Luận văn Một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng huy động tiền gửi có kỳ hạn tại chi nhánh Thăng Long - Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương

Nếu năm 2000, sự sụt giảm mạnh lãi suất huy động và những hạn chế trong công tác huy động là những nguyên nhân chính làm chậm tốc độ tăng trưởng nguồn huy động, thì ngay từ năm 2001, với việc áp dụng một loạt các biện pháp từ công tác điều tra nghiên cứu nhu cầu và đánh giá của khách hàng về sản phẩm dịch vụ của Techcombank trên cơ sở đó không ngừng hoàn thiện các hình thức huy động vốn, các quy trình nghiệp vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ kết hợp với việc điều hành cơ chế lãi xuất linh hoạt đã đem lại kết quả đáng kể, thể hiện ở sự tăng trưởng của nguồn vốn với tổng nguồn vốn hoạt động đến cuối năm đạt 1495 tỷ đồng, tăng 37,9% so với năm 2000, mức bình quân trong năm tăng 30% so với năm 2000, trong đó nguồn vốn huy động đạt 1378 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng 39,5%, bằng 1,36 lần mức tăng trưởng trong năm 2000 và vượt 5,7% so với kế hoạch.

 

doc88 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1544 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng huy động tiền gửi có kỳ hạn tại chi nhánh Thăng Long - Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh thu cho Techcombank, đạt mức tăng trưởng 26% so với năm 2000. 1.3.4. Hoạt động dịch vụ Mặc dù chịu ảnh hưởng của tình hình khan hiếm ngoại tệ và tỷ giá tăng liên tục song kết quả thanh toán đối ngoại đạt được rất khả quan. Với nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng các quan hệ thanh toán với các tổ chức tín dụng nước ngoài, tổng doanh số thanh toán đối ngoại trong năm 2001 đã đạt 17,6 triệu USD quy đổi, tăng 1,9 lần so với năm 2000, cao nhất trong 7 năm qua, và hoàn thành 116% chỉ tiêu kế hoạch thanh toán của năm 2001. Bên cạnh việc tăng doanh số, cơ cấu khách hàng trong thanh toán quốc tế đã có sự chuyển biến tốt, cơ cấu khách hàng thanh toán đã ngày một đa dạng hơn, trong đó các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công ty cổ phần đã đóng góp tới 65% doanh số thanh toán của Chi nhánh, điều này thể hiện chủ trương đúng đắn của Ban đIều hành trong việc xác định cơ cấu và đối tượng khách hàng. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện các quy chế và quy trình đối với hoạt động thanh toán đối ngoại đã góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động này. Tính đến cuối năm 2001, mặc dù doanh số tăng mạnh nhưng đã không phát sinh các sai sót đáng kể nào trong công tác chuyển tiền, công tác thẩm định khách hàng cũng từng bước được củng cố vì vậy tỷ lệ các L/C phải cho vay bắt buộc là rất nhỏ. Cùng với hoạt động thanh toán đối ngoại, các hoạt động dịch vụ khác của Techcombank cũng đạt mức tăng trưởng tốt như: dịch vụ chuyển tiền trong nước đạt mức tăng trưởng tốt với tổng doanh thu từ hoạt động này tăng 62% so với năm 2000, dịch vụ bảo lãnh cũng đạt được kết quả khả quan, mang lại doanh thu tăng 2,38 lần so với năm 2000. Với khả năng tốt trong công tác huy động vốn cùng chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện, các hoạt động kiểm soát được tăng cường, Techcombank hy vọng sẽ tiếp tục duy trì mức tăng trưởng trong các năm tới. