Luận văn Một số vấn đề về đổi mới quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

MỤC LỤC

 

Lời mở đầu

Chương 1: Sự cần thiết khách quan của quá trình

đổi mới quản lý NSNN.

1.1-Những vấn đề lý luận chung về NSNN.

1.1.1-Khái niệm NSNN.

1.1.2-Cơ cấu NSNN.

1.1.3-Hệ thống NSNN và phân cấp ngân sách.

1.1.4-Chu trình NSNN.

1.1.5-Chức năng, vai trò của NSNN.

1.2-Yêu cầu khách quan phải tiếp tục đổi mới quản lý NSNN.

1.2.1-Vai trò của quản lý NSNN.

1.2.2-Yêu cầu khách quan phải tiếp tục đổi mới quản lý NSNN.

1.3-Một số kinh nghiệm về quản lý ngân sách ở nước ngoài.

1.3.1-Về hệ thống ngân sách và năm ngân sách.

1.3.2-Về trình tự lập ngân sách ở các nước.

1.3.3-Về phân cấp quản lý ngân sách ở các nước.

1.3.4-Một số bài học kinh nghiệm.

Chương 2: Thực trạng quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc.

2.1-Đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh phúc.

2.1.1-Đặc điểm tự nhiên.

2.1.2-Đặc điểm kinh tế - xã hội.

2.2-Tình hình thực hiện thu ngân sách nhà nước.

2.3-Tình hình chi NSĐP.

2.4- Thực trạng công tác quản lý thu, chi NSNN.

2.4.1-Công tác phân cấp và điều hành ngân sách.

2.4.2-Công tác quản lý thu NSNN.

2.4.3-Công tác quản lý chi NSĐP.

Chương 3: Phương hướng và giải pháp tiếp tục đổi mới

quản lý NSNN ở tỉnh Vĩnh phúc.

3.1-Phương hướng đổi mới quản lý NSNN.

3.2-Những giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc.

3.2.1- Phân cấp quản lý ngân sách.

3.2.2- Đổi mới chu trình NSNN

3.2.3- Công tác quản lý thu ngân sách nhà nước và chi ngân sách địa phương

3.2.4-Tiếp tục đổi mới công tác quản lý ngân sách xã, phường, thị trấn.

3.2.5-Đổi mới bộ máy quản lý NSNN đi đôi với nâng cao năng lực trình độ cán bộ quản lý.

Kiến nghị và kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo

Phần phụ lục 4

 

 

