Luận văn Một số vấn đề về Quản lý Nhà nước đối với đất đai của Thành phố Hà Nội

MỤC LỤC

Tên mục Trang

Lời mở đầu . .1

Chương I: Lý luận chung về đất đai . .3

I. Đất đai và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế_xã hội .3

1. Khái niêm 3

2. Vai trò và vị trí của đất đai .3

3. Đặc điểm đất đai và ý nghĩa kinh tế đối với việc sử dụng tài nguyên đất . .5

a. Đặc tính không thể sản sinh và có khả năng tái tạo của đất đai .5

b. Đất đai là một tư liệu sản xuất gắn liền với hoạt động của con người và nó tham gia vào tất cả các ngành sản xuất trong cuộc sống của con người.6

c. Đặc điểm về sự chiếm hữu và sở hữu đất đai .6

d. Tính đa dạng phong phú của đất đai 7

II. Những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai .7

1. Những quy định về nắm chắc tình hình đất đai .7

a. Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất đai 7

b. Thống kê đất đai 9

c. Đăng ký đất đai . 9

d. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai .10

2. Những quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và phân phối đất đai 11

a. Những quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .11

b. Những quy định về giao đất .13

c. Những quy định về cho thuê đất 16

d. Những quy định về chuyển quyền sử dụng đất .16

e. Thu hồi đất 17

3. Các quy đinh về kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng đất đai của Nhà nước .18

Chương II Nội dung quản lý nhà nước về tình hình sử dụng đất ở Thành phố Hà Nội .20

I. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thành phố Hà Nội .20

1. Đặc điểm tự nhiên 20

a. Địa hình .20

b. Khí hậu 21

c. Thuỷ văn .22

d. Thổ nhưỡng và sinh vật .23

2. Đặc điểm kinh tế_xã hội . .24

3. Tình hình, điều kiện đất đai của Thành phố Hà Nội 26

II. Tình hình thực hiện các nội dung quản lý sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội . 31

1. Về công tác điều tra, khảo sát, đo đạc, đán giá, lập bản đồ địa chính và định giá các loại đất .31

2. Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .35

3. Công tác thực hiện kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất .39

4. Về tình hình kê khai, đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 43

5. Về tình hình chuyển quyền sử dụng đất .54

a. Thực trạng việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất 54

b. Thực trạng việc chuyển đổi quyền sử dụng đất .55

c. Thực trạng việc cho thuê quyền sử dụng đất .56

d. Thực trạng việc thế chấp giá trị quyền sử dụng đất .56

6. Công tác thanh tra xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo 58

III. Nguyên nhân, tồn tại và những kết luận rút ra .62

1. Những tồn tại, khuyết điểm và nguyên nhân . .62

2. Nguyên nhân của những tồn tại trên là 63

a. Nguyên nhân chủ quan 63

b. Nguyên nhân khách quan 64

3. Những kết luận rút ra .65

Chương III Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội .66

I. Định hướng về quy hoạch sử dụng đất của Thành phố Hà Nội và nhiệm vụ trọng tâm trong những năm tới 66

1. Kiện toàn bộ máy quản lý của ngành địa chính .66

2. Định hướng phương án quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2010 .67

a. Định hướng phát triển và quan điểm sử dụng đất 67

b. Việc phân bổ sử dụng đất cần quán triệt các nguyên tắc .68

c. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 sẽ chuyển mục đích sử dụng 22.001 ha đất sang phát triển đô thị và công nghiệp, phủ xanh 1.700 ha đồi trọc. .68

3. Một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2001 .70

4. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2002 71

II. Giải pháp và kiến nghị .72

1. Một số giải pháp chung nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai 72

2. Một số giải pháp cụ thể cho từng nội dung quản lý nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai .76

3. Một số kiến nghị .80

Kết luận .82

Danh mục tài liệu tham khảo .83

 

 

 

 

 

