Mục lục
Trang
Lời mở đầu: 3
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH: 5
I. BẢN CHẤT VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA BHXH: 5
1. Bản chất của BHXH: 5
2. Sự ra đời của BHXH: 6
II. KHÁI NIỆM, NGUYÊN TẮC VÀ CHỨC NĂNG CỦA BHXH: 8
1. Khái niệm về BHXH: 8
2. Chức năng của BHXH: 8
3. Những nguyên tắc của BHXH: 10
III. NHỮNG QUAN ĐIỂM VỀ BHXH: 11
1. Chính sách BHXH là một bộ phận cấu thành và là một bộ pận quan trọng nhất trong chính sách xã hội: 12
2. Người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ và trách nhiệm BHXH cho người lao động: 12
3. Người lao động được bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi đối với BHXH không phân biệ nam, nữ, dân tộc, tôn giáo v.v : 13
4. Mức trợ cấp BHXH phụ thuộc váo nhiều yếu tố: 13
5. Nhà nước quản lý thống nhất chính sách BHXH, tổ chức bộ máy thực hiện chính sách BHXH: 14
IV. NGUỒN QUỸ BHXH VÀ MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG QUỸ: 15
1. Nguồn quỹ BHXH: 15
2. Mục đích sử dụng quỹ BHXH: 17
V. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH Ở VIỆT NAM: 19
VI. CÁC CHẾ ĐỘ CỦA BHXH: 20
VII. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TIẾP TỤC CỦNG CỐ VÀ HOÀN THIỆN BHXH NÓI CHUNG VÀ BHXH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH NÓI RIÊNG: 22
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN BHXH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN: 25
I. QUÁ TRÍNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BHXH HUYỆN SÓC SƠN: 25
1. Một vài nét khái quát chung về Sóc Sơn: 25
2. Sự hình thành và phát triển của BHXH huyện Sóc Sơn: 26
3. Hệ thống tổ chức của BHXH huyện Sóc Sơn: 28
4. Nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH huyện Sóc Sơn: 30
5. Mục tiêu hoạt động của BHXH huyện Sóc Sơn: 32
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
SÓC SƠN: 32
1. Kết quả thực hiện BHXH trên địa bàn huyện Sóc Sơn trong thời gian qua: 32
a. Đánh giá tình hình hình chung: 32
a.1. Về công tác thu BHXH: 33
a.2. Công tác quản lý quỹ BXHH: 35
a.3. Việc thực hiện thanh toán 2 chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động: 35
a.4. Thực hiện chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH: 36
a.5. Công tác cấp sổ BHXH cho người lao động: 38
b. Tình hình thực hiện BHXH ở khu vực ngoài quốc doanh: 39
b.1. Tình hình hoạt động của một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Sóc Sơn: 39
b.2. Tình hình thực hiện BHXH trong khu vực ngoài quốc doanh: 42
2. Kết quả khảo sát điều tra: 47
a. Phương pháp khảo sát: 47
a.1. Phương pháp sử dụng bảng hỏi: 47
a.2. Phương pháp phỏng vấn: 47
b. Cơ cấu mẫu: 48
b.1. Cơ cáu mẫu bài phỏng vấn: 48
b.2. Cơ cấu mẫu của bảng hỏi: 48
c. Kết quả khảo sát: 52
3. Những kết quả đã đạt được và những tồn tại, vướng mắc trong việc thực hiện BHXH trong khu vực ngoài quốc doanh: 63
a. Những kết quả đạt được: 63
b. Những tồn tại, vướng mắc: 63
4. Nguyên nhân của những tồn tại vướng mắc: 64
a. Nguyên nhân chủ quan: 64
a.1. Từ phía người lao động: 64
a.2. Từ phía người sử dụng lao động: 65
a.3. Về phía cơ quan BHXH: 67
a.4. Các chính sách của Nhà nước: 68
b. Nguyên nhân khách quan: 69
CHƯƠNG III: MỘT SỐ CIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ: 70
I. Giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn BHXH trong khư vực ngoài quốc doanh ở huyện Sóc Sơn: 70
II. Một số ý kiến đề xuất cá nhân: 75
Kết luận: 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 82
84 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1678 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số kiến nghị nhằm nầng cao hiệu quả thực hiện Bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Sóc Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(người)
Số tiền chi trả
(đồng)
1997
5023
732.566.383
1998
4619
634.122.300
1999
5544
674.991.872
2000
5226
968.241.814
2001
4969
1.114.844.420
