MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU .1
CHưƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ
TÒA ÁN NHÂN DÂN .3
1.1. VỊ TRÍ PHÁP LÝ, VAI TRÕ, CHỨC NĂNG CỦA TÕA ÁN NHÂN DÂN.3
1.1.1. Vị trí pháp lý và vai trò của Tòa án nhân dân.3
1.1.2. Chức năng của Tòa án nhân dân .4
1.2. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
TÒA ÁN NHÂN DÂN .6
1.2.1. Nguyên tắc bổ nhiệm Thẩm phán .6
1.2.2. Nguyên tắc khi xét xử có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân và Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán .7
1.2.3. Nguyên tắc khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập, chỉ tuân theo pháp luật.8
1.2.4. Nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số .9
1.2.5. Nguyên tắc Tòa án xét xử công khai .10
1.2.6. Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật .11
1.2.7. Nguyên tắc khi xét xử đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo .12
1.2.8. Nguyên tắc bảo đảm cho công dân được sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình trước Tòa án .12
1.2.9. Nguyên tắc Chánh án Tòa án nhân dân các cấp đặt dưới sự giám sát của cơ
quan quyền lực nhà nước cùng cấp.13
1.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ THẨM QUYỀN XÉT XỬ CỦA
TÒA ÁN NHÂN DÂN .14
1.3.1. Tòa án nhân dân tối cao .14
1.3.2. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) .16
1.3.3. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi tắt là Tòa án nhân dân cấp huyện).19
1.3.4. Các Tòa án quân sự .21
CHưƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ
THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM NHÂN DÂN .23
2.1. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THẨM PHÁN .23
2.1.1. Khái niệm Thẩm phán .23
2.1.2. Vị trí, vai trò của Thẩm phán .23
2.1.3. Tuyển chọn Thẩm phán .24
2.1.3.1. Tiêu chuẩn Thẩm phán .24
2.1.3.2. Thủ tục tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán .30
2.1.4. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán .35
2.2. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỘI THẨM NHÂN DÂN .38
2.2.1. Khái niệm Hội thẩm nhân dân .38
2.2.2. Vị trí, vai trò của Hội thẩm nhân dân .39
2.2.3. Tuyển chọn Hội thẩm nhân dân .40
2.2.3.1. Tiêu chuẩn Hội thẩm nhân dân .40
2.2.3.2. Thủ tục bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân .43
2.2.4. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân .46
CHưƠNG 3: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM
NHÂN DÂN .49
3.1. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA ÁN NHÂN DÂN .49
3.2. THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA THẨM PHÁN .50
3.2.1. Tình trạng nhiều Thẩm phán vi phạm pháp luật .50
3.2.2. Tình trạng thiếu Thẩm phán.53
3.2.3. Vấn đề trình độ, năng lực chuyên môn và ý thức trách nhiệm đối với công việc của Thẩm phán .55
3.2.4. Vấn đề đảm bảo tính độc lập trong hoạt động xét xử của Thẩm phán.58
3.3. THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI THẨM NHÂN DÂN .61
3.3.1. Vấn đề trình độ, năng lực của Hội thẩm nhân dân.61
3.3.2. Vấn đề kiêm nhiệm và chuyên nghiệp trong hoạt động xét xử của
Hội thẩm nhân dân .63
3.3.3. Vấn đề ý thức trách nhiệm trong việc tham gia xét xử của
Hội thẩm nhân dân .65
3.3.4. Vấn đề quy định về việc miễn nhiệm và bãi nhiệm đối với
Hội thẩm nhân dân .66
KẾT LUẬN.68
78 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10282 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số vấn đề về thẩm phán và hội thẩm nhân dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t định theo đề nghị của Chánh án Tòa án quân sự trung ƣơng. Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu, Thẩm phán Tòa án quân sự khu vực thực hiện việc tuyển chọn ngƣời đủ tiêu chuẩn làm Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu, Thẩm phán Tòa án quân sự khu vực theo đề nghị của Chánh án Tòa án quân sự trung ƣơng và đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm (Điều 28 pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án
nhân dân 2002).
