Hoạt động kinh doanh ngoại tệ năm 2002 gặp rất nhiều khó khăn: nguồn ngoại tệ khan hiếm, tỷ giá các loại ngoại tệ, đặc biệt là đô la Mỹ thay đổi với biên độ lớn, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt. Do đó mục tiêu kinh doanh ngoại tệ nhằm mục đích đa dạng hoá nghiệp vụ kinh doanh, quan trọng hơn là tăng trưởng dư nợ, giữ vững củng cố quan hệ kinh doanh giữa ngân hàng và khách hàng, không hoàn toàn lấy lãi kinh doanh làm tiêu chí mà vì hiệu quả chung của cả chi nhánh. Doanh số mua ngoại tệ năm 2002 đạt 52.980.241 USD và nhiều loại ngoại tệ khác như EUR, HKD. tăng gấp 2 lần so với 2001. Doanh số bán ra 53.832.480 USD, tăng 3.647.368 USD so với năm 2001.
65 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1434 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số vấn đề về bảo đảm tiền vay trong cho vay của ngân hàng thương mại, nghiên cứu tại chi nhánh ngân hàng công thương Thanh Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oại tệ quy đổi VNĐ) năm 2002 đạt 1.116.940 triệu đồng, tăng 417.290 triệu đồng so với năm 2001, bằng 146,1%; so với kế hoạch tăng 83.655 triệu đồng, bằng 111,15%.
Trong đó:
- Vốn huy động bằng VNĐ đạt 819.546 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 70.23% tổng nguồn vốn huy động, tăng 332.535 triệu đồng so với năm 2001.
- Huy động vốn bằng ngoại tệ quy VNĐ đạt 347.927 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 29,77% tổng nguồn vốn huy động, tăng 85.288 triệu đồng.
Về cơ cấu nguồn vốn huy động:
- Tiền gửi doanh nghiệp đạt 349.927 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 29,98% tổng nguồn huy động, tăng 137.440 triệu đồng so với năm 2001.
- Tiền gửi dân cư đạt 817.009 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 70,02% tổng nguồn vốn huy động, tăng 195.841 triệu đồng so với năm 2001.
- Huy động kỳ phiếu đạt 68.296 triệu đồng, tăng 48.967 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 5,98% tổng nguồn vốn huy động.
- Năm 2002 NHCT Thanh Xuân đã tiến hành huy động trái phiếu đạt 44.530 triệu đồng.
Như vậy năm 2002 ngân hàng đã đa dạng hoá các hình thức huy động vốn hơn so với những năm trước. Điều này đã chứng minh rằng khả năng kinh doanh và uy tín của ngân hàng được tăng lên rất nhiều.
Mức tăng trưởng nguồn vốn huy động năm 2002 đã đạt và vượt chỉ tiêu của NHCTVN giao. Cũng trong năm 2002 có thời kỳ lãi suất huy động của NHCT thấp hơn so với lãi suất của một số ngân hàng khác nhưng nguồn huy động của chi nhánh vẫn tăng trưởng ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu đầu tư tín dụng cho các doanh nghiệp. Tiếp tục mở rộng mạng lưới huy động tiết kiệm đến các địa bàn dân cư trong quận Thanh Xuân. Năm 2001 chi nhánh đã khai trương 2 quỹ tiết kiệm (số 78 và 79), năm 2002 khai trương thêm 3 quỹ tiết kiệm (số 80, 81 và 82) đưa tổng số quỹ tiết kiệm của chi nhánh lên 13 quỹ, đáp ứng nhu cầu gửi tiền của nhân dân trong quận Thanh Xuân. Từng bước hiện đại hoá công nghệ, trong năm chi nhánh đã chuyển 3 QTK sang giao dịch tức thời (số 31, 44, 47), rút ngắn thời gian giao dịch, chính xác trong thanh toán, tạo niềm tin đối với khách hàng đến giao dịch; từng bước cải thiện công nghệ trong giao dịch, thực hiện văn minh trong hoạt động ngân hàng.
