Luận văn Một số vấn đề về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty Nạo vét Đường biển I

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 4

I. Vốn và vai trò của vốn trong kinh doanh 4

1. Khái niệm về vốn sản xuất kinh doanh: 4

2. Vốn cố định: 5

2.1. Khái niệm và đặc điểm vốn cố định: 5

2.2. Cơ cấu vốn cố định: 6

2.3. Nguồn vốn cố định 7

3. Vốn lưu động: 8

3.1. Khái niệm và đặc điểm của vốn lưu động 8

3.2. Cơ cấu vốn lưu động 9

3.3. Nguồn vốn lưu động: 10

II.Nội dung của hoạt động quản lý vốn trong kinh doanh 11

1. Nội dung hoạt động quản lý vốn cố định: 11

1.1. Hao mòn và khấu hao tài sản cố định 11

1.2. Kế hoạch khấu hao tài sản cố định 14

1.3. Bảo toàn và phát triển vốn cố định 16

2. Nội dung hoạt động quản lý vốn lưu động: 18

2.1. Xác định vốn lưu động định mức kỳ kế hoạch 18

2.2. Kế hoạch nguồn VLĐ định mức 20

2.3. Bảo toàn và phát triển VLĐ 20

III. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh 22

1. Một số chỉ tiêu chung về tình hình sử dụng vốn: 23

1.1. Cơ cấu vốn 23

1.2. Vòng quay toàn bộ vốn 23

1.3. Kỳ thu tiền trung bình 24

2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định: 24

2.1. Sức sản xuất của TSCĐ 24

2.2. Sức sinh lời của TSCĐ 25

2.3. Suất hao phí tài sản cố định: 25

2.4. Hiệu quả sử dụng vốn cố định 25

3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động: 25

3.1. Sức sản xuất của vốn lưu động 25

3.2. Sức sinh lời của vốn lưu động 25

3.3. Số vòng quay của vốn lưu động (hệ số luân chuyển) 26

3.4. Thời gian của một vòng luân chyyển 26

3.5. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động 26

CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY NẠO VÉT ĐƯỜNG BIỂN I 27

I. Tổng quan về Công ty. 27

1. Giới thiệu về công ty 27

1.1.Cơ cấu của công ty 27

1.1.1. Phũng kế hoạch sản xuất: 27

1.1.2. Phũng Tài chớnh Kế toỏn 28

1.1.3. Phũng kỹ thuật cơ điện. 29

1.1.4. Phũng Tổ chức lao động 30

1.1.5.Phũng Hành chớnh lưu trữ 32

1.1.6.Phũng bảo vệ quõn sự 32

1.1.7. Xí nghiệp cơ khí 32

1.1.8.Xí nghiệp vật tư, thiết bị 33

1.1.9.Đoàn TC54, HP01, Long Châu, HP2000, Long Châu 2 34

1.1.10.Chi nhánh Cty nạo vét đường biển I tại Tp. Hồ Chí Minh, Chi nhánh Cty nạo vét đường biển I tại Tp. Đà Nẵng 35

1.1.11. Các đội Công trỡnh. 36

1.2.Các phương tiện phục vụ cho sản xuất bao gồm: 37

1.3.Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây 37

1.3.1 Kờ́t quả hoạt đụ̣ng sản xuṍt kinh doanh năm 2006: 37

1.3.2. Kờ́t quả hoạt đụ̣ng sản xuṍt kinh doanh năm 2007: 38

1.3.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008: 39

1.3.4.Những thuọ̃n lợi và khó khăn của cụng ty 39

2. Tỡnh hỡnh hoạt động kinh doanh của Công ty 40

2.1. Phân tích t́nh h́nh thực hiện chỉ tiêu chi phí – lợi nhuận 40

2.1.1.Phân tích chỉ tiêu chi phí. 40

2.1.2. Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận. 43

3. Phân tích t́nh h́nh thực hiện sản xuất kinh doanh và doanh thu 49

3.1. Phân tích tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh 49

3.1.1. Khái quát quy mô sản xuất. 50

3.1.2.Phương pháp phân tích. 51

3.1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Nạo vét Đường biển I 53

3.2. Phân tích tình hình thực hiện doanh thu. 57

4. Phân tích t́nh h́nh thực hiện chỉ tiêu lao động – tiền lương 62

4.1. Kế hoạch lao động và đơn giá tiền lương. 63

4.1.1. Kế hoạch lao động . 63

4.1.2. Các phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương. 67

5. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Nạo vét Đường biển I 75

5.1. Tình hình sử dụng vốn ở Công ty Nạo vét Đường biển I qua một số chỉ tiêu cơ bản. 86

5.1.1. Cơ cấu vốn 86

5.1.2. Vòng quay toàn bộ vốn 88

5.1.3. Kỳ thu tiền trung bình. 89

5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định. 90

5.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Nạo vét Đường biển I 93

II. Đánh giá chung công tác quản lý và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Nạo vét Đường biển I 94

1. Những thành tích của Công ty Nạo vét Đường biển I trong quản lý và sử dụng vốn. 94

2. Những tồn tại trong quản lý và sử dụng vốn 95

3. Nguyên nhân của những tồn tại ở Công ty Nạo vét Đường biển I 96

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN Ở CÔNG TY NẠO VÉT ĐƯỜNG BIỂN I 97