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống được khách hàng đánh giá cao, trong năm qua, Techcombank cũng đưa ra một loạt các sản phẩm mới và được khách hàng đón nhận, trong đó phải kể đến các dịch vụ như: Dịch vụ trả lương cho công nhân, dịch vụ thu tiền tại trụ sở khách hàng, Dịch vụ chấp nhận thẻ, chuyển tiền nhanh từ nước ngoài về Việt Nam... 1.3.5. Các mặt hoạt động khác Bên cạnh các hoạt động kinh doanh chính, các hoạt động hỗ trợ kinh doanh cũng từng bước được hoàn thiện và đóng góp không nhỏ vào kết quả chung. Với nỗ lực của Hội đồng Quản trị, cán bộ nhân viên trong ngân hàng, năm 2002 Techcombank nói chung và chi nhánh nói riêng đã từng bước hoàn thiện bộ máy điều hành từ Ban Tổng Giám đốc, các phòng ban từ Hội sở cho đến các chi nhánh, tạo điều kiện mở rộng các mặt hoạt động kinh doanh cũng như khả năng kiểm soát, nâng cao chất lượng của các mặt hoạt động đó. Bên cạnh công tác tuyển dụng, công tác đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên được đẩy mạnh với hàng loạt các lớp chuyên đề, tổ chức đào tạo cho hàng chục cán bộ, từ đó đưa các quy tính kinh doanh dần vào nề nếp. Trên cơ sở mở rộng và nâng cao chất lượng cán bộ, Techcombank đã từng bước thiết lập các cơ chế quản lý rủi ro một cách đồng bộ, từ việc thành lập Hội đồng tín dụng , nâng cao chất lượng công tác tái thẩm định và xét duyệt các khoản tín dụng đến việc thành lập uỷ ban quản lý tài sản có - tài sản nợ nhằm giám sát và đề ra các biện pháp kịp thời trong quản lý rủi ro lái suất, rủi ro thanh khoản cũng như các chính sách kinh doanh trong phạm vi Hội đồng Quản trị uỷ quyền. Đến nay các uỷ ban do ngân hàng thành lập đã hoạt động có hiệu quả, thể hiện ở sự tăng trưởng về nguồn vốn và kết quả kinh doanh của Techcombank. 1.3.6. Các sản phẩm dịch vụ của techcombank. Có thể nói sau hơn 5 năm xây dựng và phát triển, Techcombank đã xây dựng cho mình một mạng lưới các điểm giao dịch tại các trung tâm kinh tế lớn, cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tài chính ngày càng đa dạng bao gồm: + Dịch vụ ngân quỹ: Với sự đổi mới không ngừng về chất lượng phục vụ, sự linh hoạt về lãi suất... các hình thức huy động của Techcombank ngày càng được hoàn thiện, trong đó phải kể đến các hình thức huy động được khách hàng đánh giá cao như: Tiền gửi tiết kiện với các hình thức gửi không kì hạn, gửi theo kỳ hạn cố định, tiền gửi được tính lãi suất theo thời gian thực gửi đã tạo ra sự linh hoạt tối đa cho người gửi tiền. Tiền gửi thanh toán với các thủ tục đơn giản, nhanh gọn kết hợp với dịch vụ truy vẫn số dư và các giao dịch tài khoản qua mạng đã giúp cho các khách hàng tiết giảm được các chi phí đi lại mà vẫn thực hiện tốt được các giao dịch cũng như giám sát được tài khoản của mình. Các dịch vụ bảo quản và giữ hộ chứng từ có giá, tài sản quý với mức thu phí ưu đãi đã được đông đảo khách hàng hoan nghênh, đặc biệt là các khách hàng gửi tiền. Không dừng lại ở đó, trong năm qua, Techcombank đã phát triển một loạt dịch vụ mới và được khách hàng đón nhận, trong đó phải kể đến các dịch vụ như: Dịch vụ trả lương cho công nhân Dịch vụ thu tiền tại trụ sở khách hàng Dịch vụ chấp nhận thẻ Chuyển tiền nhanh từ nước ngoài về Việt Nam Với đội ngũ phát triển dịch vụ được chuyên môn hoá, Techcombank sẽ tiếp tục nghiên cứu và cung cấp đến khách hàng thêm nhiều dịch vụ mới với cam kết “Đáp ứng tốt hơn nữa các nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng”. + Hoạt động tín dụng: Cùng với việc phát triển huy động vốn, công tác tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu của Techcombank với mục tiêu hỗ trợ ngày càng tốt hơn đối với các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh vì vậy các quy trình tín dụng của Techcombank đã ngày một hoàn thiện hơn. Với cơ chế giao dịch một đầu mối, giờ đây các khách hàng doanh nghiệp hay cá nhân khi đến với Ngân hàng có thể khai thác hầu hết các dịch vụ của ngân hàng chỉ qua một đầu mối duy nhất thay vì phải qua các phòng ban khác nhau như trước đây, điều đó thể hiện sự cam kết của Techcombank về tính nhất quán trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Cũng với cam kết như vậy, Techcombank vẫn tiếp tục duy trì định hướng khách hàng theo khối các ngành: Các doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến xuất khẩu, đặc biệt là sản xuất, khai thác, và chế biến hàng xuất khẩu Các doanh nghiệp sản xuất nói chung Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại và cung cấp các dịch vụ Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng Để đáp ứng một cách linh hoạt nhu cầu vốn của khách hàng, Techcombank tiếp tục duy trì, hoàn thiện các sản phẩm tín dụng hiện có như: Tín dụng ngắn hạn, tài trợ các dự án trung và dài hạn Tín dụng hỗ trợ xuất-nhập khẩu Thực hiện bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng Cho vay luân chuyển Nhận uỷ thác đầu tư cho các doanh nghiệp, cá nhân và tương lai là các quỹ đầu tư Cho vay với đảm bảo hàng hoá thông qua Tổng công ty kho vận Cho vay để mua nhà hoặc xây nhà theo các dự án Bên cạnh việc phát triển các sản phẩm mới, trong thời gian tới Techcombank sẽ áp dụng cài đặt các chương trình truyền tin và thanh toán điện tử tại trụ sở khách hàng nhằm tạo điều kiện cho khách hàng trong công tác thanh toán, tăng cường trao đối thông tin giữa Ngân hàng và khách hàng, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến trình giải ngân các khoản tín dụng đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp. Đồng thời, Techcombank sẽ tiếp tục hoàn thiện các chính sách linh hoạt về lãi suất, tài sản thế chấp, nguồn ngoại tệ,... nhằm tạo điều kiện tốt hơn nữa cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động thường xuyên với Techcombank, trong đó mở rộng ưu đãi đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một trong những định hướng của Techcombank. + Các dịch vụ thanh toán và giao dịch ngoại tệ: Mở thư tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu Thanh toán theo hình thức nhờ thu Chuyển tiền trong nước và quốc tế Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá Làm đại lý chi trả kiều hối, chuyển ngân và thu ngân ngoại tệ Mua bán ngoại tệ giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi. + Dịch vụ tư vấn đầu tư và thị trường vốn: Trong những năm qua, với vai trog là người bạn của các doanh nghiệp, nhà tư vấn và thu xếp tài chính, Techcombank đã giành được sự tín nhiệm của các doanh nghiệp trong công tác hỗ trợ thẩm định và phân tích các dự án đầu tư cũng như cung cấp dịch vụ quản lý và điều hành tài chính cho các dự án, góp phần mang lại thành công cho các dự án nói riêng và sự phát triển của doanh nghiệp nói chung. Với đội ngũ cán bộ có trình độ và giàu kinh nghiệm, trong thời gian tới Techcombank tiếp tục phát triển và mở ra nhiều dịch vụ tư vẫn hỗ trợ cho các doanh nghiệp và đặc biệt là dịch vụ tư vấn chứng khoán, môi giới mua bán và lưu ký chứng khoán, Techcombank hy vọng sẽ tiếp tục là