2002
4974
1.076.976.860
Tổng
30055
5.201.743.649
Trong 6 năm kể từ năm 1997 đến năm 2002 BHXH huyện Sóc Sơn đã thanh toán chế độ ốm đau- thai sản cho 30055 lượt người, với số tiền thanh toán là 5.201.743.649 đồng. Nhìn vào bảng thanh toán 2 chế độ trên ta thây số lượt người hưởng hai chế độ năm 1998 so với năm 1997 là giảm tương ứng vào đó là số tiền chi trả cũng giảm theo. Năm 1999 số lượt người được hưởng 2 chế độ này tăng hơn đáng kể so với năm 1998 tức 925 người nhưng số tiền chi trả tăng lên không tương ứng, số tiền chỉ tăng lên khoảng trên 40 triệu, Đây có thể là do nguyên nhân số lượng người tăng lên nhưng mức độ hưởng và thời gian không cao hơn nhiều do đó số tiền chi trả cũng tăng lên không đáng kể. Từ năm 1999 đến năm 2002 số lượt người có xu hưởng hai chế độ trên có xu hướng giảm xuống nhưng ta thấy số tiền chi trả vẫn tăng nên có thể có các nguyên nhân sau: là do mức được hưởng tăng lên, thời gian nghỉ ốm kéo dài, do quy định chế độ tiền lương tối thiểu thay đổi tiền lương tối thiểu tăng lên...
Việc thực hiện tốt chi trả hai chế độ trên địa bàn đã làm cho người lao động thật sự cảm thấy tin tưởng vào BHXH, đối người phụ nữ khi sinh con họ có được một nguồn thu nhập thông qua BHXH nhằm đmả bảo đời sông và điều kiện chăm sóc con cái. Đối với người bị ốm đau họ được yên tâm dưỡng bênh mà vẫn có thu nhập cần thiết để chữa chạy và an dưỡng. BHXH đã đem lại cho những người này rất nhiều.
a.4. Thực hiện chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH.
Huyện Sóc Sơn có trên 6000 đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng ở trên 26 xã, thị trấn. Căn cứ quyết định số 1358/QĐ- UB ngày 3/4/1987 của UBND thành phố Hà Nội giao cho UBND các xã, phường , thị trấn là địa bàn có trách nhiệm thực hiện chăm lo đến đời sống của đối tượng được hưởng chế độ. Do vậy BHXH huyện Sóc Sơn lấy đơn vị xã, thị trấn làm đơn vị chi trả trực tiếp đến người được hưởng. Đây là động lực thúc đẩy sự phát triển của BHXH trong những năm gần đây, góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội của thủ đô. Kết quả thực hiện việc chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH ở huỵên Sóc Sơn sau 6 năm:
Biểu chi lương hưu và trợ cấp BHXH giai đoạn (1997-2002)
Năm
Số ĐT hưởng hưu trí và trợ cấp BHXH (người)
Số tiền chi trả
(đồng)
1997
6.173
18.660.938.765
1998
6.130
18.330.069.900
1999
6.013
18.208.027.956
2000
6.227
23.349.178.811
2001
6.032
26.629.124.571
2002
6.120
26.865.295.600
Tổng
36.695
132.042.635.603
Như vậy, trong 6 năm từ năm 1997 đến năm 2002 BHXH huyện Sóc Sơn thực hiện chi trả lương hưu cho 36695 lượt người hưởng chế độ, với tổng số tiền thanh toán là 132042635603 đồng. Kinh phí chi trả của BHXH huyện Sóc Sơn được tiếp nhận trực tiếp từ trên đưa xuống nhằm thực hiện việc thanh toán 2 chế độ ốm đau, thai sản và chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH. Nhìn vào bảng thanh toán trên ta thấy số lượng đối tượng hưởng chính sách biến động không nhiều nhưng lượng tiên thay đổi lớn. Trong 3 năm 1997- 1999 số lượng đối tượng hưởng chế độ hưu trí dao động không lớn lắm, số tiền chi trả cũng dao động bình thường. Số đối tượng trong 3 năm giảm dần đồng thời số tiền lĩnh cũng giảm dần, số giảm của lao động và của số tiền lĩnh là gần như tương ứng. Nhưng năm 2000 số người hưởng tăng hơn so với năm 1999 là 214 người nhưng số tiền phải chi trả lại tăng hơn 5 tỷ, nguyên nhân là do năm 2000 tiền lương tối thiểu của ta được quy định tăng lên từ 144.000 lên 180.000 đồng do vậy số tiền chi trả cũng tăng lên. Cũng như vậy năm 2001 và năm 2002 số đối tượng được hưởng chế độ hưu giảm so với năm 2000 nhưng số tiền chi trả lại tăng lên nguyên nhân cũng do năm 2001 Nhà nước quyết định tăng tiền lương tối thiểu từ 180.000 đồng năm 2000 lên 210.000 đồng năm 2001 cho lên số tiền chi trả chế độ này cũng tăng lên, cho dù số người hưởng giảm đi ít.
