Luận văn Một số rối nhiễu tâm lý của sinh viên Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU . 1

1.Lý do chọn đề tài . 1

2. Mục đích nghiên cứu . 3

3. Nhiệm vụ nghiên cứu. 3

4. Giả thuyết nghiên cứu. 3

5. Phạm vi nghiên cứu. 3

6. Ý nghĩa .3

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN . 5

1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ. 5

1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài.5

1.1.2. Những nghiên cứu trong nước về rối nhiễu tâm lý. .12

1.2. KHÁI NIỆM RỐI NHIỄU TÂM LÝ. 15

1.3. STRESS.20

1.3.1. Khái niệm rối nhiễu stress.20

1.3.2. Đặc điểm rối nhiễu Stress.22

1.3.3. Phân loại rối nhiễu stress.23

1.3.4. Nguyên nhân rối nhiễu stress .24

1.4. TRẦM CẢM. 27

1.4.1. Khái niệm rối nhiễu trầm cảm.27

1.4.2. Đặc điểm rối nhiễu trầm cảm .28

1.4.3. Phân loại rối nhiễu trầm cảm.31

1.4.4.Nguyên nhân rối nhiễu trầm cảm .33

1.4.5. Phương pháp trị liệu rối nhiễu trầm cảm.35

1.5. LO ÂU. 36

1.5.1.Khái niệm rối nhiễu lo âu.36

1.5.2. Đặc điểm rối nhiễu lo âu .37

1.5.3. Phân loại rối nhiễu lo âu.38

1.5.4. Nguyên nhân rối nhiễu lo âu .38

1.5.5. Liệu pháp trị liệu rối nhiễu lo âu.40

1.6. RỐI NHIỄU TÂM LÝ Ở SINH VIÊN. 41

1.6.1.Tình cảm và công việc .42

1.6.2. Hoạt động tình dục và sự mang thai.43

DÀN Ý NGHIÊN CỨU. 45

Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 46

2.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU . 46

2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU. 46

2.2.2. Dân số mục tiêu.46

2.2.3. Khách thể nghiên cứu (Dân số chọn mẫu) .46

2.3. CỠ MẪU NGHIÊN CỨU. 46

2.4. CHỌN MẪU. 47

2.5. THU THẬP SỐ LIỆU . 48

2.5.1 Bộ câu hỏi thu thập dữ liệu .48

2.5.2. Các bước nghiên cứu.49

2.5.3. Kiểm soát sai lệch dữ liệu .49

2.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU-PHÂN TÍCH SỐ LIỆU . 49

2.6.1. Nhập liệu .49

2.6.2. Xử lý.49

2.6.3. Phân tích dữ liệu.49

2.7. LIỆT KÊ VÀ ĐỊNH NGHĨA BIẾN SỐ. 50

2.7.1. Biến số nền .50

2.7.2. Biến số tiên lượng .51

2.8. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU . 53

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG RỐI NHIỄU TÂM LÝ TRONG SINH VIÊN 54