doc87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1788 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số vấn đề về đổi mới quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiền thu được toạ chi cho xây dựng cơ bản của xã. Đến năm 1999 ước thực hiện 10 tỷ/ dự toán TW giao 5 tỷ. Số thu vượt này chủ yếu do thu đồng loạt đợt 2 tiền cấp quyền sử dụng đất của các hộ gia đình từ Việt Trì chuyển về Vĩnh Yên do tách tỉnh ở các khu dân cư tập trung và xen ghép. -Thu thuế xuất nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu: Năm 1998 mới phát sinh đến năm 1999 ước thực hiện đạt 151,4 tỷ. Chỉ tiêu này TW không giao trong dự toán thu NSNN của Vĩnh Phúc mà giao cho Cục hải quan Hà Nội và được Hải quan Vĩnh Phúc tổ chức thu của một số đối tượng có quan hệ nhập khẩu vật tư, hàng hoá như công ty HONDA, TOYOTA.. -Thu khác ngân sách: Năm 1997 thực hiện 5,8 tỷ/dự toán TW giao 5 tỷ; năm 1998 thực hiện 40,3 tỷ/ dự toán TW giao 6,2 tỷ (trong đó thu khác ngân sách xã là 35,9 tỷ); đến năm 1999 ước thực hiện 21,7 tỷ/dự toán TW giao 6,8 tỷ (trong đó thu khác ngân sách xã 16,5 tỷ). Khoản thu này nếu loại trừ thu khác ngân sách xã (đầu năm 1997 TW không giao nhưng khi thực hiện luật ngân sách lại hướng dẫn ghi thu vào NSNN) thì chỉ đạt ở mức thấp. Biểu số 02 tình hình thu ngân sách nhà nước (Phân mục theo mục lục nsnn) Nội dung thu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Thực hiện Tỷ trọng Thực hiện Tỷ trọng Ước TH Tỷ trọng Tổng số thu ngân sách Nhà nước 114.128 100 193.421 100 337.415 100 Trong đó Thuế thu nhập doanh nghiệp 7.318 6,4 4.029 2,0 9.000 2,6 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 22.981 20,1 27.018 13,9 25.000 7,4 Thuế chuyển quyền sử dụng đất 532 576 500 Thu tiền sử dụng đất 4.642 4,0 10.896 5,6 10.000 3,9 Thuế giá trị gia tăng 47.713 41,8 86.045 44,4 160.000 47,4 Thuế tiêu thụ đặc biệt 100 72 22.900 6,8 Thuế xuất khẩu 50 Thuế nhập khẩu 169 95.900 Thu sự nghiệp 539 540 Học phí Viện phí Các khoản huy động theo QĐ nhà nước 2.386 2.497 1.800 Các khoản đóng góp 1.035 1.694 1.200 Thu khác 576 6.490 5.500 Lệ phí trước bạ 3.682 4.513 4.400 Phí và lệ phí khác 3.195 4.120 1.500 Thu kết dư 2.922 4.327 1.611 Nguồn [2] Phân tích một số mục thu cho thấy: -Thuế thu nhập doanh nghiệp: Đây là sắc thuế mới được thực hiện từ năm 1999. Là khoản thuế động viên một phần thu nhập vào NSNN; bảo đảm sự đóng góp công bằng, hợp lý giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, dịch vụ có thu nhập. Năm 1997 thực hiện 7,3 tỷ đến năm 1999 ước thực hiện 9 tỷ. -Thuế giá trị gia tăng: là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Năm 1997 thuế giá trị gia tăng thực hiện được 47,7 tỷ, đến năm 1998 thực hiện 86 tỷ và ước thực hiện 1999 được 160 tỷ, khoản thuế này tăng một phần do sản xuất phát triển và do thay đổi cơ chế chính sách thu (trước kia thuế doanh thu thuế suất bình quân 2%, từ năm 1999 thực hiện thuế giá trị gia tăng thuế suất bình quân 10%). -Học phí, viện phí là khoản thu NSNN được thực hiện thông qua việc ghi thu, ghi chi NS hàng năm nhưng thực tế chưa phản ánh vào thu NSNN được, do đó chưa tính toán đầy đủ chính xác kinh phí đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và y tế. -Các khoản huy động theo quy định của nhà nước: Năm 1997 thực hiện được 2,3 tỷ, năm 1998 thực hiện được 2,5 tỷ, ước thực hiện năm 1999 đạt 1,8tỷ. Đây là khoản thu có tính chất bắt buộc nhưng kết quả thực hiện còn thấp, do đó chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thu NSNN. -Các khoản đóng góp: Khoản thu này hầu hết phát sinh ở cấp xã, mục đích huy động để xây dựng kết cấu hạ tầng tại địa phương theo chủ trương nhà nước và