Đểcó thểtóm tắt nội dung tác phẩm, GV yêu cầu HS đọc tác phẩm,kết hợp trảlời các
câu hỏi gợi ý của GV và hướng dẫn trong SGK. Trong quá trình đọc, HS cần chú ý khâu
đọc ởnhà và đọc ởlớp.
Đọc ởnhà: đọc là việc làm rất cần thiết cho học sinh trong quá trình chuẩn bịbài. Học
sinh có thể đọc theo sựgợi ý, hướng dẫn trước của thầy đểtìm hiểu tác phẩm. Trong quá
trình đọc, học sinh cần đánh dấu những từngữ, những chi tiết khó, không hiểu đểlên lớp
hỏi giáo viên. Đọc xong, học sinh cần tìmnhững chi tiết đặc sắc, những điểm nhấn,
những nét nổi bật vềnội dung và nghệthuật của tác phẩm.
GV có thểkiểm tra việc đọc và tóm tắt tác phẩm bước đầu của HS bằng cách nêu một số
câu hỏi như:
Truyện có những nhân vật nào? Nhân vật nào là chính? Nhân vật nào là phụ?
Truyện nói vềvấn đềgì?
VD: Truyện Chiếc lược ngà gồm những nhân vật nào? (anh Sáu, bé Thu, bác Ba: bạn anh
Sáu ).
49 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3819 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số thể nghiệm trong giảng dạy truyện ngắn hiện đại Việt Nam ở chương trình ngữ văn 9 bậc trung học cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GK Ngữ văn THCS. Bởi
vậy, quan tâm đến những đặc điểm thi pháp của từng loại thể nhất định có ý nghĩa khoa
học và thực tiễn không nhỏ đối với việc rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu tác phẩm văn
chương cho HS. Thi pháp thể loại đặt vấn đề về bản thể, về phương thức tồn tại thực sự
của văn học, cung cấp một "chìa khóa" khoa học mở cánh cửa văn chương đồng thời
cũng đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới phương pháp dạy học đang đi dần vào
chiều sâu trong nhà trường phổ thông hiện nay.
"Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến
sự việc kia. Cuối cùng dẫn đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa." [30, tr.28]. Tác phẩm
tự sự bao giờ cũng có một câu chuyện làm nòng cốt, trong đó có những sự việc đang xảy
ra, đang diễn biến, có sự tham gia của những con người với những hành động ngôn ngữ,
tâm trạng, tính cách… của họ trong mối quan hệ với hoàn cảnh thiên nhiên, xã hội và
trong mối quan hệ lẫn nhau. Nhờ những đặc điểm đó nên loại hình tự sự có khả năng
nhiều nhất trong việc dựng nên những bức tranh rộng lớn sâu sắc, nhiều mặt về đời sống
xã hội và con người, về những biến cố lịch sử quan trọng. Đây cũng là phương thức phản
ánh đời sống chân thật nên rất gần gũi với đối tượng học sinh THCS. Trong đời sống
hàng ngày, văn kể chuyện rất cần thiết, thường sử dụng trong giao tiếp, trong đó thể loại
truyện ngắn (những tác phẩm trong chương trình) sẽ bồi dưỡng tình cảm đẹp, góp phần
hình thành nhân cách cho học sinh.
Một vấn đề đặt ra ở đây là các văn bản được giảng dạy trong chương trình của lớp 9 đều
thuộc loại truyện ngắn. Sau đây là những đặc điểm của thể loại truyện ngắn.
Truyện ngắn: là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, nội dung bao trùm hầu hết các phương diện của
đời sống và thường hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất
trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người. Vì thế, trong truyện ngắn
thường có ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp; mỗi nhân vật là một mảnh nhỏ của thế giới đời
thường và là hiện thân cho một trạng thái quan hệ hay ý thức xã hội. Cốt truyện của
truyện ngắn thường diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế; đề cập đến một vấn
đề nào đó về cuộc đời hay tình người. Khi đề cập đến truyện ngắn, yếu tố không thể thiếu
là tình huống của truyện và nhân vật. Chi tiết trong truyện ngắn phải tiêu biểu, biểu trưng
cho ý tưởng nghệ thuật của nhà văn. Bút pháp nghệ thuật của truyện ngắn thường là chấm
phá; chi tiết cô đúc, và lối hành văn mang nhiều ẩn ý khiến tác phẩm có chiều sâu hơn.
