MỤC LỤC
CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ
CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
1.1 vai trò của sự nghiệp giáo dục trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội.
1.1.1 Vài nét về sự nghiệp giáo dục.
1.1.2 Vai trò của sự nghiêp giáo dục trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội.
1.2 Chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục.
1.2.1 Nội dung chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục.
1.2.2 Vai trò của chi ngân sách nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục.
1.3 Sự cần thiết phải tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục.
1.3.1 Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục.
1.3.2 Sự cần thiết phải tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC PTTH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ NHỮNG NĂM VỪA QUA.
2.1 Khái quát đặc điểm kinh tế- xã hội và tình hình hoạt động sự nghiệp giáo dục PTTH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
2.1.1 Khái quát về đặc điểm kinh tế- xã hội.
2.1.2 Đặc điểm về sự nghiệp giáo dục PTTH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
2.2 Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục PTTH ở Phú Thọ trong thời gian vừa qua.
2.2.1 Cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục PTTH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
2.2.2 Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
2.3 Những nguyên nhân cơ bản tác động đến quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục PTTH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PTTH Ở PHÚ THỌ TRONG THỜI GIAN TỚI.
3.1 Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển của sự nghiệp giáo dục PTTH ở Phú Thọ trong thời gian tới.
3.2 Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục PTTH ở địa bàn tỉnh Phú Thọ những năm tới.
3.3 Một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt các giải pháp đề ra.
42 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1917 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục PTTH ở Phú Thọ trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản đã có những bước phát triển toàn diện. Trồng rừng đã được coi trọng với việc giao đất đến từng hộ, việc bảo vệ khoanh nuôi, chăm sóc rừng ở các vùng đã góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, từng bước cải thiện môi trường sinh thái. Nhiều hợp tác xã kinh doanh có hiệu quả, kinh tế hộ gia đình, cá thể, kinh tế trang trại được khuyến khích phát triển.
Hoạt động thương mại, du lịch trong những năm qua tương đối ổn định, chiếm khoảng 33% tổng sản phẩm toàn tỉnh. Trong những năm tới tỉnh đang chú trọng phát triển du lịch, thương mại với nhiều hạng mục công trình mang tầm cỡ quốc gia như: công viên văn lang, khu đô thị mới bắc Việt trì. Xây dựng nhiều hạng mục công trình đan xen với khu di tích lịch sử Đền Hùng, để Đền Hùng là điểm đến của nhiều khách thập phương.
Về văn hoá, xã hội: hầu hết các xã đều có trạm y tế, vì vậy sức khoẻ của nhân dân được quan tâm, định kỳ tổ chức các đợt tiêm chủng, phòng ngừa bệnh dịch, chất lượng chữa bệnh được nâng cao thêm một bước; số lượng học sinh các cấp đều tăng, chất lượng giáo dục được nâng lên; tích cực đẩy mạnh các phong trào phòng chống tệ nạn xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân.
Tuy nhiên là tỉnh miền núi, trung du nên hầu hết các trụ sở, các khu công nghiệp và các cơ quan quan trọng khác tập trung ở Thành Phố Việt Trì. Điều này gây ra sự phát triển không cân bằng trong toàn tỉnh, trước thực trạng đó Đảng bộ và chính quyền các địa phương cần tìm ra được những giải pháp để tạo nên sự cân bằng tương đối trên toàn tỉnh.
2.1.2 Đặc điểm về sự nghiệp giáo dục PTTH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Sự nghiệp giáo dục PTTH ngày càng được củng cố và từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng là nhờ thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng cùng với sự quan tâm, chỉ đạo của tỉnh và quần chúng nhân dân trên địa bàn tỉnh. Để tạo cơ sở cho việc đào tạo nhân tài ở bậc ĐH, CĐ, THCN...được tốt hơn cần phải đánh giá được thực trạng giáo dục PTTH trên địa bàn tỉnh trong những năm qua để có phương hướng quản lý có hiệu quả.
Hệ thống trường lớp: hiện nay có ba loại hình giáo dục PTTH đó là các trường công lập, dân lập và bán công trong đó hệ thống trường công lập giữ vai trò chủ đạo luôn đảm bảo về hệ thống cơ sở và chất lượng giảng dạy.