I.Phương hướng phát triển của công ty 97

1. Về đầu tư: 97

2/ Về quản lý: 97

3/ Về thị trường: 97

 4/ Công tác tổ chức: 98

II. Những giải pháp cho Công ty Nạo vét Đường biển I 98

1. Phát huy cơ chế điều hoà vốn trong Công ty. 98

2. Cải tiến phương pháp khấu hao tài sản cố định 100

2.1. Cơ sở của phương pháp 101

2.2. Nội dung của phương pháp 101

2.3. Ap dụng phương pháp này cho công ty 102

3. Thanh lý, bán bớt một số tàu quá cũ hoặc không còn phù hợp với yêu cầu của khách hàng 103

4. Hạn chế vốn lưu động bị chiếm dụng nhằm thu hồi vốn nhanh, tăng vòng quay của vốn 105

5. Hoàn thiện phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động định mức kỳ kế hoạch sát với nhu cầu vốn thực tế của Công ty 107

5.1. Sự cần thiết của phương pháp. 107

5.3. Ap dụng để xác định vốn lưu động định mức cho năm 2007. 108

KẾT LUẬN 111

CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112

 

doc116 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1248 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số vấn đề về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty Nạo vét Đường biển I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề, có sự đầu tư thường xuyên chú trọng trong công việc đổi mới và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới hay không. Qua việc phân tích này chúng ta biết công ty có quan tâm tích kiệm chi phí để mang lại nhiều lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh, đồng thời đánh giá được việc thực hiện quỹ tiền của năm trước và năm sau. Qua đây cho ta thấy được mức độ thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước tại công ty, ta có thể đánh giá được mức độ và hiệu suất sử dụng vốn của công ty để có nhận xét đúng về hiệu quả kinh doanh của công ty trong năm qua. Mức độ ảnh hưởng - 0.1605 - 96.54 - 51.03 216.01 Bảng phân tích tình hình t Chênh lệch - 45.28 - 272.32 - 143.966 610.84 % So sánh - 16.67 - 216.26 -111.17 150.91 Năm 2007 Tỷ trọng 52.11 - 33.93 - 3.35 85.17 Lợi nhuận (tr đ) 224.82 - 146.4 - 14.466 367.414 431.368 Năm 2006 Tỷ trọng 95.77 44.65 45.91 - 86.33 Lợi nhuận (tr đ) 270,1 215.92 129.5 - 243.4 282.12 Đơn vị XN XN Long Châu XN tàu hút HB88 XN hút HP01 XN hút HP2000 Tổng cộng STT 1 2 3 4 Qua bảng phân tích chỉ tiêu lợi nhuận ta thấy nhìn chung năm qua công ty có lợi nhuận cao hơn năm trước xét trên toàn lĩnh vực công ty. Nhưng lợi nhuận ở từng xí nghiệp có sự chênh lệch quá cao chỉ duy nhất có một đơn vị là có lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước.Ta đi xét ở từng đơn vị một. Tại xí nghiệp tàu Long Châu: Thu nhập đạt mức 270,1 triệu đồng chiếm tỷ trọng thu nhập toàn công ty là 95,77% năm 2006. Nhưng sang năm 2007 lợi nhuận đạt mức 224,82 triệu đồng chiếm tỷ trọng 52,11%. Như vậy năm 2007 lợi nhuận chỉ đạt 83,24% so với năm 2001 tức mức lợi nhuận giảm xuống 16,67% tương ứng với mức chênh lệch là - 45,28 triệu đồng nó làm ảnh hưởng tới tổng lợi nhuận ở mức tương đối là 0,1605% . Nguyên nhân có sự giảm này là do doanh thu ở đây bị giảm mặc dù vẫn có lãi, mức chi phí ở xí nghiệp này chiếm tỷ trọng thấp so với các xí nghiệp khác như hiệu suất chi phí cần giảm hơn năm 2006 nhưng vì do doanh thu thấp mà nguyên nhân là do khối lượng nạo vét giảm. Nhưng khối lượng nạo vét giảm là do ở đây giảm đi một số phương tiện vì vậy làm cho lợi nhuận giảm đi. Xét về mức độ lãi theo doanh thu thì năm 2006 mức độ lãi cao hơn năm 2007 vì hiệu suất trên doanh thu năm 2006 là 0,0298 nhưng năm 2007 là 0.02709. *Xét ở xí nghiệp tàu hút HB88: Năm 2006 mức lợi nhuận đạt là 125,92 triệu đồng nhưng sang năm 2007 mức lợi nhuận đạt –146,4 triệu đồng . Như vậy sang năm 2007 tại xí nghiệp này làm ăn không có lãi. Nguyên nhân này là do ở đây một số phương tiện được điều động vào phía nam khai thác, do công tác vận chuyển phương tiện từ phía bắc vào phía nam phức tạp, chi phí cho