MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
MỞ ĐẦU 2
1. Sự cần thiết 2
2. Mục tiêu, yêu cầu 2
3. Phạm vi nghiên cứu 3
CHƯƠNG I 5
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ 5
1.1 ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ, TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TẬP ĐOẠN KINH TẾ 5
1.1.1 Quan niệm về Tập đoàn kinh tế và đặc điểm của tập đoàn kinh tế 5
1.1.2 Các hình thức chủ yếu của Tập đoàn kinh tế 6
1.1.3 Tính tất yếu khách quan của sự hình thành, phát triển Tập đoàn kinh tế và vai trò của Tập đoàn kinh tế 8
1.1.4 Phân biệt giữa Tổng công ty và Tập đoàn kinh tế 12
1.2 GIỚI THIỆU MỘT SỐ TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI 14
1.2.1 Giới thiệu một số Tập đoàn kinh tế nói chung và một số Tập đoàn Viễn thông trên thế giới 14
1.2.2 Những kinh nghiệm rút ra từ việc nghiên cứu các Tập đoàn kinh tế trên thế giới 21
1.2.2.1 Quá trình hình thành: 21
1.2.2.2. Cơ cấu tổ chức và mối quan hệ quan hệ kinh tế: 21
1.2.2.3. Phương thức quản lý: 21
1.2.2.4. Chiến lược kinh doanh: 22
1.2.2.5 Nguyên tắc hoạt động: 23
CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔ HÌNH TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH – VIỄN THÔNG VIỆT NAM 25
2.1 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG TỚI TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA TỔNG CÔNG TY 25
2.1.1 Đặc điểm về sự phát triển của dịch vụ Bưu chính Viễn thông 25
2.1.2 Đặc điểm về chính sách quản lý Bưu chính Viễn thông 26
2.1.3 Đặc điểm về môi trường kinh doanh 27
2.1.4 Đặc điểm về kinh tế kỹ thuật của Tổng công ty 29
2.1.5 Đặc điểm về đội ngũ lao động 30
2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MÔ HÌNH TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH –VIỄN THÔNG VIỆT NAM 30
2.2.1 Thực trạng mô hình Tổng công ty 30
2.2.1.1 Những ưu điểm của mô hình hiện đang áp dụng 30
2.2.1.2 Những nhược điểm (bất cập còn tồn tại) 35
2.2.2 Sự cần thiết phải chuyển Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Vịêt nam thành tập đoàn kinh tế 42
CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM THEO MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ 48
3.1 MỤC TIÊU CƠ BẢN CỦA VIỆC CHUYỂN TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM THÀNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ 48
3.1.1 Mục tiêu cơ bản 48
3.1.2 Mục tiêu cụ thể 50
3.2. NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG TRONG VIỆC CHUYỂN TỔNG CÔNG TY THEO MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ 51
3.2.1 Một số quan điểm chủ yếu 51
3.2.1.1. Quan điểm hiệu quả kinh tế - xã hội 52
3.2.1.2 Quan điểm đa dạng hóa sở hữu trong Tổng công ty 54
3.2.1.3 Quan điểm về chủ quản 55
3.2.1.4 Quan điểm phát triển 56
3.2.2 Những định hướng của mô hình tập đoàn kinh tế áp dụng cho Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam 58
3.3.2.1 Định hướng phát triển của Tổng công ty bưu chính Viễn thông Việt Nam 58
* Mục tiêu tổng thể: 58
* Về Bưu chính: 58
* Về Viễn thông: 59
* Về sản xuất công nghiệp: 59
* Về hoạt động tài chính: 59
3.3.2.2 Xu thế phát triển cua ngành Bưu chính Viễn thông trong khu vực và trên thế giới 60
3.3.2.3 Mục tiêu phát triển kinh doanh của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam 61
3.3 MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ ÁP DỤNG CHO TỔNG CÔNG TY 64
3.3.1 Xây dựng mô hình Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam theo mô hình “Công ty mẹ - công ty con” 64
3.3.1.1 Hình thức tổ chức các đơn vị trong Tập đoàn 65
3.2.1.2 Quản lý tài chính 66
* Về quyền sở hữu vốn: 66
* Nhiệm vụ quản lý các quỹ tại Tập đoàn: 66