3.1. Độ tin cậy thang đo. 54

3.1. Thực trạng rối nhiễu tâm lý trong sinh viên. . 54

3.3. Một số yếu tố có khả năng tác động đến một số rối nhiễu tâm lý trong sinhviên. 56

3.4. Tỉ lệ có khả năng rối nhiễu tâm lý theo các mức độ khác nhau ở sinh viên.67

3.5. Mối tương quan giữa đặc tính mẫu, gia đình-xã hội gây rối nhiễu tâm lý 71

3.6. Mối tương quan giữa đặc tính mẫu và rối nhiễu trầm cảm, lo âu, stress ở sinh

viên. 87

3.5.1. Mối quan hệ giữa trầm cảm và lo âu ở sinh viên .87

3.5.2. Mối quan hệ giữa trầm cảm và stress ở sinh viên .88

3.5.3. Mối quan hệ giữa lo âu và stress ở sinh viên .89

pdf119 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 1292 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số rối nhiễu tâm lý của sinh viên Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệu quả hơn khi giải quyết các triệu chứng trầm cảm so với chỉ áp dụng một loại phương pháp điều trị. Các giai đoạn trầm cảm chủ yếu đôi khi phải được phân biệt với rối loạn thích ứng có khí sắc trầm cảm hoặc tang tóc bình thường. Chẩn đoán thứ nhất được đặt ra khi các triệu chứng khí sắc không đáp ứng đủ tiêu chuẩn cho một giai đoạn trầm cảm chủ yếu, theo sau trong vòng 2 tháng một sang chấn tâm lý xã hội quan trọng và tồn tại đến 6 tháng sau khi sang chấn chấm dứt. Còn chẩn đoán sau được đặt ra trong vòng 2 tháng sau cái chết của một người thân hoặc sự mất mát quan trọng khác, ngay cả khi người bệnh đáp ứng đủ tiêu chuẩn DSM-IV-TR cho một giai đoạn trầm cảm chủ yếu. Những người bệnh có triệu chứng nặng kéo dài hơn 2 tháng sau sự mất mát này có thể được chẩn đoán là RLTCCY. Những người bệnh thực sự có RLTCCY đôi khi được chẩn đoán nhầm là một bệnh tâm thần khác. Ví dụ, một người bệnh trầm cảm trở nên quá lo âuvề những mối nguy hiểm tưởng tượng có thể bị chẩn đoán nhầm là rối loạn lo âu. Giống như vậy, một người bệnh trầm cảm có các than phiền thực thể không giải thích được có thể bị chẩn đoán nhầm thành lo âu nghi bệnh hoặc một rối loạn dạng cơ thể khác. Trái với những người bệnh có rối loạn lo âu hoặc rối loạn dạng cơ thể, các triệu chứng lo âu và thực thể ở người bệnh trầm cảm sẽ tan biến khi điều trị trầm cảm thành công. Những người bệnh rối loạn khí sắc không thể tiếp cận được chăm sóc y tế có thể trì hoãn việc tìm kiếm điều trị cho đến khi họ trở nặng đến mức có các triệu chứng loạn thần, như hoang tưởng. Vì điều này và vì xu hướng lâm sàng coi nhẹ chẩn đoán các rối loạn khí sắc và chẩn đoán quá mức tâm thần phân liệt ở những người bệnh nằm trong nhóm kinh tế xã hội thấp [83], những người bệnh lưỡng cực nghèo nhiều khả năng hơn những người bệnh lưỡng cực giàu có bị chẩn đoán nhầm thành tâm thần phân liệt. 1.5. LO ÂU. 1.5.1.Khái niệm rối nhiễu lo âu. Lo âu (anxiety) là một rối loạn cảm xúc đặc trưng bởi cảm giác lo sợ lan tỏa, khó chịu, mơ hồ kèm theo các triệu chứng thần kinh tự chủ như đau đầu, vã mồ hôi, siết chặt ở ngực, khô miệng, khó chịu ở thượng vị, bức rức, không thể ngồi yên hoặc đứng yên một chỗ [12],[27]. Các nét đặc trưng là lo lắng, cảm giác stress, sợ hãi, kém tập trung chú ý; stress về cơ thể - không thể thư giản; kích động cơ thể. Rối loạn lo âu là một trong những rối loạn có tính phổ biến cao, có tỉ lệ gia tăng cùng sức ép ngày càng lớn của cuộc sống và thường kết hợp với nhiều rối loạn khác như trầm cảm, rối loạn nhân cách, rối loạn ăn uống. Rối loạn lo âu là sự lo sợ quá mức trước một tình huống xảy ra, có tính chất mơ hồ vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống. Lo âu về bản chất là sự đáp ứng là đáp ứng với một đe dọa không được biết trước từ bên trong, sợ hãi lại là đáp ứng với một đe dọa