· Trình tự tuyển chọn và đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán được thực hiện như sau(12):
Việc tuyển chọn Thẩm phán đƣợc tiến hành theo trình tự sau đây:
- Chủ tịch Hội đồng khai mạc phiên họp;
- Hội đồng cử Thƣ ký phiên họp;
- Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa án quân sự Trung ƣơng (Chánh án Tòa án quân sự Trung ƣơng có thể ủy quyền cho Phó Chánh án Tòa án quân sự Trung ƣơng) báo cáo với Hội đồng về hồ sơ của ngƣời đƣợc đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán theo danh sách trích ngang đã lập; trình bày ý kiến đề nghị việc tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán đối với ngƣời đó;
- Các thành viên Hội đồng căn cứ vào tiêu chuẩn Thẩm phán và hồ sơ của ngƣời đƣợc đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán để thảo luận, trao đổi xem ngƣời đó có đủ tiêu chuẩn làm Thẩm phán Tòa án cấp tƣơng ứng đó hay không;
- Chủ tịch Hội đồng kết luận và các thành viên Hội đồng có mặt biểu quyết công khai bằng hình thức giơ tay;
- Hội đồng giao cho Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa án quân sự Trung ƣơng làm văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm
(12) Các Điều 7,8,9,10,11,12,13 Quy chế làm việc của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán (Ban hành kèm theo Quyết định số 46/2003/QĐ-TCCB ngày 02 tháng 4 năm 2003 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao). Còn việc chuẩn bị nhân sự, chuẩn bị hồ sơ đối với ngƣời đƣợc đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán đƣợc thực hiện theo quy định tại phần III Thông tƣ liên tịch số 01/2003/TTLT-TANDTC-BQP-BNV-UBTWMTTQVN hƣớng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân
Thẩm phán đối với ngƣời (hoặc những ngƣời) đã đƣợc tuyển chọn và trình Chủ tịch
Hội đồng ký.
Việc báo cáo với Hội đồng về hồ sơ của ngƣời đƣợc đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán theo danh sách trích ngang đã lập đƣợc thực hiện đối với từng Tòa án một và đối với từng ngƣời một. Hội đồng thảo luận, trao đổi và biểu quyết đối với từng ngƣời một.
Trong quá trình thảo luận, trao đổi các thành viên Hội đồng có thể đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa án quân sự Trung ƣơng giải trình những vấn đề chƣa rõ liên quan đến ngƣời đƣợc đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán. Nếu phát hiện hồ sơ chƣa đầy đủ, có vấn đề chƣa rõ hoặc có đơn, thƣ khiếu nại, tố cáo hoặc phản ánh không tốt về đạo đức, lối sống, quan hệ xã hội của ngƣời đƣợc đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán, mà có thành viên Hội đồng xét thấy cần thiết và đề nghị cần phải tiến hành bổ sung hoặc xác minh làm rõ, thì Chủ tịch Hội đồng quyết định việc dừng tuyển chọn đối với ngƣời đó và giao cho Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa án quân sự Trung ƣơng tiến hành bổ sung hoặc xác minh làm rõ.
Sau khi Hội đồng đã thực hiện xong việc tuyển chọn không phụ thuộc vào kết quả đa số thành viên Hội đồng đồng ý hoặc không đồng ý đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm Thẩm phán, thì các hồ sơ và bản sao hồ sơ phải đƣợc giao lại cho Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa án quân sự Trung ƣơng để quản lý.
Văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm Thẩm phán đối với ngƣời (hoặc những ngƣời) đã đƣợc tuyển chọn sau khi Chủ tịch Hội đồng ký đƣợc đóng dấu bằng con dấu của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (đối với văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện) hoặc bằng con dấu của Tòa án quân sự Trung ƣơng (đối với văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu, Thẩm phán Tòa án quân sự khu vực), nhƣng phải ghi đầy đủ chức danh về mặt chính quyền của ngƣời có chữ ký đƣợc đóng dấu.
Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa án quân sự Trung ƣơng có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm Thẩm phán đối với ngƣời (hoặc những ngƣời) đã đƣợc tuyển chọn cùng 01 bộ hồ sơ chính của ngƣời (hoặc những ngƣời) đã đƣợc tuyển chọn, biên bản phiên họp của Hội đồng cho Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao để trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định bổ nhiệm. Kèm theo các tài liệu này mỗi ngƣời đã đƣợc
tuyển chọn phải có hai ảnh (3 x 4) để cấp Giấy chứng minh Thẩm phán (nếu đƣợc bổ nhiệm).
Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa án quân sự Trung ƣơng có trách nhiệm thông báo kết quả về việc bổ nhiệm Thẩm phán đối với ngƣời (hoặc những ngƣời) đã đƣợc Hội đồng tuyển chọn và đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán trong phiên họp gần nhất của Hội đồng, kể từ ngày nhận đƣợc quyết định hoặc thông báo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Nhiệm kỳ của Thẩm phán là 5 năm, kể từ ngày đƣợc bổ nhiệm(13)
v Thủ tục miễn nhiệm và cách chức Thẩm phán
Theo Điều 29 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân 2002 thì
Thẩm phán đƣợc miễn nhiệm trong các trƣờng hợp sau:
- Thẩm phán đƣơng nhiên đƣợc miễn nhiệm chức danh Thẩm phán khi nghỉ
hƣu.
- Thẩm phán có thể đƣợc miễn nhiệm chức danh Thẩm phán do sức khoẻ, do
hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể bảo đảm hoàn thành
nhiệm vụ đƣợc giao.
Cũng theo Điều 30 Pháp lệnh trên thì Thẩm phán sẽ bị cách chức trong các trƣờng hợp sau đây:
- Thẩm phán đƣơng nhiên bị mất chức danh Thẩm phán khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
- Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, Thẩm phán có thể bị cách chức chức danh
Thẩm phán khi thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây:
+ Vi phạm trong công tác xét xử, giải quyết những việc thuộc thẩm quyền của
Tòa án;
+ Vi phạm quy định tại Điều 15 của Pháp lệnh này (những việc mà Thẩm phán không đƣợc làm nhƣ đã liệt kê trong phần tiêu chuẩn Thẩm phán);
+ Bị kỷ luật bằng hình thức cách chức chức vụ quản lý đang đảm nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
+ Vi phạm về phẩm chất đạo đức;
+ Có hành vi vi phạm pháp luật khác.
Việc xem xét, đề nghị miễn nhiệm, cách chức chức danh Thẩm phán cũng tƣơng tự nhƣ việc xem xét, đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán. Nghĩa là để thực hiện việc miễn nhiệm hoặc cách chức chức danh Thẩm phán cũng phải
thông qua Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán.
(13) Điều 24 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân 2002
· Trình tự xem xét đề nghị miễn nhiệm hoặc cách chức chức danh Thẩm phán được thực hiện như sau(14):
- Chủ tịch Hội đồng khai mạc phiên họp;
- Hội đồng cử Thƣ ký phiên họp;
- Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa án quân sự Trung ƣơng (Chánh án Tòa án quân sự Trung ƣơng có thể ủy quyền cho Phó Chánh án Tòa án quân sự Trung ƣơng) báo cáo với Hội đồng về hồ sơ đề nghị miễn nhiệm chức danh Thẩm phán hoặc cách chức chức danh Thẩm phán;
- Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa án quân sự Trung ƣơng trình bày ý kiến đề nghị miễn nhiệm chức danh Thẩm phán hoặc cách chức chức danh Thẩm phán;
- Các thành viên Hội đồng căn cứ vào quy định của Pháp lệnh và hồ sơ đề nghị miễn nhiệm chức danh Thẩm phán hoặc cách chức chức danh Thẩm phán để thảo luận, trao đổi về việc miễn nhiệm chức danh Thẩm phán hoặc cách chức chức danh Thẩm phán
- Chủ tịch Hội đồng kết luận và các thành viên Hội đồng có mặt biểu quyết công khai bằng hình thức giơ tay;
- Hội đồng giao cho Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa án quân sự Trung ƣơng làm văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định miễn nhiệm chức danh Thẩm phán hoặc cách chức chức danh Thẩm phán và trình Chủ tịch Hội đồng ký.
Việc báo cáo với Hội đồng về hồ sơ đề nghị miễn nhiệm chức danh Thẩm phán hoặc cách chức chức danh Thẩm phán; việc đề nghị giải trình, xác minh những vấn đề chƣa rõ; việc bổ sung hồ sơ và bảo quản hồ sơ; việc đóng dấu văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao miễn nhiệm chức danh Thẩm phán hoặc cách chức chức danh Thẩm phán đƣợc thực hiện tƣơng tự nhƣ việc tuyển chọn và đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán.
Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa án quân sự Trung ƣơng
có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao miễn nhiệm chức danh Thẩm phán hoặc cách chức chức danh Thẩm phán cùng hồ sơ chính, biên bản phiên họp của Hội đồng cho Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao để
(14) Các Điều 14,15,16,17 Quy chế làm việc của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán (Ban hành kèm theo Quyết định số 46/2003/QĐ-TCCB ngày 02 tháng 4 năm 2003 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao). Còn việc chuẩn bị hồ sơ đề nghị miễn nhiệm hoặc cách chức chức danh Thẩm phán đƣợc thực hiện theo quy định tại phần IV Thông tƣ liên tịch số 01/2003/TTLT-TANDTC-BQP-BNV-UBTWMTTQVN hƣớng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân
trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định miễn nhiệm chức danh
Thẩm phán hoặc cách chức chức danh Thẩm phán.
Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa án quân sự Trung ƣơng có trách nhiệm thông báo kết quả về việc miễn nhiệm chức danh Thẩm phán hoặc cách chức chức danh Thẩm phán đối với Thẩm phán mà Hội đồng đã xem xét và đề nghị miễn nhiệm chức danh Thẩm phán hoặc cách chức chức danh Thẩm phán trong phiên họp gần nhất của Hội đồng, kể từ ngày nhận đƣợc quyết định hoặc thông báo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
2.1.4. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán
Thẩm phán làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án nơi mình công tác hoặc Tòa án nơi mình đƣợc biệt phái đến làm nhiệm vụ có thời hạn (Điều 11 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân 2002). Thẩm phán thực hiện xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, kinh doanh thƣơng mại, hành chính; Giải quyết những việc khác nhƣ: quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, ra quyết định thi hành án hình sự, hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, ra quyết định miễn chấp hành hình phạt hoặc giảm mức hình phạt đã tuyên, ra quyết định xóa án tích, tuyên bố một ngƣời mất năng lực hành vi dân sự, tuyên bố một ngƣời mất tích hoặc đã chết,…Đồng thời, Thẩm phán đƣợc phép thực hiện tất cả các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định kể từ khi nhận đƣợc sự phân công của Chánh án Tòa án. Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự, Thẩm phán có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: “Nghiên
cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên Tòa; Tham gia xét xử các vụ án hình sự ; Tiến hành các hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử; Tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án; Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật này; Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung; Quyết định đưa vụ án ra xét xử; Quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; Quyết định triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa; Quyền cấp, thu hồi giấy
chứng nhận người bào chữa”. Khi đƣợc phân công xét xử các vụ án dân sự và giải
quyết các việc dân sự, Thẩm phán có những nhiệm vụ, quyền hạn: “Tiến hành lập hồ sơ vụ án; Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; Quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự; Tiến hành hòa giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật này; ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự; Quyết định đưa vụ án dân sự ra xét xử, đưa việc dân sự ra giải quyết; Quyết định triệu tập những người tham
gia phiên tòa; Tham gia xét xử các vụ án dân sự, giải quyết việc dân sự; Tiến hành các hoạt động tố tụng khác khi giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này”(Điều 41 Bộ luật tố tụng dân sự 2004).
Để tạo sự vô tƣ, khách quan, tránh những ảnh hƣởng tiêu cực từ bên ngoài thì
“Thẩm phán phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi trong các trường hợp do pháp luật tố tụng quy định”(Điều 16 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân 2002). Thông thƣờng các trƣờng hợp này là: Họ đồng thời là đƣơng sự, ngƣời đại diện, ngƣời thân thích của đƣơng sự, ngƣời bị hại, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, là ngƣời đại diện hợp pháp, ngƣời thân thích của những ngƣời đó hoặc của bị can, bị cáo; Họ đã tham gia với tƣ cách ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự, ngƣời bào chữa ngƣời làm chứng, ngƣời giám định, ngƣời phiên dịch trong cùng vụ án đó; Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tƣ trong khi làm nhiệm vụ; Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là ngƣời thân thích với nhau; Họ đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ án đó, trừ trƣờng hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Uỷ ban Thẩm phán Tòa án cấp tỉnh thì vẫn đƣợc tham gia xét xử nhiều lần cùng một vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm; Họ đã là ngƣời tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tƣ cách là Kiểm sát viên, Thƣ ký Tòa án. Thế nhƣng, nếu không có lý do chính đáng thì Thẩm phán bắt buộc phải tham gia, không đƣợc từ chối khi đƣợc phân công giải quyết vụ án hoặc vụ việc dân sự.