nhân dân cùng làm, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào bị thiên tai, bão lụt theo đạo lý uống nước nhớ nguồn, lá lành đùm lá rách.. đóng góp vào các quỹ như quỹ an ninh quốc phòng, quỹ phòng chống thiên tai. Trong thực tế việc huy động khoản thu này đạt thấp. Năm 1997 là 1 tỷ, năm 1998 đạt 1,5 tỷ, ước thực hiện năm 1999 đạt 1,2tỷ. -Các khoản thu phí, lệ phí khác: là khoản thu nhằm phục vụ các hoạt động ở nơi công cộng như lệ phí an ninh, lệ phí bến bãi, lệ phí chợ, lệ phí giữ xe.. khoản thu này chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng số thu NSNN và phát sinh ở cấp xã là chủ yếu, nó có ý nghĩa góp phần giáo dục ý thức trách nhiệm cho người dân trong việc hưởng thụ các công trình, sự nghiệp công ích của toàn xã hội. Biểu 3 Tỷ lệ huy động GDP vào NSNN trên địa bàn tỉnh Chỉ tiêu Đvt Năm 1997 Năm 1998 Dự kiến năm 1999 1.Tổng SP quốc nội(GDP) Trđ 2.175.635 2.846.739 3.046.000 2.Tổng thu NSNN trên địa bàn Trđ 114.128 193.421 337.415 3.Tỷ lệ huy động GDP vào NSNN % 5,24 6,79 11,07 Nguồn [2] *Về cơ cấu nguồn thu: Cùng với sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỷ lệ huy động cũng như số thu nộp ngân sách đều tăng. Riêng thu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh tăng cả số tuyệt đối lẫn số tương đối, các nguồn thu ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh tương đối ổn định và có chiều hướng tăng, kết quả cụ thể: Biểu 4: Cơ cấu nguồn thu NSNN ở Vĩnh Phúc Cơ cấu nguồn thu TH 1997 Tỷ trọng (%) TH 1998 Tỷ trọng (%) Ước TH1999 Tỷ trọng (%) Tổng số thu 114.128 100 193.421 100 337.415 100 -Thu từ lĩnh vực SXKD 60.873 53,3 98.924 51,1 268.235 79,5 Thu thuế NN 22.981 20,1 27.018 14 25.000 7,4 -Thu khác 30.274 26,6 67.479 34,9 44.180 13,1 Nguồn [2] Qua kết quả thu NSNN từ năm 1997 đến năm 1999 có thể khẳng định, tỉnh Vĩnh Phúc từ khi tái lập tỉnh đã có sự tăng trưởng về kinh tế, cơ cấu thu chuyển dịch hợp lý, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch và huy động từ GDP vào ngân sách hàng năm tăng khá. Tuy nhiên tỷ lệ huy động này chưa ổn định qua các năm, chưa phát huy đầy đủ thực lực số thu nộp, còn phụ thuộc nhiều vào cơ chế, chính sách như: Thứ nhất, là cơ chế thu nộp: Các khoản thu lệ phí giao thông từ năm 1997 trở về trước phát sinh trên địa bàn nào nộp trên địa bàn đó, từ năm 1997 trở lại đây tập trung thu nộp về TW do đó không có số thu nộp vào NSĐP. Thu thuế xuất nhập khẩu từ năm 1998 trở về trước do cơ quan Hải quan Hà Nội, đến nay do Hải quan Vĩnh Phúc thu, nhưng lại là tổ chức đại diện của Hải quan Hà Nội đóng trên địa bàn, do đó số thu nộp trực tiếp vào Kho bạc nhà nước tỉnh và thu về NSTW 100%. Thứ hai, là chính sách thu thay đổi: Từ năm 1998 trở về trước thực hiện Luật thuế doanh thu, thuế lợi tức nay được thay đổi và bắt đầu áp dụng từ năm 1999 là Luật thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài sự thay đổi về cơ chế, chính sách, hàng năm còn thay đổi một số chính sách thu khác.. cũng tác động không nhỏ đến tỷ lệ huy động số thu vào NSNN như chính sách thu phí, lệ phí.. Sự biến động về giá cả thị trường như giá thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, giá cước điện báo, điện thoại, giá điện sinh hoạt và sản xuất, giá thu tiền đất.. 2.3-Tình hình chi ngân sách địa phương Chi NSĐP nhằm đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, được thể hiện qua số liệu tại biểu số 05. Biểu 5: Tình hình chi ngân sách địa phương phân theo nhóm chi ĐV: triệu đồng Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Chỉ tiêu chi DT TW giao Thực hiện Tỷ lệ DT TW giao Thực hiện Tỷ lệ DT TW giao Ước TH Tỷ lệ Tổng chi NSĐP 220.450 312.879 141,8 262.490 351.833 134,0 310.258 397.649 128,1 I-Chi đầu tư phát triển 27.800 79.420 292,5 57.000 82.828 145,3 83.750 153.050 182,7 1-Chi XDCB tập trung 27.800 59.363 40.000 50.770 55.000 114.700 2-Chi XDCB từ nguồn để lại 18.856 17.000 31.288 28.750 37.850 3-Chi ĐT và hỗ trợ DN 1.201 770 500 II-Chi thường xuyên 192.650 233.459 121,1 205.490 269.005 130,9 226.508 244.599 107,9 T.