Thế giới nghệ thuật của truyện còn có cả giọng điệu của tác phẩm: giọng tâm sự (Làng)
hay giọng trầm lắng, buồn (Chiếc lược ngà)… Tóm lại, truyện ngắn là thể loại gần gũi,
có khả năng phản ánh nhanh nhạy, thực tế đời sống.
2.2.2. Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu thể loại truyện ngắn hiện đại
Truyện ngắn tự nó đã hàm chứa cái thú vị của những điều sâu sắc trong một hình thức
nhỏ xinh, gọn ghẽ và bộc lộ nhanh những thông tin mới mẻ. Đây là thể loại văn học có
nội khí "một đời mà thiên cổ, một lời mà trăm suy".
Truyện ngắn có khả năng sống và chớp lấy sự thật nếu không quá chăm chú vào cái đặc
biệt độc đáo nổi lên như một hiện tượng trong đời sống. Sự thật ấy tiềm ẩn trong cái bình
thường, trong những sự kiện hoàn toàn có thực bởi sự "truyền ngôn" chứ không phải là
truyền thuyết để đem lại cho truyện ngắn những con người thực sự và sự thật về con
người.
Truyện ngắn là sự phá vỡ chiều hướng êm ả và sự cân bằng vốn đang trở thành vô nghĩa.
Nó đẹp như sự vỡ tan của ánh sáng. Nó giảm trừ tối đa sự long đong nhân quả hay nói
như R.Barthes, truyện ngắn tiềm ẩn trục trặc trong quan hệ nhân quả. Lý do đưa đẩy câu
chuyện không phải là chuỗi liên tục sự kiện mà là một ám ảnh tâm hồn trong quá trình
biến chuyển lương tri trong những thời khắc có ý nghĩa nhất đời người. Với Chekhov,
những thời khắc bất thường đã đem lại những tư tưởng lớn lao. Lấy thời khắc làm động
lực và kết nối câu chuyện được kể, truyện ngắn nói chung ưu tiên cho "quãng giữa", phần
đầu hoặc phần cuối truyện thường được cắt xén đi để tránh sự kéo dài loãng nhạt nhưng
lại ngụ ý khơi gợi dòng suy ngẫm. Mạch kể trong truyện không chỉ sắp xếp theo thời gian
theo thời gian tuyến tính mà còn theo sơ đồ ma trận, gồm có nhiều chiều mà người đọc có
thể đột kích thâm nhập cùng một lúc để thấy tất cả các chiều kích ấy cùng có mặt. Truyện
ngắn tạo ra chiều hướng tiếp nhận đồng bộ và thắt nút thời gian. Có thể hình dung truyện
ngắn là bức phù điêu ảo ảnh, là một khối nước nhiều màu của tâm hồn, đa sắc về hiện
thực.
Có thể điểm qua một số quan điểm về bản chất và cách đọc truyện ngắn hiện đại:
Truyện ngắn hiện đại mang đầy đủ tính thi ca, là thể loại có đẳng cấp tinh xảo và
toàn bích của văn học. Ngôn ngữ truyện ngắn không phải sự thông báo mà như một công
trình toán học để tạo ra một thế giới trần trụi trong sự hài hòa của tiếng nói và những
mảnh vỡ hiện thực từ những yếu tố khác nhau hợp lại. Truyện ngắn hiện đại chấp nhận sự
phá cách, luôn lấp lánh ánh sáng nhận thức.
Nói chung, truyện ngắn hiện đại tìm được tiếng nói chung bởi tính "lạnh lùng"
của nó. Bản thân nó là một khối thép "hiện thực" góc cạnh đòi hỏi người đọc phải nhìn ra
được "giá trị" thực của nó. Đó là những phạm trù về tinh thần và qui luật của nó. Qui luật
này vẽ lên những giới hạn, những đường biên thắt - mở, mở - thắt theo suy nghĩ người
đọc nhưng khó cảm thụ bằng lời. Nó bỏ qua cả cách diễn đạt, sự chạm khắc tinh tế để toát
lên tinh hoa của nó.
Truyện ngắn hiện đại không bao giờ là một dòng chảy trực tiếp tuôn trào từ trái
tim hoặc từ tính ẩn dụ cũ kỹ mà lại không phá vỡ cách nói phản chiếu từ đời sống giao
tiếp của ngôn ngữ đương thời.