* Quyền hạn của Tập đoàn: 66
* Trách nhiệm của tập đoàn: 67
3.3.1.3 Quản lý kinh doanh 67
3.3.1.4 Quản lý hành chính: 67
3.3.1.5 Cơ chế điều hành cụ thể cho từng loại hình doanh nghiệp: 68
3.3.2. Xây dựng phương án về mô hình tổ chức của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam 69
CHƯƠNG IV 83
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHỦ YẾU CẦN GIẢI QUYẾT ĐỂ CHUYỂN TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM THÀNH ĐOÀN KINH TẾ 83
4.1. SẮP XẾP LẠI TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH HIỆN NAY CỦA TỔNG CÔNG TY 83
4.1.1. Khối các doanh nghiệp kinh doanh khai thác dịch vụ Viễn thông 84
4.1.2. Khối khai thác Bưu chính 85
4.1.3. Khối công nghiệp, xây lắp, thương mại 85
4.1.4 Khối công nghệ thông tin 87
4.1.5 Khối kinh doanh tài chính 87
4.1.6 Khối các đơn vị sự nghiệp 88
4.1.7 Cục Bưu điện Trung Ương 89
4.2 CHUYỂN ĐỔI CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN MANG TÍNH HÀNH CHÍNH NHƯ HIỆN NAY SANG HÌNH THỨC ĐẦU TƯ VỐN CUẢ CÔNG TY MẸ VÀ ĐẦU TƯ VỐN LẪN NHAU GIỮA CÁC CÔNG TY CON (CÔNG TY THÀNH VIÊN) 91
4.2.1 Một số quy định chung 91
4.2.2 Đầu tư của công ty mẹ (Tập đoàn) 92
4.3 CHUYỂN ĐỔI BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ XÁC LẬP CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH 93
4.3.1 Hình thành bộ máy quản lý của Tập đoàn 93
4.3.2 Xác lập cơ chế quản lý điều hành thích hợp 95
4.3.2.1 Quản lý tài chính 95
4.3.2.2 Quản lý kinh doanh 97
4.3.2.3 Quản lý hành chính (quản lý tổ chức) 97
4.4 TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ BỖI DƯỠNG NGUỒN NHÂN LỰC 98
103 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1744 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số vấn đề chủ yếu cần giải quyết để chuyển Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam thành Tập đoàn kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, giao trách nhiệm cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc chưa rõ.
- Hạn chế sự chủ động tích cực của các đơn vị, tạo nên sự ỷ lại trông chờ vào cấp trên.
Như vậy, vấn đề hạch toán tập trung với quy mô lớn đã xuất hiện một số khó khăn nhất định; các doanh nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc thiếu tính năng động, giảm khả năng cạnh tranh, ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, vấn đề hạch toán tập trung cũng ảnh hưởng đến việc khó tính toán giá thành dịch vụ.
* Một số vướng mắc khác còn tồn tại:
- Tính chất pháp lý của Tổng công ty và đơn vị thành viên chưa tách bạch rõ ràng, đặc biệt là đại diện quyền sở hữu vốn của Tổng công ty và đơn vị thành viên: Theo quy định của luật Doanh nghiệp Nhà nước thì Tổng công ty và doanh nghiệp thành viên đều là Doanh nghiệp Nhà nước, đều là pháp nhân kinh tế tức là có tài sản độc lập với các chủ thể khác. Trong mô hình Tổng công ty hiện nay, tài sản và vốn của Tổng công ty lạik nẳm ở chính các doanh nghiệp thành viên tức là nằm ở chính các Bưu điện tỉnh, thành, các Công ty dọc các đơn vị thuộc khối Công nghiệp bưu chính viễn thông. Vốn và tài sản của Tổng công ty trên thực tế chỉ là phép cộng từ vốn và tài sản của các đơn vị thành viên. Mặt khác, hiện nay đại diện quyền sở hữu về vốn của Tổng công ty và đơn vị thành viên chưa được xác định rõ ràng, doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng vốn chứ không có quyền định đoạt, khiến cho các đơn vị không được tự chủ hoàn toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh: như việc tham gia góp vốn liên kết kinh tế với các đơn vị ngoài ngành cũng như việc thu hút vốn đầu tư, hợp đồng hợp tác kinh doanh.