người bạn đồng hành của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong thời gian tới trên mọi lĩnh vực tài chính. Tình hình huy động tiền gửi có kỳ hạn tại Techcombank Mặc dù trong những năm gần đây nền kinh tế có nhiều biến động: Ngân hàng nhà nước giảm liên tục lãi suất đầu ra năm 1999 và đến tháng 8/2000 lại đưa ra một cơ chế điều hành lãi suất mới, điều hành theo lãi suất cơ bản. Mặt khác, bộ tài chính, kho bạc nhà nước các ngân hàng thương mại quốc doanh lại phát hành các loại trái phiếu với lãi suất khá hấp dẫn cùng với sự ra đời của hình thức tiết kiệm bưu điện đã gây ra không ít khó khăn cho các ngân hàng thương mại cổ phần nói chung và Techcombank Thăng Long nói riêng. Song bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ linh hoạt uyển chuyển, Techcombank Thăng Long đã tạo điều kiện để giúp các doanh nghiệp và cá nhân mở tài khoản tại ngân hàng với thời gian ngắn nhất đồng thời đưa ra các hình thức huy động mới thích hợp hiệu quả. Vì thế, nguồn vốn huy động được của Techcombank Thăng Long đã liên tục tăng trong những năm qua. Việc tăng vốn huy động này không chỉ là điều kiện tất yếu để ngân hàng phát triển nghiệp vụ kinh doanh mở rộng dịch vụ ngân hàng, mà còn là thước đo uy tín của một ngân hàng cổ phần.Với phương châm phát huy nội lực, bằng chiến lược đẩy mạnh huy động tiền gửi dân cư và các tổ chức kinh tế (thị trường I) chủ động điều tiết nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng (thị trường II), khối lượng tiền gửi có kỳ hạn đã tăng nhanh chiếm tỷ trọng 82,44% trong tổng vốn huy động. Bằng kết quả trên, công tác huy động vốn có thể được ghi nhận là thành công lớn của Ngân hàng trong bối cảnh toàn cầu như hiện nay. 0 50 100 150 200 250 300 1999 2000 2001 Tỷ đồng Tổng nguồn Nguồn tiền gửi kỳ hạn Biểu đồ tăng trưởng nguồn vốn của Techcombank Thăng Long Bảng 1: Vốn huy động bình quân (nguồn: Phòng kinh doanh) Qua biểu đồ ta thấy, tình hình nguồn vốn trong năm 2000 - 2001 tăng trưởng tốt. Năm 2000, tổng dư có bình quân huy động vốn 266 tỷ đồng, đạt 113% so với kế hoạch 235 tỷ. Năm 2001 tổng dư có bình quân huy động vốn 282 tỷ đồng đạt 104% so với kế hoạch 270 tỷ tăng 6% với năm 2000. Tổng nguồn tiền gửi có kỳ hạn của Techcombank Thăng Long luôn được nâng cao (tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 23%/năm). Sự tăng trưởng trong tổng nguồn vốn thể hiện tiềm lực phát triển của ngân hàng ngày càng lớn. Đồng thời cũng thể hiện khả năng tự chủ trong công việc kinh doanh của Techcombank Thăng Long, đặc biệt là trong công tác huy động tiền gửi có kỳ hạn. Dưới đây là cơ cấu huy động vốn của Techcombank Thăng Long. Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn - Mobilizing Fund (tỷ đồng) Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Tiền gửi thanh toán 36,476 14,76% 41,62 15,63% 28,67 10,16% Tiền gửi tiết kiệm 101,2 40,95% 114,3 42,92% 151,15 53,57% Huy động từ các TCTD 104,32 42,21% 104,98 39,42% 88,77 31,44% Tiền gửi khác 5,117 2,01% 5,41 2,03% 13,63 4,83% Tổng cộng 247,113 100% 266,31 100% 282,22 100% 1999 2000 2001 Với mục tiêu xây dựng một cơ cấu nguồn vốn an toàn và hiệu quả Techcombank đã chủ động đẩy mạnh huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế, điều tiết nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng. Năm 2000 nguồn vốn huy động từ dân cư tăng 13,1 tỷ đồng so với năm 1999 chiếm tỷ trọng 42,92%. Năm 2001 nguồn