Đối với trường công lập: Trên toàn tỉnh Phú Thọ hiện nay có tất cả 31 trường PTTH công lập. Cơ sở vật chất và quy mô giáo dục PTTH ở Phú Thọ được thể hiện rõ qua số lượng trường lớp và số học sinh qua các năm học, cụ thể qua bảng số liệu:
Bảng 1: Số trường học, lớp học, học sinh PTTH hệ công lập
Năm học
2001-2002
2002-2003
2003-2004
Số trường
30
30
31
Số lớp
517
571
631
Số học sinh
26.455
28.076
29.975
( Nguồn số liệu: Niên giám thống kê năm 2003, tỉnh Phú Thọ).
Qua bảng số liệu cho ta thấy năm học 2001- 2002, 2002- 2003 số trường học là 30, năm 2003- 2004 số trường học là 31; trong khi đó số lượng học sinh năm 2002- 2003 tăng so với năm 2001- 2002 là 1621 học sinh; năm 2003- 2004 số học sinh tăng so với năm 2002- 2003 là 1899. Điều này cho thấy số lượng học sinh trong các trường công lập ngày càng được tăng lên cùng với số lượng các lớp học được xây dựng mới thêm qua các năm, đáp ứng được nhu cầu học tập của người dân.
Đối với loại hình bán công: được đào tạo trong các trường công lập vài năm gần đây giảm đi về số lượng học sinh theo học, thể hiện qua bảng 2:
Bảng 2: Số học sinh và số lớp hệ bán công năm học 2002- 2003
và 2003- 2004
Năm học
2002- 2003
2003-2004
Số lớp
360
358
Số học sinh
19450
6672
( Nguồn số liệu: Niên giám thống kê năm 2003, tỉnh Phú Thọ)
Nhìn vào bảng ta thấy số lớp học năm 2003- 2004 giảm so với năm 2002- 2003, số học sinh theo học giảm mạnh từ 19450 năm 2002-2003 xuống còn 6672 năm 2002- 2004. Do trong năm học 2003- 2004 các trường PTTH công lập đều mở rộng quy mô lớp học nên số lượng số học sinh học hệ bán công giảm nhanh.
Cùng với sự tăng lên về số lượng trường lớp và số lượng học sinh hệ công lập là sự tăng lên của đội ngũ giáo viên. Thể hiện qua bảng 3:
Bảng 3: Đội ngũ giáo viên PTTH trong các năm học.
Năm học
2002- 2003
2003- 2004
Số giáo viên
1.388
1.451
( Nguồn số liệu:Niên giám thống kê năm 2003, tỉnh Phú Thọ).
Số lượng giáo viên năm 2003- 2004 tăng 63 người so với năm 2002- 2003. Đội ngũ giáo viên ngày càng đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng giảng dạy. Trình độ của giáo viên được nâng lên thông qua các lớp bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn do Sở giáo dục tỉnh tổ chức.
Chất lượng giáo dục: được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như:
+ Xếp loại học lực, văn hoá.
+ Tỷ lệ tốt nghiệp PTTH.
+ Tỷ lệ đỗ ĐH, CĐ, THCN.
Bảng 4: Chất lượng giáo dục PTTH năm học 2002- 2003 và 2003-2004.
Năm học
Xếp loại văn hoá(%)
Xếp loại hạnh kiểm(%)
Giỏi
Khá
TB
Y-K
Tốt
Khá
TB
Y-K
2002- 2003
2,4
32,2
57,9
7,5
52,8
40,0
6,0
1,2
2003- 2004
2,6
32,5
57,7
7,2
52,0
41,2
5,8
1,0
( Nguồn số liệu: Phòng kế hoạch tài vụ. Sở GD-ĐT Phú Thọ).
Nhìn vào bảng 4 ta thấy chất lượng giáo dục PTTH tỉnh Phú Thọ có xu hướng phát triển tốt về hạnh kiểm và đạo đức, tỷ lệ xếp loại văn hoá giỏi, khá tăng; hạnh kiểm yếu kém, trung bình giảm dần. Tốt nghiệp PTTH đạt trên 90%, nhiều gương học sinh nghèo vượt khó học tập giỏi xuất hiện trên khắp tỉnh.