doc87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1925 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số vấn đề về Quản lý Nhà nước đối với đất đai của Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Tình hình giao đất để thực hiện dự án phát triển nhà ở thời kỳ 1998 - 2000. Năm Kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ duyệt (ha) Thực hiện Đạt tỷ lệ (%) Tổng cộng Đất xây dựng nhà ở Diện tích (ha) Số dự án 1998 2.381 254 98,13 34 38,63 1999 1.802 384 47,25 124 12,3 2000 1.340 310 197,96 148 63,86 Nguồn: Báo cáo kế hoạch thực hiện các năm tới của Phòng Quản lý địa chính nhà đất thuộc Sở Địa chính - Nhà đất Hà Nội. Năm 2000 là năm thực hiện kế hoạch giao đất để phát triển nhà ở với diện tích đất và chỉ tiêu kế hoạch dật được cao nhất từ trước đến nay; trong đó có nhiều dự án lớn phát triển khu đô thị mới đồng bộ hiện đại về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội như: khu đô thị mới trung Hoà - Nhân Chính giai đoạn I và giai đoạn II, khu nhà ở bắ Linh Đàm + Đại Kim, khu đô thị mới nam Trung Yên... + Kế hoạch sử dụng đất để phát triển nhà ở thời kỳ 2001 - 2005: Căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch giao đất để phát triển nhà ở giai đoạn 1996 - 2000, các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 của Thành phố, chương trình 12/CTr-TƯ về phát triển nhà ở Hà Nội và nội dung quy hoạch sử dụng đất của Thành phố đến năm 2010; chỉ tiêu cơ bản về phát triển đất xây dựng nhà ở đô thị của kế hoạch sẻ dụng đất 5 năm 2001 - 2005 của Thành phố dự kiến là 1.269 ha, trong đó diện tích ở 7 quận nội thành là 209 ha và 5 huyện ngoại thành là 1.060 ha. Với những quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà Thành phố đã đưa ra nó đã phần nào giải quyết được bài toán về tình hình sử dụng đất ở Thành phố hiện nay, nó tạo ra được cái tiền đề, sự phân bố sử dụng đất đai một cách hợp lý. Như vấn đề về quy hoạch để xây dựng các khu chung cư cao tầng, các khu đô thị mới, các khu công nghiệp...làm cho sự thiếu về đất ở giảm xuống và khai thác sử dụng đất hiệu quả hơn và cùng là tiền đề thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội trong tương lai. 3. Công tác thực hiện kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất: Sở Địa chính - Nhà đất Hà Nội đã trình UBND Thành phố kế hoạch sử dụng đất để phát triển công nghiệp, đô thị của Thành phố năm 2001 là: 980 ha, đã được HĐND Thành phố thông qua và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 572/QĐ - TTg ngày 15/5 2001; trình UBND Thành phố có Quyết định số 3116/QĐ - UB ngày 1/6/2001 về viêc giao nhiêm vụ triển khai kế hoạch sử dụng đất năm 2001 trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Năm 2001, Sở Địa chính - Nhà đất đã thụ lý 380 hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất với tổng diện tích là 912,33 ha, đạt 93,1% kế hoạch về diện tích đất. Tạm giao 203 ha để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng; thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất năm 2001 nộp ngân sách 183,7 tỷ đồng, đạt 146,96% kế hoạch giao. Nhìn chung công tác giao đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế_xã hội trên địa bàn Thành phố năm 2001 đã được cải thiện đáng kể do đã cải cách mạnh trong thủ tục đầu tư và công tác giải phóng mặt bằng, lập kế hoạch sử dụng đất sát với phát triển kinh tế xã hội, đồng thời đôn đốc kiểm ta quyết liệt việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất của các chủ đầu tư. Tổng quỹ đất nông nghiệp là: 16.269,5 ha chiếm 39,01% tổng diện tích đất của 5 huyện, cụ thể từng huyện