- Quyền hạn và địa vị pháp lý của Hội đồng quản trị chưa được quy định rõ ràng thể hiện ở khía cạnh Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của doanh nghiệp hay đại diện cho sở hữu Nhà nước tại Tổng công ty. Bởi vì, nếu là cơ quan quản lý doanh nghiệp thì chức năng này sẽ trùng với chức năng Tổng giám đốc, còn nếu là đại diện cho sở hữu Nhà nước tại Tổng công ty thì chức năng này sẽ trùng với chức năng Bộ khác, ví dụ như Bộ tài chính là cơ quan thực hiện một số chức năng của chủ sở hữu Nhà nước tại Tổng công ty (Điều 39 của điêù lệ mẫu).
Ngoài ra, vốn và tài sản của Tổng công ty được hiểu là vốn và tài sản của Nhà nước (của toàn dân). Hội đồng quản trị và các thành viên trong đó có Tổng giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm chỉ được uỷ quyền một phần chức năng chủ sở hữu, còn phần lớn chức năng này không thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị. Vì Hội đồng quản trị không có đầy đủ quyền của Nhà nước, đặc biệt là quyền lợi đối với vốn và tài sản tại doanh nghiệp, do đó có thể can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động của Tổng công ty.
- Về mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc: Nhìn chung mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc ở Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam từ khi thành lập được tạo lập tương đối tốt. Tổng giám đốc thực hiện việc điều hành các hoạt động của Tổng công ty trên cơ sở các nghị quyết của Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị không can thiệp sâu vào hoạt động điều hành của Tổng giám đốc. Tuy nhiên, việc quy định chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc cùng do một cấp quyết định bổ nhiệm, cùng kí nhận vốn Nhà nước giao nên quyền hạn và trách nhiệm cũng như địa vị pháp lý của mỗi chức danh này không được xác định rành mạch, gây lúng túng cho quản lý và điều hành của cả Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.
2.2.2 Sự cần thiết phải chuyển Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Vịêt nam thành tập đoàn kinh tế
2.2.2.1 Thực hiện chủ trương, đường lối chủ đạo của Đảng và Nhà nước về tổ chức, sắp xếp lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước; gắn kết thực sự giữa các đơn vị thành viên trong Tổng công ty.
- Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam là một trong số năm Tổng công ty được Chính phủ lựa chọn để xây dựng phương án phát triển thành Tập đoàn kinh tế mạnh. Cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện chủ trương trên là Nghị quyết trung ương lần thứ tư khoá VIII và các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ:
Quyết định 91/TTg; Chỉ thị số 20/1998/TTg ngày 21/4/1998 về đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước; chỉ thị số 15/1999CT/TTg ngày 26/5/1999 về việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các Tổng công ty Nhà nước. Với mục đích củng cố hệ thống tổ chức quản lý, hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo điều kiện cho các Tổng công ty Nhà nước và các doanh nghiệp thành viên hoạt động có hiệu quả, thực hiện quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh trên cơ sở đó có phương án xây dựng các Tổng công ty thực sự trở thành những tập đoàn kinh tế mạnh, có hiệu quả và sức cạnh tranh cao, là xương sống của nền kinh tế.
Nhằm thực hiện chủ trương trên của Đảng và Nhà nước, trong thời gian qua Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã và đang từng bước tổ chức thực hiện đổi mới cơ chế quản lý, cải cách sắp xếp lại các doanh nghiệp thành viên. Ban đổi mới doanh nghiệp Tổng công ty được thành lập và hoạt động khá hiệu quả, mặc dù các thành viên của Ban không phải là thành viên chuyên trách. Cho đến hêt tháng 5/2000 Tổng công ty đã hoàn thành cổ phần hoá 04 đơn vị, là một trong những tiền đề quan trọng cho việc hình thành tập đoàn sau này. Hiện nay, Ban nghiên cứu xây dựng phương án thành lập Tập đoàn Bưu chính Viễn thông và đã đưa ra được một vài mô hình tập đoàn để tham khảo, lựa chọn áp dụng cho Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam. Tuy nhiên, để các phương án và mô hình nói trên có tính chất khả thi cao cần phải hội tụ đầy đủ các yếu tố như chính sách vĩ mô, phát triển nội lực của chính doanh nghiệp và tham khảo kinh nghiêmk của một số nước trong khu vực và trên thế giới.