Thực hiện tốt chế độ này giúp cho người lao động đã qua tuổi lao động có được cuộc sống ổn định và họ tin tưởng vào BHXH, đồng thời giúp cho người lao động đang còn làm việc thấy được vai trò to lớn của BHXH, đây là phương pháp tuyên truyền rất có hiệu quả mà ít tốn kém.
a.5. Công tác cấp số BHXH cho người lao động
Sổ BHXH là cơ sở pháp lý giúp người lao động giám sát kết quả đóng BHXH của người sử dụng lao động và việc thực hiện các chế độ BHXH của cơ quan BHXH, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động khi chuyển đổi nơi làm việc mới. BHXH huyện Sóc Sơn không ngứng thực hiện tốt công tác này giúp cho người lao động tin tưởng hơn nhiều vào cơ quan. Kết quả một số năm thực hiện công tác cấp sổ như sau:
Biểu cấp sổ BHXH giai đoạn(1997-2002)
Năm
Số người được cấp sổ BHXH đến thời điểm tháng 12 các năm
12/1997
2.409
12/1998
6.623
12/1999
9.075
12/2000
10.608
12/2001
12.038
12/2002
14.665
Số người được cấp sổ BHXH hàng năm của huyện Sóc Sơn không ngừng tăng lên từ 2409 năm 1997 sau 6 năm, tức là đến năm 2002 đã lên tới 14665 người. Có thể nói tốc độ tăng lên quá nhanh, tăng gần 6 lần qua 6 năm. Kết quả này cho thấy người lao động ở Sóc Sơn ngày càng được đảm bảo quyền lợi hơn. Trong
Trong những năm qua BHXH huyện Sóc Sơn bên cạnh việc đạt được nhiều thành tựu to lớn còn tồn tại một số hạn chế. Việc thực hiện BHXH trong khu vực quốc doanh, hành chính sự nghiệp tương đối tốt, nhưng trong khu vực ngoài quốc doanh còn có rất nhiều bất cập cần phải giải quyết để tạo ra sự công bằng cho người lao động trong các khu vực và cũng để đảm bảo tốt hơn quyền lợi cho người lao động.
b. Tình hình thực hiện BHXH ở khu vực ngoài quốc doanh
b.1. Tình hình hoạt động của một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Sóc Sơn.
Về số lượng doanh nghiệp.
Cùng với quá trình chuyển đổi mạnh mẽ của nền kinh tế, các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện Sóc Sơn cũng có nhiều thay đổi, số doanh nghiệp ngoài quốc doanh không ngừng tăng lên.
Số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Sóc Sơn không ngừng tăng lên theo thời gian, việc tăng lên này nó cũng báo hiệu việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện diễn ra mạnh mẽ. Sóc Sơn đang cố gắng tìm mọi nguồn lực trên địa bàn cũng như vốn đầu tư từ bên ngoài vào nhằm phát triển kinh tế.Theo con số thống kê của huyện thì từ 29 doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 1997 đã lên đến 98 doanh nghiệp năm 2002, trong đó tính đến năm 2002 có 8 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, theo phân cấp quản lý thì các doanh nghiệp này do trực tiếp Thành phố quản lý.
Biểu đồ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh giai đoạn(1997-2002).
Như vậy, nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy tốc độ phát triển của các doanh nghiệp là rất cao, sau 5 năm từ năm 1997 đến năm 2002 số doanh nghiệp này tăng lên 3,38 lần tức là từ 29 doanh nghiệp năm 1997 lên đến 98 doanh nghiệp năm 2002. Số doanh nghiệp qua các năm theo biểu đồ là đi lên năm sau cao hơn năm trước trung bình 12 doanh nghiệp, ta thấy có các năm 2000, 2001 năm sau cao hơn năm trước 17 doanh nghiệp , năm 2002 là 21 doanh nghiệp. Như vậy số doanh nghiệp tăng lên hàng năm cũng có xu hướng tăng lên mà lại tăng lên rất nhanh. Cùng với sự tăng lên số lượng các doanh nghiệp thì số lao động được giải quyết việc làm cũng ngày càng nhiều lên.