sự vận chuyển ống, tháo nắp nên chi phí lớn, vào đến phía nam lại chưa ổn định được công suất do đó chi phí lớn hơn doanh thu do vậy mà làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của đơn vị. Nguyên nhân tiếp là do phương tiện của xí nghiệp cưa quen với việc khai thác tại địa bàn phía nam do vậy có phần giảm năng suất hơn đôi chút , bên cạnh đó đơn giá chung của đơn vị này có phần giảm hơn năm 2006 mà dẫn đến chi phí tăng doanh thu giảm làm cho lợi nhuận giảm đi tới mức -216,26% so với năm 2006 tương ứng với mức chênh lệch giảm là 272,32 triệu đồng, Nó làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của toàn công ty ở mức tương đối là -96,54%. Chính có sự chi phí lớn hơn doanh thu mà lợi nhuận ở đây giảm đi rõ rệt. *Xét ở xí nghiệp hút HP01: Năm 2006 mức lợi nhuận đạt là 129,5 triệu đồng chiếm tỷ trọng 45,91%. Sang năm 2007 không những mức lợi nhuận giảm mà còn lỗ ở mức -14,466 triệu đồng so với doanh thu tức là chi phí lớn hơn doanh thu. Nguyên nhân cũng là do đơn vị tàu hút sông 1 và tàu hút sông 2 phương tiện máy có công suất nhỏ chủ yếu là cũ hỏng đã hết khấu hao, chi phí khấu hao cho phần tự sửa chữa bổ sung. Vì năm 2006 phương tiện tại xí nghiệp này hoạt động nhiều nên có một số phương tiện phải sửa chữa trong năm nay nên chi phí cho sửa chữa tăng lên làm cho vượt doanh thu. Nó làm cho mức lợi nhuận năm 2007 so với năm 2006 tương ứng với mức chênh lệch tuyệt đối là -143,966 triệu đồng. Nó làm ảnh hưởng đến tổng lợi nhuận ở mức tương đối là -51,03%. *Riêng ở xí nghiệp tàu hút HP2000: Ta thấy xí nghiệp này có mức lợi nhuận cao nhất của năm 2007 so với các xí nghiệp khác. Mặc dù phương tiện ở đây cũng là các phương tiện cũ, công suất nhỏ. Nhưng do năm 2006 số phương tiện ở đây đã được sửa chữa lớn lại nhiều và có đầu tư khoán cải một tàu hút H02. Vì cậy bước sang năm 2007 số phương tiện ở xí nghiệp này không phải sửa chữa cho nên chi phí ở đây giảm đi. Kết hợp với việc xí nghiệp này công trường cố định ở ngần nhau chủ yếu hoạt động quanh vùng Hải Phòng, Thái bình Hải Dương cho nên sự di chuyển phương tiện rất gần nhau đỡ tốn kém trong chi phí tháo nắp. Vì vậy sang năm 2007 chi phí giảm đi rõ rệt mà họ lại có doanh thu tăng, đơn giá cho một 1m2 nạo vét cũng tăng do đó mà lợi nhuận trong năm cao đạt 150,91% tương ứng với mức chênh lệch tuyệt đối là 610,84 triệu đồng nó làm ảnh hưởng đến tổng lợi nhuận là 216,01% ở mức tương đối. Qua chỉ tiêu lợi nhuận ta thấy so với năm 2007 thì lợi nhuận của công ty tăng cao hơn so với năm 2006 nhưng năm 2007 các xí nghiệp trong công ty có mức lãi đều nhau và ít bị lỗ hơn. Hiệu suất chi phí của năm 2006. Nhưng sự giảm lợi nhuận của xí nghiệp đều có nguyên nhân chính đáng, không phải do trình độ kinh doanh kém, khả năng sử dụng vốn thấp mà dẩn đến lỗ. ở đây có sự thay đổi cải tiến công nghệ mới. Mở rộng phạm vi hoạt động vì thế mà chi phí tăng lên. Mặc dù hai xí nghiệp bị lỗ nhưng nó sẽ làm cho hoạt động sản xuất của năm sau thuận lợi, dễ dàng và đạt doanh thu cao. Vì đây là sự chuẩn bị cho việc thực hiện kế hoạch năm tiếp theo. Đồng thời các đơn vị trong công ty cần nghiên cứu, có biện pháp khắc phục giảm chi phí trong khâu di chuyển, tháo nắp thiết bị cần có sự thiết kế cho việc di chuyển được nhanh gọn và thuận lợi hơn nữa để giảm chi phí làm tăng lợi nhuận cho toàn công ty cao hơn nữa. 3. Phõn tích tình hình thực hiợ̀n sản xuṍt kinh doanh và doanh thu 3.1. Phân tích tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh Sau khi xác định được khối lượng sản phẩm dự kiến sản xuất và cung ứng của thị trường trong năm tới và thực hiện các phương án dự trữ các yếu tố sản xuất .Doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất ra sản phẩm. Đây là khâu chủ yếu nhất của quá trình tái sản xuất. Nó chi phối khâu dự trữ sản xuất tiêu thụ sản phẩm và các mặt hoạt động khác của doanh nghiệp . Phân