Có thể nói, trong công tác huy động vốn, mặc dù không tạo cho mình ưu thế về mặt lãi suất huy động song do thường xuyên coi trọng chất lượng dịch vụ kết hợp tốt chính sách khách hàng nên nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng đều, đảm bảo cân đối vốn, tạo thế chủ động cho hoạt động kinh doanh.
Công tác quản lý tiền gửi dân cư được chi nhánh thực hiện thường xuyên, nghiêm túc thông qua công tác kiểm tra dưới nhiều hình thức. Qua đó đã khắc phục được những sai sót, đảm bảo an toàn tuyệt đối nguồn tiền gửi dân cư và các giấy tờ in quan trọng, nâng cao uy tín của NH đối với khách hàng.
2.1.2.2. Hoạt động kinh doanh đối ngoại.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ năm 2002 gặp rất nhiều khó khăn: nguồn ngoại tệ khan hiếm, tỷ giá các loại ngoại tệ, đặc biệt là đô la Mỹ thay đổi với biên độ lớn, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt. Do đó mục tiêu kinh doanh ngoại tệ nhằm mục đích đa dạng hoá nghiệp vụ kinh doanh, quan trọng hơn là tăng trưởng dư nợ, giữ vững củng cố quan hệ kinh doanh giữa ngân hàng và khách hàng, không hoàn toàn lấy lãi kinh doanh làm tiêu chí mà vì hiệu quả chung của cả chi nhánh. Doanh số mua ngoại tệ năm 2002 đạt 52.980.241 USD và nhiều loại ngoại tệ khác như EUR, HKD... tăng gấp 2 lần so với 2001. Doanh số bán ra 53.832.480 USD, tăng 3.647.368 USD so với năm 2001.
Nghiệp vụ mở và thanh toán L/C nhập khẩu: năm 2002 phát hành 154 L/C trị giá 30.867.593 USD và ngoại tệ khác quy đổi, bằng 255,3% so với năm 2001, số món bằng 157% so vơi năm 2001, giá trị thanh toán 17.699.000 USD và ngoại tệ khác quy đổi, bằng 148,14% so với năm 2001.
Năm 2002 ngân hàng thực hiện nhờ thu 45 món so với 29 món năm 2001 trị giá 668.946 USD so với 321.755 USD năm 2001. Như vậy số món tăng gấp rưỡi và giá trị tăng gấp đôi.
Chuyển tiền đi nước ngoài năm 2002 là 240 món trị giá 868.220 USD.
Chi trả kiều hối năm 2002 đạt 232 món trị giá 2.486.000 USD, năm 2001 là 145 món trị giá 2.315.933 USD.
Có thể nhận thấy trong những năm gần đây, ngân hàng đã tăng dần các phương thức thanh toán quốc tế khác làm tăng thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng. Điều đó cũng chứng tỏ ngân hàng đang hoà nhập với quốc tế và niềm tin của khách hàng dành cho ngân hàng ngày càng cao.
Công tác tư vấn, hướng dẫn khách hàng áp dụng và thực hiện các phương tiện thanh toán thương mại quốc tế có lợi cho khách hàng và an toàn vốn được chi nhánh đặc biệt quan tâm.
Công tác thanh toán quốc tế không ngừng được nâng cao, kiểm tra các bộ chứng từ nhanh chóng, chính xác, thường xuyên tư vấn tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, phong cách giao dịch văn minh lịch sự.
2.1.2.3. Công tác tiền tệ kho quỹ.
Công tác thu chi tiền mặt, ngoại tệ, ngân phiếu của dân cư và tổ chức kinh tế được phòng thu chi kịp thời, không để xảy ra tồn đọng để khách hàng phải chờ đợi. Đảm bảo cân đối nguồn tiền mặt để đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu thu chi tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ. Tổ chức mạng lưới thu chi nhanh chóng cho khách hàng với thái độ phục vụ văn minh, lịch sự; làm tốt các dịch vụ theo nhu cầu khách hàng như: thu tiền lưu động, chuyển tiền nhanh đi các tỉnh...Việc kiểm đếm, đóng gói, thu, chi... theo đúng các quy định và chế độ. Kết quả công tác thu chi tiền mặt của chi nhánh trong năm 2002 như sau:
Tổng thu tiền mặt và ngân phiếu đạt: 1.598 tỷ đồng, tăng 222 tỷ đồng so với năm 2001, tương đương 138,92%.