Lý thuyết của truyện ngắn hiện đại thuộc về việc sử dụng ngôn ngữ không cần chất vấn
và có thể tảng lờ về bình diện cú pháp mà lưu ý mối quan hệ giữa những yếu tố có mặt và
những yếu tố vắng mặt trong truyện ngắn. Đó là bình diện chữ nghĩa.
Nhiều truyện ngắn hiện đại đã được dạy và học trong nhà trường. Có thể nói rằng
không thể trông cậy nhiều vào hiệu quả dạy và học Văn nếu không chú trọng trước hết
việc đọc. Riêng đọc văn đã thấy nhiều dạng đọc, nhiều kiểu đọc, cách đọc, phương pháp
đọc, kĩ năng đọc, kĩ thuật đọc…
Dù có liệt kê ra hàng trăm lối đọc đi nữa thì vấn đề tối thượng vẫn là đọc văn để làm gì?
Dẫn tới đọc như thế nào? Và muốn có được kết quả mang tính hiệu ứng thì thẩm mĩ trong
mục đích học văn phải tính đến năng lực đọc có hiểu không, hiểu gì, hiểu như thế nào nên
sinh ra khái niệm đọc - hiểu. Dạy học Văn hiện nay trong đó có dạy học truyện ngắn hiện
đại cần dạy cho học sinh đọc hiểu chúng. Đọc - hiểu mang tính toàn diện. Trước tiên đọc
- hiểu là nội dung cần đạt của nghiên cứu và giảng dạy văn học, sau đó mới là vấn đề của
phương pháp. Cơ sở chung của nội dung và phương pháp là lý luận đọc hiểu. Về điều này
Hoài Thanh đã lưu ý: "Đọc thơ Nguyễn Trãi, nhiều khi người đọc khó mà biết có đúng là
thơ Nguyễn Trãi không. Đúng là thơ Nguyễn Trãi rồi thì cũng không phải là dễ hiểu
đúng. Lại có khi chữ hiểu đúng, câu hiểu đúng mà toàn bài không hiểu".
Cái khó ở đọc hiểu là ở chỗ làm sao tìm được một hệ thống bao gồm những quy tắc chặt
chẽ chi phối sự đa dạng của những cách đọc. Người đọc luôn luôn phản ứng bằng cảm
giác đối với gì trừu tượng của nội dung thể hiện trong truyện ngắn hiện đại song lại đánh
giá nó theo những cách khác nhau, có khi lại dùng thước tấc cũ. Đọc truyện ngắn hiện đại
không phải là sự mô tả, giải thích thể loại cùng cách dùng từ đặt câu, mô tả tâm lý nhân
vật hay tóm lược nghĩa hiển hiện của truyện mà phải "đọc" ra được nghĩa ẩn của tác
phẩm. Theo chú giải "đọc" thì ngoài sự hiểu ra không có gì còn có ý nghĩa hơn đối với
chúng ta, nên thế giới hiện ra bằng sự biểu thị ngôn ngữ của nó. Hiểu nghĩa là trình bày
và giúp người khác hiểu cái điều đã hiểu. Nguyên lý chú giải "đọc" theo Gadamer là con
người phải cố gắng tìm hiểu tất cả những gì đã hiểu được. Vậy mức độ cao nhất của đọc
hiểu là hiểu toàn diện đầy đủ và hiểu sâu sắc văn bản đọc. Gadamer lại nhấn mạnh sự
hiểu không đơn giản chỉ là hiểu văn bản truyện mà là hiểu tư tưởng của chúng vì chính tư
tưởng cho biết giá trị người của mọi hiện tượng thuộc về con người và xã hội của chúng.
Vì thế hiểu cấu trúc tư tưởng truyện ngắn hiện đại là quan trọng hơn cả và là kết quả của
hiểu thấu đáo mối quan hệ hữu cơ của ba tầng cấu trúc ngôn ngữ, hình tượng và tư tưởng
của tác phẩm văn học.
Muốn đọc hiểu một truyện ngắn hiện đại phải có cách nhìn trong đó bao gồm sự định
hướng và mức độ am hiểu bắt đầu từ sự tiếp cận rồi phân tích đến cắt nghĩa và bình giá
nhận định tác phẩm.