tích tình hình sản xuất giúp doanh nghiệp nắm bắt được tiến độ sản xuất và nhịp điệu sản xuất , tình hình đảm bảo việc làm cho người lao động trong các khâu của quá trình sản xuất , nắm bắt được quy mô sản xuất chất lượng sản phẩm, tình hình thực hiện tiến độ giao hàng theo các đơn hàng và hợp đồng sản xuất sản phẩm.. Thông tin rút ra từ phân tích tình hình sản xuất còn giúp cho doanh nghiệp hiệu chỉnh hành vi trong khâu sản xuất , tìm kiếm các giải pháp đảm bảo cho sản xuất tăng trưởng với tốc độ cao và liên tục. Quy mô sản xuất của doanh nghiệp có thể được phản ánh khái quát qua hai chỉ tiêu: tổng giá trị sản xuất và tổng giá trị sản phẩm hàng hoá Như trên ta đã biết kết quả của sản xuất kinh doanh là sự tổng hợp tất cả các mặt của quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp, Vì vậy việc phân tích tình hình thực hiện kết quả sản xuất kinh doanh là rất quan trọng vó có được 1 ý nghĩa vô cùng to lớn, nó rút ra kết luận tổng hợp cho toàn bộ những vấn đề mà ta đã phân tích ở các chỉ tiêu trước đó. Nó đánh giá khả năng kinh doanh của công ty năm nay so với năm trước, việc thực hiện với nghĩa vụ với nhà nước của công ty. Đồng thời giúp ta thấy được việc thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước như việc thu chi, phân phối lợi nhuận tình hình thực hiện trích lập các quỹ. Đánh giá khả năng hiệu suất sử dụng vốn của công ty. Tài liệu chủ yếu dùng cho phân tích tình hình sản xuất của doanh nghiệp gồm: - Báo cáo về tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu (gồm các chỉ tiêu phản ánh kết quả và chi phí). - Biên bản và báo cáo về tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm của bộ phận KCS. - Sổ tổng hợp về tình hình thu nhập, thành phẩm và bán thành phẩm. - Sổ theo dõi tình hình giao hàng theo các đơn hàng và hợp đồng sản xuất sản phẩm. - Báo cáo tình hình sản xuất và phiếu ghi chép kết quả sản xuất của các bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp. 3.1.1. Khái quát quy mô sản xuất. - Xác định các chỉ tiêu kinh tế phản ánh khái quát quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Quy mô sản xuất của doanh nghiệp có thể được phản ánh khái quát qua hai chỉ tiêu: tổng giá trị sản xuất và tổng giá trị sản phẩm hàng hoá. Trong đó tổng giá trị sản xuất là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp nhất kết quả sản xuất trong kỳ của doanh nghiệp, còn tổng giá trị sản phẩm hàng hoá phản ánh bộ phận kết quả sản xuất doanh nghiệp đã hoàn thành trong kỳ, đã bàn giao hay bán ra ngoài. *Tổng giá trị sản xuất (Qsx). Chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị của các sản phẩm vật chất và dịch vụ được doanh nghiệp tạo ra trong một thời kỳ nhất định thường là một năm. Chỉ tiêu này được tính như sau. Qsx= ồqsx.g Trong đó: qsx: là số lượng từng loại sản phẩm đã được tạo ra trong kỳ( kể cả hoàn thành hay chưa hoàn thành). g : giá bán đơn vị từng loại sản phẩm. *Tổng giá trị sản phẩm hàng hoá (Qn) Chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị của các sản phẩm doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành trong kỹ. Chỉ tiêu này được tính. Qn= ồq.g Trong đó: q: Số lượng từng loại hàng hoá. g: Giá bán đơn vị từng loại sản phẩm hàng hoá 3.1.2.Phương pháp phân tích. + Đánh giá chung tình hình biến động chung của quy mô sản xuất so với kỳ gốc ( sử dụng phương pháp so sánh). Giả sử phân tích chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất ta có công thức so sánh như sau. DQsx = ồqsx1.g0 - ồqsx2.g0 Trong đó: qsx1, qsx2: lần lượt là từng loại số lượng tường loại sản phẩm đã sản xuất ra ở kỳ phân tích và kỳ gốc. Kết quả tính toán cho ta các thông tin. *Nếu gốc so sánh là số lượng sản phẩm kế hoạch thì chứng tỏ doanh nghiệp đã hoàn thành vượt mức kế hoạch chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất hoạt động kinh tế. *Nếu gốc so sánh là số lượng