được biết rõ ràng từ bên ngoài. Tuy nhiên khi lo âu và sợ hãy quá mức ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống, vẫn tiếp tục khi mối lo thực tế đã kết thúc thì đó là bệnh lý. Nguyên nhân chính xác của rối loạn lo âu không được biết rõ [29],[30], nhưng nó bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, chủ yếu liên quan tới các sang chấn tâm lý kết hợp với yếu tố nhân cách có xu hướng lo âu. Rối loạn lo âu có biểu hiện tương đối đặc biệt: người bệnh luôn cho rằng có một điều xấu đang và thậm chí đã xảy ra với mình, dù rằng thực tế không phải vậy. Cùng với những lo âu mơ hồ hay rõ rệt, bệnh nhân rối loạn lo âu còn dễ bị thêm những chứng bệnh khác như hồi hộp, nghẹt thở, đau ngực, nhức đầu, đau lưng, co giật cơ bắp, đổ mồ hôi nhiều, hoa mắt, rối loạn tiêu hóa, khô miệng và mất ngủ [90]. Tất cả các rối loạn lo âu được đặc trưng bởi những triệu chứng sợ mà không có nguyên nhân đầy đủ. Bởi vì hầu hết mọi người trải nghiệm lo âu vào một thời điểm nào đó trong đời của họ, lo âu bình thường phải được phân biệt với rối loạn lo âu. Để chẩn đoán một rối loạn lo âu, những triệu chứng phải hiện diện trong một giai đoạn kéo dài (thường ít nhất là 6 tháng), có cản trở đến hoạt động chức năng bình thường của một người, và gây đau khổ có ý nghĩa. 1.5.2. Đặc điểm rối nhiễu lo âu. Những biểu hiện sinh lý của lo âu bao gồm những triệu chứng hệ thần kinh giao cảm như là run, đổ mồ hôi, dãn đồng tử, và trải nghiệm chủ quan của nhịp tim nhanh, mà nhiều người gọi nó là “hồi hộp”. Những người bệnh lo âu cũng thường xuyên kể những triệu chứng dạ dày ruột (ví dụ, tiêu chảy) và rối loạn đường niệu (ví dụ, tiểu thường xuyên). Sự tăng thông khí có thể đi kèm với các phản ứng giao cảm này có thể dẫn đến chóng mặt và ngất cũng như cảm giác dị cảm ở đầu chi và mất cảm giác hoặc tê bì ở quanh miệng. Những triệu chứng lo âu có thể theo tình huống hoặc trôi lơ lửng. Lo âu tình huống được gây ra bởi một phản ứng quá mức với những yếu tố sang chấn môi trường bên ngoài, có thể nhận diện được, trái lại lo âu trôi lơ lửng không có yếu tố khởi phát bên ngoại cụ thể [12]. Những người bệnh LATT có những triệu chứng lo âu dai dẳng, bao gồm tăng cảnh giác và lo âu quá mức qua ít nhất một giai đoạn 6 tháng. Những triệu chứng “lơ lửng” gay ra cho họ đau khổ ý nghĩa nhưng không liên quan đến một người hoặc tình cụ thể. Rối loạn lo âu toàn thể có tỉ lệ 3-5% trong dân số và nó thường kèm với trầm cảm chủ yếu. Khoảng 50% người bệnh, khởi phát LATT ở thời thiếu nhi hoặc vị thành niên. Những triệu chứng mạn tính và có xu hướng nặng hơn trong những thời kỳ sang chấn. Đòi hỏi điều trị thường không xác định, dù một số người bệnh LATT trở nên gần như mất triệu chứng trong một vài năm. 1.5.3. Phân loại rối nhiễu lo âu. Sự phân loại các rối loạn lo âu theo DSM-IV-TR bao gồm: - Rối loạn lo âu toàn thể (LATT). - Rối loạn hoảng loạn (có hoặc không có ám ảnh sợ khoảng trống). - Các ám ảnh sợ chuyên biệt và sợ xã hội. - Rối loạn ám ảnh bó buộc (AABB). - Rối loạn stress sau chấn thương (SSCT). - Rối loạn stress cấp (SC). Các chẩn đoán rối loạn lo âu do một bệnh thực thể hoặc rối loạn lo âu do chất được sử dụng nếu bệnh thực thể hoặc sử dụng chất hoặc cai chất là nguyên nhân chính của những triệu chứng lo âu này. Các rối loạn lo âu được phân biệt với nhau bởi sự hiện diện hay không của một yếu tố sang chấn môi trường rõ rệt (hiện diện trong các ám ảnh sợ, SSCT, và SC; và không hiện diện trong rối loạn hoảng loạn, AABB, và LATT) cũng như mô hình triệu chứng xuất hiện và biến mất (ví dụ, cấp tính trong rối loạn hoảng loạn, mạn tính trong LATT). 