Tổng chi tiền mặt và ngân phiếu: 1.052 tỷ đồng, tăng 30 tỷ đồng so với năm 2001, tương đương 129,35%.
Trong quá trình phục vụ, anh chị em luôn đề cao tinh thần trách nhiệm, đức tính liêm khiết nên đã giữ được mối quan hệ tốt với khách hàng. Luôn chấp hành tốt công tác bảo vệ an toàn tuyết đối tài sản, tiền bạc trong kho và trên đường vận chuyển.
2.1.2.4. Công tác kế toán – tài chính.
Với công nghệ hiện đại, phong cách giao dịch tận tình, trong năm 2002 số lượng khách hàng mới đến giao dịch và chuyển tiền tăng 426 khách hàng so với năm 2001, khối lượng luân chuyển qua ngân hàng 21.643.145 triệu đồng, tăng 3.384.333 triệu đồng so với năm 2001, tương đương 119.45%.
Công tác kế toán – tài chính chấp hành tốt chế độ, pháp lệnh kế toán quy định; đảm bảo kịp thời, chính xác, trung thực, việc ghi chép kế toán hợp lệ, hợp pháp. Phối hợp với nghiệp vụ tín dụng thu nợ, thu lãi kịp thời, chính xác. Thực hiện nghiêm túc các quy chế về quỹ, bảo đảm thanh toán và ký quỹ bắt buộc, tiết kiệm chi tiêu theo nội dung và kế hoạch của ngân hàng cấp trên.
Công tác quyết toán năm hoàn thành tốt, các báo biểu kế toán thực hiện báo cáo về ngân hàng công thương Việt Nam trứơc giờ quy định. Phong cách thái độ tiếp khách được chú trọng nâng cao, do đó lượng khách hàng về giao dịch với chi nhánh tăng 156 TK so với năm 2001.
Công tác thông tin điện toán đã triển khai kịp thời chế độ hạch toán dự thu, dự trả từ tháng 3/ 2001, triển khai chương trình mới báo cáo tức thời về NHNN, thực hiện chương trình chuyển đổi 12 loại ngoại tệ về đồng EUR. Đặc biệt đã có sự nghiên cứu phối hợp giữa các phòng Kế toán tài chính – Quản lý tiền gửi dân cư – Kinh doanh giúp khách hàng giao dịch tiện lợi hơn.
Kết quả tài chính đến 31/12/2002:
- Tổng thu nhập 67.433 triệu đồng, tăng 7.227 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước .
- Lợi nhuận 10.818 triệu đồng, tăng 3.298 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2001.
- Tiền lương bình quân năm 2002 là 1.352 ngàn đồng/ người.
- Thu nhập bình quân năm 2002: 1.548 ngàn đông/ người.
2.1.2.5. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
Để thực hiện tốt mục tiêu “an toàn” trong kinh doanh và phát huy tốt vai trò kiểm soát theo tinh thần chỉ đạo của NHCTVN, công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ của chi nhánh đã được chú trọng và duy trì thường xuyên. Trên cơ sở nhiệm vụ kinh doanh, căn cứ vào chương trình kiểm tra của NHCTVN, đã chủ động lập chương trình và thực hiện kiểm soát trên tất cả các mặt nghiệp vụ: Tín dụng, bảo lãnh, kế toán, tiền tệ kho quỹ... từ đó đôn đốc việc thực hiện chế độ quy định đi vào nền nếp. Việc theo dõi khắc phục tồn tại được thực hiện thường xuyên. Thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ đã kịp thời chấn chỉnh những tồn tại, bổ khuyết thiếu sót trong các mặt nghiệp vụ và hạn chế được rủi ro trong kinh doanh, góp phần tích cực vào kết quả hoạt động và sự phát triển của chi nhánh.
