Luận văn Một số giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu Tràng Tiền Plaza tại công ty TNHH đầu tư thương mại Tràng Tiền

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I:NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU DOANH 3

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THƯƠNG HIỆU 3

1. Khái niệm về thương hiệu. 3

2. Lịch sử hình thành và phát triển thương hiệu ở Việt Nam 7

2.1 .Giai đoạn trước đổi mới (1982-1989) 7

2.2 .Giai đoạn 10 năm đầu đổi mới (1990-1999) 7

2.3. Giai đoạn tăng tốc và hội nhập ( từ năm 2000 đến nay) 8

3. Phân loại thương hiệu. 10

4. Vai trò của thương hiệu. 11

5. Các tiêu chí đánh giá và phương pháp xác định giá trị thương hiệu doanh nghiệp 15

5. 1. Các tiêu chí đánh giá giá trị thương hiệu doanh nghiệp. 15

5. 2. Phương pháp xác định giá trị thương hiệu Doanh nghiệp 17

II. NỘI DUNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CHO DOANH NGHIỆP THƯƠNG MAI 18

1. Hệ thống pháp luật điều chỉnh về thương hiệu 18

1. 1. Luật pháp quốc tế 18

2. Quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu Doanh nghiệp 22

3. Nguyên tắc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp 25

4. Một số chiến lược định vị thương hiệu doanh nghiệp 27

5. Các yếu tố tạo dựng thương hiệu doanh nghiệp 28

III. MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA DN TRÊN THẾ GIỚI. 31

1. Kinh nghiệm trong việc đặt tên cho doanh nghiệp. 31

2. Kinh nghiệm trong việc đổi mới hình ảnh về DN 33

3. Khuyến cáo về hàng giả đối với người tiêu dùng 34

4. Tập trung vào đoạn thị trường thích hợp 35

CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TRÀNG TIỀN PLAZA TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI TRÀNG TIỀN 36

I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI TRÀNG TIỀN 36

1. Quá trình hình thành và phát triển. 36

2. Bộ máy tổ chức 38

3. Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề lĩnh vực kinh doanh của Công ty Đầu tư thương mại Tràng tiền. 43

3. 1. Marketing và quản lý khách thuê. 43

3.2. Điều hành và vận hành hoạt động của Công ty.44 4.Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua 47

4. 2. Tình hình cho thuê và kinh doanh tại Công ty 47

4. 3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm qua 49

II. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TRÀNG TIỀN PLAZA TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI TRÀNG TIỀN. 52

2. Sự cần thiết khách quan phải xây dựng và phát triển thương hiệuTràng tiền Plaza cho Công ty Đầu tư thương mại Tràng tiền. 53

3. Nhận thức của công ty về thương hiệu 54

4. Tình hình xây dựng và đăng ký logo tại Công ty Đầu tư thương mại 56

Tràng Tiền 56

5. Tình hình phát triển thương hiệu cho Công ty trong những năm qua 58

III. Đánh giá tình hình xây dựng và phát triển thương hiệu tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tràng tiền. 62

1. Những kết quả đạt được 62

2. Những tồn tại yếu kém. 63

CHƯƠNG III:MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TRÀNG TIỀN PLAZA TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI TRÀNG TIỀN 65

I. ĐỊNH HƯỚNG NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HỘ VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM . 65

II. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI TRÀNG TIỀN .66

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TRÀNG TIỀN PLAZA CHO CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI TRÀNG TIỀN .68

1. Quy hoạch lại mặt bằng của Tràng Tiền Plaza. .69

2. Mở rộng quy mô hoạt động của Tràng Tiền Plaza .69

3. Định vị lại khách hàng và lựa chọn đơn vị tham gia .70

4. Mở rộng lĩnh vực kinh doanh .70

5. Cần xây dựng một chiến lược thương hiệu trong chiến lược Marketing chung. 70

6. Tràng tiền Plaza cần có những nhận thức hơn nữa về thương hiệu trong toàn thể đội ngữ cán bộ, từ công nhân viên đến lãnh đạo. 73

7. Đăng ký bảo hộ thương hiệu trong và ngoài nước 74

8. Tràng tiền Plaza cần có cách thức quản lý thương hiệu chặt chẽ. 75

9. Hoàn thiện các công cụ phát triển thương hiệu. 77

10. Cần giữ gìn và phát triển thương hiệu một cách bền vững. 78

IV. Một số kiến nghị với nhà nước. 79

1 Xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện, các quy định rõ ràng. 79

2. Nâng cao trình độ của các cán bộ quản lý nhãn hiệu hàng hoá 80

3. Cần cung thông tin mang tính định hướng cho doanh nghiệp. 80

KẾT LUẬN 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

 