sản phẩm thực tế kỳ trước, phản ánh tổng giá trị sản xuất của doanh nghiệp có chiều hướng tăng trưởng hơn so với kỳ trước. Kết quả phân tích Iqsx< 100, DQsx< 0 cho ta thông tin ngược lại. +Phân tích theo các yếu tố cấu thành từng chỉ tiêu phản ánh khái quát quy mô sản xuất. *Phân tích theo các yếu tố cấu thành nội dung kinh tế của chỉ tiêu. Nội dung kinh tế của mỗi chỉ tiêu phản ánh khái quát quy mô sản xuất của doanh nghiệp đều bao gồm một số yếu tố hợp thành. Trong hướng phân tích này ta tiến hành lập bảng so sánh để tính ra số chênh lệch về quy mô biến động chung của chỉ tiêu giữa hai kỳ, đồng thời chi tiết theo các yếu tố cấu thành của nó. Mức tăng (giảm) của mỗi yếu tố của chỉ tiêu phân tích giữa hai kỳ đều có tác dụng bổ sung thông tin cho đánh giá khái quát quy mô sản xuất. Đồng thời đó còn là các thông tin càn thiết phục vụ cho công tác chỉ đạo tác nghiệp tình hình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. Chẳng hạn: trong các yếu tố cấu thành của chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất, nếu tăng các yếu tố tạo ra sản phẩm hàng hoá và giảm yếu tố chênh lệch sản phẩm chưa hoàn thành sẽ có tác dụng tăng lượng hàng hoá cung ứng ra thị trường, đảm bảo cho nhịp điệu sản xuất phù hợp với nhịp điệu tiêu thụ và ngược lại. *Phân tích theo các yếu tố cấu thành công thức tính chỉ tiêu (hay phân tích phương trình chỉ tiêu). Mỗi chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất của doanh nghiệp đều có công thức( hay đều được xác định theo một dạng phương trình kinh tế) cụ thể. Chẳng hạn công thức tính chỉ tiêu tổng giá trị sản phẩm hàng hoá có dạng. Qn = ồq.g Công thức tính tổng giá trị sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp là một phương trình kinh tế dạng tổng tích với ba nhân tố ảnh hưởng: (1) Số lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành; (2) kết cấu sản phẩm sản xuất hoàn thành có các mức giá trị khác nhau và (3) giá bán đơn vị sản phẩm hàng hoá. Mức tăng (giảm) của Qn qua hai thời kỳ chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự thay đổi của ba nhân tố này. * Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của quy mô sản xuất. Sử dụng phương pháp loại trừ để phân tích phương trình sau. Qn = Qsx. Hh Qua phương trình trên ta nhận thấy muốn tăng giá trị sản phẩm hàng hoá tạo ra trong kỳ mỗi mặt phải tăng tổng giá trị sản xuất (Qsx) mặt khác phải tăng hệ số sản xuất hàng hoá ( hay uỷ suất hàng hoá) (Hh) của tổng giá trị sản xuất. 3.1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Nạo vét Đường biển I Qua bảng phân tích trên ta thấy năm 2007 tổng doanh thu của công ty là 38.505 triệu đồng , năm 2006 tổng mức doanh thu là 31.193 triệu đồng. Như vậy mức tăng doanh thu của năm 2007 đã tăng lên rõ rệt so với năm 2006 ở mức tương đối là 23,65% và mức tăng chênh lệch tuyệt đối là 7266 triệu đồng . Đây là mức tăng hơn nhiều so với năm 2006. Nguyên nhân của sự tăng này là do năm qua khối lượng nạo vét của công ty tăng lên, đơn giá cho một đơn vị m2 nạo vét được tăng lên. Vì vậy mà làm cho doanh thu tăng lên đáng kể. Mặt khác do có sự chỉ đạo đến từng đơn vị, từng công trường của cán bộ lãnh đạo công ty và công ty có những mạnh dạn mở rộng và tìm kiếm địa bàn mới. Bảng phân tích một số chỉ tiêu chủ yếu Chênh lệch 318.137,8 21 985,1 161 7.366 7.217 149 295 64 5,956 8.164s % So sánh 19,02 3,2 23,67 13,83 23,65 23,39 52,65 23,71 12,8 52,7 12,16 Năm 2007 1.990.478,8 678 5.146,1 1.325 38.505 38.073 432 1.539 564 17,256 75.309 Năm 2006 1.672.341 657 4.161 1.164 31.139 30.856 238 1.247 500 11,3 67.145 Đơn vị m3 Ng Tr đ 1000/bg Tr đ - - - - - - - Chỉ tiêu Khối lượng nạo vét LĐ TL -LĐ -Tổng quỹ TL -TL bình quân Chỉ tiêu tài chính -Tổng DT -Tổng chi -Lãi Quan hệ ngân sách - Thuế DT -Nộp BHXH -Thuế lợi tức -KHTS TSCĐ STTs 1 2 3 4 5 Về tổng chi của năm 2006 là 30.856 triệu đồng và tổng