huyđộng này đặc biệt tăng cao chiếm tỷ trọng 53,57% đạt 151,15 tỷ đồng, tức là hơn 36,85 tỷ so với năm 2000. Theo đó, tiền gửi từ các tổ chức tín dụng và tiền gửi thanh toán cũng đạt mức tăng trưởng tốt, tạo điều kiện cho ngân hàng tiếp tục mở rộng các hoạt động kinh doanh. Trên đây là cơ cấu nguồn vốn của Techcombank Thăng Long do phòng nguồn vốn - kinh doanh lập. Xét về nguồn tiền gửi kỳ hạn, ngân hàng đã chủ động mở rộng và phát triển với các thời hạn, đối tượng khác nhau, cả về phương thức tính lãi lẫn loại tiền gửi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu nguồn tiền gửi có kỳ hạn qua các đối tượng gửi tiền: các tổ chức kinh tế, các tổ chức tín dụng và dân cư. Số dư Tỷ trọng % Số dư Tỷ trọng % Số dư Tỷ trọng % Tiền gửi dân cư 13,61 55,1 142,576 53,6 117,03 41,5 Tiền gửi t/c kinh tế 30,37 12,3 26,866 10,1 60,348 21,4 Tổ chức tín dụng 74,35 30,1 83,79 31,5 100,11 35,3 Khác 6,175 2,5 12,768 4,8 9,588 3,4 Tổng cộng 247 100 266 100 282 100 1999 2000 2001 Bảng3: Cơ cấu huy động tiền gửi kỳ hạn theo đối tượng (Nguồn: Phòng tín dụng kinh doanh- ngày 04/01/2002) Nhìn vào bảng trên, ta thấy tiền gửi tại Techcombank Thăng Long đều tăng qua các năm. Đặc biệt là tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng lên với tốc độ tăng trưởng khá cao. Năm 1999 tăng 87% so với năm trước và năm 2001 tăng 86,3% (60,348 tỷ đồng) so với năm 2000. Tuy nhiên, tiền gửi của dân cư lại có xu hướng giảm đi chút ít, tỷ trọng từ 55,1% năm 1999 xuống 53,6% năm 2000 và chỉ còn 41,5% năm 2001 song về tổng thể số lượt khách hàng đến mở tài khoản tại Techcombank Thăng Long ngày càng tăng. Điều đó đã khẳng định lòng tin của dân chúng và uy tín cuả ngân hàng. 2.1. Tiền gửi kỳ hạn của các tổ chức kinh tế Đây là những khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhưng họ chưa có nhu cầu sử dụng trong ngắn hạn. Vì vậy, họ chọn giải pháp có lợi nhất là gửi vào ngân hàng. Kỳ hạn của khoản tiền gửi này chủ yếu là ngắn và trung hạn, thường là 1tháng, 2 tháng, 3 tháng đến 9 tháng, quy mô không lớn. Riêng ở Techcombank Thăng Long, từ năm 1999 đến cuối năm 2001, số tiền gửi của các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế ngày một gia tăng. Năm 1999, số tiền gửi này là 30,38 tỷ đồng; năm 2000 giảm nhẹ còn 26,866 tỷ và năm 2001, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng mạnh đạt 60,348 tỷ đồng. Xét về cơ cấu nếu năm 1999 và năm 2000, tiền gửi của các tổ chức này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn là 12,3% và 10,1%. Đến năm 2001 tỷ trọng loại tiền gửi trên đã tăng mạnh lên 21,4%. Phần lớn số tiền này là từ các quỹ như quỹ khấu hao, quỹ khen thưởng, quỹ dự phòng rủi ro chưa bù đắp, các khoản lợi nhuận chưa chia, thu nhập doanh nghiệp chưa chi... do các doanh nghiệp trích lập. Techcombank Thăng Long có không ít các bạn hàng thường xuyên mở tài khoản là các Công ty và tập đoàn lớn như: Công ty cổ phần bất động sản TOGI, Công ty cổ phần Kim Sơn, Công ty Leagon, Công ty cổ phần Dung Quất, Công ty Vina Leasing, Công ty TNHH Thiên Bảo và Tập đoàn Masan. Bên cạnh nguồn tiền gửi ngắn và trung hạn, các NHTM còn huy động tiền gửi kỳ hạn khác như chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn, trái phiếu tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu đôla - EUR loại nhỏ và lớn...từ các tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, đối với NHTMCP Kỹ Thương nói chung