Trong những năm qua cùng với định hướng của Đảng, nhà nước và sự nỗ lực phân đấu của Đảng uỷ cơ quan tỉnh, quần chúng nhân dân công tác xã hội hoá giáo dục PTTH đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên trình độ còn chênh lệch giữa các huyện, xã do điều kiện kinh tế chưa phát triển một cách đồng đều. Trình độ của học sinh có sự chênh lệch lớn giữa học sinh thành phố với học sinh ở các thị trấn, huyện do điều kiện giảng dạy và đội ngũ giáo viên.
Trình độ giáo dục PTTH có đồng đều hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: môi trường học tập, con người, điều kiện kinh tế- xã hội...nhưng quan trọng nhất vẫn là nguồn tài chính. Để tiếp tục sự nghiệp giáo dục PTTH ngày càng tương xứng với vai trò quan trọng của nó thì cần phải có chính sách, cơ chế đúng đắn đầu tư có hiệu quả.
2.2 Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục PTTH ở Phú Thọ trong thời gian qua.
Phú Thọ là tỉnh miền núi trung du, chủ yếu sống bằng nghề nông. Trong những năm gần đây cùng với sự CNH-HĐH của đất nước tỉnh Phú Thọ cũng đã có những sự thay đổi đáng kể, công nghiệp được chú trọng với nhiều khu công nghiệp mới được xây dựng, du lịch đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Tuy nhiên đây mới là điểm khởi đầu nên nguồn thu từ địa phương là chưa đáng kể. Có thể thấy được tình hình thu- chi ngân sách tỉnh trong các năm gần đây thông qua bảng số liệu:
Bảng 5 : Tình hình thu- chi ngân sách tỉnh năm 2002, 2003
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Số tiền
Số tiền
Kế hoạch
Thực hiện
Kế hoạch
Thực hiện
Thu ngân sách
406.000
451.578
440.000
367.616
Chi ngân sách
711.770
1.083.327
947.303
1.127.863
( Nguồn số liệu: Phòng HCSN- Sở TC-VG Phú Thọ)
Qua bảng số liệu trên ta thấy năm 2002 số thu vượt so với dự toán là: 45.578( triệu đồng), số chi vượt so với dự toán là: 371.557 ( triệu đồng). Năm 2003 số thu lại thấp hơn so với dự toán: 72.384( triệu đồng), số chi vượt so với dự toán là: 180.560. Trong khi số chi của tỉnh tăng lên qua từng năm thì số thu của tỉnh không ổn định, không đạt được mục tiêu đề ra. Qua số thu cho thấy tình hình kinh tế của tỉnh Phú Thọ còn kém phát triển, không ổn định, thu ngân sách tỉnh còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu chi tiêu của tỉnh.
Tình hình chi NSNN cho các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh trong những năm 2002, 2003 phản ánh qua bảng 6:
Nhận xét:
Qua bảng số liệu chi ngân sách tỉnh ta thấy số chi tăng lên theo từng năm, do đó các mục chi cũng tăng lên. Tuy nhiên có những mục chi năm sau giảm so với năm trước do mục tiêu kinh tế và vấn đề cân đối tài chính của toàn tỉnh. Trong các khoản chi có mục lục chi thì chi cho Đầu tư Xây dựng cơ bản và chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất. Chi Giáo dục - đào tạo là một trong những khoản chi lớn nhất trong cơ cấu NSNN, hàng năm có tốc độ tăng cao. Nguồn chi cho giáo dục đảm bảo được việc chi lương, phụ cấp lương và các chế độ chính sách cho toàn bộ đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ trong ngành giáo dục. Cùng với cơ chế tự chủ tài chính ngành giáo dục tự điều chỉnh ngân sách của mình từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên và cơ sở trang thiết bị trong các nhà trường. Trong những năm qua chi ngân sách cho giáo dục trên 20%, điều này cho thấy giáo dục có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
2.2.1 Cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục PTTH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục bao gồm nhiều khoản chi khác nhau cho các loại hình giáo dục- đào tạo như: Mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, bổ túc văn hoá, giáo dục thường xuyên...Tình hình chi ngân sách tỉnh cho giáo dục PTTH được thể hiện qua bảng 7:
Bảng 7: Tình hình chi ngân sách tỉnh chi giáo dục PTTH
năm 2002 và 2003
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Kế hoạch
Thực hiện
Kế hoạch
Thực hiện
Số tuyệt đối
19905
20828,6
22923
24246,7
( Nguồn số liệu : Phòng HCSN- Sở TC- VG Phú Thọ)
Nhận xét:
Nhìn vào bảng số liệu cho thấy mặc dù tỉnh Phú Thọ mới được tái thành lập, nền kinh tế của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn và nguồn NSNN còn hạn chế nhưng sự nghiệp giáo dục PTTH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vẫn được chú trọng và số chi không ngừng tăng lên qua các năm cả về kế hoạch và thực tế.