chi của năm 2007 đạt mức 38.073 triệu đồng tăng 23,39% so với năm 2006 tương ứng với mức chênh lệch tăng tuyệt đối là 7.217 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng này là do công ty đã có những đổi mới và thay thế đổi mới, sửa chữa một số trang thiết bị hoạt động và khối lượng nạo vét tăng lên làm cho chi về nguyên liệu, nhiên liệu, quỹ tiền lương tăng theo, tất cả chi phí cho giá thành sản phẩm và giá thành toàn bộ tăng lên, Bên cạnh đó còn do nhà nước có những chính sách về mức lương cho công nhân viên tăng lên làm cho tổng chi phí tăng lên. Sự tăng chi phí này phù hợp với sự phát triển ngày càng cao của hoạt động kinh tế, vó là sự đầu tư trong sản xuất. Nhưng vấn đề đặt ra là mức tăng đó có vượt quá tốc độ tăng của doanh thu hay không tức là công ty có lãi hay lỗ trong hoạt động của mình, có phù hợp với cơ chế hoạt động của công ty hay không. Từ kết quả của chỉ tiêu doanh thu và chi phí ta thấy lãi trước thuế năm 2006 là 286 triệu đồng và năm 2007 là 432 triệu đồng. Như vậy so với năm 2006, năm 2007 mức lãi trước thuế tăng tương đối là 52,65% tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 149 triệu đồng. Mức lãi của năm 2007 không những bảo toàn được vốn mà còn cao hơn năm 2006 1,5 lần. Mức tăng này phù hợp với mức độ tang của chi phí. Chính vì lãi trước thuế tăng dần đến mức lãi sau thuế cũng tăng theo đạt mức 143,4 triệu đồng tăng 52%. Về quỹ phát triển năm 2006 đạt mức 135,38 triệu đồng, sang năm 2007 quỹ này tăng lên ở mức 207,072 triệu đồng tăng 52,96% so với năm 2006 tương ứng với mức chênh lệch tăng là 76,692 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng này là do tỷ lệ trích quỹ ở cả hai năm đều chiếm 52% lợi nhuận thực hiện theo đúng chính sách nhà nước. Ơ đây công ty đã dùng để hoán cải phương tiện, mua thêm phường tiện mới bổ sung vì vậy mà quỹ này tăng lên. Quỹ dự phòng tài chính, quỹ mất việc làm, quỹ khen thưởng vv... các quỹ này đều có sự tăng hơn so với năm 2006 mà ở công ty vẫn giữ đúng tỷ lệ trích như cũ theo đúng chính sách. Xét riêng quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi ta thấy quỹ này nếu theo chế độ chính sách của nhà nước thì hơi thấp một chút. Vì quỹ này được trích lập theo theo quy định tương ứng với ba tháng lương thực hiện Vốn kinh doanh của công ty tăng từ 11.443 triệu đồng năm 2006 lên đến 13.282 triệu đồng tăng 15,89% tương ứng với mức chênh lệch tuyệt đối là 1819 triệu đồng. Hiệu suất sử dụng vốn ở đây là : năm 2006 là 0,0246, năm 2007 là 0,0325. Như vậy hiệu suất sử dụng vốn tăng lên ở mức tương đối là 32,11% tương ứng với mức tuyệt đối là 0,0079 . Nguyên nhân này là do doanh thu của công ty tăng lên mà so sánh tốc độ tăng của doanh thu và tốc độ tăng của vốn kinh doanh thì tốc độ tăng doanh thu cao hơn do đó mà hiệu suất sử dụng vốn ở đây tăng lên. Qua việc phân tích hiệu suất sử dụng vốn của công ty ta thấy ở đây tốc độ tăng quỹ tiền lương và hiệu suất sử dụng vốn thì phù hợp với tốc độ tăng của quay tiền lương là 23,7%, hiệu suất sử dụng vốn là 32,12%. Nhận xét Qua bảng phân tích kết quả sản xuất kinh doanh ta thấy năm 2007 công ty có kết quả sản xuất kinh doanh cao hơn năm 2006. Đạt được kết quả này phải nói rằng có sự quyết tâm cao của cán bộ công nhân viên của công ty từ khâu chuẩn bị kế hoạch, công trường thị trường là những khâu ban đầu sau đó là những khâu điều hành, quản lý sản xuất, kết hợp với sự quản lý chi phí, tiết kiệm trong sản xuất để có giá thành hạ, nâng cao đời sống cho người lao động. Từ đó nâng cao lợi nhuận cho công ty. Năm qua công ty đã bảo toàn và phát triển được vốn kinh doanh, nâng cao hiệu suất sử dụng vốn, tích luỹ được tài chính, phát triển đầu tư phương tiện sản xuất mới,áp dụng tiến độ khoa học công nghệ mới. Phải nói rằng trước những tồn tại và khó khăn do cơ chế cũ để lại, bước sang cơ chế thị trường công ty đã đứng vững trong sản xuất kinh doanh , mở rộng phạm vị hoạt động làm ăn có lãi và đã có phần tích luỹ. 3.2. Phân tích tình hình thực hiện doanh thu. Phân tích tình hình thực hiện doanh thu ở đây nhằm mục đích đánh giá mức độ doanh thu của từng xí nghiệp. Qua đây tìm ra yếu tố làm biến động đến doanh thu của công ty nằm ở khâu nào, do những nguyên nhân nào gây nên sự biến động đó. Từ đó ta thấy được tăng tăng hay giảm doanh thu do yếu tố nào gây lên. Nguyên nhân gây của sự tăng hay giảm doanh thu phụ thuộc vào định hướng, mục tiêu kế hoạch của doanh nghiệp, của các dự án đầu tư cũng như hạch toán các mặt chi phí của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với công ty nạo vét Đường biển I việc thức hiện doanh thu cao hay thấp chưa phải là đã hoàn toàn phụ thuộc khối lượng nạo vét. Vì trên cơ sở phân tích tình hình thực hiện doanh thu chỉ cho ta thấy công tác tìm kiếm thị trường nạo vét là quan trọng. Từ đây cộng ty xác định cho mình một biện pháp tiếp cận, tìm kiếm công trường riêng biệt để có doanh thu cao. Từ việc phân tích này cũng cho ta thấy khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh của từng xí nghiệp khác nhau mà công ty có biện pháp cho mình một hướng đổi mới, biện pháp kinh doanh mớ trong cơ chế thị trường mới vf đang sôi động để có kế hoạch lâu dài cho những năm tiếp theo, tìm ra nguyên nhân chính của sự tăng giảm doanh thu . Doanh thu là kết quả của một quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả của doanh thu nó thể hiện khả năng kinh doanh của công ty trong cơ chế thị trường cho thấy công ty có đứng đI lên hay là thát bại, bên cạnh đó nó còn đánh giá trình độ, trang thiết bị kỹ thuật của các phương tiện trong công ty. Việc phân tích tình hình thực hiện doanh thu là rất quan trọng nó là bước cần thiết để phân tích các chỉ tiêu khác như chỉ tiêu lợi nhuận, tiền lương, tiền công cho người lao động. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều mang lại doanh thu. Doanh thu có cao hay thấp phụ thuộc vào từng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Cụ thể ở đây là hoạt động nạo vét mà công ty thực hiện thu được bao nhiêu đồng. Hay nói cách khác là đơn giá cho từng m3 của từng công trường khác nhau, từng xí nghiệp khác nhau, lần lượt ta đi xét từng xí nghiệp. Phương pháp phân tích. Chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh. Đơn vị Năm gốc Năm KH % So sánh Chênh lệch A B C D DDT = DTKH - DTG Trong đó: IDT: là phần trăm so sánh giữa năm kế hoạch so với năm gốc. DDT: là số chênh lệch tuyệt đối giữa doanh thu kế hoạch và doanh thu gốc. Ta xét ở từng xí nghiệp. Từ bảng phân tích tình hình thực hiện doanh thu ta thấy. *Đối với xí nghiệp tàu Long Châu. Doanh thu giữa hai năm 2006 và năm 2007 đã giảm từ 9055 xuống còn 8309 triệu đồng, tức giảm ở mức tương đối là 8,23% và mức tuyệt đối là 746 triệu đồng và nó làm ảnh hưởng mức độ tương đối đến doanh thu của toàn doanh nghiệp là 2,398%. Nguyên nhân của sự giảm doanh thu ở đây là do khối lượng nạo vét giảm mặc dù đơn giá nạo vét ở xí nghiệp này đã tăng. Mặt khác có sự điều động của một số phương tiện sang xí nghiệp khác. * Xét ở xí nghiệp hút HB88. Mức doanh thu ở đây đã tăng lên từ 9,340 triệu đồng năm 2001 đền 10,237 triệu đồng năm 2007, đạt mức tưng tương đối là 16,83% và mức tăng tuyệt đối là 1497 triệu đồng *Xét ở xí nghiệp hút HP01. Mức doanh thu này tăng tương đối cao đạt từ 6520 triệu đồng năm 2006 lên đến 10865 triệu đồng năm 2007, đạt mức tăng tương đối là 66,53% và đạt mức tuyệt đối là 4338 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng doanh thu này là do khối lượng nạo vét tăng tương đối đáng kể từ 452 đến 716 nghìn m3. Mặt khác đơn giá của mỗi m3 cũng tăng làm cho doanh thu tăng. Điều quan trọng nhất là công ty đã ký kết được một số hợp đồng công trình có giá trị lớn và có sự quản lý chặt chẽ của cán bộ lãnh đạo trong quá trình