và chi nhánh Thăng Long nói riêng, những hình thức huy động tiền gửi kỳ hạn này không phổ biến lắm. Trong phạm vi của một NHTM cổ phần, Techcombank Thăng Long chủ yếu huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế quen thuộc và với một số trường hợp cần huy động vốn gấp hoặc vốn dài hạn hơn, Ngân hàng tiến hành phát ra các kỳ phiếu ngân hàng ngắn, trung và dài hạn. Kỳ phiếu của một NHTM, cũng giống như chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn, là một loại giấy nhận nợ do Techcombank Thăng Long đưa ra nhằm mở rộng nguồn vốn trong dân chúng một cách linh hoạt, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh hoặc để tài trợ cho các chương trình phát triển, dự án kinh tế. Căn cứ vào tình hình nguồn vốn và nhu cầu mở rộng tín dụng trong từng thời điểm mà ngân hàng phát hành kỳ phiếu bằng VNĐ hay USD với các thời hạn khác nhau: ngắn, trung hay dài hạn. Kỳ phiếu ngắn hạn của ngân hàng là kỳ phiếu có thời hạn nhỏ hơn 1 năm, ngân hàng trong trường hợp khẩn cấp muốn huy động lượng vốn lớn sẽ phát hành loại phiếu mở này với lãi suất rất hấp dẫn. Kỳ phiếu trung và dài hạn của ngân hàng thường có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Loại này được phát hành theo mục đích cụ thể như tài trợ cho một dự án kinh tế với lãi suất tuỳ vào mỗi đợt phát hành. Techcombank Thăng Long là một chi nhánh của ngân hàng TMCP Kỹ Thương nên muốn phát hành kỳ phiếu phải trình và được Techcombank Hội sở cho phép ấn định mức lãi suất và số lượng đưa ra thị trường. Nhìn chung, phát hành kỳ phiếu có mục đích là nghiệp vụ huy động tiền gửi trung và dài hạn khá hiệu quả, hấp dẫn các tổ chức kinh tế vì có mức lãi suất cao hơn tiền gửi cùng kỳ hạn. Năm 1999, nhằm bổ sung nguồn vốn cho dự án xây dựng khu triển lãm nông nghiệp - Nghĩa Đô, Trung tâm thông tin và dữ liệu quốc gia mà Techcombank có tham gia đầu tư, Ngân hàng đã phát hành kỳ phiếu 3 năm, thu được 13 tỷ đồng. Năm 2000, toà Sun Red Building và trụ sở Công ty West lake là hai dự án lớn của Techcombank Thăng Long mà vốn tài trợ là do ngân hàng chủ yếu huy động bằng cách phát hành kỳ phiếu ngắn hạn loại 6 tháng. Cuối năm 2001, số dư tiền gửi huy động từ các phiếu nợ này tăng 18% so với năm 2000 và 30% năm 1999. Tuy nhiên, đây là cách huy động vốn không mang tính truyền thống và thường xuyên, vì thế không thể đáp ứng tối đa nhu cầu mua kỳ phiếu của mà chủ yếu là các tổ chức kinh tế trên. Mặt khác, kỳ hạn trong cùng một đợt phát hành còn đơn điệu, chưa đa dạng. Về phía ngân hàng, việc huy động tiền gửi bằng kỳ phiếu là để tài trợ cho dự án cụ thể cho nên nghiệp vụ này được xem là khá hợp lý đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế cũng như hoạt động kinh doanh tại ngân hàng. Đối với loại trái phiếu tiết kiệm hay các chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn khác, hiện nay ở nước ta, ngân hàng đầu tư và phát triển là đơn vị duy nhất có nghiệp vụ này. Techcombank Thăng Long chưa từng phát hành loại trái phiếu này. Song trong tương lai Ngân hàng cũng sẽ tiến hành mọi thủ tục về pháp lý và tiềm lực để được phép đưa ra loại tiền gửi kỳ hạn trên vì đây là một công cụ huy động vốn trung và dài hạn rất hiệu quả. Để huy động tiền gửi kỳ hạn bằng cách phát hành các chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn, như kỳ phiếu ngân hàng, Techcombank Thăng Long áp dụng các phương thức trả lãi như: Trả lãi sau cùng