Đọc truyện ngắn hiện đại để hiểu được những điều đã đọc như thế nào mới là điều
cần nói. Không phải một lúc đọc truyện đã hiểu được ngay. Phải có thời gian và phải
luyện tập thực hành. Nguồn gốc, quá trình phát triển và sự biến đổi ý nghĩa của từ ngữ và
đoạn văn liên quan đến trình độ ngôn ngữ của người đọc. Nhiều truyện tuy ngắn nhưng
cần đọc thật chậm để hiểu rõ ý nghĩa nội dung, nhưng trong nhiều trường hợp ngược lại
cần bao quát được mối quan hệ chung giữa các ý tưởng mà muốn thế phải đọc lướt thật
nhanh. Khi đọc cần tập trung tinh thần, cố gắng theo dõi quan sát quá trình đọc, nghĩa là
phải đọc kĩ để hiểu thấu đáo, phân tích sâu, ghi chép đầy đủ, nhớ chính xác và lĩnh hội
đầy đủ truyện ngắn.
Lâu nay trong việc đọc tác phẩm văn chương ở bậc phổ thông cũng như ở đại học, tồn tại
một tình trạng rất phổ biến: người học không đọc hoặc rất ít đọc tác phẩm, dù chỉ là đọc
để nắm cốt truyện, chưa nói đến việc nghiên cứu các bình diện nội dung và nghệ thuật
của tác phẩm. Phần lớn HS chỉ "ăn theo, nói leo" những vấn đề thuộc về nội dung và
nghệ thuật mà giáo viên cung cấp về tác phẩm chứ không đọc chính bản thân tác phẩm.
Trong khi đó, một trong những đặc điểm của tiếp nhận văn học là tính cá nhân, mỗi
người đọc với tri thức, vốn sống, với quan điểm thẩm mỹ riêng sẽ có cảm nhận khác nhau
về tác phẩm. Do học sinh không tự giác đọc tác phẩm, giáo viên cũng không hướng dẫn
và tổ chức cho học sinh đọc và thảo luận tác phẩm cho nên giờ học biến thành giờ thuyết
trình của giáo viên. Học sinh chỉ làm nhiệm vụ lắng nghe, ghi chép và kiểm tra thì "trả
lại" cho giáo viên những gì giáo viên đã dạy.
Để học sinh đọc tác phẩm, giáo viên không thể chỉ hô hào, động viên chung chung mà
cần có sự thay đổi trong nhận thức về tầm quan trọng của việc đọc tác phẩm, về vai trò
của học sinh với tư cách là chủ thể, vai trò của giáo viên với tư cách là người hướng dẫn
quá trình học tập; sự thay đổi trong phương pháp dạy học sao cho học sinh có thể phát
huy vai trò chủ thể của mình, có thể thể hiện và chia sẻ những cảm nhận của mình về tác
phẩm và sự thay đổi trong cách đánh giá học sinh.
Theo một tài liệu nghiên cứu, trong khi dự giờ và trao đổi với một số giáo viên dạy văn ở
trường đại học Michigan (MSU-Mỹ) về cách hướng dẫn học sinh đọc, viết, thảo luận về
tác phẩm, quá trình đọc tác phẩm văn chương được coi là một chu trình (xem sơ đồ) gồm
các yếu tố: hoạt động đọc, viết, chia sẻ, trao đổi của người học, hướng dẫn của giáo viên
và hoàn cảnh xã hội.
Cảm nhận tác phẩm phải bắt đầu từ việc đọc. Mục tiêu của việc đọc là hiểu những gì
người viết đã viết. Trong quá trình đọc, người dọc phải huy động năng lực: tưởng tượng,
đánh giá, nhận xét, phê phán, xếp loại thông tin, liên kết những ý tưởng và nguồn thông
tin, nhận ra những thông điệp ngầm, những ý tưởng và quan điểm của người viết. Để việc
đọc tác phẩm của học sinh có hiệu quả, giáo viên cần hướng dẫn học sinh một cách cụ
thể: cách đọc và tóm tắt, nhận xét tác phẩm như: Hãy xem xét kỹ và phân tích…; Hãy tìm
những điểm giống và khác nhau của…; Hãy giải thích…; Hãy miêu tả…; Hãy đánh
giá…; Hãy tóm tắt những điểm chính…; Hãy tổng hợp…, tránh hỏi chung chung nhằm
giúp HS tìm hiểu về cả hai mặt nghệ thuật, nội dung, cách ghi chú nguồn tài liệu.
