Luận văn Một số vấn đề về đạo tin lành ở các tỉnh miền núi phía bắc Thực trạng - Giải pháp

MỤC LỤC

Trang

I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài 2

2. Tình hình nghiên cứu 2

3. Mục đích, nhiệm vụ của tiểu luận 4

4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 4

5. Kết cấu tiểu luận 4

II. PHẦN NỘI DUNG

Chương 1. Quá trình du nhập và phát triển Đạo Tin lành Miền núi phía Bắc Việt Nam 5

1.1. Sơ lược về lịch sử và giáo lý của Đạo Tin lành 5

1.1.1. Sơ lược lịch sử của Đạo Tin lành 5

1.1.2. Giáo lý cơ bản của đạo Phật 8

1.2. Quá trình du nhập và phát triển của Đạo Tin lành ở Miền núi phía Bắc Việt Nam 11

Chương 2: Một số đặc điểm của đạo Tin lành Miền núi phía Bắc Việt Nam thông qua lịch sử của nó 16

2.1. Tính dân gian 16

2.2. Tính thống nhất 27

2.3. Tính linh hoạt 34

PHẦN 3. KẾT LUẬN 39

Danh mục tài liệu tham khảo 41

 

 

doc46 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2036 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số vấn đề về đạo tin lành ở các tỉnh miền núi phía bắc Thực trạng - Giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên cũng ít thu được kết quả. Triều Nguyễn lên thay triều Tây Sơn trở lại độc tôn Nho giáo, mặc dù vậy Phật giáo vẫn là tôn giáo phổ biến trong nhân dân. Giới quý tộc nhà Nguyễn cũng tìm chỗ dựa tâm linh nơi cửa Phật nên nhiều chùa chiền tiếp tục được xây dựng hoặc trùng tu, trong đó có cả loại kinh phí do Nhà nước cung cấp và Bộ công đứng ra chủ quản. Chùa Thiên Mụ ở Huế được tiếp tục trùng tu dưới các thời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Triều đình ban biển “Sắc tứ” cho các quan tự ở Thừa Thiên và nhiều nơi khác trong cà nước. Dưới thời Pháp thuộc, Phật giáo tiếp tục suy vi. Đến đầu thế kỷ XX, đứng trước trào lưu Âu hoá và những biến động do sự giao lưu với phương Tây đem lại, phong trào “Chấn hưng Phật giáo” được dấy lên, khởi đầu từ các đô thị miền Nam. Những năm 30, các hội Phật giáo ở Nam kỳ, Trung kỳ và Bắc kỳ lần lượt ra đời với những cơ quan ngôn luận riêng. Hội Nam kỳ nghiên cứu Phật học (lập năm 1930) xuất bản tạp chí “Từ bi âm”, Hội Tăng già Nam Việt (lập năm 1951), An Nam Phật học hội (lập năm 1932) xuất bản tạp chí “Viên âm”, Hội tăng già Trung Việt (lập năm 1949), Hội Phật giáo Bắc kỳ (lập năm 1934) xuất bản tạp chí “Đuốc tuệ”, Hội chỉnh lý tăng ni Bắc Việt (lập năm 1919) xuất bản tạp chí “Bồ đề”. Đến năm 1951, tại Huế các tổ chức Phật giáo đã họp, lập ra Tổng Hội Phật giáo Việt Nam. Cho đến nay, Phật giáo là tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất ở Việt Nam. Đạo Phật thân thiết với người Việt đến nỗi một người Việt Nam nếu không theo tôn giáo nào khác thì ắt sẽ theo đạo Phật hoặc chí ít là có cảm tình với đạo Phật. Theo số liệu của Ban tôn giáo chính phủ thì số tín đồ xuất gia hiện nay khoảng 3 triệu người, số thường xuyên đến chùa tham gia các Phật sự khoảng 10 triệu người, số chịu ảnh hưởng của Phật giáo khoảng vài chục triệu người. Phật giáo Việt Nam trong quá trình ra đời và tiếp thu ảnh hưởng từ hai phía Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Quốc, hội tụ cả hai dòng Phật giáo chính là Đại thừa và Tiểu thừa và chịu ảnh hưởng của ba tông phái lớn là Thiền tông, Tịnh độ tông và Mật tông, trong đó Thiền tông là sâu sắc hơn cả. Đồng thời Phật giáo Việt Nam