hoạt động hoàn thành kế hoạch. * Xét ở xí nghiệp hút HP2000 Đơn vị: trđ 1000m3 Chênh lệch - 746 1.479 4.338 2.777 Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh thu % So sánh - 8,23 18,03 66,53 35,58 Năm 2007 Doanh thu 8.309 10.837 10.858 8.S501 38.505 Đơn giá 30,77 23,35 15,16 15,71 Khối lượng 270 464 716 541 1791 Năm 2006 Doanh thu 9.055 9.340 6.520 6.224 31.139 Đơn giá 25,87 23,38 14,30 14,17 Khối lượnggg 350 400 435 430 1615 Xí nghiệp XN tàu Long Châu XN tàu hút HB88 XN hút HP01 XN hút HP2000 Tổng cộng STT 1 2 3 4 Mức tăng doanh thu ở đây cũng tăng từ 5224 triệu đồng đến 8501 triệu đồng đạt mức tăng tương đối là 36,58% và mức tăng tuyệt đối là 2777 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng này không ngoài sự tăng của khối lượng nạo vét và giá của đơn vị m3 tăng. Nhận xét, Qua những số liệu của bảng phân tích doanh thu ta thấy kết quả sản xuất kinh doanh của công ty tăng hơn so với năm trước là 23,65% tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 7366 triệu đồng. Với số doanh thu này cho thấy sự tăng trưởng là tương đối lớn. Một năm thực hiện của công ty đạt hiệu quả lớn. Sự tăng này là do nguyên nhân tăng doanh thu của ba xí nghiệp. Tại các xí nghiệp số doanh thu tăng đều do nguyên nhân tăng khối lượng nạo vét, bên cạnh yếu tố này một nguyên nhân làm tăng doanh thu nữa là do đơn giá nạo vét tăng góp phần la, cho doanh thu tăng. Bên cạnh việc tăng đơn giá nạo vét ở ba xí nghiệp tăng còn một xí nghiệp có đơn giá giảm, mặc dù là giảm nhưng nó không làm giảm đáng kể doanh thu của doanh nghiệp. Nếu muốn tăng doanh thu của công ty ngày càng cao bên cạnh việc tăng khối lượng, tiếp cận mở rộng tìm kiềm thị trường, mở rộng phạm vi hoạt động. Công ty cần lưu ý về mặt đơn giá nạo vét. Vấn đề này do công tác chuẩn bị đấu thầu, tham gia thầu, ký hợp đồng là rất quan trọng. Bởi do cơ chế thị trường, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, bạn hàng là không thể tránh khỏi. Chính vì vậy mà việc ký kết hợp đồng và đấu thầu cần hết sức bí mật và thận trọng. Công việc này đòi hỏi công ty phải có đội ngũ cán bộ làm công tác dầy dạng kinh nghiệm, am hiểu thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Kết quả doanh thu năm 2007 đã thể hiện công ty đứng vững, tự khẳng định được mình và đã tạo cho mình sự uy tín và tự tin trong chất lượng các công trình. Qua việc phân tích tình hình thực hiện doanh thu công ty đã tìm thấy được những nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân phụ và khách quan làm tăng doanh thu của công ty và bước sang năm 2008 sẽ có định hướng nhằm tăng doanh thu đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. 4. Phõn tích tình hình thực hiợ̀n chỉ tiờu lao đụ̣ng – tiờ̀n lương Để xem xét việc thực hiện chính sách tiền lương đối với người lao động và quy chế trả lương ở công ty việc phân tích chỉ tiêu lao động-tiền lương là một điều kiện cần thiết và quan trọng. Tiền lương của người lao động trực tiếp cũng là một khoản mục trong giá thành thực tế. Nừu việc phân tích chỉ tiêu này còn là việc xem xét cân đối giữa chỉ tiêu náy với các chỉ tiêu khác trong giá thành và đối với toàn bộ doanh thu có phù hợp hay không. Bên cạnh đó việc phân tích chỉ tiêu thực hiện lao động- tiền lương này giúp ta thấy được mức độ tăng năng suất lao động so với mức độ tăng quỹ tiền lương có phù hợp hay không. Vì vậy việc phân tích này giúp cho công ty có được một quy chế trả lương và về công tác tổ chức tiền lương đòi hỏi vận dụng các hình thức trả lượng một cách phù hợp với thực tế. Bằng hình thức trả này hay hình thức khác dù thế nào đi nữa thì chế độ tiền lương vẫn đảm bảo theo quy tắc tổ tức tiền lương , tức là đảm bảo một sự bù đắp hợp lý cho những hao phí lao động bỏ ra. Đảm bảo sự công bằng giữa người lao động và phải

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31809.doc
Tài liệu liên quan