qua bảng sau: Biểu số 5: Kết quả giao đất Nông nghiệp. STT Địa Phương Kết quả giao đất Nông nghiệp Kế hoạch giao (ha) Thực hiện (ha) Tỷ lệ % 1 Sóc Sơn 7.467,10 5.974,94 80,02 2 Đông Anh 2.155,12 1.931,91 89,64 3 Gia Lâm 4.701,90 3.721,46 79,15 4 Thanh Trì 1.121,20 951,44 84,86 5 Từ Liêm 824,27 630,35 76,47 Toàn Thành Phố 16.269,5 13.210,1 81,2 Nguồn số liệu: Báo cáo năm 2001 tại phòng đăng ký thống kê_thông tin lưu trữ thuôc Sở Địa chính - Nhà đất Hà Nội. Qua công tác giao đất nông nghiệp vừa qua, tổng quỹ đất được phân bổ như sau: - Đất nông nghiệp để lại không giao ổn định là 2.589,19 ha chiếm tỷ lệ 15, 91% diện tích đất nông nghiệp, bao gồm: + Đất công ích là: 729,72 ha chiếm tỷ lệ 4,48% diện tích đất nông nghiệp. + Đất giành làm đất ở dân cư là: 331,72 ha chiếm tỷ lệ 2, 03% diện tích. + Đất giành cho giao thông thuỷ lợi là: 297,84 ha chiếm tỷ lệ 1,83% diện tích. + Đất giành cho xây dựng cơ bản ở địa phương là: 293,64 ha chiếm tỷ lệ 1, 81% diện tích đất nông nghiệp. + Đất khó giao là 412,65 ha chiếm tỷ lệ 2,53% diện tích đất nông nghiệp. + Các loại khác (xây dựng đường Láng Hoà Lạc, đất nông nghiệp của nông trường…) là 523,5 ha chiếm tỷ lệ 3,23% diện tích đất nông nghiệp. - Đất giao ổn định lâu dài cho các đối tượng được giao đất theo Nghị định 64/CP là 13.210, 1 ha bằng 81, 19% diện tích nông nghiệp. - Đất nông nghiệp được giao ổn định cho các hộ cá thể và tính chất cá thể là: 471, 81 ha bằng 2, 9% diện tích đất nông nghiệp. Qua bảng số liệu ta thấy huyện Đông anh thực hiện giao đất nông nghiệp đạt kết quả cao nhất (đạt 89,64%) và huyện Từ liêm thực hiện đạt kết quả thấp nhất (đạt 76,47%). Như vậy tình hình giao đất nông nghiệp để quản lý sử dụng Thành phố thực hiện chưa tốt, kết quả đạt chưa cao, để quản lý sử dụng tốt đất nông nghiệp Thành phố cần có chính sách thực hiện kịp thời. Biểu 6 : Công tác giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức trong nước. STT Quận, huyện Số DN kê khai Số tổ chức, đơn vị được giao đất, thuê đất Tổng diện tích đất (ha) 1 Hoàn kiếm 308 46 10,9418 2 Ba đình 674 188 58,0806 3 Đống đa 103 200 98.5487 4 Hai bà trưng 504 171 141,5779 5 Tây hồ 141 75 34,2724 6 Cầu giấy 657 122 64,6473 7 Thanh xuân 157 96 20,7357 8 Từ liêm 184 189 720,1108 9 Thanh trì 284 124 208,7097 10 Gia lâm 296 120 325,5672 11 Đông anh 146 84 472,6295 12 Sóc sơn 206 67 75,6619 Tổng cộng 3.660 1482 2.231,4835 Nguồn: số liệu thống kê qua các năm tại Phòng quản lý địa chính nhà đất thuộc Sở Địa chính - Nhà đất Hà Nội. Công tác lập hợp đồng cho thuê đất, tiếp tục thực hiện bước 2 Chỉ thị 245/TTg của Thủ tướng Chính phủ; trong 9 tháng đàu năm 2001, Sở đã phối hợp với Sở tài chính vật giá, Cục thuế và UBND các quận, huyện xác định giá thuê đất và ký hợp đồng thuê đất cho 123 đơn vị, với tổng số tiền thuê đất ghi trong hợp đồng là 1.766 triệu đồng với diện tích là 524,975 m2. Từ số liệu trên nói lên được rằng công tác thực hiện Chỉ thị 245/TTg đã không đi vào khuôn khổ quản lý số tổ chức doanh nghiệp đăng ký thuê đất chỉ là 1482 doanh nghiệp, đạt 40,5% (trong số 3660 tổ chức doanh nghiệp), nên sẽ còn rất nhiều vướng mắc trong quản lý tình hình hoạt động sử dụng đất của các tổ chức doanh nghiệp này. Khó khăn trong thực hiện là do: Một số tổ chức không tiến hành đăng ký thuê đất mặc dù vẫn đang sử dụng đất để hoạt động. Một số ô đất còn tranh chấp, vướng mắc cần giải quyết. Sự quản lý của Nhà nước còn buông lỏng nên các tổ chức sử dụng coi thường không tiến hành đăng ký thuê đất nên Nhà nước chưa có cơ sơ vào sổ sách quản lý… Biểu 7: Biểu tổng hợp diện tích đất công, đất chưa