đó:1-SN kinh tế 24.960 22.779 32.290 58.995 32.069 43.165 2-SN giáo dục và đào tạo 70.050 73.810 75.990 90.494 91.030 92.070 3-SN y tế 18.780 22.982 19.500 18.101 29.500 20.850 4-SN KHCN và MT 1.220 1.126 2.300 2.491 2.300 2.300 5-SNVHTT,TDTT, PTTH 8.730 7.482 9.050 8.644 9.050 10.050 6-Chi đảm bảo xã hội 3.100 2.748 3.500 3.992 3.625 4.780 7-Chi QLHC 20.710 46.267 20.570 46.661 23.263 33.500 8-Chi an ninh QP 2.050 3.682 2.140 4.603 2.800 3.150 9-Ch i khác NS 1.480 4.051 2.050 6.351 8.350 10-Chi BS quỹ DTTC 1.370 1.500 1.430 1.500 890 1.500 11-Chi trợ giá 470 675 490 538 534 Nguồn [2] Qua số liệu ở biểu 05 ta thấy số chi ngân sách địa phương tăng nhanh qua các năm. Năm 1997, năm đầu sau khi tái lập tỉnh số chi NSĐP là 312,8 tỷ đạt 141,8% so dự toán TW giao. Đến năm 1998 chi NSĐP là 351,8 tỷ đạt 133,9% so DT TW giao và bằng 112,5% so với năm 1997. Năm 1999 ước thực hiện 397,6 tỷ đạt 128% so DTTW giao và bằng 113,1% so với năm 1998. Phân tích theo các nhóm chi ta có: -Chi đầu tư phát triển: Năm 1997 thực hiện 79,4 tỷ bằng 292,5% so với dự toán. Đến năm 1999 ước thực hiện 153 tỷ/dự toán 83,7 tỷ đạt 184,3% trong đó chi xây dựng cơ bản từ nguồn vốn tập trung tăng 31,5 tỷ do NSTW trợ cấp bổ sung xây dựng cơ bản năm 1997, trả khối lượng xây dựng cơ bản năm 1996 và ghi thu ghi chi xây dựng cơ bản từ nguồn vốn thiết bị nước ngoài OECF và nguồn viện trợ nhân đạo của chính phủ Pháp. Đến năm 1999 ước thực hiện cả năm đạt 114,7 tỷ bằng 219,4% so với dự toán. Khoản chi này tăng do NSTW cấp bổ sung khối lượng xây dựng cơ bản vượt kế hoạch năm 1996-1997, theo chủ trương của Chính phủ và từ nguồn vượt thu và ghi thu ghi chi xây dựng cơ bản từ nguồn vốn thiết bị nước ngoài. Chi xây dựng cơ bản từ các nguồn thu được để lại theo nghị quyết của Quốc hội: Năm 1997 thực hiện 18,1 tỷ chủ yếu từ nguồn thu thuế sử dụng đất nông nghiệp và thu cấp quyền sử dụng đất. Đến năm 1999 ước thực hiện cả năm là 37,8tỷ bằng 115% so với dự toán (2). Đây là một nguồn chi không nhỏ đầu tư theo mục đích, mục tiêu cụ thể. Trong 3 năm từ năm 1997 - 1999 bằng nguồn vốn của ngân sách địa phương đã đầu tư xây dựng được nhiều công trình như công trình điện xã Quang Sơn - Lập Thạch, xã Hướng Đạo - Tam Dương, Trạm bơm Lũng Hạ, đập tràn Kim Long, cải tạo nâng cấp hệ thống cấp nước Phúc Yên, công trình đường nội thị Vĩnh Yên, đường Lúc Hạ - Tây Thiên, các tuyến đường do Tỉnh quản lý, các trụ sở làm việc như trụ sở HĐND - UBND tỉnh, khối đoàn thể và các sở, ban, ngành khác, các công trình phúc lợi công cộng... Từ đó tạo điều kiện tiếp tục bồi dưỡng nguồn thu để tăng thu phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương. Thực hiện tốt khoản thu này là thể hiện sự đầu tư cho phát triển nông nghiệp và nông thôn nhằm mục tiêu xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, văn minh. *Chi thường xuyên: Năm 1997 thực hiện 231,9 tỷ/DT TW giao 192,6 tỷ đến năm 1999 ước thực hiện là 244,5 tỷ/DT TW giao [2] Phân tích một số khoản chi lớn, ta thấy: -Chi sự nghiệp kinh tế: Là khoản chi góp phần quan trọng trong việc phát triển sự nghiệp kinh tế của địa phương và xét trên một góc độ khác, nó còn có tác dụng nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu cho NSNN. Đó là các khoản chi cho sự nghiệp nông, lâm nghiệp, thuỷ lợi, địa chính, giao