Để thực hiện vai trò của mình, đòi hỏi ngƣời Thẩm phán phải luôn tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, phải giữ bí mật nhà nƣớc và bí mật công tác theo quy định của pháp luật, có trách nhiệm học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ Tòa án, phải tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân (Điều 7, Khoản 1
Điều 10, Điều 14 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân 2002). Đồng
thời, Thẩm phán phải gƣơng mẫu trong việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật, có cuộc sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng, tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật (Điều 13 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân
2002). Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thẩm phán có quyền liên hệ với cơ quan nhà nƣớc, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình các cơ quan, tổ chức và công dân có trách nhiệm tạo điều kiện để Thẩm phán, Hội thẩm làm nhiệm vụ (Khoản 2 Điều
10 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân 2002). Thẩm phán có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thi hành những quyết định có liên quan đến việc
giải quyết vụ án hoặc những việc khác theo quy định của pháp luật (Điều 12 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân 2002).
Do Thẩm phán là cán bộ, công chức nhà nƣớc nên Thẩm phán phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật (Điều 6 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân 2002). Điều 295 Bộ Luật hình sự 1999 đã quy định những chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với Thẩm phán vi phạm pháp luật trong hoạt động tƣ pháp: “Thẩm phán nào ra bản án mà mình biết rõ là trái pháp luật, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm; Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù
từ ba năm đến mười năm; Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm; Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm”. Pháp luật còn quy định:
“Thẩm phán trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà gây thiệt hại thì
Tòa án nơi Thẩm phán đó thực hiện nhiệm vụ xét xử phải có trách nhiệm bồi thường và Thẩm phán đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho Tòa án theo quy định của pháp luật” (Điều 8 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân 2002).
Để cụ thể hóa quy định trên, ngày 13/3/2003 Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội ban
hành Nghị quyết số 388 về bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời bị oan sai do ngƣời có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra. Nghị quyết thực sự là một bƣớc đột phá quan trọng trong việc khắc phục những hậu quả oan sai do cơ quan tiến hành tố tụng gây ra. Điều 16 Nghị quyết 388 quy định: “Người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây oan do lỗi của mình trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự có nghĩa vụ hoàn trả theo quy định của pháp luật”. Điều này có nghĩa là Thẩm phán phải có nghĩa vụ hoàn trả (số tiền mà Tòa án đã bồi thƣờng oan sai) trong việc thực hiện nhiệm vụ xét xử của mình.
Thẩm phán là ngƣời nhân danh Tòa án thực hiện chức năng xét xử, ngƣời đại
diện cho sự uy nghiêm tại phiên tòa. Do đó, Thẩm phán phải đƣợc hƣởng những chế độ đãi ngộ cao hơn những cán bộ, công chức thông thƣờng. Tại Điều 17 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân 2002 đã quy định: “Thẩm phán có thang bậc lương riêng, được hưởng phụ cấp trách nhiệm và các phụ cấp khác do pháp luật
quy định; Thẩm phán khi đi làm nhiệm vụ được miễn phí cầu, phà, đường theo quy định của pháp luật”. Ngoài ra, Thẩm phán còn đƣợc “cấp trang phục, Giấy chứng minh Thẩm phán để làm nhiệm vụ” (Điều 18 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân 2002). Theo quy định tại Thông tƣ liên tịch số 04/2005/TTLT/TANDTC- BNV-BT ngày 6/10/2005 (hƣớng dẫn thi hành Quyết định số 171/2005/QĐ-TTg ngày
08/7/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ quy định về chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với Thẩm phán, Thƣ ký Tòa án và Thẩm tra viên ngành Tòa án) thì Thẩm phán đƣợc hƣởng phụ cấp trách nhiệm và các phụ cấp khác nhƣ sau:
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đƣợc hƣởng phụ cấp trách nhiệm bằng 20% mức lƣơng hiện hƣởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vƣợt khung (nếu có).
- Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng đƣợc hƣởng phụ cấp trách nhiệm bằng 25% mức lƣơng hiện hƣởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vƣợt khung (nếu có).
- Thẩm phán Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đƣợc hƣởng phụ cấp trách nhiệm bằng 30% mức lƣơng hiện hƣởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vƣợt khung (nếu có).
Mặt khác, theo Thông tƣ liên tịch số 01/2007/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BNV-BTC-BCA-BQP-BTP ngày 31/01/2007 (hƣớng dẫn thƣc hiện Quyết định số
241/2006/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2006 của Thủ tƣớng Chính phủ quy định về chế độ bồi dƣỡng phiên tòa) thì Thẩm phán còn đƣợc hƣởng mức bồi dƣỡng phiên tòa trong một ngày xét xử nhƣ sau:
- Mức bồi dƣỡng 50.000 đồng (năm mƣơi nghìn đồng) áp dụng đối với Thẩm
phán chủ tọa phiên tòa;
- Mức bồi dƣỡng 30.000 đồng (ba mƣơi nghìn đồng) áp dụng đối với Thẩm
phán, Kiểm sát viên tiến hành tố tụng tại phiên tòa;
- Trƣờng hợp trong một ngày Thẩm phán xét xử nhiều vụ án, trong đó vừa là Thẩm phán chủ tọa phiên tòa vừa là Thẩm phán tham gia phiên tòa thì đƣợc hƣởng một lần mức bồi dƣỡng quy định đối với Thẩm phán chủ tọa phiên tòa là 50.000 đồng (năm mƣơi nghìn đồng).
Ngày xét xử quy định tại Thông tƣ này đƣợc chia làm 2 buổi. Trƣờng hợp xét xử một buổi thì mức hƣởng bằng một nửa (1/2) mức bồi dƣỡng quy định cho 1 ngày.
2.2. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỘI THẨM NHÂN DÂN
2.2.1. Khái niệm Hội thẩm nhân dân
Nhƣ chúng ta đều biết, một trong những biểu hiện dân chủ của nền tƣ pháp kiểu mới là có đại diện nhân dân tham gia vào việc xét xử của Tòa án. Lênin đã từng khẳng định sau khi giai cấp vô sản giành đƣợc chính quyền: “Chúng ta phải tự mình xét xử, toàn thể công dân không trừ một ai đều phải tham gia xét xử và quản lý đất nước”. Ở nƣớc ta, nguyên tắc “việc xét xử của Tòa án có Hội thẩm nhân dân tham gia” và “khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” đã đƣợc
ghi nhận qua các bản Hiến pháp năm1946, 1959, 1980 và tiếp tục đƣợc khẳng định tại Điều 129, Điều 130 Hiến pháp năm 1992. Nhƣ vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì Hội thẩm nhân dân là ai?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân 2002 thì Hội thẩm nhân dân là: “Người được bầu theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án”. Cũng theo Khoản 2 Điều 2 Pháp lệnh trên thì Hội thẩm nhân dân ở nƣớc ta gồm có: Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng; Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Qua thực tế tham gia xét xử ở các Tòa án nhân dân, các Hội thẩm nhân dân đã góp phần quan trọng trong công tác xét xử, thực hiện việc xét xử đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật.