Năm 2002 kế hoạch chi là 19905 ( trđ), năm 2003 kế hoạch chi là 22923 (trđ), như vậy năm 2003 kế hoạch đặt ra tăng so với năm 2002 là 3018 (trđ). Năm 2003 thực chi là 24246,7(trđ) vượt so với số thực chi năm 2002 là 3418,1 (trđ). Như vậy nhìn cả vào bảng ta thấy số chi thực hiện luôn cao hơn so với kế hoạch và số chi năm sau cao hơn năm trước do đầu tư nâng cấp cơ sở trường lớp ở các trường PTTH, tăng lương, trợ cấp cho giáo viên và cán bộ công nhân viên...làm phát sinh các khoản chi ngoài kế hoạch. Số chi tăng thêm ngoài kế hoạch được Sở tài chính và các ngành liên quan phối hợp kịp thời điều chỉnh đáp ứng kịp thời và đủ số tăng thêm của chi sự nghiệp giáo dục PTTH.
Để có thể nhìn nhận một cách tổng quát hơn về tình hình đầu tư cho sự nghiệp giáo dục PTTH ta xem xét tổng số chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục- đào tạo toàn tỉnh và tỷ trọng chi ngân sách tỉnh cho giáo dục PTTH được thể hiện qua bảng 8:
Bảng 8: Tỷ trọng chi ngân sách tỉnh cho giáo dục PTTH
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Tổng chi ngân sách cho sự nghiệp GD-ĐT
252.468
321.115
Số chi ngân sách tỉnh cho giáo dục PTTH
20828,6
24246,7
Tỷ trọng giữa chi giáo dục PTTH và tổng chi sự nghiệp giáo dục ( %)
8,25
7,55
(Nguồn số liệu: Phòng HCSN- Sở TC-VG Phú Thọ)
Nhận xét:
Ta thấy trong cơ cấu chi NSNN tỉnh cho sự nghiệp giáo dục thì tỷ trong chi cho sự nghiệp giáo dục PTTH còn thấp chỉ chiếm 8,25% năm 2002 và 7,55% năm 2003. Nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp giáo dục PTTH thấp do ngoài phần NSNN cấp còn có các khoản học phí của học sinh, vì vậy chế độ bao cấp cho sự nghiệp giáo dục PTTH bị thu hẹp dần. Năm 2003 hệ thống trường công lập không đổi, số trường học dân lập được tăng lên do đó tỷ trọng chi cho sự nghiệp giáo dục PTTH giảm xuống chỉ còn 7,55%, tuy nhiên số tuyệt đối vẫn tăng do số chi cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh năm 2003 tăng so với 2002.
Chi NSNN tỉnh cho sự nghiệp giáo dục PTTH năm sau cao hơn năm trước nhưng số chi này vẫn còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục PTTH trên địa bàn toàn tỉnh. Điều này do nguồn thu của tỉnh năm 2003 thấp hơn so với kế hoạch đặt ra, kinh tế của tỉnh phát triển không ổn định trong khi nhu cầu chi gia tăng, chính vì vậy cần có sự lựa chọn, cân nhắc một cách hợp lý các mục chi để đem lại hiệu quả cao nhất.
Để hiểu rõ hơn về tình hình chi cho sự nghiệp giáo dục PTTH theo các nhóm, mục chi ta đánh giá qua bảng 9
Nhận xét:
Căn cứ vào tính chất các khoản chi thì chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục PTTH bao gồm:
+ Chi cho con người.
+ Chi nghiệp vụ chuyên môn( Giảng dạy, học tập).
+ Chi quản lý hành chính.