 

doc87 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2767 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu Tràng Tiền Plaza tại công ty TNHH đầu tư thương mại Tràng Tiền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h của sản phẩm. Nhạc hiệu thường khó thay đổi hơn các yếu tố khác vì vậy khi lựa chọn cần kỹ càng nhưng phải đảm bảo là nó phải ngắn và dễ nhớ. Ví dụ: “HENNIKEN –Tell me when you will be mine, tell me wonder wonder wonder. . . ” Để có một nhãn hiệu được nhận biết nhanh, rộng rãi và trở thành quen thuộc đối với khách hàng cần phải xây dựng các yếu tố trên phù hợp trên cơ sở có sự đồng bộ nhằm đạt được những gì mà doanh nghiệp đề ra. MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA DN TRÊN THẾ GIỚI. 1. Kinh nghiệm trong việc đặt tên cho doanh nghiệp. Tên thương hiệu là tên mà doanh nghiệp sử dụng để giới thiệu sản phẩm và phản ánh tính cách thương hiệu của mình. Tên thương hiệu định hình cho sản phẩm và cho phép khách hàng nhận dạng, chấp nhận hay tẩy chay hoặc giới thiệu quảng bá cho thương hiệu. Đồng thời nó giúp cho các trương trình truyền thông đến với khách hàng được thực hiện và nó là công cụ của pháp luật nhằm bảo vệ doanh nghiệp sở hữu tên của mình trước những đối thủ bắt chước. Như vậy tên thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ thương hiệu và sản phẩm cho doanh nghiệp mà cho cả người tiêu dùng và xã hội. Trước vai trò quan trọng như vậy, khi đặt tên cho doanh nghiệp cần: Đảm bảo về khía cạnh ngôn ngữ. Một cuộc điều tra nghiên cứu trên 500 thương hiệu thành công ở Mỹ trong vòng 15 năm qua cho thấy một tên thương hiệu cần có sự ngắn gon, có âm bật khi phát âm, tượng thanh như: JAVA, Powerbook... Nếu tên thương hiệu quá dài, doanh nghiệp có thể phải tìm cách viết tắt và dần biến từ viết tắt thành tên thương hiệu của mình như Prudential có thể đọc là Pru, Pan American thành Pan Am... Các doanh nghiệp có thể dùng các tên viết tắt làm tên thương hiệu của mình như: AIA, IBM,P&G. . . Tên viết tắt có thể là tên của người sáng lập hay tên của nhân vật hư cấu được con người ngưỡng mộ. Việc lựa chọn các tên nên tránh các cạm bẫy về ngôn ngữ nếu doanh nghiệp muốn tiến ra thị trường nước ngoài. Bởi nếu doanh nghiệp của bạn có tên khi dịch sang tiếng nước khác mà lại thành những từ xâm phạm đến nền văn hoá cũng như thiếu sự trong sáng thì bạn sẽ khó có thể được chấp nhận Tên thương hiệu hiệu quả là khi đọc lên giúp khách hàng liên tưởng đến sản phẩm và các lợi ích của sản phẩm. . Mosfly giúp khách hàng liên tưởng đến sản phẩm diệt ruồi muỗi do “Mos” viết tắt của “Mosquito” (muỗi) và “Fly” (ruồi) Tạo sự khác biệt cho tên thương hiệu. Một trong những nét cơ bản của tên thương hiệu là sự khác biệt của tên đó so với tên của thương hiệu khác. Tên thương hiệu phải giúp nhận diện bản sắc của thương hiệu và sự khác biệt với sản phẩm. Chẳng hạn: Ricoh, Kohler, Xerox ... là những tên khó có thể bị “đụng hàng” vì rất khó tìm từ trong tiếng anh tận cùng bằng k, h, x mà trước đó là nguyên âm. Khi thương hiệu đã có chỗ đứng trong tâm trí khách hàng thì sự tồn tại của nó không phụ thuộc vào chu kỳ sống của sản phẩm và sự tồn tại của doanh nghiệp cũng không phụ thuộc vào một thương hiệu riêng lẻ nào cả. Khả năng thích ứng của tên thương hiệu. Một thương hiệu mà cái tên quá địa phương hoặc gắn với một đặc tính cụ thể khó có thể dùng nó một cách rộng rãi. Vì vậy cần phải lựa chọn tên phải được lưu ý hết sức nhất là hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh nhiều chủng loại sản phẩm. Khi nói đến Tosiba bạn nghĩ ngay đến những loại sản phẩm mang thương hiệu trên như: Ti vi, tủ lạnh, điều hoà... Tên thương hiệu không phải vào bất kỳ quốc gia nào