thông và kiến thiết thị chính, xây dựng công sở.. Ngoài việc đảm bảo cho hoạt động bộ máy của các sự nghiệp trên, khoản chi này phục vụ trực tiếp các chương trình mục tiêu nhằm phát triển kinh tế của địa phương như: chi cho công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chi bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, chi kiểm tra dịch bệnh, chi hỗ trợ đắp đê địa phương, nạo vét các trạm bơm, chi lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chi quản lý bảo vệ rừng, chi duy tu sửa chữa các tuyến đường, chi hỗ trợ khôi phục làng nghề, ngành nghề truyền thống... Năm 1997 thực hiện 22,8 tỷ bằng 120,2% so dự toán đến năm 1999 ước thực hiện 43,1 tỷ. Như vậy ngoài viêc đầu tư xây dựng cơ bản cho phát triển kinh tế-xã hội, chi sự nghiệp kinh tế cũng là một khoản chi đáng kể góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn hiện nay. -Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo: Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất thường từ 23-25% chi NSĐP. Năm 1997 chi sự nghiệp giáo dục đào tạo là 73,8 tỷ/ dự toán giao 70 tỷ đạt 105,4 % đến năm 1999 ước thực hiện 92 tỷ/ dự toán giao 91 tỷ đạt 101% (trong đó có cả chế độ ưu đãi giáo viên) (2). Giáo dục đào tạo đối với các cấp học đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng hướng dẫn và hướng nghiệp cho học sinh. Chính vì vậy nhà nước đã có chế độ ưu đãi đối với giáo viên và tỉnh cũng đầu tư thích đáng đối với việc nâng cao trình độ cho giáo viên. Điều đó thể hiện sự quan tâm của tỉnh trong việc đào tạo thế hệ tương lai cho đất nước. Trong tổng kinh phí chi sự nghiệp giáo dục đào tạo, chi lương và các khoản có tính chất lương chiếm khoảng 90-92%, phần chi đảm bảo hoạt động chỉ đạt 7-8%. Điều đó cho thấy công tác xã hội hoá giáo dục rất cần thiết và cấp bách. Trong điều kiện ngân sách nhà nước khó khăn như hiện nay, xã hội hoá giáo dục thực hiện tốt vừa giảm được rất lớn gánh nặng chi ngân sách vừa đáp ứng nhu cầu xã hội, đặc biệt là vùng đồng bằng, đô thị. Ngân sách sự nghiệp giáo dục đào tạo không những đảm bảo chi cho con người và hoạt động của bộ máy mà còn phải dành ra một phần để hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất trường học cho học sinh (nếu chỉ trông chờ vào XDCB tập trung thì rất chậm). Trong 3 năm từ 1997-1999 bằng cách huy động tổng hợp các nguồn vốn đến nay tỉnh Vĩnh Phúc đã có 1.850 phòng học cao tầng (chiếm gần 1/2 tổng số phòng học). -Chi sự nghiệp y tế: Là khoản chi nhằm bảo vệ sức khoẻ cho người lao động. Nội dung chi bao gồm chi cho con người, chi cho các vật tư thiết yếu như thuốc, dịch, bông băng..và chi trang bị y tế phục vụ khám chữa bệnh. Trong những năm qua mạng lưới y tế từ tỉnh đến huyện, xã đã được đầu tư và cải tiến một bước. Các cơ sở y tế được củng cố và nâng cấp theo hướng: vững tuyến xã, mạnh tuyến huyện và giỏi tuyến tỉnh. Đảm nhận tốt chức năng nhiệm vụ quy định cho từng tuyến. Cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng được cải thiện. Việc mua sắm các phương tiện khám chữa bệnh hiện đại đã tạo điều kiện cho ngành y tế nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân, đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người dân mỗi khi ốm đau phải vào bệnh viện. Đội ngũ cán bộ y tế thường xuyên được nâng cao tay nghề. Tuy nhiên chính sách đãi ngộ còn nhiều bất cập, chưa thu hút được cán bộ y tế có chuyên môn giỏi về vùng núi, vùng xa làm việc. Năm 1997 chi sự nghiệp y tế là 22,9 tỷ/ dự toán TW giao 18,7tỷ, đến năm 1999 ước thực hiện là 20,8 tỷ/dự toán TW giao 19,5tỷ (2). -Chi quản lý hành chính: Là khoản chi đảm bảo hoạt động cho bộ máy quản lý hành chính trong đó bao gồm ba