sử dụng đã giao cho các quận, huyện quản lý. STT Quận Số phường trên địa bàn Số phường đã giao Diện tích đã giao (ha) Tổng Đất công Đất chưa sử dụng 1 Hai bà trưng 25 25 244,38 228,69 15,69 2 Ba đình 12 12 217,34 203,48 13,86 3 Hoàn kiếm 18 18 230,65 154,32 76,33 4 Cầu giấy 7 7 195,52 172,13 13,39 5 Thanh xuân 11 10 177,50 159,73 17,77 6 Tây hồ 8 8 624,92 68,27 556,65 7 Đống đa 21 21 230,63 228,43 2,20 Cộng 102 101 1910,94 1215,05 695,89 Nguồn: số liệu thống kê qua các năm tại phòng địa chính nhà đất thuộc Sở Địa chính - Nhà đất Hà Nội. Từ số liệu trên ta thấy Thành phố đã thực hiện tốt công tác giao đất công, đất chưa sử dụng cho các quận, huyện quản lý (với tổng số phường được giao là 101/102 phường). Với việc thực hiện như vậy thì công tác quản lý sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả. Nhưng thực tế vẫn cho thấy việc giao đất quản lý là một việc, nhưng việc thực hiện quản lý lại là việc khác, nên tình trạng lấn chiếm đất công của các cá nhân vẫn thường xuyên xảy ra dẫn đến việc tranh chấp, cấp giấy chứng nhận hay Quyết định thu hồi đất của Thành phố sẽ gặp nhiều khó khăn và phức tạp. Để tránh tình trạng đó Thành phố phải thường xuyên cử cán bộ đi điều tra khảo sát và xử lý nghiêm những trưòng hợp vi phạm (như Nghị định 04/CP quy định về xử phạt….). Dự án quy hoạch kế hoạch sử dụng đất Thành phố đến năm 2010 đã được HĐND Thành phố, hội đồng xét duyệt của các Bộ, ngành Trung ương thông qua và UBND Thành phố đã có tờ trình số 35/TTR – UB ngày 22/5/2001 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Công tác thu hồi đất, năm 2001, Sở đã lập hồ sơ thu hồi đất trình UBND Thành phố Quyết định thu hồi đất của 12 đơn vị có vi phạm với diện tích đất 28,5 ha đất; UBND Thành phố đã ký 10 Quyết định thu hồi đất, hiện nay các quận huyện đang triên khai thực hiện Quyết định. 4. Về tình hình kê khai, đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đối với việc kê khai đăng ký sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân. Biểu 8: Tình hình kê khai đăng ký nhà ở, đất ở tại Hà Nội. Quận, huyện Số hộ phải cấp GCN Số hồ sơ đã kê khai đăng ký Số hồ sơ đã thông qua cấp phường, xã, thị trấn Số hồ sơ đã duyệt ở cấp quận, huyện Số hồ sơ đã trình UBNDTP ký cấp GCN Tổng số Trong đó sở hữu tư nhân Ba đình 33000 19133 19133 2073 1299 627 Tây hồ 22000 20150 20205 5747 499 158 Hoàn kiếm 37000 5593 5593 770 618 415 Hai bà trưng 75000 51000 49499 1558 686 434 Đống đa 68000 33000 33000 3700 304 1674 Thanh xuân 33000 17844 17844 3300 653 521 Cầu giấy 21500 19000 18651 953 449 704 Sóc sơn 1000 1000 700 300 0 0 Đông anh 3500 3200 3173 600 200 169 Gia lâm 15300 9323 9171 1220 356 129 Từ liêm 6000 4000 3941 256 171 287 Thanh trì 3000 2500 2144 156 35 17 Tổng cộng 263.300 185.743 182.906 20.633 5.270 5.135 Tỷ lệ % so với số hộ tư nhân 98,5% 11,1% 2,83% 2,76% Nguồn: Báo cáo năm 2000 của Phòng đăng ký thống kê và thông tin lưu trữ thuộc Sở Địa chính - Nhà đất Hà Nội. Qua bảng số liệu ta thấy số hộ (tư nhân) kê khai đăng ký rất lớn, đạt 98,5% nhưng để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì còn thấp. Như số hồ sơ đã thông qua cấp phường, xã, thị trấn (số hộ tư nhân) chỉ đạt 11,1% (tương ứng là 20.633 hồ sơ). Còn ở cấp quận, huyện duyệt thì chỉ mới thông qua 2,83% số hồ sơ để dược cấp giấy chứng nhận. Tình trạng đó nói lên được rằng việc quản lý sử dụng đất chưa đi vào khuôn khổ, chỉ có thể quản lý tổng thể mà chưa đi vào quản lý từng bộ phận cá nhân trong đó. Biết thông qua số hồ sơ kê khai thì Thành phố, chính quyền các cấp, các ngành quản lý của Thành phố có thể nắm