cũng có cách đọc giống nhau mà đôi khi là rất khác nhau như: thương hiệu National được dùng ở nước khác nhưng vào Việt Nam là Panasonic. Vì vậy cần phải tạo ra sự thích ứng cho thương hiệu khi vào bất kỳ thị trường nào. 2. Kinh nghiệm trong việc đổi mới hình ảnh về DN Tổng giám đốc Hãng P&G nhận xét: “Người tiêu dùng không chỉ muốn biết về sản phẩm mà họ còn muốn hiểu rõ về công ty sản xuất ra sản phẩm đó”. Hình ảnh của công ty phụ thuộc vào các sản phẩm mà công ty sản xuất ra, các hoạt động được công ty tiến hành và cách thức mà công ty giao tiếp với người tiêu dùng. Với Target trước đây là một chuỗi cửa hàng bán lẻ với dịch vụ nghèo nàn dành cho lớp khách hàng từ hạ cấp đến trung cấp. Một luồng gió mới đã thổi vào Target khi nó thành công trong việc xác định lại khách hàng quan trọng và phù hợp. Target đã thay thế những cửa hang cũ bằng những cửa hàng được thiết kế đẹp hơn, sạch sẽ hơn và mức độ phục vụ khách hàng tốt hơn. Việc làm mới hình ảnh có thể được doanh nghiệp lựa chọn một trong ba yếu tố cấu thành nên hình ảnh doanh nghiệp để có sự đổi mới. Pantene là một ví dụ về đổi mới chất lượng sản phẩm. Tuy sản phẩm này được tung vào Việt Nam rất sớm nhưng phải tới vài năm lại đây nó mới có chỗ đứng trong lòng khách hàng bởi chất lượng được cải tiến và đánh đúng vào tâm lý khách hàng vì đồ tốt giá phải “nhỉnh” hơn những sản phẩm khác cùng loại Đôi khi các doanh nghiệp cũng gặp phải những rủi ro trong quá trình đổi mới hình ảnh của mình. Sự đổi mới xuất phát từ quá trình cạnh tranh gay gắt và do đòi hỏi của người tiêu dùng vì vậy các doanh nghiệp thường quá nóng vội nên thường làm thay đổi những gì mang tính đặc trưng của mình. Như vậy họ đã tự làm mất đi các khách hàng trung thành của mình nhưng cũng chẳng thu hút thêm được nhiều số lượng khách hàng tiềm năng. Trường hợp của Coca cola là một ví dụ điển hình. Ta biết coca và Pepsi là hai hãng nước giải khát lớn mạnh ở Mỹ. Cuộc cạnh tranh gay gắt giành thị trường đã đặt ra yêu cầu là hai hãng cần có sự cải tiến sản phẩm liên tục nhằm thoả mãn nhu cầu khách hàng. Và trong cuộc cạnh tranh này coca đã thay đổi công thức pha chế đã sử dụng hơn 90 năm nay của mình nhăm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Nhưng cả nước Mỹ đã lên tiếng tẩy chay Coca vì họ cho rằng Coca với hai màu trắng và đỏ biểu tượng của nước Mỹ nay lại thay đổi bản chất. Họ cho rằng Coca làm mất hình tượng nước Mỹ và người đại diện cho hãng này đã đứng ra xin lỗi toàn bộ nước Mỹ. 3. Khuyến cáo về hàng giả đối với người tiêu dùng Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mặt hàng kém chất lượng nhưng nhãn mác thì lại được gắn với những tên tuổi nổi tiếng. Vì vậy việc khuyến cáo hàng giả với thương hiệu của doanh nghiệp với người tiêu dùng là rất cần thiết. Điều này giúp bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng đồng bởi bảo vệ cho chính các doanh nghiệp. Có rất nhiều cách để khuyến cáo hàng giả và hiện nay cách mà doanh nghiệp thường sử dụng là cung cấp thông tin về những dấu hiệu hàng giả trên các tạp chí, báo.., hoặc phát các catologue...Đây là cách giúp doanh nghiệp xoá tan mối nghi ngờ của khách hàng về sản phẩm do mình cung cấp, tạo sự tin tưởng và yên tâm cho người tiêu dùng khi chọn sản phẩm của doanh nghiệp. Đối với Olay, tuy là sản phẩm mới vào Việt Nam nhưng đã rất có tiếng trên thế giới. Việc tung sản phẩm này vào Việt Nam trong thời gian qua đã gặt hái được những hiệu quả nhất định. Khi sản phẩm vừa được tung ra giới thiệu trong vòng một tuần thì hàng giả đã xuất hiện trên thị trường với giá rất rẻ . Khách hàng khó có thể phân biệt giữa hàng giả và thật. Và chi nhánh tại Hà nội đã có những khuyến cáo rất kịp thời hàng giả với