Hoạt động kiểm soát từ xa được thực hiện hàng ngày thông qua bảng cân đối vốn kinh doanh hàng ngày với các nội dung: tình hình tăng giảm dư nợ của chi nhánh, trong đó lưu ý diễn biến nợ quá hạn, dư nợ phát sinh hàng ngày của những khách hàng lớn, kiểm tra mức uỷ quyền phán quyết cho vay, bảo lãnh, tính toán các chỉ tiêu an toàn về vốn... qua đó kịp thời tham mưu giám đốc điều hành hiệu quả hơn.
2.1.2.6. Công tác tổ chức hành chính.
Công tác tổ chức: Có kế hoạch, quy hoạch sắp xếp, bố trí cán bộ đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ của các phòng ban trong cơ quan. Thời gian qua đã tham mưu cho lãnh đạo trong việc bổ nhiệm 02 đồng chí trưởng phòng, 03 đ/c phó phòng, 02 đ/c trưởng QTK, 01 đ/c phó QTK, hoàn thiện hồ sơ thủ tục tuyển dụng lao động, giải quyết chế độ nghỉ hưu trí, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tổ chức công tác nâng lương cho cán bộ...
Công tác hành chính quản trị: phục vụ tốt các hội nghị của chi nhánh, cải tạo nâng cấp và đưa vào hoạt động QTK số 31, thực hiện bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị, công tác văn thư bảo đảm bí mật, an toàn.
2.1.2.7. Hoạt động tín dụng.
Năm
2000
2001
2002
Tổng các khoản đầu tư, cho vay
- VNĐ
- Ngoại tệ
Tổng các khoản đầu tư, cho vay
- Đầu tư TPCP
- Uỷ thác cho vay
- Cho vay nền kinh tế:
+ Cho vay trung, dài hạn
+ Cho vay ngắn hạn
- Cho vay nền kinh tế:
+ Cho vay ngoài quốc doanh
+ Cho vay quốc doanh
436.115
382.672
53.443
436.115
5.532
0
430583
77.608
352.975
430583
18.730
411.853
750.649
657.649
93.000
750.649
18
87.924
662.707
151.650
511.057
662.707
24.020
638.687
1.034.9222
958.594
76.328
1.034.9222
3.589
80.649
950.684
257.594
693.090
950.684
72.515
878.169
Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn qua các năm. (đơn vị: triệu đồng)
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh ngân hàng công thương T. Xuân)
Các khoản đầu tư và cho vay năm 2002 đã đạt được mục tiêu tăng trưởng của NHCTVN, vừa đáp ứng đầy đủ kịp thời vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, vừa đáp ứng yêu cầu đặt ra của NH, hoà chung bước tiến của cả nền kinh tế trong công cuộc CNH-HĐH đất nước.
Các khoản đầu tư và cho vay năm 2002 đạt 1.034.922 triệu đồng, tăng 284.273 triệu đồng so với năm 2001, tương đương 161.85%.
Trong đó:
- Các khoản đầu tư đạt 80.684 triệu đồng, chủ yếu là uỷ thác cho vay đối với Công ty tài chính công nghiệp tàu thuỷ, một dịch vụ mới lần đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước và NHCTVN cho phép chi nhánh Thanh Xuân được thực hiện từ năm 2001. Thông qua Công ty tài chính công nghiệp tàu thuỷ, ngân hàng đã đầu tư đóng 2 con tàu 6.300 tấn và một tàu 11.500 tấn. Vốn vay thực sự đáp ứng kịp thời, hiệu quả góp phần nâng cao năng lực và hiện đại hoá ngành vận tải biển Việt Nam theo đúng chủ trương chỉ đạo đã được TTg phê duyệt và yêu cầu triển khai khẩn trương.
- Cho vay nền kinh tế đạt 950.684 triệu đồng, tăng 287.977 triệu đồng so với năm 2001, tương đương 164,27%. Trong đó cho vay bằng VNĐ đạt 874.357 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 91,86% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, tăng 303.645 triệu đồng so với năm 2001, tương đương 134.82%.