1.5.4. Nguyên nhân rối nhiễu lo âu. Các rối loạn lo âu nằm trong số các vấn đề sức khoẻ tâm thần được điều trị thường gặp nhất. Cả hai yếu tố tâm lý xã hội và sinh học có liên quan đến căn nguyên của chúng. Các yếu tố tâm lý xã hội bao gồm học kém thích ứng đưa đến sợ một thứ hoặc tình huống vô hại và tiếp xúc với yếu tố sang chấn mạnh. Các yếu tố sinh học bao gồm di truyền và giới. Các rối loạn lo âu thường thấy trong các thành viên gia đình của người bệnh nhiều hơn trong dân số chung, và tỉ lệ hoà hợp của chúng cao hơn trong số sinh đôi đơn hợp tử so với dị hợp tử. So sánh với đàn ông, phũ nữ gấp hai đến ba lần khả năng rối loạn hoảng loạn, hai lần khả năng phát triển SSCT khi tiếp xúc với một yếu tố sang chấn mạnh, và nhiều hơn một chút về LATT (55% đến 60% so với 40% đến 45%). Những liên quan đến sinh lý thần kinh. Hoạt động dẫn truyền thần kinh bị thay đổi đi kèm với những triệu chứng lo âu; đặc biệt là giảm hoạt động serotonin và gamma- aminobutyric acid (GABA); giảm gắn kết thụ thể GABA-benzodiazepine [67]; và tăng hoạt động của norepinephrine. Về giải phẫu thần kinh, nhân xanh, là vị trí của các tế bào thần kinh noradrenergic; nhân bèo; là vị trí của các tế bào thần kinh serotonergic; vỏ não thái dương; vỏ não trán; và nhân đuôi (đặc biệt trong AABB) được coi là liên quan đến sự phát triển của các rối loạn lo âu. Các nguyên nhân thực thể của những triệu chứng lo âu bao gồm uống cà phê quá nhiều, lạm dụng và cai chất, cường giáp, thiếu sinh tố B12, giảm hoặc tăng đường máu, thiếu máu, và u tủy thượng thận, u nằm ở tủy thượng thận tiết epinephrine. Vì những triệu chứng lo âu (khó thở, khó chịu ở ngực, nhịp tim nhanh, và đổ mồ hôi) cũng xảy ra trong các rối loạn tim mạch như loạn nhịp tim và các rối loạn hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, các rối loạn này phải được loại trừ. Lo âu được nhận thấy ở nhiều người bệnh trầm cảm, và những người bệnh có rối loạn lo âu thường kèm với rối loạn trầm cảm chủ yếu và rối loạn loạn khí sắc. Do đó, có thể khó phân biệt giữa các rối loạn lo âu và trầm cảm. Mối liên quan sinh học gần gũi giữa các nhóm rối loạn này được củng cố bởi các nghiên cứu cho thấy các bất thường thần kinh nội tiết và các thay đổi điện não đồ trong giấc ngủ giống nhau ở những người bệnh AABB và rối loạn trầm cảm chủ yếu. Các rối loạn lo âu phải được phân biệt với các giai đoạn tiền triệu và loạn thần của tâm thần phân liệt khi mà lo âu thường nổi bật và lo âu nghi bệnh, trong đó có đau khổ quan trọng mà không phát hiện có bệnh thực thể nặng. 1.5.5. Liệu pháp trị liệu rối nhiễu lo âu. Bảng 1.4. Điều trị rối nhiễu lo âu. PHÂN LOẠI HÓA DƯỢC TÂM LÝ Rối loạn hoảng loạn có hoặc không có ám ảnh sợ khoảng trống Điều trị cấp cứu: BZD tác dụng nhanh Điều trị dài hạn: SSRI Kết hợp SSRI và BZD BZD tác dụng trung bình hoặc kéo dài Chất đối vận beta-adrenergic (ví dụ, propranolol [Inderal]) đối với những triệu chứng thực vật Giải mẫn cảm hệ thống và liệu pháp nhận thức hành vi hữu ích kết hợp với liệu pháp hoá dược Ám ảnh sợ chuyên biệt Không có điều trị hoá dược tốt Chất đối vận beta-adrenergic Liệu pháp nhận thức hành vi Giải mẫn cảm hệ thống Liệu pháp hành vi khác (ví dụ, ngập lụt và bùng nổ; Thôi miên, liệu pháp gia đình và liệu pháp tâm lý Ám ảnh sợ xã hội SSRI (vd, paroxetine [Paxil]) hoặc venlafaxine (Effexor) MAOI (ví dụ, phenelzine [Nadril]) Chất đối vận beta-adrenergic Rèn luyện sự quả quyết Liệu pháp nhóm Rối loạn ám ảnh bó buộc SSRI (ví dụ, fluvoxamine [Luvox]) Clomipramine (Anafranil) Liệu pháp hành vi Liệu pháp tâm lý nâng đỡ Rối loạn lo âu toàn thể Buspiron (BuSpar) Venlafaxine Doxepin (Adapin) BZD tác dụng trung bình (ví