gốc, trả lãi trước, trả lãi định kỳ. Nếu là kỳ phiếu không ghi danh thì không áp dụng phương thức trả lãi định kỳ. Đến hạn tính lãi mà chủ sở hữu không đến thì được Ngân hàng giữ hộ và hưởng lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn hoặc Ngân hàng sẽ giữ hộ hoặc chuyển sang tài khoản tiền gửi cá nhân và cũng hưởng lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn. Như vậy, nguồn tiền gửi kỳ hạn mà Techcombank Thăng Long huy động được của các tổ chức kinh tế là khá lớn.Song những hạn chế về việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu đã cản trở việc mở rộng nguồn tiền gửi này của ngân hàng. 2.2. Tiền gửi kỳ hạn của các tổ chức tín dụng Hiện nay, ở Việt Nam, việc các tổ chức tín dụng gửi tiền vào ngân hàng đã trở nên rất phổ biến. Là một ngân hàng cổ phần Techcombank Thăng Long cũng thu hút được rất nhiều tiền gửi từ các ngân hàng quốc doanh và ngân hàng cổ phần khác, kể cả các Công ty bảo hiểm, các tổ chức phi chính phủ... Tốc độ tăng trưởng bình quân của nguồn vốn này khá cao, năm 2000, tăng 9,44 tỷ đồng so với năm 1999; và năm 2001 tăng 15,75% tỷ đồng so với năm trước, tăng 25,196 tỷ so với năm trước nữa. Năm 2001, do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, các tổ chức phi chính phủ...Tốc độ tăng trưởng bình quân của nguồn vốn này khá cao. Năm 2000, tăng 9,44 tỷ đồng so với năm 1999; và năm 2001 tăng 15,756 tỷ đồng so với năm trước, tăng 25,196 tỷ so với năm trước nữa. Năm 2001, do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, các tổ chức tín dụng có xu hướng gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn, khiến cho tỷ trọng của nguồn tiền này chiếm 35,3%, chỉ sau tiền gửi của dân cư. Năm 1999 và 2000 tỷ trọng của nguồn tiền gửi trên khá ổn định, ở mức 30,1% đến 31,5%. Tuy mức tăng trưởng qua các năm không có gì đột biến lớn song đây vẫn là nguồn huy động tiền gửi kỳ hạn rất hiệu quả của Techcombank Thăng Long. Các ngân hàng thường xuyên có tài khoản tiền gửi kỳ hạn tại Techcombank Thăng Long là ngân hàng phát triển nhà TP.HCM, chi nhánh ngân hàng nông nghiệp, Công ty bảo hiểm Bảo Việt, Bệnh viện Việt Pháp...Dưới đây là tiền gửi kỳ hạn cơ cấu theo loại tiền của các tổ chức trên qua các năm. Bảng 4: Tiền gửi kỳ hạn của các TCTD cơ cấu theo loại tiền năm 2000 Loại Đ.vị Dư đầu Tỷ trọng (%) Gửi vào Rút ra Dư cuối Tỷ trọng (%) VND Triệu VND 111.386 54,5 190.417 171.710 130.093 59,3 USD USD 5.717.982 40,6 6.518.269 6.675.779 5.560.472 36,8 Vàng Chỉ 16.917 4,0 2.475 8.452 10.940 2,4 DEM DEM 213.872 0,7 609.492 522.182 301.182 0,9 AUD AUD 47.042 0,2 146.896 52.416 141.522 0,6 Quy VND Triệu VND 204.258 100,0 291.550 276.615 219.193 100,0 Trong năm 2000, các tổ chức tín dụng đã gửi vào Techcombank Thăng Long khá nhiều loại tiền gửi khác nhau. Quy đổi ra tiền đồng, dư đầu kỳ đạt 204 tỷ, dư cuối đạt 219 tỷ, tăng 15 tỷ đồng, tức là tăng 7,2%, so với đầu kỳ, trong đó VNĐ tăng 17%; USD giảm 2,7%, vàng giảm 35%. Tỷ trọng tiền đồng, đầu kỳ đạt 54,5%, cuối kỳ tăng lên 59,3% và USD; đầu kỳ 40,6%, cuối kỳ giảm còn 36,8%. Còn lại là vàng và DEM, AUD chiếm tỷ trọng nhỏ. Vàng cuối kỳ giảm còn 2,4% so với đầu kỳ 4%. Xét về cơ cấu, tiền gửi kỳ hạn đã có những chuyển biến tích cực, tiền VNĐ và USD vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tiền gửi là 95,1% vào cuối năm 1999. Sang năm 2000, số tiền VNĐ gửi vào ngân hàng tăng cao đạt 190.417 triệu đồng, đưa số