* Về cơ cấu dư nợ:
- Cho vay ngắn hạn đạt 693.090 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 72,9% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, tăng 182.033 triệu đồng so với năm 2001, tốc độ tăng 135,61%.
- Cho vay trung và dài hạn 257.594 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 27,1% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, tăng 105.944 triệu đồng so với năm 2001, tương đương 169,85%.
Trong năm 2002, tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt và diễn ra từng ngày giữa các ngân hàng thương mại về lãi suất cho vay, phí chuyển tiền, nới lỏng điều kiện tín dụng nhằm lôi kéo khách hàng, tăng thị phần đầu tư tín dụng. NHCT Thanh Xuân với nhiều biện pháp chủ động, đoán trước thời cơ, linh hoạt trong việc vận dụng chính sách khách hàng đã giữ vững và không ngừng tăng thị phần đầu tư tín dụng. Có được kết quả trên là do:
Å Toàn chi nhánh đã coi trọng và đặc biệt quan tâm tới công tác tín dụng, tích cực khai thác quan hệ với khách hàng để nắm bắt các phương án, dự án khả thi, đẩy mạnh cho vay các thành phần kinh tế, đặc biệt tiếp cận thẩm định các dự án lớn, các công trình trọng điểm của Nhà nước: dự án cho vay đồng tài trợ nhà máy nhiệt điện Uông Bí với tổng số tiền sẽ giải ngân 600 tỷ đồng; cho vay cơ cấu lại nợ vay nước ngoài của liên doanh khách sạn Thống nhất Metropole trị giá 5 triệu USD; cho vay các doanh nghiệp để mua sắm máy móc thiết bị thi công: công ty xây dựng số 6 Thăng long, công ty cơ giới xây lắp LICOGI, công ty xây dựng số 19...
Å Chi nhánh đã vận dụng và thực hiện năng động chính sách khách hàng, tiếp tục đổi mới phong cách , chất lượng phục vụ, kịp thời điều chỉnh lãi suất, phí dịch vụ đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, phát triển ổn định thị phần tín dụng như đối với Công ty bánh kẹo Hải Hà, Công ty vật tư vận tải và xây dựng công trình giao thông, Công ty lắp máy điện nước...
Å Chủ động chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng kinh tế Nhà nước là chủ đạo, mở rộng cho vay các doanh nghiệp lớn có khả năng tài chính và hiệu quả kinh doanh tốt, nâng cao tỷ trọng đầu tư trung và dài hạn trong tổng dư nợ.
- Tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp Nhà nước đến 31/12/2002 đạt 878.169 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 92,4% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, tăng 239.482 triệu đồng so với năm 2001, tương đương 137,5%. Cho vay ngoài quốc doanh đạt 72.515 triệu đồng, tăng 48.459 triệu đồng.
- Công tác tín dụng năm 2002 mục tiêu đề ra là phát triển an toàn, hiệu quả. Đi liền với mục tiêu tăng trưởng tín dụng, chi nhánh thực hiện phương châm: “ tận tâm – chia sẻ – hiệu quả - phát triển” chủ yếu vào khu vực kinh tế Nhà nước, nợ quá hạn khó đòi được chi nhánh tích cực đôn đốc, xử lý thu hồi vốn.
Tập trung xử lý triệt để các khoản nợ quá hạn khó đòi. Nợ khó đòi năm 2001 là 199 triệu VNĐ, đã giảm xuống nhiều so với 1274 triệu VNĐ năm 2000 và 4267 triệu VNĐ năm 1999. Nhưng đến năm 2002 thì nợ khó đòi chỉ còn là 0.
Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2000 là 0,29%, đến năm 2001 chỉ còn là 0,0265 trên tổng dư nợ và năm 2002 còn 0%. Với kết quả này, chi nhánh đã dần khẳng định vị thế, uy tín của mình trên thương trường, chứng tỏ khả năng thẩm định cũng như sự quan tâm xử lý nợ khó đòi, tạo sức cạnh tranh tốt hơn trên thị trường tiền tệ.