phát triển trên cái nền của tinh thần khoan dung văn hoá nên còn có sự kết hợp với Nho giáo và Đạo giáo, cùng những phong tục tập quán và tín ngưỡng dân gian Việt Nam, tạo thành những nét riêng biệt đậm chất nhập thế, yêu nước, vô vi, vô thường, chủ trương tu tâm, hướng thiện, nhân từ, đề cao tứ ân, hiếu nghĩa, trừ ác, khuyến thiện, ban phúc, trừ tai, nêu cao bình đẳng, hiếu hoà, hiếu sinh… Chương 2: Một số đặc điểm của Phật giáo Việt Nam thông qua lịch sử của nó. 2.1 Tính dân gian Phật giáo ra đời ở Ấn Độ với tư cách là sự phản ứng đối với Bàlamôn giáo và là một bước phát triển tư duy tôn giáo Ấn Độ. Sau đó Phật giáo được truyền ra phía Đông theo hai con đường gọi là Bắc truyền và Nam truyền. Bắc truyền xuất phát từ Kế Tân (Cahemi) truyền sang miền Bắc Trung Quốc. Đặc điểm cơ bản của việc truyền vào Trung Quốc là vua đón nhà sư Tây Vực về cung đình tổ chức hoạt động Phật giáo, Bạch Mã Tự là tên ngôi chùa- cung điện đầu tiên đó. Như vậy Phật giáo Bắc truyền trước hết là vào cung đình, vào các tầng lớp quý tộc. Phật giáo cung đình là đặc điểm cơ bản của Phật giáo Trung Quốc. Vận động Phật giáo ở Trung Quốc mang màu sắc học thuật rất sâu đậm. Chùa chiền mang màu sắc kiến trúc đình. Nhà sư mang tính chất triết gia. Đàn ông là tín đồ hữu hiệu nhất và đúng với Phật giáo Ấn Độ, tuy cũng có mộ số ít tín đồ là phụ nữ. Nhưng do đặc thù trọng nam khinh nữ của Trung Quốc khiến cho Trung Quốc “Không thể xuất hiện một “Thắng Man phu nhân”. Trung Quốc chỉ nữ hoá hình tượng Quan Thế Âm bồ tát mà thôi”. Chỉ có các ông mới tham gia nghiên cứu biên soạn kinh kệ Phật giáo. Nói tóm lại, Phật giáo vào Trung Quốc như một tư trào học thuật trong giới tri thức quý tộc trong rồi ngoài cung đình.Nhiều người trở thành công cụ chính trị cung đình nên phải chịu những cuộc trấn áp tàn bạo của phe thắng thế gọi là “kiếp nạn”. Tóm lại Phật giáo Bắc truyền vào Trung Quốc trở thành Phật giáo Trung Quốc với đặc trưng bác học, trí thức, quý tộc mang tính chất học cứu hơn là thuần tuý tôn giáo. Nam truyền xuất phát từ đâu? Nổi bật nhất và nói đến nhiều nhất là bờ biển Trung và Nam bộ Đông Ấn Độ, vùng mà giao thông đường biển cận duyên nối liền với các nước phía Đông như Inđônêxia, Đông Dương. Con đường này là con đường hàng hải quốc tế từ đầu công nguyên. Con đường biển này đến bán đảo Đông Dương từ rất sớm (đầu công nguyên). Nó tiếp xúc Đông Dương ở 3 điểm lớn là: Vương quốc Phù Nam, vương quốc Chămpa và Luy Lâu tức Dâu thuộc Châu Giao. Hai vương quốc đầu là những quốc gia cổ đại độc lập chưa có văn tự, có tín ngưỡng bản địa, đã tiếp xúc với văn minh Trung Hoa nhưng không bị lệ thuộc về chính trị. Còn Châu Giao chính là nước đang bị chính quyền nhà Hán thống trị, chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi đạo Nho mà người Hán vừa cố ý vừa vô ý du nhập vào nước ta. Trong thời gian này có nhiều nhà tu hành Ấn Độ đến Dâu, đa số họ lên phương Bắc (Truyền thuyết Càlaxàlê với tín đồ nữ Man Nương của ông ta đã phần nào chứng minh được điều này). Một bà mẹ Man Nương, bốn bà Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Các vị Phật Ấn Độ xuất thân vốn là đàn ông, sang Việt Nam biến thành Phật Bà. Bồ Tát quan thế âm đã được biến thành Phật Bà Quan Âm với nghìn mắt nghìn tay, vị thần hộ mệnh của cư dân khắp vùng sông nước Đông Nam Á. Ở một số