+ Chi mua sắm, sửa chữa lớn, xây dựng nhỏ.
Nhìn vào bảng số liệu nhìn chung mức chi NSNN tỉnh cho sự nghiệp giáo dục PTTH có sự biến đổi theo chiều hướng gia tăng. Mức chi ở các nhóm đều bằng và vượt kế hoạch thể hiện sự quan tâm của các cấp, ngành có liên quan đến sự phát triển sự nghiệp giáo dục PTTH của tỉnh.
Chi cho con người: là khoản chi lớn nhất trong cơ cấu chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục PTTH. Khoản chi này bao gồm: Tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm, học bổng, thưởng, phúc lợi, y tế, vệ sinh...khoản chi này đảm bảo đời sống cho đội ngũ giáo viên. So với năm 2002 thì chi cho con người năm 2003 tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối. Nếu so sánh mức độ thực hiện và hoàn thành kế hoạch thì mức độ hoàn thành kế hoạch năm 2003 là 105,98% cao hơn năm 2002 là 104,45%. Do số giáo viên tăng nên chi cho lương, phụ cấp, bảo hiểm, phúc lợi...cũng tăng lên, do đó mức chi cho con người năm 2003 cao hơn so với năm 2002 là 2.835 (trđ). Tuy nhóm chi này chiếm tỷ trọng lớn trong chi sự nghiệp giáo dục PTTH, năm2002 là 72,30% và năm 2003 là 73,80% nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của đời sống cán bộ giáo viên. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng việc dạy học của giáo viên tại các trường PTTH, số lượng giáo viên nhiều nhưng dàn trải, số giáo viên có kinh nghiệm dạy thêm ngoài giờ còn phổ biến.
Chi cho nghiệp vụ chuyên môn: bao gồm sách giáo khoa, tài liệu dùng cho ngành, dụng cụ giảng dạy, thiết bị thí nghiệm...khoản chi này tạo ra phương tiện dạy và học, giúp cho việc học tập gắn liền giữa lý thuyết với thực tế, nó có tác động trực tiếp đến kết quả giảng dạy và học tập. Chi cho nghiệp vụ chuyên môn năm 2003 cao hơn năm 2002 cả vế số tuyệt đối và số tương đối so với chi ngân sách tỉnh cho sự nghiệp giáo dục PTTH. Tuy mức độ hoàn thành kế hoạch năm 2002 là 105,87% cao hơn so với năm 2003 là 104,60% nhưng chi cho nghiệp vụ chuyên môn năm 2003 là 1799,1 (trđ) cao hơn so với năm 2002 là 1530,9 (trđ). Cùng với sự tăng lên của số trường và lớp học mà chi cho thiết bị, đồ dùng giảng dạy cũng tăng lên. Tuy nhiên số chi này còn thấp, do đó ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy và học tập tại các trường PTTH.
Chi quản lý hành chính: bao gồm chi thanh toán dịch vụ công cộng, chi văn phòng phẩm, chi hội nghị...Trong 2 năm 2002, 2003 chi quản lý hành chính tăng cả số tuyệt đối và số tương đối, khoản chi này còn khá cao năm 2002 là 1299,7 (trđ), năm 2003 là 1517,8 (trđ). Trong những năm tới cần phải xây dựng định mức chi hợp lý hơn, cắt giảm những khoản không cần thiết để dành nguồn chi cho các khoản khác quan trọng hơn.
Chi mua sắm- sửa chữa lớn- xây dựng nhỏ: Trong năm 2003 số chi cho nhóm MS- SCL- XDN chiếm 12,52% trong tổng chi ngân sách tỉnh cho sự nghiệp giáo dục PTTH, năm 2002 số chi cho nhóm MS- SCL- XDN chiếm 14,11% trong tổng chi ngân sách tỉnh cho sự nghiệp giáo dục PTTH. Như vậy tỷ trọng năm 2003 có giảm so với năm 2002 nhưng về số tuyệt đối năm 2003 vẫn cao hơn năm 2002, điều này cho thấy chi MS- SCL- XDN được ổn định qua các năm.