bộ phận chi: chi quản lý nhà nước, chi cho các hoạt động của Đảng và chi hoạt động của các đoàn thể. Trong ba bộ phận chi này thì chi quản lý nhà nước chiếm tỷ trọng lớn hơn cả. Nội dung chi quản lý hành chính gồm có chi cho con người nghĩa là các khoản lương và có tính chất lương, còn lại là chi phục vụ hoạt động gồm chi hội nghị, công tác phí, nghiệp vụ phí, chi khác... Hiện nay việc quản lý khoản chi này còn nhiều vướng mắc, đây cũng là tình trạng chung của các tỉnh trong cả nước. Với cách tính dự toán là định mức bình quân trên một đầu người (11,4triệu đồng/người/năm) nhân với số biên chế có mặt thì việc tổ chức hoạt động thực sự gặp khó khăn có khi ảnh hưởng đến chức năng nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên với phương châm tiết kiệm triệt để trong chi tiêu ngân sách nhất là chi thường xuyên, ngân sách dành cho chi quản lý hành chính đã có xu hướng giảm so với những năm trước. Năm 1997 chi quản lý hành chính là 46,2 tỷ/ tổng chi là 312,8 tỷ chiếm 20%. Năm 1998 thực hiện 46,6 tỷ / tổng chi 351,8tỷ chiếm 13,3%. Đến năm 1999 ước thực hiện 33,5 tỷ/397,6 tỷ chiếm 8,4%. Nhưng so với dự toán TW giao hàng năm vẫn tăng cao (2). -Chi sự nghiệp văn hoá thông tin, thể dục thể thao, phát thanh - truyền hình: Đây là khoản chi quan trọng trong việc góp phần xây dựng nếp sống văn hoá mới, xây dựng con người mới có trí lực, thể lực để xây dựng và bảo vệ đất nước, góp phần bảo vệ nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Thể hiện cụ thể trong việc xây dựng làng xã văn hoá, gia đình văn hoá, khai thác và phát triển các vốn văn hoá truyền thống. Tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước trên hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng. Khoản chi này được thực hiện đảm bảo trên phạm vi ngân sách tỉnh, nhưng đối với ngân sách huyện, xã thì việc đầu tư cho lĩnh vực này chưa được chú trọng. -Chi cho công tác đảm bảo xã hội: Thực hiện công tác đảm bảo xã hội là việc triển khai những chủ trương chính sách của Đảng về công tác xã hội xây dựng nền kinh tế theo cơ chế thị trường có nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết. Đó là sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội, tệ nạn xã hội, vấn đề quan tâm tới đời sống gia đình người có công với cách mạng.. Những vấn đề này đã được Đảng và nhà nước từng bước giải quyết bằng những chủ trương chính sách cụ thể như: Chính sách ưu đãi với người có công, chủ trương xoá đói giảm nghèo, chính sách cho vay giải quyết việc làm, đối với các đối tượng xã hội.. thông qua các chương trình mục tiêu của trung ương. Bên cạnh đó NSĐP cũng có nhiệm vụ chi cho công tác xã hội như hỗ trợ dân đi xây dựng kinh tế mới, hỗ trợ gia đình chính sách, bổ sung quỹ xoá đói giảm nghèo, cấp thẻ bảo hiểm y tế người nghèo... Năm 1997 chi đảm bảo xã hội là 2,8 tỷ/dự toán TW giao 3,1 tỷ đạt 90,3%. Năm 1998 thực hiện 3,9 tỷ/dự toán TW giao 3,5tỷ bằng 111,4%. Đến năm 1999 ước thực hiện 4,7 tỷ/dự toán TW giao 3,6 tỷ bằng 130,5%. {2} Như vậy trong những năm gần đây số chi đảm bảo xã hội ngày càng tăng thể hiện sự quan tâm của tỉnh trong việc thực hiện các chính sách bảo trợ xã hội và các hoạt động nhân đạo, từ thiện trong xã hội. Biểu 6: Tình hình chi ngân sách địa phương (Phân mục theo mục lục NSNN) ĐV: triệu đồng Nội dung chi Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Thực hiện Tỷ trọng Thực hiện Tỷ trọng Ước TH Tỷ trọng Tổng số chi 312.879 100 351.833 100 397.649 100 Trong đó: Chi lương và phụ cấp 63.073 20 112.131 31,9 82.000 20,6 Chi công tác phí 1.517 1.720 2.450 Chi hội nghị 6.722 2,1 3.747 1,0 3.651 Chi S/c thường xuyên + SC lớn TSCĐ 18.270 5,7 18.137 5,7 10.980 2,7 Chi