dụ, lorazepam [Ativan]) Chất đối vận beta-adrenergic Liệu pháp nhận thức hành vi và liệu pháp tâm lý khác hữu ích đối với những triệu chứng mạn tính Rối loạn stress sau chấn thương SSRI (ví dụ, sertraline [Zoloft]) Thuốc chống động kinh (ví dụ, carbamazepin [Tegretrol]) Thuốc chống loạn thần (ví dụ, olanzapine [Zyprexa]) Chất đối vận beta-adrenergic Nhóm nâng đỡ như những nhóm sống sót Liệu pháp tâm lý BZD: benzodiazepine; MAOI: chất ức chế men oxy hoá monoamine; SSRI: chất ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc, các điều trị (thứ tự trên xuống về tiện dụng cho mỗi sự phân loại). 1.6. RỐI NHIỄU TÂM LÝ Ở SINH VIÊN. Giai đoạn sinh viên bắt đầu đối với mỗi người là từ sau 18 tuổi. Phần đông đối tượng sinh viên Việt Nam nằm trong độ tuổi từ 18 đến 25, là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi vị thành niên lên tuổi trưởng thành. Vì vậy, có thể nói đối tượng sinh viên một mặt vẫn còn mang những đặc điểm của tuổi vị thành niên, mặt khác đã bắt đầu mang những đặc điểm của tuổi trưởng thành. Tâm lý sinh viên vẫn còn một phần nào đó không ổn định của tuổi chưa thành niên. Đặc biệt đối với sinh viên năm đầu, viêc thích nghi những thay đổi từ môi trường mới, bạn bè mới, cách học mới...dễ làm gia tăng tình trạng bất ổn định về mặt tâm lý, cảm xúc. Bên cạnh đó, sinh viên cũng là những người có nhận thức và tư duy rất rõ ràng về mục tiêu cuộc sống, về những gì mình đã làm, đang làm và phải làm. Chính vì vậy mà sinh viên đặc biệt là sinh viên năm cuối có phần mang tâm lý nặng nề để vừa hoàn thành tốt việc học vừa phải phát triển tốt các mối quan hệ xã hội và từng bước hoàn thành các mục tiêu cuộc sống sau này (có nghề nghiệp tốt, lập gia đình...) [45],[46]. Ngoài đặc điểm về tâm lý thì điều kiện kinh tế hay hoàn cảnh sống cũng như tất cả các mối quan hệ xã hội cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm lý của sinh viên. Những sinh viên sống xa nhà có điều kiện kinh tế khó khăn phải vừa học vừa làm thêm thì áp lực cuộc sống cũng như áp lực từ việc học có nhiều khả năng gây lo âu, trầm cảm, stress hơn. Nguy cơ rối loạn tâm thần của nhóm đối tượng này có thể ngày càng cao. Theo Facundes V.I & Ludermir A.B thì tỉ lệ mắc những rối loạn tâm thần thường gặp trên các sinh viên chuyên ngành chăm sóc sức khỏe là 31,4% và tỷ lệ này cao hơn ở nhóm đối tượng sinh viên cảm thấy quá tải trong việc học (OR=2,67) và những sinh viên gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống (OR=2,25). Có thể hiểu rằng trục trặc về sức khỏe tâm lý thường là những rối loạn trong trạng thái cảm xúc, nó cản trở năng lực nhận thức, tình cảm và xã hội của con người. Thời gian học là 4 đến 6 năm, trong đó 2 năm đầu để học các môn cơ bản, rất nặng nề. Tất cả sinh viên ở các khoa điều học chung những học phần này nội, ngoại, sản, nhi, da liễu, tâm lý học sức khỏe, tâm thần,.... Sau đó 2 năm cuối tùy theo tính chất ngành mà sinh viên sẽ thực hành tại bệnh viện, hay cộng đồng. Trong giai đoạn học các môn chuyên ngành sinh viên được trang bị các kiến thức chuyên sâu, và có thể làm luận văn tốt nghiệp hoặc thi tốt nghiệp. Sinh viên phải thực hành các kỹ năng được đào tạo như giao tiếp giữa thầy thuốc và bệnh nhân, kỹ năng khám, kỹ năng ra quyết định. Sinh viên năm 1 và năm cuối đa phần là gặp vấn đề về áp lực học tập, thời gian học dài hơn so với các ngành học khác, chuẩn bị luận văn hay thi tốt nghiệp trong thời gian đi thực hành ở cộng đồng. Về mặt cảm xúc, sinh viên hàng ngày phải đối mặt với sự đau khổ của bệnh nhân, giữa sự sống và cái chết, bao gồm cả cái chết của người thân, họ phải chuẩn bị tinh thần mạnh mẽ trong những tình huống stress mà học phải trãi qua. Tất cả những yếu tố về tâm sinh lý, các mối quan hệ xã hội hay điều kiện sống và học tập ít nhiều đã ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm lý và thể chất của sinh viên [10]. Một trong những ảnh hưởng đó, cụ thể là các rối loạn về trạng thái cảm xúc như lo âu, stress, buồn rầu, hụt hẫng, mệt mỏi...Có những sinh viên phải bỏ học không tiếp tục vì không thể chấp nhận được khi chứng kiến cái chết của bệnh nhân [7]. 