Công tác điều hành vốn kinh doanh luôn được quan tâm, định mức tồn tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước vưà đủ nhu cầu thanh toán cho khách hàng, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn một cách triệt để, không để tình trạng thừa hoặc thiếu vốn.
2.2. Thực trạng công tác bảo đảm tiền vay tại chi nhánh ngân hàng công thương Thanh xuân.
2.2.1. Cơ sở pháp lý cho vấn đề bảo đảm tiền vay trong cho vay của chi nhánh.
Với đặc trưng của một ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng công thương Thanh xuân cũng phải vận hành trong một môi trường pháp lý chặt chẽ do các cơ quan pháp quyền của Nhà nước đặt ra. Mặc dù hệ thống ngân hàng Việt Nam được hình thành từ khá lâu nhưng pháp luật về bảo đảm tiền vay vẫn còn khá trẻ về tuổi đời. Điều này cũng được lý giải bởi đòi hỏi của từng giai đoạn lịch sử. Trước tháng 7/1989, với đặc trưng của một nền kinh tế còn nặng về bao cấp, các biện pháp bảo đảm tiền vay chưa được quy định. Hai pháp lệnh ngân hàng ra đời sau đó đã tạo cơ sở pháp lý cho ngân hàng thu hồi nợ.
Chi nhánh ngân hàng công thương Thanh Xuân chính thức thành lập từ ngày 20/2/1999. Giai đoạn này công tác bảo đảm tiền vay chịu sự điều chỉnh trực tiếp của Nghị định 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng và Thông tư số 06/TT-NHNN1 ngày 04/4/2000 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện nghị định 178/1999/NĐ-CP. Đây có thể nói là trọng tâm của các văn bản pháp luật liên quan đến bảo đảm tiền vay hiện nay.
Ngày 29/12/1999, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 178/1999/NĐ-CP gồm 7 chương, 39 điều về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng. Đây là một văn bản pháp luật rất quan trọng nhằm thực hiện các quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Bộ luật dân sự, Luật đất đai và các văn bản pháp luât khác có liên quan. Sau một thời gian thực hiện đã bộc lộ những điểm chưa phù hợp với thực tế nên Chính phủ đã bổ sung một số giải pháp về bảo đảm tiền vay tại Nghị quyết số 11/2000/NQ-CP ngày 31/7/2000 trong đó quy định về thế chấp giá trị quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Nghị định 178/1999/NĐ-CP và các văn bản pháp luật về bảo đảm tiền vay được ban hành trong năm 2000, 2001, 2002 là bước đổi mới căn bản so với trước đây, thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của ngân hàng. Theo đó các biện pháp bảo đảm tiền vay được quy định phù hợp với điều kiện thực tế đầu tư, sản xuất kinh doanh và đời sống trong nước, tiếp cận thông lệ quốc tế; quyền chủ động của các tổ chức tín dụng và trách nhiệm của khách hàng vay trong giao dịch bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm được quy định cụ thể, tạo điều kiện cho việc mở rộng tín dụng an toàn, hiêu quả.
Tuy nhiên một thực tế là hiện nay có một số văn bản quy phạm pháp luật được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, thậm chí kể cả các Bộ luật, sau một thời gian thực hiện cần phải bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế. Nghị định 178/1999/NĐ-CP cũng không nằm ngoài thực tế đó. Việc tổ chức thực hiện chưa có sự đồng bộ, chưa có sự trao quyền chủ động và sự tự chịu trách nhiệm cao cho các tổ chức tín dụng, một số quy định về bảo đảm tiền vay chưa phù hợp với điều kiện thực tế. Hơn thế nữa, thời gian gần đây các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật, ký kết hiệp định quốc tế, trong đó có quy định liên quan đến bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng cần được bổ sung vào Nghị định 178/1999/NĐ-CP như: Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam, Hiệp định thương mại Việt- Mỹ…
Trong thời gian sắp tới, có thể Nghị định 178/1999/NĐ-CP sẽ được thay thế bởi một văn bản quy phạm pháp luật mới. Nhưng cho đến nay chúng ta có thể thấy được những ưu điểm của Nghi định này đã phát huy tác dụng và đã thực sự trở thành cơ sở cho việc thực hiện công tác bảo đảm tiền vay của các ngân hàng thương mại nói chung, ngân hàng công thương Thanh xuân nói riêng.
