê và gia cầm đều tăng nhanh cả về số đàn gia súc cũng như tăng năng suất, tăng trọng lượng trung bình của đàn gia súc, do đó sản lượng thịt tăng nhanh hơn so với tổng đàn. Điểm đáng chú ý là có sự xuất hiện của loại hình chăn nuôi mới đó là dê. Từ khi xuất hiện có sự tăng trưởng khá nhanh. Dê là loại gia súc dễ nuôi và có khả năng phát triển tốt. Đây cũng là một hướng đi thích hợp cho ngành chăn nuôi của thị xã. Nhưng trên thực tế, công tác thú y phát triển còn yếu, mạng lưới cung cấp thức ăn gia súc và dịch vụ cho chăn nuôi chưa mạnh và rộng khắp, công nghệ chế biến sản phẩm chăn nuôi hầu như chưa xuất hiện nên hạn chế không nhỏ sự chuyển dịch của ngành chăn nuôi thị xã thời gian qua.
2.1.2. Sự chuyển dịch CCKT ngành lâm nghiệp.
Giai đoạn 2001 - 2004 ngành lâm nghiệp có chiều hướng phát triển giảm dần. Trồng rừng từ 550 ha (năm 2001) xuống còn 50 ha (năm 2004), chăm sóc bảo vệ rừng từ 500 ha (năm 2001) xuống còn 358 ha (năm 2004), khai thác gỗ, củi, nhựa thông đều giảm. Khai thác nhựa thông giảm từ 205 tấn (2001) xuống còn 200 tấn (2004). Sản xuất lâm nghiệp giảm có một nguyên nhân do nhà nước đóng cửa rừng và định hướng phát triển lâm nghiệp sinh thái, tăng cường bảo vệ và trồng rừng.
Việc chăm sóc và bảo vệ rừng được thị xã rất quan tâm nhất là những khu vực rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng. Thị xã đã cho đầu tư xây dựng đường băng cản lửa để chống cháy rừng và tuyên truyền bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng. Song song với việc chăm sóc bảo vệ rừng, việc khai thác rừng được quản lý chặt chẽ, có sự hướng dẫn của ngành lâm nghiệp. Do vậy đã làm giảm bớt sự chặt phá, khai thác bừa bãi trong dân cư. Khối lượng khai thác gỗ, củi, tre nứa rừng đã giảm dần. Việc trồng rừng cũng giảm nhiều, đây là vấn đề còn được xem xét và có những định hướng cho phù hợp đối với những năm tiếp theo.
2.1.3. Chuyển dịch CCKT ngành thuỷ sản.
Giai đoạn 2001 - 2004 ngành thủy sản phát triển mạnh, sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đều tăng mạnh từ 230 tấn (2001) lên 595 tấn (2004) làm cho tốc độ tăng bình quân 35,05%. Trong giai đoạn này phát triển các phong trào nuôi tôm, nuôi cá nước ngọt, nước lợ và các loại thuỷ sản có giá trị kinh tế cao khác, các hộ gia đình đã quan tâm tới việc đầu tư thâm canh trong quá trình nuôi trồng. Do vậy đã đem lại hiệu quả kinh tế cao và kết quả sản lượng nuôi trồng từ 96 tấn năm 2001 lên 403 tấn năm 2004.
Về đánh bắt, hiện tại, toàn thị xã có 88 tàu thuyền từ 6 - 15 CV của các hộ gia đình ngư dân nên chỉ có khả năng đánh bắt hải sản ven bờ tuy nhiên cũng đã góp phần làm tăng sản lượng đánh bắt hải sản từ 134 tấn (năm 2001) lên 192 tấn (năm 2004).
Ngành thuỷ sản của thị xã thời gian qua đã có sự khởi sắc đáng kể song vấn đề về sản phẩm chế biến và thị trường đầu ra cho hàng thuỷ sản còn nhiều bị động. Một số vùng thực hiện nuôi trồng và đánh bắt không theo qui hoạch và hướng dẫn. Nhiều loại thuỷ sản có giá trị kinh tế cao nhưng chưa tìm được thị trường tiêu thụ ổn định, phương tiện đánh bắt còn thiếu và hạn chế, vì thế sự phát triển của ngành thuỷ sản thời gian qua chưa đủ lực để làm tăng nhanh hơn tốc độ chuyển dịch toàn ngành nông nghiệp.
2.2. Sự chuyển dịch CCKT CN-TTCN.
Công nghiệp là ngành sản xuất chính trên địa bàn thị xã. Trong những năm gần đây công nghiệp, TTCN của thị xã đã có sự phát triển mạnh nhưng chưa tương xứng với tiềm lực công nghiệp của thị xã.
Bảng 13: Cơ cấu GTSX ngành công nghiệp giai đoạn 2001-2004.
(Theo giá cố định 1994).
Chỉ tiêu
Năm
GTSX
( tr.đ)
Ngành khai thác
Ngành chế biến
Ngành điện nước
Giá trị
(tr.đ)
Cơ cấu (%)
Giá trị
(tr.đ)
Cơ cấu (%)
Giá trị
(tr.đ)
Cơ cấu (%)
2001
891.776
476.089
53,39
198.771
22,29
216.916
24,32
2002
989.871
541.813
54,74
222.623
22,49
225.435
22,77
2003
1.088.858
592.542
54,42
253.790
23,31
242.526
22,27
2004
1.202.329
650.941
54,14
281.585
23,42
269.803
22,44
TTBQ 01-04 %
10,47%
10,99%
12,31%
7,54%
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu phòng Thống kê thị xã.
Trên địa bàn thị xã Uông Bí có 10 doanh nghiệp Trung ương gồm các ngành Than, Điện, Cơ khí, Hoá chất, 6 doanh nghiệp của Tỉnh và các doanh nghiệp, cơ sở của địa phương. Trong phần này, đề tài chỉ đề cập đến 3 nhóm ngành chủ yếu: đó là ngành khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, ngành chế biến và ngành điện, nước. Về giá trị sản xuất công nghiệp từ năm 2001 đến 2004 được thể hiện qua bảng 13.
Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của thị xã Uông Bí có thể kể đến như: Than sạch, đá các loại, cơ khí, dệt may, da giầy, đồ gỗ xuất khẩu, xi măng….
Ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ do sự phát triển vượt bậc của công nghiệp chế biến, ngành này phát triển với mức tăng trưởng bình quân 12,31%/năm, với giá trị tuyệt đối từ 198.771 triệu đồng (năm 2001) lên 281.585 triệu đồng (năm 2004). Điều đáng chú ý là ngành chế biến đã phát triển nhiều chủng loại mặt hàng khác nhau: sản xuất vật liệu xây dựng như gạch, ngói, đồ mộc dân dụng, chế biến các loại thực phẩm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, còn chế biến hoa quả chưa có một cơ sở sản xuất nào của nhà nước, tư nhân trong khi sản phẩm này như (vải, dứa, mơ, táo...) có khối lượng lớn. Điều này cũng là vấn đề đáng quan tâm khi đưa công nghiệp chế biến vào phù hợp với nguồn nguyên liệu và quy mô thích hợp của địa phương.
Qua bảng 13 cho thấy cơ cấu công nghiệp của thị xã thiên về công nghiệp khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng. Ngành này luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của thị xã. Năm 2001 ngành này chiếm tỷ trọng tới 53,39%, ngành công nghiệp điện, nước cũng có tỷ trọng tư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 39.Doc