Về cơ cấu ngành nghề của các doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Sóc sơn hoạt động trong rất nhiều ngành nghề. Trong 98 doanh nghiệp năm 2002 các doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong rất nhiều ngành nghề. Ta có bảng thống kê số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề của nền kinh tế quốc dân như sau:
Biểu số doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề của nền kinh tế quốc dân
Ngành nghề
Số doanh nghiệp
Tỷ trọng(%)
Công nghiệp
23
23,47
Xây dựng
23
23,47
Thương mại, nhà hàng, du lịch
37
37,76
Giao thông vận tải
4
4,08
Ngành nghế khác
11
11,22
Tổng
98
100
Ta thấy số doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương mại, nhà hàng, du lịch là cao nhất với 37 doanh nghiệp, chiếm 37,76% trong tổng số các doanh nghiệp đăng ký hoạt động snả xuất kinh doanh. ở đây ta có thể thấy rằng ngành thương mại, nhà hàng, du lịch trên địa bàn huyện phát triển, riêng thương mại và nhà hàng thì nó có khẳng năng sử dụng lao động trình độ chuyên môn thấp. Thực tế đã chứng minh số lao động làm việc trong các nhà hàng và các công ty thương mại có trình độ chuyên môn khồng cao, họ chỉ sử dụng một chút ít kiến thức và nhan sắc là có thể được tuyển dụng vào việc bàn hàng, phục vụ nhà hàng... Doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp và ngành xây dựng là như nhau đều là 23 doanh nghiệp, hai ngành này mỗi ngành chiếm 23,47% tổng số doanh nghiệp. Ngành công nghiệp và xây dựng đềulà các ngành lao động nặng nhọc độc hại, số doanh nghiệp đăng ký trong hai ngành này chiếm một tỷ trọng cao, số lao động làm việc trong hai ngành này cũng lớn, do đó việc đảm bảo quyền lợi cho người lao độn là rất quan trọng. Số doanh nghiệp hoạt động trong ngành giao thông vận tải là 4 doanh nghiệp và số lao động hoạt động trong các ngành khác là 11 doanh nghiệp.
Về tài sản và doanh thu của các doanh nghiệp
Hầu như các doanh nghiệp đều làm ăn có lãi, tính đến cuối năm 2001 trong số các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh có 8 doanh nghiệp là làm ăn thua lỗ. Trong 6 tháng đấu năm 2002 doanh thu của các doanh nghiệp như sau:
Doanh thu của các doanh nghiệp 6 tháng dầu năm 2002
Loại doanh nghiệp
Số tiền
(tỷ đồng)
Doanh nghiệp trong nước
273
Doanh nghiệp có vốn đấu tư nước ngoài
150
Tổng
423
Doanh thu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài rất cao, số doanh nghiệp này chỉ chiếm khoảng 1/10 trong tổng số doanh nghiệp nhưng có doanh thu xấp xỉ 1/3 doanh thu của toàn bộ các doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp đều làm ăn có lãi, nó là cơ sở rất tốt cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất đồng thời lợi ích của người lao động trong các doanh nghiệp làm ăn có lãi cũng được đảm bảo như: tiền lương, tiền thưởng, các phúc lợi khác cho người lao động v.v... Với tình hình các doanh nghiệp đều làm ăn có hiệu quả như trên thì chúng ta có thể hi vọng các quyền lợi cơ bản của người lao động được thực hiện tốt hơn.
Về tài sản đem vào hoạt động của các doanh nghiệp, tính đến cuối năm 2001 thì tài sản của các doanh nghiệp thống kê được như sau:
Bảng tổng tài sản của các doanh nghiệp
Loại doanh nghiệp
Tổng tài sản
(tỷ đồng)
Doanh nghiệp trong nước
277
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
1.508
Tổng
1.785
Số tài sản các doanh nghiệp đưa vào sản xuất tương đối lớn. Một số doanh nghiệp có tổng tài sản lớn như Công ty TNHH Thép Tuyến Năng là trên 53 tỷ, Công ty cổ phần chè Kim Anh 53,4 tỷ, Công ty TNHH Toàn năng 10,73 tỷ v.v... Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài số lượng ít hơn so với các doanh nghiệp trong nước nhưng tài sản đem vào sản xuất rất lớn. Với số lượng tính đến cuối năm 2001 là 7 doanh nghiệp nhưng tổng tài sản đem vào sản xuất của các doanh nghiệp này gấp khoảng 6 lần so với các doanh nghiệp trong nước.