2.2.2.2 Phát triển Tổng công ty theo mô hình tập đoàn kinh tế để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới
Kể từ khi được thành lập đến nay, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam đã có những bứoc phát triển vượt bậc về khoa học công nghệ, quy mô sản xuất và phạm vi kinh doanh. Tuy nhiên, qua một thời gian hoạt động, mô hình Tổng công ty hiện nay còn nhiều bất cập tồn tại như đã phân tích ở phàn trên. Việc chuyển đổi Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam theo mô hình tập đoàn kinh tế là một trong những yếu tố chủ yếu để khắc phục những tồn tại này. Các mục tiêu cơ bản cần hướng tới khi phát triển theo mô hình tập đoàn sẽ là:
- Cải tiến phương thức quản lý kinh doanh và nâng cao năng lực hoạt động thông qua đa dạng hoá hình thức sở hữu bằng các biện pháp cổ phần hoá, công ty hoá, bán khoán, cho thuê doanh nghiệp đối với những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn. Đây là bước khởi đầu quan trọng, thúc đẩy quá trình đa dạng hoá sở hữu hiện nay của Tổng công ty và của tập đoàn sau này.
- Cải thiện mối quan hệ giữa các đơn vị thành viên trong Tổng công ty hiện nay theo hướng giao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp, đặc biệt là quyền quyết định các vấn đề liên quan đến phát triển sản xuất kinh doanh. Từng bước hoàn thiện, áp dụng triển khai doanh thu thực sự cho các doanh nghiệp thành viên phụ thuộc, thực hiện tách hoạt động công ích khỏi hoạt động kinh doanh để xác định được chính xác hiệu quả kinh doanh cho các đơn vị này. Mối liên kết giữa Tổng công ty và đơn vị thành viên, giữa các đơn vị thành viên với nhau cần phải được dựa trên cơ sở liên kết về vốn, khoa học công nghệ, sản phẩm, dịch vụ. Có sự hạch toán rõ ràng về kết quả sản xuất kinh doanh.
- Xác định rõ trách nhiệm, địa vị pháp lý của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc, theo hướng: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất và là đại diện chủ sở hữu Nhà nước duy nhất tại Tổng công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, sử dụng vốn có hiệu quả. Xác định rõ quyền của Hội đồng quản trị trong công tác quản lý tài chính như việc giao nhận vốn, phê duyệt phương án đầu tư vốn, điều hoà vốn cho các doanh nghiệp thành viên, kể cả việc điểu động lợi nhuận sau thuế, đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, kiểm tra giám sát Tổng giám đốc, doanh nghiệp thành viên trong việc thực hiện các phương án, quyết định của Hội đồng quản trị. Phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý và điều hành Tổng công ty. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động của Tổng công ty.
2.2.2.3 Phát triển Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam theo mô hình tập đoàn là một trong những biện pháp tốt nhất để tiếp thu khoa học công nghệ mới, đáp ứng kịp thời với tốc độ phát triển của công nghệ thông tin trên thế gíới và sưk thay đổi kịp thời với tốc độ phát triểm của công nghệ thông tin trên thế giới và sự thay đổi phương thức, phạm vi kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông hiện nay trong Tổng công ty.
Trong những năm gần đây, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc về công nghệ. Mạng lưới viễn thông quốc gia và quốc tế đã được số hoá, cáp quang hoá, tự động hoá. Mạng viễn thông Việt nam đã hoà mạng, có quan hệ với hơn 130 nước trên thế giới, là một trong những nước có công nghệ viễn thông được xếp vào loại hiện đại trong khu vực và trên thế giới.
Tuy nhiên, với tốc độ phát triển rất nhanh của Khoa học công nghệ hiện nay, bằng sự kết hợp mạnh mẽ của Viễn thông - tin học, công nghệ thông tin truyền thông đòi hỏi Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam phải cập nhật kịp thời khoa học công nghệ tiên tiến cũng như tiếp thu phương thức tổ chức quản lý mới để phù hợp với quá trình phát triển chung. Việc thành lập tập đoàn cũng sẽ nhằm đáp ứng các yêu cầu:
- Về công nghệ: Trong điều kiện cơ chế thị trường như hiện nay, để giành thắng lợi trong cạnh tranh trước sự phát triển rất nhanh của khoa học công nghệ thông tin, Tổng công ty phải luôn luôn đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại. Việc đầu tư này rất cần lượng vốn lớn, hàm lượng chất xám cao, nguồn lực tập trung, quan hệ rộng rãi. Do đó, càng thúc đẩy quá trình thành lập Tập đoàn có nhiều đơn vị thành viên tham gia với nhiều chủ sở hữu do (công ty mẹ) làm trụ cột chỉ huy để cùng phối hợp, tạo sức mạnh đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển công nghệ mới.