người tiêu dùng bằng cách giúp người bán hàng nhận biết hàng giả và nhờ họ tuyên truyền cho người tiêu dùng. Và hiện tại thì khách hàng dễ dàng có thể phân biệt được. 4. Tập trung vào đoạn thị trường thích hợp Một doanh nghiệp nếu muốn thoả mãn mọi đối tượng khách hàng, liệu họ có thể thành công?Sẽ là có thể nếu doanh nghiệp đó có đủ nguồn lực và có nhiều chủng loại sản phẩm. Nhưng sẽ là khó cho rất nhiều doanh nghiệp hiện nay. Để có thể mở rộng sang đoạn thị trường khác trước tiên doanh nghiệp cần phải thoả mãn tốt nhu cầu khách hàng trong đoạn thị trường hiện tại. Tràng Tiền Plaza hướng vào thị trường những công chức có thu nhập cao và cung cấp những nhãn hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước. Ngày nay nhu cầu làm đẹp rất được chú ý trong cả hai giới: nam và nữ. Nhưng có lẽ các công ty đã quên mất nhu cầu làm đẹp của cánh mày râu, vì thế ta thấy trên thị trường hiện nay đã có sữa rửa mặt Biore for men . Và từ khi xuất hiện đến nay nó được ưa chuộng và là sự lựa chọn của nam giới. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TRÀNG TIỀN PLAZA TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI TRÀNG TIỀN I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI TRÀNG TIỀN 1. Quá trình hình thành và phát triển. Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Tràng tiền là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên :Tổng công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam- VINACONEX vàCông ty Thương mại Hà nội. Công ty được thành lập để quản lý hoạt động của Trung tâm thương mại Tràng tiền. ý tưởng hình thành Trung Tâm thương mại đã có từ năm 1993. Đó là dự án xây mới Bách hoá Tổng hợp được thủ tướng chính phủ phê duyệt năm 1993. Tuy nhiên sau khi được triển khai xây dựng năm 1994, dự án không thể tiếp tục thi công theo kế hoạch. Đây là một trong những tổn thất rất lớn đối với nền kinh tế. Sau hơn 5 năm vào năm 1999 theo đề nghị của UBND Thành phố Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định thu hồi dự án và giao dự án cho Tổng công ty XNKXD Việt Nam- VINACONEX để đầu tư và xây dựng mới toà nhà Trung tâm thương mại Tràng Tiền với tên giao dịch quốc tế là Tràng Tiền Plaza. Vào ngày 28- 5- 1999, Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Tràng Tiền (Liên doanh giữa Tổng công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam- VINACONEX góp vốn 90% và Công ty Thương mại Hà nội góp vốn 10%) đã được thành lập để làm chủ thầu xây dựng va điều hành hoạt động kinh doanh Toà nhà Trung tâm thương mại Tràng tiền Giấy phép thành lập: Số 4385GP/TLDN do UBNDTPHN cấp ngày 28/5/1999 Địa chỉ: Số 24 Hai Bà Trưng –Quận Hoàn Kiếm –Hà Nội Điện thoại: 9349717 Fax: 9349715 Mã số thuế: 0101013157 Số tài khoản: 122- 10- 00- 40001- 8 tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và Phát triển Hà thành. Dự án xây dựng Trung tâm Thương mại Tràng tiền được khởi công vào ngày 30- 4- 2000 và kết thúc xây dựng ngày 32- 12- 2001. Thực hiện sự chỉ đạo của Tổng Công ty VINACONEX , Công ty Đầu tư Thương mại Tràng Tiền đã phối hợp cùng các nhà thầu xây lắp đã nỗ lực cố gắng hoàn thành giai đoạn xây dựng trong vòng 18 tháng, rút ngắn 1/2 thời gian xây dựng mà Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là 36 tháng. Công trình Trung tâm Thương mại Tràng tiền được khánh thành vào ngày 01- 02- 2002 trong sự hân hoan của các tầng lớp nhân dân thủ đô và cả nước với vẻ đẹp của một công trình kiến trúc vừa gợi lại hình ảnh của Bách hoá Tổng hợp cũ với dáng vẻ mới có giá trị về văn hoá mang tính thẩm mỹ tinh tế cao. Công trình thể hiện sự bề thế văn minh, hiện đại, góp phần làm đẹp cảnh quan đô thị tại khu vực xung quanh Hồ Hoàn Kiếm nói riêng