Những gì học sinh đã đọc và viết cần được chia sẻ với bạn cùng lớp. Điều này không chỉ
thỏa mãn nhu cầu giao tiếp mà còn để làm rõ những gì mình đã nghe, đọc, quan sát hoặc
trải nghiệm và cũng để làm rõ những suy nghĩ của mình. Khi chúng ta trầm ngâm suy
nghĩ, những ý tưởng của chúng ta có thể rối rắm, không rõ ràng nhưng khi những ý tướng
ấy được nói ra chúng ta phải "tổ chức và cấu trúc những ý tưởng sao cho chúng gây ấn
tượng với người nghe". Đó là lý do giáo viên cần cho học sinh thời gian để họ nói và
nghe người khác nói. Có thể tổ chức cho học sinh chia sẻ ý tưởng bằng nhiều cách: thảo
luận nhóm 2 người, người này đọc cho người kia nghe bài viết thể hiện những cảm nghĩ
của mình về tác phẩm, người nghe chia sẻ, nhận xét, nêu ra các câu hỏi. Hoặc thảo luận
trong những nhóm 4 -5 học sinh tóm tắt và trình bày những điểm chính của một tài liệu
đã đọc. Khi học sinh thảo luận, giáo viên cần lắng nghe những nhận xét và những câu hỏi
của học sinh và giúp học sinh làm rõ những suy nghĩ của họ. Để giúp cho các cuộc thảo
luận được chất lượng cao, các giáo viên trường MSU đã gợi ý học sinh thảo luận về các
vấn đề sau:
Cốt truyện:
- Những sự kiện chính?
- Tác giả đã tạo nên sự kịch tính của câu chuyện như thế nào?
- Trình tự câu chuyện?
- Cấu trúc của tác phẩm?
- Điểm nút của tác phẩm (nếu có)?
Bối cảnh câu chuyện:
- Không gian và thời gian (hoàn cảnh xảy ra câu chuyện) đã chi phối thế nào đến tính
cách nhân vật và những sự kiện của tác phẩm?
- Câu chuyện xảy ra khi nào và ở đâu? (nếu có thể)
- Tác giả thể hiện thời gian và không gian như thế nào?
- Vai trò của bối cảnh đó?
Tình huống truyện:
- Tình huống truyện có gì đặc biệt?
- Tình huống truyện sáng tạo chỗ nào?
- Tình huống nào cơ bản?
- Tình huống truyện đã dẫn đến tâm trạng nhân vật thế nào?
- Nhận xét gì về tình huống truyện?
Nhân vật:
- Nhân vật hiện lên như thế nào và mức độ phát triển của tính cách nhân vật?
- Tính cách nhân vật phát triển và thay đổi như thế nào?
- Sự phát triển của tính cách nhân vật có mối quan hệ như thế nào với các sự kiện?
- Các nhân vật đã thể hiện chủ đề tác phẩm như thế nào?
- Tại sao tác giả lại xây dựng nhân vật như vậy?
Phong cách nghệ thuật của tác giả được thể hiện trong tác phẩm:
Quan điểm của tác giả:
- Ai là người kể chuyện? Dựa vào đâu mà bạn xác định được điều này?
- Ngụ ý của người kể chuyện?
- Hiệu quả của cách kể chuyện?
Việc sử dụng ngôn ngữ của tác giả:
- Việc lựa chọn từ ngữ và hiệu quả của việc lựa chọn đó?
- Giọng điệu?
- Độ dài và nhịp độ của câu văn?
Chủ đề:
- Tư tưởng chủ đạo của tác phẩm?
- Những hình ảnh tượng trưng (biểu tượng) đã góp phần thể hiện chủ đề như thế nào?
- Tác giả muốn gửi thông điệp gì tới người đọc?
Với sự phối hợp giữa các yếu tố: đọc, viết, nói (trao đổi, chia sẻ) dưới sự hướng dẫn của
giáo viên, chắc chắn học sinh không chỉ hiểu sâu tác phẩm mà còn được rèn luyện các
năng lực tư duy như phân tích, so sánh, khái quát, đánh giá và năng lực diễn đạt. Đó cũng
là những nền tảng của người lao động sáng tạo trong tương lai.