dư cuối kỳ lên 130093 triệu đồng. Ngược lại với tiền đồng, tiền USD, do số rút ra khá lớn (6675779 USD) nên cuối năm 2000, chỉ còn 5560472USD. Tiền DEM và AUD có tỷ trọng rất nhỏ (0,7% và 0,2%) nhưng đều có xu hướng tăng lên vào cuối kỳ (0,9% và 0,6%). Bảng 5:Tiền gửi kỳ hạn của TCTD cơ cấu theo loại tiền năm 2001 Loại Đ.vị Dư đầu Tỷ trọng (%) Gửi vào Rút ra Dư cuối Tỷ trọng (%) VNĐ Triệu VND 130.093 58,50 216.178 181.451 164.820 55,58 USD USD 5.560.471 37,69 9.483.956 6.957.241 8.087.185 41,14 Vàng Chỉ 10.940 2,36 9427 8.885 11.482 1,86 DEM DEM 301.182 1,00 139.665 440.848 AUD AUD 141.522 0,45 549.191 157.067 533.647 1,38 EUR EUR 8.501 8.501 0,04 Quy VND Triệu VND 222.284 100 369.043 296.534 100 Quy đổi ra tiền đồng, tại Techcombank Thăng Long số dư đầu kỳ đạt 222 tỷ, dư cuối kỳ đạt 296 tỷ tăng 74 tỷ đồng, tức là tăng 33% so với đầu kỳ trong đó VNĐ tăng 25% (từ 130.093 triệu đồng lên 164.820 triệu) USD tăng 47% (từ 5.560.471 USD đến 8.087.185 USD), vàng tăng 5% (từ 10.940 chỉ đến 11.482 chỉ). Tỷ trọng tiền đồng đầu kỳ rất cao (58,5%), tức là chiếm hơn một nửa trong cơ cấu tiền gửi các loại; năm 2002 con số này có chiều hướng giảm nhẹ tuy vẫn ở mức cao nhất là 5,58%. Tiền gửi bằng USD tăng 3,45% từ 37,69% lên 41,14%. Điều này chứng tỏ mặc dù đã có rất nhiều biến động lớn xảy ra trên chính trường nước Mỹ và ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế thế giới nhưng giá trị của đồng USD vẫn rất ổn định. Người dân Việt Nam vẫn đặt lòng tin vào sức mạnh của đồng tiền này. Có lẽ vì thế mà thay vì tích trữ vàng người ta lại gửi tiền kỳ hạn bằng USD, khiến cho tỷ trọng gửi vàng vào ngân hàng giảm dần từ năm 1999 cho đến nay. Năm 1999 con số này là 4% tức là 16917 chỉ. Đầu năm 2001, tỷ trọng gửi vàng giảm xuống còn 2,36% tương ứng với 10940 chỉ. Năm 2001, tỷ lệ chỉ là 1,86% (số dư cuối kỳ là 11982 chỉ). Nhìn chung số vàng rút ra luôn ở mức độ cao; năm 2000 số vàng rút ra khỏi ngân hàng còn lớn hơn số gửi vào 5977 chỉ. Năm 2001 đã đánh dấu một thay đổi lớn trong cơ cấu loại tiền gửi của các tổ chức tín dụng tại Techcombank Thăng Long. Cuối năm 2001, số dư tiền gửi bằng DEM là 0. Trong khi đó, tỷ trọng tiền gửi bằng AUD tăng cao từ 0,45% lên 1,38%, tức là tăng gấp 3 lần so với năm 2000. Có vẻ như các tổ chức này đã không bị hấp dẫn bởi loại tiền gửi bằng DEM nên đã chuyển sang gửi AUD. Tỷ trọng của hai loại tiền trên vẫn rất nhỏ trong cơ cấu tổng nguồn huy động nhưng sự biến động của chúng khá phức tạp. Đặc biệt, năm 2001, các nước Châu Âu đã quyết định dùng một đồng tiền chung cho tất cả: đó là EUROS. Ngân hàng TMCP Kỹ thương là một trong những ngân hàng đầu tiên quyết định huy động tiết kiệm bằng EUROS. Theo thống kê tại Techcombank Thăng Long, tỷ trọng của loại tiền này còn rất nhỏ, cuối năm 2001 mới chỉ đạt 0,04%, tổng số EUR gửi vào là 8501 EUR. Từ những con số trên, có thể đưa ra kết luận rằng người ta mới đang thăm dò và thử gửi loại tiền này chứ chưa đặt lòng tin vào sức mạnh và khả năng chuyển đổi của nó. Hy vọng trong năm tới tỷ trọng loại huy động này sẽ tăng cao hơn. Ngày 20 - 12- 2001, Techcombank chính thức đưa vào triển khai dịch vụ "tiết kiệm dài hạn bằng USD" với lãi suất cố định rất hấp dẫn hoặc lãi suất thả nổi. Ngân hàng chưa có những số liệu cụ thể về việc huy động kỳ hạn dài bằng USD từ các tổ chức tín

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100863.doc
Tài liệu liên quan