2.2.2. Thực tế bảo đảm tiền vay tại chi nhánh.
Như đã trình bày tại chương 1, bảo đảm tiền vay được phân thành bảo đảm bằng tài sản và bảo đảm không bằng tài sản hay bảo đảm bằng uy tín
2.2.2.1. Các khoản vay có tài sản bảo đảm.
Như đã đề cập ở phần trên, để thực hiện được trọn vẹn nguyên tắc hoàn trả, ngoài việc thẩm định dự án, thẩm định khách hàng một cách chặt chẽ, xây dựng quy trình cho vay khoa học, ngân hàng còn chú trọng áp dụng các biện pháp phòng ngừa, trong đó “cho vay có bảo đảm bằng tài sản” được xem là một yếu tố quan trọng.
Xét về mặt lý thuyết, biện pháp này là an toàn trong hoạt động cho vay bởi ngoài nguồn thu có được do kết quả của dự án mang lại, trong một số trường hợp, khoản vay còn được bảo đảm bằng các tài sản dưới hình thức thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh bằng tài sản của người thứ ba. Ngân hàng có quyền đem bán, chuyển nhượng các tài sản này trên thị trường để thu hồi lại tiền cho vay nếu người vay không trả nợ đúng hạn. Trên thực tế, trong những năm gần đây, khi tài sản và vốn tích luỹ từ nội bộ doanh nghiệp và hộ gia đình thấp, hoạt động của thị trường bất động sản có nhiều biến động gây khó khăn cho công tác bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng, các định chế pháp lý về quyền sở hữu đang từng bước được hoàn thiện và chưa được triển khai trên diện rộng, thì việc phòng ngừa nói trên không còn phát huy hiệu quả như mong muốn thậm chí còn gây tác động không tốt.
Trong quá trình đó việc ra đời của một loạt các văn bản về bảo đảm tiền vay do Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ban hành đã từng bước phá bỏ những rào cản, tạo điều kiện để đề cao tính tự chủ, tự quyết định, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng. Ngân hàng công thương Thanh xuân trong quá trình thực hiện công tác bảo đảm tiền vay cũng có nhiều thuận lợi song cũng vấp phải một số khó khăn nhất định xét trên quan điểm bảo đảm tiền vay.
Hiện nay chi nhánh đang áp dụng cả 4 biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo quy định của Nghị định 178-NĐ/CP là cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản của người thứ ba và bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
Theo quy định hiện nay quyền chủ động có áp dụng bảo đảm bằng tài sản hay không là thuộc về ngân hàng, do đó ở chi nhánh đã áp dụng bảo đảm bằng tài sản đối với tất cả các khách hàng ngoài quốc doanh, ngoài ra chi nhánh cũng áp dụng cả đối với một số doanh nghiệp quốc doanh khi cần thiết. Có thể nói đối tượng khách hàng chủ yếu của chi nhánh là các doanh nghiệp quốc doanh, bên cạnh đó ngân hàng cũng đang hướng tới đối tuợng khách hàng tiềm năng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đó cũng là xu thế phát triển tất yếu của nền kinh tế thị trường, điều này được thể hiện rõ qua mức cho vay ngày càng tăng đối với các doanh nghiệp này.
Bảng 3: Tình hình cho vay phân theo các biện pháp bảo đảm bằng tài sản năm 2002:
(đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Dư nợ cho vay
Dư nợ
Tỷ trọng(%)
Tổng
164.619
Bảo đảm bằng tài sản của khách hàng
121.552
73,84
Bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba
4.127
2,51
Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay
38.940
23,65
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh ngân hàng công thương T.Xuân)
Các khoản cho vay trên đều là những khoản vay trên 50 triệu đồng.