Như vậy, ta thấy số lượng các doanh nghiệp ngày càng tăng lên qua mỗi năm và vốn các doanh nghiệp đem vào đầu tư cũng không ngừng tăng lên là một điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của địa phương, bên cạnh đó nó cũng giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận lao động không nhỏ của địa phương. Tổng số lao động đến giữa năm 2002 mà các doanh nghiệp sử dụng là 5537 lao động, trong đó số lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 2457 lao động, số doanh nghiệp sử dụng từ 10 lao động trở lên là 49 và sử dụng 2370 lao động.
b.2. Tình hình thực hiện BHXH trong khu vực ngoài quốc doanh.
Số lượng các doanh nghiệp tham gia đóng BHXH cho người lao động
Với 8 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng 2457 lao động, theo phân cấp quản lý thì việc tham gia BHXH cho người lao động là do BHXH Thành phố Hà Nội trực tiếp quản lý. Còn lại trong 90 doanh nghiệp trong nước có 41 doanh nghiệp và 8 HTX phi nông nghiệp sử dựng từ 10 lao động trở lên với số lao động 2370 lao động.
Theo Điều lệ BHXH Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ, thì 41 doanh nghiệp với 1687 lao động bắt buộc phải tham gia BHXH cho người lao động. Nhưng đến thời điểm này chỉ có 10 doanh nghiệp tham gia BHXH cho 620 lao động. 8 HTX phi nông nghiệp sử dụng 683 lao động không thuộc diên tham gia bắt buộc của BHXH.
Số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do BHXH huyện quản lý tham gia BHXH cũng tăng lên theo hàng năm.
Số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia BHXH giai đoạn (1997-2002)
Năm
Số doanh nghiệp
Lao động
1997
0
0
1998
1
40
1999
2
88
2000
6
320
2001
6
325
2002
10
620
Số doanh nghiệp tham gia đóng BHXH cho người lao động tăng lên qua các năm nhưng vẫn còn rất nhỏ so với lượng doanh nghiệp thuộc diện đóng.
Theo Nghị định 01/2003/NĐ-CP của chính phủ ngày 09/01/2003 thì đối tượng bắt buộc tham gia BHXH được mở rộng ra cho tất cả các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động với hợp đồng không thời hạn và hợp đồng lao động trên 3 tháng. Như vậy theo Nghị định này thì 91 doanh nghiệp, tổ chức trên đều phải tham gia BHXH cho người lao động của mình. Bên cạnh đó đây cũng là một cơ chế mới để cho các HTX phi nông nghiệp có thể tham gia BHXH cho người lao động. Đây cũng là bước đi mới, thuận tiện hơn cho người lao động trong các loại hình doanh nghiệp, các tổ chức có thể được tham gia BHXH.
Trong bài viết, lấy Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 làm căn cứ.
Kết quả thực hiện BHXH.
Tính đến thời điểm hiện nay có 10 doanh nghiệp tham gia BHXH cho 620 lao động, số lao động được thực hiện BHXH chỉ bằng 1/3 số lao động phải đóng và bằng 1/4 số lao động thuộc các doanh nghiệp trong nước do huyện quản lý. Như vậy, số lượng này rất thấp.
Trên địa bàn huyện có nhiều doanh nghiệp sử dụng đến gần 100 lao động như: Công ty TNHH chè Minh Anh sử dụng 90 lao động, Công ty xây dựng Trường Sinh sử dụng 85 lao động, Công ty TNHH vận tải Sơn Lộc sử dụng 60 lao động hoặc Công ty TNHH- TM vận tải Hùng Ngân sử dụng 46 lao động v.v... nhưng các doanh nghiệp này không hề tham gia BHXH cho bất kỳ người lao động nào. Các doanh nghiệp này hầu như hoạt động trong ngành xây dựng và giao thông vận tải, đây những ngành nghề có mức rủi ro, nguy hiểm cao, việc chủ doanh nghiệp không tham gia BHXH cho người lao động làm cho quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng nghiêm trong. Trong xây dựng tại nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, và khi xẩy ra thì nó ảnh hưởng rất lớn đến người lao động cả về vật chất lẫn sức khoẻ.
Các doanh nghiệp sử dụng một số lượng lao động lớn và người lao động làm việc luôn luôn phải đối mặt với nguy hiểm, nhưng họ không có ý thức và trách nhiệm tham gia BHXH cho người lao động, thực trạng này đòi hỏi các cấp các ngành phải xem xet đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động và gia đình họ.