2.3. Các thao tác cơ bản của việc dạy đọc - hiểu truyện ngắn hiện đại Việt Nam trong
chương trình Ngữ văn 9
Tr??c tin, ta c?n xác định mục tiêu cần đạt của tc ph?m được giảng dạy về các mặt: nội
dung tư tưởng, nghệ thuật, thành công, hạn chế của tác giả trong tác phẩm, bài học giáo
dục… Đây là bước định hướng chung cho người thầy trong quá trình giảng dạy tc ph?m
đó. Đối với HS, các em cần phải có sự chuẩn bị bài ở nhà.
2.3.1. Tìm hi?u yếu tố ngoài văn bản (tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm)
2.3.1.1. Tác giả
Tìm hiểu về quê quán, cuộc đời, phong cách, sự nghiệp sáng tác.
VD: Khi tìm hiểu truyện Làng của Kim Lân phải chú ý đến quê quán của nhà văn thuộc
làng Phù Lưu, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đó là nơi ông đã từng sống, gắn bó với
nông thôn và cuộc sống của người nông dân. Do đó, ông rất am hiểu về cuộc sống của
họ. Vì vậy, sở trường chính của ông luôn viết về đề tài này và rất thành công.
2.3.1.2. Hoàn cảnh sáng tác
Sự ra đời của tác phẩm vào thời điểm nào cũng là yếu tố quan trọng giúp ta hiểu rõ hơn
về tác phẩm.
VD: Kim Lân viết truyện Làng sau ngày toàn quốc kháng chiến, nhân dân theo lệnh của
chính phủ tản cư vào vùng tự do. Kim Lân cùng gia đình tản cư lên vùng Cao Thượng -
Nhã Nam ở nhờ một nhà chủ trong một ngôi làng nhỏ. Tâm trạng nhớ làng da diết của
ông Hai cũng chính là tâm trạng thực của Kim Lân lúc bấy giờ. Kim Lân đã từng tâm sự:
"Tôi là người gắn bó với làng tôi. Đi xa vài ngày là tôi nhớ làng không chịu được. Ở nơi
sơ tán trong hoàn cảnh xa làng xóm, quê hương tôi đã rất buồn, lại thêm tin đồn làng chợ
Dầu của tôi theo Pháp. Càng yêu làng và gắn bó với làng, tin này làm cho tôi bồn chồn,
xấu hổ… Làng có được chút chú ý của người đọc là do cảm xúc, khát khao, buồn khổ của
chính tôi."
2.3.2. Tìm hi?u các yếu tố trong văn bản
2.3.2.1. Giải thích ý nghĩa nhan đề của tác phẩm
Tựa đề là yếu tố đầu tiên biểu hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.
VD: Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đặt tên truyện là Chiếc Lược Ngà vì nó có nhiều ý
nghĩa biểu tượng.
Thứ nhất, nó là chiếc cầu nối của tình cha con. Nó là biểu tượng giá trị tinh thần không có
gì thay thế được. Tuy nhỏ bé nhưng nó là biểu tượng của tình cha con bất tử.
Thứ hai, cùng với ý nghĩa, biểu tượng tinh thần Chiếc lược ngà còn có giá trị gợi cảm.
Đối với ông Sáu còn gì thân thiết hơn khi nhìn cây lược tự tay mình làm ra mà như được
nhìn thấy đứa con bé bỏng. Nó lấp đầy khoảng trống trong lòng người cha xa con:
"Những đêm nhớ con ông lấy cây lược ra ngắm nghía". Ngoài ra đối với bé Thu kỷ vật ấy
là niềm hạnh phúc.
(Tương tự giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa nhan đề các tác phẩm khác:
Lặng lẽ Sa Pa, Những ngôi sao xa xôi…).
2.3.2.2. Tóm tắt nội dung của tác phẩm
Để có thể tóm tắt nội dung tác phẩm, GV yêu cầu HS đọc tác phẩm, kết hợp trả lời các
câu hỏi gợi ý của GV và hướng dẫn trong SGK. Trong quá trình đọc, HS cần chú ý khâu
đọc ở nhà và đọc ở lớp.