Như vậy trong cho vay có bảo đảm bằng tài sản thì cho vay có bảo đảm bằng tài sản của chính khách hàng vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn cả. Đây là điều dễ hiểu và có thể được lý giải như sau:
Thứ nhất: Các biện pháp cầm cố, thế chấp tỏ ra thông dụng hơn cả. ở Việt Nam, cầm cố, thế chấp đã tồn tại từ rất lâu trong các giao dịch kinh tế và dân sự, bao gồm: thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lãnh, đặt cọc, ký cược ký quỹ, phạt vi phạm. Chính vì vậy mà thế chấp và cầm cố tỏ ra gần gũi hơn với các chủ thể kinh tế, đặc biệt trong quan hệ đi vay với ngân hàng. Mặt khác, cũng đã có các quy định từ lâu về thế chấp và cầm cố, còn bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay mới chỉ được quy định cụ thể, rõ ràng hơn kể từ Nghị định 178- NĐ/CP.
Thứ hai: Sự phát triển tất yếu của nền kinh tế.
Hiện nay Nhà nước hầu như không còn bao cấp hay chỉ định đối với ngân hàng phải cho vay như trước kia nữa, do đó ngân hàng hoàn toàn có thể lựa chọn biện pháp bảo đảm tiền vay đối với những khách hàng của mình. Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì bảo đảm bằng tài sản đã trở nên rất phổ biến. Còn đối với các doanh nghiệp quốc doanh thì tài sản của họ thường là máy móc thiết bị, nhà xưởng, chứng từ có giá mà những tài sản này lại có giá trị nhỏ hơn rất nhiều so với nhu cầu vay vốn nên thực tế là việc thực hiện các biện pháp bảo đảm bằng tài sản đang gặp phải một số khó khăn nhất định.
Bảng 4: Doanh số cho vay qua các năm:
(đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu tiêutiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Doanh
số
Mức
tăng
Doanh
số
Mức
tăng
Doanh
số
Mức
tăng
Doanh số
cho vay
1.030.142
-
1.158.267
12%
1.457.508
26%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh ngân hàng công thương T. Xuân)
Như vậy doanh số cho vay qua các năm liên tục tăng, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Trong sự tăng trưởng này, cả tín dụng cho các doanh nghiệp quốc doanh và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều tăng trưởng.
Bảng 5: Tình hình dư nợ cho vay đối với các thành phần kinh tế.
(đơn vị: triệu đồng)
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Dư
nợ
Tỷ
trọng
Dư
nợ
Tỷ
trọng
Dư
nợ
Tỷ
trọng
Cho vay
KTNQD
18.730
4,35%
24.020
3,6%
72.515
7,6%
Cho vay
KTQD
411.853
95,65%
638.687
96,3%
878.169
92,4%
Tổng
430.583
662.707
950.684
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh ngân hàng công thương T. Xuân)
Như đã đề cập, đối tượng phục vụ chủ yếu của ngân hàng là các doanh nghiệp quốc doanh. Mặc dù năm 2002, lượng cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng lên đáng kể (bằng 302% năm 2001) nhưng tỷ trọng của nó
trong tổng dư nợ vẫn rất nhỏ, chỉ chiếm 7,6% tổng dư nợ. Điều này cho thấy khu vực kinh tế quốc doanh trong những năm sắp tới vẫn là động lực thúc đẩy cho hoạt động của ngân hàng, bên cạnh đó ngân hàng cũng đang chú trọng đến thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
Tuy nhiên vấn đề ở đây là mặc dù lượng cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không lớn nhưng dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản lại có tỷ trọng rất lớn ở khu vực này. Cụ thể là tất cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khi vay vốn ngân hàng đều phải có tài sản bảo đảm, số còn lại là một số khoản vay của các doanh nghiệp quốc doanh.
Bảng sau đây sẽ cho thấy tỷ lệ giữa cho vay các thành phần kinh tế và cho vay có tài sản bảo đảm.
Bảng 6: Mối liên hệ giữa cho vay các thành phần kinh tế và cho vay có
tài sản bảo đảm năm 2002
(đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
D n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100739.doc