Một số doanh nghiệp thuộc diện tham gia đăng ký đóng BHXH cho người lao động nhưng cung thực hiện không hết như: Công ty TNHH thép Tuyến Năng có 170 lao động chỉ dóng cho 86 lao động. Công ty TNHH thép Tuyến Năng hoạt động chủ yếu là cán thép người lao động phần lớn phải làm công việc độc hại năng nhọc, nhưng ở đây chỉ 1/2 số lao động được tham gia BHXH số còn lại không hề được tham gia đó là thiệt thòi lớn của những người lao động này. Công ty cổ phần thương mại tổng hợp có 65 lao động nhưng chỉ tham gia cho 48 lao động...
Một số doanh nghiệp khi tính lương vẫn khấu trừ tiền BHXH cho người lao động nhưng trên thực tế họ lại không tham gia nộp mà họ chiếm lĩnh luôn số tiền nộp BHXH đó. Việc trích nộp này họ có thể được dùng để nhằm quay vòng vốn sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Về phía BHXH huyện Sóc Sơn trong mấy năm gần đây thực hiện BHXH cho người lao động khu vực ngoài quốc doanh qua các kết quả sau đây.
Công tác thu BHXH: Nhìn chung, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà đã tham gia đăng ký nộp BHXH cho người lao động đều tham gia nộp BHXH chưa đầy đủ. Hiện tượng nợ BHXH vần tồn tại tại các doanh nghiệp này. Hầu hết số tiền mà các doanh nghiệp phải đóng BHXH trong kỳ mới đều còn lại một khoản nhất định của kỳ cũ chưa đóng.
Ví dụ: số tiền nợ BHXH của quý III/2002 chuyển sang quý IV/2002
- Công ty cổ phần chè Kim Anh là: 163.401.420 đồng trong 244.461.000 đồng của quý IV, chiếm 66,84% tiền BHXH phải nộp của kỳ mới
- Công ty cổ phần thương mại tổng hợp là: 14.396.760 đồng trong 26.887.560 đồng của quý IV, chiếm 53,54% tiền BHXH phải nộp của kỳ mới
- Hay công ty trà Hoàng Long chuyển 7.875.800 đồng trong tổng 11.466.800 đồng tiền BHXH của quý IV mà doanh nghiệp phải trả, chiếm 68,68% số tiền BHXH phải nộp.
Hầu hết các doanh nghiệp đều nợ BHXH, kỳ trước chuyển sang kỳ sau với số tiền bằng hơn một nửa số tiền phải đóng. Nợ BHXH như vậy sẽ ảnh hưởng lớn đến người lao động, thực tế người lao động bị khấu trừ lương cho việc đóng BHXH nhưng chủ doanh nghiệp lại không thực hiện đóng ngay lập tức BHXH cho người lao động làm cho kết quả thực hiện BHXH của người lao động bị chậm lại, quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng.
Biểu thu BHXH trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh (1997-2002)
Năm
Số doanh nghiệp
Lao động
Số tiền thu(đồng)
1997
0
0
0
1998
1
40
29.220.282,65
1999
2
88
70.334.070,13
2000
6
320
310.713.619,50
2001
6
325
397.217.815,44
2002
10
620
701.584.914,39
Như vậy, tổng số tiền thu qua các năm không ngừng tăng lên, nhưng so với tổng số tiền mà BHXH thu được thì vẫn là quá nhỏ. Với hơn 1687 lao động thuộc diện tham gia BHXH và 683 lao động làm việc trong các HTX phi nông nghiệp mà chỉ có 620 lao động được tham gia BHXH, quyền lợi của người lao động trên địa bàn không được đảm bảo triệt để.
Về việc chi trả chế độ ốm đau – thai sản: chỉ 5 năm lại đây từ năm 1998 đến năm 2002 thì khu vực ngoài quốc doanh mới tham gia BHXH, và trong 3 năm trở lại đây thì mới thực hiện chi trả chế độ ốm đau – thai sản. Ta có biểu chi trả sau:
Năm
Số lượt người hưởng
Số tiền chi trả
(đồng)
2000
12
2.223.288
2001
11
2.467.959
2002
15
3.247.819
Việc chi trả này đảm bảo cho người lao động tin tưởng được vào BHXH. việc chi trả này thể hiện được mối quan hệ giữa đóng và hưởng BHXH, luôn đảm bảo tính công bằng trong thực hiện chính sách cho người lao động. Khi làm tốt việc chi trả các chế độ cho người lao động và đặc biệt là người lao động thuộc khu vực ngoài quốc doanh thì họ sẽ cảm thấy vai trò to lớn của BHXH nên sẵn sàng đòi hỏi quyền lợi và tham gia BHXH.