Để hiểu rõ hơn về thực trạng chi NSNN tỉnh cho sự nghiệp giáo dục PTTH ta xem xét việc thay đổi tỷ trọng của từng nhóm, mục chi cụ thể:
Chi cho con người:
Khoản chi này bao gồm: chi lương, phụ cấp, bảo hiểm, phúc lợi tập thể...Đây là mục chi quan trọng nhất bởi nó đảm bảo đời sống của đội ngũ giáo viên, họ là nhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục. Do vậy, để nâng cao chất lượng sự nghiệp giáo dục PTTH phải nâng cao đời sống của đội ngũ giáo viên, đảm bảo cho họ có cuộc sống ổn định cả về vật chất lẫn tinh thần.
Năm 2002, 2003 chi NSNN cho con người trong sự nghiệp giáo dục PTTH dao động trong khoảng 69%- 70%. Thực tế cho thấy chi cho con ngươi năm nào cũng tăng cả về số tuyệt đối lẫn tương đối nhưng vẫn chưa đảm bảo đời sống cho đội ngũ giáo viên. Vì vậy tình trạng giáo viên dạy thêm ngoài giờ còn phổ biến, điều này khiến chất lượng giờ học chính khoá không được cao. Việc chi trả lương và các khoản khác cho giáo viên được thể hiện qua bảng 10
Nhận xét:
Chi lương là khoản chi lớn nhất chiếm 69,45% năm 2002 và 69,79 năm 2003 trong tổng chi cho con người. Nhưng trên thực tế số chi này vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu đời sống của đội ngũ giáo viên vì vậy ngoài ra đội ngũ giáo viên còn có khoản thu nhập thêm từ phụ cấp, thưởng...
Tiền lương:
Năm 2002 số chi lương thực tế là 10458,6 (trđ) chiếm 69,45% tổng chi cho con người; năm 2003 số chi thực tế là 12488,3 (trđ) chiếm 69,79% tổng chi cho con người. Ta thấy tỷ trọng chi về tiền lương qua hai năm ổn định, không có sự biến động lớn. Nhưng xét về số tuyệt đối thì số tiền lương năm 2003 tăng so với năm 2002 là 2029,7 (trđ), số chi này tăng lên do đội ngũ giáo viên tăng và hệ số lương có sự thay đổi.
Phụ cấp:
Năm 2002 chi phụ cấp là3213,6 (trđ), năm 2003 chi phụ cấp là 3732,7 (trđ), như vậy năm 2003 tăng chi phụ cấp so với năm 2002 là 519,1 (trđ). Số phụ cấp tăng thêm do cán bộ giáo viên lâu năm trong nghề ngày càng tăng theo từng năm, mặt khác phụ cấp tăng cùng với lương để đảm bảo đời sống của đội ngũ giáo viên.
Bảo hiểm:
Năm 2002 chi bảo hiểm là 1004,4 (trđ) chiếm tỷ trọng 6,67% trong tổng chi cho con người. Năm 2003 chi bảo hiểm là 1202,5 (trđ) chiếm 6,72 trong tổng chi cho con người. Số chi bảo hiểm năm 2003 tăng so với năm 2002 do tất cả giáo viên đều tham gia mua bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế để đảm bảo ổn định đời sống, hỗ trợ thêm khi xảy ra tình trạng ốm đau...
Học bổng:
Năm 2002 chi học bổng 231,9 (trđ), năm 2003 chi học bổng là 282,7 (trđ), như vậy năm 2003 chi học bổng tăng so với năm 2002 là 50,8 (trđ). Số chi này tăng lên để động viên, khuyến khích học sinh hăng hái học tập, tham gia vào các kỳ thi học sinh giỏi của tỉnh và quốc gia.
Thưởng:
Năm 2002 chi thưởng là 100,9 (trđ) chiếm 0,67% trong tổng chi cho con người. Năm 2003 chi thưởng là 125,3 (trđ) chiếm 0,70% trong tổng chi cho con người. Số chi này tăng nhưng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi cho con người. Số chi này là nguồn động viên đối với các học sinh, giáo viên và các tập thể có thành tích trong sự nghiệp giáo dục PTTH.
Phúc lợi:
Đây là khoản chi hỗ trợ cho giáo viên tiền tàu xe, nghỉ phép năm. Năm 2002 chi phúc lợi chiếm 0,23% trong tổng chi cho con người, năm 2003 chi phúc lợi chiếm 0,25% trong tổng chi cho con người. Mặc dù năm 2003 có tăng nhưng số giáo viên ngày càng tăng do đó khoản chi phúc lợi này trong những năm tới phải tăng hơn nữa cả về số tuyệt đối và tương đối.