và thủ đô Hà Nội nói chung. Khi mới vào hoạt động kinh doanh Công ty đã gặp không ít những khó khăn, trở ngại do thời gian chuẩn bị khai trương quá gấp, mô hình quản lý kinh doanh hoàn toàn mới mẻ, một số vị trí mặt bằng còn trống và tâm lý nhiều người còn nghi ngại về tính hiệu quả của mô hình kinh doanh mới. Tuy nhiên với một địa thế kinh doanh thuận lợi là nằm giữa trung tâm Thủ đô Hà nội, hơn nữa được đầu tư một hệ thống các trang thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế nên sau một thời gian hoạt động, Trung tâm thương mại Tràng tiền đã thu hút được số lượng lớn các doanh nghiệp có uy tín cũng như các sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước thuê diện tích kinh doanh. Với sự nỗ lực cố gắng không ngừng trong vòng 5 năm qua , Công ty đã từng bước xây dựng Trung tâm Thương mại Tràng Tiền trở thành một địa điểm kinh doanh thương mại hấp dẫn và thu hút ngày càng nhiều khách hàng trong nước và quốc tế. Đồng thời trở thành điểm nhấn quan trọng trong hoạt động thương mại của thủ đô, được các quí khách hàng, các đối tác kinh doanh tin tưởng an tâm đầu tư phát triển kinh doanh. Trung tâm Thương mại Tràng Tiền đã thực sự tạo ra một phong cách mua sắm mới trong hoạt động kinh doanh thương mại của Thủ đô, từng bước cùng với ngành thương mại hội nhập với xu thế phát triển của khu vực và thế giới. 2. Bộ máy tổ chức Hình 1: Bộ máy tổ chức quản lý công ty TNHH đầu tư thương mại Tràng Tiền HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN TỔNG GIÁM ĐỐC P.TÀI CHÍNH KẾ TOÁN P.TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH P.KỸ THUẬT P. ĐIỀU HÀNH KINH DOANH PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Đây là mô hình tổ chức bộ máy hiện đại, các chức năng, nhiệm vụ đựơc chuyên môn hoá cho từng bộ phận. Mỗi phòng ban đều có những nhiệm vụ riêng, quyền hạn riêng giúp cho cán bộ nhân viên làm việc hiệu quả hơn đồng thời tuân theo những quy định của công ty. Điều đó tạo điều kiện nâng cao trình độ của cán bộ và giảm bớt gánh nặng cho lãnh đạo. 2. 1. Hội đồng thành viên Bao gồm các nhiệm vụ và quyền hạn sau: Quyết định phương hướng phát triển của công ty Quyết định phương án đầu tư Bổ nhiệm,miễn nhiệm ,bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên ; Bổ nhiệm,miễn nhiệm, cách chức Tổng Giám đốc và cán bộ quản lý quan trọng của công ty; quyết định mức lương và lợi ích khác của các cán bộ quản lý đó. Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, thành lập chi nhánh văn phòng đại diện, sửa đổi nội dung của Điều lệ Công ty Ngoài ra còn có một số nhiệm vụ và quyền hạn khác được quy định trong điều lệ của Công ty. 2. 2. Tổng Giám đốc. Là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Và Tổng giám đốc vừa là Chủ tịch hội đồng thành viên và là người đại diện theo pháp luật của công ty. 2. 3. Phó Tổng Giám đốc. Là người giúp việc cho T. GĐ, chịu trách nhiệm trước T. GĐ về mọi hoạt động diễn ra hàng ngày. Và là người giúp TGĐ quản lý hoạt động của các phòng ban. Phòng tổ chức hành chính. a. Chức năng. Phòng Tổ chức hành chính có chức năng tham mưu và giúp cho Tổng giám đốc công ty những lĩnh vực sau: Công tác tổ chức lao động. Công tác tiền lương và phân phối thu nhập Công tác đào tạo, thi đua, an toàn vệ sinh lao động và thanh tra Thực hiện và quản lý toàn bộ công tác hành chính của công ty và liên quan đến hoạt động của toà nhà Quản lý tài sản, công cụ của văn phòng Công ty và Toà nhà Thực hiện công việc giao dịch tiếp khách hàng ngày, phục vụ hội họp…thực hiện các quy định, chính sách của cơ quan pháp luật về con người, trật tự an toàn xã hội. b. Nhiệm vụ. Phòng tổ chức hành chính thực hiện các nhiệm vụ : Xây dựng bộ máy quản lý và tổ chức kinh doanh của công ty phù hợp với từng giai đoạn phát triển Thực hiện công tác quản lý và phát triển nguồn nhân lực Thực hiện công tác thanh tra Công tác quản lý tiền lương và thu nhập Công tác đào tạo, thi đua, an toàn vệ sinh lao động Thực hiện và quản lý toàn bộ công tác hành chính của công ty và liên quan đến hoạt động của toà nhà. Phòng điều hành kinh doanh a. Chức năng Phòng điều hành kinh doanh giúp cho Tổng giám đốc trong công tác kinh doanh thuộc những lĩnh vực: Nghiên cứu hoạch định chính sách, xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty Quản lý hoạt động và cho thuê diện tích kinh doanh. Xây dựng nội quy của toà nhà Kiểm tra giám sát hoạt động của toà nhà Đề xuất, thực hiện các hoạt động Marketing Các công việc khác thuộc nhiệm vụ được giao b. Nhiệm vụ Xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh Quản lý hoạt động cho thuê diện tích kinh doanh Các công việc liên quan đến hoạt động của toà nhà Phòng tài chính kế toán. a. Chức năng. Đây là phòng chuyên môn tham mưu giúp Tổng giám đốc trong lĩnh vực tài chính kế toán và có những chức năng: Quản lý tài chính và phân phối nguồn vốn cho việc đầu tư và thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công tu theo kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn cho phù hợp với chiến lược và nhiệm vụ kinh doanh theo từng thời kỳ của Công ty Xây dựng qui chế quản lý tài sản và tài chính của công ty theo chế độ hiện hành của Nhà nước Tổ chức công tác hạch toán kế toán đối với mọi hoạt động kinh tế của đơn vị Lập các báo cáo tài chính – kế toán phục vụ cho công tác quản lý của Nhà nước và điều hành kinh doanh của Công ty. b. Nhiệm vụ. Quản lý tài chính và phân phối nguồn vốn cho việc đầu tư và thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty Tổ chức công tác hạch toán kế toán kinh doanh và hạch toán các dự thầu đầu tư của Công ty theo qui định hiện hành của Nhà nước Thanh quyết toán hợp đồng kinh tế với các đối tác khi có đủ hồ sơ đã được phê duyệt Theo dõi các khoản công nợ trong nội bộ và các đơn vị có liên quan Theo dõi , quản lý trích khấu hao tài sản cố định của công ty theo chế độ hiện hành Theo dõi và quản lý công cụ , dụng cụ, nguyên vật liệu,xuất tồn kho Thanh toán tiền lương, thưởng cho CBNV theo chứng từ, xác nhận mức độ hoàn thành công việc hàng tháng Theo dõi tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu Lập báo cáo tài chính,báo cáo thống kê theo quy định của Nhà nước và phục vụ hoạt động điều hành kinh doanh của Công ty Phòng kỹ thuật a. Chức năng Xây dựng nội quy, quy trình sử dụng hệ thống thiết bị kỹ thuật và quản lý hệ thống kỹ thuật của Toà nhà tuyệt đối an toàn Phối hợp với các bộ phận có liên quan tại Toà nhà để quản lý và thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy Xây dựng và kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống thiết bị kỹ thuật định kỳ;xây dựng kế hoạch mua sắm thiết bị vật tư phục vụ cho công tác sửa chữa thay thế lắp đặt Nghiên cứu, đề xuất các dự án đầu tư của công ty đảm bảo hiệu quả b. Nhiệm vụ Xây dựng nội quy, quy trình vận hành hệ thống thiết bị kỹ thuật đúng theo yêu cầu kỹ thuật và an toàn Quản lý và vận hành hệ thống thiết bị kỹ thuật theo đúng nội quy Phối hợp các phòng ban trong công ty và lực lượng bảo vệ tại toà nhà để triển khai thực hiện công tác phòng chữa cháy theo đúng nội quy Xây dựng kế hoạch bảo dưỡng định kỳ hệ thống kỹ thuật ,kế hoạch sửa chữa, nâng cấp duy tu toà nhà Xây dựng kế hoạch mua sắm vật tư và thiết bị hàng năm, quý… để phục vụ việc sửa chữa thay thế lắp đặt tại toà nhà Theo dõi , ghi chỉ số và thông báo thu cước phí điện thoại và tiền điện sử dụng theo chỉ số sử dụng Kết hợp với phòng Điều hành kinh doanhvề công tác lắp đặt nội thất, công tơ điện cho khách hàng thuê diện tích Quản lý hồ sơ pháp lý, bản vẽ hoàn công của toà nhà Công tác đầu tư : nghiên cứu, đề xuất các dự án đầu tư của công ty hoặc để công ty tham ra vào các dự án đầu tư để đảm bảo có hiệu quả Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao trong lĩnh vực này 3. Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề lĩnh vực kinh doanh của Công ty Đầu tư thương mại Tràng tiền. 3. 1. Marketing và quản lý khách thuê. Đây là nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty. Nếu thưc hiện không tốt nhiệm vụ trên thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút cũng như việc duy trì khách hàng của mình. Hoạt động Marketing diễn ra cả trước và sau khi có được khách hàng. Trước khi Công ty có khách hàng, để thu hút được khách hàng đến với mình trước tiên doanh doanh nghiệp cần thực hiện việc nghiên cứu thị trường nhằm tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của họ. Sau đó Doanh nghiệp thực hiện các hoạt động để khách hàng biết đến mình: quảng cáo, khuyếch trương, xúc tiến... và cho họ thấy được lợi ích khi đến với doanh nghiệp. Sau khi khách hàng bắt đầu tìm đến Công ty thì doanh nghiệp cần phải chuẩn bị trước các hợp đồng nhằm tạo ra sự nhất trí trong việc hợp tác kinh doanh. Khi doanh nghiệp và khách hàng đã tìm thấy tiếng nói chung thì việc quản lý khách thuê là rất quan trọng. Công việc này vừa đảm bảo kinh doanh của Công ty vừa đảm bảo sự kịp thời trong việc giúp đỡ tài chính cũng như các hoạt động hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của khách hàng Nhiệm vụ trên được thể hiện qua sơ đồ sau: Hình 2: Sơ đồ công tác nhiệm vụ của Công ty ĐTTM Tràng Tiền Marketing và quản lý khách thuê Trước khách hàng Sau khách hàng Marketing Quản lý khách hàng Tiếp khách hàng Quảng cáo, khuyếch trương Nghiên cứu thị trường Đảm bảo kinh doanh Chính sách tàI chính Chính sách hỗ trợ Hợp đồng, cvăn, đơn Quản lý hệ thống ththốngthothtnthống Chuẩn bị hơp đồng fffdsdsddthốngthoođồng Hđ quảng cáo Quản lý khách thuê Mạng máy tính Quản lý doanh thu Hđ thuê diện tích Hđ hợp tác kd 3. 2. Điều hành và vận hành hoạt động của Công ty. Bất cứ một doanh nghiệp nào để hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì nhiệm vụ điều hành và vận hành hoạt động công ty cần phải được quan tâm nhất là đối với Công ty Đầu tư thương mại Tràng Tiền vì hoạt động chủ yếu của công ty là điều hành và vận hành hoạt động của Trung tâm Tràng tiền. Nhiệm vụ trên được thể hiện rõ nhất qua việc doanh nghiệp đã có khách hàng. Đó là các hoạt động quản lý khách hàng và vận hành hoạt động của toà nhà. Quản lý khách hàng là việc doanh nghiệp giám sát việc thực hiện hợp đồng, các nội quy, và giải quyết các khiếu nại nếu có. Và vận hành hoạt động của Toà nhà bao gồm một số công việc: vệ sinh, bảo vệ và các nghiệp vụ kỹ thuật khác. Nhiệm vụ trên được thể hiện qua sơ đồ sau: Hình 3: Sơ đồ công tác nhiệm vụ của Công ty ĐTTM Tràng Tiền Đánh giá khách thuê Điều hành và vận hành Trước khách hàng Sau khách hàng Quản lý khách hàng Nghiên cứu thị trường Quảng cáo Tiếp khách hàng Hướng dẫn nội thất Giải quyết khiếu kiện Đáp ứng nhu cầu Trực vận hành Bảo vệ Vấn đề phát sinh Kỹ thuật Vệ sinh 4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua 4. 