1.6.1.Tình cảm và công việc. Khi đến tuổi thanh niên, phần lớn người ta đều có ý nghĩ rằng mình là ai và có vai trò gì trong thế giới này. Ý nghĩ này khiến cho một người có thể hòa đồng với người khác nhưng lại không cảm thấy bị mất cái tôi của mình. Erikson 2010 [45], mô tả thời kỳ đầu của tuổi thanh niên như là giai đoạn đối nghịch giữa sự hòa đồng và cô lập, ông hàm ý rằng đến độ tuổi này, nếu một cá nhân không phát triển tình yêu thương, cảm xúc và quan hệ sinh lý với người khác thì trong những năm sau đó họ cũng không thể làm được những điều này. Hầu hết con người phát triển mối quan hệ thân thiết với người khác thông qua việc kết hôn hoặc các mối quan hệ khác. Sigmund Freud nói rằng ngoài tình yêu thương, một công việc tốt cũng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe cảm xúc của người trưởng thành. Công việc này có thể được thực hiện ở bên ngoài hoặc ngay bên trong ngôi nhà của mình. Ở Mỹ, đa số đành ông ra ngoài đi làm và phát triển nghề nghiệp khi còn rất trẻ. Phụ nữ thì lúc đầu định hướng công việc như ở nhà nội trợ hoặc đi làm nhưng đến khi ngoài 30 tuổi thường lựa chọn hướng đi khác như đi làm lại hoặc tiếp tục đi học khi con họ đã đến tuổi đến trường, hoặc sau khi đã có thời gian phát triển nghề nghiệp, họ trở lại làm công việc nội trợ toàn thời gian hoặc bán thời gian. 1.6.2. Hoạt động tình dục và sự mang thai. Tuổi vị thành niên không chỉ được ghi dấu bởi sự trưởng thành về nhận thức và sự hình thành nhân cách, nhưng cũng bởi vì sự tấn công mạnh mẽ của cảm giác giới tính. Các cảm giác này được biểu lộ qua các hoạt động cơ thể và qua sự thủ dâm. Sự thủ dâm hàng ngày xuyên suốt tuổi vị thành niên (và sau này) là việc xảy ra bình thường, và sự si mê người khác giới và đồng giới-các cảm giác yêu đối với một người không thể với tới được như là một ngôi sao nhạc rock-là bình thường. Các kinh nghiệm đồng giới có thể xãy ra suốt tuổi dậy thì và có thể hoặc không thể là sự biểu lộ ban đầu của một sự định hướng giới tính đồng giới. Và, dù cha mẹ có thể trở nên báo động, thực tiễn như trên là một phần của sự phát triển bình thường [63]. Ở Mỹ, tuổi trung bình của sự giao hợp lần đầu tiên là khoảng 16 tuổi. Trước 19 tuổi, hầu hết nam và nữ đều đã có giao hợp. Bởi vì tuổi trung bình của cuộc hôn nhân đầu tiên thì khoảng 23 tuổi, quan hệ tình dục trước hôn nhân là tiêu chuẩn trong xã hội này. Ít hơn phân nữa số trẻ vị thành niên hăng hái quan hệ tình dục có sử dụng đều đặn các biện pháp tránh thai. Các lí do cho điều này thì khác nhau, nhưng các trẻ vị thành niên thường được thuyết phục rằng chúng thì “đặc biệt” và “khác biệt” và vì vậy sẽ không bị mang thai hoặc phát triển bệnh lây truyền qua đường tình dục. Sự thuyết phục này không dựa trên thực tế. Vào năm 2000, nhóm tuổi từ 15 đến 19 có tỉ lệ bệnh lậu đặc trưng cho lứa tuổi cao nhất trong số các phụ nữ (716 trường hợp trên 100,000) và tỉ lệ cao thứ ba trong số đàn ông (328 trường hợp trên 100,000). Thực tế, bệnh chlamydia thường gặp ở phụ nữ vị thành niên (2,400 trường hợp trên 100,000) hơn ở phụ nữ lớn tuổi hơn. Các lí do khác đối với thất bại trong việc sử dụng biện pháp tranh thai ở vị thành niên bao