vùng, ngay cả Phật Tổ thích ca cũng được coi là phụ nữ (Người Tày Nùng gọi là “Mẹ pựt xích ca”). Người Việt Nam còn tạo ra những “Phật Bà” riêng của mình: đứa con gái nàng Man, tương truyền sinh vào ngày 8-4 được xem là Phật Tổ Việt Nam, bản thân bà Man trở thành Phật Mẫu. Rồi còn những vị Phật Bà khác nữa như Quan Âm Thị Kính, Phật bà chùa Hương, và còn nhiều các bà Bồ Tát như bà Trắng chùa Dâu, chùa Bà Đá, chùa Bà Đanh,… Tuyệt đại bộ phận Phật tử tại gia là các bà, câu ca dao “ trẻ vui nhà, già vui chùa” là nói cảnh các bà. Như vậy có thể thấy cũng là đặc điểm chung của một tín ngưỡng Việt Nam. Đặc điểm này khác với Ấn Độ, khác với Trung Hoa. Mẹ là “ tình thương” là Phần Thực, không phải “ Diệt dục” mà là “ Từ bi” là “ Cưu mang” ( Cứu khổ cứu nạn). Tính dân gian của Phật giáo được thể hiện như vậy đó. Phật giáo dẫu hình thành trên cơ sở kết hợp giữa một Nữ tín đồ Việt với một nam tu sĩ Ấn Độ, Man nương nghĩa là cô gái Man di tức là không được giáo hoá tức là phi Hoa. Và điều lạ lùng là cô gái lại có mang với tu sĩ Ấn độ. Huyền thoại đó sau này còn lặp lại với Từ Đạo Hạnh và một nữ tín đồ dẫn đến một thần tích. Cái chất Phồn Thực Thiêng đó quả là không thể tìm thấy trong Phật giáo Ấn Độ hay Trung Hoa. Vì nó không hợp với đạo lý Diệt Dục mà bất kỳ một phật tử bác học nào kiên trì. Cái chất Sinh, chất Mẹ của người Việt cực kỳ sâu đậm bất chấp cả Phật giáo lẫn Khổng giáo. Đó chính là cốt lõi tâm hồn Việt, cái cốt lõi đó được bảo tồn trong dân gian. Nếu ai đó chỉ quan tâm đến văn hoá bác học, dù về Phật giáo hay Khổng giáo thì tựa hồ như thấy ngược lại: Cha được đề cao hơn mẹ. Cái chất Sinh Phàm Thiêng đó không chỉ trong quan hệ với những tu sĩ, con người bằng da bằng thịt mà còn quan hệ với biểu tượng trừu tượng. Mẹ Phạm Bạch Hổ với thần hổ, mẹ Lý Công Uẩn với Phật. Người tu sĩ nam giới ngoại lai đã nhập vào lòng mẹ dù rằng đại diện của một dòng tu bài Nữ, ông đã rời bỏ Sắc và trở lại với Không trong phút giây “Tư tưởng dân gian đã sáng tạo một huyền thoại nức lòng người phàm, đau nhói tâm linh người xuất thế”. Không phải chỉ Tử mới tôn giáo mà Sinh cũng tôn giáo. Sinh Tử đều quan trọng như nhau đối với nhân sinh. Nhưng dân gian bao giờ cũng quan tâm Sinh hơn Tử dù rằng họ cũng công nhận cái quan niệm tôn giáo “ Sinh ký Tử quy”.. Tính dân gian của phật giáo Việt Nam càng được nổi rõ. Trong rừng biểu tượng Phật giáo nào bộ ba Thân, Tam Thế, nào Thích Ca nào Di Đà, nào Văn Thù, nào Khổ Hiền… rồi trí nhớ tín đồ, thì cũng chỉ là một bà được dân kính nhớ: Quan Âm. Trong Phật điện Việt Nam có cả tượng Quan Âm nam tính và tượng Quan Âm nữ tính, nhưng dân gian chỉ biết bà Quan Âm. Bà át cả Ông. Tư tưởng dân gian xoá mờ cả hiểu biết bác học. Mặc dù vẫn niệm Nam Mô A Di Đà hay đơn giản Mô Phật nhưng tâm hồn chỉ có Phật Bà . Những tín đồ Phật giáo Việt Nam đại đa số đều không còn dựa vào những kinh Kim Cương hay kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Đại Thừa Khởi Tín luận hay kinh Bát Nhã. Tín đồ ở đây là những người xuất gia vào chùa ở và cả những người tu tại gia hay lên chùa thắp hương ngày rằm. Họ là những tín đồ quần chúng không theo một giới luật nào cả, đó chỉ là quần chúng của Phật giáo, lúc nào theo thì theo, lúc nào không theo thì thôi. Không cạo đầu, không tụng kinh hằng ngày một cách bắt buộc, không ăn