nghiệp vụ chuyên môn 17.914 5,7 13.732 3,9 14.870 3,7 Chi cho công tác xã hội 2.247 2.977 4.110 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 1.500 1.500 1.500 Chi khác 15.180 4,8 14.073 3,9 15.600 4 Chi mua sắm TSCĐ 18.017 5,7 37.807 10,7 25.400 6,3 Chi xây lắp, thiết bị 55.718 17,8 58.070 16,5 67.070 16,8 Nguồn [2] Trong nhiệm vụ chi NSĐP, lương và các khoản có tính chất lương được ưu tiên số một, đó là các mục chi trực tiếp cho con người để thực hiện quá trình quản lý phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Năm 1997 riêng lương và các khoản phụ cấp các cơ quan HCSN toàn tỉnh là 63 tỷ/tổng chi NSĐP là 312,8 tỷ chiếm 20%. Đến năm 1998 là 112,1 tỷ/351,8 tỷ chiếm 31,9% tổng chi NSĐP. Ước thực hiện năm 1999 là 82,4 tỷ/397,6 tỷ chiếm 20,6% tổng chi. Số chi này tăng do được bổ sung biên chế cho các sự nghiệp như sự nghiệp giáo dục năm 1997 tăng 300 biên chế đến năm 1998 tăng 800 biên chế; Sự nghiệp y tế năm 1997 tăng 100 biến chế, đến năm 1998 tăng 122 biên chế và các cơ quan quản lý hành chính tăng khoảng 100 biên chế so năm 1997 [2] -Chi hội nghị phí giảm dần qua các năm từ 6,7 tỷ năm 1997 xuống 3,7 tỷ năm 1998 và ước thực hiện năm 1999 là 3,6 tỷ. Kết quả trên thể hiện sự tiết kiệm trong chi tiêu ngân sách theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhất là thực hiện chỉ thị số 32/1999/NĐ-CP của Chính phủ. -Chi nghiệp vụ phí là mục chi đảm bảo các hoạt động chuyên môn nhằm thực hiện tốt nhất nhiệm vụ cuả từng đơn vị. Mỗi năm khoản chi này chiếm từ 5,7 đến 6% tổng số chi NSĐP. -Chi mua sắm tài sản cố định: Năm 1997 chi đạt 18 tỷ chiếm 5,7% tổng chi NSĐP, đến năm 1998 thực hiện 37,8 tỷ, ước thực hiện năm 1999 là 25,4 tỷ/397,6 tỷ, dự kiến chiếm 6,3% tổng chi NSĐP [2]. Khoản chi này tăng vì tỉnh mới tái lập nhu cầu về mua sắm tài sản cố định và phương tiện làm việc là rất cần thiết. Mặt khác để đáp ứng nhu cầu thông tin một cách nhanh nhạy và chính xác trong quản lý, tỉnh đã trang bị đồng loạt máy vi tính cho các đơn vị thông qua chương trình công nghệ thông tin quốc gia và bổ sung từ NSĐP. Đây cũng chính là một trong những khoản chi cho đầu tư phát triển để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh. -Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính là khoản chi được bổ sung hàng năm, tính theo một tỷ lệ nhất định trên tổng chi NSĐP, mỗi năm ngân sách tỉnh Vĩnh Phúc dành ra 1,5 tỷ để bổ sung quỹ dự trữ tài chính theo Luật định. -Chi xây lắp, thiết bị là chi đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Đối với tỉnh Vĩnh Phúc khoản chi này càng được chú trọng, mỗi năm được dành từ 17-20% trong tổng chi NSĐP. Biểu 7: Cơ cấu chi ngân sách qua các năm đvt:trđ Cơ cấu chi Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Thực hiện Tỷ trọng Thực hiện Tỷ trọng Ước Thực hiện Tỷ trọng Tổng chi NSĐP 312.879 100 351.833 100 397.649 100 1.Chi ĐTư phát triển: 79.420 37,7 82.058 46,3 153.050 50,7 2.Chi thường xuyên: -Chi SN kinh tế -Chi SN GD ĐTạo -Chi SN y tế (không kể chi viện trợ nước ngoàI) 117.254 36.828 73.810 22.982 62,3 190.300 58.975 90.494 19.601 53,7 196.199 43.165 92.070 20.850 49,3 Nguồn [2] Qua kết quả chi và cơ cấu chi thực hiện từ năm 1997 đến năm 1999 thể hiện chi NSĐP không những đảm bảo được nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, mà còn bảo đảm yêu cầu tiết kiệm dành cho chi đầu tư phát triển. Tỷ trọng chi cho đầu tư phát triển năm sau cao hơn năm trước. Đó cũng thể hiện sự đúng đắn chủ trương của tỉnh trong đầu tư phát triển nhất là những năm đầu tái lập tỉnh. Cơ cấu và nhiệm vụ chi NS hàng năm được hoàn thiện hơn, đảm bảo chi thường xuyên và giành vốn cho đầu tư phát triển. Trong