gồm thiếu phương tiện tiếp cận trẻ hoặc không biết các phương pháp nào là hiệu quả. Các yếu tố xã hội và xúc cảm khiến trẻ vị thành niên mang thai bao gồm trầm cảm, kết quả ở trường kém, và cha mẹ li dị. Dù tỉ lệ mang thai ở trẻ vị thành niên Mỹ hiện nay đang giảm, vào năm 2000 nhóm tuổi này sinh khoảng 469,000 trẻ sơ sinh; ít nhất 8,500 trẻ được sinh bởi các bà mẹ nhỏ hơn 15 tuổi. Ngược lại, tỉ lệ mang thai trong số những bà mẹ lớn tuổi hơn, đặc biệt là những bà mẹ hơn 40 tuổi, thì đang gia tăng. Trẻ vị thành niên mang thai có thể bộc lộ ra một thử thách đối với cơ thể vì chúng gặp nguy cơ biến chứng sản khoa cao hơn các bệnh nhân lớn tuổi hơn. Điều này đúng một phần vì trẻ vị thành niên ít có khả năng tìm sự chăm sóc thai hơn các bệnh nhân lớn tuổi hơn và cũng bởi vì cơ thể của chúng chưa trưởng thành. Hầu hết sự chăm sóc y tế đối với trẻ vị thành niên (những người dưới 18 tuổi) đòi hỏi sự chấp thuận của ba mẹ. Tuy nhiên, thường thì hợp pháp và phù hợp đạo đức khi thầy thuốc hướng dẫn trẻ vị thành niên về giới tính và các biện pháp tránh thai mà không cần có sự đồng thuận của cha mẹ hoặc không cho cha mẹ biết, cũng như chữa trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, các vấn đề liên quan đến mang thai, và nghiện ma túy, nghiện rượu. Khi nghiên cứu về độ tuổi này, Daniel Levinson (2010) đã thấy rằng khi đến tuổi 30 người ta đã có một vai trò nhất định trong xã hội, thể chất phát triển đầy đủ nhất và là cá nhân rất độc lập. Thông thường, đến tuổi này, độ tuổi được xem là quá trình chuyển tiếp hay là khủng khoảng tuổi 30, người ta cũng thường tự kiểm lại giai đoạn đã qua trong cuộc đời mình [63],[64]. DÀN Ý NGHIÊN CỨU Rối nhiễu tâm lý Trầm cảm Lo âu Stress Hành vi Sang chấn Môi trường học tập Tính chất chuyên ngành, số năm học Tác động tức thời và tích lũy theo thời gian Giới tính Nơi ở Khoa Phương tiện Yếu tố tâm lý - sinh lý – xã hội: thúc đẩy phát sinh và nặng hơn Thái độ Quan hệ xã hội/bạn bè Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01 km². Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2009 thì dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam) thành phố Hồ Chí Minh, với dân số đông, mật độ cao trong nội thành, cộng thêm một lượng lớn dân vãng lai, đã phát sinh nhu cầu lớn về giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe, các vấn nạn đô thị hóa, chính sách xã hội. Những bệnh mạn tính không truyền nhiễm và truyền nhiễm phổ biến ở các nước đang phát triển như sốt rét, sốt xuất huyết, tả, thương hàn, tăng huyết áp, tiểu đường, ung thư, tim mạch, tâm thần, bệnh nghề nghiệp... đều xuất hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mỗi người [1]. Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh là một trong những Đại học Y Dược hàng đầu ở Việt Nam nói chung và ở khu vực miền Nam nói riêng. Cơ sở chính nằm tại số 217 Hồng Bàng, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh. Đại học hiện có 7 khoa: Điều dưỡng - Kĩ thuật y học (quận 5), Răng hàm mặt (quận 5), Khoa học Cơ bản (quận 5), Dược (quận 1), Y tế Công cộng (quận 8), Y (quận 5), Y học Cổ truyền (quận Phú Nhuận). Đại học Y Dược còn quản lý một bệnh viện là Bệnh viện Đại học Y Dược là đơn vị cấp 2 thực, cơ sở thực hành cho sinh viên ( 2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU. Nghiên cứu tại một thời điểm. 