Đọc ở nhà: đọc là việc làm rất cần thiết cho học sinh trong quá trình chuẩn bị bài. Học
sinh có thể đọc theo sự gợi ý, hướng dẫn trước của thầy để tìm hiểu tác phẩm. Trong quá
trình đọc, học sinh cần đánh dấu những từ ngữ, những chi tiết khó, không hiểu để lên lớp
hỏi giáo viên. Đọc xong, học sinh cần tìm những chi tiết đặc sắc, những điểm nhấn,
những nét nổi bật về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
GV có thể kiểm tra việc đọc và tóm tắt tác phẩm bước đầu của HS bằng cách nêu một số
câu hỏi như:
Truyện có những nhân vật nào? Nhân vật nào là chính? Nhân vật nào là phụ?
Truyện nói về vấn đề gì?
VD: Truyện Chiếc lược ngà gồm những nhân vật nào? (anh Sáu, bé Thu, bác Ba: bạn anh
Sáu…).
Truyện kể về vấn đề gì? (cuộc gặp gỡ đầy xúc động của cha con anh Sáu sau tám năm xa
cách).
Đọc ở lớp: đọc diễn cảm gắn bó với thầy và trò trong suốt giờ giảng văn làm cho tiếng
nói của nhà văn luôn gần gũi với học sinh. Gắn việc đọc diễn cảm với các phương pháp
khác sẽ tạo cho giờ học thêm sinh động, giúp cho học sinh thêm hứng thú trong cảm thụ,
phân tích tác phẩm. Bởi vì, giọng đọc là thước đo mức độ rung cảm của người đọc với
các tác phẩm.
Từ việc đọc giúp học sinh nắm vững cốt truyện, diễn biến… và có thể kể, tóm tắt lại
được tác phẩm hoàn chỉnh hơn.
?ể giúp học sinh nắm được những nội dung cốt lõi, tổng thể của tác phẩm, GV có thể gợi
mở HS qua một số câu hỏi:
Mở đầu truyện là gì?
Diễn biến thế nào?
Kết thúc ra sao?
Nếu truyện quá dài có thể cho học sinh đọc và tóm tắt theo từng phần của diễn biến
truyện.
Khi HS đã nắm vững những chi tiết, sự việc chính giáo viên cho học sinh tóm tắt nội
dung chính của tác phẩm.
2.3.2.3. Tìm hiểu giá trị tác phẩm
Giảng dạy một tác phẩm văn học đòi hỏi phải phân tích toàn diện, cặn kẽ và đúng hướng.
Đặc biệt ở tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn, GV cần chú ý đến cốt truyện, tình huống,
sự kiện, nhân vật, ngôn ngữ, ngôi kể…
Cốt truyện:
Truyện Làng của Kim Lân có cốt truyện tâm lý, truyện chú ý đến tình huống bên trong
nội tâm nhân vật, miêu tả diễn biến tâm lý ông Hai từ đó làm rõ tình cảm nhân vật và làm
nổi bật chủ đề tác phẩm. Tâm lý nhân vật được thể hiện ở cử chỉ, hành động, đối thoại và
độc thoại…
- Diễn biến tâm lý của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc:
Ông sững sờ, ngạc nhiên cao độ đến hốt hoảng sợ hãi, đau xót, tủi hổ (giáo viên cho học
sinh gạch chân các chi tiết thể hiện tâm trạng trên trong SGK và hướng dẫn học sinh phân
tích: "cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến
không thở được…"; "cúi gằm mặt xuống mà đi…"; "nước mắt ông lão cứ giàn ra… hắt
hủi đấy ư").
Khi nghe tin làng theo giặc, tình cảm yêu làng, yêu nước của ông Hai dẫn đến một cuộc
xung đột nội tâm. Ông nói: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù"
Như vậy, tình cảm yêu nước của ông Hai rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm yêu làng
quê.
Nhưng ông Hai rất yêu làng, không thể bỏ được làng nên ông càng đau khổ dẫn đến tâm
trạng ông bị dồn nén và bế tắc. Ông đã tâm sự với đứa con nhỏ nhưng thực chất là lời tự
nhủ với mình, tự giãi bày nỗi lòng mình.
- Tâm trạng của ông Hai khi nghe làng theo giặc được cải chính: tâm trạng ông Hai thay
đổi, ông vui như mở cờ trong bụng. Ông khoe: "Tây nó đốt nhà tôi rồi. Đốt nhẵn". (Giáo
viên cho học sinh phân tích và bình).