- Về phương thức quản lý: Sự thay đổi về khoa học công nghệ sẽ làm thay đổi phương thức tổ chức quản lý. Phát triển các loại hình kinh doanh và phát triển những dịch vụ giá trị gia tăng mới, tận dụng và khai thác triệt để hạ tầng thông tin viễn thông đã đầu tư.
2.2.2.4 Hiện nay với xu hướng phát triển các tập đoàn kinh tế mạnh trên thế giới, các công ty xuyên quốc gia được hình thành ngày càng nhiều ở mọi lĩnh vực. Do đó, cần thiết phải phát triển Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam theo mô hình tập đoàn kinh tế có khả năng hoạt động trên phạm vi rộng, tăng cường khả năng cạnh tranh để thích ứng với quá trình hội nhập, mở cửa thị trường của Việt Nam.
Trong nền kinh tế thị trường dưới tác động của quy luật cạnh tranh, của yêu cầu đẩy nhanh quá trình tích tụ tập trung tư bản, đã hình thành các tổ chức độc quyền. Với sức mạnh kinh tế của mình, các tổ chức này đã chèn ép và thôn tính các doanh nghiệp nhỏ. Ngoài ra, dưới tác dụng của khoa học kỹ thuật hiện đại, thị trường luôn biến động, đa dạng hoá sản phẩm đã trở thành xu thế tất yếu. Điều này, khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ không đủ sức vì thiếu nguồn lực và kinh nghiệm nên đã xâm nhập vào các tổ chức kinh tế khác hình thành các tập đoàn kinh tế mạnh với đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ. Các tập đoàn kinh tế mạnh được hình thành không chỉ thôn tính nhau mà còn tự nguyện hợp tác với nhau trong một số lĩnh vực chủ yếu để hình thành các công ty xuyên quốc gia với quy mô rất lớn. Đây thực sự là một trong những vấn đề quan trọng mà Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam cần đặc biệt quan tâm trong thời gian tới.
- Mặt khác, trong thời gian gần đây ở Việt Nam, môi trường kinh doanh đã đang và sẽ thay đổi, Việt Nam ngày càng tiến gần tới thời điểm hội tụ kinh tế khu vực và quốc tế. Việt Nam đã gia nhập ASEAN, tham gia kí hiệp định AFTA và cam kết tự do hoá hoàn toàn trong khối các nước ASEAN vào năm 2006, đã gây sức ép không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Đặc biệt, trong thời gian tới Việt Nam tiếp tục tham gia vào APEC, WTO, hiệp định thương mại với Hoa kì thì vấn đề thời gian. Hơn nữa, ở trong nước hiện nay cùng tham gia thị trường Bưu chính Viễn thông còn có công ty cổ phần dịch vụ Viến thông Sài gòn (Sài gon Posel) và công ty điện tử viễn thông quân đội (VIETEL). Với những biến đổi của nền kinh tế trên thế giới, trong khu vực và ở Việt nam như trên, nếu Tổng công ty không có sự thay đổi tích cực theo hướng phát triển thành một tập đoàn kinh tế mạnh để tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng phạm vi hoạt động thì sẽ không thể tồn tại và phát triển.
* Tóm lại:
Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước ở ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường là một quá trình hết sức khó khăn và phức tạp, trải qua nhiều thử thách thậm chí phải trả giá. Tìm được mô hình kinh tế phù hợp áp dụng cho từng doanh nghiệp không chỉ là công việc riêng của doanh nghiệp mà đòi hỏi mọi tổ chức, cơ quan có liên quan ở tầm vĩ mô phải xác định được vị trí chức năng và trách nhiệm của doanh nghiệp để tạo ra những điều kiện và có những giải pháp nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp đạt được các mục tiêu của mình. Việc phân tích, lựa chọn một mô hình tập đoàn kinh tế để áp dụng cho Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam hiện nay không phải là vấn đề đơn giản. Với những đặc thù riêng của mình, Tổng công ty cần phải có những bước đi thích hợp trên cơ sở nghiên cứu, xây dựng một mô hình tập đoàn phù hợp với đặc thù riêng đó.
CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM THEO MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ
3.1 MỤC TIÊU CƠ BẢN CỦA VIỆC CHUYỂN TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM THÀNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ
Xây dựng Tổng công ty thành Tập đoàn kinh tế nhằm phát huy tối đa nội lực, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của Tập đoàn kinh tế theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ tư (khoá VIII) của Đảng: “ Tổng kết mô hình Tổng công ty Nhà nước, trên cơ sở đó xây dựng các Tổng công ty thực sự trở thành những tập đoàn kinh tế mạnh có hiệu quả, có sức cạnh tranh cao, là xương sống của nền kinh tế”.
Xuất phát từ đặc điểm thực hiện các vấn đề đang đặt ra cần giải quyết của Tổng công ty, tìm kiếm những giải pháp thích hợp, chứ không phải vì ý muốn chủ quan để đưa ra một mô hình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế- xã hội- chính trị của Việt nam và ngành Bưu chính viễn thông. Ở đây nhóm nghiên cứu đưa ra mô hình chuyển Tổng công ty theo hướng “Công ty mẹ - Công ty con”. Việc áp dụng mô hình này sẽ là công cụ tổ chức và quản lý tác động vào quá trình vận động nội tại của Tổng công ty một cách minh bạch, rõ ràng bằng các biện pháp quản lý tài chính, quản lý kinh doanh, chứ không phải chỉ là biện pháp quản lý tài chính, quản lý kinh doanh, chứ không phải chỉ là biện pháp tổ chức mang tính hành chính.
3.1.1 Mục tiêu cơ bản
Mục tiêu cơ bản của việc chuyển Tổng công ty thành tập đoàn kinh tế mạnh nhằm phát triển mạnh mẽ nghành Bưu chính Viễn thông Việt Nam, nâng cao khả năng cạnh tranh với các tập đoàn Bưu chính Viễn thông khu vực và quốc tế, thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng đối với ngành Bưu chính- Viễn thông Việt Nam: “ Phát triên mạng lưới Bưu chính – Viễn thông hiện đại, đồng bộ, thống nhất, đều khắp và đa dịch vụ, đáp ứng tối đa nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng với chất lượng cao, giá thành hạ”.
- Mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài, Tổng công ty phải phấn đấu trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, phát triển trong môi trường của chế độ kinh tế Việt nam, với các đặc thù về mô hình kinh tế thị trường của Việt nam, và đóng vai trò chủ yếu trong cạnh tranh, vai trò dẫn đường, chi phối kinh doanh, có khả năng điều chỉnh thị trường hoặc tác động quyết định đến các yếu tố cơ bản của thị trường như: giá cả, sản lượng…
Vậy thì Tập đoàn kinh tế dưới hình thức công ty mẹ- công ty con trong điều kiện của Việt Nam là gì? Có rất nhiều cách hiểu khác nhau, từ phức tạp đến đơn giản và hiện nay khái niệm này vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu: Tập đoàn kinh tế là một tổ chức gồm nhiều đơn vị thành viên là các pháp nhân, sản xuất kinh doanh đa ngành nghề. Trong đó, có doanh nghiệp chủ đạo đóng vai trò chi phối, đa sở hữu, được điều chỉnh bằng các Luật như: Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài…
- Mục tiêu của việc xây dựng mô hình Tập đoàn cũng như nằm trong mục tiêu phấn đấu của Tổng công ty trước xu thế cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Tổng công ty là doanh nghiệp chủ đạo của nền kinh tế thì tập đoàn Bưu chính Viễn thông cần phải đạt được một số tiêu chí sau đây:
- Là tập đoàn do nhà nước quản lý bằng ràng buộc sở hữu, trong đó công ty mẹ có khả năng chi phối các đơn vị thành viên của mình do tỷ lệ góp vốn cao (sở hữu cổ phần chi phối), có đủ tiềm lực tài chính để đầu tư cho các đơn vị thành viên, có tiềm lực khoa học kỹ thuật để dẫn dắt các ngành kinh tế khác phát triển. Bên cạnh, đó tập đoàn còn phải có đủ tiềm lực để chuyên môn hoá sản xuất, đảm bảo chuyên môn hoá sâu và đồng bộ dây chuyền sản xuất.
- Đổi mới cơ chế quản lý Tổng công ty nhằm phát huy cao nhất các nguồn lực, trước hết là nội lực, gắn kết các doanh nghiệp thành viên thành một thể thống nhất về mục tiêu, quy mô, công nghệ. Quá trình kinh doanh trên cơ sở thống nhất, tập trung quỳền sở hữu về vốn, xoá bỏ kiều liên kết hành chính, tập hợp như hiện nay.