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu. Các rối nhiễu tâm lý trầm cảm, lo âu, stress của sinh viên Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 2.2.2. Dân số mục tiêu. Sinh viên Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 2.2.3. Khách thể nghiên cứu (Dân số chọn mẫu). Gồm 400 sinh viên gồm các khoa khoa Dược, khoa Y tế Công cộng, khoa Y, khoa Y học cổ truyền, khoa Điều Dưỡng-Kỹ thuật y học- Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 2.3. CỠ MẪU NGHIÊN CỨU. Đây là nghiên cứu ước lượng về tỉ lệ rối nhiễu tâm lý nên dùng công thức chọn mẫu [14], n = 𝑍2 �1 − 𝛼2� ∗ 𝑃(1− 𝑃)d2 n: Cỡ mẫu α: Xác sất sai lầm loại 1, 𝛼 = 0,05 Z: Hệ số tin cậy, 𝑍(1−𝛼 2 ) = 1,96; Z2=3,84 p: Tỉ lệ nghiên cứu trước (của Trương Đình Chính tỉ lệ tâm thần là 59% trên 382 người) [3]. d: Sai số 5% (d= 0,05) Design effect = 1 Vậy cỡ mẫu là n=388 2.4. CHỌN MẪU. 2.4.1. Kỹ thuật chọn mẫu. - Lập danh sách năm 1 và năm 3 tại các Khoa. - Lấy toàn bộ sinh viên năm 1 và 3, sau đó chọn ngẫu nhiên đơn hệ thống khoảng cách là 6 (1/6) có phân tầng theo năm, khoa. - Danh sách sinh viên được chọn dựa trên thực tế số lượng sinh viên có mặt tại thời điểm nghiên cứu. - Nghiên cứu viên phát phiếu khảo sát đến sinh viên. - Mỗi sinh viên có thời gian là 10-15 phút trả lời vào phiếu. 2.4.2. Tiêu chí đưa vào. - Được sự đồng ý của sinh viên tham gia trả lời bộ câu hỏi. - Có mặt tại lớp trong thời điểm phỏng vấn. - Kết quả trả lời của sinh viên được xem là trung thực (câu hỏi kiểm định tính trung thực). 2.4.3. Tiêu chí loại ra. - Không hợp tác. - Trả lời không đủ số liệu trong bảng câu hỏi. - Có kết luận y tế là rối loạn tâm lý. 2.5. THU THẬP SỐ LIỆU. 2.5.1 Bộ câu hỏi thu thập dữ liệu. Sử dụng bộ câu hỏi theo hướng dẫn của APA trong DSM-IV [11]. Tất cả đối tượng được phỏng vấn theo bảng câu hỏi DASS-42 [25], dùng để đánh giá mức độ trầm cảm, lo âu và stress; tại Hồng Kông, nghiên cứu sử dụng DASS-42 trên 155 sinh viên vừa tốt nghiệp; tại Iran, một nghiên cứu ứng dụng DASS-42 [40]. Độ tin cậy Alpha’Cronbach của DASS-42 khá cao, tuy nhiên nó có một chút thay đổi khi sử dụng trên những đối tượng khác nhau: ở đối tượng là người lớn, tuổi từ 18 đến 91 (một khảo sát trên 1.794 người ở Anh), độ tin cậy thống nhất cho DASS-42 là 0,93, trầm cảm là 0,88, lo âu là 0,82, stress là 0,90; một nghiên cứu khác trên 850 đối tượng ở tuổi trung bình là 21-22 thì độ tin cậy thống nhất cho DASS-42 là 0,89, trầm cảm là 0,79, lo âu là 0,70, stress là 0,76. Và hệ số tin cậy trong nghiên cứu tại Việt Nam (n=1078) của DASS-21 là 0,84, trầm cảm là 0,81, lo âu là 0,83, stress là 0,88 [21]. Tuy DASS-21, DASS-42 được sử dụng rộng rãi ở các nước nhưng nó vẫn hạn chế cho các đối tượng dưới 14 tuổi. DASS-42 có 42 câu, mỗi câu có bốn mức độ trả lời, tương ứng với số điểm là 0, 1, 2, 3. Mức độ trầm cảm: câu 1, 22, 2, 23, 4, 25, 6, 27, 7, 28, 8, 29, 9, 30, 11, 12, 32, 33, 14, 15, 35, 36, 18, 19, 20, 39, 40, 41 Mức độ lo âu : câu 1, 3, 24, 5, 6, 26, 27, 8, 29, 10, 11, 12, 13, 14, 31, 32, 33, 34, 35, 16, 17, 18, 37, 38, 39, 21, 42 Mức độ stress: 2, 3, 4, 5, 23, 24, 25, 26, 7, 28, 9, 10, 30, 31, 13, 34, 15,16,17, 36, 37, 38, 19, 20, 21, 40, 41, 42. Bảng 1.5. Các mức độ rối nhiễu tâm lý DASS-42 (*). Mức độ Trầm cảm Lo âu Stress Bình thường 0 – 9 0 - 7 0 – 14 Nhẹ 10 – 13 8 – 9 15 – 18 Vừa 14 – 20 10 - 14 19 – 25 Nặng 21 – 27 15 - 19 26 – 33 Rất nặng ≥28 ≥20 ≥34 (*) Bảng này được phân loại dựa trên nghiên cứu từ ngoài nước chưa được chuẩn hóa trên dân số Việt Nam (bảng tiếng Việt từ nguồn: Viện sức khỏe tâm thần trung ương) [25]. Mức độ dao động hay phạm vi có thể của các nhóm rơi vào biên độ các khoảng trên. 2.5.2. Các bước nghiên cứu. - Nghiên cứu thử nghiệm bộ câu hỏi trước bằng 20 sinh viên. - Chỉnh câu hỏi chưa rõ ý, hay nhiều ý

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_roi_nhieu_tam_ly_cua_sinh_vien_dai_hoc_y_duoc_tp_ho_chi_minh_501_1925639.pdf
Tài liệu liên quan