chắc được số hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất, quỹ đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng, thực trạng sử dụng đất của các hộ dân, nhưng để hợp pháp hóa quỹ đất của hộ gia đình, cá nhân đó ta cần tiến hành kiểm tra hiện trang sử dụng, giấy tờ sử dụng hợp pháp hay sự gian dối trong kê khai, sự sai lệch trong kê khai để tiến hành cấp giấy chứng nhận hợp pháp hóa diện tích đất đó. Để quản lý tốt tránh tình trạng tranh chấp, kê khai gian lận, sử dụng đất không đúng mục đích ngành địa chính cần khảo sát thực tế, đo đạc lại, giải quyết một cách triệt để rồi tiến hành tiếp nhận kê khai và cấp giấy chứng nhận cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất. Làm được như vậy thì việc quản lý sẽ trở nên dễ dàng và đêm lại hiệu quả hơn, tránh được tình lấn chiếm đất đai trái phép hay sử dụng đất sai mục đích. Đối với việc kê khai đăng ký sử dụng đất của các tổ chức doanh nghiệp theo Chỉ thị 245/TTg của Thr tướng Chính phủ. Biểu 9: Tổng hợp các tổ chức doanh nghiệp đã kê khai sử dụng đất theo Chỉ thị 245/TTg của Thủ tướng Chính phủ. (đến ngày 31/12/2001). STT Tên quận, huyện Số DN kê khai Diện tích (ha) Số ô đất đã kê khai Số ô đất đã ký HĐ Số ô đất chưa ký HĐ Số ô đất còn vướng mắc Số ô đất không phải ký HĐ 1 Ba đình 308 120,030 319 151 45 113 10 2 HB Trưng 674 306,318 784 301 188 199 96 3 Cầu giấy 103 69,171 138 55 19 15 49 4 Đống đa 504 179,975 504 165 129 135 75 5 Tây hồ 141 118,611 196 66 42 63 35 6 H. kiếm 657 49,617 948 173 192 435 148 7 Th. xuân 157 128,795 189 89 92 7 1 8 Đông anh 184 479,934 184 73 84 11 16 9 Thanh trì 284 360,710 284 158 45 68 13 10 Gia lâm 296 516,412 396 171 161 52 12 11 Sóc sơn 146 388,498 146 24 38 70 14 12 Từ liêm 206 356,696 217 74 81 42 20 Tổng 3.660 3.066,87 4.305 1.500 1.116 1.200 489 Nguồn số liệu: thống kê từ sổ ghi chép hàng kỳ của phòng quản lý nhà đất thuộc Sở Địa chính - Nhà đất Hà Nội. Qua bảng số liệu ta thấy trong số 3660 tổ chức doanh nghiệp kê khai với số ô đất kê khai là 4.305 ô đất để ký hợp đồng thuê đất thì có đến 1.200 ô đất kê khai còn vướng mắc cần giải quyết trước khi lập hợp đồng cho thuê đất, còn số ô đất có giấy phép hợp pháp đã kê khai và ký hợp đồng chỉ là 1.500 (chiếm 34,8%). Qua đó ta thấy Thành phố cần có các biện pháp giải quyết các tổ chức doanh nghiệp sử dụng đất có kê khai nhưng chưa hợp pháp hóa (phải tiến hành thuê đất). Tình hình đó một mặt gây khó khăn trong quản lý, mặt khác làm thất thoát nguồn thu cho ngân sách. Tuy kết quả đạt được như nêu ở bảng trên đã từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý sử dụng đất của các tổ chức doanh nghiệp trong nước. Song so với yêu cầu thực tế cần phải thực hiện và so với yêu cầu quy định hoàn thiện hồ sơ sử dụng đất của các tổ chức nhằm hơn nữa hiệu quả sử dụng đất phát triển kinh tế_xã hội thì còn chưa đạt được do một số tồn tại sau đây. Những mặt còn tồn tại: Trong số 3660 tổ chức sử dụng đất đến nay mới có 1.501 tổ chức ký hợp đồng thuê đất đạt 41% trong đó có 1.200 ô đất (chiếm 29%) còn vướng mắc chưa ký hợp đồng thuê đất cần phải xử lý. Hướng giải quyết tồn tại này là Sở Địa chính - Nhà đất Hà Nội đã thống kê và có đề xuất tại công văn số 3066/SĐCNĐ-QL ngày 29/6/2001 gữi UBND Thành phố (có bảng thống kê các dạng vướng mắc cụ thể theo địa bàn quận, huyện kèm theo). Hiện nay còn hơn 1.000 tổ chức sử dụng 1.170 thửa đất (chiếm 30%) đã nhận hợp đồng thuê đất và thông báo ký hợp đồng thuê đất của Sở Địa chính - Nhà đất nhưng đến nay chưa ký hợp đồng. Tình trạng nợ tiền thuê đất của các tổ chức vẫn còn lớn mà chưa thấy có xu