2.2.2. Vị trí, vai trò của Hội thẩm nhân dân
Chế định Hội thẩm thể hiện tƣ tƣởng “lấy dân làm gốc”, bảo đảm nguyên tắc thực hiện quyền lực của nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án. Bằng sự tham gia của mình vào Hội đồng xét xử, Hội thẩm nhân dân thực hiện quyền lực tƣ pháp, đại diện cho nhân dân tham gia một cách có hiệu quả vào công tác pháp lý nhà nƣớc nói chung, hoạt động của Tòa án nói riêng. Pháp luật nƣớc ta đã quy định chế định Hội thẩm nhân dân để nhân dân có thể trực tiếp tham gia hoạt động xét xử của Tòa án, đồng thời thông qua Hội thẩm nhân dân để kiểm tra hoạt động đó. Hội thẩm nhân dân tham gia trực tiếp trong hoạt động xét xử và cùng với Thẩm phán ra những quyết định, bản án đúng pháp luật, hợp tình, hợp lý. Muốn đƣa ra đƣợc phán quyết, giải quyết các tranh chấp đúng pháp luật, công bằng, xử phạt đúng ngƣời, đúng tội, đƣợc quần chúng nhân dân ủng hộ, thì ngƣời làm nhiệm vụ xét xử phải có tâm trong sáng, có tầm nhìn, có bản lĩnh, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Hội đồng xét xử phải có kiến thức chuyên ngành, kiến thức thực tiễn đời thƣờng, có đạo đức và kinh nghiệm hoạt động xã hội. Pháp luật quy định có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân trong Hội đồng xét xử là một sự bổ sung cần thiết cho các lĩnh vực đó.
Hội thẩm nhân dân có đời sống chung trong cộng đồng, trong tập thể lao động,
nên Hội thẩm nhân dân hiểu sâu hơn tâm tƣ nguyện vọng của quần chúng, nắm bắt đƣợc dƣ luận quần chúng nhân dân. Khi đƣợc bầu làm Hội thẩm nhân dân, họ không tách khỏi hoạt động lao động sản xuất ở cơ quan, đơn vị, cơ sở của mình. Với vốn hiểu biết thực tế, kinh nghiệm trong cuộc sống, với sự hiểu biết về phong tục, tập quán ở địa phƣơng, Hội thẩm nhân dân sẽ bổ sung cho Thẩm phán những kiến thức xã hội cần thiết trong quá trình xét xử để có đƣợc một phán quyết của Tòa án đúng pháp luật, đƣợc xã hội đồng tình. Mặt khác, kinh nghiệm thực tế cho thấy những ngƣời đƣợc bầu
làm Hội thẩm nhân dân là những ngƣời có uy tín trong xã hội và đƣợc quần chúng nhân dân tín nhiệm. Họ thƣờng là những ngƣời có lối sống gƣơng mẫu, có phẩm chất đạo đức tốt và là tấm gƣơng trong lao động, công tác. Nhờ sự tham gia xét xử của Hôi thẩm nhân dân nên uy tín của cơ quan xét xử ngày càng đƣợc nâng cao và đƣợc nhân dân tín nhiệm, ủng hộ.
Vai trò của Hội thẩm nhân dân không chỉ dừng lại ở việc tham gia hoạt động xét
xử và đƣa ra phán quyết đúng pháp luật mà còn có ý nghĩa to lớn trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Dƣ luận công chúng luôn luôn ủng hộ những quyết định đúng đắn của Tòa án nhân dân. Bằng vai trò cá nhân, Hội thẩm nhân dân đóng góp nhất định trong việc giữ gìn tình làng nghĩa xóm, ổn định xã hội, phòng chống tội phạm.
2.2.3. Tuyển chọn Hội thẩm nhân dân
2.2.3.1. Tiêu chuẩn Hội thẩm nhân dân
Cũng tƣơng tự nhƣ Thẩm phán, một ngƣời muốn đƣợc bầu làm Hội thẩm nhân dân thì họ cũng phải hội đủ những tiêu chuẩn nghiêm ngặt mà pháp luật đã quy định. Theo Khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân 2002, một ngƣời để đƣợc bầu làm Hội thẩm nhân dân thì phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sau: “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có kiến thức
pháp lý, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, kiên quyết đấu tranh bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bầu làm Hội thẩm nhân dân”.
Hội thẩm nhân dân phải là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến
pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, kiên quyết đấu tranh bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì những tiêu chuẩn này đƣợc giải thích cụ thể nhƣ sau(15):
- Không có bất kỳ hành vi nào gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, nền quốc phòng toàn dân, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật, các chủ trƣơng của Đảng và chính sách của Nhà nƣớc, có cuộc sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc sinh hoạt
cộng đồng;
(15) Khoản 1 Điều 7 Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội thẩm Tòa á
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số vấn đề về thẩm phán và hội thẩm nhân dân.doc