chi thường xuyên luôn đảm bảo chi cho các hoạt động sự nghiệp như y tế, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ và môi trường.. Trong chi đầu tư phát triển tập trung cho những công trình trọng điểm, đáp ứng yêu cầu cấp bách hiện nay về cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, đặc biệt là điện, giao thông, thông tin liên lạc và công sở làm việc của các cơ quan ban ngành của tỉnh. *Thực hiện việc cấp phát kinh phí uỷ quyền và các chương trình mục tiêu trên địa bàn tỉnh: Hàng năm ngoài các khoản chi được đảm bảo trong cân đối NSĐP, còn có các chương trình mục tiêu do NSTW uỷ quyền cho địa phương tổ chức thực hiện. -Đối với kinh phí uỷ quyền thuộc nhiệm vụ chi của NSTW. Biểu 8: Tổng hợp tình hình cấp phát kinh phí uỷ quyền qua các năm: ĐV: triệu đồng Nội dung chi Năm 1997 Năm 1998 Ước TH năm 1999 Tổng số 50.300 53.800 58.760 Trong đó -Chi cho hoạt động XH không tập trung 44.665 47.430 48.849 -KP duy tu sửa chữa đường quốc lộ 1.684 2.040 2.106 -KP duy tu đê điều 685 1.028 900 -KP đo đạc bản đồ địa chính 600 800 800 Nguồn [2] Tổng số kinh phí uỷ quyền mỗi năm khoảng 50 tỷ đến 60 tỷ đồng trong đó có một số khoản chi lớn như kinh phí phục vụ các hoạt động xã hội không tập trung: năm 1997 thực hiện 44,6 tỷ; năm 1998 thực hiện 47,4 tỷ; đến năm 1999 ước thực hiện là 49,8 tỷ. Đây là khoản kinh phí trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội trong toàn tỉnh. Việc quản lý và chi trả rất phức tạp với yêu cầu phải đảm bảo chi đúng mục đích và đúng người sử dụng. Chi cho sự nghiệp duy tu sửa chữa đường quốc lộ năm 1997 thực hiện 1,6 tỷ, năm 1998 thực hiện 2 tỷ, năm 1999 ước thực hiện 2,1 tỷ. Kinh phí đo đạc bản đồ địa chính năm 1997 là 600 triệu, năm 1998 là 800 triệu, ước thực hiện 1999 là 800 triệu. Kinh phí duy tu đê điều năm 1997 thực hiện 685 triệu, năm 1998 thực hiện 1 tỷ, năm 1999 ước thực hiện 900 triệu [2]. Các khoản kinh phí này thuộc nhiệm vụ chi của NSTW uỷ quyền cho NSĐP chi nhưng trong thực tế, việc chuyển kinh phí từ TW về chậm, dẫn đến chưa chủ động trong việc cấp phát kinh phí cho các đơn vị thực hiện nhiệm vụ chi, mặt khác còn có sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên ngành với cơ quan tài chính địa phương. - Đối với kinh phí chương trình mục tiêu: Số liệu thể hiện qua biểu 09 Biểu số 9: Tình hình thực hiện kinh phí chương trình mục tiêu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Đơn vị: triệu đồng Tên chương trình Năm 1997 Năm 1998 Ước TH Năm 1999 Tổng số 15.529 16.857 30.600 Trong đó -Xoá đói giảm nghèo 180 3.138 -Nước sinh hoạt & VSMT 1.499 -Hỗ trợ việc làm 1.000 -Thanh toán 1 số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm 1.349 1261 1.170 -Thể thao 917 5.024 -Dân số & KHHGĐ 3.320 2.646 2.419 -Tăng cường GDục MN&DT 1.000 1.800 1.620 -Tăng cường CSVC các trường SP 2.000 2.250 2.430 -Tăng cường CSVC các trường PT 3.200 3.150 2.070 -Tăng cường trang thiết bị y tế 1.300 1.683 1.350 -Dự án trồng 5 triệu ha rừng -Công nghệ thông tin 346 776 Nguồn [4] Năm 1997 chi cho các chương trình mục tiêu thực hiện 15,5 tỷ; năm 1998 thực hiện 16,6 tỷ, đến năm 1999 ước thực hiện 30,6 tỷ. Số chi năm 1999 tăng cao là do có sự thay đổi về cơ chế quản lý chương trình mục tiêu. Chi chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình hỗ trợ việc làm trước kia do Kho bạc nhà nước trực tiếp chi, nhưng đến năm 1999 được đưa về cấp phát uỷ quyền qua Sở Tài chính vật giá. Chi chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trước kia do Kho bạc nhà nước trực tiếp chi, nhưng đến năm 1999 giao uỷ quyề

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUANVAN.DOC
  • docBIA.DOC
Tài liệu liên quan