hướng chi trả. Qua kiểm tra, thanh tra việc sử dụng đất tại nhiều tổ chức thì tình trạng các tổ chức sử dụng đất không hiệu quả, song đã có các tổ chức khác thuê lại đất, không thực hiện đúng theo quy định tại Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ, một số tổ chức đã chuyển nhượng đất cho tổ chức khác không theo quy định của pháp luật; tình trạng để đất hoang hóa không sử dụng hoặc để nhân dân lấn chiếm. Việc quản lý sử dụng đất của các cơ quan hành chính sự nghiệp đã kê khai sử dụng đất hiện nay được thực hiện theo Quyết định số 20/1999/QĐ-BTC ngày 25/2/1999 của Bộ trưởng Bộ tài chính và Chỉ thị số 13/2000/CT-UB ngày 6/6/2000 của UBND Thành phố và sẽ được Sở tài chính vật giá cấp giấy chứng nhận quyền quản lý, sử dụng đất theo quy định của Bộ tài chính. Việc quản lý và sử dụng đất của các tổ chức trong nước còn tồn tại những vấn đề nêu trên là do những nguyên nhân sau. Nguyên nhân chủ quan: Về nhận thức của các tổ chức sử dụng đất, nhiều tổ chức đến nay chưa nắm rõ quy định của Luật đất đai và các văn bản pháp quy dưới Luật; chưa có ý thức chấp hành pháp luật về việc phải ký hợp đồng thuê đất và nghĩa vụ phải nộp tiền thuê đất cho ngân sách Nhà nước nên hiện nay vẫn còn trên 505 số tổ chức đã nhận hợp đồng thuê đất nhưng chưa ký và theo thống kê của Cục thuế Hà Nội thì đến năm 2000 Chi cục thuế các quận, huyện mới lập sơ bộ và thu tiền thuê đất của 1.849 tổ chức, diện tích đất là 146,06 ha. Qúa trình tổ chức thực hiện đã phát sinh 1.200 trường hợp còn vướng mắc cần phải xử lý trước khi ký hợp đồng Sở Địa chính - Nhà đất đã thống kê, phân loại cụ thể và đề xuất hướng giải quyết. Công tác kiểm tra, thành tra việc quản lý sử dụng đất của các tổ chức tuy đã tổ chức đoàn liên ngành thực hiện được thường xuyên Công tác giao đất và cấp giáy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo Nghị định 64/CP: Kết quả thực hiện đến hết tháng 9/2001 như sau: + 118/118 xã đã và đang tổ chức giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; trong đó 41 xã đợt I đã cơ bản hoàn thành. + Số xã đã duyệt xong quy hoạch phân bổ sử dụng đất là 118 xã, đạt 100%. + Số xã đã duyệt xong phương án giao đất là 118 xã, đạt 100%. + Số xã đã tổ chức cấp giấy chứng nhận là 117 xã, đạt 99,15% (còn xã Yên Sở thuộc đợt II mới giao được đất tại thực đại nhưng chưa cấp được giấy chứng nhận). + Đã có 164.622 hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đạt 87%; Với diện tích đất nông nghiệp là 28.371,61 ha, đạt 83,79% tổng diện tích đất nông nghiệp phải giao. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở thực hiện theo Nghị định 60/CP: Tổng số hộ có nhà ở sở hữu tư nhân cần phải cấp giấy chứng nhận là 195.743 hộ (đã đăng ký kê khai đạt 98,5%); như vậy về cơ bản Thành phố đã có những hồ sơ địa chính ban đầu để quản lý nhà ở, đất ở đô thị. Ngay từ đầu năm 2001, Sở đã xây dựng kế hoạch cấp giấy chứng nhận trình UBND Thành phố giáo chỉ tiêu cho các quận, huyện thực hiện, đẩm bảo chỉ tiêu năm 2001 cấp được 35.000 giấy chứng nhận tại khu vực đô thị Thành phố. Trong 9 thánh đầu năm 2001, Sở đã trình UBND Thành phố cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở cho 19.554, đạt 55,87% kế hoạch năm; tính đến nay số giấy chứng nhận đã cấp trên địa bàn Thành phố là 58.028 giấy đạt 29,64%. Đến cuối năm 2001 Sở trình UBND Thành phố cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho 37.101 hộ/35.000 giấy chứng nhận, đạt 106,24% kế hoạch năm và tính đến nay tổng số giấy chứng nhận đã cấp trên địa bàn Thành phố thực hiện theo Nghị định 60/CP là 75.575 hộ, đạt 38,75%. Qua tổng kết