Đây là một minh chứng làng ông không theo giặc. Ông biết đặt quyền lợi của Tổ quốc lên
trên quyền lợi của cá nhân, gia đình mình. Giờ đây, niềm tin và niềm vui hoàn toàn trở lại
trong tâm hồn người nông dân đi tản cư. Ông là người yêu làng, yêu nước. Tình cảm này
giờ đây hoàn toàn thống nhất không có gì mâu thuẫn. Yêu nước là sự chuyển biến mới
trong tình cảm của người nông dân thời kháng chiến chống Pháp.
Truyện Chi?c l??c ng có cốt truyện đơn giản chỉ là cuộc gặp gỡ tình cờ mà phần chính
truyện là lời kể của bác Ba về câu chuyện của cha con ông Sáu với cốt truyện hấp dẫn,
xoay quanh những tình huống bất ngờ nhưng tự nhiên và hợp lý.
Truyện Những ngôi sao xa xôi có cốt truyện đơn giản viết về ba cô gái trong tổ một trinh
sát phá bom ở một cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm chiến tranh
chống Mỹ. Mạch truyện phát triển theo dòng suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật, đan xen
giữa hiện tại và quá khứ được tái hiện trong hồi tưởng. Truyện viết về chiến tranh nên có
những chi tiết, sự việc về bom đạn, chiến đấu, hy sinh nhưng chủ yếu vẫn hướng vào thế
giới nội tâm làm hiện lên vẻ đẹp tâm hồn của con người trong chiến tranh.
Tình huống truyện:
Một trong những đóng góp tích cực cho sự thành công của thể loại truyện ngắn là việc
xây dựng tình huống truyện. Tình huống càng độc đáo, lạ thì tác dụng thuyết phục càng
cao, càng hấp dẫn người đọc. Vì vậy, khi phân tích truyện - nhất là ở những tác phẩm
hay, đặc sắc mà người thầy bỏ qua việc phân tích tình huống truyện coi như đã bỏ mất
một phần giá trị của tác phẩm. Chúng ta biết một tác phẩm hay, cuốn hút người đọc là do
cách xây dựng tình huống truyện. Xây dựng tình huống truyện đặc sắc còn giúp làm nổi
bật tính cách nhân vật, chủ đề tác phẩm. Tuy nhiên, tùy vào từng tác phẩm cụ thể mà giáo
viên có những định hướng phân tích khác nhau.
Truyện Làng của Kim Lân: tác giả đã xây dựng được tình huống truyện đặc sắc: ông Hai
tình cờ nghe được tin dân làng chợ Dầu đã trở thành Việt gian theo Pháp, phản lại kháng
chiến, phản lại cụ Hồ.
Giáo viên giúp học sinh chỉ ra đây là tình huống truyện đặc sắc, nhờ cách xây dựng tình
huống truyện này mà truyện hấp dẫn người đọc từ đầu đến cuối. Ông Hai trở thành người
gần gũi, thân quen với người đọc. Vì sao vậy? Vì với cách xây dựng chi tiết tạo tình
huống trên tạo nên cái nút thắt câu chuyện, gây ra một mâu thuẫn giằng xé tâm trí ông lão
đáng thương và đáng trọng ấy tạo ra điều kiện để thể hiện tâm trạng và phẩm chất, tính
cách của nhân vật thêm chân thật và sâu sắc góp phần giải quyết chủ đề của tác phẩm:
phản ánh và ca ngợi tình yêu làng - yêu nước chân thành, giản dị của người nông dân
Việt Nam.
Truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng: truyện được xây dựng trên cơ sở những
tình huống khá bất ngờ nhưng tự nhiên và hợp lý:
Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha,
đến lúc em nhận lại và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu phải ra đi.
Ở khu căn cứ, ông Sáu dành tất cả tình thương và mong nhớ đứa con vào việc làm cây
lược ngà để tặng con nhưng ông đã hy sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái.
Với cách xây dựng tình huống truyện này không chỉ tạo nên sự cuốn hút, hấp dẫn người
đọc mà còn thể hiện chủ đề tác phẩm: ca ngợi tình cảm cha con thắm thiết, sâu nặng
nhưng gặp nhiều éo le trắc trở trong chiến tranh. Từ đó gợi cho người đọc nghĩ đến và
thấm thía những đau thương và mất mát mà chiến tranh đã gây ra cho bao nhiêu con
người và bao nhiêu gia đìn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHPPDH028.PDF