chay theo chế độ, không giới sát giới dâm. Đây cũng là hệ quả của tính dân gian quá đậm kế hợp với tính nữ trội của Phật giáo Việt Nam. Đối với Phật giáo luôn có sự lầm lẫn giữa tín đồ thực thụ (những tu sĩ chuyên nghiệp) với những tín đồ quần chúng. Nhưng dù sao sự lầm lẫn đó cũng chứng tỏ tính dân gian Phật giáo Việt Nam cực đậm. Điều này không thể có ở các tôn giáo khác. Tính dân gian của Phật giáo còn được phản ánh qua góc độ nhân văn và xã hội của con người Viêt Nam. Trong đời sống thường nhật cũng như trong văn học việt Nam chúng ta thường thấy có nhiều từ ngữ chịu ảnh hưởng của Phật giáo được nhiều người sử dụng, ví dụ như từ “tội nghiệp”- là từ chuyên môn của Phật giáo. Theo đạo Phật tội nghiệp là tội của nghiệp, do nghiệp tạo ra từ trước dẫn tới tai nạn hay sự cố như hiện nay, mà theo giáo lý của đạo Phật thì không có một hiện tuợng hay sự cố tai nạn nào xảy ra một cách ngẫu nhiên hay tình cờ, mà chỉ là kết quả của nhiều nguyên nhân tạo ra từ trước. Những nguyên nhân đó (theo đạo Phật gọi là nhân duyên) khi chín muồi thì tạo ra kết quả. Mọi người đều nói tội nghiệp nhưng không phải nhiều người biết được điều đó là một từ ngữ nói lên một chủ thuyết rất văn bản của Phật “thuyết nhân quả báo ứng” thuyết này đi sâu vào nhân gian với những câu ca dao, tục ngữ như “ở hiền gặp lành”, “gieo gió gặp bão” hay câu thơ “người trồng cây hạnh người chơi. Ta trồng cây đức để đời mai sau”. "Ở Việt Nam, từ khi Phật giáo du nhập và trong suốt thời kỳ lịch sử của xã hội phong kiến Việt Nam, đạo đức Phật giáo với tư tưởng giải thoát, bình đẳng, bác ái, từ bi hỉ xả, cứu khổ …ít nhiều phù hợp với đạo đức truyền thống, tâm lý tín ngưỡng và phong tục tập quán của người Việt, nên được đông đảo người Việt tiếp nhận, ngưỡng mộ và trở thành một bộ phận của đời sống tinh thần, đời sống tâm linh của người Việt. Đặc biệt, trong giai đoạn Lý - Trần, Phật giáo trở thành quốc giáo, là tôn giáo của triều đình, là một thành tố của hệ tư tưởng Nho - Phật - Lão. Nhiều nhà vua đã sử dụng Phật giáo để giáo dục, dạy bảo hoàng tử, hoàng tộc và giáo hoá quần thần, dân chúng. Phật giáo, những chuẩn mực, những nguyên lý đạo đức của Phật giáo là một trong những cơ sở căn cứ để xây dựng và thi hành các bộ luật của nhà nước phong kiến, các chiếu, dụ, lệnh của nhà vua, là một trong những công cụ của các triều đại phong kiến Việt Nam trong việc cai trị, quản lý xã hội, trong việc tập hợp và đoàn kết sức mạnh của toàn dân tộc trong công cuộc dựng nước và giũ nước. Đặc biệt, đạo đức Phật giáo đã góp phần hình thanh và hoàn thiện những truyền thống và phẩm giá đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam, đã góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ Quốc, xây dựng và làm phong phú nền văn hoá dân tộc, giữ gìn và bảo lưu bản sắc và cốt cách của dân tộc Việt Nam. Đánh giá về một trong những vai trò tích cực của phật giáo, đạo đức Phật giáo, nhà sư Viên Chiếu coi Phật giáo là ánh sáng, có ý nghĩa thiết thực với đời người; còn vua Trần Thái Tông thì khẳng định vai trò của Phật giáo là giáo hoá mọi người, vạch rõ cho chúng sinh cái lối soi rõ sống chết, với mục đích là cứu vớt chúng sinh khỏi cảnh đau khổ trầm luân, khỏi cảnh luân hồi sinh hoá bất tận, là tư tưởng bình đẳng." Trong tâm hồn của mỗi người Việt Nam đều chứa đựng ít nhiều