Về việc cấp sổ BHXH: BHXH thực hiện chính sách thu song đến đâu, thì cấp sổ BHXH đến đó nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Số lượng người lao động ở khu vực ngoài quốc doanh được cấp sổ BHXH ngày càng tăng lên, tính đến tháng 12/2002 số sổ được cấp cho người lao động thuộc khu vực này là 620 sổ. Sổ BHXH này đã giúp cho những người lao động trong các doanh nghiệp biết được kết quả tham gia BHXH của mình, đây là một yếu tố quan trọng để người lao động giám sát việc người sử dụng lao động có tham gia đầy đủ BHXH cho mình hay không.
Việc thực hiện BHXH cho người lao động trong khu vực ngoài quốc doanh tuy chưa thực hiện triệt để nhưng một phần nào đó nó đem lại lợi ích không nhỏ cho người lao động. Khi các cơ quan chức năng cũng như người sử dụng lao động thực hiện tốt BHXH cho người lao động làm việc trong khu vực ngoài quốc doanh thì sẽ kích thích người lao động làm việc hăng say hơn, và họ yên tâm làm việc, họ sẽ cảm thấy tự mình phải gắn bó lâu dài với doanh nghiệp tự mình phải góp phần đưa doanh nghiệp phát triển đi lên.
2. Kết quả khảo sát điều tra
a. Phương pháp khảo sát
Phương pháp khảo sát em dùng ở đây là: phương pháp sử dụng bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn.
a.1. Phương pháp sử dụng bảng hỏi: Bảng hỏi này được phát cho người lao động và người sử dụng lao động thuộc khu vực ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Sóc Sơn. Đây là ý kiến chủ quan từ phía doanh nghiệp và người lao động.
- Mục đích: mục đích sử dụng bảng hỏi để thực hiện cuộc điều tra nhỏ về tình hình thực hiện BHXH ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Sóc Sơn, từ đó rút ra được những tồn tại và đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn chính sách BHXH cho người lao động thuộc khu vực này.
- Nội dung: Bảng hỏi gồm 30 câu hỏi với các đáp án được trả lời sẵn, các đáp án này sẽ được người hỏi tích vào ý nào mà mình lựa chọn. Bảng hỏi gồm 2 phần:
+ Phần 1: hỏi về bản thân người được hỏi: tuổi, giới tính, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, vị trí của người lao động trong doanh nghiệp v.v...
+ Phần 2: đây là phần nội dung chính với các câu hỏi nhằm đánh giá tình hình thực hiện BHXH trên địa bàn huyện Sóc Sơn. Các câu hỏi chủ yếu như sau: mức độ hiểu biết về BHXH, tình hình thực hiện BHXH trong doanh nghiệp của các doanh nghiệp như thế nào, mức đóng góp BHXH đã hợp lý chưa, thời gian chi trả các chế độ BHXH như thế nào, cán bộ BHXH có thường xuyên xuống doanh nghiệp đôn đốc việc tham gia BHXH hay không, có nên tăng thêm các chế độ BXHH hay không, tăng thêm các chế độ nào v.v...
a.2. Phương pháp phỏng vấn: Lựa chọn những câu hỏi thích hợp và đưa ra hỏi cán bộ BHXH huyện Sóc Sơn.
- Mục đích: thông qua các câu trả lời của các câu hỏi phỏng vấn được đưa ra cho cán bộ BHXH mà chúng ta sẽ thu được những kết quả nhất định. Qua đó chúng ta có thể nghe ý kiến từ phía cơ quan BHXH về tình hình thực hiện BHXH trong khu vực ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện do BHXH huyện quản lý. Qua đây lấy đó làm nguyên nhân xem xét tại sao việc thực hiện BHXH trong khu vực ngoài quốc doanh còn nhiều tồn tại cần sớm khắc phục.