3.1.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể của việc chuyển Tổng công ty Bưu chính Việt Nam thành Tập đoàn kinh tế mạnh nhằm tạo nên sự gắn kết giữa các doanh nghiệp thành viên thành một khối thống nhât. Để thực hiện các chiến lược này cần được xác định và thống nhất về mục tiêu, công nghệ, đầu tư cho các khối: Bưu chính, viễn thông, thương mại và công nghiệp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh của cả dây chuyền sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Sự gắn kết được xác lập và thể hiện thông qua cơ chế điều hành bằng quyền sở hữu tập trung về vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, chiếm giữ và phát triển thị trường dịch vụ bưu chính viễn thông, tạo tiền đề cho việc hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Tổng công ty phải khẳng định mục tiêu lâu dài là một doanh nghiệp đóng vai trò độc quyền tự nhiên trong lĩnh vực Bưu chính viễn thông tại thị trường Việt Nam (chiếm thị phần áp đảo trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp). Sự độc quyền tự nhiên được xác lập bằng chính sức mạnh tự nhiên của Tổng công ty, chứ không phải bằng sự chỉ định của Nhà nước. Thể hiện ở ngành nghề hoạt động chủ đạo, có chiến lược kinh doanh dài hạn, dự baó được những khó khăn và thuận lợi của thị trường trong và ngoài nước để có chiến lược ứng phó kịp thời nhằm phát huy lợi thế so sánh và giảm bớt những vấn đề bất lợi của Tập đoàn. Từng bước tham gia các thị trường vốn và thị trường tiền tệ để huy động vốn, thay đổi cơ cấu sở hữu nhằm đảm bảo lợi ích của Nhà nước và các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Do vậy, chuyển đổi Tổng công ty hiện nay theo mô hình tập đoàn để tạo điều kiện mở rộng liên kết theo chiều dọc kết hợp với liên kết theo chiều ngang, giữa các đơn vị có phân cấp hạch toán rõ ràng nhằm tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên. Đưa Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam trở thành tập đoàn kinh tế phát triển, có năng lực tài chính dồi dào để điều hoà và đầu tư vốn cho các đơn vị thành viên nhằm nâng cao, ổn định chất lượng sản phẩm. Sản phẩm của tập đoàn phải có uy tín, nhãn hiệu thương mại được thị trường trong nước và quốc tế chấp nhận.
Bên cạnh đó, việc chuyển đổi mô hình Tổng công ty hiện nay còn nhằm đạt được mục tiêu tổ chức được hệ thống thông tin trong bộ máy tập đoàn được nhanh chóng, kịp thời, an toàn và chính xác. Đây là điều kiện đầu tiên và cũng là điều kiện quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp trong việc nắm bắt thời cơ và cơ hội kinh doanh.
Bên cạnh đó, tiếp tục kế thừa và vận dụng kinh nghiệm phát triển nhũng năm qua làm tiền đề để xây dựng mô hình tổ chức và chiến lược phát triển cho Tổng công ty sao cho phù hợp với xu hướng phát triển chung của ngành Bưu chính Viễn thông trên thế giới và trong khu vực, đảm bảo phát triểm các chỉ tiêu kinh tế cao nhất.
3.2. NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG TRONG VIỆC CHUYỂN TỔNG CÔNG TY THEO MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ
3.2.1 Một số quan điểm chủ yếu
Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ của Tông công ty Bưu chính viễn thông Việt nam nhóm nghiên cứu cho rằng việc chuyển Tổng công ty thành Tập đoàn kinh tế cần quán triệt các quan điểm chủ yếu sau:
3.2.1.1. Quan điểm hiệu quả kinh tế - xã hội
Quan điểm hiệu quả kinh tế – xã hội đòi hỏi gắn mục tiêu kinh tế với mục tiêu xã hội…
Bưu chính Viễn thông là cơ sở hạ tầng của xã hội, vì vậy tập đoàn Bưu chính Viễn thông vừa phải thực hiện yêu cầu thông tin của Đảng, Nhà nước, quốc phòng - an ninh, coi việc phục vụ Đảng, Nhà nước là nhiệm vụ chính trị của Tập đoàn, vừa phải tính toán hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tập đoàn phụ thuộc vào chênh lệch giữa kết quả đầu ra với chi phí các nhân tố đầu vào. Hiệu quả sản xuất kinh doanh được biểu hiện qua một số chỉ tiêu sau: tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước biểu thị hiệu quả sử dụng vốn; tốc độ luân chuyển (vòng quay) của vốn thể hiện mức tiết kiệm của vốn ứng trước nhằm đạt kết quả đầu ra; chi phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, dịch vụ. Ngoài ra, khi phân tích kinh tế người ta có thể sử dụng các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của việc sử dụng từng loại nhân tố đầu vaò như: hiệu quả đạt được trên một đơn vị diện tích sử dụng; năng suất lao động của một công nhân; trình độ sử dụng máy móc, thiết bị; suất tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm…
Trên thực tế, việc đánh giá hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp Nhà nước và của tổng công ty Nhà nước. Còn có nhiều ý kiến khác nhau. Vấn đề đặt ra là có phải cứ doanh nghiệp Nhà nước và Tổng công ty Nhà nước là làm ăn không có hiệu quả? Vậy những yếu tố nào quyết định hiệu quả kinh tế của các đơn vị thuộc khu vực kinh tế Nhà nước.