triết lý nhà Phật và những hình ảnh về ngôi nhà, về Phật trải qua hàng ngàn năm gắn bó mật thiết với làng xã Việt Nam: “đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt”. Đất vua, chùa làng là một hình ảnh gần gũi với dân,với làng, với nước như vậy, nếu ai xúc phạm đến chùa, Phật thì cũng có thể hiểu là xúc phạm đến đạo lý, đến quốc gia. Trên tinh thần đó người dân Việt Nam quyết một lòng bảo vệ ngôi chùa quê hương mình: “Bao giờ cạn nước Đồng Nai Nát chùa Thiên Mụ mới sai lời nguyền” Là người con Việt Nam không thể không kính hiếu cha mẹ, niềm tri ơn và báo ơn ấy đã trở thành bản tính tự nhiên, ăn sâu vào tâm khảm của người Việt. Tinh hoa và tinh thần cao đẹp này không phải tự nhiên mà có, mà chính là nhờ ảnh hưởng của một nền giáo dục, một tổ chức văn hóa từ ngàn xưa để lại, tương xứng với tư tưởng và phong tục của dân tộc Việt. Trong tất cả những ảnh hưởng, lớn nhất và sâu rộng nhất cũng là ảnh hưởng của đạo Phật, một tôn giáo, một nền giáo dục đã có mặt với dân tộc từ buổi đầu công nguyên, mà đạo Phật là đạo hiếu, lời dạy của Phật về việc nhớ ơn và báo hiếu cha mẹ là những cảm giác suy tư in đậm trong lòng người Việt, và đã thể hiện linh động và triền miên ngang qua ca dao dân ca, mà chúng ta thấy tràn ngập khắp dân ca Việt Nam: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” Vì kính thương cha mẹ, nên người con luôn luôn cầu nguyện phật trời phù hộ cho hai đấng từ thân: Trong văn học nghệ thuật cũng phản ánh tính dân gian Phật giáo rất rõ nét: hình tượng ông Bụt của chuyện cổ dân gian. Không chỉ trong chuyện cổ tích tính dân gian Phật giáo được thể hiện mà ngay trong những vở chèo, vở kịch, những án văn thơ bất hủ tính dân gian của Phật giáo cũng được thể hiện. Vở chèo hay nhất là Quan Âm Thị Kính, với nỗi oan Thị Kính, nỗi lòng thị Mầu vừa là lòng từ bi nhân bản vừa là Sức Sinh nhân bản, đối nghịch mà đều xúc động tâm hồn người xem. Trong các tác phẩm văn thơ chữ Nôm, tác phẩm nổi tiếng nhất thế kỷ XVIII là Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, tác phẩm viết bằng thơ Nôm, thể song lục bát, dài 356 câu, là khúc ngâm của người cung nữ bị vua ruồng bỏ, oán thán về thân phận mình. Nội dung tác phẩm chịu nhiều ảnh hưởng của Phật giáo. nhất là triết lý ba pháp ấn Vô Thường, Khổ, Vô Ngã. Khi diễn tả con người mang tính khổ đau và vô thường, ông đã viết: “Gót danh lội bùn pha sắc xám Mặt phong trần nắng rám mùi dâu Nghĩ thân phù thế mà đau Bọt trong bể khổ bèo đầu bến mê” Nhưng làm thế nào để con người thoát ra khỏi bể khổ ấy, con người được giải thoát. Ôn Như Hầu đưa ra giải pháp cuối cùng: “ Thà mượn thú tiêu dao cửa phật Mối thất tình quyết dứt cho xong Đa mang chi nữa đèo bồng Vui vì thế sự mà mong nhân tình Lấy gió mát trăng thanh mà kết nghĩa Mượn hoa đàm đuốc tuệ làm duyên Thoát trần một gót thiên nhiên Cái thân ngoại vật là tiên trong đời” Qua thế kỷ XIX với thi hào Nguyễn Du, chúng ta có một áng văn bất hủ là Truyện Kiều, là một truyện thơ Nôm viết bằng thể lục bát, gồm 3254 câu. Đây là câu chuyện thơ chịu nhiều ảnh hưởng của Phật giáo, trong đó ta thấy chịu nhiều ảnh hưởng nhất là thuyết về Khổ đế, kế đó là tinh thần về hiếu đạo và thuyết về nhân quả và nghiệp báo. Điều đó có lý vì chính Nguyễn Du đã tự nhận mình là Phật tử và đọc Kinh Kim Cương Bát Nhã đến cả ngàn lần. Thật vậy