- Nội dung: Phương pháp phỏng vấn này em đưa ra một số câu hỏi cho cán bộ BHXH huyện Sóc Sơn, mà cụ thể ở đây gồm 2 câu hỏi được đưa ra hỏi bác GĐ BHXH huyện Sóc Sơn. Các câu hỏi này chủ yếu vẫn là lý do tại sao mà các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không thực hiện BHXH cho ngoài lao động nhìn từ phía cơ quan chức năng, biện pháp khắc phục nhằm đẩy mạnh hơn việc thực hiện BHXH trong các doanh nghiệp đó.
b. Cơ cấu mẫu
b.1. Cơ cấu mẫu bài phỏng vấn: Đó là một phiếu với 2 câu hỏi được ghi sẵn ở phần trên và phần dưới dành cho người trả lời ghi vào đó. Người trả lời ở đây chính là GĐ BHXH huyện Sóc Sơn.
b.2. Cơ cấu mẫu của bảng hỏi
Bảng hỏi được thiết kế nhằm tìm hiểu về thông tin cá nhân và thông tin khác như mức độ hiểu biết BHXH, các chế độ BHXH...
Bảng hỏi gồm 30 câu hỏi với các đáp án trả lời sẵn. Với 40 bảng hỏi được phát đi đến tay người lao động trực tiếp sản xuất và lao động quản lý. Cơ cấu mẫu của bảng hỏi như sau:
- Cơ cấu theo ngành nghề: 40 bảng hỏi( phiếu điều tra được phát đến người lao động ở 4/10 doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia BHXH trên địa bàn huyện Sóc Sơn, trong đó gồm các doanh nghiệp sau:
Công ty cổ phần chè Kim Anh 10 phiếu
Công ty cổ phần thương mại tổng hợp 10 phiếu
Công ty TNHH Thép Tuyến Năng 10 phiếu
Công ty cổ phần đầu tư phát triển du lịch Sóc Sơn 10 phiếu
4 doanh nghiệp trên có thể phân loại ra theo các ngành nghề sản xuất kinh doanh như sau:
Ngành nghề
Số doanh nghiệp
Tỷ trọng(%)
Công nghiệp
2
50%
Thương mại, du lịch, nhà hàng
2
50%
Như vậy, 4 doanh nghiệp được gửi phiếu điều tra đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong 2 ngành là công nghiệp và thương mại, du lịch, nhà hàng. Trong qúa trình thực hiện điều tra em rất muốn thực hiện hỏi điển hình trong tất cả các loại hình ngành nghề của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Sóc Sơn nhưng đã gặp phải trở ngại lớn đó là việc một số doanh nghiệp không chấp nhân việc thực hiện phát phiếu điều tra cho người lao động, nhất là các doanh nghiệp không tham gia đăng ký đóng BHXH cho người lao động.
- Cơ cấu theo giới tính: trong 40 người được hỏi, giới tính của 40 người này như sau:
Giới tính
Số lượng
Tỷ trong(%)
Nam
22
55%
Nữ
18
45%
Tổng
40
100%
Như vậy, trong 40 người được hỏi thì có 22 người lao động là nam giới chiếm 55%, còn lại 18 người lao động là nữ giới chiếm 45%. Số lượng lao động là nam giới lớn hơn số lao động là nữ giới. Điều này cũng không có gì là khác lạ khi trong 4 doanh nghiệp được phát phiếu điều tra thi có Công ty TNHH Thép Tuyến Năng với đặc thù riêng của mình chỉ có thể sử dụng lao động trực tiếp phần đông là nam giới.
- Cơ cấu theo tuổi: Tuổi của 40 người lao động được hỏi thể hiện qua các khoảng tuổi và được thống kê như sau:
Tuổi
Số lượng
Tỷ trọng(%)
Dưới 25
5
12,5%
Từ 25- 40
23
57,5%
Trên 40
12
30%
Tổng
40
100%
Số lượng người lao động trong khoảng tuổi từ 25- 40 là cao nhất với 23 người chiếm 57,5%. Đây là độ tuổi mà người lao động vừa có sức khoẻ vừa có khả năng làm việc vững vàng, trong khoảng 25- 30 ở khoảng này là độ tuổi mà người phụ nữ thường sinh đẻ cao.Vì vậy, một nguồn bảo đảm vật chất ổn định như BHXH là yếu tố rất cần thiết cho người phụ nữ. Tiếp theo là số lượng lao động trong độ tuổi trên 40 với 12 người chiếm 30%, ở độ tuổi này kinh nghiệm của người lao giúp họ rất nhiều trong quá trình lao động, nhưng ngược lại sức khoẻ là một yếu cản trở một phần khả năng của người lao động, vì thế BHXH trở lên rất cần thiết cho các đối tượng này. Còn lại, những người dưới 25 tuổi chiếm số lượng nhỏ nhất với 5 người chiếm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100689.doc