Trước hết, hãy xem xét mối quan hệ giữa chủ sở hữu – người quản lý với hiệu quả kinh tế. Đối với doanh nghiệp nhà nước, người quản lý hoàn toàn không phỉ là người chủ sở hữu doanh nghiệp Nhà nước nhưng được nhà nước (chủ sở hữu) giao cho chức năng quản lý doanh nghiệp nhà nước. Chính vì vậy, cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước không có đủ động cơ và điều kiện đem hết khả năng để nâng cao hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp như là người chủ sở hữu thường làm đối với doanh nghiệp của họ. Nhà nước giao cho giám đốc quản lý doanh nghiệp nhà nước, nhưng không igám sát được hang vi và nỗ lực của Giám đốc và cũng không có khả năng kiềm chế hiệu quả của hành vi tư lợi của giám đốc doanh nghịêp nhà nước.
Để khắc phục tình trạng trên, đối với mô hình Tổng công ty nhà nước như Tổng công ty Bưu chính – Viễn thông Việt Nam, Nhà nước đã cử người làm chủ tịch Hội đồng quản trị, trực tiếp giám sát mọi hoạt độngcủa Tổng giám đốc. Tuy nhiên, Hội đồng quản trị cũng chỉ là người là đại diện chủ sở hữu chứ không phải là người chủ đích thực của Tổng công ty. Vì vậy, vấn đề sở hữu là vật cản lớn nhất cho việc nâng cao hiệu quả kinh tế của Tổng công ty nhà nước nói chung và của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam nói riêng.
Thứ hai, áp lực của thị trường và hiệu quả kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, môi trường kinh doanh và đặc biệt là áp lực của thị trường có tác động mạnh mẽ tới hiệu quả kinh tế cửa các doanh nghiệp nhà nước và Tổng công ty nhà nước. Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nếu chất lượng sản phẩm, dịch vụ kém, gía bán cao sẽ không tiêu thụ được, lợi nhuận sẽ giảm xuống. Điều đó sẽ làm thất vọng các cổ đông và có thể dẫn tới tình trạng các cổ đông sẽ bán cổ phần của họ, làm giá cổ phần hạ xuống, hậu quả cuối cùng là doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, các nhà quản lý sẽ mất việc làm. Chính áp lực mạnh mẽ của thị trường buộc các nhà quản lý doanh nghiệp phải thường xuyên cố gắng nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Ngược lại, đối với các doanh nghiệp nhà nước hoặc Tổng công ty nhà nước, trong trường hợp lợi nhuận giảm sút do chất lượng sản phẩ, dịch vụ kém giá bán cao không tiêu thụ được, Tổng giám đốc không dễ dàng rút vốn từ doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả sang các doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiêụ quả hơn. Việc rút vốn đầu tư của nhà nước từ doanh nghiệp này qua doanh nghiệp khác, ngành này qua ngành khác bị ràng buộc bởi các quyết định hành chính chậm chạp. Vì vậy, áp lực thị trường đặc biệt là thị trường vốn có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh tế của các Tổng công ty nhà nước.
Chúng ta dễ dàng thấy rằng, cơ chế quản lý tại doanh nghiệp tư nhân linh hoạt, uyển chuyển hơn tại doanh nghiệp nhà nước vì lợi ích của chính mình nên Giám đốc của doanh nghiệp tư nhân nắm bắt và xử lý thông tin nhanh nhạy hơn, loại sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường. Còn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC2496.doc