Truyện Kiều dường như chỉ để chứng minh cho triết lý nhân quả của Phật giáo. Theo thuyết này những điều hoạ phúc mà con người phải gánh chịu ở kiếp này đều có nghiệp nhân ở kiếp trước: “Đã mang lấy nghiệp vào thân Thì đừng trách lẫn trời xa trời gần” Trong truyện Kiều nàng Kiều phải chịu cái nghiệp rất nặng. Vì cái nghiệp ấy mà người con gái tài sắc bước chân vào cuộc đời với bao sóng gió: cha và em trai tù tội, mối tình đầu tan vỡ, cuộc sống 15 năm lưu lạc mãi đến khi tự vẫn ở sông Tiền Đường, Đạm Tiên mới cho biết nàng đã qua khỏi đoạn trường và sắp được sống cuộc đời tươi sáng: “ Chị sao phận mỏng phúc dầy Kiếp xưa đã vậy lòng này dễ ai Tâm thần đã thấu đến trời Bán thân là hiếu, cứu người là nhân Một niềm vì nước vì dân Âm công có một đồng cân đã già Đoạn trường sổ rút tên ra Đoạn trường thơ đã đem về trả nhau Còn duyên hưởng thụ về sau Duyên xưa đầy đặn phúc sau dồi dào” Cuối thế kỉ XIX chúng ta có Mạnh Chu Trinh với "Hương sơn phong cảnh ca" cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của tinh thần Phật giáo: “ Bầu trời cảnh bụt thú Hương sơn Ao ước bấy lâu nay Kìa non non nước nước mây mây Đệ nhất động hỏi rằng đây có phải Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái Lững lờ khe yến cá nghe kinh Thoảng bên tai một tiếng chày kình Khách tang hải giật mình trong giấc mộng” Qua đầu thế kỉ XX, chúng ta có một nhà thơ tuy không phải là tín đồ Phật giáo nhưng thi thoảng trong thơ ông cũng bắt gặp những ngôn ngữ và tư tưởng nhà Phật, đó là thi sĩ Hàn Mạc Tử: “Thơ tôi thơm huyền diệu Mọc lên đạo từ bi Khi xưa ta là chim Phượng Hoàng Vỗ cánh bay chín tầng trời cao ngất Bay từ Đạo lợi, đến trời Đâu Suất Họp tinh khí muôn năm thành Chánh quả Lời nguyện gẫm xanh như màu huyền diệu Não nề lòng viễn khách giữa lúc mơ Trời từ bi cảm động ứa sương mờ Sao gió lại bay hồn trong kẽ lá.” Phong tục tập quán thể hiện đặc sắc và tính đặc thù về văn hóa của mỗi dân tộc. Thông qua việc tìm hiểu phong tục tập quán, người ta tìm lại được những giá trị văn hóa mang bản chất truyền thống của các dân tộc. Đối với người Việt Nam, những phong tục tập quán chịu ảnh hưởng Phật giáo khá nhiều như tập tục ăn chay thờ Phật, tục phóng sinh và bố thí. Về ăn chay, hầu như tất cả người Việt Nam đều chịu ảnh hưởng nếp sống văn hóa này. Ăn chay hay ăn lạt xuất phát từ quan niệm từ bi của Phật giáo. Vì khi đã trở về Phật pháp, mỗi người Phật tử phải thọ giới và trì giới, trong đó giới căn bản là không sát sinh hại vật mà trái lại phải yêu thương mọi loài. Để đạt được mục đích đó, người Phật tử phải dùng đến phương pháp ăn chay.. Ăn chay và thờ Phật là việc đi đôi với nhau của người Việt Nam. Việc thờ Phật trong dân gian cũng có nhiều điều thú vị.Người Phật tử, người mộ đạo thường thờ Phật nhưng nhiều người không phải là phật tử cũng dùng tượng Phật hay tranh ảnh có yếu tố Phật giáo để chiêm ngưỡng và trang trí nhà cửa thêm đẹp và trang nghiêm. Cũng xuất phát từ tinh thần từ bi của đạo Phật, tục lệ bố thí và phóng sanh đã ăn sâu vào đời sống sinh hoạt của quần chúng.