1. Tình hình vốn, tài chính, lao động, tiền lương tại Công ty Về hoạt động tài chính, hoạt động này được thể hiện qua việc thực hiện góp vốn: Vốn điều lệ: 15 tỷ đồng, hai thành viên công ty đã góp đủ. Trong đó Tổng công ty Vinaconex: 13,5 tỷ đồng và Công ty Thương mại Hà Nội:1,5 tỷ đồng. Vốn góp thêm: 29,41 tỷ đồng hai thành viên công ty đã góp đủ. Về nguồn nhân lực, Hiện nay tổng số cán bộ nhân viên là: 70 người Trong đó Nhân viên do hai thành viên sáng lập cử sang là 11 người và nhân viên kí hợp đồng lao động là 59 người. Trình độ của cán bộ nhân viên trong công ty hầu hết đã được đào tạo. Theo thống kê thì có tới hơn 70% là người có trình độ Đại học, 20% là trên Đại học và còn lại là đã qua đào tạo về nghiệp vụ. Bảng 5: Các chỉ tiêu tổng hợp của Công ty ĐTTMTT STT Lao động và tiền lương ĐVT 2003 2004 2005 KH 2006 1 LĐ có đến cuối kỳ b/cáo Người 70 70 66 69 2 LĐ sử dụng bình quân Người 67 67 66 69 3 Tiền lương 4 Đơn giá tiền lương đồng 0.032 0.04 0.042 0.045 5 Quỹ lương theo đơn giá Trđồng 1.150 1.260 1.320 1.500 7 Thunhậpbìnhquân người/tháng Trđồng 1.345 1.425 1.546 1.678 Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty TNHH Đầu tư thương mại 4. 2. Tình hình cho thuê và kinh doanh tại Công ty Năm 2003, Trung tâm đã thu hút được 139 khách hành ký hợp đồng thuê diện tích kinh doanh với tổng diện tích 9032,8m2 trên tổng số 9047. 8m2 mặt bằng kinh doanh. Kết quả cho thuê tại các tầng như sau: Bảng 6: Mặt bằng diện tích cho thuê ở các tầng Tầng Diện tích có thể cho thuê (M2) Diện tích cho thuê ( M2 ) tỉ lệ % 1 1330,7 1330,7 100 2 1475,3 1475,3 100 3 1317 1302 99 4 1555. 6 1555. 6 100 5 1080 1080 100 6 1252 1252 100 Tổng 8047,8 8032,8 99,81% Nguồn: Phòng điều hành kinh doanh công ty ĐTTMTT Công ty đã quy hoạch lại mặt bằng tầng 1 , tầng 3 và có cách chính sách khuyến mại , hỗ trợ tài chính với các khách hàng thuê đã ký hợp đồng, tiếp tục khai thác khách hàng tiềm năng. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy mặt bằng các tầng hầu hết đã phủ kín tạo nên một hình ảnh trung tâm thương mại nhộn nhịp và uy tín. Trong năm 2004, hoạt động của công ty ở mức tương đối ổn định. Trung bình có khoảng 140 khách hàng thuê diện tích kinh doanh. Để đảm bảo được việc thu hút và làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, Công ty đã lên phương án quy hoạch lại mặt bằng kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu của các khách thuê. Đến cuối năm 2004 mặt bằng tại các tầng đã quy hoạch tương đối hoàn chỉnh + Tầng 1 đã hình thành các khu vực kinh doanh: Khu mỹ phẩm cao cấp, khu vàng bạc đá quý, ngành hàng giầy da, đồng hồ, kính mắt cao cấp. . . + Tầng 2 đã đi vào ổn định với việc có thêm các khách thuê có thương hiệu nổi tiếng.... Trong năm 2005, nhìn chung mặt bằng kinh doanh đã được sửa sang và cho các hãng có tên tuổi lớn thuê. Công ty vẫn tiếp tục duy trì hợp đồng với các khách hàng lớn có uy tín và khả năng tài chính để kinh doanh lâu dài tại Trung tâm Tràng Tiền đã tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh đi vào ổn định 4. 3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm qua Dựa vào số liệu của năm 2003, 2004, 2005 nhìn chúng ta thấy hoạt động của công Biểu 1: Doanh thu và chi phí của công ty ĐTTMTT ty có những phát triển nhất định. Công ty đã đạt được những mục tiêu đề ra trong hoạt động cho thuê diện tích đạt 99,81% vào năm 2003 và sang năm 2004 đã có những thay đổi trong việc sửa chữa mặt bằng giúp cho cách doanh nghiệp thuê diện tích kinh doanh trong toà nhà có sự thuận lợi trong kinh doanh. Dựa vào biểu 1 ta thấy trong năm 2003 do mới thành lập nên doanh thu và chi phí có sự chênh lệch không đáng kể. Năm 2003, doanh thu đạt được là 18.239 tỷ đồng và chi phí là 13.476 tỷ đồng. Bảng 7: ph©n tÝch t×nh h×nh ho¹t ®éng kinh doanh cña c«ng ty tnhh ®Çu t­ th­¬ng m¹i trµng tiÒn §¬n vÞ : VN§ STT Chi tiªu N¨m 2003 N¨m 2004 N¨m 2005 KÕ ho¹ch n¨m 2006 1 Tổng d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu Tràng Tiền Plaza tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tràng Tiền.DOC
Tài liệu liên quan