Y tế- vệ sinh:
Cả 2 năm 2002, 2003 mục chi này chỉ chiếm 0,1% trong tổng chi cho con người, mục chi này đảm bảo hoạt động trạm y tế của trường, đáp ứng yêu cầu thuốc và một số dụng cụ phục vụ việc chữa bệnh thông thường xảy ra trong trường học.
Khoản chi cho con người đã phần nào đáp ứng được đời sống của đội ngũ giáo viên. Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập cần phải tăng cường đầu tư chi cho con người hơn nữa trong những năm tới, bên cạnh đó cần tăng thêm các khoản như phúc lợi, thưởng để góp phần khuyến khích đội ngũ giáo viên.
Chi nghiệp vụ chuyên môn:
Nhóm chi này bao gồm: mua sắm trang thiết bị, đồ dùng giảng dạy, giáo trình, vật thí nghiệm...giúp cho việc dạy và học được thiết thực hơn giữa lý thuyết và thực hành. Nhóm chi này nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô, chất lượng của từng trường trên địa bàn tỉnh. Nhu cầu chi cho khoản chi này được thể hiện qua bảng 11:
Nhận xét:
Số chi cho nghiệp vụ chuyên môn năm 2002 là 1530,9 (trđ), năm 2003 là 1799,1 (trđ). Số chi này tăng lên do:
+ Đầu tư mở rộng hệ thống thư viện, mua thêm các loại đầu sách tham khảo để phục vụ học sinh và giáo viên tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề thuận tiện.
+ Chúng ta đang ở trong thời đại công nghệ thông tin, hầu hết các trường đều đưa tin học vào thành một bộ môn chính, vì vậy việc chi để đầu tư trang thiết bị máy móc, phần mềm là điều tất yếu.
+ Số lượng giáo viên tăng, quy mô được mở rộng điều này đồng nghĩa với việc phải tăng chi cho nghiệp vụ chuyên môn để việc dạy và học được tốt hơn.
Qua bảng số liệu cho ta thấy số chi cho sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy và dụng cụ học tập đều tăng cả về số tuyệt đối và tương đối. Chi cho sách giáo khoa năm 2002 là 462,33 (trđ) chiếm 30,2% năm 2003 là 564,92 (trđ) chiếm 31,4% trong tổng chi nghiệp vụ chuyên môn. Chi cho dụng cụ giảng dạy học tập năm 2003 tăng so với năm 2002 là 153,02 (trđ). Chi mua in ấn và chi khác năm 2003 đã giảm về tỷ trọng so với năm 2002, chi mua in ấn năm 2002 là 79,61 (trđ), năm 2003 là79,52; chi khác năm 2002 là 184,32 (trđ), năm 2003 là 197 (trđ). Thực tế khoản chi in ấn không cần thiết trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục PTTH, cần cắt giảm khoản chi này để tập chung chi vào các mục, nhóm chi cần thiết hơn. Trong khi đó chi khác là khoản chi mà cơ quan tài chính không biết được chính xác sử dụng vào công việc gì, mục đích gì lại chiếm tỷ trọng khá cao trong chi nghiệp vụ chuyên môn. Khoản chi này rất khó kiểm soát vì thế dễ gây ra tình trạng lãng phí, sử dụng bừa bãi, năm 2003 có giảm về tỷ trọng nhưng về số tuyệt đối vẫn tăng so với năm 2002. Trong những năm tới cần giảm chi và xác định cụ thể các mục trong khoản chi này để sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả hơn.