Đến ngày rằm và mồng một,người Việt thường hay mua chim, cá, rùa để đem vào chùa làm lễ phóng sanh. Người Việt cũng thích làm phước bố thí và sẵn sàng giúp đỡ kẻ nghèo khó, hoạn nạn.Trong xã hội hiện đại, việc bố thí làm phước được hiện thực hóa trong những đợt cứu trợ, tương tế cho các đồng bào bị thiên tai, hoạn nạn, hoàn cảnh sống gặp khó khăn đúng với truyền thống đạo lý của dân tộc “lá lành đùm lá rách”. Ngoài ra tính dân gian của Phật giáo còn được thể hiện qua tập tục cúng rằm, mùng một, tập tục đi lễ chùa, qua nghi thức ma chay, cưới hỏi, tập tục đốt vàng mã, tập tục coi ngày giờ, tập tục cúng sao giải hạn, tập tục xin xăm bói quẻ v.v... Tóm lại, tính dân gian của Phật giáo chính là sức trường tồn của nó. Cho dù nhà Lê rồi đến nhà Nguyễn, Nho giáo được suy tôn và được coi là quốc giáo thì Phật giáo vẫn tồn tại, hệ thống chùa làng vẫn tồn tại. Đó chính là Phật giáo dân gian. 2.2. Tính thống nhất Nói về tính thống nhất của Phật giáo Việt Nam trước hết phải đề cập đến sự thống nhất giữa Nho, Phật, Đạo. Sự dung hợp giữa Phật giáo với Đạo giáo là mối quan hệ bền chặt và lâu đời nhất. Ngay từ giai đoạn chống Bắc thuộc hai tôn giáo này đã hòa quyện với nhau trong cuộc sống của người bình dân. Có những nơi như đền Ngọc Sơn ở Hà Nội, lúc là chùa (Phật giáo) thờ các thần của Đạo giáo như Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Quan Công... Thời Đinh-Lê-Lý-Trần, nhiều nhà sư đồng thời là đạo sĩ. Triều đình thì trọng dụng cả đạo sĩ lẫn nhà sư.Thiền phái Trúc lâm dung hợp tư tưởng Phật với triết lý sống tìm về thiên nhiên của Lão-Trang. Phật giáo và Nho giáo cũng có quan hệ khá lâu dài. Do ảnh hưởng Phật giáo từ Trung Hoa đã dần thay thế cho việc truyền đạo trực tiếp từ Ấn Độ, cho nên nhà sư muốn đọc kinh Phật thì phải biết chữ Hán. Do vậy,rất dễ hiểu khi có không ít nhà sư khá tinh thông Nho học. Thiền phái Thảo đường dung hợp triết lý Phật giáo với tư tưởng Nho gia,không phải ngẫu nhiên mà phái này có nhiều vua quan đương nhiệm quy y hơn cả. Sự chi phối mạnh mẽ của tính dung hợp truyền thống đã khiến cho tôn giáo vào trước mở rộng cửa đón nhận tôn giáo vào sau,tạo nên sự hòa hợp rộng rãi. Ngay từ đầu công nguyên, Phật giáo đã được tín ngưỡng cổ truyền vui vẻ tiếp nhận Đạo giáo.Rồi tất cả cùng tiếp nhận Nho giáo tạo thành quan niệm thống nhất”Tam giáo đồng nguyên” và “Tam giáo đồng quy”. Sự dung hòa tam giáo là một thực thể hình thành một cách tự nhiên trong tình cảm và việc làm của người dân,và đến thời Lý-Trần thì được chính quyền công nhận rộng rãi. Triều đình tổ chức những kỳ thi Tam giáo để tìm những người thông thạo cả ba giáo lý ra giúp nước vào các năm 1195 và 1247. Người Việt nhận ra rằng Tam giáo mới trông thì khác nhau nhưng nhìn kĩ thì thấy nhiều khi chỉ là những cách diễn đạt khác nhau về cùng một khái niệm.Vua Trần Thái Tông từng chỉ ra rằng để khuyến khích con người làm điều thiện, “sách Nho thì dạy thi nhân bố đức, kinh Đạo dạy yêu vật, quý sự sống, còn Phật thì chủ trương giữ giới, cấm sát sinh”. Hoặc có khi là những phạm trù khác nhau,những biện pháp khác nhau nhằm đến cùng một mục đích, những cái dụng khác nhau của cùng một thể. Cái khác ấy không mâu thuẫn, đối chọi nhau mà bổ sung, hỗ trợ cho nhau: Nho giáo lo tổ chức xã hội sao cho quy củ, Đạo giáo lo thể xác con người sao cho thoát khổ. Bởi vậy mà người dân cần đến cả ba tôn giáo, họ sử dụng kết hợp chúng theo giới tính, theo các giai đọan trong cuộc đời. Phụ nữ âm tính hơn thiên về Phật, đàn ông dương tính thiên về Nho. Cùng một người Việt Nam, khi trai trẻ thì học Nho để ra giúp nước, khi khổ ải trầm luân