ta có bảng số liệu sau: Biểu 10: Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại Thành phố Hà Nội năm 2000. Quận, huyện Tổng số GCN cần cấp Thực hiện năm 1999 Kế hoạch năm 2000 Thực hiện năm 2000 % đạt so với kế hoạch % đạt so với tổng GCN cầm cấp Hoàn kiếm 5593 603 1000 1210 121,0 32,4 Hai bà trưng 51000 710 6000 6268 104,8 13,72 Ba đình 19133 1215 3000 3108 103,6 22,69 Đống đa 33000 1786 5000 5585 111,7 19,3 Tây hồ 20150 435 3000 3537 117,9 19,66 Cầu giấy 19000 1173 3000 3309 110,3 23,58 Thanh xuân 17844 733 3000 3605 120,17 24,3 Từ liêm 4000 124 700 678 96,86 20,05 Gia lâm 9323 295 1800 1834 101,89 21,72 Đông anh 3200 175 1000 1005 100,5 36,56 Sóc sơn 1000 30 500 227 45,4 25,7 Thanh trì 2500 17 300 222 74 9,56 Quân đội 10000 98 2000 452 22,6 5,5 Tổng 195.743 7.394 30.300 31.060 102,51 19,645 Nguồn: Báo cáo năm 2000 - Phòng đăng ký thống kê-thông tin lưu trữ, sở Địa chính - nhà đất Hà Nội. Năm 2000, quận Hoàn kiếm thực hiện đạt kết quả cao nhất cấp được 1210 giấy, đạt 121% kế hoạch; tiếp đó là quận Thanh xuân cấp được 3605 giấy, đạt 120,17%. Trong năm 2000 quận Hai bà trưng là quận cấp nhiều giấy chứng nhận nhất, cấp được 6268 giấy, đạt 104,8 % kế hoạch; các huyện Sóc sơn, Thanh trì và khu vực quân đội thực hiện đạt kết quả thấp nhất. Qua tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở năm 2000, phần nào Thành phố đã nâng cao được việc quản lý và sử dụng đất đai của mình, nhưng so với tổng số giấy chứng nhận cần cấp thì kết quả trên chưa phản ánh được, nên trong những năm tiếp theo Thành phố cần có chính sách thực hiện tốt hơn nữa công tác cấp giâý chứng nhận, nhằm tạo cho việc quản lý sẽ dễ dàng hơn và việc sử dụng đất sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Biểu 11: Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp tại Thành phố Hà Nội năm 2000. Địa Phương Số hộ phải cấp GCNQSDĐ Nông nghiệp (hộ) Diện tích đất phải cấp GCNQSDĐ (ha) Kết quả cấp GCNQSDĐ Nông nghiệp Số hộ Diện tích Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (ha) Tỷ lệ (%) Sóc Sơn 22.273 5.177,98 18.858 84,67 4.661,58 82,60 Đông Anh 40.969 6.390,05 30.109 73,50 4.679,25 73,22 Gia Lâm 21.812 3.272,96 16.120 73,90 2.481,43 75,82 Thanh Trì 24.247 3.307,00 19.408 79,45 2.415,00 73,02 Từ Liêm 18.899 2.815,78 14.922 78,96 1.818,37 64,58 Toàn Thành Phố 128.380 20.963,77 99.417 77,44 16.055,38 76,58 Nguồn số liệu: Báo cáo năm 2000, tại phòng đăng ký thống kê và thông tin lưu trữ thuộc Sở Địa chính - Nhà đất Hà Nội. Trong năm 2000, huyện Sóc sơn đạt kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cao nhất với 18.858 giấy, đạt 84,67% với diện tích 5.177,98 ha; tiếp đó là huyện Từ liêm cấp được 14.922 giấy chứng nhận đạt 78,96% với diện tích 2.815,78 ha. Huyện Đông Anh đạt kết quả thấp nhất, cấp được 30.115 giấy chứng nhận đạt 73,56% với diện tích 3.272,96 ha. Qua đây ta cũng thấy được rằng việc quản lý sử dụng đất nông nghiệp của Thành phố vẫn chưa tốt đạt kết quả chưa cao. Với 6.630 ha đất lâm nghiệp tại huyện Sóc sơn, Sở Địa chính - Nhà đất Hà Nội đã phối hợp với UBND huyện chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp trong qúy I năm 2001. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở thực hiện theo Nghị định 60/CP: Tổng số hộ có nhà ở sơ hữu tư nhân đã kê khai đăng ký là 195.743 hộ. Đến cuối tháng 12/2000 toàn Thành phố đã cấp được 61.980 giấy chứng nhận theo Nghị định 60/CP là 38.218 giấy và cấp giấy chứng nhận khi bán nhà theo Nghị định 61/CP là 23.362 giấy. Riêng năm 2000 đã cấp 31.060 giấy chứng nhận theo Nghị định 61/CP đạt 112,3% kế hoạch. Bàn giao đất công và đất chưa sử dụng cho UBND các phường, thị trấn quản lý: Đã bàn giao xong hồ sơ và giao ngoài hiện trường cho 101 phường trên địa bàn 7 quận với tổng diện tích 1.910,942313 ha trong đó (1.215,051424 ha đất công và 695,890889 ha đất chưa sử dụng), hồ sơ quản lý đất công, đất chưa sử dụng là tài liệu quan trong để cấp phường quản lý chặt chẽ quỹ đất công và đất chưa sử dụng, chống lấn chiếm và xây dựng trái phép trên địa bàn, đồng thời có kế hoạch cải tạo, khai thác đẻ sử dụng có hiệu quả đối với quỹ đất chưa sử dụng. Sở Địa chính - Nhà đất Hà Nội đã phối hợp với các quận, huyện để triển khai hoàn thành hồ sơ và báo cáo tổng kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2000 của Thành phố theo quy định. Như vậy sau nhiều năm Thành phố không có hồ sơ đất đai, đến năm 2000, từng bước đã cơ bản chính quyền các cấp đã có hồ sơ quản lý đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng và hệ thống hồ sơ này ngày càng được hoàn thiện về chất lượng. Biểu 12: Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại Thành phố Hà Nội năm 2001. Quận, huyện Tổng GCN cần cấp Thực hiện đến hết năm 2000 Kế hoạch năm 2001 Thực hiện năm 2001 %đạt so với KH 2001 Hoàn kiếm 5.593 1.816 1.500 1.514 100,93 Hai bà trưng 51.258 7.003 8.000 8.341 104,26 Ba đình 18.011 4.325 3.500 3.584 102,40 Đống đa 33.000 7.379 6.000 6.701 111,68 Tây hồ 18.146 3.973 3.500 3.640 104,00 Cầu giấy 16.924 4.482 3.500 3.502 100,06 Thanh xuân 17.844 4.339 3.500 3.592 102,63 Từ liêm 2.840 802 500 652 130,40 Gia lâm 9.323 2.129 2.000 2.018 100,90 Đông anh 2.445 1.180 1.000 773 77,30 Sóc sơn 680 257 423 297 70,21 Thanh trì 1.950 239 500 524 104,80 Quân đội 17.000 550 1.000 2.281 221,80 Tổng 195.014 38.474 34.923 37.101 106,24 Nguồn số liệu: Báo cáo năm 2001 của phòng đăng ký thống kê - thông tin lưu trữ Sở địa chính - nhà đất Hà Nội. Qua đó ta thấy, kết quả thực hiện trong năm 2001 đã có tiến bộ đặc biệt vào giai đoạn cuối năm, thực hiện cấp được 37.101 giấy chứng nhận đạt 106,24% so với kế hoạch năm 2001 được UBND Thành phố giao và tăng hơn 5 lần so với năm 1999 và 1,2 lần so với năm 2000. Kết quả này có được nhờ một số nguyên nhân chủ yếu sau: * Thuận lợi: Việc cải cách hành chính trong công tác xét cấp giấy chứng nhận tại các quận, huyện như giảm bớt thành viên hội đồng xét duyệt, đơn giản hóa phương thức phân loại hồ sơ tại các phường, giảm bớt công tác xét duyệt cấp quận (chỉ xét những trường hợp vướng mắc)... nhờ đó số lượng hồ sơ xét cấp giấy chứng nhận đã tăng nhanh và chất lượng cũng được nâng cao hơn. Sở Địa chính - Nhà đất đã kịp thời tìm hiểu các vướng mắc còn tồn tại trong qúa trìng cấp giấy chứng nhận và đề trình UBND Thành phố các biện pháp tháo gỡ kịp thời nhiều vấn đề như vấn đề chia tách thửa, vấn đề nhà ngoài đê… đã tạo điều kiện giải tỏa nhiều hồ sơ tồn đọng tại các phòng Địa chính-Nhà đất quận, huyện. Công tác viết giấy chứng nhận đã được cải tiến, trang bị máy vi tính tăng thêm, đồng thời phòng đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị cơ sở hổ trợ công tác viết giấy chứng nhận nên đã kịp thời đáp ứng tiến độ thụ lý hồ sơ của toàn Thành phố. Nhờ có sự quan tâm chỉ đạo tích cực của Bộ quốc phòng nên công tác cấp giấy chứng nhận của khu vực quận đội đã cos tiến bộ vượt bậc, đạt 221,80% kế hoạch năm 2001. Tuy nhiên, trong qúa trình thực hiện vẫn còn tồn tại các khó khăn vướng mắc làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện nhiệm vụ, đó là. * Khó khăn: Hồ sơ kê khai đăng ký tại các phường, t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc38.DOC
Tài liệu liên quan