Chi quản lý hành chính:
Nhóm chi này bao gồm: hội nghị sơ kết đầu năm, cuối năm, đại hội công nhân viên chức, hội thảo về giáo dục, công tác phí, phụ cấp đi đường, điện thoại, nước, điện...Nhóm chi này mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục nhưng không thể thiếu trong quá trình hoạt động. Vì vậy đòi hỏi phải chi đúng, đủ, kịp thời và quán triệt nguyên tắc tiết kiệm- hiệu quả. Tình hình chi NSNN cho quản lý hành chính tại các trường PTTH thể hiện qua bảng 12:
Nhận xét:
Đây là khoản chi nhằm duy trì sự hoạt động về quản lý hành chính ở các trường học, khoản chi này có tỷ trọng ổn định qua 2 năm 2002, 2003 là 6,24% và 6,26%. Tuy chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi ngân sách tỉnh cho giáo dục PTTH, nhưng trong những năm tới cần giảm dần các khoản chi tiêu không cần thiết trong mục chi này. Đồng thời phải tìm ra được một định mức chi hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý vì nếu mức chi thấp thì hoạt động không đem lại hiệu quả cao, nếu mức chi cao gây lãng phí nguồn vốn.
Chi thanh toán dịch vụ công cộng:
Trong khoản chi này bao gồm: thanh toán tiền nước, điện, điện thoại, báo chí...chi thanh toán dịch vụ công cộng năm 2003 là 574,48 (trđ), năm 2002 là 505,58 (trđ), như vậy năm 2003 tăng so với năm 2002 là 68,9 (trđ). Tuy nhiên tỷ trọng chi thanh toán dịch vụ công cộng năm 2003 là 37,85% lại thấp hơn năm 2002 là 38,9%. Điều này cho thấy công tác quản lý về dịch vụ công cộng đã có những thay đổi theo chiều hướng tốt, bởi chi các khoản về điện nước không đổi nhưng khoản chi về thông tin liên lạc đã được kiểm soát phần nào, đây là khoản chi khó kiểm soát dễ gây ra tình trạng sử dụng vào mục đích riêng. Các trường học cần có những biện pháp quản lý tốt hơn nữa để các khoản chi thật sự mang lại hiệu quả và đúng mục đích với tên gọi các khoản chi.
Chi văn phòng phẩm:
Khoản chi này năm 2003 là 299,01 (trđ) chiếm 19,70% trong tổng chi quản lý hành chính, năm 2002 là 256,69 (trđ) chiếm 19,75% trong tổng chi quản lý hành chính. Nhìn chung mặc dù tỷ trọng đã có xu hướng giảm nhưng trong những năm tới khoản chi này cần được giảm hơn nữa, để dành nguồn kinh phí phục vụ các khoản chi hợp lý khác.
Chi hội nghị:
Khoản chi này dùng vào các dịp như: hội nghị sơ kết, tổng kết, tập huấn nghiệp vụ, tiếp đoàn ra, đoàn vào...Nhìn vào bảng số liệu năm 2002 chi hội nghị là 59,27 (trđ) chiếm 4,56% trong tổng chi quản lý hành chính, năm 2003 chi hội nghị là 85,61 (trđ) chiếm 5,64% trong tổng chi quản lý hành chính. Như vậy chi hội nghị tăng cả về số tuyệt đối và tương đối, trên thực tế hầu như không có trường PTTH nào thực hiện nghiêm chỉnh chế độ quy định về chi hội nghị.
Chi công tác phí:
Khoản chi này phụ cấp tiền đi đường và hoạt động cho đội ngũ cán bộ giáo viên trong quá trình tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ...Năm 2003 chi công tác phí là 558,70 (trđ) chiếm 36,81% trong tổng chi cho quản lý hành chính, năm 2002 chi công tác phí là 478,16 (trđ) chiếm 36,79% trong tổng chi cho quản lý hành chính. Mục chi này chiếm tỷ trọng tương đối lớn và tăng đều qua các năm cả về số tuyệt đối và tương đối. Nguyên nhân do đội ngũ giáo luôn được tăng cường đi học bồi dưỡng nghiệp vụ, học cao học...Tuy vậy khoản chi này quản lý chưa được chặt chẽ, việc thanh toán chưa đúng với thực tế, thường là cao hơn thực tế. Trong những năm tới cần có sự kiểm soát chặt chẽ hơn nữa trong chi công tác phí, mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tại tỉnh để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.
Chi mua sắm, sửa chữa lớn, xây dựng nhỏ:
Đây là khoản chi nhằm đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật có vai trò khá quan trọng, ảnh hưởng đến công tác giảng dạy và học tập của học sinh và giáo viên. Khi số học sinh có xu hướng tăng lên đòi hỏi cơ sở vật chất cũng phải được củng cố và phát triển. Nhóm ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- a3.doc