thì cầu khấn Phật trời phù hộ, khi ốm đau già yếu thì mời đạo sĩ trị bệnh trừ tà hoặc tập luyện dưỡng khí an thần. Không chỉ trong một đời mà trong một ngày cũng có thể gặp biểu hiện của ba tôn giáo nơi một con người. Ở ngay thời kỳ Nho giáo độc tôn, mà Lê Thánh Tông cũng chỉ bộc lộ chất “Nho” vào buổi sáng thiết triều còn buổi chiều thì di thăm chùa với tâm linh của một Phật tử, rồi gặp một cô tiên xinh đẹp tài hoa, vua bèn xướng họa rồi cho dựng “Vọng tiên quán” nơi cô bay lên trời dể tưởng nhớ tâm hồn của một Đạo sĩ. Vua Trần Thái Tông khẳng định: “Khi chưa tỏ thì người đời còn lầm lẫn phân biệt Tam giáo, chừng đạt tới gốc rồi thì cùng ngộ một tâm.” Thời Nguyễn, nho giáo lại giành vị trí độc tôn nhưng tinh thần Tam giáo không phải vì thế mà suy giảm,số chùa chiền được xây dựng ở các tỉnh phía Nam khá nhiều.Nhiều quan lại quý tộc ưa sống cuộc đời ẩn giật gần gũi với thiên nhiên của một đạo sĩ. Trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của Nguễn Đình Chiểu…đều miêu tả nhữg cảnh đời, những nhân vật chứa đựng một sự hòa quyện Tam giáo sâu sắc: Kiều có người thân như Kim Trọng, Vương Quan đi học rồi làm quan (Nho), luôn bị Đạm Tiên ám ảnh (Đạo) và khi lâm nguy thì được vãi Giác Duyên cứu vớt (Phật). Lục Vân Tiên xuất thân là nho sĩ, khi gặp nạn thì nương nhờ cửa Phật, và được ông tiên (Đạo) cho thuốc chữa sáng mắt. Một hình ảnh in sâu vào tâm thức của người Việt Nam, đó là bức tranh trong đó Phật Thích Ca ở vị trí trung tâm trang trọng, Lão Tử bên trái và Khổng Tử ở bên phải. Ngoài ra, chúng ta khi nói về tính thống nhất của Phật giáo không thể không lấy “Tam giáo bình dân” là một minh chứng quan trọng. Đó là sự hòa quyện giữa Đạo Phật, Đạo Lão và Đạo Thánh Mẫu. Như vậy người Việt đã dung hòa tất cả với nhau thành một khối thống nhất. Thống nhất giữa các tông phái của Phật giáo: Sơn Môn Dâu và Sơn Môn Kiến Sơ là hai sơn môn khác nhau về nguần gốc hình thành. Cái thứ nhất là kết quả của sự hôn phối trực tiếp Việt - Ấn. Cái thứ hai là một hôn nhân thứ cấp qua trung gian Việt - Hoa - Ấn. Tinh trội Sơn Môn Dâu thuộc về Việt. Tính trội Sơn Môn Kiến Sơ thuộc về Hoa. Rồi đến Thảo Đường, Trúc Lâm yếu tố Việt lại nổi lên và yếu tố Ấn càng mờ nhạt. Rồi các tông khác cũng xuất hiện: Mật tông, Tịnh Độ tông và ngay Thiền tông thì cũng có nhiều phái như Lâm Tế, Tào Động… Tất cả những sự kiện đó diễn ra trước thế kỷ XV Một điểm nổi bật của Phật giáo Việt Nam là trên thực tế dù thuộc tông nào, phái nào đi nữa, người theo đạo Phật dù dân gian hay bác học, dù tín đồ hay quần chúng đều không quan tâm đến giáo lí cụ thể, chỉ có một số nhà sư trí thức cao cấp đứng đầu Sơn Môn mới có được sự hiểu biết rõ về sự khác biệt tông phái đó. Sự khác biệt tông phái Phật giáo ở nước ngoài rất rõ nét, đặc biệt là ở Trung Quốc nhưng ở Việt Nam không có tình trạng đó, đến nỗi nhiều người cho rằng Phật giáo Việt Nam đều là Thiền tông cả. Có người cho rằng: nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam với ý đồ chứng minh Phật giáo Việt Nam là Thiền tông.Tuy nhiên đồng nhất phật giáo Việt Nam với Thiền tông là không đúng vì như vậy nó sẽ xóa bỏ tính phát triển đa tông đa phái hóa của bản thân Phật giáo.Ngay từ trước thời Trần thì Phật giáo Việt N

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc14205.DOC
Tài liệu liên quan